GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 1/6/2007

TUẦN 8 THƯỜNG NIÊN

 

?   Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 30/5/2007 – Bài Giáo Lý 39 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới giáo phụ Tertullian

?  ĐTGM Celestino Migliore Đại Diện Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc Nữu Ước Hoa Kỳ với Khóa Họp 61 của Tổng Hội Đồng LHQ, ngày 22/5/2007 về thành quả việc áp dụng bản tuyên ngôn quyết tâm đối với Hội Chứng Liệt Kháng và Vi Khuẩn Liệt Kháng của khóa họp đặc biệt thứ 26.

?  Thánh Tâm Chúa Giêsu - Ân Tình Thánh Tuyệt Vời

 

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 30/5/2007 – Bài Giáo Lý 39 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới giáo phụ Tertullian

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Qua buổi giáo lý hôm nay, chúng ta trở về với loạt bài chúng ta đã ngưng lại cho chuyến tông du Ba Tây, và chúng ta tiếp tục nói về những nhân vật đặc biệt của Giáo Hội cổ thời: Các vị là thành phần bậc thày đức tin đối với chúng ta thậm chí cho tới ngày nay và là những chứng nhân về một thực tại trường tồn của đức tin Kitô Giáo.

 

Hôm nay, chúng ta nói về một người Phi Châu, đó là Tertullian, vị mà vào cuối thế kỷ thứ hai và đầu thế kỷ thứ ba đã mở màn cho văn chương Kitô giáo bằng tiếng Latinh. Nhờ ông, chúng ta thấy được khởi điểm của thần học về ngôn ngữ ấy.

 

Công cuộc của ngài đã mang lại những hoa trái quan trọng, và không thể nào thứ tha được nếu hạ giá những hoa trái ấy. Ảnh huởng của ngài đã diễn tiến ở nhiều lãnh vực: về ngôn ngữ học và về việc phục hồi văn hóa cổ điển, và việc làm nổi bật một thứ “hồn sống Kitô Giáo” chung trên thế giới cùng với việc hình thành những dự án mới cho vấn đề cùng nhau chung sống.

 

Chúng ta không biết đích xác ngày sinh hay tử của ông. Chúng ta biết rằng ngài xuất thân từ Carthage, ngài đã sống gần cuối thế kỷ thứ hai, và từ cha mẹ và những bậc thày ngoại đạo của mình, ông đã được giáo dục vững chắc về tu từ học, triết học, luật pháp và lịch sử. Ông đã trở lại Kitô Giáo, khi dường như  được thu hút bởi gương sáng của các vị tử đạo Kitô Giáo.

 

Ông đã bắt đầu xuất bản những bản văn nổi tiếng nhất của mình vào năm 197. Thế nhưng, vì nhiều vấn đề nghiên cứu quá cá nhân về sự thật cùng với tính khí bất nhẫn của mình – ông là một con người nghiêm ngặt – ông đã dần dần lìa xa mối hiệp thông với Giáo Hội và gia nhập giáo phái Montanism. Thế nhưng, tính chất khởi nguyên nơi tư tưởng của mình cùng với hiệu năng sắc bén về ngôn ngữ đã chiếm được cho ông một vị thế cao cả nơi văn chương cổ điển Kitô Giáo. 

 

Đáng chú ý nhất là những bản văn về hộ giáo của ông. Chúng cho thấy hai ý hướng chính: ý hướng bẻ lại những tố cáo nặng nề là thành phần dân ngoại bấy giờ đang làm tổn thương tới thứ tôn giáo mới này, và ý hướng có tính cách truyền giáo hơn trong việc truyền đạt sứ điệp Phúc Âm bằng việc đối thoại với văn hóa vào thời bấy giờ.

 

Tác phẩm thời danh nhất của ông là cuốn “Apologeticus” đã bài bác những hành động bất công của thành phẩn thẩm quyền về chính trị đối với Giáo Hội. Ông đã giải thích và bênh vực các giáo huấn và tục lệ của Kitô hữu; ngài liệt kê những sự khác biệt giữa tôn giáo mới này với những trường phái triết học chính của thời đó; ông cho thấy sự hiển thắng của Thần Linh là Đấng chôn vùi bạo lực của các kẻ bách hại bằng máu đổ, khổ đau và đức nhẫn nại của các vị tử đạo. Ông viết: “Như nó thực sự được tinh luyện,  việc hung ác của các người chẳng đạt được mục đích gì hết, trái lại, đối với cộng đồng của chúng tôi thì nó là một lời mời gọi. Chúng tôi gia tăng mỗi lần có một người nào trong chúng tôi bị cắt hái: Máu của Kitô hữu là một hạt giống vậy” ("Apologeticus" 50:13).

 

Việc tử đạo và nỗi khổ đau vì chân lý là những gì cuối cùng vinh thắng và hiệu năng hơn là sự hung ác và bạo lực của các chế độ chuyên chế độc tài.

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 30/5/2007

 

 TOP

 

? ĐTGM Celestino Migliore Đại Diện Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc Nữu Ước Hoa Kỳ với Khóa Họp 61 của Tổng Hội Đồng LHQ, ngày 22/5/2007 về thành quả việc áp dụng bản tuyên ngôn quyết tâm đối với Hội Chứng Liệt Kháng và Vi Khuẩn Liệt Kháng của khóa họp đặc biệt thứ 26.

 

Thưa Bà Chủ Hội,

 

Đại biểu tôi xin cám ơn bà về việc triệu tập cuộc họp tường trình tiến triển quan trọng này để các quốc gia có thể chia sẻ những gì họ đã thực hiện trong việc tiến tới mục tiêu của vấn đề khả đạt phổ quát những chương trình ngăn ngừa Vi Khuẩn Liệt Kháng, việc trị liệu, chăm sóc và nâng đỡ vào năm 2010. Những thẩm định chân thành và quyết tâm của họ trong vấn đề cùng nhau làm việc chắc chắn là một biến chuyến đúng hướng đối với việc chăm sóc tất cả những ai bị lây nhiễm Vi Khuẩn Liệt Kháng hay Hội Chứng Liệt Kháng.

 

Bản tường trình chi tiết và toàn diện của vị tổng thư ký đã liệt kê các thứ thách đố lớn lao nhất, đó là việc chăm sóc cho 39.5 triệu người hiện đang sống với Vi Khuẩn Liệt Kháng; việc giảm bớt con số người hằng năm bị chết vị Hội Chứng Liệt Kháng mà vào năm 2006 đã lên tới 2.9; việc ngăn ngừa những thứ lây lan mới đang xẩy ra vào khoảng 4 triệu người mỗi năm; và đặc biệt chú trọng tới giới trẻ là thành phần được tính chiếm tới 40% số bị lây lan trong năm vừa qua.

 

Cho dù con số nói lên sự kiện nhưng vẫn không nắm bắt được trọn tất cả sự thật. Sự kiện chỉ có 2 triệu trong số 7.1 triệu người cần đến những kháng dược nhận được thứ thuốc này cho thấy một tỉ lệ đáng buồn. Việc xác định số lượng các nguồn lợi cần phải có trên thế giới được cho rằng ở vào khoảng 18 tỉ cho năm 2007 và 22 tỉ cho năm 2008 đối với các quốc gia có lợi tức thấp hay hạng trung đối với vấn đề Vi Khuẩn Liệt Kháng.

 

Những con số bề ngoài có vẻ lớn lao này thực ra chỉ cung cấp cho mỗi đầu người từ 3 tới 4 Mỹ kim trên trái đất này thôi. Tổng cộng lại thì những con số có vẻ khổng lồ đoấy, thế nhưng nếu xét đến bối cảnh thích hợp của chúng, từng người một, thì chúng chỉ là một phần nhỏ của những gì chúng ta, với tư cách là một cộng đồng thế giới, có thể làm và cần phải làm. Tất cả chúng ta cần phải rõ ràng gia tăng nỗ lực của chúng ta.

 

Đó là lý do tại sao, về phần mình, Tòa Thánh chiếm lấy cơ hội này để tái khẳng định việc dấn thân của mình trong vấn đề gia tăng việc đáp ứng với chứng bệnh ấy, qua việc liên tục hỗ trợ đối với một hệ thống toàn cầu của 1.600 bệnh viện, 6 ngàn y viện và 12 ngàn khởi động có tính chất bác ái và xã hội nơi các quốc gia đang phát triển.

 

Thưa bà chủ hội, bản tường trình của vị tổng thư ký có đề ra năm đề nghị, và gia hạn về thời gian, đại biểu tôi xin vắn tắt đề cập tới 2 trong 5 điều đề nghị ấy.

 

Trước hết, dưới nhan đề “Nhận Thức được dịch bệnh của mình và gia tăng việc ngăn ngừa Vi Khẩn Liệt Kháng”, đại biểu tôi tin rằng việc cung cấp tín liệu và cơ hội giáo dục vấn đề tôn trọng các thứ giá trị có tính cách tự nhiên là những gì thiết yếu cả nơi việc phát triển về sự tiến bộ của khoa học cũng như đối với việc ngăn ngừa cá nhân. Không có thể nào chữa mình là 25 năm xẩy ra dịch bệnh này mà tất cả mọi người ở tất cả mọi quốc gia vẫn chưa có tín liệu lành mạnh, chính xác và khả tín để hiểu biết và sống an toàn hơn.

 

Sau nữa, dưới tiêu đề “Tường trình tiến bộ về những quyết tâm của quốc tế”, nó như thể là, nơi ngôi nhà đây, chúng ta thường nói tới tính chất thanh liêm và hợp tác liên quan tới những quyết tâm riêng hợp của chúng ta. Đại biểu tôi khuyến khích tất cả mọi quốc gia hãy tỏ ra sẵn sàng hơn nữa trong việc cung cấp các con số chính xác cho vấn đề kiểm tra và thẩm định, dù có khó khăn chăng nữa. Kiến thức thực sự đối với chỗ đứng của cộng đồng thế giới về vấn đề này sẽ giúp chúng ta nhiều khi chúng ta nỗ lực để giải quyết tất cả mọi vấn đề liên quan tới Hội Chứng Liệt Kháng hay Vi Khuẩn Liệt Kháng cũng như việc chăm sóc cho tất cả mọi người.

 

Xin cám ơn Bà Chủ Hội

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 22/5/2007

 

TOP

 

 

? Thánh Tâm Chúa Giêsu - Ân Tình Thánh Tuyệt Vời

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

   

M

ỗi lần nghĩ đến Thánh Tâm Chúa Giêsu là tôi hết sức nghẹn ngào cảm động, đến nỗi, đúng như một câu đáp ca Thánh Vịnh đã diễn tả: “Lưỡi tôi dính vào cuống họng” (Ps 137:6). Bởi khi nghĩ đến Thánh Tâm Chúa tôi thường cảm nhận sâu xa những điều sau đây:

 

Thứ nhất, Thiên Chúa không phải chỉ là một Thần Linh Toàn Năng mà còn là một Người Cha Toàn Thiện nữa. Nếu trong thời Cựu Ước, Ngài đã tỏ ra Ngài là một Vị Thiên Chúa Chân Thật Duy Nhất Toàn Năng thế nào thì trong thời Tân Ước Ngài cũng đã tỏ ra Ngài là vị Thiên Chúa Ba Ngôi Toàn Thiện như vậy. Ngài Toàn Thiện ở chỗ yêu thương con người. Ngài yêu thương con người ở chỗ muốn cho họ được Hiệp Thông Thần Linh với Ngài, được sống chính Sự Sống Thần Linh vô cùng trọn hảo và viên mãn của Ngài. Để con người được Hiệp Thông Thần Linh với Ngài, Ngài chẳng những đã tỏ mình ra cho họ qua Lời Nhập Thể là Con Một của Ngài, mà còn, ngay trong chính khi tỏ mình ra cho họ nơi Con Người Giêsu Kitô Thiên Sai của mình, Ngài đã ban Thánh Thần của Ngài cho họ nữa, để đúng như lời Chúa Giêsu đã mạc khải ở Lời Nguyện Hiến Tế kết Bữa Tiệc Ly “như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha, để họ cũng được hiệp nhất trong Chúng Ta” (Jn 17:21-22). Mối Hiệp Thông Thần Linh này đã được hiện thực một cách cụ thể ngay trên trần gian này nơi Bí Tích Thánh Thể, một Bảo Chứng Hiệp Thông Vĩnh Hằng.

 

Thứ Hai, Thiên Chúa Toàn Thiện chẳng những tỏ mình ra cho chung con người qua biến cố Lời Nhập Thể và Vượt Qua, cũng như ban Thánh Thần của Ngài cho chung Giáo Hội qua biến cố Thánh Thần Hiện Xuống vào Ngày Lễ Ngũ Tuần, mà còn tiếp tục tỏ mình ra với mỗi một con người, trong đó có tôi, như con chiên lạc thứ 100 của Ngài (x Lk 15:4), một ngôi vị con người đã được Ngài biết trước khi tôi xuất hiện trong lòng thai mẫu (x Jer 1:5). Nghĩa là Ngài tiếp tục tỏ mình ra và thông mình ra cho tôi, cho mỗi một người chúng ta, bằng cách làm cho chúng ta được nhận biết Ngài hơn như Chúa Kitô nhận biết Ngài, cũng như được hiệp thông với Ngài hơn bằng Thánh Thần của Ngài. Đó là lý do tôi cảm thấy vô cùng xúc động và thấm thía khi đọc đến những lời mạc khải tư sau đây của Chúa Giêsu với nữ giáo dân Magarita trong Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu của Người. Vì tôi thấy những lời ấy chẳng những hợp với cảm nghiệm sống đạo thực tế của tôi mà còn hoàn toàn hợp với tinh thần Phúc Âm nữa.

 

Lời mạc khải tư thứ nhất về tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa đó là: “Thời giờ con sống trong những khoái lạc hão huyền là thời giờ Cha đợi chờ con” (ngày 11-7-1967). Ôi, thật là chí lý. Thật là cảm kích. Trong khi tôi sống trong tội lỗi, đang tìm kiếm những sự giả trá mau qua một cách mù tối, thì Thiên Chúa là Cha tôi ở trên trời vẫn đợi chờ tôi. Đó là hình ảnh một vị Thiên Chúa Nhập Thể đang ngồi ở bờ giếng Giacóp vào buổi trưa nóng bức để chờ đợi và gặp cho bằng được người nữ Samaritanô ngoại lai tội lỗi sống với 6 người chồng, một con người cảm thấy mình tội lỗi chỉ dám ra giếng kín nước vào lúc vắng người nhất nhưng có ngờ đâu lại là lúc Thiên Chúa đang ngồi chờ gặp chị (x Jn 4:6-7).

 

Lời mạc khải tư thứ hai về tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa đó là: “Trong con mắt của Cha, một tội nhân tìm kiếm Cha thì không còn là một tội nhân nữa, mà là một linh hồn bị thương đang trên đường tìm về Ánh Sáng và Chân Lý” (ngày 21-1-1969). Ôi, Cha trên trời luôn sẵn sàng tha thứ cho tội nhân chúng ta trước khi chúng ta ngỏ lời xin Ngài tha thứ nữa kìa. Bởi thế, điều Ngài làm đau lòng nhất và tội phạm đến Ngài nhất không phải là tội sát nhân, loạn luân, trộm cướp v.v. mà là thái độ không tin tưởng vào lòng thương xót vô cùng nhân hậu của Ngài, tức là tội phạm đến Thánh Linh, một tội không thể tha thứ cả ở đời này lẫn đời sau. Không phải hay sao, trong thời gian đứa con thứ đang phung phá gia tài ân sủng được Cha chia cho, thì Ngài chẳng những đợi chờ nó, mà còn trông ngóng nó về, đến nỗi, vừa trông thấy bóng nó xuất hiện từ đằng xa, nghĩa là nó chưa thấy Cha nó, thì chính ông đã tự động chạy lại với nó, đón nó, ôm choàng lấy nó mà hôn lấy hôn để rồi (x Lk 15:20). Chứ không cần phải đợi nó bước chân vào đến nhà và quì xuống van lạy ông mới tha cho nó, thậm chí bị ông chửi cho một trận rồi mới chịu tha, như thường xẩy ra nơi người cha trần gian hay sao?

 

Lời mạc khải tư thứ ba về tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa đó là: “Một Thiên Chúa báo oán chỉ là một Người Cha tội nghiệp khi phải trừng phạt con cái mình để buộc chúng phải hồi tâm nghĩ lại” (ngày 19-12-1973). Ôi, tội nghiệp Cha tôi, vì mỗi khi con người tội lỗi gặp khổ đau là hậu quả xẩy ra cho họ bởi tội lỗi do chính họ gây ra, họ chẳng những không thức tỉnh mà còn lao đầu thêm vào tội lỗi, phạm thêm tội lỗi, ở chỗ than trách trời cao không có mắt. Tất cả mọi đau khổ trên đời này thật sự không phải trực tiếp từ Thiên Chúa mà đến. Thiên Chúa Toàn Thiện không bao giờ lại dựng lên sự dữ, như đau khổ và chết chóc. Thế nhưng, Ngài Toàn Thiện và Toàn Năng ở chỗ Ngài đã dùng chính những hậu quả bởi tội lỗi loài người này để cứu chuộc họ, để làm cho họ nhận biết bản thân yếu đuối của họ mà tin tưởng Ngài hơn. Đó là lý do, cho dù vô cùng toàn năng và khôn ngoan thượng trí, Ngài đã không dùng cách nào khác để cứu chuộc con người, ngoài Thập Giá Chúa Kitô. Đúng thế, nếu người đàn bà ngoại tình không bị Thiên Chúa công minh trừng phạt bằng sự kiện chị bị bắt quả tang đang làm việc tồi bại trước mắt thế gian và phản luật Moisen cũng là luật Chúa, thì chị đâu có dịp được trực diện với Chúa Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa là Tình Yêu ở giữa loài người, và nhờ đó, chị đã cảm nhận được Người xót thương nhân hậu là chừng nào để có thể nhận biết mình mà trở về với Người bằng cuộc sống tốt lành hơn (x Jn 8:3-4, 10-11).

 

Lời mạc khải thứ tư về tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa đó là: “Trước khi Cha đến như một Vị Quan Án công minh, thì Cha đến như một Đức Vua của Tình Thương. Trước ngày công thẳng, dân chúng sẽ được thấy một dấu hiệu trên các tầng trời như thế này: Tất cả ánh sáng trên các tầng trời sẽ bị tắt hết, và bóng tối khủng khiếp sẽ bao trùm cả trái đất. Đoạn trên bầu trời sẽ xuất hiện hình bóng cây thánh giá, và từ những kẽ hở của các bàn tay chân bị đóng đanh của Chúa Cứu Thế sẽ phát ra những ánh sáng cả thể chiếu soi mặt đất trong một khoảng thời gian. Điều này sẽ xẩy ra không lâu trước ngày cùng tận”.

 

Riêng lời mạc khải này, Chúa Giêsu đã nói với nữ tu Maria Faustina. Trong lễ phong thánh cho vị thánh nữ được Ngài gọi là vị thánh đầu tiên trong ngàn năm thứ ba này, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã trích ra một câu Chúa Giêsu nói với chị rằng: “Nhân loại sẽ không tìm thấy bình an cho tới khi nó tin tưởng vào lòng thương xót Chúa” (Nhật Ký, p. 132 – Tuần San L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ phát hành ngày 3/5/2000, trang 1). Rất đặc biệt là câu được Đức Thánh Cha trích lại này lại sát liền với câu được trích dẫn trên đây (Divine Mercy in My Soul – Diary St. M. Faustina Kowalska, Marian Press 1987, Bản dịch Anh Ngữ trang 139: câu ĐTC trích ở đoạn 300, còn câu ở đây trích ở đoạn 301). Nếu Đức Thánh Cha là vị Mục Tử Tối Cao của Giáo Hội, tiêu biểu cho Đức Tin Công Giáo, đã tin vào lời mạc khải tư của Chúa Giêsu nói với chị Faustina thì câu được trích dẫn ở đây cũng là những điều chân thật, tức những điều chắc chắn sẽ xẩy ra đúng như Chúa Giêsu báo trước. Nghĩa là, trước khi Thiên Chúa tỏ đức công minh của Ngài ra thì Ngài tỏ lòng thương xót, để sau đó không ai còn oán than Ngài được nữa. Thế nhưng, Ngài đã tỏ lòng thương xót trước khi ra tay công thẳng như thế nào, nếu không phải, trước hết, nhờ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria.

 

Thật vậy, ngày 30/4/2000 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã phong hiển thánh cho chị nữ tu Faustina người Balan, vị tông đồ của Lòng Thương Xót Chúa và cho Lòng Thương Xót Chúa. Và vào tháng sau đó, Giáo Hội đã chính thức thiết lập Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh là Chúa Nhật Lễ Chúa Tình Thương, và Lễ Chúa Tình Thương này đã được Giáo Hội chính thức cử hành lần đầu tiên vào Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh Năm 2001. Chúa Giêsu, vào thời điểm giữa hai Thế Chiến I và II, thật sự đã yêu cầu chị thánh Faustina xin Giáo Hội cho thiết lập Lễ Kính Chúa Tình Thương này vào Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh. Vì bài Phúc Âm của Chúa Nhật này phản ảnh nội dung sứ điệp Người tỏ cho chị thánh biết và qua chị cho thế giới biết, đó là Thiên Chúa yêu thương con người tội lỗi và muốn họ hãy hoàn toàn tin tưởng vào Người. Đúng thế, hơn bao giờ hết, con người ngày nay càng văn minh vật chất càng băng hoại về luân lý và đạo đức. Tất cả những gì được Thiên Chúa thiết lập ngay từ ban đầu là hôn nhân nam nữ và sinh con đẻ cái, thì con người văn minh ngày nay chẳng những phá đổ bằng luật pháp cho phép ly dị và phá thai, mà còn thay thế vào đó, vào những gì được Thiên Chúa thiết lập ngay từ ban đầu ấy những thần tượng, những con bò vàng do họ đúc nên, như luật cho phép hôn nhân đồng tính và tạo sinh sao bản phi tính dục cloning.

 

(còn tiếp)

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ