GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 CHÚA NHẬT 3/6/2007

TUẦN 9 THƯỜNG NIÊN

LỄ CHÚA BA NGÔI

 

?   "Thần học Kitô giáo tóm tắt sự thật về Thiên Chúa bằng câu diễn tả là: một bản thể duy nhất có ba ngôi".

?  FATIMA: YÊU THƯƠNG VÀ PHỤC VỤ

?  "Cha và Con trong Thánh Thần – chủ thể yêu, đối tượng yêu và tình yêu"

 

 

?  "Thần học Kitô giáo tóm tắt sự thật về Thiên Chúa bằng câu diễn tả là: một bản thể duy nhất có ba ngôi".

 

ĐTC Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật Ba Ngôi 22/5/2005

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Hôm nay phụng vụ cử hành lễ trọng Kính Ba Ngôi Chí Thánh để nhấn mạnh rằng trong ánh sáng của mầu nhiệm vượt qua tâm điểm của vũ trụ và của lịch sử đã được hoàn toàn tỏ hiện: đó là chính Thiên Chúa, Tình Yêu hằng hữu và vô cùng. “Thiên Chúa là tình yêu” (1Jn 4:8,16), đó là lời tóm tắt toàn thể mạc khải. Và tình yêu bao giờ cũng là một mầu nhiệm, một thực tại vượt quá trí khôn nhưng không ngược với trí khôn; trái lại, nó còn thăng hóa khả năng của trí khôn nữa. 

 

Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta biết mầu nhiệm về Thiên Chúa. Người, Ngôi Con, đã tỏ chúng ta biết Ngôi Cha là Đấng ở trên trời, và đã ban cho chúng ta Thánh Thần, Tình Yêu của Ngôi Cha và Ngôi Con. Thần học Kitô giáo tóm tắt sự thật về Thiên Chúa bằng câu diễn tả là: một bản thể duy nhất có ba ngôi. Thiên Chúa không đơn độc mà là hiệp thông trọn vẹn. Đó là lý do con người, hình ảnh Thiên Chúa, được nên trọn trong yêu thương là chân thành trao tặng bản thân mình.

 

Chúng ta chiêm ngưỡng mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa bằng việc tham dự một cách cao cả vào Thánh Thể chí thánh, bí tích Mình Máu Chúa Kitô là hiện thực hiến tế cứu chuộc của Người. Bởi thế, hôm nay, lễ Ba Ngôi Chí Thánh, tôi hân hoan gửi lời chào đến thành phần tham dự viên hội nghị Thánh Thể của Giáo Hội Ý được khai mạc từ hôm qua ở Bari. Ở tâm điểm của năm giành kính Thánh Thể này, dân Kitô giáo qui tụ lại quanh Chúa Kitô hiện diện nơi Bí Tích Cựu Thánh là nguồn mạch và là tột đỉnh của đời sống và sứ vụ của mình. Đặc biệt là mỗi giáo xứ được kêu gọi để tái khám phá ra cái vẻ đẹp của Chúa Nhật là ngày của Chúa, ngày mà thành phần môn đệ của Chúa Kitô lập lại nơi Thánh Thể mối hiệp thông với Đấng ban ý nghĩa cho niềm vui và sự kiệt lực của họ mỗi ngày. “Chúng ta không thể sống nếu không có Chúa Nhật””, các Kitô hữu tiên khởi đã tuyên bố như thế, cho dù họ có bị thiệt mạng sống, và đây là những gì ngày nay chúng ta được kêu gọi để lập lại.

 

Với niềm hy vọng sẽ đích thân đến Bari vào Chúa Nhật tới đây để cử hành Thánh Thể, giờ đây tôi xin liên kết bản thân mình một cách thiêng liêng với biến cố quan trọng này của giáo hội. Cùng nhau chúng ta xin Trinh Nữ Maria chuyển cầu để những ngày thiết tha nguyện cầu và tôn thờ Chúa Kitô Thánh Thể này sẽ thắp lên nơi Giáo Hội Ý quốc một nhiệt tình mới tin cậy mến.

 

Tôi cũng xin phó thác cho Mẹ Maria tất cả mọi con em, thanh thiếu niên và giới trẻ vào lúc này đây đang Rước Lễ lần đầu hay đang chịu phép thêm sức. Với ý hướng này, giờ đây chúng ta hãy nguyện Kinh Truyền Tin, cùng Mẹ Maria sống lại mầu nhiệm Truyền Tin.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Zenit ngày 22/5/2005

 

 TOP

 

? FATIMA: YÊU THƯƠNG VÀ PHỤC VỤ

 

Hướng v L Mình Máu Thánh Chúa, 7/6/2007, Lý Tưởng của yêu thương và phục vụ

 

Đaminh Maria Cao Tn Tĩnh, BVL

 

(tiếp 2 Thứ Bảy)

 

Đúng thế, Dự Án Fatima hay cốt lõi của Biến Cố Fatima là ở chỗ “nhiều linh hồn được cứu rỗi và thế giới sẽ có hòa bình”. Thế nhưng, Dự Án Fatima ấy, dự án  “nhiều linh hồn được cứu rỗi và thế giới sẽ có hòa bình” ấy, như lời Mẹ nói trên đây, chỉ có thể hiện thực với “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ” mà thôi. Đến nỗi, có thể nói, tất cả Bí Mật Fatima hay cốt lõi của Bí Mật Fatima là “lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Me”. Vì Mẹ đã khẳng định “nếu những điều Mẹ nói với các con đây được thi hành (tức là việc thực hiện “lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ”) thì nhiều linh hồn được cứu rỗi và thế giới sẽ có hòa bình”. Mà “lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ” đây là gì, nếu không phải là sống theo tinh thần tin yêu (tin Chúa yêu người) của Mẹ, như Mẹ đã thể hiện qua biến cố truyền tin và biến cố thăm viếng hay sao, một biến cố cho thấy Mẹ đã “yêu thương và phục vụ” như thế nào, một tinh thần yêu thương và phục vụ phản ảnh công cuộc hy sinh cứu chuộc của Con Mẹ, Đấng “đến không phải để được phục vụ mà là để phục vụ và (yêu thương) hiến mình làm giá chuộc cho nhiều người" (Mt 20:28), như người viết đã chia sẻ trong bài “Fatima: ‘Mẹ Vội Vã Lên Đường’” ở số báo Trái Tim Đức Mẹ Tháng Hoa 2007 có Lễ Mẹ Thăm Viếng 31/5.

 

Dự Án Fatima chất chứa phần rỗi các linh hồn và nền hòa bình thế giới như thế chẳng những liên quan tới mệnh lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm, như vừa được đề cập tới, mà còn liên quan tới mệnh lệnh Cầu Kinh Mân Côi nữa. Ở chỗ, không lần nào hiện ra ở Fatima, tức trong cả 6 lần, Mẹ Maria đều kêu gọi “hãy cầu kinh Mân Côi hằng ngày” cho hòa bình thế giới hay cho chiến tranh chấm dứt. Việc “cầu kinh Mân Côi hằng ngày” chẳng những cần thiết cho hòa bình thế giới mà còn cho phần rỗi các linh hồn nữa. Đó là lý do, sau khi tiết lộ xong tất cả 3 phần Bí Mật Fatima vào lần hiện ra thứ ba 13/7/1917, Mẹ Maria đã bảo 3 Thiếu Nhi Fatima rằng: “sau mỗi một mầu nhiệm, các con hãy đọc lời nguyện ‘Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa tha tội cho chúng con. Xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục. Xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn’”. Chính Đức Lêô XIII đã xác nhận thần lực của Kinh Mân Côi nơi cả phương diện chính trị (hòa bình thắng trận) lẫn phương diện đạo lý nữa (thắng các lạc thuyết), trong Thông Điệp Supremi Apostolatus ban hành ngày 1/9/1883.

 

Việc "Cải Thiện Đời Sống", liên quan tới mệnh lệnh chính yếu của Sứ Điệp Fatima, là mệnh lệnh trực tiếp liên quan tới phần rỗi các linh hồn và nền hòa bình thế giới. Ở chỗ, chiến tranh xẩy ra là vì tội lỗi, hay nói cách khác, hậu quả của tội lỗi là chiến tranh. Bởi thế, một khi con người không biết cải thiện đời sống thì chiến tranh vẫn còn tiếp tục xẩy ra dài dài, trái lại, nếu biết cải thiện đời sống, qua việc mến Chúa yêu người, thì chắc chắn không còn tình trạng “thế giới càng tân tiến con người càng bạo loạn”, và loài người thực sự được hưởng một nền hòa bình bền vững, chứ không phải một thứ hòa bình “vắng bóng chiến tranh” như hiện nay, ở các cường quốc như Mỹ quốc này, nơi động một tí là hoảng lên (panic), sợ hãi đủ thứ, đến nỗi phải khám xét trước khi lên máy bay, hay vào các dinh thự chính quyền, và cho nghe lén điện thoại v.v. Thực tế cho thấy, nếu các cường quốc (nhất là trong Khối G8, bao gồm đệ nhất bát cường là Mỹ, Nga, Nhật, Pháp, Anh, Ý, Đức và Gia Nã Đại) biết tha nợ quốc tế cho các quốc gia nghèo khổ và sử dụng ngân quĩ khổng lồ trong việc thi đua võ trang cũng như trong việc hủy diệt sự sống con người (phá thai) để viện trợ nhân đạo để cổ võ và nâng đỡ mức phát triển cho các quốc gia chậm tiến, thì chắc chắn chân trời lịch sử hiện đại sẽ xuất hiện dấu chỉ hy vọng hòa bình.

 

Tuy nhiên, việc ấy không thể nào xẩy ra được trong một thế giới càng ngày càng toàn cầu hóa nhưng lại càng duy nhân theo trào lưu văn hóa sự chết. Bởi thế, cần phải có một lực lượng cấp cứu và giải nguy tràn đầy tinh thần “yêu thương và phục vụ”, theo mô phạm “Mẹ vội vã lên đường”. Quả vậy, lực lượng này đã được Trời Cao sai tới ngay từ đầu thế kỷ 20, qua Biến Cố Fatima 1917, đó là lực lượng Thiếu Nhi Fatima, với 3 em Lucia 10 tuổi, Phanxicô 9 tuổi và Giaxinta 7 tuổi. Không phải hay sao, ngay vào lần hiện ra đầu tiên 13/5/1917, chưa xưng mình là ai và đến để làm gì, những điều chỉ được tỏ ra vào lần hiện ra cuối cùng 13/10/1917, Mẹ Maria đã kêu gọi 3 em rằng: “Các con có muốn dâng mình cho Thiên Chúa để chấp nhận tất cả mọi đau khổ Ngài gửi đến cho, như là việc đền tạ Ngài và cầu cho các tội nhân ơn ăn năn hối cải hay chăng?” Chẳng ai bảo ai, ngay lập tức, cả 3 em đồng thanh thưa: “Vâng, chúng con sẵn sàng”.

 

Từ đó, để sống Ơn Gọi Fatima cao cả đầy huyết lệ này, các em chẳng những đã tự động từ bỏ các thứ vui chơi lành mạnh vô tội trước đó của mình, mà còn hăng say liên lỉ hy sinh hãm mình để cứu các tội nhân. Thật thế, chị Lucia đã thuật lại những gì 3 em đã sống Ơn Gọi Hy Tế đầy “yêu thương và phục vụ này trong Hồi Ký 1 như sau:

 

“Vào một ngày nắng gắt, sau khi cho đi bữa ăn trưa của mình, theo quyết định chung với nhau từ trước, hễ thấy các trẻ nghèo thì cho họ đồ ăn trưa của mình, 3 trẻ cảm thấy khát, song không còn một giọt nước để uống. Đầu tiên các em dâng hy sinh khát nước vì Chúa cho các tội nhân như thường lệ. Sau đó, không chịu khát được nữa, với sự đồng ý của Phanxicô và Giaxinta, Lucia đã ghé vô một nhà ở gần đó để xin nước uống. Thế nhưng, số nước xin được lại bị đổ xuống khe đá cho chiên uống, vì cả ba ai cũng nhất định hy sinh chịu khát để cầu cho các tội nhân. Sau cùng, cơn khát làm cho Giaxinta khó chịu đến nỗi em đã nói với Lucia bảo các tiếng dế và ếch nhái đang kêu im đi vì chúng làm ‘em nhức đầu khủng khiếp’. Nhưng, sau khi nghe Phanxicô nhắc: ‘Em không muốn chịu đựng cho các tội nhân à?’, Giaxinta liền lấy hai bàn tay ôm đầu, mà nói: ‘Có chứ. Thôi cứ để chúng kêu đi!’.”

 

Bởi thế, không lạ gì cuộc đời hiến tế âm thầm đầy “yêu thương và phục vụ” của các em đã được Trời Cao hoàn toàn hài lòng chấp nhận, như Mẹ cho các em biết vào lần hiện ra thứ 4 ngày 13/9: “Thiên Chúa hài lòng về những hy sinh của các con”.   

            

TOP

 

 

? "Cha và Con trong Thánh Thần – chủ thể yêu, đối tượng yêu và tình yêu"

 

ĐTC Biển Đức XVI - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật Chúa Ba Ngôi 11/6/2006

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Chúa Nhật này, sau Chúa Nhật Hiện Xuống, chúng ta cử hành Lễ Trọng Thiên Chúa Ba Ngôi.

 

Nhờ Thánh Linh, Đấng giúp chúng ta hiểu những lời của Chúa Giêsu và hướng dẫn chúng ta vào tất cả sự thật (John 14:26; 16:13), thành phần tín hữu có thể biết được thâm cung của chính Thiên Chúa, khám phá ra rằng Ngài không phải là Đấng vô cùng cô đơn mà là mối hiệp thông ánh sáng và tình yêu, là sự sống được trao ban và nhận lãnh bằng một cuộc trao đổi vĩnh hằng, như Thánh Âu Quốc Tinh nói, giữa Cha và Con trong Thánh Thần – chủ thể yêu, đối tượng yêu và tình yêu.

 

Vậy không ai có thể thấy được Thiên Chúa mà chính Ngài tỏ mình ra để cùng với Tông Đồ Gioan chúng ta có thể khẳng định rằng ‘Thiên Chúa là tình yêu’ (!Jn 4:8,16), ‘chúng ta nhận biết và tin tưởng tình Thiên Chúa yêu thương đối với chúng ta’ (Thông Điệp Thiên Chúa Là Tình Yêu, đoạn 1; x. 1Jn 4:16).

 

Ai gặp được Chúa Kitô và đi sâu vào mối liên hệ thân thiết với Người thì được hiệp thông với Ba Ngôi nơi linh hồn của mình, đúng như lời Chúa Giêsu hứa với các môn đệ của Người rằng: ‘Nếu ai yêu mến Thày thì sẽ giữ lời Thày, và Cha Thày sẽ yêu họ, rồi Chúng Ta sẽ đến với họ và lập cư nơi họ’ (Jn 14:23).

 

Đối với người có đức tin thì toàn thể vũ trụ này đều nói về Thiên Chúa duy nhất và ba ngôi. Từ không gian mêng mông tinh tú tới các phân tử vi kính, tất cả những gì hiện hữu đều qui về hữu thể là Đấng thông đạt mình ra nơi tính cách đa bội và đa diện của các yếu tố, như nơi một bản hợp ca vĩ đại.

 

Tất cả mọi hữu thể đều được sắp xếp theo một cơ cấu hòa hợp nhau, chúng ta có thể gọi một cách tương tự là ‘tình yêu’. Thế nhưng, chỉ có nơi con người, một hữu thể tự do và hữu tri, cơ cấu này mới trở thành một tình yêu linh thiêng, hữu trách, như một đáp ứng với Thiên Chúa cũng như với tha nhân của họ bằng việc trao ban bản thân mình. Nơi tình yêu này, nhân loại tìm thấy được sự thật và hạnh phúc của mình.  

 

Trong số những sánh ví khác nhau về mầu nhiệm bất khả xóa mở của Thiên Chúa duy nhất và ba ngôi, một mầu nhiệm tín hữu có khả năng nhận thấy, tôi xin đề cập tới gia đình. Gia đình được gọi là một cộng đồng yêu thương và sự sống, một cộng đồng hòa hợp các khác biệt để trở thành một ‘dụ ngôn của mối hiệp thông’.

 

Kiệt tác của Thiên Chúa Ba Ngôi giữa tất cả mọi tạo vật đó là Đức Trinh Nữ Maria: Nơi tâm hồn khiêm tốn của Mẹ đầy tin tưởng nơi Thiên Chúa, Ngài đã sửa soạn một nơi cư ngụ xứng đáng cho chính mình Ngài, để hoàn tất mầu nhiệm cứu độ của Ngài. Tình yêu thần linh tìm thấy nơi Mẹ sự tương ứng trọn hảo, và Người Con duy nhất đã làm người trong lòng Mẹ. Bằng lòng tin tưởng của người con cái, chúng ta hãy hướng về Mẹ Maria, để, nhờ sự trợ giúp của Mẹ, chúng ta mới có thể tiến bộ trong yêu thương và mới làm cho cuộc đời của chúng ta trở thành bài ca chúc tụng Chúa Cha, nơi Chúa Con trong Thánh Thần.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 11/6/2006

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ