GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 18/7/2007

TUẦN 15 THƯỜNG NIÊN

 

?   Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 8/7/2007 về sứ vụ truyền giáo

?  Văn Kiện của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin liên quan tới một số khía cạnh về tín lý Giáo Hội

?  Hai lý do chính yếu, một tiêu cực và một tích cực, của việc ngài quyết định ban phép làm lễ Latinh đặc biệt

 

 

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 8/7/2007 về sứ vụ truyền giáo

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Phúc Âm hôm nay (x Lk 10:1-2,17-20) cho thấy Chúa Giêsu sai 72 môn đệ ra đi đến các làng mạc Người sắp sửa viếng thăm để dọn đường. Đây là một đặc tính của Thánh Ký Luca, vị nhấn mạnh rằng sứ mệnh này không chỉ giành riêng cho 12 Tông Đồ mà còn bao gồm cả các môn đệ khác nữa. Thật vậy, Chúa Giêsu đã phán: ‘Mùa màng thì phì nhiêu mà thợ điền lại ít ỏi’ (Lk 10:2). Tất cả chúng ta đều có việc làm trong ruộng vườn của Chúa. Tuy nhiên , Chúa Kitô không chỉ biết sai thành phần thừa sai của mình đi, Người còn cống hiến cho họ những lời hướng dẫn rõ ràng và xác đáng về tác hành. Trước hết Người sai các vị đi “từng cặp một” để họ có thể giúp đỡ lẫn nhau và làm chứng về tình yêu thương huynh đệ. Người cảnh giác các vị rằng các vị sẽ như ‘chiên giữa sói rừng’. Các vị cần phải bình an bất chấp mọi sự, và cần phải cống hiến một sứ điệp an bình trong mọi trạng huống; các vị không được mang theo quần áo hay tiền bạc để sống nhờ vào những gì được Đấng Quan Phòng cung cấp cho; các vị cần phải chữa trị cho các bệnh nhân như một dấu hiệu cho thấy tình thương xót của Thiên Chúa; bất cứ nơi nào dân chúng ruồng rẫy mình, các vị cần phải ra đi, không làm gì hơn ngoài việc cảnh báo cho họ biết trách nhiệm của họ đối với việc ruồng bỏ Vương Quốc của Thiên Chúa. Thánh Luca đã nhấn mạnh tới thái độ hào hứng của các môn đệ trước những thành quả tốt đẹp nơi sứ vụ của các vị, và đã ghi lại lời diễn tả tuyệt vời của Chúa Giêsu là: “Các con chớ hớn hở về điều ấy, về các thần phải tùng phục các con; song hãy hân hoan vì tên của các con được ghi ở trên trời” (Lk 10:20). Chớ gì bài Phúc Âm này làm tái b ừng lên trong tất cả thành phần lãnh nhận phép rửa niềm ý thức rằng họ là thành phần thừa sai của Chúa Kitô, được kêu gọi để dọn đường cho Người bằng lời nói cũng như bằng chứng từ cuộc đời của họ.

 

Đã đến thời gian nghỉ hè, và ngày mai tôi đi Lorenzago di Cadore, nơi tôi sẽ trở thành khách của Đức Giám Mục giáo phận Treviso tại một ngôi nhà thường được Đức Gioan Phaolô II khả kính trú ngụ. Không khí núi sẽ có lợi cho tôi và tôi sẽ có thể – tôi hy vọng thế – hiến mình thanh thoát hơn nữa cho việc suy tư và nguyện cầu. Tôi hy vọng mọi người, nhất là những ai cần nhất, có thể thực hiện một chút nghỉ hè để phục hồi nghị lực thể lý và tinh thần, cũng như để lấy lại một liên hệ lành mạnh với thiên nhiên. Núi non đặc biệt nhắc nhở cho tâm trí về việc hướng tinh thần về trời cao, việc nó hướng tới “một tiêu chuẩn cao” của nhân tính chúng ta, một nhân tính tiếc thay bị cuộc sống hằng ngày có khuynh hướng làm suy giảm. Về vấn đề này, tôi xin nhắc lại cuộc hành hương lần thứ năm của giới trẻ đến với Cây Thánh Giá trên  Núi Adamello, nơi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đến viếng thăm hai lần . Cuộc hành hương này đã diễn ra vào những ngày này và đã lên tới tột đỉnh của mình nơi Thánh Lễ, được cử hành ở một cao độ 3 ngàn mét trên  mặt biển. Trong khi tôi gửi lời chào đến Đức Tổng Giám Mục Trent và vị Tổng Thư Ký của Hội Đồng Giám Mục Ý, cũng như các v ị Thẩm Quyền ở Trent, tôi muốn nhắc  nhở tất cả giới trẻ Ý quốc về cuộc hẹn hò của họ ở Loreto vào ngày 1-2/9.

 

Xin Đức Trinh Nữ Maria luôn bảo vệ chúng ta, cả trong khi chúng ta thi hành sứ vụ cũng như khi chúng ta nghỉ ngơi thoải mái, để chúng ta có thể hần hoan và hiệu quả thi hành công việc của chúng ta trong vườn nho của Chúa.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/angelus/2007/documents/hf_ben-xvi_ang_20070708_en.html

 

 

TOP

 

?  Văn Kiện của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin liên quan tới một số khía cạnh về tín lý Giáo Hội

 

(tiếp 17 Thứ Ba, 12 Thứ Năm)

 

Vấn nạn thứ bốn: Tại sao Công Đồng Chung Vaticanô II sử dụng từ ngữ ‘Giáo Hội’ đối với các Giáo Hội đông phương tách biệt khỏi mối hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo?

 

“Trả lời: Công Đồng này muốn chấp nhận việc sử dụng theo truyền thống từ ngữ ấy. ‘Vì những Giáo Hội này, mặc dù phân ly, cũng có những bí tích thực sự và nhất là – nhờ việc thừa kế tông truyền – chức linh mục và Bí Tích Thánh Thể, nhờ đó các giáo hội này vẫn liên  hệ với chúng ta bằng những mối giây rất chặt chẽ’, các giáo hội ấy đáng được gọi là “những Giáo Hội riêng biệt hay địa phương”, và được gọi là những Giáo Hội chị em với những Giáo Hội Công Giáo riêng biệt.     

 

“Chính nhờ việc cử hành Thánh Thể của Chúa nơi từng Giáo Hội này mà Giáo Hội của Thiên Chúa được dựng xây và tăng trưởng về tầm vóc’. Tuy nhiên, vì mối hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo, có vị thủ lãnh hữu hình là Giám Mục Rôma và là vị Thừa Kế Thánh Phêrô, không phải là một thứ hỗ tương ngoại tại đối với một Giáo Hội riêng biệt song là một trong những nguyên lý kiến tạo nội tại của nó mà những cộng đồng Giáo Hội khả kính này thiếu mất một cái gì đó nơi thân  phận là chư giáo hội riêng biệt của mình.

 

“Ngoài ra, vì vấn đề chia rẽ giữa các Kitô hữu mà tình trạng trọn vẹn phổ quát là những gì xứng hợp với Giáo Hội được cai quản bởi vị Thừa Kế Thánh Phêrô cũng như bởi các vị Giám Mục hiệp thông với ngài, vẫn chưa được hoàn toàn hiện thực nơi lịch sử.

 

Vấn nạn thứ năm: Tại sao các bản văn của Công Đồng này cũng như những bản văn của Huấn Quyền từ Công Đồng này không sử dụng danh xưng ‘Giáo Hội’ đối với những Cộng Đồng Kitô Hữu xuất phát từ phong trào Cải Cách thời thế kỷ thứ 16?

 

“Trả lời: Theo tín lý Công Giáo thì những Cộng Đồng này không hưởng việc thừa kế tông đồ nơi bí tích Thánh Chức, và bởi thế, thiếu mất một yếu tố làm nên Giáo Hội. Những Cộng Đồng Giáo Hội này, những cộng đồng đặc biệt vì thiếu vắng thiên chức linh mục theo bí tích, đã không bảo trì được bản chất chân thực và nguyên tuyền của Mầu Nhiệm Thánh Thể, nên theo tín lý Công Giáo, không thể được gọi là ‘Chư Giáo Hội’ theo đúng nghĩa. 

 

“Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, vào buổi Triều Kiến với Đức Hồng Y Tổng Trưởng Tín Lý Đức Tin, đã châu phê và xác nhận những Điều Giải Đáp này, những điều Giải Đáp được tán thành trong Đại Hội Thường Niên của Thánh Bộ này, và truyền phải phổ biến”.

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 10/7/2007

 

 

 

TOP

 

 

?  Hai lý do chính yếu, một tiêu cực và một tích cực, của việc ngài quyết định ban phép làm lễ Latinh đặc biệt

 

Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật XVI Năm C tới đây cho thấy, Chúa Kitô coi trọng việc sống thân tình với Người hơn là việc phục vụ Người có tính cách xã hội. Bởi thế, các vị Giáo Hoàng đều chú trọng tới vấn đề phụng vụ thánh là nguồn mạch và là tột đỉnh của mọi sinh hoạt Giáo Hội.

 

Vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI của chúng ta, vị ngay từ nhỏ đã yêu thích phụng vụ, vừa ban một tự sắc cho phép được cử hành nghi thức Lễ Latinh theo ấn bản của Đức Gioan XXIII 1962, song song với nghi thức Thánh Lễ canh tân của Đức Phaolô VI năm 1970. Trong bức thư gửi chư giám mục trên thế giới kèm theo tự sắc này, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã cho biết ít là 2 lý do chính yếu, một tiêu cực và một tích cực, của việc ngài quyết định ban phép đặc biệt này.

 

Về lý do tiêu cực, ngài nói:

 

“Nhiều người đã rõ ràng tỏ ra chấp nhận tính chất đòi buộc của Công Đồng Chung Vaticanô II, và đã trung thành với Giáo Hoàng cũng như các vị giám mục, tuy nhiên, vẫn muốn tái phục hồi hình thức phụng vụ thánh rất ưu ái đối với họ. Điều này xẩy ra trước hết là vì ở nhiều nơi các việc cử hành đã không trung thành với những qui định của Sách Lễ mới, song sách lễ mới này thực sự đã được hiểu như cho phép hay thậm chí đòi hỏi tính cách sáng tạo, một tính cách thường dẫn đến chỗ làm méo mó phụng vụ khó lòng chấp nhận được. Tôi đang nói theo kinh nghiệm, vì cả tôi nữa đã sống qua giai đoạn này với tất cả những gì là phấn khởi hy vọng của nó cũng như những lầm lẫn lộn xộn của nó. Và tôi đã thấy những gì là méo mó về phụng vụ tùy nghi gây đớn đau thấm thía cho những cá nhân hết sức gắn bó với đức tin của Giáo Hội”.

 

Về lý do tích cực, ngài viết:

 

“Theo lịch sử của phụng vụ thì có một sự tăng trưởng và phát triển chứ không có vấn đề phân ly. Những gì được các thế hệ trước cho là linh thánh thì vẫn còn linh thánh và quan trọng đối với cả chúng ta nữa, và nó không thể đột nhiên hoàn toàn bị cấm đoán hay thậm chí bị coi là tai hại. Tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ bảo trì các kho tàng đã từng được khai triển theo đức tin và việc nguyện cầu của Giáo Hội, và giành cho nó một chỗ xứng đáng”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ