GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 20/7/2007

TUẦN 15 THƯỜNG NIÊN

 

?   Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 4/7/2007 – Bài Giáo Lý 44 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới giáo phụ Thánh Basil

?  Chính Thống Giáo phản ứng trước văn kiện của Tòa Thánh Rôma về tín lý Giáo Hội

?  Đền Thờ mới ở Fatima do một Kiến Trúc  Sư Chính Thống phác họa chứa được 10 ngàn khách hành hương và phản ảnh tính chất Fatima

 

 

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 4/7/2007 – Bài Giáo Lý 44 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới giáo phụ Thánh Basil

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Hôm nay chúng ta nhớ đến một trong những vị đại Giáo Phụ cũa Hội Thánh, đó là Thánh Basil, một vị thán h được các bản văn phụng vụ Byzantine xác nhận như là một “ánh sáng của Giáo Hội”. Ngài là một vị đại giám mục của thế kỷ thứ bốn, được cả Giáo Hội Đông và Tây hết lòng ca ngợi vì đời sống thánh đức của ngài, về tín lý tuyệt hảo của ngài và về việc tổng hợp hài hòa nơi những khả năng suy tư và thực tiễn của ngài.

 

Ngài được sinh vào đời khoảng năm 330 trong một gia đình của những vị thánh, “một Giáo Hội tại gia thực sự”, những con người đã sống trong một bầu không khí sâu sa đức tin. Ngài đã thi hành việc học vấn của ngài với những vị hày giỏi nhất ở Nhã Điển và Constantinople. Không thỏa mãn với những thành đạt trần thế của mình, và ý thức được việc mất mát thời giờ nơi những theo đuổi vô bổ như thế, chính ngài đã tự thú rằng: “Vào một ngày kia, chỗi dạy sau một giấc ngủ say, tôi đã hướng về ánh sáng tuyệt vời của chân lý Phúc Âm… và than van cho cuộc đời khốn nạn của mình” (cf. Letters 223: PG 32, 824a). Được Chúa Kitô thu hút, tôi đã bắt đầu chỉ tìm kiếm Người và lắng nghe Người mà thôi (cf. "Moralia" 80, 1: PG 31, 860bc).

 

Ngài đã dứt khoát hiến mình cho đời sống đan tu trong nguyện cầu, cho việc suy niệm Thánh Kinh và những văn kiện của các Giáo Phụ của Hội Thánh, cũng như cho việc thưc thi đức bác ái (cf. Letters 2 and 22), theo gương của bà chị của ngài là Thánh Macrina, vị cũng đã sống đời khổ chế đan tu. Sau đó ngài được thụ phong linh mục, để rồi vào năm 370 làm giám mục Caesarea ở Cappadocia là nơi ngày nay gọi là Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Qua việc giảng dạy và viết lách, ngài đã hăng say thi hành những hoạt động mục vụ, thần học và văn  chương. Bằng một sự quân bình khéo léo, ngài đã có thể hòa hợp việc phục vụ các linh hồn với việc giành giờ cầu nguyện cùng âm thầm suy niệm. Lợi dụng kinh nghiệm riêng của mình, ngài tỏ ra ưu ái với nhiều “hiệp hội” hay cộng đồng Kitô hữu hiến thân cho Thiên Chúa là những nơi ngài thường đến viếng thăm (cf. Gregory of Nazianzus. "Oratio 43,29 in Laudem Basilii": PG 36,536b). Nhờ các lời lẽ và bản văn của ngài, trong đó có nhiều điều vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay (cf. "Regulae Brevius Tractatae, Proemio": PG 31,1080ab), ngài đã khuyên họ hãy sống và nên  trọn lành. Nhiều người đã trích từ các bản văn của ngài để ấn định những qui chuẩn đan viện cổ thời, bao gồm cả Thánh Biển Đức, vị coi Thánh Basil như là bậc thày của mình (cf. "Regula" 73:5). 

 

Thựa ra, Thánh Basil đã kiến tạo nên một thứ đan tu đặc biệt, không khép mình khỏi Giáo Hội địa phương mà là cởi mở với Giáo Hội địa phương. Các vị đan sĩ của ngài thuộc về Giáo Hội địa phương, các vị là nhân trung sinh động của Giáo Hội này. Đi trước những người khác trong việc tỏ rat rung thành theo Chúa Kitô và không chỉ nơi việc tin tưởng họ còn tỏ ra mạnh mẽ sùng mộ Người – mến yêu Người – nhất là nơi các hoạt động bác ái. Những đan sĩ này, những người thành lập các trường học và nhà thương, để phục vụ thành phần nghèo khổ và cho thấy đời sống Kitô hữu một cách trọn vẹn. Người Tôi Tớ Chúa là Đức Gioan Phaolô II, khi nói về đan viện tu, đã viết rằng: “Nhiều người tin tưởng rằng đan viện tu, một cơ cấu rất ư là quan trọng cho toàn thể Giáo Hội, đã được chính yếu thiết lập qua hết mọi thời đại bởi Thánh Basil – hay, ít là, bản tính của đan viện tu không thể được thiết định hết sức tốt đẹp nếu thiếu việc góp phần quan trọng yếu của Thánh Basil” ("Patres Ecclesiae," 2).

 

(còn tiếp)


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 4/7/2007

 

TOP

 

?  Chính Thống Giáo phản ứng trước văn kiện của Tòa Thánh Rôma về tín lý Giáo Hội

 

Vị giám mục chính thống giáo Alfeev Hilarion ở Vienna và Áo quốc và là vị đại diện của Giáo Hội Chính Thống Nga ở các Cơ Cấu Âu Châu đã nói với mạng điện toán  Zenit về văn kiện được Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin phổ biến ngày Thứ Ba 10/7/2007 tựa đề “Những Giải Đáp cho Một Số Vấn Đề Liên Quan Tới Vài Khía Cạnh của Tín Lý về Giáo Hội”.

 

Theo vị giám mục này thì bản văn kiện “chẳng có gì là lạ so sánh với những bản văn kiện trước cùng loại, chẳng hạn như văn  kiện tựa đề “Chúa Giêsu”.

 

Vị giám mục này đã nhìn nhận văn kiện giải thích về Giáo Hội, và giải thích chính xác rằng Giáo Hội của Chúa Kitô sinh tồn nơi Giáo Hội Công Giáo, là một ý nghĩa không được Chính Thống Giáo chấp nhận.

 

“Sự phân biệt giữa ‘sinh tồn’ và ‘hiện hữu hay hoạt động’ có lẽ ý nghĩa hơn theo quan điểm truyền thống thần học Latinh, thế nhưng nó không có ý nghĩa nhiều lắm đối với một thần học gia Chính Thống.

 

“Đối với chúng tôi, ‘sinh tồn’ có nghĩa thực sự là ‘hiện hữu và hoạt động’, và chúng tôi tin rằng Giáo Hội của Chúa Kitô sinh tồn, hiện hữu và hoạt động nơi Giáo Hội Chính Thống”.

 

Tuy nhiên, vị giám mục này cũng khẳng định rằng Chư Giáo Hội Chính Thống có cùng quan điểm với Giáo Hội Công Giáo về các cộng đồng giáo hội khác. 

 

“Đối với Chư Giáo Hội Chính Thống, bản văn kiện này nói rằng ‘những Giáo Hội ấy, mặc dù tách biệt (khỏi Rôma), cũng có những bí tích thực sự và nhất là – vì việc thừa kế tông đồ – có thiên chức linh mục và Thánh Thể’. Bởi thế việc thừa kế các tông đồ và các bí tích là những dấu thiết yếu của Giáo Hội.

 

“Chính Thống Giáo cũng tin rằng việc thừa kế tông đồ và váv phép bí tích là những dấu hiệu thiết yếu của Giáo Hội.

 

“Đó là lý do tại sao Chính Thống Giáo đồng ý rằng những cộng đồng giáo hội không có việc thừa kế tông đồ và không bảo trì kiến thức đích thực về Thánh Thể và các bí tích khác không thể được gọi là ‘giáo hội’ đúng nghĩa”.

 

“Sự chia rẽ giữa Chính Thống Giáo và Thệ Phản bởi thế sâu sa hơn và trầm trọng hơn là sự chia rẽ giữa Chính Thống Giáo và Công Giáo”.

 

Vị giáo phẩm Chính Thống này cũng đã nói tới một trong những vấn đề xung khắc chính trên con đường tiến đến hiệp nhất giữa Chính Thống Giáo và Công Giáo đó là nhân vật Giám Mục Rôma.

 

“Theo bản văn kiện này thì ‘mối hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo, với vị thủ lãnh hữu hình là Giám Mục Rôma và là vị Thừa Kế Thánh Phêrô, không phải là một sự bổ xung ngoại tại nào đó đối với một Giáo Hội riêng biệt mà là một trong những nguyên lý cấu tạo nội tại’.

 

“Bởi thế, Chư Giáo Hội Chính Thống vì lý do không hiệp thông với Vị Giám Mục Rôma ‘thiếu một cái gì đó nơi điều kiện là những giáo hội riêng biệt’.

 

“Chính Thống Giáo chúng tôi tin tưởng rằng, vì không hiệp thông với chư giáo hội này mà Giáo Hội Công Giáo Rôma ‘thiếu một cái gì đó nơi điều kiện của mình’”.

 

Tuy nhiên, vị giám mục này bày tỏ niềm hy vọng rằng cả hai Giáo Hội đều đặt ưu tiên cho vấn đề hiệp nhất.

 

“Việc phục hồi mối hiệp thông với Giáo Hội Chính Thống cần phải là những gì quan trọng đối với Giáo Hội Công Giáo như là việc phục hồi mối hiệp thông với Giáo Hội Rôma đối với Giáo Hội Chính Thống vậy”.

 

“Việc rạn nứt mối hiệp thông Thánh Thể giữa Đông và Tây là một thảm trạng chung, ảnh hưởng đến cả Giáo Hội Công Giáo lẫn Giáo Hội Chính Thống. Sự tìm cầu hiệp nhất cần phải là những gì quan trọng tương đương đối với cả hai Giáo Hội”.

 

ĐTGM Chính Thống Kirill ở Smolensk và Kaliningrad, vị lãnh đạo Phân Bộ Tòa Thượng Phụ Moscow Về NHững Liên Hệ Ngoài Giáo Hội đã nói với các phóng viên báo chí ở Moscow rằng bản văn kiện này của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin có thể góp phần vào việc đạt đến mối hiệp nhất, chính vì “để thực hiện một cuộc đối thoại thần học chân thành, người ta cần phải có một quan điểm rõ ràng về chủ trương của phía bên kia. Nó giúp vào việc hiểu biết tình trạng chúng ta khác nhau ra sao”. 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 11/7/2007
 

 

 

TOP

 

 

?  Đền Thờ mới ở Fatima do một Kiến Trúc  Sư Chính Thống phác họa chứa được 10 ngàn khách hành hương và phản ảnh tính chất Fatima

 

Nếu năm nay 2007 là năm kỷ niệm Biến Cố Fatima 90 năm thì năm tới 2008 là năm kỷ niệm 150 Biến Cố Lộ Đức (1858-2008). Nếu năm 2007 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã hụt viếng thăm Fatima vì chuyến tông du Ba Tây, thì năm tới ngài đã có ý định viếng thăm Linh Địa Thánh Mẫu Lộ Đức, một biến cố sẽ được cử hành từ ngày 8/12/2007, Lễ Mẹ Vô Nhiễm đến 8/12/2008.

 

Theo tin tức thì nhân thời điểm kỷ niệm 90 năm biến cố Fatima (1917-2007), 13/5/2007, Linh Địa Thánh Mẫu Fatima khánh thành một đền thờ mới có sức chứa tới 10 ngàn khách hành hương, một đền thờ được đặt viên đá đầu tiên vào tháng 12/2003.

 

Đền thờ này được phác họa bởi một kiến trúc sư Chính Thống Giáo là Alexandros Tombazis, người đã tổng hợp ánh sáng và kỹ thuật vào một cấu trúc xoay tròn.

 

Hằng năm có cả hằng bao nhiêu trăm ngàn người đến  hành hương Linh Địa Thánh Mẫu Fatima. Nếu Lộ Đức là nơi duy nhất hiện ra Đức Mẹ cười nên cảnh trí hết sức thơ mộng thế nào thì ở Fatima với sứ điệp và ơn  gọi của mình cũng là một địa điểm hùng vĩ rộng lớn như thế.

 

Thật vậy, vào các Chúa Nhật có khoảng 10 ngàn người tham dự Thánh Lễ ở ngôi đền thờ cũ là nơi chỉ chưa nổi 900 người, vì thiếu chỗ, đại đa số phải đứng ở bên ngoài, trong khi đó có những lúc mưa nắng bất thường và bất tiện.

 

Đó là lý do đã có một cuộc đấu thầu quốc tế từ năm 1999, và vị kiến trúc sư được chọn là người Hy Lạp tên Tombazis. Ngôi đền thờ mới này đối diện với ngôi đền thờ cũ, ở phía bên kia khu đất.

 

Theo vị kiến trúc sư này thì hình thù của khu Quảng Trường, một hình thù hơi dốc xuống tâm điểm chỉ được vươn lên lại hướng về ngôi Đền Thờ mà thôi, để nhắc nhở như là một đại làn sóng vươn lên vĩnh hằng. Đền thờ mới có thể vẫn được chiếu ánh sáng tự nhiên từ trời và là những làn ánh sáng được đổi thay ở các nơi khác nhau trong đền thờ nhờ kỹ thuật điện toán.

 

Thật sự không biết vị kiến trúc sư này có nghiên cứu v ề biến cố Fatima hay chăng, nhưng tính chất ánh sáng cho ngôi đền thờ mới rất hợp với ý nghĩa của Biến Cố Fatima, vì Mẹ Maria đã chiếu tỏa ánh sáng ra 5 lần qua các lần hiện ra, nhất là thời điểm Mẹ hiện ra ngay giữa ban ngày, chứ không phải ban sáng như ở Lộ Đức năm 1858 hay tối như ở Ba Lê năm 1830, đặc biệt là hiện tượng mặt trời nhẩy múa vào lần hiện  ra cuối cùng 13/10.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ