GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 26/7/2007

TUẦN 16 THƯỜNG NIÊN

 

?   Tam Điểm là một tổ chức dị ứng với các tín điều cũng như với tôn giáo có tính cách tín lý và mạc khải, nhất là với Kitô Giáo.

?  "Tam Điểm tiếp tục chống lại Giáo Hội bằng cách đem vào những nước Kitô giáo một ngành lập pháp phản Kitô giáo".

?  "Tam Điểm có thể được diễn tả như là một hội kín, với một cơ cấu nguyên thủy, một vũ trụ quan ngộ thức, và một biểu hiện..."

 

 

 

?  “Đường lối của Tam Điểm, tự bản chất là vô thần, phản ảnh chủ nghĩa tương đối về lịch sử và dẫn đến một chủ nghĩa tương đối về văn hóa xã hội do nó phát động”

 

(tiếp 25 Thứ Tư, 24 Thứ Ba)

 

Vấn:    Cha làm sao để có thể tiến tới gần với cái thế giới này trong khi nó lại quá bị mật như thế?

 

Đáp:   Tôi đã bỏ ra nhiều giờ nghiên cứu về những bản hiến pháp, những luật lệ và những lễ nghi của các liên  hiệp khác nhau thuộc những hội kín Tam Điểm, đã nói chuyện với những thành viên  Tam Điểm và những người ra khỏi Tam Điểm ở Tây Ban Nha và Mễ Tây Cơ, và đã đọc những sách vở về Tam Điểm của các tay Tam Điểm và ngoài Tam Điểm.

 

10 năm trước đây, ổ Mễ Tây Cơ, tôi đã sống 2 mùa hè nói chuyện hằng ngày với các giáo sư đại học Tam Điểm và ngoài Tam Điểm. Tôi đã thực hiện những cuộc viếng thăm những trung tâm giáo phái khác nhau, trong đó một số là liên hệ với Tam Điểm, ở các ngoại ô của những thành phố.


Vấn:    Phải chăng Tam Điểm liên quan tới đường lối hành động hơn là nội dung?

 

Đáp:   Con người, ngoài việc suy nghĩ, còn cảm xúc và tưởng tượng nữa. Các cảm tình và tưởng tượng có thể chi phối và làm bấn loạn tính cách sáng suốt của tâm linh. Thế nhưng, cho dù là thế, những ý nghĩ và những niềm tin tưởng cũng hướng dẫn con người; các nguyên tắc tạo nên và hướng dẫn các tổ chức của con người. Thế nhưng để chiếm đạt mục tiêu này cần phải sử dụng “đường lối” đúng đắn.

 

Tiếng Hy Lạp “odos” nghĩa là “đường lối”, và “met” có nghĩa là “mục đích” chúng ta muốn đạt tới. Với Tam Điểm thì đường lối nhắm đến những cấp hạng cao nhất và những tác dụng tối đa, vì nó thật sự tạo nên một trong những “nguyên tắc”, có lẽ là nguyên tắc nồng cốt nhất, một nguyên tắc làm nền tảng cho các nguyên tắc khác.

 

Chính vì đường lối của mình mà Tam Điểm đã tiến tới chỗ bất tương hợp với tín lý Kitô Giáo.

 

Đường lối của Tam Điểm, tự bản chất là vô thần, phản ảnh chủ nghĩa tương đối về lịch sử và dẫn đến một chủ nghĩa tương đối về văn hóa xã hội do nó phát động.

 

Alain Gérard, một trong những vị giám đốc của Grand Orient ở Pháp quốc, đã nói rằng “Tam Điểm chỉ là một đường lối”. Theo vị này thì một thành viên Tam Điểm có thể có “ý kiến” hay “những niềm tin tưởng” của một tôn giáo riêng biệt nào đó, thế nhưng đường lối Tam Điểm buộc họ phải “đặt lại vấn đề” với những ý nghĩ của họ và chấp nhận những gì có thể sẽ bị họ tuyên bố là sai lầm, hay vượt quá khả năng lập luận vững chắc được đa số đồng ý.

 

Gérard nói rằng “quí vị không thể có một cuộc bàn luận thực sự, bởi vì bất cứ thành quả như thế nào từ một cuộc bàn luận, bao giờ quí vị cũng tin rằng quí vị đúng ở một số điều nào đó”.

 

Bởi thế mới thấy rõ là Tam Điểm là một tổ chức dị ứng với các tín điều cũng như với tôn giáo có tính cách tín lý và mạc khải, nhất là với Kitô Giáo.

 

Điều ấy cũng cho thấy tại sao thành phần Tam Điểm có khuynh hướng coi dân chủ như là một thành đạt của Tam Điểm và đường lối dân chủ – được chuẩn nhận bằng đa số phiếu – như là một điều gì đó tự nhiên thích hợp với Tam Điểm. Đường lối dân chủ này bao gồm hết mọi thực tại, bao gồm cả chính sự thật, sự thiện v.v.

 

Vị grand master hiện nay của Grand Orient Pháp quốc là Jean Michel Quilardet, trong một câu phát biểu cho tờ nhật báo Tây Ban Nha La Voz de Asturias ngày 29/1/2007, đã nói rằng: “quí vị có thể nghĩ rằng có một thứ dân chủ phi vô thần hiện hữu – và phi vô thần đây có nghĩa là phi Tam Điểm – thế nhưng theo quan điểm của tôi về các sự vật cũng như theo cách nghĩ của tôi về vô thần thì đó là một cuộc đạt thành về dân chủ”. Bởi vậy, thành phần dân chủ không phải là kẻ vô thần hay Tam Điểm, nếu họ là phần tử của dân chủ, thì họ là thành phần dân chủ hạng hai.


Vấn:    Phải chăng thành phần Tam Điểm là một thiểu số sáng tạo? Phải chăng Kitô hữu cũng vậy?

 

Đáp:   Thành phần  Tam Điểm hiển nhiên là không thể độc quyền về tính cách sáng tạo. Cho dù một bản chất khác nhau, tính cách sáng tạo cũng thuộc về Kitô hữu với ơn trợ giúp của Thiên  Chúa và ảnh hưởng của Thánh Linh. Tính cách sáng tạo của Kitô hữu không thuộc về một thứ gì đó thấp kém hơn thế.

 

Để chứng tỏ điều này tất cả những gì chúng ta cần phải làm đó là nhìn vào lịch sử của Giáo Hội cũng như vào việc thích ứng của Giáo Hội trong việc truyền bá phúc âm hóa cho những hoàn cảnh rất khác nhau về xã hội và văn hóa trong 2 ngàn năm hiện hữu của Giáo Hội. “Bàn tay của Chúa không quá ngắn” (Is 59:1) trong thời điểm của chúng ta đây.

 

Mấy năm  trước đây, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã gọi các phong trào của Giáo Hội là “mùa xuân mới của Thần Linh”, là “Lễ Hiện Xuống moí”, là “một tặng ân đặc biệt Thần Linh cống hiến cho Giáo Hội trong thời điểm lịch sử của chúng ta đây”, tôi thoạt tiên đã qui nó về cho sự tốt lành của Người.

 

Con người tốt lành và thánh đức chỉ thấy những gì là tốt đẹp nơi hết mọi sự, như con người tham lam thì thấy lợi lộc và con người nhục dục thì tìm thỏa mãn khoái lạc vậy.

 

Tuy nhiên, khi tôi thực hiện một bài viết tựa đề là “Những Phong Trào của Giáo Hội ở Tây Ban Nha”, chính tôi đã có thể thấy được thực tại này một cách sâu xa. Những người con nam nữ của Giáo Hội được tác động và soi động bởi Thần Linh Chúa ngày nay sáng tạo là chừng nào!

 

Làm thế nào Giáo Hội hay thế giới sống còn nếu những phong trào của giáo hội này – những dự án giáo dục, hoạt động cứu trợ v.v. – biến mất, để lại một thứ “lỗ đen” lớn nơi những giải ngân hà về giáo hội và về văn hóa xã hội.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 3/6/2007

 

TOP

 

?  Tam Điểm tiếp tục chống lại Giáo Hội bằng cách đem vào những nước Kitô giáo một ngành lập pháp phản Kitô giáo.
 

(tiếp 25 Thứ Tư, 24 Thứ Ba)

 

1- Tam Điểm là một tà phái tôn giáo theo nhị nguyên Manikê' biểu hiện tối thượng thuộc về những bí mật và huyền nhiệm của họ là tôn sùng Luxiphe hay Satan, được thờ kính ở đằng sau hậu trường như một Thiện Chúa, phản lại với Thiên Chúa của các người Công Giáo, Đấng mà những kẻ lộng ngôn lúc đầu gọi là Ác Chúa.

2- Ma qủi, tác nhân linh hứng của những bí mật Tam Điểm, vì biết rằng hắn sẽ không bao giờ được đa số loài người trực tiếp tôn thờ, cố gắng dùng Tam Điểm để thấm nhiễm vào các linh hồn hạt mầm mống của Khuynh Hướng Tự Nhiên, một khuynh hướng mà đối với Thiên Chúa không gì khác hơn là một cuộc hoàn toàn bung tỏa của con người.

3- Để gieo vào thế gian Khuynh Hướng Tự Nhiên vô đạo này, Tam Điểm nỗ lực làm cho con người quen thuộc với việc đặt tất cả mọi tôn giáo trên một bình diện bằng nhau, tôn giáo chân thực duy nhất lẫn với tôn giáo sai lạc' thay thế mầu sắc Công Giáo bằng mầu sắc Tam Điểm, nhờ trung gian của báo chí và các học đường vô thần.

4- Phương pháp đặc biệt giúp Tam Điểm hủy hoại các linh hồn của những kẻ cuồng mê với những vấn đề liên quan đến lãnh vực siêu nhiên mà không đủ sức trước Khuynh Hướng Nhị Nguyên Manikê theo Luxiphe, là kích động họ cho đến khi họ hiến thân mải mê theo những thực hành của Tâm Linh.

5- Tam Điểm cũng là một tà phái chính trị cố gắng chiếm quyền cai trị mọi chính quyền, biến các chính quyền thành những công cụ mù quáng cho tác hành ngoan cố của mình, và cũng nổ lực gieo rắc phản loạn ở khắp mọi nơi.

6- Đối tượng của Tam Điểm, khi gieo rắc cách mạng ở mọi phần đất trên thế giới, là thiết lập một nền cộng hòa chung, đặt nền tảng trên việc chống lại quyền tối thượng thần linh, trên việc hủy diệt quyền tự lập địa phương và những quyền tự do, trên việc phá bỏ những lằn ranh giới và trên việc cưỡng bách những cảm tình ái quốc mà, sát với tình yêu Thiên Chúa, từng cảm hứng nơi loài người những công việc tốt đẹp nhất, những hy sinh cao cả nhất, những từ bỏ anh hùng nhất.

7- Tam Điểm tiếp tục chống lại Giáo Hội bằng cách đem vào những nước Kitô giáo một ngành lập pháp phản Kitô giáo.

8- Tam Điểm trực tiếp chịu trách nhiệm về Chủ Thuyết Xã Hội Tân Tiến, vì nó đã thay thế lý tưởng Kitô giáo bằng lý tưởng hạnh phúc Xã Hội là lý tưởng riêng của mình. Nó cũng thay thế cấp trật xã hội theo Kitô giáo, được cai trị bởi công lý và xử trí bởi đức ái, bằng một tình trạng bình đẳng giả tạo nơi mọi người, giữa họ với nhau. Tam Điểm đang làm cho người ta quên rằng chính ở trong đời sau mà mỗi người sẽ được trả công tùy theo các công việc của mình, và đang dạy họ rằng hạnh phúc chỉ có thể tìm thấy nơi những thỏa mãn vật chất ở dưới thế này mà thôi, và dạy rằng tất cả mọi người đều có một quyền lợi triệt để trong việc tham hưởng ngang phần nhau nơi niềm hạnh phúc này.

9- Lòng nhân ái của Tam Điểm, ngược lại với đức ái Kitô giáo, và đúng như nó là một lòng yêu tự nhiên thuần túy của một số người này với những người kia mà nó không có khả năng giúp liên kết Thiên Chúa với loài người' và còn hơn thế nữa, lòng nhân ái này của Tam Điểm chỉ được thực thi giữa các hội viên Tam Điểm với nhau mà thôi, và rất thường tác hại cho xã hội dân sự.

10- (Không được kể đến)

11- Để phá hủy gia đình vô phương cứu chữa, Tam Điểm cố gắng dẫn dụ những người phụ nữ, không phải chỉ làm cho thành phần này vào các hội kín của mình, như họ luôn luôn thành công trong việc này, mà còn là chính linh hồn của phong trào gọi là "nữ giới" hay phong trào "giải tỏa phụ nữ", nhắm đến việc mang lại tình trạng rắc rối và lộn xộn vào trong các gia đình, dựa trên niềm ước vọng mơ tưởng cho một cuộc canh tân không thể nào hoàn toàn đạt được.

12- Để làm cho con người ta quen thuộc với việc bỏ bê nhà thờ trong đời sống xã hội, tà phái này cố gắng dẹp đi những ngày lễ tôn giáo và những ngày được dành cho việc thánh hoá các linh hồn và nghỉ ngơi phần xác, thay vào đó là những ngày lễ hoàn toàn dân sự.

Bản tóm lược đề cương hoạt động của Hội Tam Điểm trên đây còn có thể được đúc kết như sau:

"Nguyên tắc căn bản riêng của chúng ta là chối bỏ mọi giáo điều' khởi điểm của chúng ta là không không' chối bỏ, luôn luôn chối bỏ: phương pháp của chúng ta là như thế' nó sẽ dẫn chúng ta đến việc đặt thành những nguyên tắc: vô thần nơi tôn giáo' vô chủ nơi chính trị' vô sản nơi chính trị kinh doanh" (theo Dom Paul Benoit trong La Franc Maconnerie).

Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, trích cuốn Hận Thù Quyết Thắng 

 

TOP

 

 

?  "Tam Điểm có thể được diễn tả như là một hội kín, với một cơ cấu nguyên thủy, một vũ trụ quan ngộ thức, và một biểu hiện..."

 

(tiếp 25 Thứ Tư, 24 Thứ Ba)

 

Vấn:     Tính chất nổi bật nhất của nó, các mục tiêu và cấu trúc của nó hiện nay là gì? Phải chăng nó là một thứ tôn giáo?

 

Đáp:    Mặc dù Tam Điểm chối bỏ thì sự thật đó là vũ trụ quan của Tam Điểm không phải là thứ vũ trụ quan hợp với một xã hội nhân ái như họ thường nói mà là một vũ trụ quan của một tôn giáo. Đó là lý do cho thấy tại sao thực sự Tòa Thánh cũng như các giáo phái Kitô giáo khác đã phải lập đi lập lại việc lên án, cho rằng phần tử của Tam Điểm không hợp với Kitô giáo.

 

Tam Điểm có thể được diễn tả như là một hội kín, với một cơ cấu nguyên thủy, một vũ trụ quan ngộ thức, và một biểu hiện làm cho các phần tử của nó dễ giúp nhau khi nó chiếm được những vị trí quan trọng trong xã hội.

 

Vấn:     Tỷ lệ của thành phần Tam Điểm hiện nay là bao nhiêu?

 

Đáp:    Chắc chắn là rất nhỏ. Ở Pháp người ta nói rằng không hơn .6% dân số. Tuy nhiên, điều ấy không ngăn cản việc họ chi phối Chủ Nghĩa Xã Hội Quốc Tế hay việc họ lan tràn sang chính Cánh Hữu, nhờ những nhân vật như Giscard D’Estaing.

 

Vấn:     Thành phần Tam Điểm hiện diện ở những vấn đề hệ trọng nào trong xã hội của chúng ta, nhất là ở lãnh vực kinh tế, chính trị, trí thức và truyền thông?

 

Đáp:    Có những lãnh vực bao giờ cũng được thành phần Tam Điểm chú trọng. Không cần nói đó là chính trị là nơi họ điều khiển Xã Hội Chủ Nghĩa Quốc Tế và mạnh mẽ tiến vào những phần tử thuộc Cánh Hữu. Nó cũng không ít chú trọng tới thế giới truyền thông, nhất là nơi vấn đề giáo dục, công lý và các lực lượng võ trang.

 

Ở Pháp chẳng hạn, kiểu “affair des fiches” cho thấy các viên chức Tam Điểm được thăng cử còn người Công giáo trái lại bị ngăn chặn việc tiến thân.

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu của Zenit ngày 30/1/2005

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ