GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 2/7/2007

TUẦN 13 THƯỜNG NIÊN

 

?   Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật XIII Thường Niên 1/7/2007 về việc sống trong tự do của tình yêu thương

?  Ý Chỉ của Đức Thánh Cha trong Tháng 7/2007

?  Phản Ứng của Trung Cộng về Bức Thư của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gửi nhân dân Trung Quốc

 

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật XIII Thường Niên 1/7/2007 về việc sống trong tự do của tình yêu thương.

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Các bài đọc Thánh Kinh của Thánh Lễ Chúa Nhật này mời gọi chúng ta hãy suy niệm về một đề tài hấp dẫn có thể được tóm lại như thế này: niềm tự do và việc tuân phục của Chúa Kitô. Thánh ký Luca thuật lại rằng Chúa Giêsu, “vì đến ngày sắp ra khỏi trần gian, Người đã dứt khoát quyết định đi Giêrusalem” (Lk 9:51).

 

Bằng lời diễn tả “dứt khoát” n ày chún g ta có thể thấy được một cái gì đó về quyền tự do của Chúa Kitô. Người thật sự biết rằng cái chết trên thập tự giá đang đợi chờ Người ở Giêrusalem, thế nhưng vì vâng lời ý muốn của Cha Người đã hiến mình vì yêu. Chính trong việc Người vâng lời Cha mà Chúa Giêsu hiện thực tự do của Người như là một chọn lựa ý thức được tác động bởi tình yêu. Còn ai tự do hơn Người là Đấng toàn năng chứ?

 

Tuy nhiên, Người đã không sống tự do của Người như là một thứ quyền phép hay thống trị. Người đã sống nó như là việc phục vụ. Nhờ đó Người đã vui lòng làm “trọn đầy” một thứ tự do mà những gì còn lại là một cơ hội “trống rỗng” trong việc thực hiện hay không thực hiện một điều gì đó. Như chính sự sống của con người, ý nghĩa của tự do xuất phát từ yêu thương. Ai là người tự do hơn? Phải chăng họ là người bám víu lấy tất cả mọi cơ hội vì sợ rằng mất chúng, hay kẻ “dứt khoát” hiến mình phục vụ nhờ đó tìm lại chính mình tràn đầy sự sống vì tình yêu họ đã hiến ban và lãnh nhận?

 

Tông đồ Phaolô, khi viết cho Kitô hữu Galata, ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, đã nói rằng: “Anh chị em ơi, anh chị em được kêu gọi sống tự do. Thế nhưng đừng sử dụng tư do này như là một cơ hội sống xác thịt; trái lại, hãy vì yêu thương mà phục vụ nhau” (5:13).

 

Sống theo xác thịt nghĩa là theo những khuynh hướng vị kỷ của bản tính con người. Trái lại, sống theo Thần Linh tức là để mình được hướng dẫn nơi ý hướng cũng như hành động bởi tình yêu của Thiên Chúa được Chúa Kitô ban cho chúng ta. Bởi thế, tự do Kitô Giáo hoàn toàn khác với những gì là tùy ý độc đoán ; nó là việc theo Chúa Kitô hy hiến bản thân mình, cho đến độ hy sinh trên thập tự giá.

 

Nó có vẻ nghịch thường đó, song Chúa Kitô đã sống đến tận tuyệt cái tự do của Người trên thập tự giá, như là tột đỉnh của tình yêu thương. Trên Đồi Canvê khi người ta hô hoán rằng: “Nếu ngươi là Con Thiên Chúa thì hãy xuống khỏi thập tự giá!” thì Người đã tỏ ra quyền tự do của mình như Người Con Thiên Chúa chính là ở chỗ vẫn  cứ phơi thây để trọn vẹn hoàn tất ý muốn  nhân hậu của Cha. Nhiều chứng nhân khác trước chân lý đã chia sẻ cảm nghiệm này: đó là những con người nam nữ vẫn còn tự do ngay cả trong ngục tù và bị đe dọa hành hạ. “Sự thâä sẽ giải phóng quí vị tư do”. Những ai thuộc về sự thật sẽ không bao giờ trở thành nô lệ cho bất cứ quyền lực nào, nhưng bao giờ cũng biết làm sao để tự do trở thành người tôi tớ phục vụ của anh chị em mình.

 

Chúng ta hãy nhìn lên Mẹ Maria Rất Thánh. Người nữ tỳ khiêm hạ này của Chúa, Đức Nữ Trinh này là mô phạm của con người thiêng liêng, hoàn toàn tự do vì Mẹ là con người vô nhiễm, được miễn nhiễm khỏi tội lỗi, và hoàn toàn thánh đức, đã dấn thân phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. Bằng việc chăm sóc từ mẫu của mình, xin Mẹ giúp chúng ta theo Chúa Giêsu, nhận biết chân lý, và sống trong tự do của tình yêu thương.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 1/7/2007 

 

TOP

 

?  Ý Chỉ của Đức Thánh Cha trong Tháng 7/2007

 

Ý chung: “Xin cho tất cả mọi người công dân, cá nhân cũng như nhóm hội, biết chủ động tham gia vào đời sống và việc điều hành công ích”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho tất cả mọi Kitô hữu, ý thức được sứ vụ truyền giáo của mình, biết chủ động giúp đỡ tất cả những ai đang dấn thân cho việc truyền bá phúc âm hóa các dân tộc”.

 

 

TOP

 

 

?  Phản Ứng của Trung Cộng về Bức Thư của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gửi nhân dân Trung Quốc

 

Hôm Thứ Bảy 30/6/2007, ngày Tòa Thánh Vatican phổ biến bức thư của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gửi cho những người Công Giáo ở Trung Hoa, (xin xem bức thư này vào ngày mai), chính quyền Trung Cộng đã bày tỏ ước vọng thực hiện một “cuộc đối thoại xây dựng”. Vị ngoại trưởng nước này là Qui Gang đã cho biết như thế qua những lời phát biểu sau đây:

 

“Trung hoa bao giờ cũng chủ trương cải tiến mối liên hệ giữa Trung Hoa và Vatican, và thực hiện những nỗ lực tích cực về điều này. Trung Hoa sẵn sàng tiếp tục cuộc đối thoại thẳng thắn và xây dựng với Vatican để giải quyết những khác biệt của chúng ta.

 

“Chủ trương của Trung Hoa về vấn đề cải tiến những liên hệ Trung Hoa và Vatican là những gì nhất trí, tức là Vatican phải cắt đứt những mối liên hệ ngoại giáo với Đài Loan và phải nhìn nhận Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa như là một chính quyền hợp lệ duy nhất đại diện cho toàn thể Trung Hoa”.

 

Trong quá khứ, những vị đại diện cho Tòa Thánh Vatican đã giải thích rằng không có vấn đề gì về nguyên tắc đối với việc chấp nhận điều kiện này liên quan tới những liên hệ ngoại giao với Bắc Kinh cả.

 

Bản tuyên ngôn của chính quyền Trung cộng còn tiếp tục bằng việc yêu cầu Tòa Thánh Vatican “đừng bao giờ can thiệp vào các việc nội bộ của Trung Hoa, kể cả việc nhân  danh tôn giáo đi nữa”: “Chúng tôi hy vọng bên Vatican hạy thực hiện những việc cụ thể và không tạo ra những cản trở mới”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 1/7/2007

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ