GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 27/8/2007

TUẦN XXI THƯỜNG NIÊN

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 26/8/2007 về Việc Qua Cửa Hẹp theo ý nghĩa của bài Phúc Âm

?  Thánh giáo phụ Basil về Mầu Nhiệm Thiên Chúa

?  Thánh giáo phụ Basil với Giáo Huấn Công Giáo về xã hội

 

 

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 26/8/2007 về Việc Qua Cửa Hẹp theo ý nghĩa của bài Phúc Âm

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Phụng vụ hôm nay thậm chí còn nêu lên chúng ta một câu tỏ tường và rắc rối của Chúa Kitô. Trong chuyến hành trình của Người lên Gia Liêm, có kẻ hỏi Người rằng: “Lạy Thày, phải chăng có ít kẻ được cứu độ?” Và Chúa Giêsu đã trả lời là: “Hãy cố mà vào qua cử hẹp; Thày bảo cho các con hay, vì nhiều người sẽ tìm cách vào mà không được” (Lk 13:23-24). “Cửa hẹp” ở đây có nghĩa là gì? Tại sao nhiều người không vào qua được cửa hẹp này? Phải chăng có lẽ nó là cuộc vượt qua được giành cho một số ít người được tuyển chọn?

 

Khi chúng ta để ý thì cách lập luận tác hiệu này của thành phần đối thoại với Chúa Giêsu bao giờ cũng ở nơi chúng ta, ở chỗ, khuynh hướng nghĩ về việc hành đạo như là mạch nguồn của các thứ đặc ân và là những gì vững chắc luôn rình chực để phục kích chúng ta. Thật thế, sứ điệp của Chúa Kitô thực sự là đi ngược chiều, ở chỗ hết mọi người đều có thể vào hưởng sự sống, thế nhưng cửa sự sống thì “hẹp hòi” đối với hết mọi người. Không có một nhóm nào là đặc biệt cả. Con đường dẫn tới sự sống đời đời là những gì rộng mở trước tất cả mọi người, thế nhưng nó lại “chật hẹp” vì nó là những gì gắt gao đòi hỏi, nó cần phải dấn thân, từ mình và diệt cái tôi của mình.

 

Một lần nữa, như chúng ta đã thấy ở các Chúa Nhật vừa qua, bài Phúc Âm kêu mời chúng ta hãy coi tương lai ở trước mặt chúng ta và là tương lai chúng ta cần phải sửa soạn trong cuộc hành trình trần thế của mình. Ơn cứu độ Chúa Giêsu chiếm đạt qua cuộc tử nạn và phục sinh của Người là một ơn cứu độ phổ quát. Người là Đấng Cứu Chuộc duy nhất và Người mời hết mọi người đến bàn tiệc trường sinh. Thế nhưng, với cùng một điều kiện duy nhất, đó là nỗ lực theo Người và bắt chước Người, vác lấy thập giá của mình, như Người đã làm, và hiến cuộc sống mình để phục vụ anh chị em. Bởi thế, điều kiện để được vào sự sống thiên đình là điều kiện duy nhất và phổ quát.

 

Trong ngày sau hết – Chúa Giêsu nhận định trong Phúc Âm – chúng ta không bị phán xét căn cứ vào những đặc ân lãnh nhận mà là vào các c ông việc của chúng ta. “Những công nhân lầm lỗi” sẽ thấy mình bị loại trừ, trong khi những kẻ làm điều thiện và tìm kiếm công lý, với giá hy sinh phải trả, sẽ được đón nhận. Vì lý do ấy, việc cho rằng mình là “bạn” của Chúa Kitô vẫn chưa đủ, khi khoe khoang về những công lênh sai lạc rằng: “Chúng tôi đã ăn uống trước nhan Ngài và Ngài đã giảng dạy chúng tôi nơi phố xá của chúng tôi” (Lk 13:26).

 

Tình bạn chân thực với Chúa Kitô được thể hiện qua lối sống của con người: nó được thể hiện qua tâm hồn lành thánh, khiêm tốn, hiền lành và xót thương, yêu chuộng công lý và chân lý, chân thành và thành tín dấn thân cho hòa bình và hòa giải. Chúng ta có thể nói rằng đó là cái “thẻ căn cước” công nhận chúng ta là thành phần “bạn bè” chân thực; đó là “tờ giấy thông hành” cho phép chúng ta tiến vào sự sống đời đời.

 

Anh chị em thân mến, nếu chúng ta cũng muốn qua cửa hẹp chúng ta cần phải quyết tâm trở nên bé nhỏ, tức là khiêm nhượng trong lòng, như Chúa Giêsu. Như Mẹ Maria, Mẹ của Người và là Mẹ của chúng ta. Mẹ là con người đầu tiên theo Người Con này, hành trình con đường thập giá và Mẹ đã được hưởng vinh quang thiên đình, như chúng ta tưởng niệm mấy ngày vừa qua. Thành phần Kitô hữu gọi Mẹ là “launa Caele”, Cửa Thiên Đàng. Chúng ta hãy xin Mẹ hướng dẫn chúng ta, trong những chọn lựa hằng ngày, biết đi theo con đường dẫn chúng ta tới “Cửa Thiên Đàng”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 26/8/2007

 

 

TOP

 

?  Thánh giáo phụ Basil về Mầu Nhiệm Thiên Chúa

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 1/8/2007 – Bài Giáo Lý 45 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Sau thời gian nghỉ 3 tuần vừa qua, chúng ta lại tiếp tục các cuộc gặp gỡ Thứ Tư của mình. Hôm nay, tôi chỉ muốn tiếp tục bài giáo lý vừa rồi mà chủ đề là đời sống và các bản văn của Thánh Basil, một vị Giám Mục ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, thuộc miền Tiểu Á, trong thế kỷ thứ 4 sau Chúa Kitô Giáng Sinh. Đời sống và các việc làm của vị đại Thánh này tràn đầy những tư tưởng để suy tư và những giáo huấn vẫn còn thích hợp với chúng ta ngày nay.

 

Trước hết là vấn đề qui chiếu về mầu nhiệm Thiên Chúa, vẫn còn là một qui chiếu ý nghĩa nhất và quan trọng nhất đối với con người. Chúa Cha là “nguyên lý của tất cả mọi sự và là căn nguyên cho hữu thể của tất cả mọi sự hiện hữu, là nguồn mạch của sinh linh” (Hom. 15, 2 de fide: PG 31, 465c); trên hết, Ngài là “Cha của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta” (Anaphora Sancti Basilii). Tiến lên với Thiên Chúa qua các tạo vật của Ngài, chúng ta “nhận thấy được sự thiện hảo và khôn ngoan của Ngài” (Basil, Adversus Eunomium 1, 14: PG 29, 544b).

 

Chúa Con là “hình ảnh của sự thiện hảo và là ấn tín của Cha trong cùng một hình dạng” (cf. Anaphora Sancti Basilii). Bằng việc vâng lời của mình và bằng Cuộc Khổ Nạn của mình, Lời Nhập Thể đã thi hành sứ vụ của mình là Đấng Cứu Chuộc nhân loại (cf. Basil, In Psalmum 48, 8; PG 29, 452ab; cf. also De Baptismo 1, 2: SC 357, 158).

 

Sau hết, ngài đã nói đầy đủ về Chúa Thánh Thần, Đấng ngài đã viết hẳn một cuốn sách. Thánh nhân cho chúng ta thấy rằng vị Thần Linh này làm cho Giáo Hội dậy men, làm cho Giáo Hội tràn đầy tặng ân của Ngài và thánh hóa Giáo Hội.

 

Ánh sáng rạng ngời của mầu nhiệm thần linh được phản ánh nơi con người là hình ảnh của Thiên Chúa, và thăng hóa phẩm vị của con người. Nhìn lên Chúa Kitô, người ta hoàn toàn hiểu được phẩm giá con người.

 

Thánh Basil đã than lên rằng: “Hỡi con người, hãy chú ý đến sự cao cả của mình, bằng cách nhớ lại giá phải trả cho ngươi: hãy nhìn vào giá cứu chuộc của ngươi để thấu hiểu được phẩm giá của mình!” (In Psalmum 48, 8: PG 29, 452b).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/audiences/2007/documents/hf_ben-xvi_aud_20070801_en.html

 

(xin xem tiếp phần dưới đây)

 

 

TOP

 

 

? Thánh giáo phụ Basil về Giáo Huấn về xã hội

 

Đặc biệt là các Kitô hữu, khi hòa hợp đời sống của mình với Phúc Âm, thì nhận thấy rằng tất cả mọi dân tộc đều là anh chị em; đời sống đóng vai quản gia đối với các sự vật được Chúa ban cho, đó là lý do tại sao mỗi một người có trách nhiệm với kẻ khác, và ai giầu có thực sự cần phải “thừa hành các chỉ thị của Thiên Chúa là Đấng Ân Ban” (Hom 6 de avaritia: PG 32, 1181-1196). Tất cả chúng ta đều phải giúp đỡ nhau và cộng tác với nhau như là các chi thể của một thân thể duy nhất (Ep 203, 3).

 

Về điểm này, ngài đã sử dụng những lời lẽ mạnh mẽ can trường trong các bài giảng của mình. Thật vậy, bất cứ ai muốn yêu thương tha nhân như bản thân mình, theo giới lệnh của Thiên Chúa, “đều phải không có gì hơn tha nhân của mình” (Hom. in divites: PG 31, 281b).

 

Vào những lúc đói kém và thảm họa, vị Giám Mục thánh này đã kêu gọi tín hữu bằng những lời thiết tha “đừng da mãn hơn hoang thú… khi lấy những gì con người có chung hay vơ lấy những gì thuộc về tất cả mọi người” (Hom. tempore famis: PG 31, 325a).

 

Tư tưởng sâu xa của Thánh Basil nổi bật ở câu gợi cảm này: “Tất cả những gì kẻ thiếu thốn cơ cực trông chờ vào bàn tay của chúng ta giống như thể chúng ta trông chờ vào bàn tay của Thiên Chúa khi chúng ta thiếu thốn vậy”.

 

Bởi thế, Thánh Gregory Nazianzus đã hết sức có lý để ca ngợi Thánh Basil. Thánh nhân nói: “Thánh Basil thuyết phục chúng ta rằng vì chúng ta là loài người, chúng ta không được khinh thường nhân loại hay phạm đến Chúa Kitô, Thủ Lãnh chung của tất cả mọi người, bằng tác hành phi nhân đối với con người; trái lại, chính chúng ta cần được lợi ích bằng việc học được từ những cái bất hạnh của kẻ khác và cần phải Thiên Chúa sử dụng lòng cảm thương của chúng ta, vì chúng ta cần đến lòng xót thương” (Gregory Nazianzus, Orationes 43, 63; PG 36, 580b).

 

Những lời lẽ này rất ư là hợp thời. Chúng ta thấy rằng Thánh Basil thực sự là một trong những vị Giáo Phụ về giáo huấn xã hội của Giáo Hội vậy.

 

Ngoài ra, Thánh Basil nhắc nhở chúng ta rằng để giữ cho tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa và với con người được sống động, chúng ta cần đến Thánh Thể, thứ lương thực thích đáng cho thành phần lãnh nhận phép rửa, thứ lương thực có thể nuôi dưỡng những năng lực mới xuất phát từ Phép Rửa (cf. De Baptismo 1, 3: SC 357, 192).

 

Thật là hết sức hân hoan khi có thể tham phần vào Thánh Thể (cf. Moralia 21, 3: PG 31, 741a), được thiết lập “để bảo trì liên lỉ việc tưởng niệm Đấng đã chết đi và sống lại vì chúng ta” (Moralia 80, 22: PG 31, 869b).

 

Thánh Thể, một tặng ân vĩ đại của Thiên Chúa, bảo tồm nơi mỗi một người chúng ta việc tưởng nhớ đến ấn tín phép rửa và làm khả dĩ cho việc sống ơn Phép Rửa cách trọn vẹn và trung thành.  

 

Đó là lý do vị Giám Mục thánh thiện này đã thường xuyên khuyên nhủ hãy Hiệp Lễ thường xuyên, thậm chí hằng ngày: “Việc hiệp lễ thậm chí hằng ngày, việc lãnh nhận Mình Máu Chúa Kitô, là điều tốt lành và hữu ích; vì Người đã tỏ tường phán rằng: “’Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi thì có sự sống đời đời’ (Jn 6:54). Bởi thế ai còn dám nghi ngờ là việc tiếp tục hiệp thông với sự sống thì không sống viên trọn?” (Ep. 93: PG 32, 484b).

 

Tắt một lời, Thánh Thể cần thiết cho chúng ta nếu chúng ta biết đón nhận trong chúng ta sự sống chân thật, sự sống đời đời (cf. Moralia 21, 1: PG 31, 737c). Sau hết, dĩ nhiên là Thánh Basil cũng quan tâm tới thành phần chọn lọc của Dân Chúa là giới trẻ, tương lai của xã hội. Ngài đã nói một Bài Diễn Từ cho họ về cách thức làm sao để mưu lợi từ văn hóa của dân ngoại vào thời ấy.

 

Ngài rất công bằng và cởi mở nhìn nhận rằng nơi văn chương Hy Lạp và Latinh cổ kính cũng có những mẫu gương nhân đức. Những mẫu gương sống chân chính ấy có thể giúp ích cho thành phần Kitô hữu trẻ trung đang tìm kiếm chân lý và đường ngay nẻo chính để sống (cf. Ad Adolescentes 3).

 

Bởi thế, người ta cần phải lấy từ các bản văn của chư tác giả cổ thời những gì thích đáng và hợp với sự thật: nhờ đó, bằng đường lối nhận định và cởi mở – một vấn đề của ‘việc nhận thức’ thực sự và thích hợp – giới trẻ tăng trưởng trong tự do.

 

Với hình ảnh thông dụng về những con ong bám lấy những cánh hoa chỉ để hút những gì chúng cần để làm mật, Thánh Basil khuyên dạy rằng: “Như những con ong có thể hút ngụy từ hoa, không như những con vật khác chỉ biết thưởng thức mùi thơm và mầu sắc, cũng thế, từ những bản văn này… người ta có thể rút lấy được một thứ lợi ích nào đó cho tâm linh. Chúng ta cần phải sử dụng những thứ sách vở ấy, theo gương của con ong trong tất cả mọi sự. Chúng không bậu trên mọi cây hoa như nhau, cũng chẳng tìm cách lấy tất cả nhụy hoa ở những hoa chúng đậu lại, nhưng chỉ hút lấy từ những bông hoa này những gì chúng cần để làm mật và không lấy những gì còn lại. Và nếu chúng ta khôn ngoan, chúng ta sẽ lấy từ những bản văn này những gì thích hợp cho chúng ta, và hợp với sự thật, bỏ qua những gì khác” (Ad Adolescentes 4).

 

Thánh Basil trước hết đã khuyên giới trẻ hãy tăng trưởng trong nhân đức, trong lối sống ngay thẳng: “Trong những sự vật khác… chuyền từ vật này sang vật kia như kiểu chơi súc sắc, thì chỉ có một mình nhân đức mới là sự thiện bất khả đoạt và kéo dài suốt đời và sau khi chết” (Ad Adolescentes 5).

 

Anh chị em thân mến, tôi nghĩ người ta có thể nói rằng vị Giáo Phụ này từ xa xưa cũng đã nói với chúng ta và bảo cho chúng ta biết những điều hệ trọng. Trước hết là sự tham dự một cách chuyên chú, sáng suốt và sáng tạo vào nền văn hóa ngày nay.

 

Thế rồi tới trách nhiệm xã hội: đây là thời đại mà, trong một thế giới toàn cầu hóa, thậm chí thành phần dân chúng cách xa nhau về thể lý cũng thật sự trở thành láng giềng của nhau; bởi thế, hãy sống thân tình với Chúa Kitô là vị Thiên Chúa mang bộ mặt con người.

 

Sau cùng là việc nhìn nhận và công nhận Thiên Chúa Hóa Công, Cha của tất cả mọi người chúng ta: chỉ khi nào chúng ta cởi mở trước vị Thiên Chúa này, vị Cha chung này, chúng ta mới có thể xây dựng một thế giới chân chính và huynh đệ hơn.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/audiences/2007/documents/hf_ben-xvi_aud_20070801_en.html

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ