GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 14/9/2007

TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN

 

?  "Chúa Kitô mời gọi các bạn hãy hợp với Giáo Hội 'trên con đường hành trình của Giáo Hội băng qua lịch sử'”

?  "Theo Chúa Kitô ... nghĩa là mặc lấy cách trọn vẹn hơn nữa tâm trí và đời sống của Người"

?  "Chỉ nhờ tham dự vào ý muốn của Thiên Chúa mà chúng ta mới đạt được căn tính thực sự của chúng ta"

 

 

?  "Chúa Kitô mời gọi các bạn hãy hợp với Giáo Hội 'trên con đường hành trình của Giáo Hội băng qua lịch sử'”

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Tông Du Áo Quốc 7-9/9/2007: Bài Giảng cho Giờ Kinh Tối với các vị linh mục, tu sĩ, phó tế và chủng sinh ở Đến Mariazell ngày Thứ Bảy 8/9/2007

 

Cùng Quí Huynh khả kính trong Thừa Tác Vụ Linh Mục,

Quí Tu Sĩ Nam Nữ Sống Đời Tận Hiến,

Và Các Bạn thân mến,

 

Chúng ta đã cùng nhau đến Ngôi Đền Thờ khả kính Magna Mater Austriae ở Mariazell đây. Qua nhiều thế hệ, dân chúng đã đến đây nguyện cầu để xin Mẹ Thiên Chúa trợ giúp. Cả chúng ta nữa cũng đang làm như vậy hôm nay đây. Chúng ta muốn hợp cùng Mẹ Maria để chúc tụng sự thiện hảo bao la hải hà của Thiên Chúa cũng như để bày tỏ lòng tri ân cảm tạ của chúng ta đối với Chúa về tất cả những phúc lành chúng ta đã lãnh nhận, nhất là đại tặng ân đức tin. Chúng ta cũng muốn dâng lên cho Mẹ Maria những quan tâm chân thành của chúng ta, xin Mẹ chở che bảo vệ Giáo Hội, kêu xin Mẹ chuyển cầu cho tặng ân ơn gọi xứng đáng cho các Giáo Phận và các cộng đồng tu trì, van nài Mẹ hỗ trợ cho các gia đình và lời cầu bầu xót thương của Mẹ cho tất cả những ai mong thoát khỏi vòng tội lỗi mà được ơn hoán cải, và sau hết, ký thác cho việc chăm sóc từ mẫu của Mẹ thành phần bệnh nhân và già lão của chúng ta. Chớ gì Người Mẹ cao cả của Áo quốc và của Âu Châu mang tất cả mọi người chúng ta đến chỗ sâu xa canh tân  đức tin và đời sống!

 

Các bạn thân mến, là những vị linh mục và là thành phần nam nữ tu sĩ nam nữ, các bạn là những người tôi tớ của Chúa Giêsu Kitô. Như hai ngàn năm trước Chúa Giêsu đã kêu gọi dân chúng theo Người, ngày nay Người cũng kêu gọi những con người nam nữ trẻ trung tiến bước theo ơn gọi của Người, được thu hút bởi Người và được tác động bởi lòng ước muốn hiến đời sống mình phục vụ Giáo Hội và giúp đỡ người khác. Họ can đảm theo Chúa Kitô, và họ muốn trở thành những chứng nhân của Người. Việc trở thành một người môn đệ của Chúa Kitô là việc làm hết sức liều mình, vì chúng ta liên lỉ bị đe dọa bởi tội lỗi, bởi thiếu thốn tự do và bởi việc đào ngũ. Bởi thế tất cả chúng ta đều cần đến ân sủng của Người, như Mẹ Maria đã lãnh nhận ân sủng của Người một cách trọn vẹn. Chúng ta hãy biết luôn luôn, như Mẹ Maria, nhìn lên Chúa Kitô, và làm cho Người thành chuẩn mức của chúng ta. Nhờ đó, chúng ta có thể tham phần vào sứ vụ cứu độ phổ quát của Giáo Hội có Người là đầu. Chúa Kitô đang kêu gọi các linh mục, tu sĩ và giáo dân hãy đi vào thế giới, với tất cả những thứ phiền tạp của nó, và hãy hợp tác dể dựng xây Vương Quốc của Thiên Chúa. Họ làm điều này bằng rất nhiều cách thức khác nhau: bằng việc giảng dạy, bằng việc xây dựng cộng đồng, bằng các thứ thừa tác mục vụ khác, bằng việc cụ thể thực thi đức bác ái, bằng việc nghiên cứu và học hỏi khoa học được thi hành theo tinh thần tông đồ, bằng việc đối thoại với nền văn hóa chung quanh, bằng việc cổ võ công lý theo ý muốn của Thiên Chúa, và bằng việc cũng không kém phần quan trọng nữa là tĩnh lặng chiêm niệm Thiên Chúa Ba Ngôi và cùng chúc tụng Thiên Chúa trong cộng đồng của mình.

 

Chúa Kitô mời gọi các bạn hãy hợp với Giáo Hội “trên con đường hành trình của Giáo Hội băng qua lịch sử”. Người đang mời gọi các bạn hãy trở thành những kẻ lữ khách với Người và thông dự vào cuộc sống của Người, một cuộc sống mà cho đến ngày nay nữa bao gồm cả con đường Thập Giá và con đường của Đấng Phục Sinh xuyên qua Galilê của cuộc đời chúng ta. Thế nhưng, Người mãi mãi vẫn là một Chúa duy nhất, Đấng, qua một Phép Rửa duy nhất, đang kêu gọi chúng ta đến cùng một đức tin duy nhất. Tham phần vào cuộc hành trình này, như thế, có nghĩa bao gồm cả 2 điều: chiều kích Thập Giá – với những thất bại, đau thương, hiểu lầm, và thậm chí bị dể duôi và bách hại -, thế nhưng cũng bao gồm cả chiều kích cảm nghiệm sâu xa niềm vui trong việc phục vụ Người và trong niềm an ủi dồi dào xuất phát từ việc gặp gỡ Người. Như Giáo Hội, các giáo xứ, cộng đồng và tất cả mọi Kitô hữu đã lãnh nhận phép rửa, tìm thấy nơi cảm nghiệm của mình về Chúa Kitô tử giá và phụïc sinh được mạch nguồn cho sứ vụ của họ.

 

Ở tâm điểm của sứ vụ Chúa Giêsu Kitô và của hết mọi Kitô hữu đó là việc loan truyền Vương Quốc của Thiên Chúa. Việc nhân danh Chúa Kitô loan truyền Vương Quốc này có nghĩa là, đối với Giáo Hội, với các vị linh mục, với các tu sĩ nam nữ, cũng như với tất cả mọi người đã lãnh nhận phép rửa, dấn thân hiện diện trong thế giới như là chứng nhân của Người. Vương Quốc của Thiên Chúa thực sự là chính Thiên Chúa, Đấng tự hiện diện giữa chúng ta và cai trị qua chúng ta. Vương Quốc của Thiên Chúa được xây dựng khi Thiên Chúa sống trong chúng ta và chúng ta mang Thiên Chúa đến cho thế giới. Các bạn làm thế khi các bạn chứng thực cho một “ý nghĩa” được bắt nguồn từ tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa và ngược lại với hết mọi thứ vô nghĩa và vô vọng. Các bạn đừng cùng một phía với tất cả những ai đang hăng say nỗ lực khám phá ra ý nghĩa này, cùng một bên với tất cả những ai tìm kiếm Thiên Chúa, với thành phần đang hành trình tiến tới cùng Thiên Chúa. Các bạn làm chứng cho một niềm hy vọng hướng đến lòng trung thành và mối quan tâm yêu thương của Thiên Chúa, ngược lại với hết mọi hình thức vô vọng, âm thầm hay tỏ hiện. Bởi thế, các bạn ở cùng một bên với những ai bị quằn quại trong bất hạnh và không thể thoạt nổi những gánh nặng của họ. Các bạn làm chứng cho một Tình Yêu ban mình cho nhân loại nhờ đó đã khống chế sự chết. Các bạn ở về phía tất cả những ai chưa bao giờ biết yêu, và những ai không thể nào tin tưởng cuộc sống. Nên các bạn chống lại với tất cả mọi hình thức bất công, kín đáo hay lộ liễu, cũng như chống lại sự khinh thường con người đang gia tăng. Nhờ đó, anh chị em thân mến, cả cuộc đời của anh chị em cần  phải trở thành, như Thánh Gioan Tẩy Giả, một chứng nhân cao cả sống động của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa nhập thể. Chúa Giêsu đã gọi Thánh Gioan là “một ngọn đèn   cháy sáng” (Jn 5:35). Cả anh chị em nữa cũng phải trở thành những ngọn đèn như vậy!  Ánh sáng của anh chị em hãy chiếu soi vào xã hội của chúng ta, vào sinh hoạt chính trị và kinh tế, vào văn hóa và việc nghiên  cứu. Cho dù nó chỉ là một ánh sáng lung linh giữa rất nhiều ánh sáng mờ ảo nó cũng có được quyền lực và ánh rạng ngời của mình từ Sao Mai vĩ đại là Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng tỏa ánh sáng rạng ngời – Đấng muốn chiếu ngời qua chúng ta – và sẽ không bao giờ lịm tắt.    

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2007/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20070908_vespri-mariazell_en.html

 

(xin xem tiếp dưới đây)

 

TOP

 

?   "Theo Chúa Kitô ... nghĩa là mặc lấy cách trọn vẹn hơn nữa tâm trí và đời sống của Người"

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Tông Du Áo Quốc 7-9/9/2007: Bài Giảng cho Giờ Kinh Tối với các vị linh mục, tu sĩ, phó tế và chủng sinh ở Đến Mariazell ngày Thứ Bảy 8/9/2007

 

Theo Chúa Kitô – nếu chúng ta muốn theo Chúa Kitô – thì theo Chúa Kitô nghĩa là mặc lấy cách trọn vẹn hơn nữa tâm trí và đời sống của Người; đó là những gì được Bức Thư gửi Kitô Hữu ở Philippi nói với chúng ta: “anh chị em hãy có cùng một tâm trí như Chúa Kitô!” (x 2:5). “Hãy nhìn lên Chúa Kitô” là đề tài của những ngày này. Khi nhìn lên Người, vị đại Sư của đời sống, Giáo Hội đã nhận thấy 3 đặc tính nổi bật nơi thái độ của Chúa Giêsu. Ba tính chất này – theo Truyền  Thống chúng ta gọi là “những lời khuyên của Phúc Âm” – đã trở thành những yếu tố riêng biệt của một đời sống dấn thân tận tuyệt theo Chúa Kitô, đó là khó nghèo, thanh tịnh và tuân phục. Giờ đây chún g ta hãy suy nghĩ một chút về chúng.

 

Chúa Giêsu Kitô, Đấng giầu sang với chính sự sang giầu của Thiên Chúa, đã trở nên nghèo khổ vì chúng ta, như Thánh Phaolô cho chúng ta biết trong Thư Thứ Hai gửi Kitô hữu ở Corintô (x 8:9); đây là một lời phát biểu khôn dò, một lời phát biểu chúng ta cần phải luôn luôn để suy niệm sâu xa hơn. Và trong Thư gửi cho Kitô hữu Philippi chúng ta đọc thấy rằng: Người đã tự hủy ra như không; Người đã tự hạ và đã vâng lời cho đến chết trên Thập Giá (cf. 2:6ff). Đấng tự mình trở nên  nghèo nàn, đã gọi thành phần nghèo là “phúc đức”. Thánh Luca, trong đoạn về Phúc Đức, đã làm cho chúng ta hiểu rằng lời phát biểu ấy – cho thành phần nghèo nàn là có phúc – thật sự là nói về người nghèo, thành phần thực sự nghèo, trong dân Yến Duyên bấy giờ, một dân tộc có một phân cách kịch liệt giữa giầu và nghèo. Thế nhưng, Thánh Mathêu, trong đoạn của mình về Phúc Đức , đã giải thích cho chúng ta rằng nguyên tình trạng bần  cùng về vật chất mà thôi chưa đủ để bảo đảm được tình trạng  gần gũi với Thiên C húa, vì con tim có thể trở nên chai cứng và đầy những thèm muốn giầu sang. Bởi thế vấn  đề trở nên  rõ ràng đó là Kitô hữu thấy Chúa Kitô là Đấng đợi chờ kẻ nghèo, đợi chờ việc dấn thân của họ. Ai muốn theo Chúa Kitô cách dứt khoát cần phải từ bỏ những sản vật thể chất. Nhưng họ cần phải sống đức khó nghèo này một cách mô phỏng theo Chúa Kitô, nhờ đó được thanh thoát nội tâm cho tha nhân của mình. Đối với tất cả mọi Kitô hữu, đặc biệt linh mục chúng ta cũng như tu sĩ, cá nhân cũng như cộng đồng, vấn đề nghèo khó và thành phần nghèo khó cần phải trở thành đối tượng trong việc liên lỉ và triệt để kiểm điểm lương tâm. Nơi trường hợp riêng của chúng ta đây, một trường hợp cho thấy chúng ta không tệ lắm, chúng ta không phải là thành phần nghèo khó. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải đặc biệt suy nghĩ về cách làm sao chúng ta có thể sống trọn ơn gọi này một cách chân thành. Tôi xin để tùy việc kiểm điểm lương tâm của anh chị em cũng như của chúng ta về nó. 

 

Để hiểu được đúng ý nghĩa của đức thanh tịnh, chúng ta cần phải bắt đầu với chiều hướng tích cực của nó. Một lần nữa, chúng ta lại chỉ thấy đức này khi nhìn lên Chúa Kitô thôi. Đời sống của Chúa Giêsu có một chiều hướng lưỡng diện, ở chỗ, Người đã sống cho Chúa Cha và cho người khác. Trong Thánh Kinh, chúng ta thấy Chúa Giêsu như một con người nguyện cầu, một con người thức cả đêm để đàm đạo với Cha. Qua việc nguyện cầu của mình, Người đã làm cho nhânm tính của riêng Người, và nhân tính của tất cả chúng ta, trở thành yếu tố cho mối liên hệ con cái của Người với Chúa Cha. Cuộc đối thoại này với Cha, như thế, trở thành một sứ vụ được liên lỉ canh tân đối với thế giới, đối với chúng ta.  Sứ vụ của Chúa Giêsu đã dẫn Người tới chỗ dấn thân một cách tinh tuyền và hoàn toàn cho con người nam nữ. Thánh Kinh cho chúng ta thấy rằng không có khi nào trong đời của mình Người đã bội phản nơi mối liên hệ của Người với kẻ khác, cho dù là một mảy may tư lợi hay vị kỷ. Chúa Giêsu đã yêu thương người khác trong Chúa Cha, bắt đầu từ Chúa Cha – bởi thế, Người đã yêu thương họ nơi hữu thể thực sự của họ, nơi thực tại của họ. Việc thông phần vào những niềm cảm thức này của Chúa Giêsu Kitô – trong mối hiệp thông hoàn toàn với Vị Thiên Chúa hằng sống cũng như trong mối hiệp thông hoàn toàn tinh tuyền này với kẻ khác, một cách trọn vẹn – việc thông phần vào tâm trí của Chúa Kitô ấy đã soi động nơi Thánh Phaolô một khoa thần học và một lối sống hợp với những lời nói của Chúa Giêsu về vấn đề độc thân vì Nước Trời (x Mt 19:12).

 

Linh mục và tu sĩ là những con người không xa cách với những mối tương quan liên vị. Đức thanh tịnh, ngược lại, có nghĩa là – và đây là những gì tôi muốn bắt đầu – một mối liên hệ sâu xa; tích cực mà nói thì nó là một mối liên hệ với Chúa Kitô sống động, và nhờ đó, với Chúa Cha. Thế n ên, bằng lời khấn độc thân than h tịnh, chúng ta không thánh hiến bản thân mình cho cá nhân  chủ nghĩa hay cho một đời sống cô lập; trái lại, chúng ta long trọng thề hứa sử dụng những mối liên hệ sâu xa chúng ta có thể và chúng ta lãnh nhận như một tặng ân vào việc phục vụ Vương Quốc của Thiên Chúa – từ đó phục vụ cả kẻ khác nữa – một cách hoàn toàn và dứt khoát. Nhờ đó linh mục và tu sĩ trở thành những con người nam nữ của niềm hy vọng: ở chỗ khi liên kết hết mọi sự với Thiên Chúa để chứng tỏ rằng Thiên Chúa là một sự gì đó chân thực đối với họ, là họ giành chỗ cho sự hiện diện của Ngài – sự hiện diện của Vương Quốc Thiên Chúa – tr ên thế giới này. Quí vị linh mục và tu sĩ thân mến,  anh chị em cần  phải thực hiện một đóng góp quan trọng, đó là, giữa tình trạng tràn lan những gì là tham lam, chiếm hữu, hưởng thụ và tôn thờ cá nhân, chúng ta lại đang nỗ lực tỏ ra một tình yêu vô vị kỷ đối với con người nam nữ. Chúng ta đang sống cuộc sống của niềm hy vọng, một niềm hy vọng được chúng ta phú thác vào bàn tay Thiên Chúa cái mãn nguyện của nó, vì chúng ta tin rằng Ngài sẽ làm cho nó nên  trọn. Điều gì sẽ xẩy ra khi lịch sử Kitô Giáo thiếu vắng đi những nhân vật và gương mẫu trổi vượt như thế? Thế giới của chúng ta sẽ ra sao nếu không có linh mục, nếu không có những con người nam nữ ở trong các hội dòng và cộng đồng sống đời tận hiến – những con người sống chứng thực cho một niềm hy vọng được thỏa nguyện vượt trên hết mọi ước vọng của con người và của một cảm nghiệm về tình yêu Thiên Chúa siêu việt hơn tất cả mọi tình yêu nhân loại? Ngày nay thực sự thế giới đang cần đến chứng từ của chúng ta. 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2007/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20070908_vespri-mariazell_en.html

 

(xin xem tiếp dưới đây)

 

TOP

 

? Chỉ nhờ tham dự vào ý muốn của Thiên Chúa mà chúng ta mới đạt được căn tính thực sự của chúng ta"

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Tông Du Áo Quốc 7-9/9/2007: Bài Giảng cho Giờ Kinh Tối với các vị linh mục, tu sĩ, phó tế và chủng sinh ở Đến Mariazell ngày Thứ Bảy 8/9/2007

 

Giờ đây chúng ta tiến đến đức tuân phục. Chúa Giêsu đã sống trọn cuộc đời của Người, từ những năm tháng ẩn dật ở Nazarét cho đến chính giây phút Người chết trên Thập Giá trong việc lắng nghe tiếng Chúa Cha, trong sự tuân  phục Cha. Chúng ta thấy điều này nơi cách thức sáng ngời ở Vườn Cây Dầu. “Xin hãy thực hiện ý của Cha chứ đừng ý Con”. Trong lời nguyện cầu này Chúa Giêsu nhận lấy nơi ý muốn làm con cái của mình cái chống cự ngạo mạn của tất cả chúng ta, và biến đổi việc nổi loạn  của chúng ta bằng đức tuân phục của Người. Chúa Giêsu là một con người của sự cầu nguyện. Thế nhưng, đồng thời Người cũng là một con người biết lắng nghe và tuân phục: Người đã tỏ ra “vâng lời cho đến  chết cho dù chết trên thập giá” (Phil 2:8). Kitô hữu đã luôn học biết từ cảm nghiệm này là, trong việc phó mình cho ý muốn của Cha, họ chẳng mất mát gì hết, thay vào đó, nhờ vậy, họ khám phá ra căn tính sâu xa nhất của họ và niềm tự do nội tại. Nơi Chúa Giêsu, họ đã khám phá ra rằng những ai đánh mất bản thân mình thì lại tìm thấy, và những ai cầm buộc mình bằng đức tuân phục vì Thiên Chúa và muốn tìm kiếm Thiên Chúa thì họ là những con người được tự do. Việc lắng nghe Thiên Chúa và tuân phục Ngài không phải là những gì bị kềm kẹp bề ngoài và đánh mất đi bản thân mình. Chỉ nhờ tham dự vào ý muốn của Thiên Chúa mà chúng ta mới đạt được căn tính thực sự của chúng ta. Thế giới của chúng ta ngày nay đây cần chứng từ của cảm nghiệm này chính vì nó mong muốn “hiện thực bản thân mình” và “chủ định bản thân mình”.

 

Romano Guardini đã thuật lại trong cuốn tự thuật của mình về cách thức, ở vào giây phút nghiêm trọng cho cuộc hành trình của mình, khi mà đức tin non dại của ông bị rung chuyển, làm thế nào quyết định nống cốt cho cả cuộc đời của ông – việc ông hoán cải – đã xẩy ra cho ông qua một cuộc gặp gỡ câu nói của Chúa Giêsu là chỉ có kẻ nào mất bản thân mình mới tìm lại được nó mà thôi (x Mt 8:34ff; Jn 12:25); không thể nào có vấn đề tái nhận thức bản thân mình hay hiện thực bản thân mình mà lại không bỏ mình, không đánh mất bản thân mình đi. Thế nhưng, vấn đề được đặt ra ở đây là: việc đánh mất bản thân mình đến đâu mới gọi là chính đáng? Tôi có thể hiến mình cho ai đây? Hiển nhiên là chúng ta hoàn toàn phó mình một khi chúng ta nhờ đó rơi vào bàn tay Thiên Chúa. Cuối cùng, chỉ ở nơi một mình Ngài chúng ta mới mất bản thân mình và chỉ ở nơi Ngài chúng ta mới tìm thấy bản thân của chúng ta. Thế nhưng vấn nạn nữa là Thiên Chúa là ai? Thiên Chúa ở đâu? Bấy giờ họ mới tiến đến chỗ hiểu rằng vị Thiên Chúa mà chúng ta phó mình cho Ngài là vị Thiên Chúa duy nhất, Đấng đã trở nên hữu hình và gần gũi chúng ta nơi Chúa Giêsu Kitô. Thế nhưng, vẫn còn một vấn nạn nữa, đó là Chúng ta tìm thấy Chúa Giêsu Kitô ở đâu? Làm thế  nào tôi có thể thực sự hiến thân cho Người? Câu trả lời mà Guardini đã tìm thấy sau nhiều tìm kiếm đó là thế này: Chúa Giêsu cụ thể hiện diện với chúng ta chỉ ở nơi Thân Thể của Người là Giáo Hội. Bởi thế, việc tuân  phục ý muốn của Thiên Chúa, tuân phục Chúa Giêsu Kitô, một cách thực sự và cụ thể, cần  phải là việc khiêm tốn tuân  phục Giáo Hội. Tôi nghĩ rằng cả điều này nữa cũng kêu gọi chúng ta hãy liên tục sâu xa kiểm điểm lương tâm. Tất cả được tóm lại trong lời nguyện cầu của Thánh I Nhã Loyola – một lời nguyện cầu đối với tôi bao giờ cũng quá cao cả đến nỗi tôi hầu như sợ đọc nó, tuy nhiên lại là một người nguyện mà, vì tất cả sự khó khăn của nó, chúng ta cần phải luôn luôn lập đi lập lại: “Ôi Chúa, xin hãy lấy đi và hãy nhận lấy tất cả niềm tự do của con, trí tưởng của con, kiến thức của con và trọn ý muốn của con. Tất cả những gì con có và tất cả những gì con sở hữu mà Chúa đã ban cho con: con xin dâng tất cả chúng cho Chúa; tất cả chúng đều là của Chúa, xin Chúa hãy sử dụng chúng theo ý Chúa. Xin chỉ cần ban cho con tình yêu của Chúa và ân sủng của Chúa; nhờ những điều ấy con sẽ được đủ giầu có và con sẽ chẳng còn thiết gì hơn”.

 

Anh chị em thân mến! Anh chị em gần trở về với những nơi anh chị em sinh sống và thực hiện hoạt động về lãnh vực giáo hội, mục vụ, thiêng liêng và nhân bản. Xin Mẹ Maria, Vị Đại Bầu Cử và là Mẹ của chúng ta, coi sóc và bảo vệ anh chị em và công việc làm của anh chị em. Xin Mẹ chuyển cầu cùng Con Mẹ là Chúa Giêsu Kitô của chúng ta cho anh chị em. Tôi cám ơn lời nguyện cầu và nỗi cực nhọc của anh chị em thực hiện trong vườn nho của Chúa, và tôi hợp cùng anh chị em cầu cùng Thiên Chúa bảo vệ và chúc phúc cho tất cả mọi anh chị em, và hết mọi người, đặc biệt là giới trẻ, cả ở Áo quốc đây cũng như ở các nước khác là những nơi có nhiều anh chị em từ đó mà đến. Tôi ưu ái ban phép lành cho tất cả anh chị em.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2007/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20070908_vespri-mariazell_en.html

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ