GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 21/9/2007

TUẦN XXIV  THƯỜNG NIÊN

 

 

?  Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: “Xin để cho tôi về cùng Chúa - Let me go to the Lord”

?  "Ngài là thần học gia cuối cùng của các vị đại thần học gia thuộc thế hệ của Công Đồng Chung Vaticanô II"

?  “Chúng ta muốn nhìn lên Chúa Kitô, là sự sống của chúng ta và là niềm hy vọng của chúng ta”

 

 

? Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: “Xin để cho tôi về cùng Chúa - Let me go to the Lord”

 

Vị y sĩ riêng của Đức Gioan Phaolô II minh định về những lời cuối cùng của ngài

 

Trong một bài báo hôm Chúa Nhật 16/9/2007 của tờ nhật báo La Repubblica ở Ý thì bác sĩ Renato Buoãonetti cho rằng những lời cuối cùng “hãy để cho tôi đi về nhà Cha - Let me go to the house of the Father,” của cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là “lời nguyện cầu của một vị thánh tỏ ra yêu chuộng sự sống của mình cho đến khi Chúa nhân  lành gọi ngài về cùng Người”. Vị bác sĩ riêng của Đức Cố Giáo Hoàng này cho biết tiếp:

 

“Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã được chăm sóc cho tới giây phút cuối cùng của đời sống ngài, tức cho tới khi ngài thở hơi cuối cùng vào lúc 9 giờ 37 phút tối ngày 2 tháng 4 năm 2005.

 

“Trước đó ngài quả thực có nói với các vị bác sĩ của mình rằng ‘xin để cho tôi về cùng Chúa – Let me go to the Lord’. Thế nhưng đó là một câu nói khổ hạnh, một hình thức nâng hồn lên từ một lời nguyện cuối cùng của một con người đang hết sức đau khổ và cảm thấy rất mãnh liệt muốn được gần gũi với Cha Trên Trời.

 

“Đó không phải là một sự chối từ hay một hình thức buông xuôi phó mặc sự sống. Nó cũng không phải là lời mời gọi các vị y sĩ đang chăm sóc cho ngài hãy tháo gỡ các thứ hay thôi đừng chăm sóc nữa, một thứ gián tiếp chọn lựa việc triệt sinh an tử, như một số người đang nói bóng gió về điều này. Ai tin như thế là sai lầm”.

 

Theo vị y sĩ này thì Đức Gioan Phaolô II đã than thở lời nguyện này “bằng một giọng yếu ớt với Nữ Tu Tobiana người Ba Lan, trong khi nữ tu đang lo phục vụ ở gần giường của ngài nằm. Khi người nữ tu này ra khỏi phòng thì nói với chúng tôi rằng Đức Giáo Hoàng bảo nữ tu rằng ngài ‘muốn được ra đi, đi về cùng Chúa’.

 

“Tôi xin lập lại rằng đó là một lời mời gọi có tính cách thần bí, một lời nguyện cầu cao cả được thốt lên từ một con người cảm thấy rằng mình gần đi đến chỗ kết thúc cuộc hành trình trần thế của mình. Thế nhưng, ngài đã không bao giờ bị lẻ loi một mình, thiếu chăm sóc hay được bảo vệ, như một số người lầm lạc đang cố gắng léo lái theo ý nghĩ của họ.

 

“Đối với những ai gần gũi với ngài thì lại là một bài học sống cao cả. Một lời nguyện cầu được than lên cho đến cùng, bằng một giọng rất yếu ớt, khó nghe, thì thào, song sâu xa. Lời nguyện cầu của một vị thánh đã yêu chuộng sự sống cho tới khi Chúa nhân lành gọi ngài về với Người”.

 

Sở dĩ vị y sĩ này lên tiếng như thế là vì một số truyền thông chủ trương sai lệch về những lời của Đức Cố Gioan Phaolô II, nhất là từ sau khi văn kiện được Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin phổ biến hôm Thứ Sáu, 13/9/2007 về vấn đề buộc phải sử dụng việc dinh dưỡng bằng ống cho những người trường kỳ ở trong “tình trạng thực vật”.

 

“Câu ‘hãy để cho tôi đi về nhà Cha - Let me go to the house of the Father,’ là một lời nguyện cầu cao cả, sâu xa khổ hạnh, một tấm gương độc đáo và hầu như đặc thù có tính cách gắn bó với niềm tin tưởng vào Thiên Chúa là Cha, cũng như vào sự sống, một sự sống được Đức Gioan Phaolô II yêu chuộng cho tới giây phút cuối cùng.

 

“Ngài đã trải qua một cuộc khổ nạn dài. Vào ngày 31/3, khi ngài nhìn qua cửa sổ phòng của ngài lần đầu tiên thì ngài không thể nói năng gì được. Thế nhưng, ngài vẫn không bỏ cuộc. Từ ngày đó trở đi ngài đã được dinh dưỡng ở ruột bằng một ống từ mũi vào dạ dày, vì ngài không còn ở trong tình trạng ăn uống bằng miệng được nữa.

 

“Việc nhỏ giọt vẫn được sử dụng và bảo toàn cho đến giây phút cuối cùng, không bị đứt đoạn chút nào. Thế rồi, vào ngày 31/3, ngài đã bị một nhiễm trùng nặng, làm ngưng việc tuần hoàn bởi nhiễm trùng đường tiểu; ngài đã được cung cấp đầy đủ tất cả những biện pháp trị liệu thích đáng và việc trợ giúp về đường hô hấp”.

 

Vị y sĩ này khẳng định là cho dù Đức Gioan Phaolô có ở tại dinh Giáo Hoàng đi nữa, ngài cũng được chăm sóc đầy đủ về y khoa. Vị bác sĩ cho biết:

 

“Đức Giám Mục bí thư riêng của ngài là Stanislaw Dziwisz đã minh nhiên hỏi xem rằng ngài có muốn đi nhà thương hay chăng. Nhưng Đức Thánh Cha muốn ở lại Vatican là nơi ngài cũng được bảo đảm cách liên tục cách tốt đẹp về việc trợ giúp chuyên môn về y khoa, 24 tiếng 1 ngày, với nhân viên đầy kinh nghiệm”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 20/9/2007

 

 

TOP

 

?  "Ngài là thần học gia cuối cùng của các vị đại thần học gia thuộc thế hệ của Công Đồng Chung Vaticanô II"

Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Vienna Áo Quốc nhận định về Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

Trong bài phỏng vấn với điện toán hệ toàn cầu Zenit trước chuyến tông du của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đến Áo quốc 7-9/9/2007, Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Vienna Áo Quốc là Christoph Schưnborn, trong 9 câu vấn đáp, ngài đã bày tỏ nhận định của mình về Đức Thánh Cha Biển Đức XVI ở câu thứ 2 và 3 như sau:

Vấn:    Những cuộc gặp gỡ giữa Đức Hồng Y với Đức Thánh Cha ra sao?

Đáp:   Rầt bình thường. Ngài là một người tôi đã quen biết 35 năm, vị tôi đã học hỏi và là vị tôi được làm việc với trong nhiều năm, một con người qua bằng ấy năm, tôi đã học biết, hết lòng kính trọng và đặc biệt ngưỡng phục. Thế nhưng, vào ngày 19/4/2005, một sự trọng đại đã xẩy ra nơi cuộc sống của ngài và cuộc sống của chúng tôi – đó là ngài đã được chọn làm vị thừa kế Thánh Phêrô. Điều này dĩ nhiên tiêu biểu cho một chiều kích mới, một chiều kích hiển  nhiên thích hợp với ngài. Ngài là một con người, một bậc thày, một vị hồng y tôi rất quen biết và từng quen biết nhiều năm, và đồng thời ngài là Phêrô.

Vấn:    Đức Tổng Giám Mục đã quen biết Đức Joseph Ratzinger hay Biển Đức XVI nhiều năm. Điều gì đã làm cho ngài trở thành một con người nổi bật?

Đáp:   Tôi có thể đề cập đến nhiều điều. Trong những cuốn hồi niệm của mình, ngài đã viết một cách hết sức khiêm tốn nhưng khôn ngoan và đời sống của ngài. Ngài rất hạn hẹp trong việc bày tỏ những vấn đề cá nhân. Ngài không nói nhiều về đời sống của ngài, nhưng người ta vẫn có thể nhận thấy được những cội rễ sâu xa về Kitô Giáo của nó. Quí vị có thể bảo rằng ngài xuất thân từ một gia đình được hình thành sâu xa bởi đức tin, một gia đình liên kết trong tin tưởng và yêu thương.

Tôi đã được dịp biết nhiều về người chị Maria của ngài, vị đã chết bất ngờ vào ngày 2/11/1991. Ba chị em rất gắn bó với nhau và chắc chắn các vị đã có được những bậc phụ huynh kỹ lưỡng uốn nắn cho.

Theo tiểu sử của mình thì vị Giáo Hoàng này là ai? Ngài là một thần học gia thiên tài và thông minh đặc biệt. Tôi không ngần ngại nói rằng ngài là thần học gia cuối cùng của các vị đại thần học gia thuộc thế hệ của Công Đồng Chung Vaticanô II – như de Lubac, Congar, Rahner, von Balthasar. Ngài là thần học gia trẻ nhất thuộc một chuỗi dài thần học gia đã ảnh hưởng tới Công Đồng này và ngài là một trong những đệ nhất vị vì các khả năng về tu đức và thần học của ngài.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/9/2007 

 

TOP

 

? “Chúng ta muốn nhìn lên Chúa Kitô, là sự sống của chúng ta và là niềm hy vọng của chúng ta”

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Tông Du Áo Quốc 7-9/9/2007: Lời Tạ Từ tại Phi Trường Quốc Tế  Vienna/Schwechat tối Chúa Nhật 9/9/2007

 

Cùng Ông Tổng Thống, vào lúc tôi đang sửa soạn rời Áo quốc để kết thúc cuộc hành hương kỷ niệm 850 mừng Đền Thánh Quớc Gia Mariazell, tôi tri ân nghĩ về những ngày đầy những cảm  nghiệm nhung nhớ này. Tôi cảm thấy rằng tôi đã được hiểu biết hơn nữa xứ sở tuyệt vời này và dân dân của nó. 

 

Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến Chư Huynh Giám Mục của tôi, đến Chính Quyền, đến các thẩm quyền quần chúng, cũng như không ít đến nhiều tình nguyện viên đã giúp vào việc tổ chức cho chuyến viếng thăm này. Tôi nguyện cầu để anh chị em cũng được chia sẻ dồi dào vào các ơn chúng ta đã lãnh nhận trong những ngày này. Tôi ân cần gửi lời cám ơn riêng đến đặc biệt Ông Tổng Thống, về những lời lẽ tốt đẹp tạ từ của ông, về việc đã theo tôi trong cuộc hành hương này, cũng như về tất cả mọi chú trọng ông đã giành cho tôi. Xin cám ơn ông!

 

Một lần nữa, tôi đã có thể cảm nghiệm Mariazell như là một nơi chốn đặc biệt tràn đầy ân sủng, một nơi chốn mà trong những ngày này đã tiếp đón tất cả chúng tôi và đã cống hiến cho chúng tôi sức mạnh nội tâm để tiến bước trên con đường trước mắt. Những đám đông dân chúng đã tham dự việc chúng tôi cử hành ở Đền Thờ, ở chính Mariazell cũng như ở khắp Áo quốc là những gì tác động chúng tôi, cùng với Mẹ Maria, nhìn lên Chúa Kitô, và như những con người được Thiên Chúa âu yếm đoái nhìn, tin tưởng đối diện với con đường hướng tới tương lai. Thật là đẹp đẽ khi mà gió và khi hậu xấu cũng không thể ngăn trở chúng ta, song, cuối cùng, thậm chí lại còn tăng thêm niềm vui cho chúng ta hơn nữa.

 

Vào lúc mở đầu cho cuộc hành hương của tôi, buổi cầu nguyện chung của chúng ta ở Quảng Trường “Am Hof” đã mang chúng ta lại với nhau một cách vượt ra ngoài ranh giới quốc gia và trực tiếp cho chúng tôi thấy tính cách cởi mở hiếu khách của Áo quốc, một trong những phẩm tính tốt đẹp nhất của xứ sở này.

 

Chớ gì việc tìm cầu vấn đề tương kiến, và việc phát triển sáng tạo những đường lối mới mẻ  trong việc xây dựng lòng tin tưởng giữa cá nhân và dân tộc, tiếp tục chi phối những chính sách quốc gia và quốc tế của quốc gia này. Vienna, trung thành với lịch sử phong phú của mình và ở vị trí tâm điểm quan trọng của Âu Châu, có thể cống hiến một đóng góp đặc biệt về phương diện này, bằng việc nhất trí bảo trì những giá trị truyền thống của châu lục đây, những thứ giá trị được đức tin Kitô Giáo khuôn đúc, cho các tổ chức Âu Châu cũng như cho công việc cổ võ những liên hệ liên quốc gia, liên văn hóa và liên tôn giáo.

 

Nơi cuộc hành trình của cuộc sống, chúng ta thường dừng lại để tri ân coi xem những gì tiến bộ đã được thực hiện, và với niềm hy vọng nguyện cầu nhìn vào con đường vẫn ở trước mắt chúng ta. Tôi vừa dừng chân tại đan viện ở Heiligenkreuz. Truyền thống được các đan sĩ Xi-Tô vun trồng ở đó khiến cho chúng ta giao chạm tới những căn gốc của chúng ta, những căn gốc có quyền lực và vẻ đẹp tối hậu được xuất phát từ chính Thiên Chúa. 

 

Hôm nay, tôi đã cử hành Chúa Nhật, ngày của Chúa với anh chị em – thành phần đại diện cho tất cả mọi giáo xứ ở Áo quốc – tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Stêphanô. Việc cử hành này đã cho tôi cơ hội để liên kết đặc biệt với tín hữu của tất cả mọi giáo xứ ở Áo quốc.

 

Sau hết, giây phút rất cảm động đối với tôi là cuộc tôi gặp gỡ thành phần tình nguyện viên thuộc các tổ chức bác ái rất nhiều và khác nhau ở Áo quốc. Tôi đã thấy được cả hằng ngàn ngàn tình nguyện viên đại diện cho nhiều ngàn người nữa, thành phần mà ở khắp xứ sở đây, qua việc sẵn sàng giúp đỡ người khác, cho thấy những tính chất cao quí nhất của nhân loại, và giúp cho các tín hữu nhìn nhận ra tình yêu của Chúa Kitô.

 

Niềm tri ân và nỗi vui mừng đang tràn đầy lòng tôi trong lúc này đây. Một lần nữa, tôi xin bày tỏ lòng tri ân cảm tạ sâu xa của tôi với tất cả mọi anh chị em đã ở với tôi trong những ngày này, với tất cả những ai hết sức nỗ lực và vất vả để làm cho chương trình rất trọn vẹn này được tiến hành hết sức xuôi thuận, cũng như với tất cả những ai liên kết vào cuộc hành hương của tôi và thông phần vào những việc cử hành của chúng tôi. Trong lúc tôi từ biệt anh chị em đây, tôi xin  ký thác hiện tại và tương lai của xứ sở này cho việc chuyển cầu của Người Mẹ Nhân Ái ở Mariazell, Magna Mater Austiae, cũng như cho tất cả các thánh nhân và chân phước của Áo quốc. Cùng với các vị, chúng ta muốn nhìn lên Chúa Kitô, là sự sống của chúng ta và là niềm hy vọng của chúng ta. Đầy lòng cảm mến, tôi xin  gửi đến mỗi người và mọi người lời chào chân thành “Vergelt’s Gott”!

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2007/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20070909_farewell-austria_en.html

    

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ