GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 26/9/2007

TUẦN XXV  THƯỜNG NIÊN

 

 

?  Về Người Nữ Tu Thụ Khải  Fatima cuối cùng

?  "Từ ban đầu, truyn thng Kitô Giáo đã coi Thánh Phêrô và Phaolô bt khả tách biệt, cho dù mi vị có một sứ vụ khác nhau cần phi hoàn thành

?  "Thánh Phaolô biết ngài 'được kêu gọi để trở thành một vị tông đồ'”

 

 

? V Người Nữ Tu Thụ Khải  Fatima cuối cùng

 

Trong buổi ra mắt tác phẩm của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarci sio Bertone, SDB, thành phần tham dự viên đã được dịp coi cuốn băng hình về nhữn g giây phút cuối cùng của nữ tu thụ khải Fatima Lucia, do chính Mẹ Bề Trên của nữ tu thuật lại. Cuốn băng hình này quay cảnh Tu Viện Carmelo ở Coimbra Bồ Đào Nha là nơi chị đã sống 57 năm trời. Theo lời của Nữ Tu Bề Trên Maria Celina Giêsu Tử Giá thì chị đã ở trong cùng một căn phòng bằng ấy năm, và rồi từ đó “chị đã bay về trời”.

 

Nhắc lại những ấn tượng đầu tiên về chị Lucia, vị nữ bề trên này cho biết: “Khi tôi đến đây thì tôi đã phải mất 8 ngày để nhận ra chị Lucia. Lúc có một trong những chị em hỏi tôi rằng: ‘Thưa Mẹ, con có cần phải đến cho mẹ một miếng bánh để ăn đêm hôm nay hay chăng?’, tôi thầm nghĩ rằng đó không thể nào lại là chị Lucia. Thế mà lại là chị”.

 

Nữ tu bề trên này còn cho biết là vị nữ tu thụ khải Fatima ấy thường đứng ở cuối  con đường dẫn đến bức tượng Đức  Trinh Nữ ra sao, và trách các người em họ của mình cũng là những người được thấy Đức Mẹ, rằng “các em lên trời để chị một mình nơi đây”.

 

Mẹ bề trên này cho biết Chị Lucia luôn loại trừ bất cứ những gì nói về “bí mật Fatima thứ tư”. Chị thường nói về thành phần tuyên truyền về cái bí mật giả tưởng này rằng “họ là những người không bao giờ mãn nguyện; họ phải làm những gì Đức Mẹ yêu cầu, đó mới là điều quan trọng nhất. Khi có người nói rằng: ‘Nữ Tu Lucia ơi, họ nói rằng có một bí mật khác nữa’ […] thì chị thường nhìn họ cách châm biếm mà rằng ‘nếu có thì tôi muốn họ nói điều đó cho tôi nghe: tôi không biết đến những điều bí mật nào khác’”.

 

Mẹ bề trên của chị còn nói rằng vị thụ khải Fatima này không bao giờ cảm thấy mãn nguyện với hình ảnh được hình thành về Đức Mẹ: “Hình ảnh về Đức Mẹ không phải là những gì chị mong muốn thấy. Đôi khi chị thấy Mẹ có vẻ dị hợm, vì nó không tương xứng với những hồi niệm xác đáng của chị; nó không phải là những gì mà nhà nghệ sĩ làm theo như chị diễn tả. Điều này xẩy ra tương tự như nơi trường hợp của Thánh Bernadette”.

 

Về liên hệ và nhận định về chị nữ tu thụ khải Fatima này, mẹ bề trên cho biết:

 

“Tôi đã sống với chị 28 năm và tôi đã thấy một con người mà càng già thì chị lại càng tăng trưởng tình trạng trẻ thơ Phúc Âm. Chị dường như trở thành một đứa trẻ trở lại, một đứa trẻ đã được chứng kiến các lần Mẹ Maria hiện ra ở Cova de Ira. Thân thể của chị càng nặng nề thì tâm thần của chị càng nhẹ nhàng”.

 

Về những giây phút cuối đời của chị, vị nữ bề trên này cho biết là “khi chị cần giúp đỡ thì chúng tôi đã đặt giường của chị ở giữa căn phòng và chúng tôi vây chung quanh chị, có cà Đức Giám Mục ở Leiria-Fatima. Tôi quí xuống bên cạnh chị, chị Lucia đã nhìn hết mọi người đoạn nhìn tôi cuối cùng. Đó là một cái nhìn lâu, nhưng trong đôi mắt của chị có cả một luống ánh sáng sâu xa đã đi vào hồn tôi.

“Tôi luôn nguyện cầu cho chị và tôi biết chị cầu nguyện cho chúng tôi. Có những sự không cần lời lẽ, một cử chỉ hay một tư tưởng đã đủ rồi. Chị Lucia bị lãng tai. Giờ đây chị chẳng còn bị như thế nữa. Giờ đây chị hiểu được hết mọi sự mà chẳng cần lời lẽ gì”.

 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 25/9/2007

  

TOP

 

?  "Từ ban đầu, truyn thng Kitô Giáo đã coi Thánh Phêrô và Phaolô bt kh tách biệt, cho dù mi v có một s vụ khác nhau cần phi hoàn thành.

 

ĐTC Bin Đức XVI – Bài Ging cho Giờ Kinh Tối Thứ Năm 28/6/2007 ti Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành

 

Quí Hồng Y,

Quí Huynh khả kính trong Hàng Giáo Phẩm và trong hàng Linh Mc,

Anh Chị Em thân mến,

 

Ở Giờ Kinh Tối đầu cho Lễ Trọng Kính Thánh Phêrô và Phaolô này, chúng ta hãy tri ân tưởng nhớ tới hai vị Tông Đồ đã đổ máu mình ra, với máu ca rt nhiu chng nhân Phúc Âm khác, đã làm cho Giáo Hi Rôma sinh hoa kết trái.

 

(ĐTC ngỏ lời chào các thành phn đặc bit ở 4 đoạn ngắn)

 

Đền thờ này, một đền thờ đã tng long trng tổ chức nhng biến cố đại kết quan trng, nhc nhở chúng ta về việc quan trng biết bao cùng nhau cu nguyn để nài xin ơn hip nht, mt mi hip nht đã được Thánh Phêrô và Phaolô hiến đời sng ca mình cho đến độ hy sinh tận tuyt bng máu đào ca mình.

 

Truyền thng rt xa xưa từ thời các vị tông đồ đã cho rng cuc gp gỡ cuối cùng ca các vị trước cuc tử đạo ca hai vị thực sự xẩy ra không xa nơi chn này: hai vị được cho rng đã ôm ly nhau và chúc lành cho nhau. Ở cửa chính ca Đền Thờ này, các vị có một bc ha chung, vi nhng cnh ca cả hai cuộc tử đạo.

 

Như thế, từ ban đầu, truyn thng Kitô Giáo đã coi Thánh Phêrô và Phaolô bt khả tách biệt, cho dù mi vị có một sứ vụ khác nhau cần phi hoàn thành.

 

Thánh Phêrô đã tuyên xưng đức tin ca mình vào Chúa Kitô trước; Thánh Phaolô được ban cho khả năng để đào sâu nhng sự phong phú của đức tin y. Thánh Phêrô đã thành lp cng đồng tiên khi ca thành phn Kitô hu xut thân từ Dân Tuyển Chn; Thánh Phaolô trở thành Vị Tông Đồ Dân Ngoại. Vi nhng đoàn sng khác nhau, các vị đều hot động cho cùng mt lý tưởng, đó là xây dng Giáo Hi ca Chúa Kitô. 

 

Trong Phần Các Bài Đọc, phụng vụ cống hiến cho việc suy niệm của chúng ta bản văn nổi tiếng của Thánh Âu Quốc Tinh: “Một ngày duy nhất được chỉ định để cử hành việc tử đạo của hai Vị Tông Đồ. Thế nhưng, hai vị này là một. Mặc dù cuộc tử đạo của hai vị xẩy ra vào những ngày khác nhau, các vị cũng là một. Thánh Phêrô trước, Thánh Phaolô sau. Chúng ta cử hành ngày lễ này là ngày được trở nên linh thánh đối với chúng ta nhờ máu của những vị Tông Đố ấy” (Sermon 295, 7, 8).

 

Và Thánh Lêô Cả đã nhận định như sau: “Về các công lênh và nhân đức của các vị, những gì vượt lên trên tất cả khả năng nói năng, chúng ta không được tách biệt chúng, vì các vị được chọn như nhau, khó nhọc như nhau, chết đi như nhau” (In natali apostol., 69, 7).

 

Ở Rôma, từ những thế kỷ đầu tiên, mối liên hệ nối kết Thánh Phêrô và Phaolô lại trong sứ vụ của các vị đã có một ý nghĩa rất đặc biệt. Như Romulus và Remus, hai người anh  em thần thoại này được cho là hạ sinh ra Thánh Phố đây thế nào, thì Thánh Phêrô và Phaolô cũng được coi là những vị thành lập nên Giáo Hội ở Rôma như thế.

 

Nói về Thành Phố này liên quan tới đề tài ấy, Thánh Lêô Cả đã nói: “Các vị này là những Người Cha thánh thiện và là những mục tử thực sự của anh chị em, những vị đã cống hiến cho anh chị em những khai báo anh chị em được kể vào số những vương quốc thiên đình, và đã xây dựng anh chị em dưới sự che chở bao bọc tốt đẹp hơn và hạnh phúc hơn các vị, những vị có lòng nhiệt thành là nền tảng đầu tiên cho những bức tường thành của anh chị em” (Sermon 82, 7).

 

Tuy nhiên, về lãnh vực nhân loại, các vị có khác nhau, và cho dù có những căng thẳng nơi mối liên hệ của các vị, Thánh Phêrô và Phaolô vẫn là những sáng lập viên của Thánh Phố mới mẻ này, một biểu hiệu cho một đường lối mới mẻ và chân thực trong việc làm huynh đệ, một đường lối khả dĩ nhờ Phúc Âm Chúa Giêsu Kitô.

 

Vì thế, có thể nói rằng Giáo Hội ở Rôma đang cử hành ngày sinh nhật của mình hôm nay đây, vì chính hai vị Tông Đồ này đã đặt nền tảng cho nó vậy.

 

Hơn thế nữa, Rôma trong thời đại của chúng ta nhận thấy một cách ý thức hơn cả sứ vụ của mình lẫn sự cao cả của mình. Thánh Gioan Chrysostom đã viết: “Tầng trời không quá sáng ngời khi mặt trời tỏa ánh quang của nó, cho bằng Thành Phố Rôma khi tỏa hai ánh sáng này (Thánh Phêrô và Phaolô) tới tất cả mọi phần đất trên thế giới… Bởi vậy, tôi ca ngợi Thành Phố này… vì những cột trụ này của Giáo Hội” (Homily on St Paul's Epistle to the Romans, 32, 24).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2007/documents/hf_ben-xvi_hom_20070628_vespri_en.html

(xin coi tiếp bài dưới đây)

 

TOP

 

? "Thánh Phaolô biết ngài 'được kêu gọi để trở thành một vị tông đồ'”

 

ĐTC Bin Đức XVI – Bài Ging cho Giờ Kinh Tối Thứ Năm 28/6/2007 ti Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành

 

Chúng ta sẽ tưởng niệm đặc biệt Thánh Phêrô ngày mai, cử hành Hy Tế Thần Linh ở Đền Thờ Vatican, đền thờ được xây ở địa điểm ngài tử đạo. Tối nay, chúng ta hướng về Thánh Phaolô, vị có hài cốt được gìn giữ hết sức cung kính ở Đền Thờ này.

 

Ở đầu Bức Thư gửi Giáo Đoàn Rôma, như chúng ta vừa nghe, Thánh Phaolô đã chào cộng đồng Rôma, tự giới thiệu mình là “một người tôi tớ của Chúa Giêsu Kitô, được kêu gọi trở thành một vị tông đồ” (1:1). Thánh Phaolô sử dụng từ ngữ “tôi tớ”, theo Tiếng Hy Lạp là doulos, để ám chỉ một mối liên hệ hoàn toàn trọn vẹn thuộc về Chúa Giêsu; ngoài ra, nó là từ ngữ được dịch từ tiếng ‘ebed’ của Do Thái, nhờ đó ám chỉ những người tôi tớ cao cả đã được Thiên Chúa chọn lựa và kêu gọi tới một sứ vụ quan trọng và đặc biệt.

 

Thánh Phaolô biết ngài “được kêu gọi để trở thành một vị tông đồ”, tức là, ngài đã không cho mình là một ứng viên, cũng không phải là một bổ nhiệm của loài người, mà hoàn toàn do lời kêu gọi và việc tuyển chọn thần linh.

 

Vị Tông Đồ cho Chư Dân này lập lại mấy lần ở các Bức Thư của mình rằng trọn cuộc sống của ngài là hoa trái của ân  sủng nhân hậu nhưng không của Thiên Chúa (cf. I Cor 15: 9-10; II Cor 4: 1; Gal 1: 15). Ngài được tuyển chọn để loan báo “Phúc Âm của Thiên Chúa” (Rm 1:1), để gieo vãi tin mừng về Ân Huệ thần linh là việc hòa giải trong Chúa Kitô giữa con người với Thiên Chúa, với chính họ và với kẻ khác.

 

Căn cứ vào các Bức Thư của ngài, chúng ta biết rằng Thánh Phaolô không phải là một tay thuyết giảng giỏi giang; trái lại, ngài đã giống như Moisen và Giêrêmia thiếu khả năng ăn nói. Thành phần thù địch của ngài đã nói về ngài rằng: “Sự hiện diện về thể lý của ngài thì yếu đuối, và khả năng nói năng của ngài chẳng có gì đáng kể” (II Cor 10: 10).

 

Những thành quả tông đồ phi thường mà ngài đã có thể chiếm được, bởi thế, không thể qui về những pháp thuật ngôn từ nẩy lửa hay biện giải và truyền giáo tài ba.

 

Sự thành đạt nơi việc tông đồ của ngài trước hết lệ thuộc vào việc ngài dấn thân loan báo Phúc Âm hoàn toàn vì Chúa Kitô; một sự dấn thân không sợ hiểm nghèo, khó khăn hay bạch hại.  

 

Ngài đã viết cho Kitô hữu Rôma rằng: “Dù chết hay sống, dù là các thiên thần hay các thế lực, dù là hiện tại hay tương lai, dù là các quyền năng, dù đỉnh cao hay vực thẳm, dù bất cứ sự gì khác nơi tất cả tạo vật, sẽ không thể nào phân rẽ tôi khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta” (8:38-39).

 

Từ điều này chúng ta có thể rút tỉa được một bài học đặc biệt quan trọng đối với hết mọi Kitô hữu. Hoạt động của Giáo Hội chỉ khả tín và hiệu nghiệm chỉ khi nào những ai thuộc về Giáo Hội sẵn sàng đích thân trả giá cho lòng trung thành của mình với Chúa Kitô trong mọi hoàn cảnh. Khi sự sẵn sàng này bị hụt hẫng thì lý lẽ chủ yếu về sự thật là những gì chính Giáo Hội phải tùy thuộc cũng bị thiếu vắng.

 

Anh chị em thân mến, như trong thời sơ khai, cả ngày nay nữa, Chúa Kitô cần đến những tông đồ sẵn sàng hy sinh bản thân mình. Người cần những chứng nhân và tử đạo như Thánh Phaolô. Thánh Phaolô, một tên bách hại Kitô hữu trước đó, khi bị ngã xuống đất trước ánh sáng thần linh chói lòa trên đường đi Damascus, đã không ngần ngại đứng sang bên của Đấng Tử Giá và theo Người cách dứt khoát. Ngài đã sống và làm việc cho Chúa Kitô, vì Người ngài đã chịu khổ và đã chết đi. Ngày nay gương sáng của ngài hợp thời biết bao!

 

Chính vì lý do này tôi hân hoan chính thức tuyên bố rằng chúng ta sẽ giành một Năm Mừng đặc biệt Thánh Tông Đồ Phaolô, từ ngày 28/6/2008 tới 29/6/2009, nhân dịp hai ngàn năm sinh nhật của ngài, ngày sinh nhật được các sử gia cho rằng ở vào giữa khoảng năm 7 và 10 sau Chúa Giáng Sinh.

 

Sẽ có thể cử hành “Năm Thánh Phaolô” này một cách đặc biệt ở Rôma là nơi quan tài bằng đá, một quan tài, theo ý kiến nhất trí của các chuyên gia và truyền thống không thể chối cãi, giữ hài tích của Tông Đồ Phaolô, đã được bảo trì ở bên dưới Bàn Thờ Giáo Tông nơi Đền Thờ này qua 20 thế kỷ.

 

Như thế sẽ có thể thực hiện một loạt những biến cố về phụng vụ, về văn hóa và đại kết ở Đền Thờ Giáo Tông này cũng như tại Đan Viện B iển Đức sát cạnh, cùng với những hoạt động khác nhau về mục vụ và xã hội, tất cả đều theo chiều hướng linh đạo của Thánh Phaolô.

 

Ngoài ra, phải đặc biệt chú trọng tới những cuộc hành hương thống hối được tổ chức tới viếng mộ vị Tông Đồ này để tìm thấy nơi ấy ích lợi thiêng liêng. Cũng phải cổ võ phát động những hội nghị học hỏi và những ấn hành đặc biệt để phổ biến rộng rãi hơn bao giờ hết kho tàng mênh mông chất chứa nơi giáo huấn này, một gia sản thật sự của nhân lolại được Chúa Kitô cứu chuộc.

 

Ngoài ra, ở các nơi trên thế giới, những sáng kiến tương tự sẽ được áp dụng ở các giáo phận, các đền thánh và những nơi thờ phượng, bởi thành phần Tu Sĩ và những tổ chức giáo dục cũng như những trung tâm trợ giúp xã hội mang tên Thánh Phaolô hay được ảnh hưởng bởi ngài và giáo huấn của ngài.

 

Sau hết, cần phải chú ý tới một khía cạnh đặc biệt trong thời gian cử hành những thời điểm khác nhau của việc mừng kỷ niệm 2000 năm Thánh Phaolô: tôi muốn nói tới chiều kích đại kết. Vị Tông Đồ Chư Dân này, vị đặc biệt đã dấn thân mang Tin Mừng cho tất cả mọi dân tộc, đã không ngừng  hoạt động cho mối hiệp nhất và hòa hợp giữa tất cả mọi Kitô hữu.

 

Xin ngài thương hướng dẫn và bảo vệ chúng ta trong việc cử hành hai ngàn năm này, giúp chúng ta tiến bộ trong việc khiêm tốn và chân thành tìm kiếm mối hiệp nhất trọn vẹn của tất cả mọi phần tử thuộc Nhiệm Thể của Chúa Kitô. Amen.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2007/documents/hf_ben-xvi_hom_20070628_vespri_en.html

 

 

TOP

 

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ