GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 27/9/2007

TUẦN XXV  THƯỜNG NIÊN

 

 

?  Đức Gioan Phaolô II bị cáo buộc là đã vi phạm giáo huấn của Giáo Hội về vấn đề triệt sinh an tử

?  "Việc tuyên xưng của Thánh Phêrô bất khả tách biệt khỏi trách nhiệm mục vụ của ngài đối với đàn chiên của Chúa Kitô được ký thác cho ngài"

?  "Trách nhiệm Chúa Giêsu trao cho Thánh Phêrô được bắt nguồn nơi mối liên hệ riêng tư mà Chúa Giêsu của lịch sử có được với Simon viên đánh cá"

 

 

? Đức Gioan Phaolô II bị cáo buộc là đã vi phạm giáo huấn của Giáo Hội về vấn đề triệt sinh an tử

Theo bài viết nhan đề Vatican rejects charges on John Paul II của tác giả Nicole Winfield, một cây viết của Associated Press, được phổ biến vào lúc 2 giờ 53 phút miền Đông Hoa Kỳ hôm Thứ Tư 26/9/2007, thì “có một vị bác sĩ hôm Thứ Tư cho rằng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã vi phạm giáo huấn Công Giáo đối với vấn  đề triệt sinh an tử khi ngài từ chối việ cchăm sóc về y khoa là những gì đáng lẽ giúp cho ngài sống lâu hơn – một cáo buộc lập tức bị các viên chức của Tóa Thánh Vatican bác bỏ”.

Thật vậy, trong tờ nhật báo Ý quốc Micromega, bác sĩ Lina Pavanelli, một bác sĩ gây mê, đã đặt vấn đề là tại sao Đức Gioan Phaolô II chỉ được cung cấp ống dưỡng sinh qua ống mũi vào ngày 30/3/2005, 3 ngày trước khi ngài qua đời. Bà cho biết rằng ngài rõ ràng là cần đến việc dinh dưỡng nhân tạo tốt đẹp trước đó nữa.

Đức Gioan Phaolô II đã phải được cấp tốc đưa tới bệnh viện Đa Khoa Gemelli ở Rôma hai lần trong Tháng 2/2005 bởi tình trạng khó thở liên quan tới bệnh lẩy bẩy của ngài; ngài được xuất viện lần cuối cùng vào ngày 13/3. Ngài đã chết ở tông phòng của ngài tại Vatic an ngày 2/4, vì nguyên nhân được Tòa Thánh Vatican nói là do bị đột khuẩn và hư hoại bộ phận tuần hoàn.

Tòa Thánh Vatican đã loan báo hôm 30/3 là Đức Gioan Phaolô II đã được cung cấp một ống dưỡng sinh bằng đường mũi để cải tiến việc dinh dưỡng của ngài nhờ đó ngài phục hồi sức khỏe.

Tuy nhiên, hôm Thứ Tư 26/9/2007, các viên chức Vatican đã nói rằng ống dưỡng sinh này thực sự đã được diễn tiến tốt đẹp trước cả ngày 30/3 nữa, nhưng phương cách này chỉ được loan báo vào ngày hôm đó mà thôi – điều này đã đánh đổ mối nghi ngờ nơi lập luận chính yếu của Pavanelli. Những viên chức này đã tung ra tín liệu ấy để giải tỏa những cáo giác của bác sĩ Pavanelli, những thứ cáo giác không nghiêm chỉnh tí nào, vì bà không căn  cứ vào những hồ sơ bệnh lý và tung ra n hững thứ cáo giác chỉ dựa vào tin tức của báo chí và những bản tường trình.

Ở cuộc họp báo hôm Thứ Tư, nữ bác sĩ Pavanelli đã công nhận là bà không nắm trong tay hồ sơ bệnh lý của Đức Gioan Phaolô II và cũng công nhận rằng ngài có thể đã được cung cấp cái ống dưỡng sinh bằng mũi trước ngày 30/3.

Thế nhưng, bà vẫn tiếp tục luận điệu chính yếu của mình, đó là ngài không được cung cấp dinh dưỡng thích đáng đầy đủ sớm hơn. Đụng đầu với chứng cớ là ống sinh dưỡng bằng mũi đã được cung cấp sớm hơn, bà liền thay đổi việc cáo giác chính yếu của bà, cho rằng Đức Gioan Phaolô cần phải được cung cấp ống dưỡng sinh qua dạ dày, vì nó đã được chứng tỏ là hiệu nghiệm hơn đối với những thời đoạn lâu dài hơn.

Giáo huấn Công Giáo chủ trương rằng việc từ chối đối với vấn đề chăm sóc “tương xứng” hay bình thường, bao gồm nước và ống dưỡng sinh là hành động sai trái về luân lý; việc từ chối vấn đề chăm sóc như thế dẫn đến tình trạng triệt sinh an tử.

Nữ bác sĩ cáo giác này nói rằng: “Ngài một là không được dinh dưỡng đúng lúc hay đúng cách trong một thời lượng xác đáng”. Điều ấy, theo bà, đã tạo nên một tình trạng khiến vị giáo hoàng này quá yếu sức để chống đỡ trước triệu chứng bị nhiễm trùng đường tiểu là triệu chứng dẫn tới chỗ bị đột khuẩn để rồi cuối cùng đã đánh gục ngài.

Trong bài viết của mình, nữ bác sĩ này đã kết luận rằng: “khi bệnh nhân ý thức chối từ một việc trị liệu cứu sinh nào đó thì hành động của họ, cùng với hành vi suy giảm hay bỏ không làm của các vị bác sĩ, cần phải được coi là việc triệt sinh an tử, hay chính xác hơn, là việc triệt sinh trợ tử”.

Tòa Thánh Vatican mới đây đã lập lại chủ trương của mình về vấn đề triệt sinh an tử và vấn đề ống sinh dưỡng. Bản văn kiện được Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin của Tòa Thánh Vatican phổ biến ngày 14/9/2007 tái khẳng định rằng việc tháo bỏ ống dưỡng sinh nơi trường hợp con người ở trong tình trạng thực vật là một hành động vô luân.

Tòa Thánh Vatican đã phân biệt giữa ống dưỡng sinh, một cách thức được coi là tương xứng, và “việc chữa trị dữ dội về y khoa” là những gì có thể bất tương xứng đối với bất cứ thành quả mong đợi nào hay có thể áp đặt một gánh quá nặng trên bệnh nhân.

Theo Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống năm 1995 của Đức Gioan Phaolô II thì “nơi những trường hợp như thế, khi mà sự chết hiển nhiên là những gì bất khả tránh sắp xẩy ra đến nơi, thì con người, theo lương tâm, có thể từ chối những hình thức chữa trị chỉ bảo toàn việc tạm thời và nặng nề kéo dài sự sống, miễn là việc chăm sóc bình thường đối với người bệnh ở những trường hợp tương tự không bị gián đoạn”.

Nữ bác sĩ Pavanelli đã xuất hiện ở buổi họp báo để bênh vực cho những chủ trương của mình, bên cạnh có bà quả phụ Piergiorgio Welby, nhân vật chủ chốt của cuộc vận động cho quyền được chết ở một xứ sở hầu n hư toàn tòng Công Giáo Rôma này.

Welby, một nhà văn bị liệt giường bởi chứng loạn dưỡng bắp thịt,  đã chết vào tháng 12/2006 sau khi được một vị bác sĩ thi hành ý muốn của ông trong việc tháo đi máy hô hấp nhân tạo của ông.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu

http://news.yahoo.com/s/ap/20070927/ap_on_re_eu/pope_euthanasia;_ylt=Ai5O2x4cMzmyIU1a7oIDQRVbbBAF

   

TOP

 

?  "Việc tuyên xưng của Thánh Phêrô bất khả tách biệt khỏi trách nhiệm mục vụ của ngài đối với đàn chiên của Chúa Kitô được ký thác cho ngài"

 

ĐTC Biển Đức XVI – Bài Giảng cho Thánh Lễ Trọng Thánh Phêrô và Phaolô 29/6/2007 tại Đền Thờ Thánh Phêrô

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Chiều hôm qua, tôi đã đến Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, nơi tôi đã cử hành Giờ Kinh Tối đầu cho Lễ Trọng Thánh Phêrô và Phaolô hôm nay. Ngoài ra, tại mộ của Vị Tông Đồ Dân Ngoại, tôi đã đến kính viếng để tưởng nhớ đến ngài, và đã thông báo Năm Thánh Phaolô, nhân dịp hai ngàn năm sinh nhật của ngài, sẽ được cử hành từ 28/6/2008 tới 29/6/2009.

 

Sáng nay, theo truyền thống, chúng ta qui tụ chung quang ngôi mộ của Thánh Phêrô…. (ĐTC ngỏ lời chào 2 đoạn ngắn tới một số vị đặc biệt trong dịp này).

 

Lễ hôm nay cống hiến cho tôi cơ hội để một lần nữa suy niệm về lần tuyên xưng của Thánh Phêrô, một giây phút quyết liệt nơi cuộc hành trình của thành phần môn đệ ở với Chúa Giêsu. Bộ Phúc Âm Nhất Lãm thuật lại rằng việc tuyên xưng này xẩy ra ở địa hạt Caesarea Philippi (cf. Mt 16: 13-20; Mk 8: 27-30; Lk 9: 18-22).

 

Về phần mình, Thánh Ký Gioan thuật lại cho chúng ta thấy một lần tuyên xưng quan trọng khác của Thánh Phêrô, sau phép lạ hóa bánh ra nhiều và Bài Giảng của Chúa Giêsu ở Hội Đường Capernaum (cf. Jn 6: 66-70). Thánh Mathêu, trong đoạn vừa được công bố, thuật lại việc Chúa Giêsu ghép biệt hiệu Cephas là “Đá” cho Simon. Chúa Giêsu nói rằng Người muốn xây dựng Giáo Hội của Người “trên đá này”, và theo đó, đã trao cho Phêrô quyền tháo cởi (cf. Mt 16: 17-19). Từ những trình thuật này chúng ta rõ ràng thấy được rằng việc tuyên xưng của Thánh Phêrô bất khả tách biệt khỏi trách nhiệm mục vụ của ngài đối với đàn chiên của Chúa Kitô được ký thác cho ngài.

 

Theo tất cả các vị thánh ký thì việc tuyên xưng của Simon xẩy ra vào lúc quan trọng trong đời sống của Chúa Giêsu, khi mà, sau khi giảng dạy ở Galilêa, Người cương quyết khởi hành lên Gia Liêm để hoàn tất sứ vụ cứu độ của Người bằng cái chết trên Thập Giá và Cuộc Phục Sinh của Người.

 

Các môn đệ đều được tham dự vào quyết định này: Chúa Giêsu đã mời gọi các vị hãy thực hiện một sự chọn lựa làm cho các vị khác biệt hẳn với quần chúng để trở thành một cộng đồng của những ai tin tưởng vào Người, trở thành “gia đình” của Người, thành khởi điểm cho Giáo Hội.

 

Thật vậy, có hai cách “thấy” và “biết” Chúa Giêsu: cách thứ nhất – cách của đám đông – thì nông nổi hơn; còn cách kia – cách của các vị môn đệ – thì thấu nhập và đích đáng hơn. Bằng câu hỏi lưỡng diện của mình “Dân chúng nói gì?” và các con nói Thày là ai?”, Chúa Giêsu đã mời gọi các vị môn đệ này hãy ý thức về quan điểm khác biệt ấy.

 

Dân chúng nghĩ rằng Chúa Giêsu là một vị tiên tri. Điều ấy không có gì là sai trái, nhưng vẫn chưa đầy đủ; vẫn chưa thích đáng. Thật vậy, nó là một vấn đề cần phải đào sâu, vấn đề nhận biết cái đặc thù về con người của Chúa Giêsu Nazarét cũng như cái mới mẻ của Người.

 

Điều ấy vẫn còn như thế ở ngày hôm nay đây: nhiều người đến gần Chúa Giêsu, có thể nói là, từ bên ngoài. Các vị đại học giả công nhận tầm vóc thiêng liêng và luân lý của Người, cũng như ảnh hưởng của Người nơi lịch sử nhân loại, so sánh với Phật Tổ, với Khổng Tử, với Socrates cũng như với các nhân vật khôn ngoan quan trọng khác trong lịch sử.

 

Tuy nhiên, họ không thể nhận ra cái đặc thù chuyên biệt của Người. Chúng ta nghĩ tới điều Chúa Giêsu nói với tông đồ Philip ở Bữa Tiệc Ly, đó là: “Philip ơi, Thày hằng ở cùng các con bấy lâu mà các con chưa biết Thày hay sao?” (Jn 14:9).

 

Chúa Giêsu cũng thường được coi như là một trong những vị đại sáng lập tôn giáo, nhờ đó mọi người mới có được một điều gì đó để xác tín. Cả ngày nay nữa, “dân chúng” có những ý nghĩ khác nhau về Chúa Giêsu, như họ xưa kia. Và như Người đã làm bấy giờ, Chúa Giêsu cũng lập lại câu hỏi này với chúng ta là thành phần môn đệ của Người ngày nay: “Còn chúng con cho rằng Thày là ai?”

 

Chúng ta chấp nhận câu trả lời của Thánh Phêrô. Theo Phúc Âm Thánh Marcô thì ngài thưa rằng: “Thày là Đức Kitô” (8:29); nơi Thánh Lucia thì câu khẳng định là: “Đức Kitô của Thiên Chúa” (9:20); nơi Thánh Mathêu thì câu đáp: “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (16:16); sau hết nơi Thánh Gioan: “Thày là Đấng Thánh của Thiên Chúa”. Đó là tất cả những câu trả lời đúng cho cả chúng ta nữa.

 

Chúng ta hãy đặc biệt suy niệm đoạn văn của Thánh Mathêu được trích đọc cho phụng vụ hôm nay.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2007/documents/hf_ben-xvi_hom_20070629_pallio_en.html

(xin coi tiếp bài dưới đây)

 

 

TOP

 

? "Trách nhiệm Chúa Giêsu trao cho Thánh Phêrô được bắt nguồn nơi mối liên hệ riêng tư mà Chúa Giêsu của lịch sử có được với Simon viên đánh cá"

 

ĐTC Biển Đức XVI – Bài Giảng cho Thánh Lễ Trọng Thánh Phêrô và Phaolô 29/6/2007 tại Đền Thờ Thánh Phêrô

 

Theo một số chuyên gia thì công thức này xuất hiện ở đó bao hàm cái bối cảnh hậu Phục Sinh và thậm chí có thể liên quan tới việc Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra riêng với Thánh Phêrô, một cuộc hiện ra tương tự như Thánh Phaolô đã trải qua trên đường đi Damascus.

 

Thật vậy, trách nhiệm Chúa Giêsu trao cho Thánh Phêrô được bắt nguồn nơi mối liên hệ riêng tư mà Chúa Giêsu của lịch sử có được với Simon viên đánh cá, từ lần Người gặp gỡ anh ta lần đầu tiên khi Người phán cùng a nh rằng: “Ngươi là Simon… Ngươi sẽ được gọi là Cephas (tức là Phêrô)” (Jn 1:42). Thánh ký Gioan nhấn mạnh nó, vị cũng là một tay đánh cá và là một đồng nghiệp, cùng với người anh em Giacôbê, với hai anh em Simon và Anrê. Chúa Giêsu là Đấng đã gọi Saulê sau khi Phục Sinh cũng là Giêsu – vẫn còn trong giòng lịch sử – sau phép rửa của Người ở sông Dược Đăng đã tiến đến với 4 tay đánh cá bấy giờ đang là môn đệ của Thánh Gioan Tẩy Giả (x Jn 1:35-42).

 

Người đã tìm kiếm họ trên bờ Hồ Galilêa và đã gọi họ theo Người, trở nên “những tay đánh cá người” (x Mk 1:16-20). Đoàn Người ký thác cho Thánh Phêrô một công việc đặc biệt, như thế, nhìn nhận nơi ngài một tặng ân đức tin đặc biệt được Cha trên trời ban cho. Dĩ nhiên, tất cả những điều ấy đều được sáng tỏ bởi cảm nghiệm Vượt Qua, song bao giờ cũng vẫn mạnh mẽ bắt nguồn từ những biến cố lịch sử trước Phục Sinh.

 

Vai trò sánh vai giữa Thánh Phêrô và Phaolô không thể làm suy giảm tầm quan trọng của cuộc hành trình lịch sử của Simon với Thày và Chúa, Đấng từ ban đầu đã gán cho ngài đặc tính của “tảng đá” là nơi trên đó Người có ý xây dựng cộng đồng mới của Người là Giáo Hội.

 

Ở các Phúc Âm Nhất Lãm thì việc tuyên xưng của Thánh Phêrô bao giờ cũng được kèm theo bằng lời loan báo của Chúa Giêsu về Cuộc Khổ Nạn sắp xẩy ra của Người. Thánh Phêrô đã phản ứng trước lời loan báo này, vì ngài chưa có thể hiểu nổi. Tuy nhiên, đó là một yếu tố quan trọng được Chúa Giêsu nhấn mạnh. Thật vậy, các danh xưng Thánh Phêrô qui cho Người – Thày là “Đức Kitô”, “Đức Kitô của Thiên Chúa”, “Con Thiên Chúa hằng sống” – chỉ có thể hiểu được một cách thích đáng theo chiều hướng mầu nhiệm tử nạn và Phục Sinh của Người.

 

Và ngược lại cũng đúng nữa, ở chỗ, biến cố Thập Giá cho thấy cái ý nghĩa trọn vẹn của mình chỉ khi nào “con người” chịu đau khổ và chết đi trên Thập Giá này mới “thực sự là Con Thiên Chúa”, như những lời của vị bách quan thốt ra khi ông đứng trước Chúa Kitô Tử Giá (x Mk 15:39). Những đoạn này rõ ràng cho thấy rằng tính chất nguyên tuyền của đức tin Kitô Giáo xuất phát từ lời tuyên xưng của Thánh Phêrô, lời tuyên xưng được sáng soi bởi giáo huấn của Chúa Giêsu trên “đường” tới vinh quang của Người, tức là, trên con đường hoàn toàn đặc thù của Người, là Đấng Thiên Sai và là Con Thiên Chúa.

 

Chính “con đường” hẹp này, một “cách thức” kinh hoàng đối với thành phần môn đệ ở hết mọi thời đại, thành phần không thể không nghĩ theo chiều hướng con người hơn là Thiên Chúa (x Mt 16:23).

 

Cả ngày nay nữa, như vào thời của Chúa Giêsu, không đủ để có được một lời tuyên xưng đức tin thích đáng: vấn đề ở đây là bao giờ cũng cần phải học biết thêm từ Chúa Kitô đường lối thực sự Người là Đấng Cứu Thế và là con đường chúng ta cần phải tiến bước theo Người. Thật vậy, chúng ta cần phải nhận thấy rằng ngay cả đối với thành phần tín hữu thì Thập Giá bao giờ cũng là những gì khó chấp nhận.

 

Bản năng thúc đẩy con người tránh né nó và tên cám dỗ dẫn con người đến chỗ tin rằng khôn ngoan là ở chỗ quan tâm tới việc cứu lấy mình hơn là đánh mất sự sống của mình bằng việc trung thành với tình yêu, trung thành với Con Thiên Chúa làm  người. Các con nói Thày là ai? Điều gì được thành phần Chúa Giêsu nói với cảm thấy khó chấp nhận? Những gì vẫn khó khăn đối với nhiều người thì cũng khó trong thời đại của chúng ta hay sao?

 

Thật là khó chấp nhận khi Người cho Người chẳng những là một trong những vị tiên tri mà còn là Con Thiên Chúa, và Người đã tự nhận cho mình quyền bính riêng của Thiên Chúa nữa.

 

Lắng nghe Người giảng dạy, nhìn thấy  Người chữa bệnh nhân, truyền bá phúc âm hóa cho thành phần thấp hèn và  nghèo khó, cùng hóa giải tội nhân, từ từ các môn đệ nhận ra rằng Người là Đấng Thiên Sai đúng nghĩa nhất của từ ngữ, tức là một con người chẳng những được Thiên Chúa sai mà là chính Thiên Chúa làm người.

 

Hiển nhiên là tất cả những điều ấy đều vượt trên họ, nó vượt quá khả năng hiểu biết của họ. Họ có thể bày tỏ đức tin của họ bằng những danh hiệu theo truyền thống Do Thái Giáo là “Thiên Sai”, “Con Thiên Chúa”, “Chúa”. Tuy nhiên, để thực sự gắn liền với thực tại này, thì những danh hiệu ấy cần phải được tái nhận thức một cách nào đó nơi sự thật sâu xa nhất của chúng: Chính Chúa Giêsu đã mạc khải ý nghĩa đích thực của chúng bằng đời sống của Người, bao giờ cũng ngỡ ngàng, thậm chí được coi là ngược ngạo với những quan niệm thông thường.

 

Và chính đức tin của thành phần môn đệ cần phải được thích ứng một cách tiến bộ. Nó trở thành như là một cuộc hành trình được bắt đầu nơi cảm nghiệm về một Đức Giêsu lịch sử, tìm thấy nền tảng của mình nơi Mầu Nhiệm Vượt Qua, song tới lúc ấy cần phải tiến triển hơn nữa nhờ hoạt động của Chúa Thánh Thần.

 

Đó cũng là đức tin của Giáo Hội trong giòng lịch sử, đó cũng là đức tin của Kitô hữu chúng ta ngày nay. Được vững chắc dựa vào “tảng đá” Phêrô, nó là một cuộc hành trình hướng tới tầm vóc viên trọn của sự thật mà Tay Đánh Cá Galilêa đã hăng hái tuyên xưng niềm xác tín: “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16).

 

Nơi lời tuyên xưng đức tin của Thánh Phêrô, anh chị em thân mến, chúng ta có thể cảm thấy rằng tất cả chúng ta đều là một, cho dù những chia rẽ đã làm tổn thương đến mối hiệp nhất của Giáo Hội qua các thế kỷ và hậu quả của nó vẫn còn tác dụng.

 

Hôm nay, nhân danh hai Thánh Phêrô và Phaolô, chúng ta hãy lập lại, cùng với những người Anh  Em của chúng ta đến từ Constantinople – những vị một lần nữa tôi xin cám ơn về sự hiện diện trong cuộc cử hành này – việc chúng ta dấn thân chấp nhận cho đến cùng ước vọng của Chúa Kitô, Đấng muốn chúng ta hoàn toàn hiệp nhất. Với những vì Tổng Giám Mục đồng tế, chúng ta hãy chấp nhận tặng ân và trách nhiệm của mối hiệp thông giữa Tòa Thánh Phêrô và Các Giáo Hội Chủ Yếu được ký thác cho các ngài chăm sóc mục vụ.

 

Xin Thánh Mẫu của Thiên Chúa luôn dẫn dắt chúng ta và hỗ trợ chúng ta bằng lời chuyển cầu của Mẹ: chớ gì đức tin không hề xoay chuyển của Mẹ, một đức tin đã bảo trì đức tin của Thánh Phêrô và của các vị Tông Đồ khác, tiếp tục nâng đỡ đức tin của các thế hệ Kitô hữu, đức tin của riêng chúng ta: Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ, cầu cho chúng con! Amen.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2007/documents/hf_ben-xvi_hom_20070629_pallio_en.html

 

TOP

 

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ