GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BẢY 8/9/2007

LỄ SINH NHẬT ĐỨC MẸ

TUẦN XXII THƯỜNG NIÊN

 

?  "Sau Nazarét, Loreto là nơi lý tưởng để nguyện cầu khi suy niệm về mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa"

?  "Cả cho đến ngày hôm nay nữa, con rồng này vẫn hiện hữu bằng những đường lối mới mẻ và khác lạ"

?  “'Người nữ mặc áo mặt trời' là điềm lạ vĩ đại cho cuộc chiến thắng của tình yêu"

 

 

 

?  "Sau Nazarét, Loreto là nơi lý tưởng để nguyện cầu khi suy niệm về mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa"

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 2/9/2007 ở Plain of Montorso về Nhà Đức Mẹ ở Loreto

 

Giới trẻ thân mến, kết thúc việc long trọng cử hành Thánh Thể, chúng ta hãy cùng nhau nguyện Kinh Truyền Tin trong mối hiệp thông thiêng liêng với tất cả những ai liên kết với chúng ta qua truyền thanh và truyền hình.

 

Loreto, sau Nazarét, là nơi lý tưởng để nguyện cầu khi suy niệm về mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa.

 

Bởi thế, vào lúc này đây, tôi xin mời gọi hãy cùng nhau tiến vào, bằng tâm trí, Đền Thờ của Ngôi Nhà Thánh, nơi mà trong những bức tường, theo truyền thống, từ Nazarét mà đến, chất chứa vị trí vị Trinh Nữ đã thưa “vâng” với Thiên Chúa và đã thụ thai trong lòng dạ của mình Lời Nhập Thể hằng hữu.

 

Trước khi chấm dứt cuộc họp của chúng ta đây, chúng ta hãy rời bỏ “agora” này, quảng trường này, một chút và trong tinh thần hãy tiến vào Ngôi Nhà Thánh đây. Giữa quảng trường ấy và ngôi nhà này có một mối liên hệ hỗ tương.

 

Khu quảng trường ấy rộng rãi, ngoài trời, là nơi để gặp gỡ những người khác, nơi đối thoại, nơi đối chất.

 

Ngôi nhà này, trái lại, là nơi trầm tư và thinh lặng nội tâm, nơi Lời được sâu xa lãnh nhận.

 

Để mang Thiên Chúa đến với khu quảng trường ấy thì trước hết người ta cần phải nội tâm hóa trong ngôi nhà này, như Mẹ Maria vào lúc Truyền Tin.

 

Ngược lại, ngôi nhà này hướng về khu quảng trường ấy. Điều này cũng được gợi lên bởi sự kiện là Ngôi Nhà Thánh ở Loreto có 3 bức tường, chứ không phải là 4: nó là một Ngôi Nhà mở, mở ra trước thế giới, trước sự sống, thậm chí trước Agora của giới trẻ Ý quốc đây.

 

Các bạn thân mến, thật là một đại hồng ân cho Ý quốc có được Đền Thờ của Ngôi Nhà Thánh này ở nơi cái góc đẹp đẽ này của tỉnh Marches đây. Hãy thành thực hãnh diện về điều này và tận dụng nó!

 

Vào những lúc quan trọng nhất của cuộc đời mình, anh chị em hãy đến đây, ít là bằng tâm can của mình, để hồi tưởng thiêng liêng trong các bức tường của Ngôi Nhà Thánh đây.

 

Hãy nguyện cầu cùng Trinh Nữ Maria để Mẹ xin cho anh chị em ánh sáng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần, nhờ đó anh chị em có thể hoàn toàn quảng đại đáp ứng tiếng của Thiên Chúa.

 

Để rồi anh chị em sẽ trở nên những chứng nhân đích thực ở “quảng trường” này, trong xã hội, thành những người mang một thứ Phúc Âm không trừu tượng mà hiện thực trong đời sống của anh chị em.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/angelus/2007/documents/hf_ben-xvi_ang_20070902_loreto_en.html

 

 

TOP

 

?    "Cả cho đến ngày hôm nay nữa, con rồng này vẫn hiện hữu bằng những đường lối mới mẻ và khác lạ"

 

ĐTC Biển Đức XVI: Bài Giảng Lễ Mẹ Mông Triệu Thứ Tư 15/8/2007 ở Giáo Xứ Thánh Thomas Villanova, Castel Gandolfo

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Trong đại tác phẩm Về Thành Đô của Thiên Chúa- De Civitate Dei, Thánh Âu Quốc Tinh có chỗ đã nói rằng toàn thể lịch sử nhân loại, lịch sử thế giới, là một cuộc đối chọi giữa hai thứ tình yêu: tình yêu Thiên Chúa đến độ đánh mất bản thân mình, hoàn toàn hiến thân mình, và tình yêu bản thân cho đến độ coi thường Thiên Chúa, ghét bỏ người khác. Lời giải thích tương tự về lịch sử như là một cuộc đối chọi giữa hai thứ tình yêu, giữa yêu thương và vị kỷ, cũng hiện lên ở bài đọc trích từ Sách Khải Huyền chúng ta vừa nghe.

 

Ở đây, hai thứ tình yêu này hiện lên nơi hai hình ảnh cả thể. Trước hết là có một con khổng long đỏ dũng mãnh tỏ ra quyền năng hung hãn và lũng đoạn, không ân huệ, chẳng yêu thương, hoàn toàn vị kỷ, dữ dằn và bạo động.

 

Vào thời điểm của Thánh Gioan viết cuốn Sách Khải Huyền thì con rồng này đối với ngài tiêu biểu cho quyền lực của các vị Hoàng Đề Rôma chống lại Kitô Giáo, từ Nero tới Domitian. Quyền lực này dường như vô hạn; quân quốc, quyền lực chính trị và tuyên truyền của Hoàng Đố Rôma là những gì mà đức tin, Giáo Hội, dường như là một người đàn bà yếu đuối không thể tự vệ để sống còn chứ chưa nói tới việc chiến thắng.

 

Ai có thể đứng lên chống lại quyền lực toàn năng dường như có thể chiếm đoạt được hết mọi sự ấy? Thế nhưng, chúng ta biết rằng cuối cùng chính người đàn bà yếu đuối bất lực ấy lại là kẻ chiến thắng chứ không phải thần tôi hay hận thù; tình yêu Thiên Chúa đã chiến thắng và Đế Quốc Rôma đã hướng về đức tin Kitô Giáo.

 

Những lời của Thánh Kinh bao giờ cũng là những gì vượt trên giai đoạn này của lịch sử. Bởi thế, con rồng này chẳng những cho thấy quyền lực chống lại Kitô Giáo của thành phần bách hại Giáo Hội bấy giờ, mà còn cho thấy những chế độ độc tài chống lại Kitô Giáo thuộc tất cả mọi giai đoạn lịch sử nữa.

 

Chúng ta thấy quyền lực này, quyền lực của con rồng đỏ, một lần nữa xuất hiện nơi các chế độ độc tài hạng nặng của thế kỷ vừa qua: chế độ độc tài Nazi và chế độ độc tài Stalin đã độc trị tất cả mọi quyền lực, thấm nhập hết mọi hang cùng ngõ hẻm, dù là đáy tận của hang cùng ngỏ hẻm. Dường như về lâu về dài đức tin không thể nào tồn tại được trước con rồng quá hung tợn đến nỗi không thể nào không chờ để nuốt đi vị Thiên Chúa đã trở thành một Con Trẻ, cũng như người đàn bà. Thế nhưng, cả trong trường hợp này nữa, cuối cùng tình yêu đã mạnh hơn  thù ghét.

 

Cả cho đến ngày hôm nay nữa, con rồng này vẫn hiện hữu bằng những đường lối mới mẻ và khác lạ. Nó hiện diện nơi hình thức của những ý hệ duy vật nói với chúng ta rằng thật là ngu xuẩn khi nghĩ về Thiên Chúa; thật là ngu đần khi giữ các giới luật của Thiên Chúa: chúng là những thứ thừa thãi của một thời đã qua. Đời sống chỉ đáng sống vì nó. Hãy chiếm lấy hết mọi sự chúng ta có thể chiếm được trong giây phút ngắn ngủi của đời sống. Chủ nghĩa hưởng thụ, vị kỷ và vui chơi mới là những gì đáng giá. Đó là đời sống. Đó là cách chúng ta cần phải sống. Và một lần nữa nó dường như là những gì ngu dại, bất khả, khi chống lại với não trạng chủ chốt này cùng với tất cả phương tiện truyền thông và quyền lực tuyên truyền của nó. Cả cho đến ngày hôm nay nữa, dường như không thể nào nghĩ tưởng được về một Vị Thiên Chúa đã dựng nên con người và đã đích thân trở thành một Con Trẻ và là Đấng  thực sự cai trị thế giới.

 

Thậm chí cho tới nay, con rồng này vẫn dường như bất khả bại, song ngày nay cũng rất thực là Thiên Chúa mạnh hơn con rồng, là chính tình yêu mới chiến thắng chứ không phải vị kỷ.

 

Bởi vậy, sau khi đã xem  xét một số hình thức lịch sử khác nhau về con rồng, giờ đây chúng ta hãy nhìn đến một hình ảnh khác, đó là người nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên 12 tinh tú. Đây cũng là một hình ảnh đa phương.

 

Chắc chắn ý nghĩa thứ nhất của nó đó là Đức Mẹ, là Mẹ Maria, mặc mặt trời là Thiên Chúa, một cách trọn vẹn; Mẹ Maria hoàn toàn sống trong Thiên Chúa, được bao bọc và thẩm thấu bởi ánh sáng của Thiên Chúa. Đội triều thiên 12 tinh tú là 12 chi tộc Yến Duyên, là toàn thể Dân Chúa, là toàn thể Cuộc Hiệp Thông Thánh Nhân; và chân đạp mặt trăng là hình ảnh của sự chết và tử tính.

 

Mẹ Maria đã xa rời sự chết; Mẹ hoàn toàn mặc lấy sự sống, Mẹ được hưởng vinh quang Thiên Chúa cả xác lẫn hồn, nhờ đó, được ở trong vinh quang sau khi chế ngự sự chết, Mẹ nói với chúng ta rằng: Hãy yên tâm, cuối cùng tình yêu sẽ thắng!

 

Ý nghĩa đời sống của Mẹ là ở chỗ Mẹ là người tỳ nữ của Thiên Chúa, cuộc sống của Mẹ từng là một cuộc hiến thân cho Thiên Chúa cũng như cho tha nhân của Mẹ. Và cuộc sống phục vụ ấy giờ đây đã đạt được sự sống thực sự. Chớ gì cả các con nữa hãy tin tưởng và can trường sống như thế, đương đầu với tất cả mọi thứ đe dọa của con rồng.

 

Đó là ý nghĩa đầu tiên về người đàn bà mà Mẹ Maria là tiêu biểu. “Người nữ mặc áo mặt trời” là điềm lạ vĩ đại cho cuộc chiến thắng của tình yêu, cho cuộc chiến thắng của sự thiện, cho cuộc chiến thắng của Thiên Chúa; một điềm lạ vĩ đại của niềm ủi an.

 

Tuy nhiên, người đàn bà này chịu khổ, đã phải thoát thân, người đàn bà quằn quại sinh con, cũng là Giáo Hội, Giáo Hội lữ hành của mọi thời đại. Qua mọi thế hệ, Giáo Hội đã hạ sinh Chúa Kitô cách mới mẻ, mang Người đến cho thế giới một cách hết sức đau thương, hết sức khổ ải. Bị bách hại qua mọi thời đại, hầu như thể, bị con rồng săn đuổi, Giáo Hội đã phải chạy đi sống trong nơi hoang địa.

 

Tuy nhiên, trong mọi thời đại, Giáo Hội, Dân Thiên Chúa, cũng sống bởi ánh sáng của Thiên Chúa và như Phúc Âm nói được dưỡng nuôi bởi Thiên Chúa, dinh dưỡng mình bằng Bánh Thánh Thể. Bởi vậy, trong tất cả mọi cuộc thử thách ở các trường hợp khác nhau của Giáo Hội qua các thời đại ở những phần đất khác nhau trên thế giới, Giáo Hội vẫn đang chiến thắng bằng khổ đau. Và Giáo Hội là sự hiện diện, là bảo đảm của tình yêu Thiên Chúa trước tất cả mọi ý hệ thù hằn và vị kỷ.

 

Dĩ nhiên là chúng ta thấy cả ngày nay nữa, con rồng này muốn nuốt đi vị Thiên Chúa hòa thân thành một Con Trẻ. Đừng sợ vị Thiên Chúa có vẻ mỏng dòn này; cuộc chiến này đã giành được phần thắng. Cả cho đến ngày hôm nay nữa, vị Thiên Chúa yếu đuối này là Đấng dũng mãnh: Ngài thực sự quyền năng.

Bởi vậy, Lễ Mông Triệu là một lời mời gọi hãy tin tưởng vào Thiên Chúa và cũng mời gọi bắt chước Mẹ Maria nơi những gì chính Mẹ đã nói: Này tôi là nữ tỳ Chúa; xin sử dụng tôi tùy theo ý Chúa.

 

Bài học là ở chỗ này, đó là người ta cần phải hành trình theo đường lối riêng của mình; con người cần phải trao ban sự sống chứ không chiếm lấy nó. Và chính nhờ đó mà con người hành trình trên con đường yêu thương là cuộc hành trình đánh mất bản thân mình, song việc mất mát bản thân ấy thực sự là con đường duy nhất để tìm thấy được chính mình, tìm thấy được sự sống thật.

 

Chúng ta hãy nhìn lên Mẹ Maria, được mộng triệu về Trời. Chúng ta hãy hứng khởi cử hành lễ vui mừng này bằng đức tin là Thiên Chúa đang chiến thắng. Đức tin, một đức tin có vẻ yếu đuối, là quyền năng thực sự của thế giới này. Tình yêu mạnh hơn thù hận.

 

Cùng với bà Isave chúng ta hãy nói rằng: Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ. Chúng ta hãy cầu nguyện cùng với toàn thể Giáo Hội rằng: Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

 

(xin xem tiếp dưới đây)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2007/documents/hf_ben-xvi_hom_20070815_castel-gandolfo_en.html

 

 

TOP

 

? “'Người nữ mặc áo mặt trời' là điềm lạ vĩ đại cho cuộc chiến thắng của tình yêu"

 

ĐTC Biển Đức XVI: Bài Giảng Lễ Mẹ Mông Triệu Thứ Tư 15/8/2007 ở Giáo Xứ Thánh Thomas Villanova, Castel Gandolfo

 

Bởi vậy, sau khi đã xem  xét một số hình thức lịch sử khác nhau về con rồng, giờ đây chúng ta hãy nhìn đến một hình ảnh khác, đó là người nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên 12 tinh tú. Đây cũng là một hình ảnh đa phương.

 

Chắc chắn ý nghĩa thứ nhất của nó đó là Đức Mẹ, là Mẹ Maria, mặc mặt trời là Thiên Chúa, một cách trọn vẹn; Mẹ Maria hoàn toàn sống trong Thiên Chúa, được bao bọc và thẩm thấu bởi ánh sáng của Thiên Chúa. Đội triều thiên 12 tinh tú là 12 chi tộc Yến Duyên, là toàn thể Dân Chúa, là toàn thể Cuộc Hiệp Thông Thánh Nhân; và chân đạp mặt trăng là hình ảnh của sự chết và tử tính.

 

Mẹ Maria đã xa rời sự chết; Mẹ hoàn toàn mặc lấy sự sống, Mẹ được hưởng vinh quang Thiên Chúa cả xác lẫn hồn, nhờ đó, được ở trong vinh quang sau khi chế ngự sự chết, Mẹ nói với chúng ta rằng: Hãy yên tâm, cuối cùng tình yêu sẽ thắng!

 

Ý nghĩa đời sống của Mẹ là ở chỗ Mẹ là người tỳ nữ của Thiên Chúa, cuộc sống của Mẹ từng là một cuộc hiến thân cho Thiên Chúa cũng như cho tha nhân của Mẹ. Và cuộc sống phục vụ ấy giờ đây đã đạt được sự sống thực sự. Chớ gì cả các con nữa hãy tin tưởng và can trường sống như thế, đương đầu với tất cả mọi thứ đe dọa của con rồng.

 

Đó là ý nghĩa đầu tiên về người đàn bà mà Mẹ Maria là tiêu biểu. “Người nữ mặc áo mặt trời” là điềm lạ vĩ đại cho cuộc chiến thắng của tình yêu, cho cuộc chiến thắng của sự thiện, cho cuộc chiến thắng của Thiên Chúa; một điềm lạ vĩ đại của niềm ủi an.

 

Tuy nhiên, người đàn bà này chịu khổ, đã phải thoát thân, người đàn bà quằn quại sinh con, cũng là Giáo Hội, Giáo Hội lữ hành của mọi thời đại. Qua mọi thế hệ, Giáo Hội đã hạ sinh Chúa Kitô cách mới mẻ, mang Người đến cho thế giới một cách hết sức đau thương, hết sức khổ ải. Bị bách hại qua mọi thời đại, hầu như thể, bị con rồng săn đuổi, Giáo Hội đã phải chạy đi sống trong nơi hoang địa.

 

Tuy nhiên, trong mọi thời đại, Giáo Hội, Dân Thiên Chúa, cũng sống bởi ánh sáng của Thiên Chúa và như Phúc Âm nói được dưỡng nuôi bởi Thiên Chúa, dinh dưỡng mình bằng Bánh Thánh Thể. Bởi vậy, trong tất cả mọi cuộc thử thách ở các trường hợp khác nhau của Giáo Hội qua các thời đại ở những phần đất khác nhau trên thế giới, Giáo Hội vẫn đang chiến thắng bằng khổ đau. Và Giáo Hội là sự hiện diện, là bảo đảm của tình yêu Thiên Chúa trước tất cả mọi ý hệ thù hằn và vị kỷ.

 

Dĩ nhiên là chúng ta thấy cả ngày nay nữa, con rồng này muốn nuốt đi vị Thiên Chúa hòa thân thành một Con Trẻ. Đừng sợ vị Thiên Chúa có vẻ mỏng dòn này; cuộc chiến này đã giành được phần thắng. Cả cho đến ngày hôm nay nữa, vị Thiên Chúa yếu đuối này là Đấng dũng mãnh: Ngài thực sự quyền năng.

Bởi vậy, Lễ Mông Triệu là một lời mời gọi hãy tin tưởng vào Thiên Chúa và cũng mời gọi bắt chước Mẹ Maria nơi những gì chính Mẹ đã nói: Này tôi là nữ tỳ Chúa; xin sử dụng tôi tùy theo ý Chúa.

 

Bài học là ở chỗ này, đó là người ta cần phải hành trình theo đường lối riêng của mình; con người cần phải trao ban sự sống chứ không chiếm lấy nó. Và chính nhờ đó mà con người hành trình trên con đường yêu thương là cuộc hành trình đánh mất bản thân mình, song việc mất mát bản thân ấy thực sự là con đường duy nhất để tìm thấy được chính mình, tìm thấy được sự sống thật.

 

Chúng ta hãy nhìn lên Mẹ Maria, được mộng triệu về Trời. Chúng ta hãy hứng khởi cử hành lễ vui mừng này bằng đức tin là Thiên Chúa đang chiến thắng. Đức tin, một đức tin có vẻ yếu đuối, là quyền năng thực sự của thế giới này. Tình yêu mạnh hơn thù hận.

 

Cùng với bà Isave chúng ta hãy nói rằng: Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ. Chúng ta hãy cầu nguyện cùng với toàn thể Giáo Hội rằng: Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2007/documents/hf_ben-xvi_hom_20070815_castel-gandolfo_en.html

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ