CHÚC MỪNG TÂN NIÊN 2008

Quí  Đức Cha, Quí Đức Ông, Quí Cha, Quí Phó Tế, Quí Nam Nữ Tu Sĩ

toàn thể Cộng Đồng Dân Chúa  

được HỒN AN, XÁC MẠNH, ĐỜI VUI, SỐNG THÁNH

trong MÙA XUÂN MUÔN THUỞ MARIA.

 

 THỨ NĂM 3/1/2008

  TRƯỚC LỄ  HIỂN LINH

 

TIN Tưởng Giáo Hội

 ĐTC Biển Đức XVI:

Về Thánh Gia và Cuộc Họp Gia Đình ở Tây Ban Nha

 CẬY Nhờ Thánh Mẫu

  Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort):

Bí Mật Maria  - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria (1-5)

MẾN Yêu Thánh Thể

THÁNH GREGORY NAZIANZUS

                  Cuộc đời và giáo huấn                 

 

 

TIN TƯỞNG GIÁO HỘI

 

 

Về Thánh Gia và Cuộc Họp Gia Đình ở Tây Ban Nha

 

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật Bát Nhật Giáng Sinh 30/12/2007

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Hôm nay chúng ta cử hành lễ Thánh Gia. Theo trình thuật của các Phúc Âm Thánh Mathêu và Thánh Luca, chúng ta không còn nhìn vào Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse nữa, mà là tôn thờ nhìn đến mầu nhiệm của một Vị Thiên Chúa đã chọn được hạ sinh bởi một người phụ nữ, bởi một Đức Trinh Nữ, để vào đời bằng cùng một con đường như tất cả mọi người. Nhờ đó Người đã thánh hóa thực tại gia đình, làm cho gia đình tràn đầy ân sủng thần linh và hoàn toàn làm sáng tỏ ơn gọi cùng sứ vụ của gia đình.

 

Công Đồng Chung Vaticanô II đã đặc biệt chú trọng tới gia đình. Công Đồng đã khẳng định là đôi phối ngẫu là chứng nhân đức tin và tình yêu Chúa Kitô đối với nhau và đối với con cái của họ (x Ánh Sáng Muôn Dân, 35). Bởi thế, gia đình Kitô hữu tham dự vào ơn gọi ngôn sứ của Giáo Hội, ở chỗ, bằng cách thức sống của mình, “gia đình Kitô hữu lớn tiếng loan báo cả về những giá trị hiện tại của vương quốc Thiên Chúa lẫn niềm hy vọng của một cuộc sống phúc lộc trong tương lai” (ibid).

 

Vị tiền nhiệm khả kính của tôi không ngừng lập lại rằng thiện ích của con người và của xã hội là những gì sâu xa liên kết với “sức khỏe tốt đẹp” của gia đình (cf. Vui Mừng và Hy Vọng, 47). Vì đó là những lời của Công Đồng, Giáo Hội đã dấn thân bênh vực và cổ võ “phẩm vị tự nhiên c ủa bậc hôn nhân và giá trị tuyệt đối” của hôn nhân và gia đình (ibid). Theo chiều hướng này, đang diễn ra một sáng kiến  quan trọng vào ngày hôm nay ở Ma Ní Tây Ban Nha. Giờ đây tôi muốn ngỏ lời cùng những ai tham dự bằng tiếng Tây Ban Nha.

 

Tôi gửi chào đến các tham dự viên trong cuộc hội ngộ gia đình đang diễn ra vào Chúa Nhật này ở Ma Ní, cũng như các vị hồng y, giám mục và linh mục đồng hành với họ.

 

Khi chiêm ngưỡng mầu nhiệm Con Thiên Chúa đã đến thế gian được Mẹ Maria và Thánh Giuse quấn quít yêu thương, tôi mời gọi tất cả mọi gia đình Kitô hữu hãy cảm nghiệm được sự hiện diện yêu thương của vị Chúa này trong đời sống của họ. Tôi khuyến khích họ, được tác động bởi tình yêu Chúa Kitô đối với tất cả loài người, hãy làm chứng trước thế giới về vẻ đẹp của tình yêu con người, hôn nhân và gia đình. Vẻ đẹp này, được dựa vào mối hiệp nhất bất khả phân ly giữa một người nam và người nữ, cấu tạo nên một môi trường đặc biệt làm cho sự sống con người được đón nhận và bảo vệ, ngay từ khi bắt đầu cho đến lúc tự nhiên qua đi.

 

Bởi thế, cha mẹ có quyền và có trách nhiệm cốt yếu trong việc giáo dục con cái của mình theo đức tin và các giá trị xứng đáng với cuộc sống của con người. Việc hoạt động cho gia đình và hôn nhân là việc xứng đáng vì là việc hoạt động cho nhân loại là hữu thể sáng giá nhất được Thiên Chúa dựng nên.

 

Tôi đặc biệt hướng về thành phần trẻ em, xin họ hãy mến yêu và nguyện cầu cho cha mẹ của mình cũng như anh chị em của họ; về giới trẻ, để nhờ được thúc đẩy bởi tình yêu mến mẹ cha của mình, họ quảng đại theo đuổi ơn gọi của họ đối với đời sống hôn nhân, linh mục và tu sĩ; về thành phần lão thành và đau yếu, để họ tìm được sự hỗ trợ và thông cảm cần thiết. Và về anh chị em, hỡi những cặp phối ngẫu thân mến, hãy cậy dựa vào ơn của Chúa luôn luôn, nhờ đó tình yêu của anh chị em sẽ mãi mãi sinh hoa kết trái và thủy chung mỗi ngày một hơn.

 

Trong bàn tay Mẹ Maria, “vị nhờ tiếng ‘xin vâng’ của mình đã mở cửa thế giới của chúng ta ra  cho Thiên Chúa” (Spe Salvi), tôi ký thác những hoa trái của việc cử hành này. Cám ơn anh chị em rất nhiều và chúc anh chị em những ngày lễ vui vẻ hạnh phúc.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 1/1/2008

 

  TOP

 

 

 

CẬY NHỜ THÁNH MẪU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bí Mật Maria - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria

 

Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort)

 

Lời Mở Đầu và Bản Dịch của

Đaminh Maria Cao Tấn  Tĩnh,  BVL

 

Thánh Long Mộng Phố  (Louis Montfort) đã viết một số tác phẩm về Mẹ tuy mỏng nhưng rất hay. Chẳng hạn cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria (đã được Lm Nguyễn Tri Ân, OP, dịch năm 1957 và nguyệt san Dân Chúa Mỹ Châu xuất bản ở hải ngoại năm 1980), Bí Mật Kinh Mân Côi (đã được người dịch này chuyển ngữ và xuất bản từ năm 1994 và đã tái bản năm 1997 và 2002) và Bí Mật Maria. Sở dĩ những tác phẩm Thánh Mẫu của thánh Long Mộng Phố rất hay là vì thánh nhân viết với tất cả tâm huyết của mình, với tất cả kinh nghiệm sống của Mẹ. Sở dĩ rất hay là vì thánh nhân viết theo thần hứng, đôi khi đã nói tiên tri, như trong cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria. Sở dĩ rất hay là vì ý tưởng của thánh nhân hết sức xuất sắc và chuyên biệt có một không hai. Sở dĩ rất hay là vì chẳng những vẫn còn hợp thời và càng ngày càng cần thiết. Một trong những hoa trái trổ sinh từ một trong những tác phẩm Thánh Mẫu của thánh nhân là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị đã đọc, thực hành và lấy khẩu hiệu Giáo Hoàng “tất cả của con là của Mẹ” từ tác phẩm Thành Thật Sùng Kính Mẹ Maria. Đó là lý do Màn Điện Toán Thời Điểm Maria, kể từ Lễ Trái Tim Mẹ, 8/6/2002, Quan Thày của Nhóm Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ (năm thứ 5), bắt đầu phổ biến tác phẩm Bí Mật Maria của thánh nhân, một tác phẩm, như được biết, chưa hề được dịch sang Việt Ngữ. Tuy nhiên, vì ngăn trở, tác phẩm này và tác phẩm Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria đã không được liên tục phổ biến. Cho đến nay, nhân dịp vừa khai mạc thời điểm mừng kỷ niệm Biến Cố Lộ Đức 150 năm, 1858-2008, được bắt đầu từ Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12/2007 đến 8/12/2008, Thời Điểm Maria tái phổ biến lại từ đầu và (lần này) liên tục cho tới hết hai tác phẩm Thánh Mẫu thời danh và khẩn trương hơn bao giờ hết hiện nay. Xin kính mời Quí Thân Hữu của Màn Điện Toán Thời Điểm Maria theo dõi.
 

Dn Nhp

 

1.             Chính nh Đức Trinh N Maria Chúa Giêsu đã đến thế gian, cũng nh M mà Người phi cai tr thế gii.

 

2.             Vì trong cuc đời ca mình, M Maria đã sng n khut mà M được Thánh Thn và Giáo Hi gi là “Alma Mater”, Người M n khut và vô danh. M khiêm nhượng đến ni M không còn mong mun gì hơn trên đời này là được n mình đi trước bn thân M cũng như trước mt k khác, mà ch cn mt mình Thiên Chúa biết mà thôi.

 

3.             Để đáp li nhng li M nguyn cu cho được n khut đi, được nghèo khó và thp hèn, Thiên Chúa đã hài lòng thc hin vic che giu M đi trước mt hu như hết mi con người th to, vic M được hoài thai, vic M được h sinh, cuc sng ca M, nhng mu nhim ca M, vic M sng li và mông triu v tri. Hai v ph mu ca M cũng tht s không biết v M; và các thn tri thường hi nhau rng “người này có th là ai đây?”, vì Thiên Chúa đã che giu M không cho h biết, hay nếu Ngài có t cho h mt điu gì đó thì điu y chng là gì so vi nhng gì Ngài còn gi li.

 

4.             Chúa Cha mun rng M không cn phi làm mt phép l nào trong đời ca M, ít là phép l công khai, mc dù Ngài đã ban cho M quyn năng làm điu này. Chúa Con mun M phi nói rt ít, mc dù Người đã ban cho M đức khôn ngoan ca Người.

 

Mc dù M Maria là người bn tình thy chung ca mình, Chúa Thánh Thn vn mun các v tông đồ và thánh ký nói tht ít v M, mà ch nói va đủ để t Chúa Giêsu ra thôi.

 

5.             M Maria là kit tác tuyt vi ca Thiên Chúa Toàn Năng, và Ngài đã gi ly kiến thc v M và vic chiếm hu M cho chính mình Ngài. M là Người M hin vinh ca Chúa Con, Đấng đã mun h M xung và che khut M đi khi M còn sinh thi để nuôi dưỡng lòng khiêm nhượng ca M. Người đã gi M là “Bà” như th M là mt k xa l, mc dù trong lòng ca mình, Người coi trng và mến yêu M trên hết loài người và thn thiêng. M Maria là sui ngun được niêm phong và là người bn tình thy chung ca Chúa Thánh Thn, nơi duy nht Ngài mun ti. M là cung thánh và là nơi ngh ngơi ca Ba Ngôi, nơi Thiên Chúa ng tr trong s rng ngi thn linh hơn bt c đâu khác trong vũ tr này, k c nơi Ngài ng trên các thn đệ nh đẳng Cherubim và đệ nht đẳng Seraphim. Không có mt to vt nào, dù tinh tuyn đến đâu, được vào đó mà không có phép đặc bit.

 

(còn tiếp)

 

TOP

 

 

 

MẾN YÊU THÁNH THỂ

 

 

 

THÁNH GREGORY NAZIANZUS

 Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI:

Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 8+22/8/2007

Bài Giáo Lý 46 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Thứ Tư vừa rồi tôi đã nói về Thánh Basil, một vị Giáo Phụ của Giáo Hội và là một bậc đại sư dạy đức tin.

 

Hôm nay, tôi xin nói về một người bạn của ngài là Thánh Gregory Nazianzus; như Thánh Basil, vị thánh này cũng là một người bản xứ Cappadocia. Là một thần học gia nổi nang, một vị giảng thuyết và là một vô địch thủ của đức tin Kitô Giáo thuộc thế kỷ thứ 4, ngài nổi tiếng về tài lợi khẩu, và là một thi sĩ, ngài cũng có một tâm hồn tao nhã và nhậy cảm nữa.

 

Thánh Gregory được sinh ra trong một gia đình danh giá khoảng năm 330 sau Chúa Kitô Giáng Sinh, và mẹ của ngài đã hiến dâng ngài cho Thiên Chúa ngày từ khi mới sinh. Sauk hi được giáo dục tại nhà, ngài đã học ở những trường danh tiếng thời ấy: trước hết ngài đến Caesarea ở Cappadocia, nơi ngài đã làm bạn với Thánh Basil, vị Giám Mục tương lai của thành ấy, sau đó tiếp tục sống ở các thủ đô khác thuộc thế giới cổ xưa, như Alexandria, Ai Cập, và nhất là Nhã Điển, nơi ngài lại gặp Thánh Basil một lần nữa (cf. Orationes 43: 14-24; SC 384: 146-180).

 

Khi nhớ lại tình bạn này, Thánh Gregorio sau đó đã viết: “Bấy giờ chẳng những tôi cảm thấy hết sức kính mến đại Basil của mình, vì tính cách nghiêm cẩn về luân lý của ngài cũng như về sự chín chắn cùng khôn ngoan nơi ngôn từ của ngài, mà ngài còn thu hút người khác chưa biết ngài để sống như ngài nữa… Lòng nhiệt thành giống nhau về kiến thức đã thúc đẩy chúng tôi… Đây là việc tranh hùng của chúng tôi, đó là không phải ai nhất mà là ai để cho kẻ khác nhất. Dường như chúng tôi chỉ có một linh hồn trong hai thể xác vậy” (Orationes 43: 16, 20; SC 384: 154-156, 164].

 

Những lời này không nhiều thì ít phác họa bức chân dung về con người của tâm hồn cao quí ấy. Tuy nhiên, người ta cũng có thể nghĩ rằng làm thế nào con người này, một con người mạnh mẽ bung ra khỏi những giá trị trần gian, cần phải chịu khổ sâu xa vì những sự thuộc trần gian ấy.

 

Trở về nhà, Thánh Gregory đã lãnh nhận Phép Rửa và đã phát triển một khuynh hướng sống đời đan viện, vì sự cô tịch cũng như việc suy niệm về triết lý lẫn tâm linh là những gì thu hút ngài.

 

Chính ngài đã viết: “Đối với tôi không có gì trọng đại hơn điều này, đó là câm nín các cảm quan, là vươn lên trên xác thịt của trần gian này, là thu mình lại, không còn quan tâm tới những gì là phàm nhân hơn là những gì triệt để cần thiết; là nói chuyện với bản thân và với Thiên Chúa, là sống một cuộc đời vượt lên trên những gì là hữu hình; là mang trong linh hồn mình các hình ảnh thần linh, nguyên tuyền, không pha trộn với những hình thái trần tuục hay lầm lẫn; thực sự trở thành tấm gương tuyệt hảo về Thiên Chúa và về những sự thần linh, và trở thành như vậy mỗi ngày một hơn, nhận lấy ánh sáng từ ánh sáng…; là hoan hưởng, trong niềm hy vọng hiện tại, sự thiện tương lai, và đàm đạo với các thiên thần; là thoát ly trần gian trong khi vẫn tiếp tục ở trong nó, trổi vượt về tinh thần” (Orationes 2: 7; SC 247: 96).

 

Như ngài đã bày tỏ trong cuốn tự thuật của ngài (cf. Carmina [historica] 2: 1, 11, De Vita Sua 340-349; PG 37: 1053), ngài đã thụ phong linh mục một cách lưỡng lự vì ngài biết rằng sau đó ngài cần phải làm Giám Mục, để coi sóc kẻ khác và những việc làm của họ, bởi thế, không thể nào chìm sâu vào việc hoàn toàn suy niệm được nữa.

Tuy nhiên, sau đó ngài đã chấp nhận ơn gọi này và hoàn toàn vâng phục chấp nhận thừa tác mục vụ, chấp nhận, như thường xẩy đến cho đời sống của ngài, được Đấng Quan Phòng mang đến những nơi ngài không muốn đến (x Jn 21:18).

 

Vào năm 371, người bạn Basil của ngài, Giám Mục Caesarea, ngược lại với ước muốn của Gregory, muốn tấn phong ngài làm Giám Mục ở Sasima, một địa phương quan trọng về chiến lược của Cappadocia. Tuy nhiên, vì những trục trặc khác nhau, ngài đã chẳng bao giờ thực hiện và vẫn ở trong thành Nazianzus.

 

Vào khoảng năm 379, Thánh Gregory được gọi đến Constantinople, thủ đô, để lãnh đạo một cộng đồng Công Giáo nhỏ trung thành với Công Đồng Nicea và tin tưởng vào Chúa Ba Ngôi. Trong khi đó đa số gắn bó với bè rối Arius, một bè rối được các vị hoàng đế cho là “đúng đắn về chính trị” và có lợi cho chính trị.

 

Thế là ngài đặt mình vào thân phận của thành phần thiểu số, bị bủa vây bởi hận thù. Ngài đã tung ra năm Bài Thuyết Giảng Thần Học (Orationes 27-31; SC 250: 70-343) trong ngôi Nhà Thờ nhỏ ở Anastasis chính là để bênh vực đức tin về Chúa Ba Ngôi và làm cho niềm tin này được sáng tỏ.

 

Những bài thuyết giảng này đã có tiếng vang vì tính cách vững vàng về tín lý của ngài và khả năng lập luận của ngài, những gì thực sự làm sáng tỏ là đây là một thứ lý lẽ thần linh. Và tính cách sáng ngời nơi hình thức của chúng cũng làm cho chúng trở thành hấp dẫn ngày nay nữa.

 

Chính vì những bài thuyết giảng này mà Thánh Gregory đã có được một biệt hiệu là “Thần Học Gia”.

 

Đó là những gì ngài được Giáo Hội Chính Thống gọi: “Nhà Thần Học”. Đó là vì theo cách thức suy nghĩ của ngài thì thần học không phải chỉ là suy tư thuần túy nhân loại, hay thậm chí không phải là như thế nữa, chỉ là hoa trái của suy đoán phức tạp, thế nhưng xuất phát từ một đời sống nguyện cầu và thánh đức, từ một cuộc đối thoại kiên trì với Thiên Chúa. Và nơi chính cách thức ấy mà ngài mới làm cho thực tại của Thiên Chúa, cho mầu nhiệm của Chúa Ba Ngôi, hiện tỏ trước lý trí của chúng ta.

 

Trong âm thầm chiêm niệm, được điểm bằng sự lạ lùng trước những kỳ công của mầu nhiệm hiện tỏ, linh hồn của ngài bị thu hút vào vẻ đẹp và vinh quang thần linh.

 

Trong khi Thánh Gregory tham dự Công Đồng Chung Thứ Hai năm 381, ngài được chọn làm Giám Mục thành Constantinople và chủ sự Công Đồng này; thế nhưng ngài đã bị đối đầu thẳng mặt bởi sự chống đối dữ dội, cho đến độ tình hình đã trở nên không thể chấp nhận được. Những thái độ thù nghịch này không thể nào chịu đựng nổi đối với một linh hồn tế nhị như thế.

 

Những gì Thánh Gregory trước đó đã than van bằng những lời lẽ chân thành đều được lập lại: “Chúng ta đã phân chia Chúa Ktiô, chúng ta là thành phần đã yêu mến Thiên Chúa và Chúa Kitô! Chúng ta đã lừa dối nhau vì Sự Thật, chúng ta đã nuôi dưỡng những cảm xúc hận thù vì Tình Yêu, chúng ta đã phân rẽ nhau” (Orationes 6: 3; SC 405: 128).

 

Bởi thế, trong một bầu không khí căng thẳng, ngài cảm thấy đã đến lúc từ nhiệm.

 

Trong một vương cung thánh đường đông nghẹt, Thánh Gregory đã giảng một bài từ biệt có một công dụng và giá trị lớn lao (cf. Orationes 42; SC 384: 48-114). Ngài đã chấm dứt bài nói đau lòng của ngài bằng những lời lẽ như sau: “Xin từ biệt, hỡi đại đô, được Chúa Kitô yêu dấu… Hỡi con cái yêu dấu của tôi, tôi van xin anh chị em, hãy nhiệt thành canh giữ kho tàng đức tin đã được ký thác cho anh chị em (x 1Tim 6:20), hãy nhớ đến nỗi đau khổ của tôi (x Col 4:18). Chớ gì ân sủng của Chúa Giêsu Kitô ở cùng tất cả anh chị em” (cf. Orationes 42: 27; SC 384: 112-114).

 

Thánh Gregory đã trở về Nazianzus và trong vòng 2 năm ngài đã dấn thân cho việc chăm sóc mục vụ của cộng đồng Kitô hữu này. Đoạn ngài vĩnh viễn rút lui vào nơi thanh tịnh gần Arianzo, nơi sinh trưởng của ngài, và đã hiến thân học hỏi và sống đời khổ hạnh.

 

Chính trong thời gian này ngài đã viết đa số các tác phẩm thi ca của mình và nhất là cuốn tự thuật của ngài: De Vita Sua, một cuộc tái giải thích từng hồi cuộc hành trình nhân bản và thiêng liêng của ngài, một cuộc hành trình gương mẫu của một người Kitô hữu khổ đau, của một con người sâu xa nội tâm trong một thế giới đầy những xung khắc.

 

Ngài là một con người làm cho chúng ta nhận thấy được thượng quyền của Thiên Chúa, bởi thế, ngài cũng nói cho chúng ta, cho thế giới của chúng ta rằng: không có Thiên Chúa, con người mất đi  sự cao cả của mình; không có Thiên Chúa, không có nhân bản thực sự.

 

Tóm lại, chúng ta cũng hãy lắng nghe lời này và tìm cách nhận biết Dung Nhan Thiên Chúa.

 

Ở một trong những bài thơ ngài viết, ngài đã tự ngỏ lời với Thiên Chúa rằng: “Chớ gì Chúa nhân từ rộng lượng, Chúa là mai hậu của tất cả mọi sự” (Carmina [dogmatica] 1: 1, 29; PG 37: 508).

 

Thế rồi vào năm 390, Thiên Chúa đã đón nhận người tôi trung này, người đã bênh vực Ngài nơi các bản viết của mình một cách tinh tường và đã đầy kính mến chúc tụng Ngài nơi thi ca của mình.

 

  

Anh Chị Em thân mến,

 

Trong tiến trình trình bày các vị đại Giáo Phụ và Tiến Sĩ của Hội Thánh đang được tôi chia sẻ trong những buổi Giáo Lý này, lần vừa rồi tôi đã nói về Thánh Gregory Nazianzus, một v ị Giám Mục ở thế kỷ thứ 4, và hôm nay, tôi muốn hoàn trọn hình ảnh về một bậc đại sư này. Hôm nay, chúng ta sẽ cố gắng tìm hiểu một số giáo huấn của ngài.

 

Suy niệm về sứ vụ được Thiên Chúa ủy thác cho mình, Thánh Gregory Nazianzus đã kết luận rằng: “Tôi đã được dựng nên để tiến lên ngay cả tới Thiên Chúa bằng các hoạt động của tôi” (Orationes 14, 6 De Pauperum Amore: PG 35, 865).

 

Thật vậy, ngài đã sử dụng những tài năng của mình, là một văn sĩ và là thuyết giảng viên để phụng sự Thiên Chúa và phục vụ Giáo Hội. Ngài đã viết rất nhiều bài thuyết giảng, các bài giảng và bài tán tụng khác nhau, rất nhiều bức thư và thi ca (gần 18 ngàn câu thơ) có tiếng: thật là một sự sản xuất phi thường.

 

Ngài đã nhìn nhận rằng đó là sứ vụ Thiên Chúa đã úy thác cho ngài: “Là một người tôi tớ của Lời Chúa, tôi gắn bó với thừa tác vụ của Lời Chúa; chớ gì tôi không bao giờ lo là với sự thiện này. Tôi cảm nhận được ơn gọi này và tôi tri ân ơn gọi ấy; tôi cảm thấy hân hoan bởi ơn gọi này hơn tất cả mọi sự khác hợp lại” (Orationes 6, 5: SC 405, 134; cf. also Orationes 4, 10).

 

Thánh Gregory Nazianzus là một con người mềm mại và trong đời sống luôn tìm cách mang lại an bình cho Giáo Hội vào thời của ngài, một Giáo Hội bị xâu xé bởi bất hòa và lạc thuyết. Ngài đã nỗ lực dùng Phúc Âm để dấn thân thắng vượt tính chất e dè ngần ngại của mình để loan báo sự thật của đức tin.

 

Thánh nhân đã cảm thấy sâu xa khao khát tiến đến gần Thiên Chúa, được hiệp nhất với Ngài. Thánh n hân đã diễn tả nó ở một trong những bài thơ của mình như thế này: “Trong số nhiều ngọn sóng cồn cả thể của biển khơi cuộc sống, dận dồn bởi những cơn gió hoang dại… chỉ có một điều duy nhất   thân thương đối với tôi, là kho tàng duy nhất của tôi, an ủi và xoa dịu cuộc đối chọi của tôi, đó là ánh sáng của Thiên Chúa Ba Ngôi” (Carmina [historica] 2, 1, 15: PG 37, 1250ff.). Bởi thế, Thánh Gregory đã làm cho ánh s áng của Chúa Ba Ngôi sáng tỏ, bằng việc bênh vực đức tin được Công Đồng Chung Nicea công bố: đó là một Thiên Chúa duy nhất có 3 ngôi, bằng nhau và khác biệt – Cha, Con và Thánh Thần -, “một ánh sáng tam chiều qui tụ lại thành một ánh quang rạng ngời duy nhất” (Hymn for Vespers, Carmina [historica] 2, 1, 32: PG 37, 512).

 

Bởi thế, theo chiều hướng của Thánh Phaolô (1Cor 8:6), Thánh Gregory nói thêm rằng: “Đối với chúng ta thì chỉ có một Thiên Chúa duy nhất là Cha, Đấng là nguồn mạch của tất cả mọi sự; và một Chúa duy nhất là Đức Giêsu Kitô, Đấng là đường nẻo cho tất cả mọi sự; và một Thánh Thần duy nhất, Đấng ở trong tất cả mọi sự (Orationes 39, 12: SC 358, 172).

 

Thánh Gregory đã đề cao trọn vẹn nhân tính của Chúa Kitô, ở chỗ, để cứu chuộc toàn thể con người nơi cả thân xác, linh hồn và tinh thần của họ, Chúa Kitô đã mặc lấy tất cả mọi yếu tố của bản tính nhân loại, bằng không, con người không thể nào được cứu độ.

 

Để luận bác lạc thuyết của Apollinaris, người chủ trương rằng Chúa Giêsu Kitô không mặc lấy tâm trí, Thánh Gregory đã giải quyết vấn đề trong ánh sáng của mầu nhiệm cứu độ: “Những gì không được mặc lấy thì không được chữa lành” (Ep. 101, 32: SC 208, 50), và nếu Chúa Kitô đã không “được trang bị bằng một tâm trí thì làm sao Người có thể làm người được chứ?” (Ep. 101, 34: SC 208, 50). Chính tâm trí của chúng ta là những gì đã cần đến và đang cần đến mối liên hệ, cuộc gặp gỡ Thiên Chúa trong Chúa Kitô.

 

Trở thành một con người, Chúa Kitô đã hiến cho chúng ta cơ hội để ngược lại trở thành như Người. Thánh Gregory Nazianzus đã kêu gọi dân chúng rằng: “Chúng ta hãy tìm cách nên giống Chúa Kitô, vì Chúa Kitô cũng đã trở nên như chúng ta: tìm cách trở thành thần linh nhờ Người vì chính Người qua chúng ta đã trở thành một con người. Người đã tự nhận lấy những gì là tàn tệ nhất để làm cho chúng ta trở thành một tặng ân cao quí nhất” (Orationes 1, 5: SC 247, 78).

 

Mẹ Maria, Vị đã hiến cho Chúa Kitô nhân tính, là Mẹ Thiên Chúa thực sự (Theotokos: cf. Ep. 101, 16: SC 208, 42), và vì sự vụ cao cả nhất của Mẹ, Mẹ “đã được thanh tẩy trước” (Orationes 38, 13: SC 358, 132, hầu như đây là một dạo khúc xa xa cho Tín Điều Hoài Thai Vô Nhiễm vậy). Mẹ Maria, đối với Kitô hữu, nhất là với các trinh nữ, như là một mẫu mực và sự phù giúp của họ trong những lúc cần thiết (cf. Orationes, 24, 11: SC 282, 60-64).

 

Thánh Gregory nhắc nhở chúng ta rằng, là người, chúng ta cần phải tỏ ra đoàn kết với nhau. Ngài viết: “’Tất cả chúng ta là một trong Chúa’ (x Rm 12:5), giầu hay nghèo, nô lệ hay tự do, khỏe mạnh hay đau yếu, cũng như nhau; và là một nơi vị thủ lãnh là Chúa Giêsu Kitô, Đấng qui tụ tất cả. Và như các chi thể của một thân thể, mỗi một người đều có liên hệ với nhau, và tất cả mọi người đều liên hệ với nhau”.

 

Thế rồi ngài kết luận, khi đề cập tới thành phần bệnh nạn cũng như tới thành phần gặp khó khăn: “Đây là ơn cứu độ duy nhất cho xác thịt của chúng ta cũng như linh hồn của chúng ta: đó là khi chúng ta tỏ cho họ thấy được đức bác ái” (Orationes 14, 8 De Pauperum Amore: PG 35, 868ab).

 

Thánh Gregory nhấn mạnh rằng con người cần phải bắt chước sự thiện hảo và lòng yêu thương của Thiên Chúa. Bởi vậy mà ngài đã khuyên nhủ rằng: “Nếu anh chị em khỏe mạnh và giầu có, hãy làm vơi đi nhu cầu của những ai bệnh nạn và nghèo khổ; nếu anh chị em không sa ngã, hãy đến trợ giúp những ai sa ngã và sống trong khổ đau; nếu anh chị em hân hoan, hãy an ủi những kẻ buồn thảm; nếu anh chị em may mắn, hãy giúp đáp những ai bất hạnh. Hãy cống hiến cho Thiên Chúa chứng cớ về lòng tri ân của anh chị em, vì anh chị em là thành phần được lợi ích chứ không phải người cần được lợi ích… Hãy giầu có chẳng những nơi những gì là sở hữu mà còn nơi lòng trắc ẩn nữa; chẳng những nơi vàng bạc mà còn nơi nhân đức nữa, hay nơi nhân đức mà thôi. Tiếng tăm của anh chị em hãy trổi vượt hơn tha nhân của mình bằng việc nhân ái hơn mọi người; hãy biến mình thành Thiên Chúa đối với thành phần bất hạnh, phản ảnh tình thương của Thiên Chúa” (Orationes 14, 26 De Pauperum Amore: PG 35, 892bc).

 

Thánh Gregory dạy chúng ta trước hết và trên hết về tầm quan trọng và cần thiết của việc nguyện cầu. Ngài nói: “Cần phải nhớ Thiên Chúa thường xuyên hơn là con người hít thở” (Orationes 27, 4: PG 250, 78), vì việc cầu nguyện là một cuộc gặp gỡ giữa lòng khao khát của Thiên Chúa với lòng khát khao của chúng ta. Thiên Chúa khao khát chúng ta khát khao Ngài (cf. Orationes 40, 27: SC 358, 260).

 

Khi nguyện cầu, chúng ta hướng tâm hồn của chúng ta về Thiên Chúa, ký thác bản thân chúng ta cho Ngài như một của lễ cần được thanh tẩy và biến đổi. Nơi nguyện cầu, chúng ta thấy tất cả mọi sự nơi ánh sáng của Chúa Kitô, chúng ta lột trần những bộ mặt giả tạo của mình ra và chìm mình trong chân lý và lắng nghe Thiên Chúa, nung nấu ngọn lửa yêu thương.

 

Trong một bài thơ đồng thời cũng là một bài suy niệm về mục đích của cuộc đời và là một lời ngầm khẩn cầu lên Thiên Chúa, Thánh Gregory đã viết: “Hỡi linh hồn của tôi ơi, ngươi có một công việc làm cao cả nếu ngươi muốn như thế. Hãy nghiêm cẩn suy nghĩ về bản thân mình, về hữu thể của ngươi, về số phận của ngươi; người từ đâu đến và cần phải nghỉ ngơi ở chốn nào; hãy tìm cách hiểu biết xem phái chăng đó là đời sống mà ngươi đang sống hay còn là một cái gì hơn thế nữa. Hỡi linh hồn tôi, ngươi có một việc làm, bởi vậy hãy thanh tẩy đời sống của ngươi: Hãy lưu ý tới Thiên Chúa và các mầu nhiệm của Ngài, hãy tìm hiểu những gì hiện hữu trước vũ trụ này và những gì được giành cho người, ngươi từ đâu đến và số phận của ngươi là gì. Hỡi linh hồn tôi ơi, đó là công việc của ngươi; bởi thế, hãy thanh tẩy đời sống của mình” (Carmina [historica] 2, 1, 78: PG 37, 1425-1426).

 

Vị Giám Mục thánh này tiếp tục xin Chúa Kitô giúp đỡ để được nâng lên và bắt đầu khởi hành: “Ôi Chúa Kitô của con ơi, con đã bị chìm đắm bởi ảo tưởng quá trớn của con: từ trên các đỉnh cao, con đã rơi xuống rất sâu. Thế nhưng, giờ đây xin Chúa hãy nâng con lên lại, để con có thể thấy rằng con đã lừa đảo bản thân mình; nếu con vẫn còn tin tưởng quá nhiều vào bản thân mình, con sẽ ngã lập tức và cái ngã đó sẽ là một cái ngã chí tử” (Carmina [historica] 2, 1, 67: PG 37, 1408).

 

Bởi vậy mà Thánh Gregory cảm thấy cần phải đến gần Thiên Chúa để thắng vượt được tình trạng mỏi mệt lừ đừ của mình. Ngài đã cảm nghiệm được sức xô lấn của linh hồn, cái sôi nổi của một tinh thần nhạy cảm và cái bấp bênh của thứ hạnh phúc hời hợt.

 

Đối với ngài, trong thảm kịch của một cuộc đời bị đè nặng bởi ý thức về nỗi yếu kém và bất hạnh của mình, thì cảm nghiệm về tình yêu của Thiên Chúa bao giờ cũng phỗng tay trên.

 

Thánh Gregory cũng nói với chúng ta rằng, hỡi linh hồn, anh chị em có một công việc làm, một công việc tìm kiếm ánh sáng chân thực, tìm kiếm cái cao quí thực sự cho đời sống của anh chị em. Và đời sống của anh chị em đang gặp gỡ Thiên Chúa là Đấng khao khát lòng khát khao của anh chị em.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/audiences/2007/documents/hf_ben-xvi_aud_20070822_en.html

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ