CHÚA NHẬT 11/5/2008

 

   TIN Tưởng Giáo Hội  

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

Sự thật không phải là một cái gì áp đặt

 Huấn dụ Giới Trẻ và Chủng Sinh tại Chủng Viện Thánh Giuse ở Yonkers, Nữu Ước Thứ Bảy 19/4/2008

   CẬY Nhờ Thánh Mẫu  

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL  

"Quyền năng của Mẹ trên các thần dữ đặc biệt sẽ tỏ ra vào những thời buổi sau này"

(Tuần Ba trước Lễ Mẹ Fatima 13/5)

   MẾN Yêu Thánh Thể  

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

 THÁNH THỂ LÀ BỮA TIỆC HIỆP THÔNG VỚI THIÊN CHÚA

Giáo Lý Năm Thánh 2000, Bài 27 Thứ Tư 18/10/2000

  YÊU Thương Tha Nhân  

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL 

Vai Trò Làm Mẹ 

Mừng  Ngày Hiền Mẫu 2008, Chúa Nhật 11/5/1008

 

    

 

TIN TƯỞNG GIÁO HỘI
 

 

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

 

"Thánh Thần là Đấng làm cho tâm can có thể hiểu được các ngôn ngữ của mọi người,

vì Ngài tái thiết lập nhịp cầu hiệp thông chân chính giữa đất và trời".

 

 

Lễ Thánh Thần Hiện Xuống ở Quảng Trường Thánh Phêrô Chúa Nhật 4/6/2006

 

Anh Chị Em thân mến!

Vào Ngày Lễ Ngũ Tuần, Thánh Thần đầy quyền năng đã xuống trên các vị tông đồ; nhờ đó mở màn cho sứ vụ của Giáo Hội trên thế giới. Chính Chúa Giêsu đã sửa soạn cho 11 Vị thực hiện sứ vụ này bằng việc hiện ra với các vị một số lần sau cuộc phục sinh của Người (x Acts 1:3).

 

Trước khi thăng thiên về trời, ‘Người đã bảo các vị đừng rời khỏi Giêrusalem, song hãy chờ đợi lời hứa của Cha’ (x Acts 1:4-5); tức là, Người đã xin các vị hãy qui tụ lại với nhau để dọn mình lãnh nhận tặng ân Thánh Linh. Và các vị đã tụ họp lại với Mẹ Maria để cầu nguyện ở Nhà Tiệc Ly, trong khi chờ đợi biến cố hứa hẹn ấy (x Acts 1:14).

 

Việc qui tụ lại với nhau là điều kiện được Chúa Giêsu đặt ra để lãnh nhận tặng ân Thánh Linh; bản tóm lược của việc họ sống hòa hợp với nhau đó là việc các vị cầu nguyện lâu dài. Như thế chúng ta được cống hiến cho thấy một bài học sâu xa mãnh liệt cho hết mọi cộng đồng Kitô hữu.

 

Có những lúc người ta nghĩ rằng việc hiệu nghiệm về vấn đề truyền giáo chính yếu lệ thuộc vào vấn đề can thận hoạch định cùng việc khôn lanh áp dụng sau đó qua việc cụ thể dấn thân. Chúa Kitô chắc chắn không muốn chúng ta hợp tác, nhưng trước bất cứ một đáp ứng nào thì việc Người tác động là những gì cần thiết: Thánh Thần thực sự đóng vai chủ yếu của Giáo Hội. Những căn gốc của việc chúng ta hiện hữu cũng như của hành động chúng ta đều ở nơi việc thinh lặng khôn ngoan và quan phòng của Thiên Chúa.

 

Những hình ảnh được Thánh Luca sử dụng để nói lên việc Thánh Linh xâm nhập – gió và lửa – đã nhắc lại núi Sinai, nơi Thiên Chúa tỏ mình ra cho dân Yến Duyên và lập giao ước của Ngài (x Ex 19:3ff). Cuộc lễ ở Sinai được dân Yến Duyên cử hành 50 ngày sau Lễ Vượt Qua là ngày lễ Giao Ước.

 

Khi nói về những ngọn lưỡi lửa (x Acts 3), Thánh Luca muốn cho thấy Lễ Ngũ Tuần như một Sinai mới, như một lễ Giao Ước mới, trong giao ước mới này Giao Ước với dân Yến Duyên được bao gồm tất cả mọi dân tộc trên trái đất này. Giáo Hội là công giáo và truyền giáo tự bẩm sinh. Tính cách phổ quát của ơn cứu độ được thể hiện với một bản liệt kê nhiều nhóm thiểu số có những kẻ nghe bài giảng tiên khởi của các vị tông đồ (x Acts 2:9-11).

 

Dân Chúa, một dân có được một hình dạng trên Núi Sinai, ngày nay vươn dài lớn rộng tới độ bao trùm mọi chướng ngại về chủng tộc, văn hóa, không gian và thời gian. Như những gì ngược lại với sự kiện xẩy ra ở tháp Babel, lúc dân chúng muốn xây dựng một con đường cao lên tới trời bằng bàn tay của họ, thì họ lại đi tới chỗ hủy hoại đi khả năng hiểu biết lẫn nhau. Cuộc Hiện Xuống của Thần Linh, với tặng ân ngôn ngữ, cho thấy rằng việc hiện diện của Ngài là những gì nối kết và biến đổi tình trạng hỗn độn thành mối hiệp thông.  Cái cao ngạo và thần tôi của con người là những gì luôn tạo nên những thứ chia rẽ, dựng nên những bức tường dửng dưng lạnh lùng, hận thù và bạo lực.

 

Trái lại, Thánh Thần là Đấng làm cho tâm can có thể hiểu được các ngôn ngữ của mọi người, vì Ngài tái thiết lập nhịp cầu hiệp thông chân chính giữa đất và trời. Thánh Linh là tình yêu.

 

Thế nhưng, làm thế nào để có thể đi sâu vào mầu nhiệm Thánh Linh? Làm sao để có thể hiểu được bí mật của tình yêu? Đoạn Phúc Âm này hôm nay đưa chúng ta về Nhà Tiệc Ly là nơi Bữa Tiệc Ly đã kết thúc, một cảm nghiệm về những gì chưng hửng khiến các vị tông đồ buồn đau. Lý do đó là những lời lẽ của Chúa Giêsu đã khơi động những vấn đề nhức nhối: Người đã nói về việc thế giới thù ghét Người cũng như những ai thuộc về Người, Người đã nói về việc ra đi bí nhiệm của Người; về nhiều điều cần phải nói nhưng bấy giờ các tông đồ chưa thể nào thấu hiểu nổi (x Jn 16:12).

 

Để an ủi các vị, Người đã giải thích ý nghĩa về việc ra đi của Người: Người sẽ ra đi, song Người sẽ trở lại; trong khi đó Người không bỏ rơi các vị, không để họ mồ côi. Người sẽ sai Đấng An Ủi, Thần Linh của Cha, và là vị Thần Linh có thể làm cho các vị biết rằng công việc của Chúa Kitô là một công việc của yêu thương: một tình yêu thương của Đấng đã hiến mạng sống mình, một tình yêu thương của Cha là Đấng đã trao ban Người.

 

Đó là mầu nhiệm của Lễ Hiện Xuống: Thánh Thần soi sáng tâm linh con người, và trong việc tỏ Chúa Kitô tử giá và phục sinh ra, Ngài cho thấy đường lối trở nên giống Người hơn, tức là trở thành ‘biểu hiện và dụng cụ của tình yêu xuất phát từ Ngài’ (Deus Caritas Est, 33). Cùng với Mẹ Maria, Giáo Hội, như khi mới được hạ sinh, ngày nay vẫn kêu cầu: ‘Veni Sancte Spiritus! – Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến để làm tràn đầy tâm can thành phần tín hữu của Ngài và đốt lên ngọn lửa tình yêu của Ngài trong họ!’ Amen.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 4/6/2006 

 

  TOP

 

 

 

CẬY NHỜ THÁNH MẪU

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL  

 

"Quyền năng của Mẹ trên các thần dữ đặc biệt sẽ tỏ ra vào những thời buổi sau này"

 

(Tuần Ba trước Lễ Mẹ Fatima 13/5)

(tiếp theo)

Chưa hết, Thánh Long Mộng Phố còn ghép Tông Đồ Cuối Thời với Thời Điểm Maria, và ghép Thời Điểm Maria với thành phần Tông Đồ Cuối Thời nữa.

 

Tông Đồ Thánh Mẫu với Thời Điểm Maria

 

·        Quyền năng của Mẹ trên các thần dữ đặc biệt sẽ tỏ ra vào những thời buổi sau này, khi mà Satan sẽ rình cắn gót chân Mẹ, tức là cắn thành phần tôi tớ khiên hạ của Mẹ và con cái bần cùng của Mẹ, thành phần Mẹ sẽ làm dậy lên để chống lại hắn. Trước mắt của thế gian thì họ chỉ là những gì nhỏ mọn và bần cùng, và giống như gót chân, thấp hèn trước mắt thế của tất cả mọi người, bị giầy xéo và chà đạp như gót chân đối với các phần thể khác trong thân thể vậy. Thế nhưng, bù lại, chính vì thế mà họ sẽ được trở nên phong phú trong ân sủng của Thiên Chúa là những gì Mẹ Maria sẽ dồi dào tuôn đổ xuống trên họ. Họ sẽ nên cao cả và được tôn vinh trong thánh đức trước nhan Thiên Chúa. Họ sẽ trổi vượt trên tất cả mọi tạo vật bởi lòng nhiệt thành cao cả của họ, và họ sẽ được ơn trợ giúp thần linh nâng đỡ đến nỗi, liên kết với Mẹ Maria, họ sẽ đạp nát đầu Satan bằng gót chân của họ, tức là bằng lòng khiêm hạ của họ, để mang chiến thắng về cho Chúa Giêsu Kitô”. (đoạn 54)

 

Thời Điểm Maria với Tông Đồ Thánh Mẫu

 

·        “Sau hết, Thiên Chúa, vào những thời buổi ấy, muốn Người Mẹ Thánh của Ngài được nhận biết, mến yêu và tôn kính hơn bao giờ hết. Điều này chắc chắn sẽ xẩy ra nếu thành phần được tuyển chọn, nhờ ân sủng và ánh sáng của Thánh Linh, chấp nhận thực hiện việc tôn sùng sâu xa và trọn hảo tôi sẽ bày tỏ sau đây. Bấy giờ đức tin giúp họ có thể rõ ràng thấy được Ngôi Sao Biển tuyệt vời ấy. Theo sự hướng dẫn của Mẹ, họ thấy được ánh quang rạng ngời của vị Nữ Vương này và sẽ hoàn toàn hiến thân phục vụ Mẹ như là thành phần tùy thuộc và nô lệ của tình yêu. Họ sẽ cảm nghiệm được sự nhân hậu và âu yếm từ mẫu của Mẹ đối với con cái của Mẹ. Họ sẽ thiết tha mến yêu Mẹ và sẽ cảm nhận được Mẹ đầy cảm thương biết bao, và họ được Mẹ giúp đỡ là chừng nào. Trong mọi hoàn cảnh, họ sẽ chạy đến cùng Mẹ là vị biện hộ của họ và là mối giới của họ trước Chúa Giêsu Kitô. Họ sẽ thấy rõ ràng Mẹ là con đường an toàn nhất, dễ dàng nhất, ngắn ngủi nhất và trọn hảo nhất để đến với Chúa Giêsu, và sẽ không ngần ngại trao phó bản thân mình cho Mẹ, cả xác lẫn hồn, để được hoàn toàn thuộc về Chúa Giêsu”. (đoạn 55)

 

Những gì Thánh Long Mộng Phố nói về thân mệnh của thành phần Tông Đồ Cuối Thời liên quan tới Mẹ Maria đã hoàn toàn phản ảnh những gì cũng đã được chính Thánh Kinh Tân Ước cho thấy một cách chung chung trong Sách Khải Huyền của Thánh Gioan liên quan tới “mối thù giữa ngươi và người nữ, giữa giòng dõi ngươi và miêu duệ của người nữ” (Gen 3:15), như sau:

 

·        Khi con rồng thấy rằng hắn bị hất nhào xuống trái đất, hắn đi săn đuổi người phụ nữ đã hạ sinh người con trai. Thế nhưng người nữ này đã được ban cho đôi cánh vĩ đại của đại bàng để bà có thể bay đến nơi của mình trong sa mạc, nơi xa khỏi con rắn, ở đó bà được chăm sóc cho một năm, rồi hai năm, và nửa năm nữa. Tuy nhiên miệng con rắn đã phun ra một giòng nước để tìm kiếm người nữ hầu nuốt trửng bà đi. Trái đất đã ra tay giải cứu người nữ, bằng cách mở miệng ra nuốt lấy lũ lụt phun ra từ miệng con rồng. Tức giận trước việc vượt thoát của người nữ, con rồng đi giao chiến với miêu duệ của bà, với những ai tuân giữ các lệnh truyền của Thiên Chúa và làm chứng cho Chúa Giêsu.” (Rev 12:13-17).

 

(còn tiếp)

 

TOP

 

 

 

MẾN YÊU THÁNH THỂ

 


 

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

 THÁNH THỂ LÀ BỮA TIỆC HIỆP THÔNG VỚI THIÊN CHÚA

Giáo Lý Năm Thánh 2000, Bài 27 Thứ Tư 18/10/2000

 

1.         “Chúng ta đã trở nên Chúa Kitô. Vì nếu Người là đầu và chúng ta là chi thể thì  Người và chúng ta hợp thành một con người hoàn toàn” (Thánh Âu-Quốc-Tinh, Tractatus in Joh., 21, 8). Những lời mạnh mẽ của Thánh Âu-Quốc-Tinh đã đề cao mối hiệp thông thân mật được thiết lập giữa Thiên Chúa và con người nơi mầu nhiệm Giáo Hội, một mối hiệp thông theo giòng lịch sử hành trình của chúng ta được biểu hiệu tột đỉnh nơi bí tích Thánh Thể. Những lời truyền: “Các con hãy cầm lấy mà ăn... mà uống...” (Mt 26:26-27) Chúa Giêsu nói với các môn đệ trong căn thương lầu của một ngôi nhà ở Giêrusalem vào đêm cuối cùng cuộc sống trần gian của Người (x Mk 14:15) mang một ý nghĩa sâu xa. Giá trị biểu hiệu phổ quát của bữa tiệc được dọn ra với bánh và rượu (x Is 25:6) đã nói lên mối hiệp thông và tình thân mật ấy rồi vậy. Cũng còn có những yếu tố hiển nhiên khác đề cao Thánh Thể là bữa tiệc thân hữu và giao ước với Thiên Chúa nữa. Bởi vì, như Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo nhắc lại, “hy tế thập giá và bữa tiệc hiệp thông với mình máu Chúa thì đi đôi với nhau và bất khả phân ly nơi việc kéo dài tưởng niệm cuộc hy tế” (số 1382).

2-         Như trong Cựu Ước, đền thánh di động trong sa mạc được gọi là “lều hội ngộ” thế nào, tức là lều Thiên Chúa và dân Ngài gặp gỡ nhau cũng là lều của anh em trong đức tin ở giữa họ, truyền thống Kitô giáo cổ thời cũng gọi việc cử hành Thánh Thể là “synaxis”, nghĩa là “hội ngộ” như vậy. Nơi việc cử hành Thánh Thể này, “bản tính nội tại của Giáo Hội được tỏ hiện, một bản tính cho thấy Giáo Hội là một cộng đồng của những ai được triệu tập lại để cử hành tặng ân của Đấng trao ban cũng là Đấng được dâng hiến, ở chỗ, khi tham dự vào Mầu Nhiệm Thánh, họ trở nên ‘họ hàng’ của Chúa Kitô, cảm nghiệm trước được việc thần linh hóa hiện hữu trong mối liên kết bất khả phân ly giữa thần tính và nhân tính nơi Chúa Kitô” (Orientale Lumen, 10).

Nếu chúng ta muốn suy nghĩ sâu xa hơn về ý nghĩa đích thực của mầu nhiệm hiệp thông này giữa Thiên Chúa và tín hữu, chúng ta phải hướng về những lời Chúa Giêsu nói trong Bữa Tiệc Ly. Những lời ấy ám chỉ về một thứ “giao ước” thánh kinh, được thực sự nhắc lại nhờ mối liên hệ giữa máu của Chúa Kitô và máu hy tế đổ ra trên núi Sinai: “Đây là máu giao ước của Thày” (Mk 14:24). Moisen đã nói: “Đây là máu giao ước” (Ex 24:8). Giao ước núi Sinai liên kết dân Yến Duyên với Chúa bằng mối giây máu huyết đã tiên báo trước một tân ước sẽ đưa đến – như các Giáo Phụ Hy Lạp diễn đạt – mối cận thân thực sự giữa Chúa Kitô và tín hữu (x Thánh Cyril of Alexandria, In Johannis Evangelium, XI; John Chrysostom, In Matthaeum Hom., LXXXII, 5).

3.         Mối hiệp thông của tín hữu với Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể đặc biệt được đề cao nơi thần học của Thánh Gioan và Phaolô. Trong bài diễn từ tại hội đường Capernaum, Chúa Giêsu đã minh nhiên nói: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này sẽ sống muôn đời” (Jn 6:51). Toàn đoạn văn này cố ý nhấn mạnh đến mối hiệp thông trọng yếu được thiết lập trong đức tin, giữa Chúa Kitô, Bánh sự sống, với ai ăn Bánh ấy. Chúng ta đặc biệt thấy động từ menein theo tiếng Hy Lạp, nghĩa là “nội trú, cư ngụ”, một động từ tiêu biểu được Phúc Âm Thứ Bốn sử dụng để nói lên mối thân tình nhiệm mầu giữa Chúa Kitô và người môn đệ: “Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi thì ở trong Tôi và Tôi ở trong họ” (Jn 6:56, x 15:4-9).

4.         Thế rồi đến từ ngữ Hy Lạp koinonia, tức “hiệp thông”, được Thư Thứ Nhất gửi Giáo Đoàn Côrintô sử dụng, một bức thư trong khi nói về những bữa tiệc hiến tế của việc tôn thờ ngẫu tượng, được gọi là “bàn tiệc ma quỉ” (10:21), Thánh Phaolô cũng cho thấy nguyên tắc thực sự của tất cả mọi hy tế, đó là “Những ai ăn các của hy tế là những người dự phần vào bàn thờ” (10:18). Thánh Tông Đồ đã áp dụng nguyên tắc này một cách rõ ràng và triệt để vào bí tích Thánh Thể: “Chén chúc tụng chúng ta tôn vinh không phải là việc chúng ta thông phần vào (koinonia) máu của Chúa Kitô hay sao?... Bánh chúng ta bẻ ra thì không phải là việc chúng ta thông phần vào (koinonia) thân mình của Chúa Kitô hay sao?... Tất cả chúng ta đều dự phần cùng một tấm bánh duy nhất” (10:16-17). “Việc chia sẻ Thánh Thể, một bí tích Tân Ước, là tột đỉnh của việc chúng ta đồng hóa với Chúa Kitô, nguồn mạch của ‘sự sống trường cửu’, nguồn mạch và là quyền năng của việc hoàn toàn ban tặng bản thân mình” (Thông Điệp Veritas Splendor, 21).

5.         Việc hiệp thông với Chúa Kitô như thế làm phát sinh một cuộc biến đổi nội tâm nơi người tín hữu. Thánh Cyril Alexandria đã diễn tả rất hay về biến cố này, khi cho thấy âm vang của biến cố ấy trong đời sống cũng như trong lịch sử như thế này: “Chúa Kitô khuôn đúc chúng ta theo hình ảnh của Người, để những tính chất của bản tính thần linh nơi Người chiếu tỏa nơi chúng ta qua ơn thánh hóa, qua đức chính trực cũng như qua đời sống tốt lành xứng hợp với nhân đức. Vẻ đẹp của hình ảnh này chiếu tỏa nơi chúng ta, thành phần ở trong Chúa Kitô, khi chúng ta chứng tỏ mình là người tốt qua các việc làm của mình” (Tractatus ad Tiberum Diaconum Sociosque, II, Tesponsiones ad Tiberium Diaconum Sociosque, in In Divi Johannis Evangelium, vol. III, Brussels 1965, p. 590). “Bằng việc tham dự vào hy tế Thập Giá, người Kitô hữu dự phần vào tình yêu tự hiến của Chúa Kitô và được trang bị cũng như thôi thúc sống cùng một đức ái này qua tất cả mọi tâm tưởng và việc làm của họ. Việc Kitô hữu trung thành phục vụ cũng trở nên sáng tỏ và hiệu quả trong đời sống luân lý” (Thông Điệp Veritatis Splendor, 107). Việc trung thành phục vụ này được bắt nguồn từ Bí Tích Rửa Tội và nở hoa nơi mối hiệp thông Thánh Thể. Thế nên, con đường thánh thiện, yêu thương và chân lý là việc tỏ cho thế gian thấy mối thân mật giữa chúng ta với Thiên Chúa được thể hiện nơi bàn tiệc Thánh Thể.

Chúng ta hãy bộc phát lòng ước vọng của mình khao khát sự sống thần linh được ban phát nơi Chúa Kitô, bằng cung giọng trầm ấm của Gregory Narek (thế kỷ thứ 10), một đại thần học gia thuộc Giáo Hội Armenia: “Tôi luôn mong mỏi Đấng Hiến Ban chứ không phải là các tặng ân của Người. Tôi không hào hứng vinh quang mà là Đấng Hiển Vinh tôi mong được ấp ủ... Tôi không tìm kiếm nghỉ ngơi mà là dung nhan của Đấng ban cho tôi nghỉ ngơi tôi van xin Người. Tôi không mỏi mòn về tiệc cưới mà là về lòng khao khát của Vị Hôn Phu” (XII Prayer).


 
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
,dịch từ Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 25/10/2000)

 

TOP

 

 

YÊU THƯƠNG THA NHÂN

 

 

 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL  

 

Vai Trò Làm Mẹ

  

Mừng Ngày Hiền Mẫu 2008, Chúa Nhật 11/5/1008

 

 

Thời Điểm Khởi Sự Vai Trò Làm Mẹ

 

Nếu vai trò làm mẹ được xuất xứ bắt nguồn từ nữ tính của người phụ nữ thì, như vai trò làm cha được bắt đầu khởi sự từ khi làm chồng thế nào, vai trò làm mẹ cũng được bắt đầu khởi sự từ vai trò làm vợ như vậy. Điều này khỏi nói ai cũng nhận thấy hết sức hiển nhiên là như thế.

 

Phải, không làm mẹ, dù là bị hiếp hay trao thân ngoại hôn, hoặc là bằng việc cho mướn tử cung đi nữa, người nữ sẽ không bao giờ có thể làm mẹ, cùng lắm chỉ làm mẹ nuôi hay mẹ ghẻ khi không thể có con. Vì vai trò làm mẹ được bắt đầu khởi sự từ vai trò làm vợ như thế mà người vợ bắt đầu làm mẹ từ giây phút trao thân cho chồng mình, một tác động cho thấy họ sẵn sàng chấp nhận sự sống phát xuất từ chồng để biến sự sống này thành một con người cụ thể.

 

Chính vì vai trò làm mẹ được bắt đầu khởi sự từ giây phút người vợ trao thân cho chồng như thế, mà, kinh nghiệm cho thấy, những người vợ nào chỉ trao thân để hưởng lạc thú nhục dục, sau đó chẳng may có con, họ thường sẽ đi đến chỗ phá thai, hay phải bất đắc dĩ sinh ra “của nợ” đó, đứa bé cũng chẳng mấy chốc sẽ trở thành đứa trẻ mồ côi bất đắc dĩ, vì mẹ của nó ly dị bố nó để lấy chồng khác ...

 

Thống kê ngày nay cho thấy vợ ly dị chồng nhiều hơn chồng ly dị vợ phải chăng là chứng cớ cho thấy phụ nữ thích làm đẹp hơn làm mẹ, thích được yêu hơn thương yêu? Trái lại, những người vợ hết sức muốn có con, họ cũng sẽ hết sức gắn bó với chồng, chẳng những trước khi có con mà còn cả sau khi sinh con nữa. Vì nhìn thấy con là họ thấy chồng, và nhìn thấy chồng là họ thấy con, không bao giờ có sự tách biệt giữa chồng và con, chẳng những nơi tâm trí của họ mà còn trong đời sống của họ nữa. Bởi thế, họ không bao giờ bỏ con họ để đi tìm hạnh phúc riêng tư của mình, hay không thể nào bỏ chồng để một mình giành độc quyền giữ con.

 

Có thể nói, nếu con cái là hoa trái của tình yêu vợ chồng, thì lòng muốn có con, hay tình yêu thương con của cả hai vợ chồng, hay ít là của một trong hai người, cũng là yếu tố quyết liệt để bảo dưỡng hạnh phúc hôn nhân cũng như để xây dựng mái ấm gia đình vậy.

 

Vì vai trò làm mẹ được bắt nguồn từ vai trò làm vợ, do đó, người nữ nào sống đúng vai trò làm vợ của mình sẽ thực sự là một người mẹ tốt lành, ngược lại cũng thế, người nữ nào sống trọn vai trò làm mẹ của mình cũng sẽ thực sự là một người vợ hiền thục.

 

Người mẹ nào nói rằng mình thương con mà lại hững hờ với chồng, khinh thường chồng, thậm chí ly dị chồng là người mẹ lừa dối con cái. Người vợ nào nói rằng mình thương chồng mà lại đua đòi thời trang hơn chăm sóc con cái, chiều chồng hơn chiều con, thậm chí hất hủi con cái khi chúng không được như ý của mình hay của chồng, là người vợ nịnh chồng hơn thương chồng, một lúc nào đó không được chồng đáp ứng như lòng mong ước, họ sẽ bất cần cả chồng lẫn con.

 

Thế nhưng, làm thế nào để biết được một người vợ thực sự đã đóng đúng vai trò làm mẹ của họ?

 

 

Cách Thức Thể Hiện Vai Trò Làm Mẹ

 

Nếu vai trò làm mẹ được xuất xứ bắt nguồn từ nữ tính của người đàn bà, cũng như được bắt đầu khởi sự từ khi làm vợ nơi tác động trao thân cho chồng để lãnh nhận tinh chất sự sống từ chồng, thì vai trò làm mẹ của người nữ là vai trò làm mẹ của sự sống. Thật vậy, nếu vai trò làm cha được thể hiện trên hết ở trách nhiệm và khả năng của họ trong việc giáo dục con cái hơn là ở phận sự của họ đi làm nuôi con, thì vai trò làm mẹ cũng được thể hiện một cách chuyên biệt và thực tế nhất nơi việc chăm sóc sự sống ngay từ khi nó vừa xuất hiện như một mầm thai trong lòng mình, cho đến khi sự sống ấy thành hình một con người ra chào đời, và sau đó phát triển tầm vóc làm người vào đời.

 

Đúng thế, mầu nhiệm sự sống, dù tinh chất của nó được phát xuất từ thân thể người cha, song lại được gắn liền với thân phận người mẹ. Sự sống gắn liền với thân phận người mẹ đến nỗi, người mẹ bấy giờ hầu như có toàn quyền sinh tử trên sự sống này. Nếu người mẹ pro-choice - phò quyền tự quyết nhất định phá thai thì sự sống vô tội bất lực cũng không thể chống cự và tồn tại. Nếu người mẹ chết bất đắc kỳ tử thì sự sống cũng triệt tiêu theo họ. Nếu người mẹ ăn uống đàng hoàng, sự sống thường sẽ đầy đủ dưỡng chất để chẳng những phát triển trong tử cung của họ mà còn sung sức trong cuộc sống sau khi ra đời nữa. Trái lại, nếu người mẹ nghiện hút xì ke má túy, hay thuốc lá, hoặc cho dù cần phải uống thuốc trụ sinh để trị bệnh của mình trong thời gian cưu mang đi nữa, sự sống có nguy cơ sẽ trở thành một đứa bé chậm phát triển sau này. Nếu người mẹ quá vất vả nặng nhọc làm việc về phần xác, hay quá lo âu phiền muộn trong tâm hồn trong thời gian cưu mang, sự sống có thể sẽ bị xẩy thai v.v.

 

Tóm lại, sự sống hoàn toàn lệ thuộc vào người mẹ, và người mẹ trong thời gian cưu mang sự sống chẳng những làm chủ sự sống mà còn sống cho sự sống nữa, một tinh thần yêu thương cái ruột thịt thuộc về mình đó bắt đầu triển nở thành bản năng và chức năng của vai trò làm mẹ nơi người con gái bắt đầu có con.

 

Thật vậy, nếu vai trò làm bố chính yếu là ở chỗ giáo dục con cái, bằng chính đời sống làm người cao cả “như núi Thái Sơn” nêu gương cho con, làm con cảm mến, kính phục và ngưỡng mộ thế nào, thì vai trò làm mẹ chính yếu là ở chỗ sống cho con cái, sống một đời “bao la như biển Thái Bình dạt dào” như vậy, bằng một con tim “như nước trong nguồn chảy ra”, chẳng những được tỏ hiện qua thời gian cưu mang, mà còn trong thời gian chúng phát triển về thể lý lẫn tâm lý nữa.

 

Không thể tìm đâu ra ngoài nơi người mẹ những hình ảnh như ấp ủ con, bằng cách ẵm con vào lòng và vạch vú cho con bú là hình ảnh tuyệt vời nhất mà chỉ có ở nơi người phụ nữ, một hình ảnh người mẹ chia sẻ chất sống của mình cho con mình.

 

Hình ảnh vừa làm hết việc này việc kia trong nhà vừa trông chừng con, lúc nào cũng sợ con bị nguy hiểm, thấy con tập tễnh bước đi không vững bị ngã xuống đất, liền chạy đến bế ngay con lên, lấy tay xoa chỗ đau của con rồi đánh chỗ đất làm cho nó vấp đó để dỗ con nín khóc.

 

Hình ảnh chiều con quá bảo con không được nữa, chỉ biết âm thầm khóc một mình, hay hình ảnh thấy con bị bố đánh thì lên tiếng can thiệp, “anh đánh em đi đừng đánh nó như thế”.

 

Hình ảnh nhỏ nhẹ khuyên con sau khi chúng bị bố chúng la mắng, thậm chí trách chồng trước mặt chúng để gọi là an ủi chúng, “bố con nóng tính quá tay, con biết rồi mà, đừng chấp ông ấy”, “ai bảo mỗi lần ông ấy uống rượu vào con lại tỏ thái độ như thế” v.v., làm chúng lại càng lên nước không coi bố ra gì.

 

Hình ảnh giấu chồng dúi cho con những gì con đòi, thậm chí cả trường hợp biết chắc chắn nó xin tiền để đi chơi cờ bạc, hút sách, làm bậy, vì hy vọng rằng nhờ đó, nhờ tình yêu của mình đó, nó sẽ sửa đổi con người, “lần này thôi nhé”, “đây là lần cuối nghe con” v.v.

 

Dù sao đi nữa, tận đáy lòng, không bao giờ người mẹ muốn cho con mình trở thành hư thân mất nết. Bà làm gì cũng chỉ mong cho con được lành mạnh về phần xác cũng như lành thánh về tinh thần. Cuộc đời làm mẹ thật sự là cuộc sống cho chồng cho con, hoàn toàn hy sinh phục vụ cho đời, những hy sinh, đôi khi hay nhiều khi, không được ai biết đến, trái lại, thậm chí còn bị chồng coi thường phủ nhận, còn bị con kêu ca lạm dụng, còn bị đời lên án: “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”.

 

Tóm lại, khách quan mà nói, một khi đề cập đến vai trò làm mẹ là đề cập đến vai trò của một con người hoàn toàn sống cho đời hơn là cho mình, cho đi hơn nhận lãnh, hay đúng hơn, nhận lãnh để cho đi. Nhận lãnh từ trời, với bản chất và thể chất nữ nhân, nhận lãnh từ chồng, với tinh chất sự sống.

 

Nếu vai trò làm cha được thể hiện nơi vai trò làm người của nam nhân thế nào, thì vai trò làm mẹ cũng được thể hiện nơi vai trò làm người của nữ giới như vậy. Tuy nhiên, nếu vai trò làm người của người cha trong việc giáo dục con cái là ở cái thế giá và uy tín của ông, thì vai trò làm người của người mẹ trong việc chăm lo săn sóc chẳng những cho con cái mà còn cho cả chồng mình chính là ở tấm lòng từ ái và bao dung của bà.

 

Thật vậy, nếu ơn gọi làm người nói chung của tất cả mọi con người sống trên trần gian này là ơn gọi sống cho nhau, một ơn gọi duy nhất làm cho con người đạt đến tầm vóc thành nhân của mình, nhờ đó họ có thể chiếm hưởng một hạnh phúc chân chính và trọn vẹn, thì ơn gọi làm người được thể hiện sống động nhất và cụ thể nhất nơi vai trò làm mẹ của người phụ nữ vậy.

 

Có thể nói, làm người chính là ở chỗ biết đóng vai trò làm mẹ, và vai trò làm mẹ chính là sống trọn ơn gọi làm người của mình.

Nhân Ngày Hiền Mẫu 2008, Chúa Nhật 11/5/1008, chúng tôi cũng xin chúc cho các người được ơn gọi làm mẹ chẳng những luôn để đức cho con “phúc đức tại mẫu” mà còn được phúc từ con của mình nữa, như Bà Thánh Isave đã được đầy Chúa Thánh Thần sau khi thai nhi Gioan Tẩy Giả nhẩy mừng trong lòng bà vậy.

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

 

TRONG THỜI ÐIỂM MARIA

MẸ MARIA XUẤT HIỆN NHƯ BÌNH MINH 

BÁO HIỆU MẶT TRỜI CÔNG CHÍNH RẠNG NGỜI TỎ HIỆN...

 

“Là đường nhờ đó Chúa Giêsu đã đến với chúng ta lần thứ nhất

thì Mẹ cũng sẽ là đường nhờ đó Người đến với chúng ta lần thứ hai,

cho dù không cùng một kiểu cách -

  Being the way by which Jesus came to us the first time,

    she will also be the way by which He will come the second time,  

 though not in the same manner

      (Thánh Marie Grignion de Montfort: Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria, đoạn 50.4)

 

"Ma quỉ đang thực hiện một cuộc quyết chiến với Trinh Nữ Maria.

Hắn thấy rằng thời gian của mình không còn dài,

nên hắn tận dụng mọi nỗ lực để chiếm đoạt nhiều linh hồn bao nhiêu có thể...

the devil is carrying on a decisive battle with the Virgin Mary,

He sees that his time is getting short,

and he is making every effort to gain as many souls as possible..."

(Nữ Tu Lucia với linh mục Fuentes  ngày 26/12/1957, trích Joaquin Maria Alonso, C.M.F,

The Secret of Fatima - Fact and Legend, The Ravengate Press, Cambridge 1990, page 109)

 

"Mẹ Maria cần phải trở thành một đạo binh dàn trận kinh hoàng đối với ma quỉ và thành phần theo hắn, nhất là vào những thời buổi sau này. Đối với Satan, vì biết rằng mình không còn bao nhiêu thời gian – hiện nay còn ít hơn bao giờ hết – để hủy hoại các linh hồn, đã gia tăng các nỗ lực của hắn và những cuộc công kích của hắn hằng ngày. Hắn sẽ không ngần ngại khuấy động lên những cuộc bách hại tàn ác và đặt các thứ cạm bẫy xảo quyệt đối với thành phần tôi tớ trung thành và con cái của Mẹ Maria, thành phần hắn thấy khó chế ngự hơn những kẻ khác".

"Mary must become as terrible as an army in
battle array to the devil and his followers, especially in
these latter times. For Satan, knowing that he has little time
- even less now than ever - to destroy souls, intensifies his
efforts and his onslaughts every day.
He will not hesitate to
stir up savage persecutions and set treacherous snares for
Mary's faithful servants and children whom he finds more
difficult to overcome than others".

     (Thánh Marie Grignion de Montfort: Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria, đoạn 50.7)

 

Trước khi Chúa Kitô đến lần thứ hai, Giáo Hội phải trải qua một cuộc

thử thách sau cùng, một cuộc thử thách sẽ làm lay chuyển đức tin của

nhiều tín hữu (x Lk 18:8; Mt 24:12). Bách hại đi kèm theo cuộc lữ hành

của Giáo Hội trên mặt đất (x Lk 21:12; Jn 15:19-20) sẽ tỏ ra cho thấy

‘mầu nhiệm của gian tà’ nơi hình thức lừa bịp về đạo giáo, ở chỗ nó

cống hiến con người một giải đáp trước mắt cho những vấn nạn của họ

với giá họ phải trả là chối bỏ sự thật. Cái lừa bịp về đạo giáo thượng

hạng là cái lừa bịp Phản Kitô, một chủ trương ngụy kitô làm cho con

người tôn vinh mình hơn Thiên Chúa và hơn Đấng Thiên Sai đến

trong xác thịt của Ngài (x 2Thess 2:4-12; 1Thess 5:2-3; 2Jn 7; 1Jn 2:18,22)”. (Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo số 675)

"Before Christ's second coming the Church must pass through a final trial that will shake the faith of many believers. The persecution that accompanies her pilgrimage on earth will unveil the 'mystery of iniquity' in the form of a religious deception offering men an apparent solution to their problems at the price of apostasy from the truth. The supreme religious deception is that of the Antichrist, a pseudo-messianism by which man glorifies himself in place of God and of his Messiah coming in the flesh"

 

"Ngày 25/3/1936. Ban sáng, trong lúc suy niệm, tôi được bao bọc bởi việc hiện diện đặc biệt của Thiên Chúa, khi tôi thấy sự cao cả khôn lường của Thiên Chúa, đồng thời cả việc Ngài hạ mình xuống với các loài tạo vật của Ngài. Bấy giờ tôi thấy Mẹ Thiên Chúa, Đấng đã đã nói với tôi rằng: ‘Ôi, linh hồn trung thành đáp ứng tác động ân sủng của Ngài thì làm hài lòng Ngài biết bao. Mẹ đã ban Đấng Cứu Thế cho nhân loại; còn phần con, con phải nói cho thế giới về tình thương cao cả của Người và sửa soạn thế giới cho Lần Đến Thứ Hai của Đấng sẽ đến không phải như một Đấng Cứu Thế nhân hậu nữa mà là một Thẩm Phán công minh. Ôi, khủng khiếp thay cái ngày ấy! Quyết liệt thay ngày công minh ấy, ngày giận dữ thần linh ấy. Các Thần Trời rùng mình trước ngày này. Hãy nói cho các linh hồn biết về tình thương cao cả này trong khi còn thời gian ban phát tình thương. Nếu giờ đây con câm nín thì con sẽ phải trả lẽ về rất nhiều linh hồn vào ngày kinh khiếp ấy. Đừng sợ chi. Hãy trung thành cho đến cùng. Mẹ thương mến con’”

March 25, 1936. In the morning, during meditation, God's presence enveloped me in a special way, as I saw the immeasurable greatness of God and, at the same time, His condescension to His creatures. Then I saw the Mother of God, who said to me, Oh, how pleasing to God is the soul that follows faithfully the inspirations of His grace! I gave the Savior to the world; as for you, you have to speak to the world about His great mercy and prepare the world for the Second Coming of Him who will come, not as a merciful Savior, but as a just Judge. Oh, how terrible is that day! Determined is the day of justice, the day of divine wrath. The Angels tremble before it. Speak to souls about this great mercy while it is still the time for [granting] mercy. If you keep silent now, you will be answering for a great number of souls on that terrible day. Fear nothing. Be faithful to the end. I sympathize with you.     

(Mẹ Maria với Chị Thánh Faustina: Nhật Ký, đoạn 635)

 

"Hãy nói cho thế giới biết về tình thương của Cha;

tất cả loài người hãy nhân biết tình thương khôn dò của Cha.

Đó là dấu hiệu cho ngày cùng tháng tận;

sau đó sẽ là ngày của công lý.

Speak to the world about My mercy;

let all mankind recognize My unfathomable mercy.

It is a sign for the end times;

after it will come the day of justice.

(Chúa Giêsu với chị Thánh Maria Faustina: Nhật Ký, 848)

 

"Con hãy viết xuống như sau: trước khi Cha đến như một quan phán công chính, trước hết Cha mở rộng cửa tình thương của Cha. Ai không chiu qua cửa tình thương của Cha thì phải qua cửa công lý của Cha...

Write: before I come as a just Judge, I first open wide the door of My mercy. He who refuses to pass through the door of My mercy must pass through the door of My justice..."  

(Chúa Giêsu với chị Thánh Maria Faustina: Nhật Ký, 1146)

 

“Hôm nay Cha sai con đem tình thương của Cha đến với các dân tộc trên khắp thế giới. Cha không muốn trừng phạt một nhân loại đang bị nhức nhối, mà là muốn chữa lành cho nó, ghì lấy nó vào Trái Tim Nhân Hậu của Cha. Cha sử dụng việc trừng phạt khi nào họ buộc Cha phải làm như thế mà thôi; bàn tay của Cha lưỡng lự chần chờ nắm lấy thanh gươm công lý. Trước Ngày Công Lý Cha đang ban cho họ Ngày Tình Thương -

Today I am sending you with My mercy to the people of the whole world. I do not want to punish aching mankind, but I desire to heal it, pressing it to My Merciful Heart. I use punishment when they themselves force Me to do so; My hand is reluctant to take hold of the sword of justice. Before the Day of Justice I am sending the Day of Mercy.

(Chúa Giêsu với chị Thánh Maria Faustina: Nhật Ký, 1588)

 

"Từ Balan sẽ phát ra một tia sáng

(ĐTC GPII cho 'tia sáng' này là lòng thương xót Chúa;

nhưng chúng ta cũng có thể cho là chính bản thân ngài,

vị giáo hoàng đột xuất từ Balan với khẩu hiệu thánh mẫu 'totus tuus',

vị giáo hoàng của thông điệp 'Redemptor Hominis',

là dạo khúc hướng Giáo Hội và thế giới về 'Đấng là trung tâm vũ trụ và lịch sử',

qua việc dọn mừng Đại Năm Thánh 2000,

vị giáo hoàng đã đóng vai trò chủ chốt trong việc lấy đầu cộng sản là khối Đông Âu và Nga Sô,

một chủ nghĩa và là một chế độ vốn được gọi là tiền hô của qủi vương)

để sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha -

From her will come forth the spark

that will prepare the world for My final coming”

(Chúa Giêsu với chị Thánh Maria Faustina: Nhật Ký, 1732)

 

 Tất cả chúng ta đang sống trong Mùa Vọng của những ngày lịch sử cuối cùng,

và tất cả chúng ta đang nỗ lực sửa soạn đón Chúa Kitô đến

để thiết dựng vương quốc của Thiên Chúa đã được Người loan báo -

We are all living in the Advent of the last days of history,

and all trying to prepare for the coming of Christ,

to build the kingdom of God which he proclaimed”

(ĐTCGPII tại Lebanon ngày 11/5/1997:L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 14/5/1997, trang 2).

 

 

 

Thời Điểm Maria ra mắt ngày 8/12/2001. Từ ngày tân trang 21/9/2003, cho tới 27/3/2006 được 30.224 lần viếng thăm. Bị trục trặc kỹ thuật gây ra bởi server từ ngày Chúa Nhật 14/5/2006. Tạm nghỉ cho tới khi chuyển sang server mới ngày Thứ Bảy 10/6/2006.
 Từ đó TĐM tiếp tục được thêm Hit Counter lần viếng thăm. Đa tạ.

Webmaster@ThoiDiemMaria.Net