SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO

 

2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014

 

 

 

Chia Sẻ Phụng Vụ Lời Chúa Tuần XX Thường Niên 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL




Chúa Nhật

Phụng Vụ Lời Chúa

Bài Ðọc I: Is 56, 1. 6-7

"Ta sẽ dẫn con cái Ta lên núi thánh".

Trích sách Tiên tri Isaia.

Ðây Thiên Chúa phán: "Hãy giữ luật và thực thi công bình, vì ơn cứu độ của Ta đã gần tới, và sự công chính của Ta sẽ tỏ hiện.

"Người ngoại bang theo Chúa để phụng sự Chúa và mến yêu danh Người, để trở nên tôi tớ Chúa, tất cả những ai giữ ngày Sabbat, không hề sai lỗi, và trung thành với giao ước của Ta, Ta sẽ dẫn chúng lên núi thánh, và Ta sẽ cho chúng niềm vui trong nhà cầu nguyện. Ta sẽ nhận những lễ toàn thiêu và hiến tế của chúng trên bàn thờ, vì nhà Ta là nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc".

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 66, 2-3. 5. 6 và 8

Ðáp: Chư dân hãy ca tụng Ngài! Thân lạy Chúa, hết thảy chư dân hãy ca tụng Ngài (c. 4).

Xướng: 1) Xin Thiên Chúa xót thương và chúc phúc lành cho chúng con, xin tỏ ra cho chúng con thấy long nhan Ngài tươi sáng, để trên địa cầu, thiên hạ nhìn biết đường lối của Ngài, cho chư dân người ta được rõ ơn Ngài cứu độ. - Ðáp.

2) Các dân tộc hãy mừng vui và khoái trá, vì Ngài công bình cai trị chư dân, và Ngài cai quản các nước địa cầu. - Ðáp.

3) Chư dân hãy ca tụng Ngài. Thân lạy Chúa, hết thảy chư dân hãy ca tụng Ngài! Xin Thiên Chúa chúc phúc lành cho chúng con, để cho khắp cùng bờ cõi trái đất kính sợ Ngài. - Ðáp.

 

Bài Ðọc II: Rm 11, 13-15. 29-32

"Thiên Chúa ban ơn và kêu gọi Israel, thì Người không hề hối tiếc".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

Anh em thân mến, tôi nói với anh em là những người gốc Dân Ngoại rằng: Bao lâu tôi là Tông đồ các Dân Ngoại, tôi sẽ tôn trọng chức vụ của tôi, nếu có cách nào làm cho đồng bào tôi phân bì, mà tôi cứu rỗi được ít người trong họ. Vì nếu do việc họ bị loại ra, mà thiên hạ được giao hoà, thì sự họ được thâu nhận sẽ thế nào, nếu không phải là một sự sống lại từ cõi chết?

Vì Thiên Chúa ban ơn và kêu gọi ai, thì Người không hề hối tiếc. Như xưa anh em không tin Thiên Chúa, nhưng nay vì họ cứng lòng tin, nên anh em được thương xót; cũng thế, nay họ không tin, vì thấy Chúa thương xót anh em, để họ cũng được thương xót. Thiên Chúa đã để mọi người phải giam hãm trong sự cứng lòng tin, để Chúa thương xót hết mọi người.

Ðó là lời Chúa.

 

Alleluia: Ga 14, 23

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Nếu ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 15, 21-28

"Này bà, bà có lòng mạnh tin".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, ra khỏi đó, Chúa Giêsu lui về miền Tyrô và Siđon, thì liền có một bà quê ở Canaan từ xứ ấy đến mà kêu cùng Người rằng: "Lạy Ngài là con Vua Ðavít, xin thương xót tôi: con gái tôi bị quỷ ám khốn cực lắm". Nhưng Người không đáp lại một lời nào. Các môn đệ đến gần Người mà xin rằng: "Xin Thầy thương để bà ấy về đi, vì bà cứ theo chúng ta mà kêu mãi". Người trả lời: "Thầy chỉ được sai đến cùng chiên lạc nhà Israel". Nhưng bà kia đến lạy Người mà nói: "Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi". Người đáp: "Không nên lấy bánh của con cái mà vứt cho chó". Bà ấy đáp lại: "Vâng, lạy Ngài, vì chó con cũng được ăn những mảnh vụn từ bàn của chủ rơi xuống". Bấy giờ, Chúa Giêsu trả lời cùng bà ấy rằng: "Này bà, bà có lòng mạnh tin. Bà muốn sao thì được vậy". Và ngay lúc đó, con gái bà đã được lành.

Ðó là lời Chúa.

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa


  

"Chúa Giêsu lui về miền Tyrô và Siđon" - Miền Đất của dân ngoại, để tìm kiếm "con chiên lạc nhà Israel"?

 

 

 

Không có một tôn giáo nào chính yếu trên thế giới này hay một dân nước nào trên trần gian này có một lịch sử được gọi là Lịch Sử Cứu Độ ngoài dân tộc Do Thái. Lịch sử của dân tộc Do Thái trở thành Lịch Sử Cứu Độ là vì chính Thiên Chúa tỏ mình ra cho dân tộc này và ở với họ cho tới cùng, tức cho "tới thời điểm viên trọn, Thiên Chúa sai Con của Ngài sinh ra bởi một người nữ" (Galata 4:4), thời điểm cánh chung của một dân tộc Tân Ước có tính cách Công Giáo là Giáo Hội Chúa Kitô, một dân tộc Tân Ước ở "nơi tất cả mọi dân nước" (Mathêu 28:19), hiện diện trên "khắp thế gian" (Marco 16:15), "cho đến tận cùng trái đất" (Tông Vụ 1:8).

 

Lịch Sử Cứu Độ của dân Do Thái không được bắt đầu từ ngay sau nguyên tội, mà là từ tổ phụ Abraham, nhưng Lịch Sử Cứu Độ này được hiện tỏ nhất ở biến cố Vượt Qua của dân tộc này qua Moisen, vượt qua từ mảnh đất nô lệ Ai Cập sang vùng Đất Hứa tự do chảy sữa ân sủng và mật yêu thương, một vùng Đất Hứa của dân ngoại trước đó nhưng được Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất giành cho dân tuyển chọn của Ngài qua lời hứa của Ngài với tổ phụ Abram, vị đã bỏ quê hương xứ sở thân thương của mình để đến một vùng đất hoàn toàn xa lạ, không biết ở đâu và như thế nào, theo hướng dẫn của Đấng Quan Phòng Thần Linh vô cùng khôn ngoan mà ông hoàn toàn tin tưởng tuân phục. Thậm chí ông còn dám tuân theo Thánh Ý Chúa trong việc sẵn sàng sát tế chính đứa con trai duy nhất của mình, người con được Thiên Chúa ban cho ông trong lúc cả hai vợ chồng ông đã quá tuổi sinh sản, một người con theo lời hứa cho cả một hậu duệ đông như sao trời nhiều như cát biển.

 

Bởi thế, ông đã xứng đáng là tổ phụ không phải chỉ của một dân tộc Do Thái bé nhỏ ít oi về cả địa lý lẫn dân số so với các dân chung quanh thuộc khối Ả Rập, mà còn của tất cả mọi dân nước trên thế giới nói chung, nhất là của những kẻ tin vào Thiên Chúa nói riêng. Đúng thế, ý định vô cùng khôn ngoan và toàn thiện của Thiên Chúa trong việc tuyển chọn riêng dân Do Thái để tỏ mình ra trong giòng Lịch Sử Cứu Độ của họ không phải chỉ cho hạnh phúc của một mình họ, hay chỉ vì yêu thương riêng họ, mà là để nhắm đến tất cả mọi dân nước trên thế giới này, tức để hiện thực lời hứa khởi nguyên trong việc ban cho chung nhân loại một Đấng Cứu Thế (xem Khởi Nguyên 3:15), nhưng lại là Vị Cứu Thế thuộc giòng dõi loài người, được hạ sinh bởi một người nữ, đó là một trinh nữ ở Nazarét tên là Maria (xem Luca 1:26-27), một người nữ Do Thái theo gia phả của vương tộc Đavít (xem Mathêu 1:16; Luca 2:4).

 

Đó là lý do, qua miệng của Tiên Tri Isaia ở Bài Đọc I hôm nay, Thiên Chúa đã hứa hẹn "Người ngoại bang theo Chúa để phụng sự Chúa và mến yêu danh Người, để trở nên tôi tớ Chúa" rằng "Ta sẽ dẫn chúng lên núi thánh, và Ta sẽ cho chúng niềm vui trong nhà cầu nguyện. Ta sẽ nhận những lễ toàn thiêu và hiến tế của chúng trên bàn thờ, vì nhà Ta là nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc".

 

Thánh Vịnh gia trong Thánh Vịnh 66 ở Bài Đáp Ca hôm nay cũng bày tỏ cảm nghiệm của mình một cách hân hoan phấn khởi về ý định cứu độ phổ quát của Thiên Chúa đối với dân ngoại qua việc Ngài mạc khải cho dân Do Thái trước như sau: "xin tỏ ra cho chúng con thấy long nhan Ngài tươi sáng, để trên địa cầu, thiên hạ nhìn biết đường lối của Ngài, cho chư dân người ta được rõ ơn Ngài cứu độ" (câu 1). Bởi thế: Vị Thánh Vịnh gia này đã kêu gọi dân ngoại "ca tụng" Thiên Chúa mà rằng: "Các dân tộc hãy mừng vui và khoái trá, vì Ngài công bình cai trị chư dân, và Ngài cai quản các nước địa cầu" (câu 2), và "Chư dân hãy ca tụng Ngài. Thân lạy Chúa, hết thảy chư dân hãy ca tụng Ngài! Xin Thiên Chúa chúc phúc lành cho chúng con, để cho khắp cùng bờ cõi trái đất kính sợ Ngài" (câu 3).

 

Tuy nhiên, Thiên Chúa tỏ lòng yêu thương và muốn cứu độ dân ngoại, bao gồm tất cả mọi dân nước trên thế giới này, không có nghĩa là Ngài muốn loại trừ đi hay hoàn toàn tẩy chay dân Do Thái của Ngài, như thể dân Do Thái đã hết thời, sau khi được Ngài sử dụng như phương tiện để tiến vào thế giới đại đồng, cho dù Ngài đã thực sự tỏ ra muốn tận diệt dân Do Thái hết sức cứng đầu và đầy những ngoan cố này hai lần, một lần họ thờ bò vàng khi mới ra khỏi Ai Cập và Vượt Qua Biển Đỏ (xem Xuất Hành 32:9-10) và một lần họ muốn truất phế Moisen để tự lập kéo nhau quay về lại Ai Cập khi gần vào Đất Hứa (xem Dân Số 14:11-12).

 

Thật vậy, đúng như xác tín của Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô trong Thư gửi Rôma ở Bài Đọc II hôm nay: "Thiên Chúa ban ơn và kêu gọi ai, thì Người không hề hối tiếc". Ở chỗ nào và ra sao? Cũng Vị Tông Đồ Dân Ngoại này trả lời ngay sau đó thế này: "Như xưa anh em không tin Thiên Chúa, nhưng nay vì họ cứng lòng tin, nên anh em được thương xót; cũng thế, nay họ không tin, vì thấy Chúa thương xót anh em, để họ cũng được thương xót. Thiên Chúa đã để mọi người phải giam hãm trong sự cứng lòng tin, để Chúa thương xót hết mọi người".

 

Nghĩa là, theo Thánh Phaolô, vì "Chúa thương xót hết mọi người" mà Ngài đã thực hiện một đường lối hoàn toàn ngoài dự tưởng tự nhiên hạn heẹ của con người, đó là "đã để mọi người phải giam hãm trong sự cứng lòng tin", như thể Ngài lợi dụng thái độ không tin tưởng và bất tuân phục của dân Do Thái đối với Ngài để tỏ lòng thương Dân Ngoại: "vì họ cứng lòng tin, nên anh em được thương xót", rồi sau đó Ngài vẫn tỏ lòng thương dân Do Thái: "họ cũng được thương xót", thậm chí vị tông đồ này còn khẳng định về tương lai của dân Do Thái như sau: "Tình trạng mù quáng của dân Do Thái kéo dài cho tới khi đủ số Dân Ngoại thì bấy giờ tất cả dân Do Thái sẽ đươc cứu" (Roma 11:25-26).

 

Trong Bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu vẫn tỏ ra coi trọng dân tộc Do Thái theo huyết nhục trần gian của Người: "Thầy chỉ được sai đến cùng chiên lạc nhà Israel". Vì, theo Người thì "dầu sao ơn cứu độ bắt nguồn từ dân Do Thái" (Gioan 4:22). Thế nhưng, vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao "chỉ được sai đến cùng chiên lạc nhà Israel" mà ở ngay đầu bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu lại được Thánh ký Mathêu ghi nhận rằng: "Chúa Giêsu lui về miền Tyrô và Siđon" là miền đất của dân ngoại,  một miền đất ở phía tây bắc nước Do Thái và ở bên ngoài nước Do Thái, nghĩa là ở một vùng không có người Do Thái. Chẳng lẽ Chúa Giêsu đi tìm "con chiên lạc nhà Israel" nào đó ở vùng đất dân ngoại này hay sao? Hay Người ám chỉ "con chiên lạc nhà Israel" đây, không phải chỉ bao gồm thành phần dân Do Thái cứng lòng không tin vào Người, thành phần mù quáng lầm lạc, mà còn chính là dân ngoại, vì dân ngoại, theo dự án cứu độ của Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất, qua lời hứa với tổ phụ Abraham, được thông phần gia nghiệp cứu độ với dân Do Thái (xem Khởi Nguyên 22:17-18). 

 

Không biết có phải thực sự Chúa Giêsu "lui về miền Tyrô và Siđon " là để tìm kiếm "con chiên lạc nhà Isarel" là dân ngoại hay chăng, nhưng theo cấu trúc của bài Phúc Âm hôm nay thì lý do "Chúa Giêsu lui về (withdrew)" vùng đất của dân ngoại này, (chứ không phải, nếu căn cứ vào vị trí về địa lý Thánh ký Mathêu đáng lẽ phải viết rằng "Chúa Giêsu tiến lên" vùng đất dân ngoại ở miến tây bắc bên ngoài nước Do Thái này mới phải), như thể, qua từ ngữ "rút về" này của Thánh ký Mathêu, Người nghĩ đến, Người quay lại với dân ngoại sau khi Người thấy dân Do Thái của Người cứ tiếp tục tỏ ra mù quáng, đúng như chủ trương của Thánh Phaolô về đường lối trong Bài Đọc I hôm nay: "vì họ cứng lòng tin, nên anh em được thương xót". Đó là lý do, ngay ở đầu Bài Phúc Âm hôm nay, Thánh ký Mathêu đã ghi nhận rằng: "Khi ấy, ra khỏi đó, Chúa Giêsu lui về miền Tyrô và Siđon", ra khỏi nơi mà ở đoạn phúc âm ngay trước bài Phúc Âm hôm nay, Người đã bị nhóm biệt phái và luật sĩ duy luật nhưng hoàn toàn giả hình chặn hỏi về sự kiện thành phần môn đệ của Người không chịu rửa tay trước khi ăn.

 

Trong khi thành phần duy luật biệt phái và luật sĩ Do Thái tự phụ và tự đắc là mình thuộc thành phần công chính bởi họ kỹ lưỡng và cẩn thận tuân giữ lề luật nhưng lại không tin "Con Người là Chúa của ngày hưu lễ" (Mathêu 12:8), thì người đàn bà ngoại lại ở Canaan có người "con gái bị quỷ ám khốn cực lắm" lại có một đức tin bất khuất vào một nhân vật mà bà gọi là "con Vua Ðavít", một nhân vật mà hình như bà mới được gặp lần đầu tiên, sau khi bà chỉ được nghe thấy tiếng tăm vang dội về Người ở cả trong lẫn ngoài nước Do Thái của Người (xem Mathêu 4:25).

 

Đức tin của người mẹ ngoại bang thương con như chính bản thân mình này: "Lạy Ngài là con Vua Ðavít, xin thương xót tôi", "Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi", mãnh liệt đến bất khuất của bà đã có thể thắng vượt tất cả những gì là kỳ thị về chủng tộc "Thầy chỉ được sai đến cùng chiên lạc nhà Israel", thậm chí bất chấp thái độ khinh bỉ nhân phẩm của bà từ chính Đấng bà tin tưởng cậy trông: "Không nên lấy bánh của con cái mà vứt cho chó", Đấng cuối cùng đã chào thua bà và đã đáp ứng đúng như ý nguyện thiết tha của bà cho người con gái của bà: "Này bà, bà có lòng mạnh tin. Bà muốn sao thì được vậy" - "Và ngay lúc đó, con gái bà đã được lành".

 

Trường hợp của người đàn bà xứ Canaan ngoại bang này quả thực đã ứng nghiệm lời Chúa Giêsu phán về những ai cởi mở tin tưởng vào Người nên được Người tỏ mình ra cho, như trong câu Người phán được Giáo Hội sử dụng trước Bài Phúc Âm hôm nay: "Alleluia, alleluia! - Chúa phán: 'Nếu ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy'. - Alleluia"

 

 

Thứ Hai

 

 

"Tôi còn thiếu sót gì nữa chăng?" - Còn: Một kho tàng...


Bài Đọc I: (Năm I) Tl 2, 11-19

Đáp Ca: Tv 105, 34-35. 36-37. 39-40. 43ab và 44

Phúc Âm: Mt 19, 16-22

Bài Phúc Âm cho Thứ Hai Tuần XX Thường Niên hôm nay tiếp theo ngay sau bài Phúc Âm của Thứ Bảy tuần trước, bài Phúc Âm về "Nước Trời thuộc về những người" sống tinh thần khiêm hạ như trẻ nhỏ.

Về nội dung, có thể nói bài Phúc Âm hôm nay tiếp nối bài Phúc Âm Thứ Bảy tuần trước. Vì trong bài Phúc Âm hôm nay Nước Trời dường như không thuộc về thành phần giầu có như người giầu có trong bài Phúc Âm, cho dù người giầu có này sống đạo đàng hoàng chứ không vì giầu mà bê bối. 

Trước hết, người giầu trong bài Phúc Âm sống đạo đàng hoàng, đến độ dường như vẫn còn cảm thấy thiếu một cái gì đó cho dù về vật chất giầu sang phú quí, nên mới lên tiếng hỏi Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm việc lành gì để được sống đời đời?" 

Sau nữa, "người thanh niên" này không vì giầu mà sống bê bối, như lời anh ta đã thưa cùng Chúa Giêsu, Đấng đã liệt kê các giới răn căn bản trong Thập Giới để được cứu rỗi hay "để được sống đời đời", những giới răn "chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng dối. Hãy thảo kính cha mẹ, và yêu thương kẻ khác như chính mình", những giới răn mà anh ta đã tự thú với Người rằng"Tất cả những điều đó tôi đã giữ từ khi còn niên thiếu, vậy tôi còn thiếu sót gì nữa chăng?" 

Đúng thế, con người được dựng nên theo hình ảnh và tương tự như Thiên Chúa nên lòng luôn khắc khoải cho tới khi được nghỉ yên trong Ngài mà cho dù giầu sang phú quí về vật chất họ vẫn cảm thấy xao xuyến bất an làm sao ấy. Thái độ của người thanh niên giầu sang trong bài Phúc Âm đã cho thấy rõ tâm trạng này, chẳng những ở vấn nạn được anh ta đặt ra hỏi Chúa Giêsu: "Lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm việc lành gì để được sống đời đời?", mà còn ở hành động cuối cùng của anh ta được Phúc Âm thuật lại rằng: "Khi người thanh niên nghe lời đó thì buồn rầu bỏ đi, vì anh có nhiều sản nghiệp".

Tuy nhiên, tâm trạng vẫn còn "thiếu sót" này của chàng thanh niên giầu có trong bài Phúc Âm hôm nay cũng dễ hiểu thôi. Bởi vì, ơn gọi nên trọn lành không phải ai cũng có thể theo đuổi, hễ muốn là được, mà cần phải được kêu gọi và tuyển chọn như các vị tông đồ. Mà muốn nên trọn lành thì điều kiện tiên quyết đó là từ bỏ tất cả những gì con người sở hữu, nhờ đó họ mới có thể tiến đến chỗ bỏ mình và vác thập giá mà theo Chúa Kitô Vượt Qua được, như chính Người đã kêu gọi trong bài Phúc Âm hôm nay: "Nếu anh muốn nên trọn lành, hãy về bán hết của cải anh có và bố thí cho người nghèo khó, thì anh sẽ được kho tàng trên trời, rồi đến mà theo Tôi".

Dấu hiệu còn cảm thấy "thiếu sót" và "buồn rầu" của người thanh niên giầu có trong bài Phúc Âm dầu sao cũng đáng mừng, vì chúng chứng tỏ người thanh niên giầu có này vẫn còn ý thức đức tin, vẫn còn khao khát nên trọn lành, tuy chưa thể thực hiện ngay được, hơn là những con người tham lam làm giầu đến độ bỏ Chúa, bỏ lễ Chúa Nhật, cho đến khi Chúa để cho thất bại, tan gia bại sản thì đâm ra trách Chúa, hận Chúa, tại sao Chúa để cho họ bị khốn khó như vậy v.v. Tại sao họ không tự trách mình bỏ Chúa mà lại trách Chúa bỏ họ nhỉ?! Thật là đáng thương...

Trường hợp của dân Do Thái trong Bài Đọc Một cho Năm Lẻ hôm nay cho thấy số phận của dân Do Thái cho dù được Chúa thương tuyển chọn và tỏ mình ra cho vẫn luôn có khuynh hướng bỏ Chúa mỗi khi họ được bình an và giầu thịnh, khiến họ vì thế đã bao nhiêu lần phải gánh chịu hậu quả của tình trạng bỏ Chúa của họ, ở chỗ họ bị Chúa để cho các quyền lực ngoại bang thống trị và hành khổ h, cho dù sau đó họ được Thiên Chúa giải cứu, họ lại quên Ngài và bỏ Ngài.


"Chúa khiến các vị thủ lãnh đứng ra giải thoát chúng khỏi tay những người bóc lột, nhưng chúng cũng chẳng muốn nghe theo các vị thủ lãnh. Chúng hướng lòng về các thần ngoại và thờ lạy các thần ấy. Chúng đã vội bỏ đường lối các tổ tiên chúng đã đi, dù chúng có nghe biết các điều răn của Chúa, nhưng chúng vẫn làm mọi điều trái nghịch. Khi Chúa khiến các vị thủ lãnh đứng ra, Người tỏ lòng thương xót chúng, nghe lời những kẻ khốn cực kêu van, và giải thoát chúng khỏi tay những người bóc lột sát hại. Nhưng sau khi vị thủ lãnh chết, chúng lại đổi lòng, làm những điều xấu xa hơn cha ông chúng đã làm, theo các thần ngoại, phụng sự và thờ lạy các thần ấy. Chúng không từ bỏ những điều chúng bày đặt ra và đường lối quá ương ngạnh chúng quen đi".


Bài Đáp Ca hôm nay cho thấy nhận thức về dân Do Thái trong lịch sử cứu độ của họ, một lịch sử bao gồm toàn là chuyện họ trắng trọn và liên lỉ bất trung với Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ, Vị Thiên Chúa không phải vị thế mà bỏ họ, trái lại, Ngài đã lợi dụng chính những yếu hèn của họ, lợi dụng chính cái bất trung của họ để tỏ danh thánh của Ngài là Đấng thủy chung của họ, Đấng luôn hiện diện với họ và cứu giúp họ cho đến cùng. 

 

1) Họ không chịu tiêu diệt những dân mà Chúa đã có lệnh truyền cho họ. Họ đã hoà mình với người chư dân, và học theo công việc chúng làm. 


2) Họ sùng bái tà thần của chúng, những tà thần đã hoá thành lưới dò hại họ. Họ đã giết những người con trai và con gái, để làm lễ cúng tế quỷ thần. 


3) Bởi những việc đó, họ tự làm ô uế bản thân, và do hành động tội lỗi, họ đã ngoại tình. Chúa đã bừng cơn thịnh nộ với dân tộc, và tởm ghét phần gia nghiệp của Người. 


4) Nhiều lần Chúa đã thương giải phóng nhưng họ manh tâm chống lại Người. Nhưng Người đã nhìn đến cảnh gian truân của họ, khi Người nghe lời họ kêu xin. 

 


Thứ Ba

 

Lễ Mẹ Nữ Vương 22/8

Kitô Hữu Nhìn Lên Nữ Vương Maria 


(Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Giáo Lý về Thánh Mẫu ngày 23/7/1997)

1.- Lòng tôn sùng thịnh hành vốn kêu cầu Mẹ Maria như là một Vị Nữ Vương. Công Đồng Chung Vaticanô II, sau khi nhắc lại Việc Đức Trinh Nữ Mông Triệu “cả xác lẫn hồn vào vinh quang thiên quốc”, đã giải thích rằng Mẹ “được Chúa tôn làm Nữ Vương trên tất cả mọi sự, để Mẹ có thể hoàn toàn nên giống hơn Con Mẹ là Chúa các chúa (x Rev 19:16) và là Đấng chiến thắng tội lỗi cùng sự chết” (Lumen Gentium, 59).

Thật vậy, bắt đầu từ thế kỷ thứ năm, hầu như trong cùng một giai đoạn Công Đồng Chung Êphêsô công bố Mẹ là “Mẹ Thiên Chúa”, thì tước hiệu Nữ Vương cũng đã được bắt đầu được gán cho Mẹ. Nhận biết hơn về vai trò cao cả của Mẹ như thế, dân Kitô giáo muốn đặt Mẹ lên trên tất cả mọi thụ tạo, vinh thăng vai trò và tầm quan trọng của Mẹ nơi đời sống của hết mọi người cũng như của cả thế giới. 

Thế nhưng, trong một khúc bài giảng được cho rằng của giáo phụ Origen, cũng đã chất chứa lời dẫn giải này về những lời bà Elizabét thốt lên trong biến cố Thăm Viếng: “Đáng lẽ chị phải đến thăm em, vì em có phúc hơn mọi người nữ, em là Người Mẹ của Chúa chị, em là Vị Tôn Nữ của chị” (Fragment, PG 13, 1902 D). 

Bản văn chuyển một cách tự nhiên từ lời diễn tả “Người Mẹ của Chúa chị” sang tước hiệu “Vị Tôn Nữ”, trước cả những gì Thánh Gioan Đamascênô sau này nói khi thánh nhân gán cho Mẹ tước hiệu “Vương Chủ”: “Khi Mẹ trở nên Mẹ của Đấng Hóa Công, Mẹ thực sự trở nên nữ vương của tất cả mọi tạo vật” (De fide orthodaxa, 4, 14, PG 94, 1157).

2.- Vị Tiền Nhiệm đáng kính Piô XII của Tôi, trong bức Thông Điệp Ad coeli Reginam, một văn kiện được bản văn của Hiến Chế Lumen Gentium qui chiếu, xác định việc Mẹ cộng tác vào công cuộc Cứu Chuộc đã là nền tảng cho vai trò nữ vương của Mẹ Maria, thêm vào vai trò mẫu thân của Mẹ. Bức Thông Điệp đã lập lại bản văn phụng vụ: “Có Thánh Maria, Nữ Vương thiên đàng và là Vị Vương Chủ thế giới, đau thương đứng kề bên cây Thập Giá của Chúa Giêsu Kitô” (AAS 46 [1954] 634). Như thế, bức Thông Điệp này đã nêu lên tính cách tương tự giữa Mẹ Maria và Chúa Kitô, một tính cách tương tự giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng nơi trạng thái trung thành của Đức Trinh Nữ. Chúa Kitô là Vua không phải chỉ vì Người là Con Thiên Chúa, mà còn vì Người là Đấng Cứu Chuộc; Mẹ Maria là Nữ Vương không phải chỉ vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, mà còn vì Mẹ đã cộng tác vào công cuộc cứu chuộc loài người, với tư cách là tân Evà cùng với tân Adong. 

Trong Phúc Âm Thánh Marcô, chúng ta đọc thấy rằng, vào ngày Thăng Thiên, Chúa Giêsu “được đưa lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa” (16:19). Theo ngôn ngữ Thánh Kinh, “ngồi bên hữu Thiên Chúa” nghĩa là chia sẻ quyền bính tối cao. Ngồi “bên hữu Cha”, Người thiết lập vương quốc của Người, vương quốc của Thiên Chúa. Được đưa lên trời, Mẹ Maria được liên kết với quyền năng của Con Mẹ, và được giành vào việc phát triển Vương Quốc này, ở chỗ thông phần vào việc ban phát ân sủng thần linh trên thế giới. 

Nhìn vào tính cách tương tự giữa việc Chúa Giêsu Thăng Thiên và việc Mẹ Maria Mông Triệu, chúng ta có thể kết luận rằng, Mẹ Maria, dựa vào Chúa Kitô, là một Vị Nữ Vương nắm thượng quyền và thực hiện thượng quyền do Con Mẹ ban Mẹ trên vũ trụ.

3.- Tước hiệu Nữ Vương dĩ nhiên không thay thế cho tước hiệu Làm Mẹ, ở chỗ, vai trò làm nữ vương của Mẹ vốn là hệ quả của sứ vụ đặc biệt làm mẹ, và chỉ để thể hiện quyền năng được ban cho Mẹ để Mẹ thi hành sứ vụ ấy mà thôi.

Trích lại Trọng Sắc Ineffabilis Deus của Đức Piô IX, Đức Piô XII nhấn mạnh đến chiều kích làm mẹ nơi vai trò nữ vương của Đức Trinh Nữ: “Cảm thương chúng ta với lòng từ mẫu và quan tâm đến phần rỗi của chúng ta, Mẹ vươn vòng tay săn sóc của Mẹ ra ôm ấp tất cả loài người. Được Chúa cắt đặt làm Nữ Vương trời đất, được nâng lên trên tất cả mọi ca đoàn thiên thần cũng như tất cả mọi hàng ngũ các thánh trên trời, ngự bên hữu Người Con duy nhất của mình là Chúa Giêsu Kitô, Mẹ chắc chắn chiếm được những gì Mẹ muốn dùng lời nguyện cầu từ mẫu của Mẹ mà kêu xin; Mẹ chiếm được những gì Mẹ tìm kiếm và không bị khước từ” (xem AAS 46 [1954] 636-637).

4.- Bởi thế, Kitô hữu hãy tin tưởng nhìn lên Nữ Vương Maria, và điều này chẳng những không làm suy giảm mà thực sự làm tăng thêm việc trao phó bản thân mình với tình con thảo của họ cho Mẹ, Đấng làm mẹ theo cấp trật ân sủng. 

Thật vậy, nỗi quan tâm của Nữ Vương Maria đối với loài người có thể hoàn toàn tác hiệu chính là vì trạng thái vinh hiển của Người xuất phát từ việc Mẹ Mông Triệu. Thánh Germanus I ở Contantinôpôli đã cho thấy sự kiện này rất hay. Thánh nhân chủ trương rằng trạng thái này bảo toàn mối liên hệ thân mật giữa Mẹ Maria với Con của Mẹ, và cho phép Mẹ thực hiện việc Mẹ can thiệp hộ giúp chúng ta. Ngỏ lời cùng Mẹ Maria, thánh nhân viết, Chúa Kitô muốn “có một kết nối giữa môi miệng của Mẹ với lòng trí của Mẹ; bởi thế Người đồng ý với tất cả mọi ước muốn Mẹ bày tỏ cùng Người, khi Mẹ chịu đựng vì con cái của Mẹ, Người làm tất cả mọi sự Mẹ kêu xin Người bằng quyền năng thần linh của Người” (Hom. 1 PG 98, 348). 

5.- Người ta có thẻ kết luận rằng Việc Mông Triệu làm cho Mẹ Maria chẳng những hoàn toàn hiệp thông với Chúa Kitô, mà còn với mỗi một người trong chúng ta nữa, ở chỗ, Mẹ ở bên chúng ta, vì tình trạng vinh hiển của Mẹ khiến cho Mẹ có thể theo chúng ta trong cuộc hành trình trần thế hằng ngày của chúng ta. Như chúng ta cũng đọc thấy ở Thánh Germanus: “Mẹ ở với chúng con một cách thiêng liêng, và việc Mẹ hết lòng coi sóc chúng con cho thấy Mẹ hiệp thông đời sống với chúng con” (Hom. 1, PG 98, 344).

Bởi vậy, thay vì tạo nên khoảng cách giữa Mẹ và chúng ta, tình trạng vinh hiển của Mẹ Maria lại tạo nên một tình trạng liên tục gần gũi và chăm sóc. Mẹ biết hết mọi sự xẩy ra trong đời sống của chúng ta, và nâng đỡ chúng ta bằng tình yêu từ mẫu của Mẹ trong những cơn thử thách cuộc đời của chúng ta.

Được đưa về trời vinh hiển, Mẹ Maria hoàn toàn hiến mình cho công cuộc cứu độ, để thông truyền cho hết mọi con người sống động thứ hạnh phúc Mẹ lãnh nhận. Mẹ là một Vị Nữ Vương ban phát tất cả những gì Mẹ chiếm hưởng, trước hết, ở chỗ Mẹ tham dự vào cuộc sống và tình yêu của Chúa Kitô. 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ
Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ ngày 30/7/1997)


 

Vinh Quang Trên Thiên Đàng

 

(Trích Thần Đô Huyền Nhiệm, bản dịch của Phạm Duy Lễ)

 

Linh hồn rất thánh của Me. Maria đã hưởng phúc thiên đàng được ba ngày, Thiên Chúa tỏ cho thần thánh biết quyết định hằng hữu của Ngài là phục sinh cho Xác Thể đáng kính của Mẹ. Tới lúc đó, Chúa Giêsu từ trời, đem theo Linh Hồn Mẹ chí ái Ngài xuống mồ Thánh của Mẹ với vô số sư đoàn các thiên thần, các vị tổ phụ và các tiên tri. Đến mồ Mẹ, Chúa phán với đoàn tháp tùng rằng: "Mẹ của Cha đã được đầu thai Vô Nhiễm, đê? Cha mặc lấy Nhân Tính Cha từ nơi bản thể vô nhiễm của Mẹ. Thể xác Cha là thể xác Mẹ hơn nữa, Mẹ còn đồng công vào hết mọi công trình việc cứu chuộc của Cha. Cho nên Cha phải phục sinh cho Me. Cha, như Cha đã sống lại, và phải phục sinh cho Mẹ vào cùng lúc Cha đã sống lại, vì Cha muốn Mẹ nên tương tư. Cha trong mọi sự". Toàn thể các Thánh đều ca tụng Chúa vì sự quyết định ấy, nhất là Adong Eva, thánh ca? Giuse và hai thánh song thân của Me.
 

Tức thì Linh Hồn Hiển Vinh của Mẹ vào lại Thân Xác Đồng Trinh của Mẹ trả lại sự sống cho Thân Xác ấy, mà không hề động chạm gì đến tảng đá che mồ hay đảo lộn những nếp áo và khăn phủ mặt. Không thể nào tả lại được vẻ mỹ lệ và ánh sáng chói ngời trang sức cho Mẹ lúc ấy. Ta chỉ cần nói rằng Chúa Giêsu muốn trả lại cho Mẹ tất cả những gì Ngài đã tiếp nhận từ Mẹ lúc Nhập Thể đã đủ. Hôm đó là ngày Chúa Nhật, mười lăm tháng tám, liền ngay sau nửa đêm. Xác Thánh Me. Maria ở trong mồ 30 giờ y như Xác Thánh Chúa Giêsu.
 

Lúc đó diễn ra từ phần mộ của Mẹ về thiên đàng một cung nghinh trang trọng không thể tả hết giữa thanh âm của một điệu nhạc say lòng. Các vị thánh và các thiên thần vào thiên đàng vị nào theo địa vị ấy. Sau cùng là Chúa Giêsu Kitô với Mẹ rất thánh Ngài ở bên hữu. Toàn thể thần thánh đều quay về phía Mẹ để nhìn ngắm và chúc tụng Mẹ trong một nguồn hoan lạc mới lạ, những khúc thánh ca mới và những lời ở trong chương ba sách Diễm Ca. Khi Mẹ tới bê. Ngai Chúa Ba Ngôi, Chúa đã tiếp đón Mẹ với một tiếp đón thỏa tình nhất. Chúa Cha phán với Mẹ: "Con rất yêu dấu của Cha, Con hãy lên cao hơn trên tất cả mọi thụ tạo". - Và Chúa Con thêm: "Me. Ạ, xin Mẹ nhận từ tay con phần thưởng Mẹ đáng được". - Đến lượt Thánh Linh nói: "Bạn dấu yêu, hãy vào hưởng nguồn vui vĩnh cửu xứng với tình trạng trinh trong của Bạn".
 

Me. Maria chìm ngập trong đại dương vô cùng của Thần Tính Thiên Chúa. Khi Mẹ đã được tôn lên Ngai Thần Linh, Chúa tuyên dương cho cả triều đình thiên đàng đang tràn ngập tán thưởng, biết những đặc ân đã thông ban cho Mẹ qua sư. Mẹ thông phần vào Uy Linh của Ngài. Chúa Cha phán: "Maria là đức nữ tỳ của chúng ta, từng làm nên những khoái lạc đầu tiên của chúng ta, và đã không bao giờ bỏ mất tước hiệu ấy. Người có toàn quyền trên cả vương quốc chúng ta. Người được nhìn nhận và tôn phong là chủ mẫu chính thức, vừa là Nữ Vương độc nhật". - Chúa Con phán: "Hết mọi thụ tạo Cha đã sáng tạo và cứu chuộc đều thuộc quyền Mẹ chân thực của Cha: Mẹ là Nữ Vương chính thức cai trị tất cả những gì Cha là vua cai trị". - Sau cùng Chúa Thánh Linh phán: "Hỡi bạn, với danh nghĩ là Hiền Thê của Ta, danh nghĩa mà bạn đã tận trung ứng đáp, bạn được lĩnh vương miện Nữ Vương cho đến muốn đời.
 

Ba Ngôi Thiên Chúa đặt trên đầu Mẹ một vương miện vinh quang cực kỳ lộng lẫy, rạng chiếu luồng sáng tuyệt kỳ, sẽ không bao giờ có nữa. Cũng lúc ấy, từ ngai Chúa phán ra lời này: "Hỡi người chí ái của chúng ta, Vương Quốc Của Chúng Ta là Vương Quốc Của Người. Người là Chu? Mẫu là Nữ Vương hết mọi thụ tạo. Từng được ân sủng nâng cao lên trên mọi loài, những người đã tự nhận mình hèn kém, hạ mình xuống dưới hết mọi loài. Giờ đây, người hãy lên chiê"m địa vị tuyệt cao xứng với người. Từ Ngai cao cả này, Người hãy thống trị toàn thể thụ tạo: hỏa ngục, trần gian và thiên đàng. Ma qủy, loài người, và thiên thần đều phải tùng phục Người. Chúng Ta trao ủy cho người quyền bính Thần Linh của Chúng Ta. Người sẽ nâng đỡ, ủi an, bảo trợ và làm Mẹ của hết mọi người công chính cũng như là Mẹ của cả giáo hội chiến đấụ để thi hành sứ mệnh đó, một lần nữa chúng ta tôn nhiệm Người làm đấng bảo quản, đấng phân phát mọi kho tàng của Chúng Ta. Những gì thuộc quyền Chúng Ta cũng thuộc quyền Người, như Người đã luôn luôn là của Chúng Ta.


Để thể hiện những đặc ân trao ban cho Đức Nữ Vương vũ trụ, Thiên Chúa ra lệnh cho toàn thể thần thánh trên trời phải tùng phục Mẹ, nhìn nhận Mẹ là chủ mẫu mình. Toàn thể thần thánh đều tôn phục Mẹ: những vị được ở thiên đàng cả hồn xác đều phủ phục trước mặt Mẹ và đều suy phục Mẹ bằng những việc tôn kính bề ngoài. Đấy chính là phần thưởng cho đức khiêm nhượng Mẹ đã tỏ ra để tôn kính các thánh khi Mẹ còn tại thế. Việc tôn phong Mẹ là Nữ Vương Thiên Đàng này đã trào đổ một nguôn vui phụ trội cho toàn thể thần thánh. Những vị được hoan hỉ thêm nhiều hơn cả là thánh ca? Giuse, thánh Gioan Kim, Thánh Nữ Anna rồi những thánh thân nhân và các thiên thần hầu cận Me.


 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ bỏ trần gian = gấp trăm đời này + vinh phúc trường sinh

 Phụng Vụ Lời Chúa nếu không trùng với Lễ Mẹ Nữ Vương

 

Bài Đọc I: (Năm I) Tl 6, 11-24a

Đáp Ca: Tv 84, 9. 11-12. 13-14

Phúc Âm: Mt 19, 23-30


Bài Phúc Âm cho Thứ Ba Tuần XX Thường Niên tiếp tục bài Phúc Âm hôm qua là bài phúc âm về người thanh niên giầu có chưa thể nên trọn lành được vì còn ham của cải trần gian tuy vẫn sống đạo đàng hoàng.

Bài Phúc Âm hôm nay, trước hết, liên quan đến tình trạng người giầu có khó vào Nước Trời, ngoại trừ có ơn đặc biệt của Thiên Chúa, như chính Chúa Giêsu khẳng định:

"'Thầy bảo thật các con: Người giàu có thật khó mà vào Nước Trời. Thầy còn bảo các con rằng: Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Trời'. Các môn đệ nghe vậy thì bỡ ngỡ quá mà thưa rằng: 'Vậy thì ai có thể được cứu độ?' Chúa Giêsu nhìn các ông mà phán rằng: 'Đối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa thì mọi sự đều có thể được'". 

Bài Phúc Âm hôm nay còn liên quan đến thành phần đã bỏ mọi sự mà theo Chúa, thành phần đã được bù đắp bằng những thứ về cả đời này lẫn đời sau như thế này:

 

"Bấy giờ Phêrô thưa Người rằng: 'Này đây chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy, vậy chúng con sẽ được gì?' Chúa Giêsu bảo các ông rằng: 'Thầy bảo thật các con: Các con đã theo Thầy, thì trong ngày tái sinh, khi Con Người ngự trên toà vinh hiển, các con cũng sẽ ngồi trên mười hai toà mà xét xử mười hai chi tộc Israel. Và tất cả những ai bỏ nhà cửa, anh chị em, cha mẹ, vợ con, ruộng nương vì danh Thầy, thì sẽ được gấp trăm và được sự sống đời đời. Nhưng có nhiều kẻ trước hết sẽ nên sau hết, và kẻ sau hết sẽ nên trước hết'".

 


Trước hết, thành phần "bỏ mọi sự mà theo Thày" - "sẽ ngồi trên mười hai toà mà xét xử mười hai chi tộc Israel": Nghĩa là nhân loại sẽ được xét xử căn cứ vào chứng từ của thành phần theo Chúa, một chứng từ cho thấy "đức tin hoạt động qua đức ái" (Galata 5:6), một chứng từ nhờ đó họ có thể nhận biết Thiên Chúa mà được sống


Đó là lý do trong cuộc chung thẩm, Vị Thẩm Phán Tối Cao đã phân loại chiên dê theo tiêu chuẩn "đức tin hoạt động qua đức ái" này, khi Người phán xét cả hai về đức bác ái theo bề ngoài nhưng thật ra phán xét đức tin của họ, ở chỗ dê không thấy Người nơi thành phần anh chị em hèn mọn nhất của Người nên không thương giúp bởi đó bị loại trừ, còn chiên dù không thấy vẫn ra tay bác ái cứu trợ nên được cứu độ (xem Mathêu 25:31-46). 


Sau nữathành phần "bỏ nhà cửa, anh chị em, cha mẹ, vợ con, ruộng nương vì danh Thầy" - "sẽ được gấp trăm và được sự sống đời đời": Theo Phúc Âm Thánh Marco đoạn 10 câu 30 thì câu nói của Chúa Kitô đây còn được xác định rõ ràng "đời này" và "đời sau" nữa: "sẽ được gấp trăm" ngay "ở đời này" và "được sự sống trường sinh" "ở đời sau". Mà nếu thành phần môn đệ theo Chúa Kitô mà quả thực "được gấp trăm" ngay "ở đời này" thì chắc chắn họ sẽ "được sự sống trường sinh" "ở đời sau". 


Đúng thế, ngay "ở đời này" thành phần môn đệ theo Chúa Kitô không phải là thành phần "có tinh thần nghèo khó" nên đã được "Nước Đức Chúa Trời làm của mình vậy" (Mathêu 5:3) hay sao, và họ cũng không phải là thành phần "hiền lành" nên đã "được đất làm của mình vậy" (Mathêu 5:5) hay sao, một thứ "đất" biểu hiệu cho thế gian hay nhân loại. Nghĩa là họ dám đánh đổi tất cả mọi sự họ có để tậu cho bằng được thửa ruộng thế gian là nơi kho tàng Chúa Kitô được chôn giấu (xem Mathêu 13:44). Như thế không phải là họ đã thực sự được "gấp trăm" ngay "ở đời này" hay sao, là được cả Chúa Kitô lẫn ơn cứu chuộc thế gian của Người?


Trong Bài Đọc 1 cho năm lẻ hôm nay, một nhân vật đã được Thiên Chúa tuyển chọn, một nhân vật cảm thấy mình thấp hèn trước sứ vụ cao cả Chúa trao cho: ""Ngươi hãy mạnh mẽ tiến đi mà giải thoát Israel khỏi tay quân Mađian: chính Ta sai ngươi đó'... 'Thôi, xin Chúa, con dựa vào đâu mà giải thoát Israel? Đây gia đình con là gia đình rốt hết trong chi tộc Manassê, và con là con út trong nhà cha con'".


Nhưng Thiên Chúa đã trấn an nhân vật mang tên Gideon này, vì Ngài muốn tỏ mình ra qua tình trạng thấp hèn của ông, tức muốn biến tình trạng thấp hèn của chàng thành quyền năng vô địch của Ngài, nhờ đó chàng được tăng bội "gấp trăm" ngay "ở đời này", như lời Chúa hứa với chàng trong Bài Đọc 1 hôm nay: "Ta sẽ ở cùng ngươi: ngươi sẽ đánh ngã quân Mađian như đánh một người vậy". 


Ngay trong lời tuyên phán của Thiên Chúa với Quan Án Gideon ở đây chúng ta cũng thấy ẩn chứa tính cách "gấp trăm", nếu không muốn nói là gấp ngàn, gấp vạn lần qua câu: "ngươi sẽ đánh ngã quân Mađian như đánh một người vậy", như chúng ta thấy cuộc chiến diễn ra quả đúng như thế (xem Sách Quan Án nguyên Đoạn 7): ở chỗ, chỉ với 300 tinh binh, vị quan án này đã oanh liệt chiến thắng đạo binh nhiều như châu chấu và lạc đà nhiều như cát biển của đạo quân quá hùng hậu của dân Midian, Amaleck và Kedemite (câu 7 và 12). 


Bài Đáp Ca hôm nay như phản ảnh tâm trạng của một Quan Án Gideon khi được Thiên Chúa kêu gọi và trao sứ mệnh giải thoát dân của Ngài, và khi thấy được việc Ngài tỏ mình ra qua tình trạng thấp hèn của mình thì nhận biết lòng nhân hậu của Ngài qua việc Ngài tiếp tục ở với dân của Ngài và ra tay giải cứu dân của Ngài khi tới thời điểm của Ngài và theo cách thế của Ngài;

 

1) Tôi sẽ nghe Chúa là Thiên Chúa của tôi phán bảo điều chi? Chắc hẳn Người sẽ phán bảo về sự bình an, bình an cho dân tộc và các tín đồ của Chúa, và cho những ai thành tâm trở lại với Người. 


2) Lòng nhân hậu và trung thành gặp gỡ nhau, đức công minh và sự bình an hôn nhau âu yếm. Từ mặt đất, đức trung thành sẽ nở ra, và đức công minh tự trời nhìn xuống. 


3) Vâng Chúa sẽ ban cho mọi điều thiện hảo, và đất Nước chúng tôi sẽ sinh bông trái. Đức công minh sẽ đi trước thiên nhan Chúa, và ơn cứu độ theo sau lốt bước của Ngài. 


 

Thứ Tư

 

Vị thế và thân phận của mỗi người ở trong sự quan phòng thần linh của Thiên Chúa, Đấng kêu gọi họ vào lúc nào Ngài muốn.


Bài Đọc I: (Năm I) Tl 9, 6-15

Đáp Ca: Tv 20, 2-3. 4-5. 6-7

Phúc Âm: Mt 20, 1-16a

Lời Chúa cho Thứ Tư Tuần XX Thường Niên hôm nay được tiếp tục trước hết với Bài Phúc Âm của Thánh ký Mathêu với 16 cầu đầu ở đoạn 20 về dụ ngôn thuê thợ làm vườn nho và trả công đồng đều cho họ bao gồm cả người làm nhiều giờ nhất, từ "giờ thứ ba" trong ngày đến người ít giờ nhất, từ "giờ thứ 11" trong ngày, tức cách nhau 8 tiếng đồng hồ.


Sự kiện chủ trả lương đồng đều cho cả nhóm thợ được thuê sớm nhất lẫn nhóm thợ thuê muộn nhất bề ngoài có vẻ bất công, như chính cảm nhận của nhóm thợ đến làm sớm nhất: 

"Đến chiều chủ vườn nho bảo người quản lý rằng: 'Hãy gọi những kẻ làm thuê mà trả tiền công cho họ, từ người đến sau hết tới người đến trước hết'. Vậy những người làm từ giờ thứ mười một đến, lãnh mỗi người một đồng. Tới phiên những người đến làm trước, họ tưởng sẽ lãnh được nhiều hơn; nhưng họ cũng chỉ lãnh mỗi người một đồng. Đang khi lãnh tiền, họ lẩm bẩm trách chủ nhà rằng: 'Những người đến sau hết chỉ làm có một giờ, chúng tôi chịu nắng nôi khó nhọc suốt ngày mà ông kể họ bằng chúng tôi sao?'" 

Thật ra, theo lý thì người chủ này chẳng những không bất công một chút nào với nhóm thợ được ông thuê làm vườn nho cho ông sớm nhất mà còn theo tình tỏ ra hết sức rộng lượng nữa là đằng khác với nhóm thợ được ông thuê làm vườn nho cho ông muộn nhất và ít vất vả nhất nữa, như chính câu trả lời của ông với nhóm thợ than phần hành động của ông cho thấy:

"Này bạn, tôi không làm thiệt hại bạn đâu, chớ thì bạn đã không thoả thuận với tôi một đồng sao? Bạn hãy lấy phần bạn mà đi về, tôi muốn trả cho người đến sau hết bằng bạn, nào tôi chẳng được phép làm như ý tôi muốn sao? Hay mắt bạn ganh tị, vì tôi nhân lành chăng?" 

Đúng thế, ông chủ vườn nho không bất công với nhóm thợ đầu tiên và 2 nhóm thợ sau đó. Bởi vì 3 nhóm thợ đến sớm này và ông đã thỏa thuận với nhau về tiền công đâu vào đấy rồi: 

"Nước Trời giống như chủ nhà kia sáng sớm ra thuê người làm vườn nho mình. Khi đã thoả thuận với những người làm thuê về tiền công nhật là một đồng, ông sai họ đến vườn của ông. Khoảng giờ thứ ba, ông trở ra, thấy có những người khác đứng không ngoài chợ, ông bảo họ rằng: 'Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta, ta sẽ trả công cho các ngươi xứng đáng'. Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu và thứ chín, ông cũng trở ra và làm như vậy'". 

Còn việc ông chủ này trả cho nhóm thợ sau cùng bằng nhóm thợ đầu tiên là do lòng quảng đại của ông, bởi nhóm thợ sau cùng này không hề mặc cả và đòi hỏi gì, có việc làm là tốt rồi, bằng không sẽ bị ế lao công và thiện chí của họ, trong khi đó ông chủ cũng chẳng hứa trả cho họ bao nhiêu và họ phải làm như thế nào: "Đến khoảng giờ thứ mười một ông lại trở ra, và thấy có kẻ đứng đó, thì bảo họ rằng: 'Sao các ngươi đứng nhưng không ở đây suốt ngày như thế?' Họ thưa rằng: 'Vì không có ai thuê chúng tôi'. Ông bảo họ rằng: 'Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta'".

Riêng với nhóm thợ cuối cùng này, theo lý họ cũng đáng được hưởng 1 đồng như nhóm thợ đầu tiên. Bởi vì họ cũng đã sẵn sàng đi làm từ ban đầu, đến độ họ cứ đợi mãi mà chẳng có ai thuê mướn. Trước mắt nhiều người, thậm chí cả của Chúa (như lời chủ vườn nho nói với họ), họ bị coi như thành phần lười biếng, bất tài và vô dụng. trong khi đó họ đã chẳng những sẵn sàng làm việc từ sáng sớm, mà còn tỏ ra nhẫn nại chờ đợi được thuê mướn nữa, không nản chí, không bỏ cuộc, nhất là khi được thuê mướn đã không hề mặc cả gì như ba nhóm thợ đầu tiên, có việc là vui rồi, làm gì cũng được, lương bao nhiêu cũng OK, đủ cho họ xứng đáng lãnh nhận bằng đồng lương của nhóm đầu tiên, nếu không muốn nói là còn xứng đáng được hơn thế nữa. Và quả thực họ còn được nhiều hơn thế nữa, hơn 1 đồng, bởi họ còn được hoan hưởng chính tấm lòng quảng đại của Thiên Chúa, chính Lòng Thương Xót Chúa vậy.


Chưa hết, vấn đề còn được đặt ra với nhóm thợ cuối cùng đặc biệt này là tại sao chủ vườn nho đã ra thuê thợ làm vườn nho cho mình cả 3 lần trước đó mà lại không thấy họ là những người mà chính ông chủ cũng phải công nhận "sao các ngươi đứng nhưng không ở đây suốt ngày như thế?" Phải chăng vì họ đứng ở chỗ khác với 3 nhóm trước, và ông chủ mỗi lần đi một chỗ khác để tìm thuê thêm thợ, để rồi cuối cùng ông mới tới chỗ của họ đứng chờ, biểu hiệu cho vị thế và thân phận của mỗi người ở trong sự quan phòng thần linh của Thiên Chúa, Đấng kêu gọi họ vào lúc nào Ngài muốn.


C
ăn cứ vào dụ ngôn trong bài Phúc Âm này, vào nguyên tắc đối xử của ông chủ vườn nho với các nhóm thợ được ông thuê vào làm vườn nho cho ông, thì chúng ta thấy rằng chúng ta được quyền yêu thương người này hơn người kia, chẳng hạn Chúa Giêsu yêu Tông Đồ Gioan một cách đặc biệt trong số các tông đồ của Người, nhưng đừng vì thế, vì người được mình yêu hơn bởi một lý do chính đáng nào đó mà đối xử bất công với những người khác. Có nghĩa là, theo nguyên tắc, theo lý, phải yêu thương hết mọi người như nhau, như bản thân mình, nhưng, theo tình, chúng ta vẫn có thể yêu một người nào đó hơn, vì hoàn cảnh đáng thương cần cứu giúp của họ, hay vì khả năng phục vụ đắc lực cho công ích của họ v.v.

Trong lịch sử Giáo Hội cũng xẩy ra những trường hợp được Chúa Giêsu cảnh giác ở câu cuối của bài Phúc Âm hôm nay: "kẻ sau hết sẽ nên trước hết, và kẻ trước hết sẽ nên sau hết". Chẳng hạn một Tông Đồ của Các Tông Đồ Mai-Đệ-Liên, hay Một Đại Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô, hoặc một Giáo Phụ Tiến Sĩ Âu Quốc Tinh v.v. Trường hợp của người thu thuế và người Pharisiêu trong dụ ngôn cả hai cầu nguyện trong đền thờ cũng cho thấy rõ đường lối "kẻ sau hết sẽ nên trước hết, và kẻ trước hết sẽ nên sau hết" ngược đời này vậy (xem Luca 18:9-14). Hay trường hợp của người con cả tính toán với cha như là một người làm công cho cha và của người con thứ chỉ muốn làm tôi tớ của cha vì cảm thấy bất xứng làm con của cha (xem Luca 15:11-32) cũng vậy: "kẻ sau hết sẽ nên trước hết, và kẻ trước hết sẽ nên sau hết". 

Trong Bài Đọc 1 cho năm lẻ hôm nay, "kẻ sau hết sẽ nên trước hết, và kẻ trước hết sẽ nên sau hết" đã xẩy ra ở trường hợp giữa hai đứa con của Quan Án Gideon, một đứa con của ông là Giotham còn sống sót trong vụ tất cả các người con khác của ông tất cả là 70 người (sinh bởi nhiều bà vợ khác nhau của ông) bị Abimêlech là đứa con của người vợ lẽ, không phải vợ chính thức của ông sát hại để tự phong vương và làm vua Israel 3 năm

Phải chăng kẻ sau hết sẽ nên trước hết đây là Giotham còn sống sót và kẻ trước hết sẽ nên sau hết đây là Abimelech sát hại anh em mình để tự phong vương cho mình? Thật sự hậu quả đã cho thấy rằng Abimelech đã bị trả nợ máu vì sát hại 70 người con của Gideon là anh em cùng cha khác mẹ của mình, một ác giả ác báo đúng như lời nguyền rủa của người con sống sót là Giotham (xem Sách Quan Án 9:53-57)

Thời Quan Án (Judges) chưa phải là thời quân chủ (king) theo lịch sử của dân do Thái. Nếu Saul là vị vua đầu tiên của dân Do Thái, một vị vua được Thiên Chúa tuyển chọn và xức dầu bởi vị Quan Án cuối cùng là Samuel (1Samuel 8:1,19-22; 9:26-27;10:1) thì Abimelech là một vị ngụy vương, do đó, nhân vật này đã bị Thiên Chúa hạ bệ. Bài Đáp Ca hôm nay chất chứa nhận thức và tâm tình của dân Do Thái về vị vua của họ được Thiên Chúa tuyển chọn và phong vương thực sự: 

 

 

1) Lạy Chúa, do quyền năng Chúa mà vua vui mừng; do ơn Chúa phù trợ, vua xiết bao hân hoan! Chúa đã ban cho sự lòng vua ao ước, và điều môi miệng vua xin, Chúa chẳng chối từ.


2) Chúa đã tiên liệu cho vua được phước lộc may mắn, đã đội triều thiên vàng ròng trên đầu vua. Nhờ Chúa giúp mà vua được vinh quang cao cả, Chúa khoác lên người vua, oai nghiêm với huy hoàng. 


3) Vua xin Chúa cho sống lâu, thì Chúa đã ban cho một chuỗi ngày dài tới muôn muôn thuở. Chúa đã khiến vua nên mục tiêu chúc phúc tới muôn đời, Chúa đã cho vua được hân hoan mừng rỡ trước thiên nhan. 

 


Thứ Năm


Lễ Thánh Tông Đồ Batolomeo 24/8

 

 

Tông Đồ Batholomew/Nathanael

 (ĐTC Biển Đức XVI - Bài Giáo Lý ngày 4/10/2006 trong loạt bài về Giáo Hội Tông Truyền)

 


Anh Chị Em thân mến:

 

Trong một loạt các vị tông đồ được Chúa Giêsu kêu gọi trong cuộc sống trần gian của Người, hôm nay chú trọng tới Tông Đồ Bartholomew. Trong các bản liệt kê danh sách 12 Vị thì ngài bao giờ cũng đứng trước Thánh Mathêu, trong khi tên của một vị đứng trước ngài được thay đổi: trong một vài trường hợp đó là Thánh Philiphê (x Mt 10:3; Mk 3:18; Lk 6:14) hay Thánh Tôma (x Acts 1:13).

 

Tên của ngài hiển nhiên là theo tên cha, như nó liên quan tới tên gọi của người cha này. Nó là tên gọi có lẽ mang những đặc tính Aramic, “bar Talmay”, tức là “con của Talmay”.

 

Chúng ta không có những chi tiết quan trọng về Tông Đồ Bartholomew. Thật vậy, tên gọi của ngài bao giờ cũng ở trong và chỉ trong các danh sách của 12 Vị được tôi đề cập tới trước đây; bởi vậy, ngài không phải là nhân vật chính trong bất cứ một trình thuật nào. Tuy nhiên, theo truyền thống, ngài được đồng hóa với Nathanael: một danh xưng có nghĩa là “được Thiên Chúa ban”. Nathanael này là người bản xứ ở Cana (x Jn 21:2); bởi vậy, có thể ngài đã chứng kiến thấy “dấu lạ” cả thể được Chúa Giêsu thực hiện ở nơi đó (x Jn 2:1-11).

 

Việc đồng hóa của hai nhân vật này có lẽ là ở chỗ Nathanael được đặt cạnh Tông Đồ Philiphê, trong bối cảnh liên quan tới ơn kêu gọi được Phúc Âm Thánh Gioan thuật lại, tức là ở vị trí Tông Đồ Bartholomew có trong các bản danh sách tông đồ được các Phúc Âm đề cập tới. Chính với Tông Đồ Nathanael này mà Tông Đồ Philiphê đã nói rằng ngài “da94 gặp Đấng được Moisen viết trong lề luật, cũng như được các vị tiên tri nói rới, đó là Đức Giêsu, con ông Giuse, ở Nazarét” (Jn 1:45).   

 

Như chúng ta đều biết, Nathanael đã có một thành kiến sâu nặng đối với Người: “Ở Nazarét chẳng lẽ lại có gì tốt hay sao?” (Jn 1:46a). Lời phát biểu này đối với chúng ta là những gì hệ trọng. Nó khiến chúng ta thấy rằng, theo những niềm trông đợi của người Do Thái thì Đấng Thiên Sai không thể xuất phát từ một thứ làng mạc vô danh tiểu tốt như thế, như ở Nazarét ấy (cũng xem Jn 7:42).

 

Tuy nhiên, nó cũng cho thấy quyền tự do của Thiên Chúa, Đấng làm cho những niềm đợi trông của chúng ta bị ngỡ ngàng, khi tỏ mình ra ở chính nơi đó, nơi chúng ta ít trông mong Người xuất hiện. Ngoài ra, chúng ta biết rằng, thực sự Chúa Giêsu không phải hoàn toàn xuất thân “từ Nazarét”, thế nhưng Người đã được hạ sinh ở Bêlem (x Mt 2:1; Lk 2:4). Bởi thế, việc cự nự của Tông Đồ Nathanael không có gía trị gì cả, vì nó được căn cứ vào chi tiết không trọn vẹn như thường xẩy ra.

 

Trường hợp của Nathanael cống hiến cho chúng ta một ý tưởng khác, đó là, trong mối liên hệ với Chúa Giêsu, chúng ta không được chỉ chấp nhận ngôn từ mà thôi.  Qua việc trả lời của mình, Tông Đồ Philiphê đã nêu lên một lời mời gọi gợi ý cho Nathanael là: “Hãy đến mà xem” (Jn 1:46b). Kiến thức của chúng ta về Chúa Giêsu trước hết cần phải có một cảm nghiệm sống động: Chứng từ của người khác là những gì thực sự quan trọng, như cuộc sống Kitô hữu của chúng ta nói chung được bắt đầu bằng việc được một hay vài chứng nhân loan báo cho chúng ta. Thế nhưng, chính chúng ta tự mình cần phải tham dự vào mối liên hệ thân mật và sâu xa với Chúa Giêsu nữa.

 

Cũng một cách thức như thế, những người dân làng Samaritanô, sau khi nghe thấy chứng từ của một người đồng quê được gặp gỡ Chúa Giêsu ở bờ giếng Giacóp, đã trực tiếp nói với Người, và sau cuộc nói chuyện ấy, họ nói cùng người phụ nữ rằng “Chúng tôi không tin vì lời của chị; vì đích thân chúng tôi đã nghe, và chúng tôi biết đó thật là vị cứu tinh của thế giới” (Jn 4:42).

 

Trở về với cảnh ơn gọi trên đây, vị thánh ký nói cho chúng ta hay rằng, khi Chúa Giêsu thấy Nathanael tiến đến với Người thì Người kêu lên rằng: “Đây thật là một người Yến Duyên. Nơi người này không có gì là giả dối” (Jn 1:47). Đó là lời ca ngợi nhắc lại câu nói của một bài thánh vịnh: “Phúc thay những ai Chúa không trách tội, lòng trí không có gì là gian dối” (Ps 32:2), thế nhưng đó là lời lại gợi tính tò mò của Nathanael, người cảm thấy ngỡ ngàng đáp lại rằng: “Làm sao Ngài lại biết tôi?” (Jn 1:48a). Trước tiên, câu trả lời của Chúa Giêsu mới đầu chẳng hiểu được. Người nói với ngài rằng: “Trước khi Philiphê gọi anh thì Tôi đã thấy anh ở dưới cây vả rồi” (Jn 1:48b).

 

Ngày nay, khó có thể nhận thức được một cách chính xác ý nghĩa của những lời vừa rồi. Theo những gì được các chuyên gia nói thì có thể như thế này, nếu vào thời ấy các cây vả được đề cập tới như thứ cây được các vị tiến sĩ luật ngồi bên dưới gốc để đọc và giảng dạy Thánh Kinh, thì Người có ý ám chỉ loại công việc được Nathanael thi hành ở lúc ngài được kêu gọi.

 

Dù sao, điều đáng kể nhất trong trình thuật này của Thánh Gioan đó là lời tuyên xưng được Nathanael phát biểu một cách minh bạch vào lúc cuối cùng: “Thưa Thày, Thày là Con Thiên Chúa; Thày là Vua Yến Duyên!” (Jn 1:49). Mặc dù lời tuyên xưng này không đạt tới mức hệ trọng như lời tuyên xưng của Tông Đồ Tôma là những gì kết thúc Phúc Âm Thánh Gioan: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi!” (Jn 20:28), lời tuyên xưng của Nathanael có nhiệm vụ mở ra lãnh giới cho Phúc Âm thứ bốn này.

 

Ở lời tuyên xưng của Tông Đồ Nathanael bước đầu tiên và quan trọng đã được thực hiện trên con đường gắn bó với Chúa Kitô. Những lời của Tông Đồ Nathanael cho thấy một khía cạnh dưỡng diện và bổ xung về căn tính của Chúa Giêsu: Người được nhìn nhận bởi mối liên hệ đặc biệt giữa Người với Thiên Chúa Cha mà Người là Con duy nhất của Ngài, cũng như bởi mối liên hệ với dân Yến Duyên là thành phần gọi Người là Vua, một phẩm tính xứng hợp với Đấng Thiên Sai được đợi trông.

 

Chúng ta không bao giờ được làm mất đi một trong hai yếu tố ấy, vì nếu chúng ta chỉ tuyên xưng chiều kích thiên quốc của Chúa Giêsu là chúng ta có nguy cơ làm cho Người thành một hữu thể siêu việt và phù du, trong khi đó, nếu chúng ta chỉ nhìn nhận vai trò cụ thể của Người trong lịch sử thì chúng ta có nguy cơ lơ là với chiều kích thần linh của Người, một chiều kích là dung diện xứng hợp của Người.

 

Chúng ta không có tài liệu chính xác về hoạt động tông đồ sau này của Tông Đồ Bartholomew-Nathanael. Theo tài liệu được sử gia Eusebius đề cập đến ở thế kỷ thứ 4, thì có những dấu vết hiện diện của Tông Đồ Bartholomew ở Panteno Ấn Độ (cf. "Ecclesiastical History," V, 10,3).

 

Theo một hậu truyền thống thì vào đầu Thời Trung Cổ, trình thuật về việc ngài qua đời vì bị lột da là những gì sau đó đã hết sức phổ thông trong dân chúng. Chỉ cần nghĩ đến cảnh tượng rất nổi tiếng trong Cuộc Chung Thẩm ở Nguyện Đường Sistine là cảnh được đại điêu khác gia Michelangelo trình bày cho thấy Thánh Batholomew cầm da của ngài nơi bàn tay trái, nơi nhà nghệ sĩ đã để bức chân dung của ngài ở đó.

 

Các di tích của ngài được tôn kính ở đây, ở Rôma này, ở nhà thờ được cung hiến cho ngài trên Đảo Tiber đây, nơi những dấu tích thánh ấy được Hoàng Đế Đức quốc là Otto III mang về từ năm 983. 

 

Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng hình ảnh của Thánh Bartholomew, bất chấp tình trạng thiếu tài liệu, cũng nói với chúng ta rằng có thể cảm nghiệm được việc sống gắn bó với Chúa Giêsu và có thể làm chứng cho việc sống gắn bó này thậm chí không cần phải có các việc làm theo cảm giác. Chúa Giêsu là một Đấng siêu việt, là Đấng mỗi một người trong chúng ta được kêu gọi hy hiến sự sống và sự chết của mình vậy.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 4/10/2006

 

 

 

"Này bạn, sao bạn vào đây mà lại không mặc y phục lễ cưới?" - áo cưới đây là gì?

 

 

Phụng Vụ Lời Chúa nếu không trùng với Lễ Thánh Tông Đồ Batolomeo

Bài Đọc I: (Năm I) Tl 11, 29-39a

Đáp Ca: Tv 39, 5. 7-8a. 8b-9. 10

Phúc Âm: Mt 22, 1-14

 

Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Năm Tuần XX Thường Niên, không còn liên tục với các bài Phúc Âm trong tuần như các ngày trước, mà là một bài Phúc Âm bắt đầu từ đầu Đoạn 22, hoàn toàn bỏ Đoạn 21 và 17 câu của Đoạn 20. Tất nhiên, việc Giáo Hội cố ý chọn đọc các bài Phúc Âm hằng ngày trong tuần hay Chúa Nhật này phải liên tục với nhau về nội dung, cho dù có những đoạn và những câu Phúc Âm bị cắt bỏ như vậy, vì có thể những chỗ ấy chỉ là những biến cố không hợp vào thời điểm phụng vụ này. 


Chẳng hạn như biến cố Chúa Giêsu vào Thánh Giêrusalem và thanh tẩy đền thờ rồi nguyền rủa cây vả và vấn đề thẩm quyền của Chúa Giêsu (xem Mathêu 21:1-27), những gì mà hầu hết đã được Giáo Hội cho đọc theo Phúc Âm của Thánh ký Marco ở các ngày Thứ Sáu và Thứ Bảy Tuần VIII Thường Niên rồi, không cần đọc lại hay lập lại nữa.


Nếu bài Phúc Âm hôm qua về dụ ngôn người chủ vườn nho thuê thợ làm vườn nho và trả công cho họ bằng nhau liên quan cả đến ân sủng của Thiên Chúa thì bài Phúc Âm hôm nay về dụ ngôn một "vua kia làm tiệc cưới cho hoàng tử" lại càng liên quan đến ân sủng của Thiên Chúa


Thật vậy, nếu 4 nhóm thợ được chủ vườn nho thuê làm vườn nho cho ông để được trả công tương xứng, một khoản tiền công chẳng những công bằng về lý đối với 3 nhóm thợ đầu mà còn về tình với nhóm thợ cuối cùng, thì thành phần được mời đến dự tiệc cưới trong bài Phúc Âm hôm nay đây hoàn toàn liên quan đến tình nghĩa của Thiên Chúa, tức là họ chỉ việc đến hoan hưởng mà chẳng phải vất vả làm gì hết, một đặc ân bao gồm chẳng những thành phần được ấn định ám chỉ dân Do Thái mà còn tất cả mọi người không trừ ai ám chỉ chung nhân loại hay dân ngoại nữa:


Thành phần đã được ấn định: "Nước Trời giống như vua kia làm tiệc cưới cho hoàng tử. Vua sai đầy tớ đi gọi những người đã được mời dự tiệc cưới, nhưng họ không chịu đến. Vua lại sai các đầy tớ khác mà rằng: 'Hãy nói cùng những người đã được mời rằng: Này ta đã dọn tiệc sẵn rồi, đã hạ bò và súc vật béo tốt rồi, mọi sự đã sẵn sàng: xin mời các ông đến dự tiệc cưới'. Nhưng những người ấy đã không đếm xỉa gì và bỏ đi: người thì đi thăm trại, người thì đi buôn bán, những người khác thì bắt đầy tớ vua mà nhục mạ và giết đi".


Thành phần không được mời trước cũng được tham dự: "Bấy giờ vua nói với các đầy tớ rằng: 'Tiệc cưới đã dọn sẵn sàng, nhưng những kẻ đã được mời không đáng dự. Vậy các ngươi hãy ra các ngả đường, gặp bất cứ ai, thì mời vào dự tiệc cưới'. Các đầy tớ liền đi ra đường, gặp ai bất luận tốt xấu, đều quy tụ lại và phòng cưới chật ních khách dự tiệc".


Căn cứ vào dụ ngôn về việc mở tiệc cưới và mời khách đến dự hôm nay, chúng ta thấy nếu tiệc cưới đây ám chỉ mầu nhiệm nhập thể của Chúa Kitô, Đấng là "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), Đấng đã kết hiệp thiên tính và nhân tính lại với nhau nơi ngôi vị thần linh của mình, thì thành phần được mời đến tham dự tiệc cưới này, tức thành phần được tham phần vào chính mầu nhiệm nhập thể này tất nhiên phải bao gồm cả dân Do Thái là giòng dõi Chúa Giêsu được sinh ra về thể lý, lẫn dân ngoại vì Người mặc lấy nhân tính của cả loài người của họ và như họ.


Chính vì dân Do Thái đã được mời trước, ở chỗ đã được Thiên Chúa tuyển chọn và lập giao ước với qua các tổ phụ của họ, mà họ không chấp nhận Chúa Kitô đã đến trong xác thịt, lại còn giết Người nữa, nên họ đúng là thành phần đã từ chối không đến dự tiệc cưới vậy.

 

 

Tuy nhiên, để xứng đáng với đặc ân tự nhiên được tham dự tiệc cưới cứu độ này, thành phần tham dự cần phải tỏ ra xứng đáng nữa, bằng không sẽ bị loại trừ:


"Đoạn vua đi vào quan sát những người dự tiệc, và thấy ở đó một người không mặc y phục lễ cưới. Vua liền nói với người ấy rằng: 'Này bạn, sao bạn vào đây mà lại không mặc y phục lễ cưới?' Người ấy lặng thinh. Bấy giờ vua truyền cho các đầy tớ rằng: 'Trói tay chân nó lại, ném nó vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc và nghiến răng!' Vì những kẻ được gọi thì nhiều, còn những kẻ được chọn thì ít".


Như bài Phúc Âm về việc trả lương cho thợ làm vườn nho, mới nghe qua thì có vẻ bất công thế nào thì việc ông vua đối xử với thành phần được ông lùa vào dự tiệc cưới của con ông đã bị ông trừng phạt vì không mặc áo cưới cũng thế. Ở chỗ, nếu những người này biết trước là cần phải mặc áo cưới thì có lẽ họ đã không vào, bởi bấy giờ họ không kịp sửa soạn áo cưới hay không có tiền mua áo cưới v.v.


Thế nhưng, áo cưới đây là gì, nếu không phải là việc chấp nhận Lời Nhập Thể, Đấng Thiên Sai, Đấng "đã đến trong xác thịt" (xem 2Gioan 7), "đã mặc lấy thân phận tôi đòi, được sinh ra như loài người" (Philiphê 2:7), "bởi một người nữ" (Galata 4:4): "Người đã ở trong thế gian, và nhờ Người mà thế gian đã được tạo thành, nhưng thế gian đã không nhận biết Người là ai. Người đã đến với những ai thuộc về Người nhưng họ đã không chấp nhận Người. Bất cứ ai chấp nhận Người thì Người đã ban cho họ được quyền trở nên con cái của Thiên Chúa" (Gioan 1:10-12).


Trong Bài Đọc 1 cho năm lẻ hôm nay, số phận người con gái là đứa con duy nhất của Quan Án Jephthah đã phải bất đắc dĩ sống đồng trinh không lập gia đình một cách đau buồn tủi hổ theo lời hứa vô tình của cha mình với Thiên Chúa để ông có thể thắng được quân Ammon, phải chăng là một hình ảnh xa xa về đời sống trinh nguyên liên quan đến Người Nữ diễm phúc được chọn sinh hạ Lời Nhập Thể?  


Nếu bài Phúc Âm liên quan đức tin chấp nhận Lời Nhập Thể và đáp ứng ý muốn của Thiên Chúa là Đấng kêu gọi tất cả mọi người đến chung hưởng sự sống đời đời của Con Ngài và với Con Ngài, thì Bài Đáp Ca hôm nay đã khen tặng thành phần tin tưởng vào Thiên Chúa như vậy:

 

1) Phúc thay người đặt niềm tin cậy vào Chúa, không theo kẻ thờ thần tượng, không hướng về chuyện gian tà.


2) Hy sinh và lễ vật thì Chúa chẳng ưng, nhưng Ngài đã mở tai con. Chúa không đòi hỏi hy lễ toàn thiêu và lễ đền tội, bấy giờ con đã thưa: "Này con xin đến". 


3) Như trong Quyển Vàng đã chép về con: lạy Chúa, con sung sướng thực thi ý Chúa, và pháp luật của Chúa ghi tận đáy lòng con. 


4) Con đã loan truyền đức công minh Chúa trong Đại Hội, thực con đã chẳng ngậm môi, lạy Chúa, Chúa biết rồi. 


Thứ Sáu

 

Thiên Chúa đã phải sửa soạn cho bữa tiệc cưới thần linh này từ lâu

 

 

Bài Đọc I: (Năm I) R 1, 1. 3-6. 14b-16. 22

Đáp Ca: Tv 145, 5-6. 7. 8-9a. 9bc-10

Phúc Âm: Mt 22, 34-40


Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Sáu Tuần XX Thường Niên, cũng không liên tục với bài Phúc Âm hôm qua, cách bài Phúc Âm hôm qua 16 câu, trong đó có hai vấn đề được đặt ra cho Chúa Giêsu, trước hết là vấn đề được nhóm biệt phái cố tình gài bẫy Chúa Giêsu về việc nộp thuế cho Cesar (xem Mathêu 22:22:15-22), và sau đó là vấn đề được nhóm Saducê đặt ra về niềm tin phục sinh (xem Mathêu 22:23-33), cả hai vấn đề đã được Phúc Âm Thánh ký Marcô thuật lại ở Thứ Ba và Thứ Tư Tuần IX Thường Niên trước đây.


Tuy nhiên, bài Phúc Âm hôm nay, bài Phúc Âm về điều răn trọng nhất, dù đã được Giáo Hội chọn đọc theo Thánh ký Marcô cho Thứ Năm Tuần IX Thường Niên, Giáo Hội vẫn chọn đọc lại một lần nữa, chẳng những bởi tính cách quan trọng của giới răn trọng nhất này mà còn liên quan đến Bài Đọc 1 cho năm lẻ hôm nay nữa. Ngoài ra, giới răn trọng nhất trong bài Phúc Âm hôm nay cũng liên hệ với 2 bài Phúc Âm hôm qua và hôm kia trong tuần này. 


Ở chỗ, nếu con người sống trọn giới răn trọng nhất là mến Chúa hết mình và yêu nhau như mình: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là giới răn thứ nhất và trọng nhất. Nhưng giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy, là: Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi", thì các nhóm thợ làm vườn nho lâu giờ đã không tỏ thái độ bất mãn với chủ và ghen tị với nhóm thợ cuối giờ, và thành phần bất ngờ được mời đến dự tiệc cưới trong hoàng cung sẽ mặc áo cưới xứng đáng với đặc ân diễm phúc khôn lường của mình.


Ngoài ra, bài Phúc Âm hôm nay cũng liên quan đến ý nghĩa của câu chuyện trong Bài Đọc 1 cùng ngày, ở ngay câu trả lời của nàng dâu góa tên Ruth với người mẹ chồng góa là bà Noemi rằng: "Xin mẹ đừng bắt con bỏ mẹ mà ở lại, vì mẹ đi đâu thì con cũng đi theo đó. Dân tộc của mẹ là dân tộc của con, và Thiên Chúa của mẹ là Thiên Chúa của con", cho dù nàng có được người mẹ góa chồng này thúc giục nàng hãy làm như nàng dâu cả của bà là ở lại quê hương của Moab của họ đừng theo bà về quê hương của bà nữa, vì dầu sao 2 người chồng của 2 nàng là 2 người con trai của bà đã chết"Kìa, chị dâu con đã ở lại với dân mình và các thần minh của họ, con hãy ở lại với chị con".


Trong câu trả lời của nàng dâu góa người Moab dân ngoại tên Ruth này với mẹ chồng của nàng là người Do Thái chất chứa tất cả giới răn trọng nhất: mến Chúa hết mình "Thiên Chúa của mẹ là Thiên Chúa của con", và yêu người như mình: "Dân tộc của mẹ là dân tộc của con" - Chính vì thế: "Xin mẹ đừng bắt con bỏ mẹ mà ở lại, vì mẹ đi đâu thì con cũng đi theo đó".


Một người thuộc dân ngoại mà có một tấm lòng thủy chung vô cùng hiếm quí như vậy, thủy chung chẳng những với người chồng quá cố mà còn với mẹ chồng nữa, nhất là với cả Thiên Chúa của gia đình chồng, nên quả thực nàng đã xứng đáng được Thiên Chúa bên nhà chồng chọn làm bà cố nội của Vua Đavít, tức là người đã sinh ra đứa con trai mang tên Obed là ông nội của vua và Obed đã sinh ra bố của vua là Jesse (xem Mathêu 1:5-6), và vì thế nàng đã nghiễm nhiên trở thành bà cố tổ của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa làm người.


Dụ ngôn về đức vua mở tiệc cưới cho con trai của mình ở bài Phúc Âm hôm qua, mà tiệc cưới của người con trai này ám chỉ mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa hóa thân làm người, thì Thiên Chúa đã phải sửa soạn cho bữa tiệc cưới thần linh này từ lâu, chẳng những ngay sau nguyên tội, khi Ngài tự động hứa cứu chuộc loài người liên quan đến giòng dõi của người nữ (xem Khởi Nguyên 3:15), mà còn trong suốt giòng lịch sử cứu độ của dân Do Thái nữa, trong đó có nàng dâu Ruth thuộc dân ngoại Moab này, một dấu chỉ cho thấy Thiên Chúa đã muốn cả dân ngoại nữa cũng được tham dự vào bữa tiệc cưới này của Con Mình.


Bài Đáp Ca hôm nay có một nội dung như thể nói về nàng dâu Ruth, qua những chỗ rất thích hợp với nàng như: "được Thiên Chúa nhà Giacóp phù trợ" (câu 1), "Thiên Chúa che chở những khách kiều cư" (câu 3), nhất là câu "Thiên Chúa nâng đỡ những người mồ côi quả phụ" (câu 4).


1) Phúc thay người được Thiên Chúa nhà Giacóp phù trợ, người đặt hy vọng vào Chúa là Thiên Chúa của mình: Người là Đấng đã tạo thành trời đất, biển khơi và muôn vật chúng đang chứa đựng. 


2) Người là Đấng trả lại quyền lợi cho người bị ức, và ban cho những người đói được cơm ăn. Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội.


3) Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù. Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị khòm lưng khuất phục, Thiên Chúa yêu quý các bậc hiền nhân, Thiên Chúa che chở những khách kiều cư. 


4) Thiên Chúa nâng đỡ những người mồ côi quả phụ, và làm rối loạn đường lối đứa ác nhân. Thiên Chúa sẽ làm vua tới muôn đời. Sion hỡi, Thiên Chúa của ngươi sẽ làm vua tự đời này sang đời khác. 



Thứ Bảy


Chúng ta hay có khuynh hướng đồng hóa tội nhân với tội lỗi ... Ở chỗ, chúng ta chẳng những tỏ ra ghê tởm việc làm xấu xa hay tội lỗi của họ mà còn ghê tởm và khinh bỉ chính con người của họ nữa.


Bài Đọc 1: Ruth 2:1-3,8-11;4:13-17
Đáp Ca: Tv 128:1b-2,3,4,5
Phúc Âm: Mt 23:1-12

Bài Phúc Âm cho Thứ Bảy Tuần XX Thường Niên hôm nay cách bài Phúc Âm hôm qua 5 câu, 41-46, những câu cuối của Đoạn 22, những câu Phúc Âm về vấn đề Chúa Giêsu đặt ra cho thành phần biệt phái khiến "không ai dám hỏi Người một điều gì nữa từ đó trở đi" (Mathêu 22:46), đó là vấn đề nếu Đấng Kitô Thiên Sai là con của Vua Đavít thì tại sao chính vua lại gọi Người là Chúa


Phải, Giáo Hội đã không chọn đọc bài Phúc Âm của Thánh ký Mathêu về vấn đề ấy, vì vấn đề này đã được Giáo Hội chọn đọc cho ngày Thứ Sáu Tuần IX Thường Niên theo Phúc Âm của Thánh ký Marcô rồi. Bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn đọc hôm nay liên quan đến thành phần luật sĩ và biệt phái, thành phần bị Người thậm tệ quở trách và vạch trần bộ mặt giả hình của họ, như chúng ta đã thấy 1 chút trong bài Phúc Âm của Thánh ký Marcô ở Thứ Bảy Tuần IX Thường Niên, và sẽ thấy tt cả ở trong các bài Phúc Âm của Thánh ký Mathêu cho 3 ngày đầu của tuần tới, tuần cuối cùng theo Phúc Âm của Thánh ký Mathêu cho Phụng Vụ Lời Chúa ngày thường trong tuần từ Tuần X Thường Niên.


Đúng thế, ngay từ bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đã nghiêm thẳng vạch trần chân tướng của hai thành phần luật sĩ và biệt phái đầy kiêu hãnh và ham danh trong dân này:


"Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào. Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài. Họ ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là 'rabbi'".


Tuy hai thành phần luật sĩ và biệt phái vốn được coi là thày dạy trong dân này có những cử chỉ và hành động đầy gương mù gương xấu phản tác dụng bất khả chấp như vậy, nhưng "Đức Giêsu (vẫn) nói với dân chúng và các môn đệ Người rằng: 'Các kinh sư và các người Pharisiêu ngồi trên toà ông Moisen mà giảng dạy. Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm'".  


Thế nhưng, trên thực tế rất khó thực hành theo bản tính tự nhiên của loài người. Chúng ta hay có khuynh hướng đồng hóa tội nhân với tội lỗi hay với gương mù gương xấu của họ. Ở chỗ, chúng ta chẳng những tỏ ra ghê tởm việc làm xấu xa hay tội lỗi của họ mà còn ghê tởm và khinh bỉ chính con người của họ nữa. Có những lúc hay nhiều lúc chúng ta thường tấn công họ bằng những lời nói nhục mạ họ, (thậm chí công khai qua phương tiện truyền thông: báo chí, email, internet, truyền thanh, truyền hình, thơ nặc danh, hay ngay cả trên tòa giảng v.v.), hơn là tế nhị và nhẹ nhàng khôn khéo sửa lỗi cho họ để họ dễ cảm nhận bản thân hèn yếu lỗi lầm của mình mà hoán cải trở về cùng Chúa theo tinh thần và đường lối được Chúa Giêsu huấn dạy trong bài Phúc Âm Thứ Tư tuần trước. 


Chúng ta thường đối xử với anh chị em lầm lỗi của chúng ta như thể chúng ta là con người toàn hảo, không bao giờ sai lỗi, động một tí là ném đá nhau, thậm chí như thể là quan án của họ, có quyền tối thượng trong việc thưởng pht nhau, trong khi chúng ta chưa thấu suốt được thâm tâm của nhau như Thiên Chúa là Đấng duy nhất có quyền phán quyết mọi người. Quả thực Chúa Giêsu nói về chúng ta quá đúng khi Người vừa khiển trách vừa nghiêm trọng cảnh giác chúng ta rằng: "Đồ giả hình! trước hết ngươi hãy lấy khỏi mắt của mình cái xà đi đã rồi ngươi mới thấy được một cách rõ ràng mà lấy đi cái rằm trong con mắt của anh chị em của ngươi" (Mathêu 7:5). 


Tuy nhiên, không phải đối xử một cách cảm thông với những người anh chị em lỗi lầm của mình đến độ không còn biết phân biệt đâu là phải là trái nữa. Ở chỗ, thương tội nhân nhưng không chấp nhận tội lỗi của họ. Bởi thế, cho dù ở ngay đầu bài Phúc Âm Chúa Giêsu khuyên hãy tôn trọng quyền giáo huấn của thành phần luật sĩ và biệt phái, cuối bài Phúc Âm Người vẫn khuyên dạy dân chúng và các môn đệ của Người "đừng có làm theo những việc của họ", mà hãy sống ngược lại như sau:


"Phần anh em, đừng để ai gọi mình là 'rabbi', vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau. Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời. Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người lãnh đạo, vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo, là Đức Kitô. Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em. Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên".

Ngoài ra, chúng ta còn được Chúa Kitô nhắc nhở chúng ta một điều rất quan trọng đó là chúng ta giữ luật là luật của Chúa chứ không phải luật của những vị thày dạy mà không giữ, những vị thày dạy đầy gương mù gương xấu, và vì thế đừng vì họ là thày dạy luật bởi tư cách riêng của họ mà bỏ luật của Chúa. Chúng ta giữ luật của Chúa vì Chúa chứ không phải vì họ nên họ càng bất xứng với luật Chúa và với vai trò làm thày dạy của họ mà chúng ta càng phải giữ luật để làm gương cho họ, nhờ đó họ nhận biết đường lối sai trái của mình mà trở về với Chúa, sống xứng đáng hơn.


Hội đoàn nào, cộng đoàn nào, giáo xứ nào, thậm chí kể cả Hội Thánh đi nữa, chúng ta không bao giờ thấy được mọi người đều trọn hảo và được như ý của chúng ta. Nếu vậy thì chúng ta không gia nhập hay ra khỏi các đoàn thể hay sao, tẩy chay mọi sự chỉ vì một số cá nhân bất xứng hay sao? Thế thì chúng ta đi đâu đây? Chẳng lẽ chúng ta lập ra một tổ chức toàn là những người chúng ta cho là tốt lành nhất, được ý chúng ta nhất hay chăng? Chúng ta có thể làm được như vậy không? Trong khi chính chúng ta cũng chẳng hơn gì ai, cũng "nhân vô thập toàn"! Vậy thì tại sao chúng ta không lợi dụng mọi sự bất lợi để sống trọn lành hơn và nhờ trọn lành chúng ta chẳng những ngăn chặn được sự dữ bằng sự lành mà còn lợi dụng được cả chính sự dữ.


Trong huấn dụ của Chúa Kitô trên đây, về hình thức thì nên tránh ba danh xưng "thày", "cha" và "xếp
đối với bản thân mình, ở chỗ, về tinh thần, cho dù mình có thực sự đóng vai là "sư phụ", là "thân phụ", là "lãnh tụ" chăng nữa, mình cũng phải dấn thân phục vụ hơn là hưởng thụ, hãy lợi dụng chức vụ là "thày", là "cha", là "xếp" của mình để mang lại lợi ích cho thành phần được trao phó cho mình, theo đúng dự định thần linh của Đấng đã tuyển chọn mình, theo gương của chính Đấng Kitô Thiên Sai, Đấng đã "đến không phải để được hầu hạ mà là hầu hạ và hiến mạng sống mình cho nhiều người" (Mathêu 20:28). 

Gương làm "xếp" theo tinh thần phục vụ hơn hưởng thụ của bài Phúc Âm hôm nay được phản ảnh nơi Ông Boaz, một chủ ruộng tốt lành đã tỏ ra biết cảm thông với trường hợp nghèo khổ của nàng góa Ruth và cảm phục tinh thần hiếu thảo của nàng đối với mẹ chồng của nàng:


"Ông Boaz nói với Ruth rằng: 'Nghe đây con ơi! Con đừng đi mót ở ruộng nào khác, cũng đừng rời khỏi đây, nhưng cứ theo sát các tớ gái của ta. Con hãy nhìn thửa ruộng chúng gặt và cứ đi theo chúng. Ta đã ra lệnh cho các tôi tớ không được đụng tới con. Nếu khát, cô cứ đến chỗ để bình mà uống nước các tôi tớ đã múc".

Nếu "ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên", như chính Chúa Kitô khẳng định ở câu kết bài Phúc Âm hôm nay, thì ông chủ ruộng Boaz nhờ hạ mình xuống bác ái phục vụ tha nhân nên đã được Thiên Chúa nâng lên làm ông cố nội của Vua Đavít, tức ông cố tổ của Chúa Giêsu Kitô vậy: 

"Vậy ông Boaz lấy cô Ruth, và nàng trở thành vợ ông. Ông đến với nàng. Nhờ ơn Chúa, nàng đã thụ thai và sinh một con trai... Các bà hàng xóm láng giềng đặt tên cho đứa trẻ và nói: 'Bà Naomi đã sinh được một cháu trai'. Họ đặt tên cho nó là Obed. Đó là cha của ông Jesse, là ông nội vua Đavít".

Bài Đáp Ca hôm nay như gói ghém tâm trạng hân hoan cảm tạ của Bà Naomi, một người phụ nữ góa chồng và cho dù không còn sinh con được nữa, nhưng nhờ đứa con dâu hiếu thảo của bà mà người ta đã cho rằng chính 'Bà Naomi đã sinh được một cháu trai', để nói dõi tông đường cho người chồng quá cố của bà cũng như cho các người con trai đã chết của bà. 

1- Giữa chư vị thiên thần, xin đàn ca kính Chúa, hướng về đền thánh, con phủ phục tôn thờ. Xin cảm tạ danh Chúa, vì Ngài vẫn thành tín yêu thương, đã đề cao danh thánh và lời hứa của Ngài trên tất cả mọi sự.

2- Ngày con kêu cứu, Chúa đã thương đáp lại, đã gia tăng nghị lực cho tâm hồn.

3- Lạy Chúa, mọi đế vương dưới trần đều cảm tạ khi nghe những lời miệng Ngài phán ra.

4- Họ sẽ ca ngợi đường lối Chúa: 'Vinh quang Chúa vĩ đại dường bao!'