SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO

 

2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014

 

 

Chia Sẻ Phụng Vụ Lời Chúa Tuần XXI Thường Niên 
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL


Chúa Nhật

Phụng Vụ Lời Chúa

 

Bài Ðọc I: Is 22, 19-23

"Ta sẽ để chìa khoá nhà Ðavít trên vai nó".

Trích sách Tiên tri Isaia.

Ðây Chúa phán cùng Sobna, quan cai đền thờ rằng: "Ta sẽ trục xuất ngươi ra khỏi địa vị ngươi, và Ta sẽ cách chức ngươi; trong ngày đó, Ta sẽ gọi đầy tớ Ta là Êliaqim, con trai Helcia. Ta sẽ lấy áo choàng của ngươi mà mặc cho nó, lấy đai lưng của ngươi mà thắt cho nó, sẽ trao quyền ngươi vào tay nó, nó sẽ nên như cha các người cư ngụ ở Giêrusalem và nhà Giuđa. Ta sẽ để chìa khoá nhà Ðavít trên vai nó: nó sẽ mở cửa và không ai đóng lại được; nó đóng cửa lại và không ai mở ra được. Ta sẽ đóng nó vào nơi kiên cố như đóng đinh, và nó sẽ trở nên ngai vinh quang nhà cha nó".

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 137, 1-2a. 2bc-3. 6 và 8bc

Ðáp: Lạy Chúa, lòng nhân hậu Chúa tồn tại muôn đời, xin đừng bỏ rơi công cuộc tay Chúa (8).

Xướng: 1) Lạy Chúa, con sẽ ca tụng Chúa hết lòng, vì Chúa đã nghe lời miệng con xin; trước mặt các thiên thần, con đàn ca mừng Chúa; con sấp mình thờ lạy bên thánh điện Ngài. - Ðáp.

2) Và con sẽ ca tụng uy danh Chúa, vì lòng nhân hậu và trung thành của Chúa. Khi con kêu cầu, Chúa đã nhậm lời con, Chúa đã ban cho tâm hồn con nhiều sức mạnh. - Ðáp.

3) Quả thực Chúa cao cả và thường nhìn kẻ khiêm cung, còn người kiêu ngạo thì Ngài ngó tự đàng xa. Lạy Chúa, lòng nhân hậu Chúa tồn tại muôn đời; xin đừng bỏ rơi công cuộc tay Chúa. - Ðáp.

 

Bài Ðọc II: Rm 11, 33-36

"Mọi sự đều do Người, nhờ Người và trong Người".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

Ôi thẳm sâu thay sự giàu có, thượng trí và thông biết của Thiên Chúa: sự phán quyết của Người làm sao hiểu được, và đường lối của Người làm sao dò được! Vì chưng, nào ai biết được ý Chúa? Hoặc ai đã làm cố vấn cho Người? Hay ai đã cho Người trước để Người sẽ trả lại sau? Vì mọi sự đều do Người, nhờ Người và trong Người: nguyện Người được vinh quang đến muôn đời. Amen.

Ðó là lời Chúa.

 

Alleluia: Ga 14, 5

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống: không ai đến được với Cha mà không qua Thầy". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 16, 13-20

"Con là Ðá, Thầy sẽ ban cho con chìa khoá nước trời".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu đến địa hạt thành Xêsarêa Philipphê, và hỏi các môn đệ rằng: "Người ta bảo Con Người là ai?" Các ông thưa: "Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó". Chúa Giêsu nói với các ông: "Phần các con, các con bảo Thầy là ai?" Simon Phêrô thưa rằng: "Thầy là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống". Chúa Giêsu trả lời rằng: "Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời. Vậy Thầy bảo cho con biết: Con là Ðá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho con chìa khoá nước trời: sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở". Bấy giờ Người truyền cho các môn đệ đừng nói với ai rằng Người là Ðức Kitô.

Kể từ đó, Chúa Giêsu bắt đầu tỏ cho các môn đệ thấy: Người sẽ phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ bởi các kỳ lão, luật sĩ và thượng tế, phải bị giết, và ngày thứ ba thì sống lại. Phêrô kéo Người lại mà can gián Người rằng: "Lạy Thầy, xin Chúa giúp Thầy khỏi điều đó. Thầy chẳng phải như vậy đâu". Nhưng Người quay lại bảo Phêrô rằng: "Hỡi Satan, hãy lui ra đàng sau Thầy, con làm cho Thầy vấp phạm, vì con chẳng hiểu biết những sự thuộc về Thiên Chúa, mà chỉ hiểu biết những sự thuộc về loài người".

Ðó là lời Chúa.

 

Suy Nghiệm Lời Chúa

 

Thiên Chúa tin tưởng vào con người hơn là con người tin tưởng vào Thiên Chúa,

hay đúng hơn để con người tin vào Thiên Chúa, Đấng tỏ mình ra cho họ

 

Căn cứ vào chiều hướng chung của Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay, Chúa Nhật XXI Thường Niên Năm A, có thể nói nội dung của Phụng Vụ Lời Chúa đó là việc Thiên Chúa tin tưởng vào con người hơn là con người tin tưởng vào Thiên Chúa, hay đúng hơn để con người tin vào Thiên Chúa, Đấng tỏ mình ra cho họ. Đó là cả một huyền nhiệm. Đáng lẽ, theo tự nhiên, kẻ yếu và khờ phải tin tưởng vào một vị nào mạnh hơn mình và khôn hơn mình. Nhưng đằng này kẻ yếu và khờ lại được vị mạnh hơn và khôn hơn tin tưởng. Đó là lý do Vị Tông Đồ Dân Ngoại trong Thư gửi Rôma của mình ở Bài Đọc 2 đã phải than lên rằng:

"Ôi thẳm sâu thay sự giàu có, thượng trí và thông biết của Thiên Chúa: sự phán quyết của Người làm sao hiểu được, và đường lối của Người làm sao dò được! Vì chưng, nào ai biết được ý Chúa? Hoặc ai đã làm cố vấn cho Người? Hay ai đã cho Người trước để Người sẽ trả lại sau? Vì mọi sự đều do Người, nhờ Người và trong Người: nguyện Người được vinh quang đến muôn đời. Amen".

Ở Bài Đọc 1 hôm nay trích Sách Tiên Tri Isaia cũng thế, chính Thiên Chúa là Đấng đã tuyển chọn một nhân vật mà cũng chính Ngài sau đó lại đích thân ra tay truất phế: "Ðây Chúa phán cùng Sobna, quan cai đền thờ rằng: 'Ta sẽ trục xuất ngươi ra khỏi địa vị ngươi, và Ta sẽ cách chức ngươi'". Vậy thì chẳng lẽ Ngài đã chọn sai người hay sao? Trước khi "sai lầm" chọn nhân vật này chẳng lẽ Ngài không biết trước rằng sau đó chính nhân vật ấy sẽ bị Ngài loại trừ hay sao? Vậy thì tại sao Ngài không chọn ngay nhân vật sau nhân vật ấy đi chứ, như Ngài đã báo trước cho nhân vật bị Ngài truất phế:

"Ta sẽ gọi đầy tớ Ta là Êliaqim, con trai Helcia. Ta sẽ lấy áo choàng của ngươi mà mặc cho nó, lấy đai lưng của ngươi mà thắt cho nó, sẽ trao quyền ngươi vào tay nó, nó sẽ nên như cha các người cư ngụ ở Giêrusalem và nhà Giuđa. Ta sẽ để chìa khoá nhà Ðavít trên vai nó: nó sẽ mở cửa và không ai đóng lại được; nó đóng cửa lại và không ai mở ra được. Ta sẽ đóng nó vào nơi kiên cố như đóng đinh, và nó sẽ trở nên ngai vinh quang nhà cha nó".

Thật ra, theo quyền hạn tuyệt đối của mình trên tất cả mọi tạo vật, Thiên Chúa muốn làm gì thì làm, với một mục đích duy nhất đó là làm sao để Ngài có thể tỏ mình ra cho nhân loại nói chung và cho những ai được Ngài tuyển chọn nói riêng, nhờ đó họ tin vào Ngài mà được sống. Bởi thế, cho dù Ngài có tuyển chọn ai rồi sau đó loại trừ họ cũng chỉ là cách để họ nhờ đó nhận thức được vai trò chủ tể tối thượng của Ngài trong lịch sử loài người, chứ không phải họ muốn làm gì thì làm. Ngài không thể để cho bất cứ một con người nào hủy hoại công cuộc của Ngài, làm hư hại dự án của Ngài. Đó là lý do câu họa của Bài Đáp Ca hôm nay mới nguyện xin cùng Ngài rằng: "Lạy Chúa, lòng nhân hậu Chúa tồn tại muôn đời, xin đừng bỏ rơi công cuộc tay Chúa".

Vẫn biết ai được Ngài chọn thay thế cho kẻ bị Ngài truất phế cũng chẳng hơn gì nhau, bởi họ cũng chỉ là loài người yếu hèn lại dại khờ như ai, với đầy những bất toàn và khiếm khuyết, nhiều khi về tự nhiên lại còn bất tài và vụng về hơn cả nhân vật tiền nhiệm của họ. Thế nhưng, Thiên Chúa vẫn tiếp tục tin tưởng vào thụ tạo của Ngài, vì nhờ đó Ngài mới có dịp tỏ ra bản tính toàn thiện của Ngài nơi những gì Ngài làm đầy khôn ngoan và quyền năng. Nhất là Ngài tin tưởng vào thành phần khiêm hạ, biết mình và tin tưởng vào Ngài, như câu xướng 3 của Bài Đáp Ca hôm nay chân nhận: "Quả thực Chúa cao cả và thường nhìn kẻ khiêm cung, còn người kiêu ngạo thì Ngài ngó tự đàng xa".

Trong Bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đã thấy trước và biết trước hơn ai hết và hơn bao giờ hết con người được Người tuyển chọn để "trao cho con chìa khoá nước trời: sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở". Đến độ, quả thực ngay sau đó Người đã phải thậm tệ lên tiếng quở trách nhân vật ấy như sau: "Hỡi Satan, hãy lui ra đàng sau Thầy, con làm cho Thầy vấp phạm, vì con chẳng hiểu biết những sự thuộc về Thiên Chúa, mà chỉ hiểu biết những sự thuộc về loài người".

Tại sao Chúa Giêsu lại tuyển chọn một con người mà chính Người đã biết trước một cách đích xác là vừa ngớ ngẩn về lãnh vực thiêng liêng: "con chẳng hiểu biết những sự thuộc về Thiên Chúa", hoàn toàn chiều theo tinh thần trần tục: "mà chỉ hiểu biết những sự thuộc về loài người", nên đã tác hành và phản ứng chẳng khác nào như một tên phản kitô theo tinh thần của satan: "Hỡi Satan, hãy lui ra đàng sau Thầy, con làm cho Thầy vấp phạm"?

Theo nguyên tắc Thiên Chúa mới là chủ tể mọi sự và con người chỉ là phương tiện được Ngài sử dụng, và theo đường lối Thiên Chúa muốn tỏ mình ra nơi công cuộc của Ngài để ai tin vào Ngài thì được sống, nhất là những ai nhận biết mình yếu hèn và khờ dại mà hoàn toàn tin tưởng cậy trông nơi Ngài. Có thể nói, cách Thiên Chúa tỏ mình ra tuyệt diệu nhất đó là Ngài tin tưởng vào những phương tiện loài người bất toàn và bất lực, nhưng đồng thời Ngài vẫn có thể hoàn thành dự án thần linh bất diệt đầy yêu thương của Ngài nơi/qua những con người bất xứng ấy.

Điển hình nhất là trường hợp của Tông Đồ Phêrô ở Bài Phúc Âm hôm nay. Chính vì đã biết đích xác bản chất nhanh nhảu nhưng hơi đoảng và hăng hái nhưng nông cạn của vị tông đồ đầu đàn tông đồ đoàn này, vị tông đồ dầu sao cũng rất chân thành và rất gắn bó với mình mà Chúa Giêsu đã nhất định tuyển chọn ngài và đổi tên cho ngài từ "Simon" (biểu hiệu cho con người tự nhiên bẩm sinh của ngài) thành "Phêrô" (nghĩa là "Đá", tiêu biểu cho đức tin vững chắc và bất khuất của ngài, cương quyết theo Thày là Đá Góc Tường của ngài cho đến cùng), tới độ vận mạng thiêng liêng của toàn thể tòa nhà Giáo Hội của Người được xây trên nền "Đá" ngài, và tới độ quyền lực chết chóc của hỏa ngục cũng không thể nào làm rung chuyển được tính chất vững chắc kiên cố của nó:

"Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời. Vậy Thầy bảo cho con biết: Con là Ðá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được".

Chính bản thân của vị tông đồ, cho dù đã được chọn là nền đá của Giáo Hội như thế chăng nữa cũng đã chối Thày 3 lần, nên ngài lại càng biết mình hơn và tin vào Lòng Thương Xót Chúa hơn, ngài có làm được gì thì hoàn toàn bởi Thày và nhờ Thày: "Chúng con còn biết theo ai? Thày mới có lời vban sự sống đời đời" (Gioan 6;68), đúng như lời Thày đã khẳng định trong câu xướng trước Phúc Âm hôm nay: "Alleluia, alleluia! - Chúa phán: 'Thầy là đường, là sự thật và là sự sống: không ai đến được với Cha mà không qua Thầy'. - Alleluia".

Với tất cả ý thức bản thân và cảm nghiệm thần linh ấy trong vai trò và thân phận làm "Đá" nền của mình, Tông Đồ Phêrô mới có thể thực sự âm vang câu xướng 1 và 2 trong Bài Đáp Ca hôm nay:

1) Lạy Chúa, con sẽ ca tụng Chúa hết lòng, vì Chúa đã nghe lời miệng con xin; trước mặt các thiên thần, con đàn ca mừng Chúa; con sấp mình thờ lạy bên thánh điện Ngài.

2) Và con sẽ ca tụng uy danh Chúa, vì lòng nhân hậu và trung thành của Chúa. Khi con kêu cầu, Chúa đã nhậm lời con, Chúa đã ban cho tâm hồn con nhiều sức mạnh.


Thứ Hai

       

      

 

LỄ (nhớ) THÁNH ÂU QUỐC TINH 28/8

 

Thánh Âu Quốc Tinh

"Vị Giáo Phụ cả thể nhất của Giáo Hội Latinh"

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 9/1/2008

Bài Giáo Lý 63 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền

 

Anh chị em thân mến,

 

Sau những ngày mừng Lễ Giáng Sinh tôi xin trở lại với những bài suy niệm về các Vị Giáo Phụ và hôm nay nói về vị Giáo Phụ cả thể nhất của Giáo Hội Latinh, đó là Thánh Âu Quốc Tinh: một con người hăng say và tin tưởng, một con người rất thông minh và đầy nhiệt tình mục vụ. Vị đại thánh và tiến  sĩ của Giáo Hội này thường nổi tiếng, ít là về tên tuổi, ngay cả bởi những người coi thường Kitô Giáo, hay bởi những người ít  quen  thuộc với Kitô Giáo, vì ngài đã sâu xa ảnh hưởng tới đời sống văn  hóa của thế giới Tây phương, và của thế giới nói chung.

 

Vì tầm quan trọng phi thường của mình, Thánh Âu Quốc Tinh đã gây một ảnh hưởng khổng lố, lớn lao đến nỗi có thể nói, một đàng, tất cả mọi đường nẻo văn chương Latinh Kitô Giáo đều dẫn tới Hippo (ngày nay là Annaba, ở miền duyên hải xứ Algeria), nơi ngài làm giám mục, đàng khác, từ tỉnh lỵ này của Phi Châu Rôma, nơi Thánh Âu Quốc Tinh làm giám mục từ năm 395 đến 430, đã tuôn ra nhiều nẻo đường của tương lai Kitô Giáo cũng như của chính văn hóa Tây Phương.

 

Ít khi nào thấy một nền văn hóa đã gặp gỡ một nhân vật quá vĩ đại đến nỗi có khả năng bao gồm những thứ giá trị của nó cũng như có khả năng truyền bá sự phong phú nội tại của nó, khi hình thành những ý nghĩ cùng với các phương pháp giúp vào việc dinh dưỡng các thế hệ mai hậu, như Đức Phaolô VI cũng đã nhấn mạnh: “Người ta có thể nói là tất cả mọi thứ triết lý cổ thời đều qui tụ lại nơi công cuộc của ngài, và từ đó xuất phát ra những luồng tư tưởng thấm đẫm truyền thống tín lý của các thế kỷ về sau” (AAS, 62, 1970, trang 426).

 

Ngoài ra, Thánh Âu Quốc Tinh là vị Giáo Phụ của Hội Thánh đã để lại số lượng tác phẩm nhiều nhất. Tiểu sử gia của ngài là Possidius nói rằng: hầu như không thể nào mà một người có thể viết quá nhiều trong đời sống của mình như thế. Chúng ta sẽ nói về các tác phẩm khác nhau của ngài trong một buổi khác sau này. Hôm nay, chúng ta tập trung vào đời sống của ngài, một đời sống chúng ta có thể tái cấu trúc theo các tác phẩm của ngài, nhất là từ cuốn  “Tự Thú”, một tác phẩm tự thuật về mặt thiêng liêng nổi bật của ngài được viết để chuúc tụng ngợi khen Thiên C húa và là tác phẩm phổ biến nhất của ngài.

 

Chính vì chú trọng tới tính chất nội tâm và tâm lý mà cuốn “Tự Thú” của Thánh Âu Quốc Tinh mới là một mô thức đặc thù n ơi văn chương Tây phương lẫn ngoài Tây phương, thậm chí bao gồm cả văn  chương vô đạo, ngay cả tới thời đại tân tiến ngày nay. Vấn đề tập trung vào đời sống thiêng liêng, vào mầu nhiệm về bản thân mình, vào mầu nhiệm của Thiên Chúa â 3n nấp trong bản thân  mình, là một điều phi thường vô tiền, và vẫn còn có thể nói là “tột đỉnh” về phương diện tâm linh.

 

Thế nhưng, trở lại với đời sống của ngài, Thánh Âu Quốc Tinh được sinh ra tại Tagaste – tại một địa hạt thuộc đế quốc Rôma ở Phi Châu – vào ngày 13/11/354, con của ông Patrick, một người ngoại sau trở thành một người dự tòng, và bà Monica, một Kitô hữu nhiệt thành. Người phụ nữ nhiệt thành này, được tôn kính như một vị thánh, đã ảnh hưởng rất nhiều nơi người con trai của bà và đã giáo dục người con này theo niềm tin Kitô Giáo. Thánh Âu Quốc Tinh cũng đã lãnh nhận muối, như dấu hiệu đón nhận vào thành [hần dự tòng. Ngài bao giờ cũng cảm thấy bị thu hút bởi hình ảnh của Chúa Giêsu Kitô; ngài nói rằng ngài đã luôn luôn mến yêu Chúa Giêsu, thế nhưng càng lớn ngài càng xa lìa đức tin và việc thực hành của Giáo Hội, như vẫn thường xẩy ra cho nhiều giới trẻ ngày nay. 

 

Thánh Âu Quốc Tinh cũng có một người anh em là Navigius, và một người chị em mà chúng ta không biết tên, và là người khi góa bụa đã làm đầu của một nữ đan viện.

 

Thánh Âu Quốc Tinh có một trí thông minh sắc sảo và được giáo dục tốt đẹp, mặc dù ngài không phải lúc nào cũng là một học sinh gương mẫu. Ngài đã học văn phạm, đầu tiên ở tỉnh nhà của mình rồi ở Madaurus, và bắt đầu vào năm 370 ngài đã lấy môn ngữ học ở Carthage, thủ đô của đế quốc Rôma ở Phi Châu. Ngài đã thông thạo tiếng Latinh, nhưng không bằng tiếng Hy Lạp hay Punic, ngôn ngữ người đồng hương của ngài.

 

Chính ở Carthge ngài đã đọc cuốn “Hortesius” lần đầu tiên, một tác phẩm của Cicero – sau này bị thất lạc – và là cuốn sách khiến ngài bắt đầu con đường hoán cải. Cuốn sách này khơi lên trong ngài một lòng mến yêu sự khôn ngoan, như được ngài xác nhận trong các bản văn là giám mục của mình trong cuốn “Tự Thú”: “Cuốn sách này đã làm thay đổi cảm thức của tôi” sâu mạnh đến nỗi “đột nhiên, hết mọi thứ hy vọng hão huyền đều chẳng còn là gì đối với tôi nữa, và tôi ước mong được đức khôn ngoan bất tử bằng một nhiệt tình không thể nào tưởng tưởng nổi nơi tôi” (III, 4, 7).

 

Thế nhưng, vì ngài tin tưởng rằng nếu không có Chúa Giêsu thì cũng không thể nào thực sự tìm thấy được chân  lý, và vì trong cuốn sách đó thiếu mất tên tuổi của ngài nên  ngài liền tìm đọc Thánh Kinh, Sách Thánh. Song ngài đã cảm thấy chán nản. Chẳng những bản dịch Latinh Thánh Kinh không đầy đủ mà còn chính nội dung của Thánh Kinh cũng dường như không làm cho ngài được thỏa nguyện.

 

Trong các tường thuật về chiến  tranh cùng với những biến cố khác của con người, ngài không thể tìm thấy những gì tột đỉnh của triết học, tím thấy ánh rạng ngời của việc tìm kiếm sự thật của nó. Tuy nhiên,  ngài lại không muốn thiếu vắng Thiên Chúa, và vì thế ngài đã tìm kiếm một tôn giáo ăn khớp với ước muốn sự thật của ngài cũng như ước mong được sống gần gũi với Chúa Giêsu.

 

Ngài đã rơi vào màng lưới của những người theo phái Nhị Nguyên Thuyết, thành phần cho mình là Kitô hữu và hứa hẹn về một thứ tôn giáo hoàn toàn theo lý trí. Họ khẳng định rằng thế giới này được chia làm hai nguyên  lý: nguyên lý thiện và nguyên lý ác. Đó là những gì giải thích cho thấy tính cách phức tạp rắc rối của lịch sử loài người. Thánh Âu Quốc Tinh cũng thích thứ luân lý lưỡng diện này, vì nó bao gồm một thứ luân lý rất cao đối với những kẻ được tuyển chọn: và đối với những người, như ngài, những người thiết tha với nó, có thể sống một đời sống xứng hợp với các thời điểm, nhất là đối với một con người trẻ. Bởi thế ngài đã thành một thành viên của phái Nhị Nguyên Thuyết, tin tưởng rằng ngài đã tìm thấy được sự tổng hợp giữa lý trí, việc tìm kiếm chân lý và tình yêu mến Chúa Giêsu Kitô.

 

Và đời sống riêng tư của ngài cũng có lợi nữa, ở chỗ, đóng vai trò một người Nhị Nguyên Thuyết thì dễ có những cơ hội về nghề nghiệp. Việc gắn bó với thứ đạo giáo này, một đạo giáo bao gồm nhiều nhân vật tiếng tăm, đã khiến ngài bắt đầu theo đuổi mối liên hệ với một người nữ, và tiếp tục nghề nghiệp của ngài. Ngài đã có một người con trai tên là Adeodatus với người đàn bà ấy, nó rất thân thương đối với ngài, rất ư là thông minh, và là người sau đó hiện diện trong cuộc dọn mình lãnh nhận Phép Rửa của Thánh Âu Quốc Tinh ở Lake Como, trở thành yếu tố cho “những Cuộc Đối Thoại” được Thánh Âu Quốc Tinh lưu lại cho chúng ta. Tiếc thay, người con trai này đã bị chết yểu.

 

Sau khi dạy văn phạm ở tỉnh nhà của mình vao tuổi 20, ngài đã sớm trở lại Carthage là nơi ngài đã trở thành một bậc thày khôn ngoan và nổi danh về ngôn ngữ học. Tuy nhiên, qua giòng thời gian, Thánh Âu Quốc Tinh đã xa rời niềm tin tưởng của phái Nhị Nguyên Thuyết. Nó làm cho ngài không được thỏa mãn về lý trí vì nó thực sự không giải quyết được những ngờ vực của ngài. Ngài đã di chuyển tới Rôma, rồi tới Milan, nơi ngài đã chiếm được vị trí thế giá trong triều đình của hoàng đế, nhờ những lời khuyên dụ của vị thống đốc Rôma là một con người ngoại đạo tên là Symmachus, nhân vật hận thù vị giám mục ở Milan là Thánh Ambrôsiô.

 

Thoạt tiên, vì muốn trau dồi thêm khả năng vốn liếng về ngữ từ học của mình, Thánh Âu Quốc Tinh đã bắt đầu tham dự các bài diễn thuyết hùng hồn của Giám Mục Ambrose, vị đã từng là đại diện của hoàng đế ở miền Bắc Ý quốc; ngài đã cảm thấy bị thu hút bởi những lời lẽ của thánh nhân, chẳng những vì tính cách lợi khẩu của chúng, mà còn vì nó đánh động lòng của ngài nữa. Vấn đề chính yếu của Cựu Ước – ở chỗ thiếu tính cách hùng biện và cao độ triết học – đã tự giải tỏa nơi các bài nói của Thánh Ambrôsiô nhờ những dẫn giải theo khoa biểu tượng học của Cựu Ước, ở chỗ Thánh Âu Quốc Tinh đã hiểu được rằng Cựu Ước là một cuộc hành trình tiến đến với Chúa Giêsu Kitô. Bởi thế ngài đã thấy được cái then chốt để hiểu vẻ đẹp, chiều sâu triết lý nơi Cựu Ước, và ngài đã hiểu được mối hiệp nhất về mầu nhiệm của Chúa Kitô trong lịch sử, cùng với sự tổng hợp giữa triết học, lý trí và đức tin nơi LỜi, nơi Chúa Kitô, Lời hằng hữu đã hóa thành nhục thể.

 

Thánh Âu Quốc Tinh đã mau chóng nhận ra được cách đọc Thánh Kinh theo kiểu ẩn dụ và triết lý tân Plato như  cách của vị giám mục thành Milan đã giúp ngài giải quyết được những khó khăn về trí óc ngài gặp phải vào thời còn trẻ khi ngài mới chạm tới các bản văn thánh kinh mà ngài cho rằng bất khả khắc phục.

 

Thánh Âu Quốc Tinh đã tiếp tục đọc các tác phẩm của những vị triết gia cùng với Thánh Kinh, nhất là những thư của Thánh Phaolô. Việc trở lại với Kitô Giáo của ngài, ngày 15/8/386, bởi thế xẩy ra ở tột đỉnh của một cuộc hành trình nội tâm lâu dài và trăn trở sẽ được chúng ta nói tới ở một bài giáo lý khác; con người Phi Châu này đã di chuyển tới xứ sở ở phía bắc Thành Milan gần Lake Como – với người mẹ của ngài là Monica, với người con trai của ngài là Adeodatus, và một nhóm nhỏ bạn hữu – để sửa soạn lãnh nhận phép rửa. Vào năm 32 tuổi, Thánh Âu Quốc Tinh đã trở thành Kitô hữu bởi Thánh Ambrose ngày 24/4/387, trong thánh lễ vọng Phục Sinh ở Vương Cung Thánh Đường thành Milan.

 

Sau biến cố rửa tội của mình, Thánh Âu Quốc Tinh quyết định trở về Phi Châu với bạn bè của ngài, với ý định là sẽ thực hành một đời sống đan tu chung để phục vụ Thiên Chúa. Thế nhưng, ở Ostia, trong khi chờ đợi lên đường thì mẹ của ngài đột nhiên lâm trọng bệnh và qua đời ít lâu sau, làm cho tâm can của người con trai của bà quằn quại nhức nhối.

 

Trở về quê hương xứ sở của mình, ngài đã lưu ngụ ở Hippo để lập một đan viện. Ở tỉnh lỵ miền duyên hải Phi Châu này ngài đã được thụ phong linh mục vào năm 391, bất chấp việc chối từ của ngài, và bắt đầu một đời sống đan tu với một số bạn hữu, chia giờ giấc của mình ra để nguyện cầu, học hỏi và giảng dạy. Ngài chỉ muốn phục vụ chân lý mà thôi, chứ ngài không cảm thấy được kêu gọi sống đời mục vụ; thế rồi ngài đã hiểu rằng ơn gọi của Thiên Chúa đó là trở thành một vị mục tử giữa con người và cống hiến cho họ tặng ân chân lý.

 

Bốn  năm sau, vào năm 395, ngài được tấn phong giám mục ở Hippo. Sâu xa học hỏi Thánh Kinh và các bản văn của truyền thống Kitô Giáo, Thánh Âu Quốc Tinh đã là một vị giám mục gương mẫu trong việc dấn thân mục vụ không ngừng của ngài: Ngài đã giảng dạy tín hữu mấy lần một tuần, ngài đã giúp kẻ nghèo khổ và mồ côi, ngài đã theo dõi việc giáo huấn hàng giáo sĩ và tổ chức các đan viện nữ giới cũng như nam giới.

 

Tóm lại, ngài quyết tâm trở thành một trong con người đại diện quan trọng nhất của Kitô Giáo trong thời của ngài, ở chỗ, khi tỏ ra rất năng động trong việc cai quản giáo phận của ngài – với những thành quả đáng kể cả về dân sự nữa – trên 30 năm thuộc hàng giáo phẩm, vị giám mục thành Hippo này đã gây được một ảnh hưởng lớn lao to tát trong vai trò lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo ở Phi Châu Rôma, nói chung ở Kitô Giáo vào thời của ngài, đối đầu với Manichaeism, Donatism và Pelagianism, là những bè rối đang tác hại đức tin Kitô Giáo cũng như đến Vị Thiên Chúa duy nhất đầy ân sủng. Thánh Âu Quốc Tinh đã phó thác bản thân kình cho Thiên Chúa hằng ngày, cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời ngài. Ngài đã bị lên cơn sốt, trong khi thành Hippo đang bị các kẻ xâm chiếm công hãm. Vị giám mục này – như người bạn của ngài là Possidius cho chúng ta biết ở cuốn “Cuộc Đời Âu Quốc Tinh – Vita Augustini” – đã xin sao chép thành những chữ lớn các bài thánh vịnh thống hối, “và ngài đã cắm những tờ giấy ấy lên tường, để trong khi bị bệnh, ngài có thể đọc chúng đang khi nằm trên giường, và ngài đã không ngừng kêu khóc bằng những giọt lệ nồng” (31,2); đó là cách Thánh Âu Quốc Tinh đã sống những ngày cuối đời của ngài. Ngài đã chết vào ngày 28/8/430, hưởng thọ 75 tuổi. Chúng ta sẽ giành các buổi tới để chia sẻ về những tác phẩm của ngài, sứ điệp của ngài và cảm nghiệm nội tâm của ngài. 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 9/1/2008

 

Vì ở bậc lễ nhớ nên vẫn có thể tiếp tục phụng vụ lời Chúa theo ngày trong tuần

 

coi cái trọng thành cái hèn và coi cái hèn thành cái trọng

Bài Đọc 1: 1Thes. 1:1-5,8b-10
Đáp Ca: Tv 149:1b-2,3-4,5-6a và 9b
Phúc Âm: Mt 23:13-22


Tiến trình của Phúc Âm cho ngày thường trong Mùa Thường Niên được phân chia như sau: 9 tuần lễ đầu (từ tuần 1 đến hết tuần 9, và là 9 tuần thường niên Hậu Mùa Giáng Sinh) theo Phúc Âm của Thánh ký Marcô, sau đó là 12 Tuần (từ tuần 10 sang Mùa Phục Sinh đến hết tuần 21) theo Phúc Âm của Thánh ký Mathêu, và cuối cùng là 13 tuần (từ tuần 22 đến hết tuần 34) theo Phúc Âm của Thánh ký Luca. Còn Phúc Âm của Thánh ký Gioan cho ngày thường trong tuần được Giáo Hội chọn đọc cho các mùa đặc biệt như Mùa Giáng Sinh (cả tuần trước lễ Hiển Linh) Mùa Chay (cả tuần 4 và 5) và Mùa Phục Sinh (liên tục từ Tuần 2 trở đi).


Tuần XXI Thường Niên này là tuần cuối cùng theo Phúc Âm của Thánh ký Mathêu cho ngày thường trong tuần. Ba ngày đầu là những bài Phúc Âm ở đoạn 23, liên quan đến những lời Chúa Giêsu thậm tệ khiển trách thành phần luật sĩ và biệt phái, theo chiều hướng của bài Phúc Âm của Thứ Bảy tuần trước, chiều hướng giả hình của 2 thành phần đóng vai trò làm thày dạy trong dân này

Trong bài Phúc Âm Thứ Bảy tuần trước, Chúa Giêsu chưa trực tiếp khiển trách 2 thành phần này, mà chỉ mới nói về họ với dân chúng và các môn đệ của Người thôi, về thái độ ham danh vọng của họ, và khuyên dân chúng và các môn đệ của Người đừng bắt chước họ liên quan đến 3 danh xưng họ thích được gọi là "cha", là "thày", là "xếp". Trong bài Phúc Âm hôm nay và 2 ngày tới, Người trực tiếp nói thẳng vào mặt họ, vạch trần những sai lầm của họ ra, không phải để bôi xấu họ cho bằng để bênh vực dân chúng cho khỏi chẳng những khuynh hướng ham danh của họ mà còn giáo huấn sai lầm của họ nữa, như Phúc Âm hôm nay cho thấy: 


"Khốn cho các người, những kẻ dẫn đường mù quáng! Các người bảo: 'Ai chỉ Đền Thờ mà thề, thì có thề cũng như không; còn ai chỉ vàng trong Đền Thờ mà thề, thì bị ràng buộc'. Đồ ngu si mù quáng! Thế thì vàng hay Đền Thờ là nơi làm cho vàng nên của thánh, cái nào trọng hơn? Các người còn nói: 'Ai chỉ bàn thờ mà thề, thì có thề cũng như không; nhưng ai chỉ lễ vật trên bàn thờ mà thề, thì bị ràng buộc'. Đồ mù quáng! Thế thì lễ vật hay bàn thờ là nơi làm cho lễ vật nên của thánh, cái nào trọng hơn? Vậy ai chỉ bàn thờ mà thề, là chỉ bàn thờ và mọi sự trên bàn thờ mà thề. Và ai chỉ Đền Thờ mà thề, là chỉ Đền Thờ và Đấng ngự ở đó mà thề. Và ai chỉ trời mà thề, là chỉ ngai Thiên Chúa và cả Thiên Chúa ngự trên đó mà thề".

Cái sai lầm lệch lạc nơi giáo huấn của hai thành phần sư phụ trong dân này là ở chỗ họ coi cái trọng thành cái hèn và coi cái hèn thành cái trọng, lấy cái chính làm cái phụ và lấy cái phụ làm cái chính, theo quan niệm thiển cận và phán đoán duy vật của họ, như Chúa Giêsu đã thẳng thắn phân tích cho họ biết một cách nặng lời không kiêng nể như sau: "Đồ ngu si mù quáng! Thế thì vàng hay Đền Thờ là nơi làm cho vàng nên của thánh, cái nào trọng hơn?.... Đồ mù quáng! Thế thì lễ vật hay bàn thờ là nơi làm cho lễ vật nên của thánh, cái nào trọng hơn?" 

Chính vì giáo huấn sai lầm như thế của họ mà Chúa Giêsu đã cảnh báo cho họ biết về hậu quả tại hại liên quan đến nguy hiểm cho thành phần được họ dẫn dắt chỉ bảo:

 

"Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisiêu giả hình! Các người khoá cửa Nước Trời không cho thiên hạ vào! Các người đã không vào, mà những kẻ muốn vào, các người cũng không để họ vào... Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình! Các người rảo khắp biển cả đất liền để rủ cho được một người theo đạo; nhưng khi họ theo rồi, các người lại làm cho họ đáng xuống hoả ngục gấp đôi các người".

Thế nhưng, vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao thành phần chỉ đạo cho dân chúng là luật sĩ và biệt phái giả hình này sai lầm cả trong giáo huấn của họ như thế mà Chúa lại bảo cứ nghe họ như trong bài Phúc Âm Thứ Bảy tuần trước? Có thể nói chỉ có người ban hành mới có thể sai lầm còn người tuân hành không bao giờ sai lầm, nếu vì lòng ngay không biết, do đó nếu thành phần tuân hành có sai trái cũng không bị phán xét và luận phạt.

Về phần Bài Đọc 1 thì từ Tuần XXI Thường Niên này, phần phụng vụ Lời Chúa không còn đọc các bài Thánh Kinh Cựu Ước như các tuần trước nữa, (ngoại trừ tuần 25 và 26 tạt lại với Cựu Ước một chút), mà đọc các Thư của Thánh Phaolô, cho đến 2 tuần cuối là tuần thứ 33 và 34 thì đọc Sách Khải Huyền của Thánh Gioan. 

Trong Thư 1 gửi cho Kitô hữu ở Giáo đoàn Thessalonica được Giáo Hội chọn cho Bài Đọc 1 hôm nay, chúng ta thấy một thày dạy đức tin chuyên chính là Thánh Phaolô, vị nguyên là thành phần biệt phái, vị đã được Thiên Chúa tuyển chọn để làm tông đồ cho dân Ngoại, trong đó có Giáo đoàn Thessalonica, một giáo đoàn đã lãnh nhận mầm mống đức tin qua việc rao giảng của ngài nhờ Thánh Thần như ngài đã minh định: "Khi chúng tôi loan báo Tin Mừng cho anh em, thì không phải chỉ có lời chúng tôi nói, mà còn có quyền năng, có Thánh Thần, và một niềm xác tín sâu xa. Anh em biết, khi ở với anh em, chúng tôi đã sống thế nào để mưu ích cho anh em".

Chính nhờ vị tông đồ thày dạy dân ngoại này mà giáo đoàn này đã có một nền tảng vững chắc và được phát triển ở chỗ, như Thánh Phaolô nhận định trong Bài đọc 1 hôm nay về họ: "Chúng tôi không ngừng nhớ đến những việc anh em làm vì lòng tin, những nỗi khó nhọc anh em gánh vác vì lòng mến, và những gì anh em kiên nhẫn chịu đựng vì trông đợi Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô". Đến độ, Thánh Phaolô còn cho biết thêm: 


"Quả thế, từ nơi anh em, lời Chúa đã vang ra, không những ở Macedonia và Akaia, mà đâu đâu người ta cũng nghe biết lòng tin anh em đặt vào Thiên Chúa, khiến chúng tôi không cần phải nói gì thêm nữa. Khi nói về chúng tôi, người ta kể lại chúng tôi đã được anh em tiếp đón làm sao, và anh em đã từ bỏ ngẫu tượng mà quay về với Thiên Chúa thế nào, để phụng sự Thiên Chúa hằng sống, Thiên Chúa thật, và chờ đợi Con của Người từ trời ngự đến, người Con mà Thiên Chúa đã cho trỗi dậy từ cõi chết, là Đức Giê-su, Đấng cứu chúng ta thoát cơn thịnh nộ đang đến".

Bài Đáp Ca hôm nay nói về "kẻ hiếu trung", như một Tông Đồ Phaolô chân chính, chứ không như thành phần luật sĩ và biệt phái trong bài Phúc Âm bị Chúa Giêsu nặng lời khiển trách, một vị tông đồ vì luôn tìm Chúa và làm mọi sự cho Chúa mà cuộc đời và hoạt động của ngài chẳng khác gì như "một bài ca mới, ngợi khen Người trong cộng đoàn những kẻ hiếu trung!": 

1- Hát lên mừng Chúa một bài ca mới, ngợi khen Người trong cộng đoàn những kẻ hiếu trung! Hỡi Israel, nào hoan hỷ, vì có Chúa là Đấng tạo thành ngươi. Con cái Sion, hãy nhảy mừng, vì được Chúa làm Vua hiển trị.


2- Mừng Thánh Danh, nào dâng điệu vũ, nhịp trống hoạ đàn theo khúc hoan ca. Bởi vì Chúa mến chuộng dân Người, ban cho kẻ nghèo hèn được vẻ vang chiến thắng.

3- Kẻ hiếu trung hãy vui mừng rạng rỡ, nào phủ phục mà cất tiếng reo hò, miệng vang lời tán dương Thiên Chúa, Đó là niềm vinh dự cho mọi kẻ trung hiếu với Người. 
  

 

Thứ Ba

 

LỄ NHỚ THÁNH GIOAN TẨY GIẢ BỊ CHÉM ĐẦU 29/8

 

Đầu của vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đây ám chỉ Chúa Kitô, và việc ngài bị giết chết ở chỗ mất đầu đây ám chỉ việc ngài sẵn sàng hy sinh làm chứng cho sự thật là Chúa Kitô (xem Gioan 16:4), một sự thật đã bị quận vương Hêrôđê theo xác thịt triệt hạ để làm quà cho tình nhân.

Biến cố Thánh Gioan Tẩy Giả bị chém đầu liên quan đến Chúa Kitô đến sau ngài là Đấng ngài được sai đến trước để dọn đường bằng việc loan báo, giới thiệu và làm chứng về Người, là một sự kiện lịch sử hàm ý loan báo về cuộc khổ nạn và tử giá của Chúa Kitô đến sau.

 

Vì ở bậc lễ nhớ nên vẫn có thể tiếp tục phụng vụ lời Chúa theo ngày trong tuần


Bài Đọc 1: 1Thes. 2:1-8
Đáp Ca: Tv 139:1-3-4-6
Phúc Âm: Mt 23:23-26

lọc con muỗi nhưng lại nuốt lạc đà

 

Bài Phúc Âm cho Thứ Ba Tuần XXI Thường Niên vẫn tiếp tục những lời Chúa Giêsu khiển trách nặng nề thành phần luật sĩ và biệt phái. Nếu trong bài Phúc Âm hôm qua Người khiển trách họ đặc biệt về giáo huấn sai lầm của họ thì hôm nay Người khiển trách họ về khuynh hướng của họ, hoàn toàn phản ảnh thứ giáo huấn lệch lạc họ chủ trường và truyền dạy cho người khác, đó là coi trọng cái thường và coi thường cái trọng, đó là coi trọng bên ngoài mà lại coi thường bên trong:


Hai thành phần thày dạy trong dân này đã bị Chúa khiển trách là vì họ tỏ ra coi trọng cái thường và coi thường cái trọng:

"Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisiêu giả hình! Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau húng, mà bỏ những điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công lý, lòng nhân và thành tín. Các điều này vẫn cứ phải làm, mà các điều kia thì không được bỏ. Quân dẫn đường mù quáng! Các người lọc con muỗi, nhưng lại nuốt con lạc đà. 

Cái trọng đây là gì, nếu không phải "công lý, lòng nhân và thành tín", những điều thuộc về tinh thần, làm nên nhân phẩm cùng nhân cách của con người, nhưng lại là những điều bị họ coi nhẹ, không bằng những cái thường hơn là "nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau húng". 

Thế nhưng, chính Chúa cũng không coi nhẹ cái thường ấy. Bởi thế, Người còn nhấn mạnh thêm với họ để tránh thái độ thái quá bất cập rằng: "Các điều này vẫn cứ phải làm, mà các điều kia thì không được bỏ". Dầu sao những gì được coi là thường cũng không thể thiếu bởi nó chứng tỏ hay cho thấy sự thực hữu và chân chính của cái chính yếu, của cái quan trọng hơn. 

Hai thành phần thày dạy trong dân này còn bị Chúa khiển trách là vì họ tỏ ra coi trọng những gì là bên ngoài mà lại coi thường những thứ ở bên trong:

"Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisiêu giả hình! Các người rửa sạch bên ngoài chén đĩa, nhưng bên trong thì đầy những chuyện cướp bóc và ăn chơi vô độ. Hỡi người Pharisiêu mù quáng kia, hãy rửa bên trong chén đĩa cho sạch trước đã, để bên ngoài cũng được sạch".

"Bên ngoài chén đĩa" thì họ rửa làm sao cho sạch còn "bên trong" chén đĩa thì hôi thối bẩn thỉu. Nếu "bên trong đầy những chuyện cướp bóc và ăn chơi vô độ" thì ở đây Chúa muốn nói đến "bên trong" lòng người là nơi xuất ra những gì xấu xa tội lỗi làm cho con người ra ô uế (Marcô 7:20-23; Mathêu 15:19-20). Và như thế, "bên ngoài chén đĩa" đây có thể hiểu là dáng vẻ đàng hoàng, ăn mặc tề chỉnh, điệu bộ tử tế.... Cả ở đây, cho dù nhấn mạnh đến bề trong, Chúa Giêsu cũng quan tâm đến cả bên trong lẫn bên ngoài: "hãy rửa bên trong chén đĩa cho sạch trước đã, để bên ngoài cũng được sạch".

Đối với Chúa, căn cứ vào câu hay vào nguyên tắc Người vừa khẳng định thì bên ngoài lệ thuộc vào bên trong và bên trong chi phối bên ngoài: "hãy rửa bên trong chén đĩa cho sạch trước đã, để bên ngoài cũng được sạch". Có nghĩa là một khi tinh thần của con người lành mạnh thì đời sống của họ cũng lành thánh, một khi tâm trí của con người chân thành thì hành động của họ cũng ngay thẳng, một khi bản chất của con người đơn sơ thì đời sống của họ dễ dạy v.v.

Bài Đọc 1 cho năm lẻ hôm nay đã cho thấy một Tông Đồ Phaolô đã tỏ ra xứng đáng là thày dạy dân ngoại ra sao, không giống như thành phần thày dạy trong dân Do Thái là luật sĩ và biệt phái bị Chúa Giêsu thậm tệ khiển trách trong bài Phúc Âm hôm nay liên quan đến tinh thần và thái độ lệch lạc của họ, những lệch lạc không hề thấy nơi Thánh Phaolô, trái lại, ngài còn sống chứng nhân một cách trung thực và sống động của một Vị Mục Tử Nhân Lành Giêsu Kitô nữa, như chính lời ngài chia sẻ với Kitô hữu Giáo đoàn Thessalonica như sau: 

 

"Như anh em biết, chúng tôi đã đau khổ và bị làm nhục tại Philípphê; nhưng vì tin tưởng vào Thiên Chúa chúng ta mà chúng tôi đã mạnh dạn rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa cho anh em, qua những cuộc chiến đấu gay go. Lời giảng của chúng tôi không do sự sai lầm, không có dụng ý xấu, không nhằm lừa dối ai, nhưng vì Thiên Chúa đã thử luyện chúng tôi và giao phó Tin Mừng cho chúng tôi, thì chúng tôi cứ vậy mà rao giảng, không phải để làm vừa lòng người phàm, mà để làm đẹp lòng Thiên Chúa, Đấng thử luyện tâm hồn chúng tôi. Không bao giờ chúng tôi đã dùng lời xu nịnh, như anh em biết; không bao giờ chúng tôi đã viện cớ để che đậy lòng tham, có Thiên Chúa chứng giám; không bao giờ chúng tôi đã tìm cách để được một người phàm nào tôn vinh, dù là anh em hay người khác, trong khi chúng tôi có thể đòi anh em phải trọng đãi, với tư cách là Tông Đồ Đức Kitô. Trái lại, khi ở giữa anh em, chúng tôi đã cư xử thật dịu dàng, chẳng khác nào mẹ hiền ấp ủ con thơ. Chúng tôi đã quý mến anh em, đến nỗi sẵn sàng hiến cho anh em, không những Tin Mừng của Thiên Chúa, mà cả mạng sống của chúng tôi nữa, vì anh em đã trở nên những người thân yêu của chúng tôi".

Bài Đáp Ca hôm nay bày tỏ cảm nhận về một vị Thiên Chúa là Đấng thấu suốt mọi sự, kể cả lòng người và mọi ý hướng của họ, như ý hướng xấu (qua thái độ cùng hành vi cử chỉ giả hình) khi hành sử quyền giảng dạy của thành phần luật sĩ và biệt phái là thày dạy trong dân Do Thái, hay ý hướng tốt của Tông Đồ Phaolô trong việc phục vụ chung cộng đồng dân ngoại và riêng cộng đoàn Thessalonica trong Bài đọc 1 hôm nay:

1- Lạy Chúa, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ, biết cả khi con đứng con ngồi. Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa, đi lại hay nghỉ ngơi, Chúa đều xem xét, mọi nẻo đường con đi, Ngài quen thuộc cả.


2- Miệng lưỡi con chưa thốt nên lời, thì lạy Chúa, Ngài đã am tường hết. Ngài bao bọc con cả sau lẫn trước, bàn tay của Ngài, Ngài đặt lên con. Kỳ diệu thay, tri thức siêu phàm, quá cao vời, con chẳng sao vươn tới!


Thứ Tư

 

Một thứ duyên sắc đầy son phấn  

 

Bài Đọc I: (Năm I) 1Thes. 2, 9-13
Đáp Ca: Tv 138, 7-8. 9-10. 11-12ab
Phúc Âm: Mt 23, 27-32


Hôm nay, Thứ Tư Tuần XXI Thường Niên, Giáo Hội tiếp tục bài Phúc Âm của Thánh ký Mathêu liên quan đến thành phần sư phụ trong dân Do Thái là luật sĩ và biệt phái, như trong 2 bài Phúc Âm hôm qua và hôm kia. 


Thật vậy, trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu tiếp tục khiển trách hai thành phần sư phụ trong dân này về thái độ giả hình chính yếu của họ, bề ngoài có vẻ đạo mạo tốt lành còn bề trong thì xấu xa ghê tởm, và bề ngoài có vẻ ta đây tốt lành chứ không giống như cha ông của mình đã từng sống bê bối tồi tàn.


Trước hết, về thái độ giả hình chính yếu của họ, bề ngoài có vẻ đạo mạo tốt lành còn bề trong thì xấu xa ghê tởm:


"Khốn cho các ngươi, hỡi những luật sĩ và biệt phái giả hình: vì các ngươi giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ tốt đẹp, nhưng bên trong đầy xương kẻ chết và mọi thứ dơ nhớp. Các ngươi cũng thế, bên ngoài, các ngươi có vẻ là người công chính, nhưng bên trong, các ngươi đầy sự giả hình và gian ác".  


Đúng thế, "các ngươi có vẻ là người công chính, nhưng bên trong, các ngươi đầy sự giả hình và gian ác", ở chỗ họ chủ trương công chính là tuân giữ trọn vẹn lề luật, nhưng một cách vị luật hơn là vị nhân, nghĩa là thà giữ luật hơn là làm lành và cứu giúp tha nhân khi cần trong ngày hưu lễ (xem Mathêu 12:10-12), như có bao nhiêu lần họ đã cự lại Chúa Giêsu vì Người đã chữa lành trong ngày hưu lễ. Bởi thế, đã có lần Người đã nhắc nhở họ rằng: "Hãy đi mà học ý nghĩa của câu 'Ta muốn tình thương chứ không phải tế vật'" (Mathêu 9:13;12:7). 


Họ đã chẳng coi lễ vật hơn tình thương là gì, đúng như giáo huấn và chủ trương lệch lạc của họ ở trong hai bài Phúc Âm hôm qua và hôm kia về việc coi thường cái trọng và coi trọng cái thường, coi thường cái chính và coi trọng cái phụ. Họ quả thực đã không nắm bắt được nguyên tắc và mục đích của luật lệ họ nắm giữ đó là "ngày hưu lễ được thiết lập vì con người hơn là con người vì ngày hưu lễ" (Marco 2:27).


Sau nữa, về thái độ giả hình có vẻ ta đây tốt lành chứ không giống như cha ông của mình đã từng sống bê bối tồi tàn trong quá khứ:


"Khốn cho các ngươi, hỡi những luật sĩ và biệt phái giả hình, các ngươi xây đắp phần mộ các tiên tri, trang hoàng mồ mả những người công chính, và các ngươi nói rằng: 'Nếu chúng tôi sống thời cha ông chúng tôi, ắt chúng tôi không thông đồng với các ngài trong việc đổ máu các tiên tri'. Vì thế, các ngươi tự chứng thực các ngươi là con cháu những kẻ đã giết các tiên tri. Vậy các ngươi cứ đong cho đầy đấu của cha ông các ngươi".


Thật vậy, "các ngươi cứ đong cho đầy đấu của cha ông các ngươi", ở chỗ họ là hậu sinh của cha ông họ đã đích thân tố cáo tội lỗi của cha ông họ trong việc cha ông họ sát hại các tiên tri và những người công chính được Thiên Chúa sai đến với dân tộc họ trong giòng lịch sử cứu độ của họ. 


Và họ đã đích thân tố cáo tội lỗi cha ông của họ, đã "đong cho đầy đấu của cha ông" họ, bằng cách đã "xây đắp phần mộ các tiên tri, trang hoàng mồ mả những người công chính" là thành phần bị cha ông họ bách hại và sát hại. Thế nhưng, như Chúa Giêsu cho biết, chính việc làm này của họ lại tố cáo họ "là con cháu những kẻ đã giết các tiên tri", chứ chẳng hơn gì cha ông của họ, một giòng dõi còn phạm tội nặng hơn cha ông mình nữa khi tìm cách sát hại chính Con Thiên Chúa làm người là bản thân Người, Đấng Thiên Sai của họ. 


Bài Đọc 1 cho năm lẻ hôm nay vẫn tiếp tục Bức Thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi Kitô hữu Giáo đoàn Thessalonica liên quan đến tinh thần và tính cách giảng dạy của ngài, không như thành phần thày dạy luật sĩ và biệt phái trong dân Do Thái, mà là một vị tông đồ dân ngoại chẳng những luôn để ý tránh gánh nặng và gương mù cho họ mà còn hết mình lo cho thiện ích thiêng liêng của họ, ở chỗ ngài đã sống làm sao và nói năng hành động như thế nào để nhờ đó họ có thể lãnh nhận tin mừng từ Thiên Chúa, như ngài đã thành thật phân trần với họ như sau:

 


"Anh em thân mến, anh em vẫn còn nhớ đến công lao khó nhọc của chúng tôi: chúng tôi phải làm việc ngày đêm để khỏi trở nên gánh nặng cho một ai trong anh em, khi chúng tôi rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa giữa anh em. Chính anh em là nhân chứng và cả Thiên Chúa cũng làm chứng: chúng tôi ăn ở thánh thiện, công chính và không đáng trách điều gì đối với anh em là những kẻ đã tin. Như anh em biết, chúng tôi đối xử với mỗi người trong anh em như cha đối xử với con cái mình, khi chúng tôi khuyên răn, khích lệ và van nài anh em hãy ăn ở sao cho xứng đáng với Thiên Chúa, Đấng đã kêu gọi anh em vào hưởng nước trời và vinh quang của Người. Bởi thế, chúng tôi không ngừng cảm tạ Thiên Chúa, vì khi anh em nhận lãnh lời Thiên Chúa do chúng tôi rao giảng, anh em đã nhận lãnh lời ấy không phải như lời của người phàm, mà như lời Thiên Chúa, và thực sự là thế, lời đó hoạt động trong anh em là những kẻ đã tin".


Bài Đáp Ca hôm nay vẫn tiếp tục chiều hướng của Bài Đáp Ca hôm qua về Vị Thiên Chúa thấu suốt mọi sự, thấu biết ý hướng của cả thành phần luật sĩ và biệt phái trong dân Do Thái trong việc trang trí cho đẹp mồ mả của nạn nhân bị cha ông họ sát hại, cũng như của Tông Đồ Phaolô trong ơn gọi và sứ vụ truyền giáo đầy cam go thử thách của ngài, Vị Thiên Chúa đã sử dụng ngài như phương tiện sử dụng phục vụ dân ngoại:

 

 

1) Con đi đâu để xa khuất được thần linh của Chúa? Con trốn đâu cho khỏi thiên nhan Ngài? Nếu con leo được lên trời, thì cũng có Ngài ngự đó; nếu con nằm dưới âm phủ, thì đấy cũng có mặt Ngài. 


2) Nếu con mượn đôi cánh của hừng đông, và bay đến cư ngụ nơi biên cương biển cả, tại nơi đấy cũng bàn tay Chúa dẫn dắt con, và tay hữu Ngài nắm giữ con. 


3) Nếu con nói: "Phải chi sự tối tăm che phủ, và sự sáng trở thành đêm bao quanh con", thì đối với Ngài sự tối sẽ không có tối, và đêm sẽ sáng sủa như ban ngày. 

 


Thứ Năm

 

"chung số phận với những kẻ giả hình"


Bài Đọc I: (Năm I) 1
Thes. 3, 7-13
Đáp Ca: Tv 89, 3-4. 12-13. 14 và 17
Phúc Âm: Mt 24, 42-51


Bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn đọc cho Thứ Năm Tuần XXI Thường Niên hôm nay, những ngày cuối cùng của tuần cuối cùng theo Phúc Âm Thánh Mathêu cho ngày thường trong tuần, bao gồm những câu cuối của đoạn 24, đoạn mà phần trên nói về ngày tận thế, một sự kiện cánh chung Giáo Hội chưa muốn nhắc đến ở đây và vào thời điểm phụng vụ giữa mùa thường niên này, mà là ở vào tuần lễ cuối cùng của phụng niên là tuần thứ 34, với các bài Phúc Âm của Thánh ký Luca đoạn 21, cho 3 ngày Thứ Ba, Thứ Tư và Thứ Năm trong tuần lễ cuối cùng này. 


Trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu không còn nói với cả dân chúng lẫn các môn đệ của Người nữa, như 4 bài Phúc Âm trước đây, về thành phần thày dạy trong dân là luật sĩ và biệt phái, mà nói riêng với các môn đệ của Người về chính phận sự phục vụ của các vị trong việc "coi sóc gia nhân để cứ giờ mà phân phát lương thực cho họ?" như là những người "đầy tớ trung tín và khôn ngoan" được chủ đã tuyển chọn. 


Thật vậy, các môn đệ của Chúa Kitô đã được Người tuyển chọn để phục vụ Giáo Hội là Nhiệm Thể của Người để "phân phát lương thực" là Lời Chúa và Bí Tích Thánh, nhất là Bí Tích Thánh Thể để đáp ứng nhu cầu sống đức tin của Kitô hữu là thành phần "gia nhân" thuộc nhiệm thể Giáo Hội.


Trong câu "coi sóc gia nhân để cứ giờ mà phân phát lương thực cho họ?" này của Chúa Giêsu ở bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta thấy bao gồm 3 sứ vụ hay chức năng chính yếu của hàng giáo phẩm trong Giáo Hội là thành phần thừa kế các tông đồ: 1- "coi sóc": vai trò quản trị của hàng giáo phẩm nói chung và của từng vị giám mục ở địa phương nói riêng, 2- "phân phát": vai trò giảng dạy ("phân phát" Lời Chúa) và thánh hóa (ban phát Bí Tích).


Những vị nào chu toàn 3 sứ vụ chính yếu này của mình thì là những người "đầy tớ trung tín và khôn ngoan", bằng không, họ là những người đầy tớ bất trung và bất khôn. 


Nếu thành phần "đầy tớ trung tín và khôn ngoanđược chủ tưởng thưởng ở chỗ: "đặt người ấy lên coi sóc tất cả gia sản ông" thì thành phần đầy tớ bất trung (với phận sự phục vụ chính yếu của mình) và bất khôn (vì hưởng thụ hơn phục vụ theo gương chủ là Đấng đã tuyển chọn mình), họ sẽ bị trừng phạt xứng đáng, như Chúa Giêsu nói đến ở cuối bài Phúc Âm:


"Nếu đầy tớ ấy xấu, nghĩ trong lòng rằng: 'Chủ tôi về muộn', rồi nó đánh đập các bạn đầy tớ, lại còn chè chén với lũ say sưa: chủ đầy tớ ấy trở về vào ngày nó không ngờ, vào giờ nó không biết, ông sẽ xé xác nó ra, và cho nó chung số phận với những kẻ giả hình: ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng".


Trong câu cảnh giác về thành phần đầy tớ bất trung và bất khôn này của Chúa Giêsu, chúng ta thấy hình như vẫn còn lảng vảng đâu đây hình ảnh của thành phần thày dạy trong dân Do Thái là luật sĩ và biệt phái, khi Người bao gồm cụm từ: "chung số phận với những kẻ giả hình", thành phần mới bị Người thậm tệ quở trách trong 3 bài Phúc Âm đầu tuần này. 


Đáng lẽ đoạn nói về hạng sư phụ luật sĩ và biệt phái này ở đoạn 23 của Phúc Âm Thánh Mathêu còn được tiếp tục 6 câu nữa, từ câu 33 đến hết câu 39, nhưng Giáo Hội đã không chọn đọc, trong đó, Chúa Giêsu đã sử dụng đến những từ ngữ kinh hoàng chưa từng thấy liên quan đến hậu quả vô cùng khủng khiếp gây ra bởi cuộc đời giả hình mù quáng của họ: "Đồ mãng xà, nòi rắn độc kia! Các người trốn đâu cho khỏi hình phạt hoả ngục ch?" (Mathêu 23:33).

 


Bởi vậy, ngay ở đầu bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đã khuyên nhủ các môn đệ của Người, cũng như những ai được Thiên Chúa tuyển chọn đóng vai trò thừa kế các tông đồ là các vị giám mục (kể cả các vị linh mục được giám mục truyền chức để thi hành thừa tác vụ thay giám mục và với giám mục) như một đầy tớ phục vụ cộng đồng Giáo Hội mà không sống trọn thánh chức của mình rằng: 


"Các con hãy tỉnh thức, vì không biết giờ nào Chúa các con sẽ đến. Nhưng các con phải biết điều này, là nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông ta sẽ canh phòng, không để cho đào ngạch khoét vách nhà mình. Vậy các con cũng phải sẵn sàng, vì lúc các con không ngờ, Con Người sẽ đến".


"Tỉnh thức" ở đây là ở chỗ sống đức tin hơn là sống theo tự nhiên, hứng thì làm không hứng thì bỏ, lúc sốt sắng thì làm cẩn thận, làm một cách có hồn còn lúc khô khan thì làm như cái máy, buông bỏ được bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu, chưa kể gây ra những gương mù gương xấu khác, như đã và đang giết chiên  ăn thịt (lạm dụng tình dục trẻ em), hay trường hợp cưỡi lên chiên bằng đời sống xa xỉ sang trọng, và trường hợp các vị giành đất chiếm lấy chiên của nhau, hoặc trường hợp nấp bóng chiên để chống đối hay bất tuân giáo quyền của mình v.v


Thay vì họ phải là thành phần "đi trước chiên và chiên theo họ" (Gioan 10:4), trong việc làm gương sáng và biết trước nhu cầu của chiên và đáp ứng, sẵn sàng hy sinh cho chiên, thì lại rụt rè đi sau chiên, sẵn sàng bỏ chiên mà chạy lấy thân khi vừa thấy sói xuất hiện, khi vừa thấy những gì bất lợi cho bản thân mình, nên họ chẳng bao giờ có thể nói như Chúa Kitô rằng: "Chiên của Tôi thì nghe tiếng Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi" (Gioan 10:27).

 

 

 

"Tỉnh thức" ở đây còn là cử chỉ người đầy tớ tỏ ra "trung tín và khôn ngoan": "trung tín" ở chỗ làm theo đúng ý của chủ, qui định của chủ, chứ không phải ý của mình, và "khôn ngoan" ở chỗ "cứ giờ mà phân phát cho họ", nghĩa là tùy theo từng thời điểm và tùy theo từng trường hợp, chứ không phải hễ "trung tín" là cứ lấy qui định hay lề luật của Chúa ra mà sát phạt những ai gây ra sai trái, bằng cách tuyệt đối áp dụng lề luật của Chúa, công lý của Ngài, hơn là tinh thần phục vụ và cứu độ theo lòng nhân lành của Ngài.

 

 

 

Một trong những người đầy tớ được tuyển chọn phục vụ cộng đồng dân Chúa, có thể nói là đắc lực nhất ngay từ ban đầu của Giáo Hội đó là chàng Saulê, một tên biệt phái rất nhiệt thành đến độ đã tự động tình nguyện trở thành kẻ bắt hại Giáo Hội Chúa thời bấy giờ, một người "đầy tớ trung tín và khôn ngoanđược Chúa "đặt coi sóc gia nhân để cứ giờ mà phân phát lương thực cho họ?", đến độ, ngài chấp nhận mọi gian nan khốn khó cho lợi ích thiêng liêng của đàn chiên, sống chết với đàn chiên và trở nên một với chiên, như ngài tâm sự ở Bài Đọc 1 cho năm lẻ hôm nay: "Anh em thân mến, vì đức tin anh em, chúng tôi được an ủi nơi anh em trong mọi nỗi quẫn bách và gian truân, hiện giờ chúng tôi cảm thấy được sống, vì thấy anh em đứng vững trong Chúa". 


Theo chiều hướng "tỉnh thức" của bài Phúc Âm, vị tông đồ "đầy tớ trung tín và khôn ngoan" này còn khuyên đàn chiên của mình một phương pháp "tỉnh thức" như chính ngài đã thực hiện đó là sống đức bác ái như sau: 


"Về phần anh em, xin Chúa ban cho anh em được gia tăng và dồi dào lòng yêu thương nhau và yêu thương mọi người, như chính chúng tôi yêu thương anh em: để làm cho lòng anh em nên vững vàng trong sự thánh thiện, không còn điều gì đáng trách trước mặt Thiên Chúa là Cha chúng ta, trong ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta đến làm một cùng tất cả các thánh của Người".



Bài Đáp Ca hôm nay cũng hướng về mầu nhiệm cánh chung, ở chỗ chất chứa những nhận thức về thời gian theo dự án thần linh của Thiên Chúa (câu 1), bày tỏ nguyện ước biết lợi dụng thời gian để sống khôn ngoan mong chờ Thiên Chúa (câu 2), để nhờ đó có thể đạt được cùng đích viên mãn của mình trong Thiên Chúa (câu 3):


1) Thực ngàn năm ở trước thiên nhan, tựa hồ như ngày hôm qua đã khuất, như một đêm thức giấc cầm canh. Chúa khiến con người trở về bụi đất, Người phán: "Hãy trở về gốc, hỡi con người". 


2) Xin dạy chúng con biết đếm ngày giờ, để chúng con luyện được lòng trí khôn ngoan. Lạy Chúa, xin trở lại, chớ còn để tới bao giờ? Xin tỏ lòng xót thương tôi tớ của Ngài. 


3) Xin cho chúng con sớm được no phỉ ân tình của Chúa, để chúng con mừng rỡ hân hoan trọn đời sống chúng con. Xin cho chúng con được hưởng ân sủng Chúa là Thiên Chúa chúng con. Sự nghiệp tay chúng con làm ra, xin Ngài củng cố; xin Ngài củng cố sự nghiệp tay chúng con làm ra. 

 


Thứ Sáu

"tiếng hô to" này xuất phát từ đâu, hay ai là người đã phát ra "tiếng hô toấy?


Bài Đọc I: (Năm I) 1Thes. 4, 1-8
Đáp Ca: Tv 96, 1-2b. 5-6. 10. 11-12
Phúc Âm: Mt 25, 1-13

 

 

Bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn đọc cho Thứ Sáu Tuần XXI Thường Niên hôm nay, cũng như cho ngày mai, ở đoạn 25 của Thánh ký Mathêu, nhưng không bao gồm phần cuối của đoạn này về sự kiện chung thẩm, mà chỉ liên quan đến 2 dụ ngôn cuối cùng liên quan đến thời cánh chung của Phúc Âm theo Thánh ký Mathêu


Sở dĩ 2 dụ ngôn cuối cùng trong bài Phúc Âm hôm nay và ngày mai có thể nói và dám nói là liên quan đến mầu nhiệm cánh chung là vì, theo cấu trúc và diễn tiến của Phúc Âm Thánh ký Mathêu, thì chẳng những đoạn 24 ngay trước đó là đoạn Phúc Âm về ngày tận thế, mà phần cuối của đoạn 25 ngay sau 2 dụ ngôn này là cảnh chung thẩm. 

 


Thật thế, một trong 2 dụ ngôn cánh chung ấy là dụ ngôn về "10 trinh nữ cầm đèn đi đón chàng rểở trong bài Phúc Âm cho Th Sáu Tuần XXI Thường Niên hôm nay, nhưng "trong số đó, có năm cô khờ dại và năm cô khôn ngoan. Năm cô khờ dại mang đèn mà không đem dầu theo. Còn những cô khôn ngoan đã mang đèn, lại đem dầu đầy bình. Vì chàng rể đến chậm, nên các cô đều thiếp đi và ngủ cả. Nửa đêm có tiếng hô to: Kìa, chàng rể đến, hãy ra đón người. Bấy giờ các trinh nữ đều chỗi dậy, sửa soạn đèn của mình. Những cô khờ dại nói với các cô khôn ngoan rằng: 'Các chị cho chúng em chút dầu, vì đèn của chúng em đã tắt cả'. Các cô khôn ngoan đáp lại rằng: 'E không đủ cho chúng em và các chị, các chị ra (nhà) hàng mà mua thì hơn'".


Trong dụ ngôn của bài Phúc Âm hôm nay, muốn hiểu được phần nào ý nghĩa của dụ ngôn này, cần phải tìm hiểu ý nghĩa của ít là 4 hình ảnh ẩn dụ sau đây: trinh nữ đón (1), chàng rể đến (2), tiếng hô to (3), và dầu đốt đèn (4)


1- Trinh nữ đón"Trinh nữ" đây ám chỉ ai, nếu không phải là Kitô hữu, vì họ là thành phần nhờ phép rửa đã được nên tinh tuyền và thánh hiến cho Chúa Kitô (xem Epheso 5:26-27). Có bản dịch là "phù dâu", cũng không sai, ở chỗ, ám chỉ thành phần tu sĩ và giáo sĩ, thành phần nhờ đời sống thánh hiến càng làm đẹp thêm cho cô dâu. Nói chung thành phần "trinh nữ" Kitô hữu (bao gồm đủ mọi thành phần giáo dân hay giáo sĩ hoặc tu sĩ) cũng đều đóng vai "phù dâu" mà thôi. Trong 10 cô này có 5 cô khôn và 5 cô dại, và khôn hay dại nơi các cô là ở chỗ có mang theo đèn và cả dầu nữa hay chăng. Chúng ta sẽ suy diễn về đèn và dầu sau, ở chi tiết thứ 4 cuối cùng.


2- Chàng r đến: Thời điểm chàng rể tới chính vào lúc "nửa đêm", chứ không phải giữa thanh thiên bạch nhật ban ngày. Nghĩa là chàng rể đến vào lúc người ta buồn ngủ nhất về tâm linh và đen tối nhất về môi sinhĐến độ, không phải chỉ có các cô khờ dại mới gục ngủ mà cả những cô trinh nữ khôn ngoan cũng thiếp ngủ nữa: "Thật vậy, nếu giai đoạn ấy không được rút ngắn lại thì không một con người nào được cứu độ" (Mathêu 24:22).

 

 

Tức là vào lúc Chúa đến lần thứ hai "không biết có còn đức tin trên thế gian này nữa hay chăng?" (Luca 18:8), một thời điểm "vì sự dữ gia tăng mà lòng người hầu hết trở nên nguội lạnh" (Mathêu 24:12), một thời điểm đầy như tối tăm gian dối nơi hiện tượng tiên tri giả và kitô giả đánh lừa được nhiều người (xem Mathêu 24:24).


3- Tiếng hô to: Thời điểm chàng rể đến chẳng những vào "nửa đêm" mà còn được kèm theo bằng một "tiếng hô to" nữa. Vậy thì "tiếng hô to" này xuất phát từ đâu, hay ai là người đã phát ra "tiếng hô toấy? Nếu Giáo Hội là cô dâu, chàng rể là Chúa Kitô, và thành phần trinh nữ là Kitô hữu, hay thành phần phù dâu là tu sĩ giáo sĩ, thì ai là người đã vang lên "tiếng hô to" ấy, nếu không phải là chính Đức Mẹ Maria.

 

 

Thật vậy, "tiếng hô to" ấy đã xuất phát từ Mẹ Maria qua những lần Mẹ hiện ra đây đó, đặc biệt nhất và "to" nhất là vào lần Mẹ hiện ra ở Linh Địa Fatima năm 1917, trong giai đoạn thế giới của thành phần "trinh nữ" Kitô giáo bị khủng hoảng đức tin hơn bao giờ hết, đến độ đã đi đến chỗ mất hết đức ái, và dữ dội sát hại nhau bằng các trận thế chiến ở tiền bán thế kỷ 20, cũng như bằng nạn diệt chủng phá thai và nạn ly dị ở hậu bán thế kỷ 20, những hiện tượng quái gở chưa từng có trong lịch sử loài người nơi một thế giới Tây phương càng văn minh con người càng bạo loạn và càng trở thành trung tâm của nền văn hóa chết chóc ti tăm.


4- Dầu đốt đèn: Nếu đèn ám chỉ đức tin, và ngọn lửa cháy sáng nơi cây đèn ám chỉ đức mến, thì dầu đèn đây có thể hiểu là đức cậy. Bởi vì, giai đoạn Chúa Kitô chàng rể tới "bị trì hoãn hay chậm trễ - delayed", như trong bài Phúc Âm hôm nay cho biết, mà thành phần trinh nữ hay phù dâu đợi chờ chàng cần phải nhẫn nại và hy vọng hơn bao giờ hết, bằng không, một khi tắt mất đức mến mà lại không còn đức cậy, mà lại mất hết hy vọng thì ngọn lửa đức mến sẽ không bao giờ có thể thắp lại được bởi thiếu dầu đức cậy. Thực tế cũng chứng thực như vậy, một khi con người thất vọng đến chỗ tuyệt vọng (như ngọn đèn hết dầu) thì chẳng còn muốn sống nữa, nên đã có những cuộc tử tử là như vậy. Hy vọng chính là sức sống của con người, trong con người và cho con người.

 

 

Đó là lý do Thánh Phaolô, trong Thư gửi Giáo Đoàn Do Thái đã viết về đức cậy liên quan tới biến cố Chúa Kitô đến như sau: "Người sẽ xuất hiện lần thứ hai không phải để xóa tội mà là để mang ơn cứu độ cho những ai thiết tha trông đợi Người" (Do Thái 9:28). Phải chăng đó là lý do đã xuất hiện Bức Ảnh Lòng Thương Xót Chúa qua Thánh Faustina từ năm 1931, một tấm ảnh có hàng chữ ở cuối gói ghém tất cả sứ điệp của Lòng Thương Xót Chúa liên quan đến dầu đức cậy:"Giêsu ơi, con tin nơi Chúa!"


Bài Đọc 1 cho năm lẻ hôm nay, Thánh Phaolô đã dạy Giáo đoàn Thessalonica phải sống như thành phần "trinh nữ", một thành phần "trinh nữ" khôn ngoan chứ không phải dại khờ, tức là thành phần "trinh nữ" xứng danh (khôn ngoan) chứ không phải giả tạo (khờ dại):


"Anh em hãy giữ mình khỏi tội gian dâm, để mọi người trong anh em biết giữ thân xác mình trong sự thánh thiện và danh dự: anh em chớ nên buông theo dục tình đam mê, như Dân Ngoại không biết Thiên Chúa: và đừng ai xâm phạm hay lường gạt quyền lợi anh em mình trong việc ấy, vì Chúa sẽ báo oán các điều đó, như chúng tôi đã bảo trước và đã minh chứng cho anh em. Vì chưng, Thiên Chúa không kêu gọi chúng ta để sống ô uế, nhưng để sống thánh thiện". 


Bài Đáp Ca hôm nay chất chứa một cảm nhận thần linh về Vị Thiên Chúa hiển trị (câu 1), một Thiên Chúa uy nghi cao cả (câu 2), một Thiên Chúa quyền năng cứu độ (câu 3), nhất là những người hiền đức (câu 4), tiêu biểu nơi thành phần trinh nữ khôn ngoan trong bài Phúc Âm hôm nay: 


1) Chúa hiển trị, địa cầu hãy hân hoan; hải đảo muôn ngàn, hãy mừng vui. Mây khói và sương mù bao toả chung quanh; công minh chính trực là nền kê ngai báu. 


2) Núi non vỡ lở như mẩu sáp ong trước thiên nhan; trước thiên nhan Chúa tể toàn cõi đất. Trời xanh loan truyền sự công minh Chúa, và chư dân được thấy vinh hiển của Người. 


3) Chúa yêu thương những ai ghét xa điều dữ; Người gìn giữ tâm hồn những tôi ngoan, và giải thoát họ khỏi bàn tay đứa ác. 


4) Sáng sủa bừng lên cho người hiền đức, và niềm hoan hỉ cho kẻ lòng ngay. Người hiền đức hãy mừng vui trong Chúa, và hãy ca tụng thánh danh Người. 


Thứ Bảy

 

 tại sao người đầy tớ trả lại cho chủ nguyên những gì được chủ trao cho, không hề bị mất mát đi một chút nào, mà vẫn bị trừng phạt dữ dội và khủng khiếp như thế?


Bài Đọc I: (Năm I) 1Thes. 4:9-11
Đáp Ca: Tv 98, 1,7-8,9
Phúc Âm: Mt 25, 14-30

 

Bài Phúc Âm cho Thứ Bảy Tuần XXI Thường Niên hôm nay tiếp theo bài Phúc Âm về 10 trinh nữ cầm đèn đi đón chàng rể hôm qua


Thật vậy, nếu bài Phúc Âm hôm qua về 10 trinh nữ, ám chỉ chung Kitô hữu trong thời cánh chung, như đã suy diễn, thì bài Phúc Âm hôm nay về thành phần "đầy tớ" được chủ "sắp đi xa... giao phó của cải mình cho", ám chỉ những vị lãnh đạo trong Giáo Hội. 


Sở dĩ cả 2 bài Phúc Âm hôm nay và hôm qua ở đoạn 25 liên quan đến thời cánh chung là vì, như đã nhận định, theo diễn tiến và cấu trúc của Phúc Âm Thánh Mathêu, thì đoạn 24 đã được Chúa Giêsu nói về ngày tận thế và cuối đoạn 25 ngay sau 2 bài Phúc Âm này là cảnh chung thẩm.


Đúng vậy, nếu bài Phúc Âm hôm qua về các cô trinh nữ cầm đèn đi đón chàng rể liên quan đến thời cánh chung vì trong bài Phúc Âm này bao gồm sự kiện chàng rể đến, đến lần thứ hai: "Kìa chàng rể đến, ra ra nghênh đón chàng", thì cũng thế, cũng liên quan đến thời cánh chung, bài Phúc Âm hôm nay về thành phần đầy tớ được chủ trao phó của cải cho để sinh lợi trong thời gian ông đi vắng, ám chỉ Chúa Kitô thăng thiên về cùng Cha, nhưng Người sẽ lại đến lần thứ hai, như trong bài Phúc Âm cho thấy: "Sau một thời gian lâu dài, ông chủ đến tính sổ với các đầy tớ và thanh toán sổ sách với họ", có nghĩa là các vị lãnh đạo cộng đồng dân Chúa sẽ phải trả lẽ trước mặt Người

 


Nếu đoạn 25 của Phúc Âm Thánh Ký Mathêu bao gồm 3 dụ ngôn: dụ ngôn thứ nhất về 10 trinh nữ cần đèn đi nghênh đón chàng rể, ám chỉ Kitô hữu phải tin tưởng mong chờ Chúa Kitô tái giáng mới được hiệp thông thần linh với Người, ở bài Phúc Âm hôm qua, và dụ ngôn thứ hai về thành phần đầy tớ được trao tài sản để sinh lợiám chỉ Kitô hữu cần phải đáp ứng ơn gọi theo bậc của mình mới được tưởng thưởng, ở bài Phúc Âm hôm nay, thì dụ ngôn thứ 3 về cuộc chung thẩm giữa chiên và dê ám chỉ Kitô hữu cần phải sống đức tin được thể hiện qua đức ái mới được cứu độ, và dụ ngôn chung thẩm này được Giáo Hội chọn đọc cho Chúa Nhật 34 Thường Niên Năm A, Lễ Chúa Kitô Vua. Như thế, đoạn Phúc Âm 25 của Thánh ký Mathêu về thời điểm cánh chung bao gồm đủ mọi thành phần: từ riêng Kitô hữu và các vị lãnh đạo Giáo Hội đến chung toàn thể nhân loại


Thật vậy, nếu thành phần Kitô hữu trinh nữ phù dâu được cứu rỗi, tức là được hiệp thông thần linh với Chúa Kitô là Đấng Cứu Chuộc của mình hay chăng là ở lòng tin tưởng trông mong của họ vào Người, được ám chỉ nơi dầu đèn họ cần có, như đã chia sẻ hôm qua, và nếu Kitô hữu được xét xử và cứu rỗi là nhờ "đức tin thể hiện qua đức ái" của mình (xem Galata 5:6; xem Mathêu 25:37-40,42-46), thì Kitô hữu còn được xét xử và cứu độ nhờ tinh thần tôi tớ xin vâng của họ đối với ơn gọi theo bậc của họ, như thành phần "đầy tớ", tức là những người phục vụ, theo gương Mẹ Maria và Chúa Kitô là Đấng đã đến để phục vụ (xem Mathêu 20:28), mà đã là "đầy tớ" phục vụ thì phải làm theo ý chủ và đúng ý chủ mới thật sự chu toàn nhiệm vụ đầy tớ của mình, bằng không, sẽ lỗi trách nhiệm và sẽ bị trừng phạt. 


Đúng thế, "tùy khả năng riêng mỗi người", ông chủ đã khôn ngoan và công bằng trao cho "người này năm yến, người kia hai yến, người khác nữa một yến"Trong khi "người đã lãnh năm yến lấy số tiền ấy đi làm ăn buôn bán, và gây lời được năm yến khác. Cũng vậy, người đã lãnh hai yến gây lời được hai yến khác. Còn người đã lãnh một yến thì đi đào lỗ chôn giấu số bạc của chủ". 


Thế rồi những gì đã xẩy ra cho 2 đầy tớ 5 yến và 2 yến, Phúc Âm hôm nay kể tiếp: 


"Sau một thời gian lâu dài, ông chủ đến tính sổ với các đầy tớ và thanh toán sổ sách với họ. Người đã lãnh năm yến tiến lại gần, đưa năm yến khác, và nói : 'Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi năm yến, tôi đã gây lời được năm yến khác đây'. Ông chủ nói với người ấy: 'Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!' Người đã lãnh hai yến cũng tiến lại gần và nói: 'Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi hai yến, tôi đã gây lời được hai yến khác đây'. Ông chủ nói với người ấy: 'Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!'"


Còn người đầy tớ được trao cho một yến thì sao, Phúc Âm cũng cho biết số phận bất hạnh không may của người đầy tớ cuối cùng này như sau: 

"Rồi người đã lãnh một yến cũng tiến lại gần và nói: 'Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi. Vì thế, tôi đâm sợ, mới đem chôn giấu yến bạc của ông dưới đất. Của ông đây, ông cầm lấy!' Ông chủ đáp: 'Hỡi đầy tớ tồi tệ và biếng nhác! Anh đã biết tôi gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi, thì đáng lý anh phải gởi số bạc của tôi vào ngân hàng, để khi tôi đến, tôi thu được cả vốn lẫn lời chứ! Vậy các ngươi hãy lấy yến bạc khỏi tay nó mà đưa cho người đã có mười yến. Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi. Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng".


Vấn đề được đặt ra ở đây về trường hợp người đầy tớ được trao cho một yến bị trừng phạt này đó là tại sao người đầy tớ này trả lại cho chủ nguyên những gì được chủ trao cho, không hề bị mất mát đi một chút nào, mà vẫn bị trừng phạt dữ dội và khủng khiếp như thế?

Xin thưa, người đầy tớ được giao cho một yến này bị trừng phạt xứng với tội mình không phải bởi không sinh lợi cân xứng với những gì được chủ trao phó cho bằng tinh thần và thái độ của người đầy tớ này. Vấn đề then chốt là ở chỗ tại sao người đầy tớ này không chịu sinh lợi cho chủ? Nếu không phải tại vì con người này không muốn làm "đầy tớ" cho chủ: "tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi", nghĩa là cho rằng chủ lợi dụng sức lực của mình để hưởng thụ, nên không muốn phục tùng, không muốn đáp ứng, không làm theo ý chủ, nghĩa là ngấm ngầm chống đối chủ, truất phế chủ, và gián tiếp tự cho mình là chủ, ở chỗ làm theo ý mình hơn là ý chủ. 

Tất cả vấn đề là ở chỗ đó, và người đầy tớ được trao cho một yến này bị trừng phạt cũng là vì vậy, chẳng khác gì như trường hợp của Luxiphe, con khủng long, ngay từ ban đầu đã dám cả gan chống lại ý định nhập thể Thiên Chúa, không chịu phục tùng ý định tối thượng của Ngài, coi ý mình hơn ý Chúa, như thể truất phế Thiên Chúa, cho mình mới là Thiên Chúa, nên hắn cùng 1/3 ngụy thần theo hắn đã bị trừng phạt vậy (xem Khải Huyền 12:4,9).

Cốt lõi của vấn đề ở đây là có nhận biết Thiên Chúa và kính mến Thiên Chúa mới gắn bó với Ngài và làm theo ý của Ngài, như hai người đầy tớ 5 yến và 2 yến. Mà tình yêu Thiên Chúa bất khả phân ly với tình yêu tha nhân, ở chỗ có kính mến Thiên Chúa thì mới phục vụ tha nhân, hay ngược lại việc phục vụ tha nhân được thúc đẩy và chi phối bởi tình yêu Thiên Chúa. Người đầy tớ được trao cho một yến trong bài Phúc Âm hôm nay không muốn sinh lợi cho chủ cũng có nghĩa là không muốn làm tôi phục vụ anh chị em của mình, trái lại, muốn người khác phải phục vụ mình

Trong Bài Đọc 1 cho năm lẻ hôm nay Thánh Phaolô đã nhấn mạnh đến bác ái yêu thương phục vụ nhau như sau:


"Còn về tình huynh đệ, anh em không cần ai viết cho anh em, vì chính anh em đã được Thiên Chúa dạy phải thương yêu nhau, và anh em cũng đang làm như vậy cho tất cả các anh em trong toàn miền Macedonia. Nhưng thưa anh em, tôi khuyên nhủ anh em hãy tiến tới nhiều hơn nữa. Hãy gắng giữ hòa khí, ai lo việc nấy và lao động bằng chính bàn tay của mình, như chính tôi đã truyền cho anh em".

Bài Đáp Ca hôm nay kêu gọi nhau ngợi khen chúc tụng Thiên Chúa vì Ngài "đã thực hiện bao kỳ công" (câu 1), mà còn hợp với muôn loài tôn vinh Ngài (câu 2), vì Ngài còn "ngự đến xét xử trần gian.... theo đường công chính... theo lẽ công bình" (câu 3):

1- Hát lên mừng Chúa một bài ca mới, vì Người đã thực hiện bao kỳ công. Người chiến thắng nhờ bàn tay hùng mạnh, nhờ cánh tay chí thánh của Người.


2- Gầm vang lên, hỡi biển cả cùng muôn hải vật, địa cầu với toàn thể dân cư! Sông lạch ơi, vỗ tay đi nào, đồi núi hỡi, reo mừng trước tôn nhan Chúa.


3- Vì Người ngự đến xét xử trần gian, Người xét xử địa cầu theo đường công chính, xét xử muôn dân theo lẽ công bình.