THƯ PHÒNG LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
của Nhóm
Tông Đồ Chúa Tình Thương
Hành hương Thánh Mẫu Thừa Sai Bác Ái Xuyên Việt
Năm Thánh 2025 & Kim khánh 50 năm Tha hương
Chấm phá Tổng quan
From: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Mon, Mar 17, 2025 at 2:46 PM
Subject: TĐCTT Hành hương Thánh mẫu Thừa sai Bác ái Xuyên Việt Năm Thánh
2025: 5 ngày Hành trình đầu tiên 13-17/3/2025
To: <LTXC-TDCTT@googlegroups.com>
Cc: <phaidoanhanhhuongthuasaibacai2025@googlegroups.com>
Từ Nghệ an sáng ngày Thứ Ba 18/3/2025 em xin chào quý AC TĐCTT
rất thân thương của em,
Cho tới lúc này em mới có thể gửi về cho Quý AC một số tấm hình tiêu
biểu cho 5 ngày đầu tiên của chuyến Hành Hương Thánh Mẫu Thừa Sai Bác Ái
Xuyên Việt Năm Thánh của chúng ta.
Xin tiếp tục "hiệp thông tham gia sứ vụ" với nhau bằng nguyện cầu và bằn
chính chuyến đi lịch sử này nhé.
Xin LTXC luôn là niềm vui thương xót của chúng ta.
em tĩnh

Sáng 15/3/2025 sau 1 ngày tham quan Sapa 14/3: Trước
Nhà Thờ Đá Thị xã Sapa Giáo phận Hưng Hóa - với Cha Phạm Thanh Bình Chánh xứ và
Quản hạt Sapa

Sáng 15/3: Phái đoàn TĐCTT tại Cửa khẩu Lào Cai

Sáng 16/3: Sau một đêm trọ và Thánh lễ Chúa Nhật 2 Mùa Chay,
phái đoàn TĐCTT cuối Nhà nguyện Dòng MTG Hưng Hóa với Sơ Bề trên Tổng Phụ
trách Đỗ Thanh Huyền

Chiều ngày 15/3: tại mộ của Đức Cha Liêu, vị tiền nhiệm của Đức Tổng Kiệt,
được Đức Tổng Kiệt tận lực góp công tôn vinh ngài tại địa điểm Đồng Bầu
lịch sử của vị Giám mục tài ba thánh đức và thừa sai này

Chiều 15/3, sau khi đi Đồng Bầu tặng quà và viếng mộ Đức Cha Liêu, viếng
thăm Vườn Fatima do Đức Tổng Kiệt xây dựng 5 năm với đầy ý nghĩa về Sứ Điệp
Fatima
From: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Mon, Mar 24, 2025 at 2:57 PM
Subject: TĐCTT Hành hương Thánh Mẫu Thừa sai Bác ái Xuyên Việt Năm Thánh
2025: Khóa LTXC đầu tiên ở Việt Nam tại
Giáo xứ Kala Di Linh GP Đà Lạt
To: <LTXC-TDCTT@googlegroups.com>
Cc: <phaidoanhanhhuongthuasaibacai2025@googlegroups.com>
Quý TĐCTT rất thân thương của em trong LTXC vô biến,
Từ sáng sớm Lễ Truyền Tin 25/3/2025 ở Giáo xứ Truyền
giáo Đạ Tông ở Đam Rông Lân Đồng Giáo phận Đà Lạt, em xin tiếp tục phổ
biến một số hình ảnh tiêu biểu trong mấy ngày qua,
những hình ảnh lịch sử nhất trong chuyến đi vì là
những hình ảnh về Khóa LTXC 71 cũng là Khóa LTXC đầu tiên của Nhóm TĐCTT
ở VN, một khóa được LTXC an bài
vào thời điểm Năm Thánh 2025 và tại một Địa danh
Thương xót liên quan đến Vị Thừa
sai Thương Xót Jean Cassaigne, Vị truyền giáo tiên khởi ở GP Đà Lạt kiêm
tông đồ người cùi ở Di Linh.
Với tất cả tấm lòng tri ân cảm tạ LTXC và càng tin
tưởng vào LTXC hơn bao giờ hết, chúng ta hãy cùng nhau mừng lễ Ngôi Lời
Nhập Thể và ở cùng chúng ta với những hình ảnh dưới đây:
em tĩnh
Thánh lễ Chúa Nhật 3 Mùa Chay, 1 trong 3 Thánh lễ Chúa
Nhật hằng tuần, lễ 5 giờ sáng, ở Ngôi Nhà thờ mới, được khánh thành 1/2025,
một Giáo xứ Truyền giáo của GP Đà Lạt với gần 10 ngàn Giáo
dân Đồng bào Thượng, đông đầy nhà thờ,
ai đến trước cứ tự động lên trên ngồi, rất lớp lang và trang nghiêm
Tấm hình đầu tiên với Cha Chánh xứ Lê Đức Huân, vị đang
xây dựng Trung Tâm Truyền Giáo cho Đồng Bào Dân Tộc ở Di Linh
để mừng kỷ niệm
100 năm truyền giáo ở Giáo phận Đà Lạt
của vị thừa sai Người Pháp Jean
Cassaigne,
tấm hình sau Thánh
Lễ và sau nghi thức dâng mình cho Đức Mẹ ở Đền Thánh Nữ Vương Tử Đạo, ngay ở
bậc tiến lên Thánh đường mới của Trung tâm Truyền Giáo,
một tấm hình bao gồm đa
số anh chị em TĐCTT và một số tham dự viên Khóa LTXC, từ thành phần nồng cốt
của Giáo xứ là giáo lý viên và rao giảng tin mừng.
Cây Thánh Giá trong Phòng Học Hỏi Khóa LTXC 71 ở GX
Kala,
một cây Thánh giá được mặc chiếc áo Dân tộc em được tặng ở Giáo họ Sơn Hòa
GP Buôn Mê Thuột 11/2022.
Khi rời khỏi Giáo xứ Kala sàng hôm qua để sang thăm Trại
Cùi Di Linh và trên đường từ Mái Ấm Tính Thác ở Bảo Lộc đến Giáo xứ Truyền
giáo Đạ Tông đây,
em mới chợt nhớ ra rằng em đã để quên chiếc áo Dân Tộc ở
trên tượng Chuộc Tội, như dấu báo rằng em sẽ cùng TĐCTT trở về vào 11/2027
để mừng khánh thành Trung
tâm Truyền Giáo của Giáo phận Đà Lạt vào
thời điểm bách niên (1927-2027) của Vị Thừa sai Thương xót Jean Cassaigne!
Tấm Ảnh tiêu biểu trở thành cờ hiệu của Nhóm TĐCTT ở trong
Nhà nguyện cũ của Giáo xứ Kala,
nơi các tham dự viên cùng anh chi em TĐCTT phụ khóa cử hành các giờ
kính nguyện
Các tham dự viên Khóa LTXC 71 ở Giáo xứ Kala Di Linh tại
tượng đài Vị Thừa sai Thương xót Jean Cassaigne,
vị thừa sai truyền giáo tiên khởi trong Giáo phần Đà Lạt
kiêm tông đồ người
cùi ở Di Linh, vị đã rửa tội cho một phụ nữ Người
Thượng bị phong cùi đầu tiên là Bà Ka Trut (Kha Trúc) ngày
7/12/1927
như bức tượng còn ghi lại.
Nghi thức tuyên hứa của 21 anh chị em đồng bào dân tộc ở
Di Linh trong 50 tham dự viên
cũng tại nhà nguyện cũ của Giáo xứ Kala
nhưng đã được dời về vị trí của Tượng đài
Vị Thùa sai Thương xót Jean Cassaigne, vị đã trở thành
Giám mục của TGP Sài gòn và đã trở thành người cùi,
đã được TGP Sài gòn thực hiện tiến trình phong thánh từ Năm 2000
Xin chào bình minh từ Khu nghỉ mát Resort Riverside quý AC
TĐCTT rất thân yêu của em trong LTXC vô biên,
Trưa hôm qua, 28/3, từ Trung Tâm Thánh Mẫu Tà Pao, phái đoàn
TĐCTT chúng em đã đến Hành Hương kính viếng Linh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở
Giáo xứ La Mã Bến Tre Giáo phận Vĩnh Long.
Sáng hôm nay, chúng em tiếp tục hành hương kính viếng Trung
Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Núi Cúi ở Đồng Nai Giáo phận Xuân Lộc.
Trong mấy ngày qua, vì đã xong sứ vụ thừa sai bác ái với 9
khu vực truyền giáo và 9 nơi phục vụ bác ái xã hội bằng việc thăm viếng kèm
theo quà tặng rất bận biụ và mệt mỏi cần ngủ nghỉ dưỡng sức,
mà chỉ còn hành hương
kính viếng Đức Mẹ từng ngày cuối cùng trong chuyến Hành Hương Thánh Mẫu Thừa
Sai Bác Ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025 nên em có giờ để gửi email từng ngày
cho qúy AC.
Hôm qua em đã gửi về các nơi truyền giáo, hôm nay, em xin
gửi tiếp về các cơ sở phục vụ bác ái của các dòng nữ giành cho các em nhỏ mồ
côi tật nguyền, với tinh thần hiệp
thông tham gia sứ vụ với nhau
kèm theo lòng tri âm cảm tạ LTXC đã ban cho
chúng ta cơ hội
ngọc ngà để sống cùng loan truyền LTXC, chúng ta cùng nhau theo dõi một số hình ảnh
tiêu biểu sau đây nhé:
em tĩnh
From: Tinh
Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Fri, Mar 28, 2025 at 4:36 PM
Subject: TĐCTT Hành hương Thánh Mẫu Thừa sai Bác ái Xuyên Việt Năm Thánh
2025:
Thăm viếng và tặng quà bác ái xã hội
To: <LTXC-TDCTT@googlegroups.com>
Cc: <phaidoanhanhhuongthuasaibacai2025@googlegroups.com>
Mái Ấm
Hồng Ân được Quý Sơ MTG Phát Diệm phục vụ ngay trong khuôn viên của Dòng
ở Kim Sơn Ninh Bình sáng Thứ Hai
17/3
Trung Tâm
Khuyết Tật 19/3 được Quý Sơ Thừa sai Bác ái GP Vinh phục vụ Nghệ An
chiều Thứ Hai
17/3
Mái Ấm Bêtania được
Quý Sơ MTG Vinh phục vụ ngay trong khuôn viên của Dòng ở Nghệ An tối Thứ Hai
17/3
Mái Ấm Hy Vọng Vincente ở Quảng Bình được Quý
Sơ MTG Vinh phục vụ chiều Thứ
Ba 18/3
Các em
thiếu nhi nữ dân tộc Mái Ấm
Martino được
Quý Sơ MTG Huế phục
vụ ở Cam Lộ
Quảng Trị tối Thứ Ba 18/3
Mái Ấm Thiên
Ân được
Quý Sơ Dòng
Thánh Phaolô thành Charles phục vụ ở
Pleiku sáng Thứ
Sáu 21/3
Mái Ấm Tin Thác bao gồm Nghĩa Trang Tín
Thác được
Quý Sơ MTG Đà Lạt phục vụ ở Bảo Lộc Lâm Đồng sáng Thứ Hai 24/3
1 trong 2 em như trong tấm hình trên đã qua đời sau khi
phái đoàn TĐCTT trong Hành trình VN Hội ngộ Yêu thương ghé thăm 7/2019

From: Tinh
Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Sat, Mar 29, 2025 at 3:37 PM
Subject: TĐCTT Hành hương Thánh Mẫu Thừa sai Bác ái Xuyên Việt Năm
Thánh 2025:
Thăm viếng và tặng quà bác ái xã hội cho nạn nhân Formosa và
Bệnh nhân phong cùi
To: <LTXC-TDCTT@googlegroups.com>
Cc: <phaidoanhanhhuongthuasaibacai2025@googlegroups.com>
Xin chào bình minh qúy TĐCTT từ Trung Tâm Tĩnh Tâm Đức Mẹ Carmelo ở
Giang Điền Việt Nam ngày 30/3/2025.
Tạ ơn LTXC, chiều hôm qua phái đoàn TĐCTT đã đến kính
viếng Đức Mẹ Núi Cúi ở Đồng Nai GP Xuân Lộc.
Hôm nay, theo lịch trình, chúng em sẽ tới kính viếng
Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Fatima Bình Triệu ở Thủ Đức TGP Sài Gòn,
trung tâm Thành Mẫu thứ 10 cũng là nơi cuối cùng của
chuyến Hành Hương Thánh Mẫu Năm Thánh 2025.
Thật ra 2 Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu liên
quan đến Đức Mẹ Fatima hoàn toàn do LTXC an bài sắp xếp:
Nếu Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Fatima Bình Chính ở
GP Nha Trang được thay thế Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Pượnng Hoàng
GP Kontum
thì Trung Tâm
Hành Hương Đức Mẹ Fatima Bình Triệu được thay thế Trung Tâm Hành
Hương Đức Mẹ rinh Phong ở GP Nha Trang.
Không ngờ Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Fatima Bình
Triệu lại là nơi kết thúc chuyến Hành Hương Thánh Mẫu Thừa Sai
Bác Ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025 của Nhóm TĐCTT chúng ta.
Với tinh thần hiệp thông tham
gia sứ vụ với nhau kèm theo lòng tri âm cảm tạ LTXC đã ban cho
chúng
ta cơ hội ngọc ngà để sống cùng loan truyền LTXC,
chúng ta cùng nhau theo dõi một
số hình ảnh tiêu biểu
sau đây nhé:
em tĩnh
Thăm viếng và tặng quà bác ái xã
hội cho nạn nhân Formosa ở Hà Tĩnh tại Giáo xứ Dũ Lộc sáng ngày
18/3/2025
Quý nạn nhân Formosa 2016 đại diện ở 3 Giáo xứ Dũ
Lộc, Dũ Yên và Đông Yên phần đông già lão chịu lạnh tập trung ở Giáo
xữ Dũ Lộc để chờ phái đoàn đến muộn mất 1 tiếng rưỡi.
Họ chẳng những nhận được quà tặng từ Cha Nguyễn Đức
Minh qua Caritas Hà Tĩnh mà còn được tặng thêm qua một số TĐCTT
trong phái đoàn như từ cặp TĐCTT Hoàng Hoa
Thăm viếng và tặng quà bác ái xã
hội cho nạn nhân Formosa và Bệnh nhân phong cùi ở Trại Cùi Di Linh
Lâm Đồng
Phái đoàn TĐCTT tại mộ của vị thừa sai Người Pháp
Jean Cassaigne, vị thừa sai truyền giáo kiêm tông đồ người phong
cùi ở Di Linh Lâm Đồng GP Đà Lạt ngay
từ năm 1927
Một người đàn bà dân tộc bị phong cùi đang được chăm
sóc tại Trại Phong Di Linh,
gợi nhớ Bà Ka Trut (Kha Trúc)
là người đầu tiên được Vị Thừa Sai Thương Xót Jean Cassaigne rửa tội
ngày 7/12/1927
Phái đoàn TĐCTT tặng
hiện kim cho 37 nạn nhân nhẹ ở Trại Cùi
này còn 14 bệnh nhân nặng phái đoàn trao cho quý Sơ tặng sau,
đồng thời cũng gửi 200 MK của AC Thế Lan cho
Làng phong cùi gần đó, nơi phái đoàn TĐCTT đã ghé thăm và tặng quà
7/2019.
From: Tinh
Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Sun, Mar 30, 2025 at 2:26 PM
Subject: TĐCTT Hành hương Thánh Mẫu Thừa sai Bác ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025:
5 Trung tâm Hành hương Thánh Mẫu cuối cùng
To: <LTXC-TDCTT@googlegroups.com>
Cc: <phaidoanhanhhuongthuasaibacai2025@googlegroups.com>
Xin chào bình minh ngày 31/3/2025 quý AC TĐCTT thân thương của em từ một khách
sạn gần Bến Bạch Đằng Sài Gòn.
Chiều hôm qua phái đoàn TĐCTT chúng em đã đến kinh viếng
Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Fatima Bình Triệu, nơi cuối cùng của chuyến Hành
Hương Thánh Mẫu Năm Thánh 2025.
Em đã phổ biến 5 Trungt tâm Hành hương Thánh Mẫu đầu tiên bao
gồm Lavang, Trà Kiệu, Măng Đen, Giang Sơn và Thác Mơ,
hôm nay, trước khi chúng em đến Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn để dự
lệ 5 rưỡi sáng kết thúc chuyến đi 21 ngày dài tràn đầy ân tình thánh tuyệt
vời và 1 số anh chị em về lại HK sáng
nay và chiều nay,
em xin phổ biến thêm 5 Trung tâm Hành hương Thánh Mẫu cuối
cùng là Đức Mẹ Fatima Bình Chính, Đức
Mẹ Tà Pao, Đức Mẹ La Mã
Bến Tre, Đức Mẹ Núi Cúi
và Đức Mẹ Fatima Bình Triệu.
Với tinh thần hiệp thông tham gia sứ vụ
với nhau kèm theo lòng tri âm cảm tạ LTXC đã ban cho chúng
ta cơ hội ngọc ngà để sống cùng loan truyền LTXC,
chúng ta cùng nhau theo dõi một số hình ảnh
tiêu biểu sau đây nhé:
em tĩnh
Đức Mẹ Fatima Bình Chính GP Nha Trang
tối ngày 26/3/2025,
Đức Mẹ Tà Pao GP Phan Thiết chiều
ngày 27/3/2025
Đức Mẹ La Mã Bến
Tre GP Vĩnh Long chiều ngày
28/3/2025,
Đức Mẹ Núi Cúi
GP Xuân Lộc chiều
ngày 29/3/2025
Đức Mẹ Fatima Bình Triệu chiều
ngày 30/3/2025 TGP Sài Gòn
From: Tinh
Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Mon, Mar 31, 2025 at 6:19 AM
Subject: TĐCTT Hành hương Thánh Mẫu Thừa sai Bác ái Xuyên Việt Năm Thánh
2025:
Những giây phút cuối cùng....
To: <LTXC-TDCTT@googlegroups.com>
Cc: <phaidoanhanhhuongthuasaibacai2025@googlegroups.com>
Từ Sài Gòn gần Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tối ngày 31/3/2025, ngày kết
thúc chuyến Hành Hương Thánh Mẫu Thừa Sai Bác Ái Xuyên Việt Năm Thánh
2025,
Hôm nay, phái đoàn TĐCTT 11/27 anh chị em (trừ 3 chị ở
VN) đã rời VN trở về Hoa Kỳ: 1 vào lúc 8 giờ 20 am cất cánh, 4
về Hoiuston TX lúc 3 giờ 55 chiều va 5 về lúc 5 rưỡi chieu (4 về OC CA
và 1 về Seattle WA). Xin LTXC và Mẹ Maria Thừa Sai Bác Ái đầu tiên đồng
hành với từng anh chị em trong phái đoàn đã được đi đến nơi thì cũng
được về đến chốn.
Với tinh thần hiệp thông tham gia sứ
vụ với nhau kèm theo lòng tri âm cảm tạ LTXC đã ban cho chúng
ta cơ hội ngọc ngà để sống cùng loan truyền LTXC,
chúng ta cùng nhau theo dõi một số hình ảnh
tiêu biểu ve nhung giay phut cuoi cung cua chuyen di sau đây nhé:
em tinh
Phái đoàn TĐCTT dâng 1 chuỗi Mân Côi và 1 chuỗi Thương
Xót chung cuối cùng sau Lễ 5 rưỡi sáng
ở Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn và trước khi chup tấm hình
chung o bac them cung thánh


Trước tượng đài Nữ
Vương Hòa Bình / Regina Pacis ở khuôn viên cuoi Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn,
sau chuỗi Mân Côi và chuỗi Thương Xót trong nhà thờ,
phái đoàn TĐCTT đã
tập trung ngước mắt tin yêu để chung tiếng hát 2 lần bài “Mẹ ơi đoái
thương xem nước Việt Nam, trời u ám nước non điêu tàn…”

Những anh chị em còn lại trong phái đoàn 30 người qua
đêm ở khách sạn Asian Ruby gần Bến Bạch Đằng và còn lại trước giây phút
chia tay nhau ra phi trường,
chỉ trừ 2 cặp Đạt Hoà về Bảo Lộc sau đó lúc 11 giờ
sáng và cặp Hoàng Hoa vẫn ở lại khách sạn thêm 4 đêm nữa để tiếp tục làm
việc bác ái riêng của AC.
Bữa tiệc ly trua ở nhà hàng Hương Cau gần phi trường.
Ngoài 2 món khai vị đặc sản của Nhà hàng này là gỏi và
chả giò còn 3 món chính là Cơm chiên Cá mặn, Đậu
hũ hải sản tay cảm và Cải bẹ xanh đậu hũ non
Phái đoàn TĐCTT về lại HK ngày 31.3: 4 anh chị em về
Houston TX với hãng bay Eva lúc 3:55 pm, bao
gồm cặp Điềm Mỹ và quý Chị Vũ Mùi cùng Phan
Thanh, và 2 người
về với hãng bay China vào lúc 5 rưỡi, bao gồm Chị Nguyễn Kim Ngọc (thu 2
tu trai) ở Seattle WA và Anh Hà Tuấn Anh (ngoai cung phai) ở OC CA.
Ban tổ chức cặp TĐCTT tấn tĩnh và thuý Nga và ban
chuyên chở là quý anh Quốc với Tới.
Hẹn tái ngộ năm 2027 với chuyến Hành trình Việt Nam Thừa Sai Thương
Xót.
From: Tinh
Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Mon, Mar 31, 2025 at 6:39 PM
Subject: TĐCTT Hành hương Thánh Mẫu Thừa sai Bác ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025:
Thánh lễ Chúa Nhật 23.3 ở Giáo xứ Truyền giáo Kala Di Linh
To: <LTXC-TDCTT@googlegroups.com>
Cc: <phaidoanhanhhuongthuasaibacai2025@googlegroups.com>
Từ Sài Gòn em xin chào buổi sáng ngày Thứ Ba mùng 1.4 quý AC
TĐCTT rất thân thương của em trong LTXC vô biên,
Sau chuyến Hành hương Thánh Mẫu Thừa Sai Bác Ái Xuyên Việt
Năm Thánh 2025, 16/27 anh chị em ở HK vẫn ở lại VN, trong đó có vợ chồng
chúng em ở thêm 10 ngày nữa cho tới ngày 11.4. Sau đó em mới có giờ để tường
trình toàn bộ chuyến Hành trình lịch sử vào cả thời điểm Năm Thánh 2025 lẫn
50 Năm tha hương.
Tuy nhiên trong khi chờ đợi em vẫn cố gắng giữ liên lạc
với quý AC TĐCTT rất thân thương của em bằng những emails về một số mục
hay nơi đặc biệt gây ấn tượng nhất trong chuyến đi.
Trước hết là Giáo xứ truyền giáo Kala ở Di Linh GP Đà
Lạt, nơi Nhóm TĐCTT đã mở Khóa LTXC đầu tiên vào chính Chúa Nhật 3 Mùa
Chay, nhờ đó anh chị em TĐCTT mới được dịp chứng kiến thấy sức sống
thiêng liêng của cộng đoàn đức tin dân tộc khi tham dự Thánh lễ Chúa
Nhật 23.3 (email hôm nay), và còn được thưởng thức buổi tối giao lưu văn
hóa dân tộc cùng ngày hôm ấy nữa.
Sau đây là một số điểm đặc biệt chúng em đã cảm thấy rất
ấn tượng, như phái đoàn TĐCTT đã chứng kiến tại Giáo xứ Thánh Phaolô ở
Monapo Mozambique ngày Chúa Nhật truyền giáo 20/10/2024.
1. Đến nhà thờ rất sớm, ngôi nhà thờ mới khang trang rộng
lớn được khánh thành ngày mùng 2.1.2025;
2. Ai đến trước thì cứ lên trên ngồi thứ tự từng hàng ghế
một, đông đảo ngồi ở cả ngoài nhà thờ;
3. Tham dự Thánh lễ 6 giờ sáng, 1 trong 3 Thánh lễ CN,
một cách nghiêm trang về cử chỉ và chỉnh tề trân trọng về quần áo:
4. Sau lễ tất cả đều ở lại dâng kính Đức Mẹ ở Đền Nữ
Vương Các Thánh Tử Đạo;
5. Thậm chí xe gắn máy đậu ở sân nhà thờ cũng rất lớp
lang.
Những tấm hình tiêu biểu sau đây chứng thực những nhận
xét của cá nhân em cũng như của chúng em:
em tĩnh
From: Tinh
Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Wed, Apr 2, 2025 at 2:49 PM
Subject: TĐCTT Hành hương Thánh Mẫu Thừa sai Bác ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025:
Các mục giao lưu văn hóa ...
To: <LTXC-TDCTT@googlegroups.com>
Cc: <phaidoanhanhhuongthuasaibacai2025@googlegroups.com>
Từ Phan Rang em xin chào bình minh ngày Thứ Năm mùng
3/4/2025 quý AC TĐCTT rất thân thương của em trong LTXC vô biên,
Tạ ơn LTXC đã đưa những anh chị em về ngày 31.3 bằng
an, bao gồm 4 anh chị ở Houston TX và 5 AC ở Orange County Nam
California, còn 1 chị ở Seattle WA nữa chưa thấy tin báo từ chị, hy
vọng chị cũng an toàn.
Hôm nay 3 chị nữa trong phái đoàn về lại Mỹ, trong đó
có 2 chị ở Orange County và 1 chị ở Los Angeles. Người cuối cùng ở
New Jersey NJ về Mỹ vào ngày 24.4 sau Chúa Nhật Phục Sinh.
Riêng 2 vợ chồng chúng em, trong thời gian 10 ngày ở
lại quê hương đất nước thân yêu, thời gian tổng cộng đúng 1 tháng,
dài nhất trong 6 lần chúng em về VN trong 50 năm tha hương. Thật
vậy, lần thứ 6 về VN năm 2025 này, sau chuyến đi 21 ngày với chung
nhóm và sau 2 ngày còn ở Sài Gòn, ngày 31.3 và 1.4, sáng mùng 2.4
chúng em đã đi xe lửa về Phan Rang trước khi ra Đà Năng vào chiều
Thứ Sáu tuần này và ở đó cho tới Thứ sáu tuần sau, ngày 11.4, mới từ
Đà Năng về thẳng Mỹ.
Bởi vậy, trong thời gian còn xa cách em vẫn cố gắng
giữ liên lạc với quý AC TĐCTT rất thân thương của em bằng email hằng
ngày về một điểm đặc biệt nào đó trong chuyến đi vừa qua. Như 2 ngày
vừa rồi về thực trạng sống đạo rất sốt sắng của cộng đoàn dân Chúa
được tỏ hiện nơi việc tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật 23.3 ở Giáo xứ Kala
Di Linh và Thánh lễ trọng Truyền Tin 25.3 nhưng không buộc ở Giáo xứ
Đạ Tông Đam Rông.
Hôm nay em xin mời quý AC tiếp tục với mục giao lưu
văn hóa dân tộc ở 2 nơi khác nhau, một ở cơ sở phục vụ bác ái và
một ở giáo xứ truyền giáo: trước hết tại Mái Ấm Martino ở Cam Lộ
Quảng Trị của quý Sơ MTG Huế tối ngày 18.3 trước bữa tối, với các em
thiếu nhi dân tộc nữ, cũng như tại Giáo xứ Kala Di Linh Lâm Đồng tối
23.3 sau bữa tối với các em thiếu niên nữ và thiếu nữ trong giáo xứ.
Riêng tại Giáo xứ Kala, mục giao lưu văn hóa còn có một màn thật sự
là giao lưu văn hóa với sự tham gia của cả Phái đoàn TĐCTT nữa.
Với tinh thần hiệp thông tham gia sứ vụ với nhau kèm
theo lòng tri ân cảm tạ LTXC đã ban cho chúng ta cơ hội ngọc ngà để
sống cùng loan truyền LTXC,
chúng ta cùng nhau theo dõi một số hình ảnh tiêu biểu
về hai mục giao lưu văn hóa dân tộc sau đây nhé:
em tĩnh
Em sẽ phổ biến video clips về các màn giao lưu văn hóa
này sau nhé.
Mái Ấm Martino của Quý Sơ MTG Huế ở
Cam Lộ Quảng Trị
Giáo xứ Kala Di Linh Lâm Đồng GP Đà Lạt
From: Tinh
Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Tue, Apr 1, 2025 at 5:52 PM
Subject: TĐCTT Hành hương Thánh Mẫu Thừa sai Bác ái Xuyên Việt Năm Thánh
2025:
Thánh lễ Truyền Tin Thứ Ba ngày 25.3 ở Giáo xứ Truyền giáo Đạ
Tong Đam Rông GP Đà Lạt
To: <LTXC-TDCTT@googlegroups.com>
Cc: <phaidoanhanhhuongthuasaibacai2025@googlegroups.com>
Từ Sài Gòn em xin chào buổi sáng ngày Thứ Tư mùng 2.4 quý AC TĐCTT rất
thân thương của em trong LTXC vô biên,
Nhân ngày tưởng nhớ 20 năm qua đời của Thánh Giáo Hoàng Gioan
Phaolô II hôm nay, Đấng sáng lập Nhóm TĐCTT chúng ta bằng lời kêu gọi của
ngài ngày Thứ Bẩy 17.8.2002 khi ngài cung hiến Đền Thờ LTXC ở TGP Krakow Ba
Lan, em xin tiếp tục gửi về quý AC TĐCTT một số hình ảnh lịch sử và ấn tượng
trong chuyến Hành hương Thánh Mẫu Thừa Sai Bác Ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025
của chúng ta vừa qua.
Trong chuyến Hành hương Thánh Mẫu Thừa Sai Bác Ái Xuyên Việt
Năm Thánh 2025 phái đoàn TĐCTT ghé thăm các giáo xứ và giáo họ truyền giáo,
Giáo họ Hàm Rồng ở Lào Cai GP Hưng Hoá, giáo họ Đồng Bầu ở Ninh Bình GP
Phát Diệm, nhất là ở 2 giáo phận Đà Lạt và Nha Trang, 2 Giáo phận Nhóm TĐCTT
chưa hề tới trong Hành trình Truyền giáo Xuyên Việt I 2016 và II 2018.
Nếu GP Nha Trang có 1 giáo họ và 2 giáo xứ truyền giáo đều ở
Ninh Thuận là Tầm Ngân, Lương Giang (giáo họ) và Bà Râu, thì GP Đà Lạt cũng
thế, bao gồm Giáo xứ truyền giáo Kala ở Di Linh, giáo họ truyền giáo Thánh
Phaolô ở Bảo Lộc và giáo xứ truyền giáo Đạ Tông ở Đam Rông.
Theo sự quan phòng thần linh vô cùng màu nhiệm của LTXC, nhóm
TĐCTT đã đến giáo xứ truyền giáo Đạ Tông được thêm vào lịch trình cuối cùng,
một giáo xứ truyền giáo lớn nhất GP Đà Lạt và có thể nói lớn nhất của Giáo
Hội ở VN, với hơn 11 ngàn giáo dân hầu như toàn tòng anh chị em người dân
tộc.
Phái đoàn đã chứng kiến một lần nữa, nơi Nhà thờ Giáo xứ Đạ
Tông, ngôi nhà thờ mới từ năm 2007, thời điểm 80 năm truyền giáo ở Giáo
phận Đà Lạt của vị thừa sai người Pháp Jean Cassaigne, một cảnh tượng sống
đạo chẳng những như ở Giáo xứ Kala Di Linh hôm CN 23.3, một ngày lễ bắt buộc
theo luật, mà còn thấy được lòng đạo đức và đức tin của cộng đoàn dân Chúa ở
giáo xứ truyền giáo Đạ Tông này ở chỗ cho dù không phải lễ buộc mà chỉ là Lễ
Trọng nhưng giáo dân vẫn dự lễ 5 giờ 15 sáng hết sức đông đảo.
Những tấm hình tiêu biểu sau đây chứng thực những nhận
xét của cá nhân em cũng như của chúng em:
em tĩnh
Phái đoàn TĐCTT với Cha Chánh xứ Đạ Tông Nguyễn Văn Gioan, nguyên
tiểu chủng sinh Lớp 8 (đệ ngũ) Tiêu chủng viện Simon Hòa Đà Lạt niên khóa
1972-1973
Hai thầy trò được tái ngộ sau 52 năm xa cách, nhưng vẫn
"hiệp thông Tham gia Sứ vụ" truyền giáo là bản chất của Giáo Hội (xem sắc
lệnh Ad Gentes khoản 2),
cho dù giờ đây trò đã cao hơn thầy về tầm vóc (so với năm
1972-1973 khi trò mới học lớp 8), và cao hơn thầy về ơn gọi linh mục.
From: Tinh
Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Thu, Apr 3, 2025 at 3:49 PM
Subject: TĐCTT Hành hương Thánh Mẫu Thừa sai Bác ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025:
Phái đoàn TĐCTT trú ngụ qua đêm ở các cơ sở Công giáo
To: <LTXC-TDCTT@googlegroups.com>
Cc: <phaidoanhanhhuongthuasaibacai2025@googlegroups.com>
Từ Phan Rang em xin chào bình minh ngày Thứ Sáu đầu
tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu mùng 4/4/2025 quý AC TĐCTT rất thân
thương của em trong LTXC vô biên,
Trước khi rời Phan Rang để ra Nha Trang sáng nay và từ đó
bay về Đà Nẵng chiều tối hôm nay, em xin tiếp tục gửi đến quý AC TĐCTT rất
yêu dấu của em email đầu tiên trong 3 emails về các nơi qua đêm của phái
đoàn TĐCTT trong chuyến Hành hương Thánh Mẫu Thừa Sai Bác Ái Xuyên Việt Năm
Thánh 2025 vừa rồi.
Chuyến đi tất cả là 21 ngày từ khi rời HK ngày 11.3 đến
ngày 31.3. Tuy nhiên chỉ có 19 ngày ở VN thôi, từ ngày 13.3. Bởi vậy phái
đoàn TĐCTT qua chỉ có 18 đêm, trong đó có 9 đêm ở 7 cơ sở Công giáo (2 cơ sở
ở mỗi nơi 2 đêm), 5 đêm ở Dòng tu và 4 đêm ở Khách sạn. Mỗi nơi qua đêm chỉ
là 1 tấm hình tiêu biểu liên quan đến ngôi nhà qua đêm của phái đoàn mà
thôi.
1. Nhà xứ Giáo xứ Sapa GP Hưng Hóa đêm 13-14.3
2. Nhà Khách Lâm Bích của Dòng MTG Huế ở Lavang đêm 18.3
3. Giáo xứ Kala ở Di Linh Lâm Đồng của GP Đà Lạt đêm
22-23/3
4. Giáo xứ Đạ Tông ở Đam Rông Lâm Đồng của GP Đà Lạt đêm 24.3
5. Trung Tâm Mục Vụ GP Đà Lạt Lâm Đồng đêm 25.3
6- Nhà Khách Mẹ Thăm Viếng của Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh
Mục ở Tà Pao đêm 27.3
7. Trung Tâm Tĩnh Tâm Đức Mẹ Carmelo của Dòng Mẹ Chúa Cứu
Chuộc / Đồng Công ở Giang Điền đêm 30.3
From: Tinh
Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Fri, Apr 4, 2025 at 3:41 PM
Subject: TĐCTT Hành hương Thánh Mẫu Thừa sai Bác ái Xuyên Việt Năm Thánh
2025:
Phái đoàn TĐCTT trú ngụ qua đêm ở các
Dòng Tu,
To: <LTXC-TDCTT@googlegroups.com>
Cc: <phaidoanhanhhuongthuasaibacai2025@googlegroups.com>
Từ Đà Nẵng em xin chào bình minh ngày Thứ Bảy đầu tháng ngày 5/4/2025
quý AC TĐCTT rất thân thương của em trong LTXC vô biên,
Trong 18 đêm Xuyên Việt ở VN, ngoài 9 đêm ở 7 cơ sở
Công giáo, phái đoàn TĐCTT còn được ở trực tiếp trong các Dòng tu, nhờ
đó anh chị em tông đồ giáo dân bụi đời TĐCTT được dịp thanh tẩy tâm hồn
bởi bầu khí linh thiêng Thánh Đức của các nữ tu và nam đan sĩ. Ngoài ra
thân xác còn được hoan hưởng các món đặc sản tu trì tinh khiết được nấu
dọn và phục vụ bởi các bàn tay đồng trinh.
Bởi vậy để tỏ lòng tri ân cảm tạ, phái đoàn
đã hậu tạ các Dòng tu qua đêm hay mời dùng bữa trưa ... một cách xứng
đáng nhất có thể với tất cả tấm lòng của mình! Mỗi nơi it là 1 ngàn MK,
bao gồm bữa tối, phòng ngủ và bữa sáng. Và các nơi tiếp phái đoàn bữa
trưa hay tối phái đoàn tặng từ 300 MK trở lên. Ngoài ra quý AC trong
phái đoàn còn nối vòng tay lớn đóng góp thêm cho mỗi Dòng. Tạ ơn LTXC và
cám ơn quý Cha, quý Sơ và quý Thày.
1. Dòng MTG Hưng Hóa ở Sơn Tây đêm 15.3
2. Đan viện Xito Nho Quan Ninh Bình đêm 16.3
3. Dòng MTG Vinh ở Nghệ An đêm 17.3
4. Dòng Thánh Phaolo de Chartres ở Pleiku đêm 20.3
5. Dòng Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình ở Buôn Ma Thuột đêm 22.3
From: Tinh
Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Sat, Apr 5, 2025 at 2:02 PM
Subject: TĐCTT Hành hương Thánh Mẫu Thừa sai Bác ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025:
Phái đoàn TĐCTT trú ngụ qua đêm ở các Khách sạn.
To: <LTXC-TDCTT@googlegroups.com>
Cc: <phaidoanhanhhuongthuasaibacai2025@googlegroups.com>
Từ Đà Nẵng em xin chào bình minh Chúa
Nhật 5 Mùa Chay ngày 6/4/2025 quý AC TĐCTT rất thân thương của em trong LTXC
vô biên,
Ngoài 9 đêm ở 7 cơ sở Công giáo và 5 đêm ở 5 Dòng tu, phái
đoàn TĐCTT qua 4 đêm ở 4 Khách sạn nữa. Thật vậy, chỉ vì không tìm được cơ
sở Công giáo hay Dòng tu nào ở địa phương này nên phái đoàn mới đành để LTXC
chiều chuộng, ở chỗ cho hưởng thụ một chút để lấy sức đi tiếp và trở về Mỹ
sau chuyến đi đường trường Xuyên Việt mệt mỏi với một phái đoàn hầu hết 65
trở lên tới 83. Điển hình nhất là ở Huế phái đoàn đã xin qua đêm ở đan viện
Biển Đức Thiên An Huế như năm 2018 nhưng rất tiếc không còn chỗ...
Tuy nhiên, dù có ở các khách sạn 4 sao như Huế và Sài Gòn,
hay ở các khu nghỉ mát Resort như ở Ninh Chữ Phan Rang hoặc Bến Tre Vĩnh
Long, giá bao gồm cả điểm tâm sáng all you can eat ngon lành vẫn chỉ bằng
nửa hay hơn một chút số tiền phái đoàn tặng cho các dòng tu thôi.
1. Khách sạn Cherish ở Huế đêm 19.3 sau khi kính viếng Đức
Mẹ Lavang và tham quan thành phố Huế.
(Chỉ riêng Khách sạn này thì em không thể tìm được 2
tấm hình tiêu biểu nào để phổ biến nên em đành phải tạm lấy từ Google)
2. Ninh Chữ Resort TTC đêm 26/3 sau khi kính viếng Đức
Mẹ Tà Pao và trước khi kính viếng Đức Mẹ La Mã Bến Tre.
3. Bến Tre Riverside Resort đêm 28/3 cách 40 km Trung
tâm Hành hương Đức Mẹ hằng cứu giúp ở Giáo xứ La Mã Bến Tre GP Vĩnh
Long
4. Asian Ruby Sài Gòn đêm 30/3 gần ngay trung tâm Bến
Bạch Đằng và Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
From: Tinh
Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Sun, Apr 6, 2025 at 2:21 PM
Subject:
TĐCTT Hành hương Thánh Mẫu Thừa sai Bác ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025...
Còn vọng ngân nơi một Dòng Nam
To: <LTXC-TDCTT@googlegroups.com>
Cc: <phaidoanhanhhuongthuasaibacai2025@googlegroups.com>
Từ Đà Nẵng em xin chào bình minh Thứ Hai ngày 7/4/2025 quý
AC TĐCTT rất thân thương của em trong LTXC vô biên,
Thật vậy, chuyến Hành hương Thánh Mẫu Thừa Sai Bác Ái
Xuyên Việt Năm Thánh 2025 của Nhóm TĐCTT chúng ta, sau khi hành trình đã
chính thức hoàn tất vào ngày 31.3, vẫn còn tiếp tục vọng ngân nơi một
dòng nam, một dòng nữ và một cơ sở bác ái. Trước hết là một Dòng nam...
Tạ ơn LTXC đã cho 2 vợ chồng chúng em có cơ hội hiếm
quý để, trong thời gian 10 ngày còn lại quê hương đất nước VN thân yêu
sau chuyến Hành trình VN Năm Thánh 2025 với chung nhóm, chúng em được
đến với 3 hội dòng nữa, đó là Dòng Chúa Cứu Thế ở Đền Đức Mẹ Hằng Cứu
Giúp TGP Sài Gòn, Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ ở Bình Cang GP Nha Trang và Dòng
Camillo ở Quảng Nam GP Đà Năng.
Sau bữa trưa tạm biệt người về người ở ngày Thứ Hai
31.3.2025, chúng em đã tiễn quý AC trong phái đoàn ra phi trường TSN về
HK hôm đó, chúng em đã thuê xe về thăm thân nhân ở gần Đền Đức Mẹ Hằng
Cứu Giúp ở đường Kỳ Đồng. Hôm sau chúng em đã dự lễ 5 giờ sáng và tham
quan khu vực của cả Đền Đức Mẹ lẫn nhà dòng Chúa Cứu Thế.
Riêng em, ngay từ nhỏ ở Hà Nội, nhà ở Phố Hàng Bột,
thỉnh thoảng được bố dẫn bộ hành đến Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Thái Hà
Ấp không xa nhà bao nhiêu. Và gia đình em cũng di cư vào nam 1954 bằng
máy bay từ Phi trường Nội Bài sáng sớm, nhưng điểm xuất phát là từ Đền
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Thái Hà ấp và được di chuyển bằng xe cam nhông
băng qua cầu Long Biên, một di tích lịch sử vẫn còn nguyên hình hài của
nó cho tới tận bây giờ, giống như Nhà Thờ Nhà Đá ở xã Mỹ Hiệp Quận Phù
Mỹ tỉnh Bình Định vậy.
Sau đây là một vài hình ảnh tiêu biểu về Dòng Chúa Cứu
Thế ở Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn vào thời điểm Nhà Dòng này mừng
100 năm du nhập vào VN cũng là thời điểm 62 năm hiện diện của Đền Đức Mẹ
Hằng Cứu Giúp Sài Gòn. Phái đoàn TĐCTT trong chuyến Hành hương Thánh Mẫu
Thừa Sai Bác Ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025 cũng đã dự lễ 5 giờ sáng ngày
20.3.2025 ở Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở Huế, nơi xuất phát đầu tiên của
hội dòng này ở VN.
Trước hết là Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Sau nữa là Nhà Dòng Chúa Cứu Thế ở TGP Sài Gòn
From: Tinh
Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Mon, Apr 7, 2025 at 2:22 PM
Subject:
TĐCTT Hành hương Thánh Mẫu Thừa sai Bác
ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025:... Còn vọng ngân nơi một Dòng Nữ
To: <LTXC-TDCTT@googlegroups.com>
Cc: <phaidoanhanhhuongthuasaibacai2025@googlegroups.com>
Từ Đà Nẵng em xin chào bình minh Thứ Ba ngày 8/4/2025 quý AC TĐCTT rất thân
thương của em trong LTXC vô biên,
Trong chuyến Hành hương Thánh Mẫu Thừa Sai Bác Ái Xuyên Việt
Năm Thánh 2025, phái đoàn TĐCTT đã đến viếng thăm và tặng quà cùng ngày
26.3.2025 cho Giáo xứ Truyền giáo Tầm Ngân, Giáo họ Truyền giáo Lương Giang
và Giáo xứ Truyền giáo Bà Râu, cả 3 đều ở Ninh Thuận GP Nha Trang. Tuy
nhiên, ở Giáo xứ Tầm Ngân và Giáo xứ Bà Râu, phái đoàn còn ghé thăm cộng
đoàn của quý Sơ Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ, một hội dòng đã được Đức Cha Marcel
Piquet Lợi thành lập ngày 15.9.1958 ở GP và cho GP Nha Trang, và đang "hiệp
thông tham gia sứ vụ" Thừa Sai Bác Ái của giáo phận và với giáo phận ở khắp
nơi trong giáo phận. Tuy thời gian giao lưu gặp gỡ với quý Sơ ngắn gọn nhưng
lại là những giây phút thân tình và hiệp hành giữa những tâm hồn tận hiến tu
trì trẻ trung nữ giới với thành phần tông đồ giáo dân nam nữ lão niên.
Quý Sơ ở Giáo xứ Truyền giáo Tầm Ngân đãi phái đoàn TĐCTT
ở cộng đoàn của quý Sơ một bữa giải khát toàn là những thứ khoái khẩu bất
khả kháng để thưởng thức, cho dù bụng còn no ngay sau bữa trưa được giáo xứ
tiếp đãi, những món giải khát hấp dẫn như những trái bắp dẻo, những trái
chuối lịm và những quả dừa non với nước ngọt và cùi mềm.
Ở Giáo xứ Bà Râu, phái đoàn TĐCTT lại được cộng đoàn quý
Sơ cùng Dòng tiếp thêm những quả na hiếm quý ở bên Mỹ...
Nhà Mẹ Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ
Trưa ngày Thứ Sáu mùng 4.4.2025, sau khi rời Sài Gòn buổi
sáng và trước khi ra Đà Năng buổi chiều tối cùng ngày hôm đó, chúng em đã
ghé vào Nha Trang thăm Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ ở Bình Cang, nơi tu trì thân
thương từ thời niên thiếu của nàng TĐCTT Thúy Nga mấy năm trước biến cố quốc
biến 30.4.1975.
Khu nhà nguyên thủy của nhà Dòng từ khi sáng lập và các em
đệ tử sinh sống ở đây, trong đó có 2 đệ tử sinh TĐCTT 52-53 năm về trước là
Chị Hoàng Thành ở Houston TX và Chị Thúy Nga ở Nam California.
From: Tinh
Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Tue, Apr 8, 2025 at 2:03 PM
Subject:
TĐCTT Hành hương Thánh Mẫu Thừa sai Bác ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025:...
Còn vọng ngân nơi một cơ sở phục vụ Bác ái
To: <LTXC-TDCTT@googlegroups.com>
Cc: <phaidoanhanhhuongthuasaibacai2025@googlegroups.com>
Từ Quảng Nam em xin chào bình minh Thứ Tư ngày
9/4/2025 quý AC TĐCTT rất thân thương của em trong LTXC vô biên,
Chuyến Hành hương Thánh Mẫu Xuyên Việt Năm Thánh 2025 của
Nhóm TĐCTT chúng ta vào thời điểm tưởng niệm và cử hành 50 Năm tha hương,
chúng ta còn thực hiện sứ vụ thừa sai bác ái nữa, liên quan đến cả 2 phương
diện là hoạt động truyền giáo (9 nơi) lẫn phục vụ bác ái xã hội (9
nơi). Trong 9 cơ sở phục vụ bác ái xã hội có 1 cơ sở phục vụ người lớn là
Trại Cùi Di Linh Lâm Đồng, nơi phái đoàn TĐCTT đã ghé thăm và tặng quà sáng
Thứ Hai 24.3.2025, trước khi xuống Bảo Lộc đến thăm Mái Ấm cùng Nghĩa trang
Tín Thác liên quan đến các thai nhi bị bỏ rơi hay tật nguyền...
Mái Ấm Tín Thác này, nhất là Trại Cùi ở Di Linh cho người
lớn, còn được vọng ngân nơi Phòng khám Chuyên khoa Y học Cổ truyền Phục hồi
Chức năng An Bình ở Quảng Nam của Dòng Tá viên Mục vụ Bệnh Nhân cũng là Dòng
Camillo Việt Nam.
Cơ sở của Dòng Camillo Việt Nam này mới hoạt động ở Quảng
Nam này được một năm, với 2 vị linh mục của Dòng Camillo, 1 cặp vợ chồng bác
sĩ trẻ từ Kiên Giang ra, cùng một số nhân viên y tá hầu hết ngoài Công
giáo...
Thánh Camillo de Lellis (1550-1614), Đấng sáng lập Dòng
Camillo hay Dòng Tá Viên Mục Vụ Bệnh Nhân, Quan Thày giới y bác sĩ và bệnh
nhân - Lễ kính ngày 14.7
Được giới thiệu từ một chị bạn ở Houston TX, chúng em đã
tìm đến một nơi của quý Cha Dòng Camillo ở Quảng Nam Đà Năng, nơi hy vọng có
thể giúp trị liệu cho cả nhà em bị run tay và bản thân em bị thần kinh tọa.
Dù chúng em đã muốn tự lo phương tiện để về đó nhưng Cha
Dũng giám đốc ở đây vẫn cùng với Cha Tài lái chiếc xe lớn 16 chỗ hơn một
tiếng ra tận phi trường Đà Năng đón chúng em.
Về đến trụ sở của các ngài thì vừa đúng 10 giờ đêm. Sáng
hôm sau, trước giờ trị liệu của ngày đầu tiên, Cha Tài đã dẫn chúng em đi
tham quan một vòng cơ sở phục vụ bác ái chuyên môn của Dòng ngài.
Công ty Trách nhiệm Hữu hạn (TNHH) Doanh Nghiệp Xã Hội (DNXH) Phòng khám Chuyên Khoa (CK) Y Học Cổ
Truyền (YHCT) Phục Hồi Chức Năng (PHCN) An Bình
Các Cha Camillo đến đây 2 năm, sau năm đầu chỉnh trang cơ sở và
phòng ốc cho hợp với dịch vụ y tế của mình, đã bắt đầu khai trương 1 năm
nay, với chi phí hằng tháng từ 8 đến 10 ngàn MK
Các bệnh nhân cần lưu trú (bao gồm cả ở xa) tự lo lấy bữa ăn sáng tuỳ nghi
Khu vực bệnh nhân hằng ngày có khoảng mấy chục người ở địa
phương và lưu trú (nhất là vì bệnh nặng) được khám bệnh, chuẩn bệnh cùng trị liệu cần thiết.
Nhưng tối đa cũng chỉ được 70 bệnh nhân, với phòng ốc, máy móc và nhân viên
hiện nay không thế đáp ứng hơn, bởi việc chữa trị cần nhiều thời gian...
Bệnh nhân nào cũng thế, không ai bảo ai, cứ theo chỉ
dẫn trong Sổ Theo Dõi Khám Chữa Bệnh mà làm.
Kể như suốt cả ngày, từ 8 giờ sáng tới 4 giờ chiều,
sáng 3 tiếng (8-11) và chiều 2 tiếng (14-16), trừ nghỉ trưa 3 tiếng
(11-14).
Phương Pháp chữa trị đồng loạt cho một số
đông bệnh nhân ở đây thật là khoa học và chuyên nghiệp!
Ngày Thứ Bẩy mùng 5.4 là ngày trị liệu đầu tiên của
chúng em trong 5 ngày. Ngày nào cũng thế, theo lịch trình được ấn định
bởi bác sĩ chuẩn bệnh,
chúng em đã cứ giờ, cứ phòng và cứ giường đã chỉ định
sẵn trong Sổ Bệnh mà đến để được trị liệu, hầu như miễn phí, theo phương
pháp cả tân thời (bằng máy và physical therapy) lẫn cổ truyền (bằng tay
và thuốc ta), bệnh trạng của mình, bao gồm các cách trị liệu mới như
sóng ngắn, nén ép, từ châm, laser MLS v.v.
Ở một khu vực 99% là lương dân người kinh, như
tại địa phương Quảng Nam này, cơ sở Phòng Khám của quý Cha Camillo Tá Viên
Mục Vụ Bệnh Nhân, tự bản chất, đã trở thành một trung tâm Thừa Sai Bác Ái
tuyệt vời.
Xin Đức Mẹ Ban Ơn chữa lành cho các bệnh nhân được LTXC
tác động đến với Phòng khám An Bình của Quý Cha Dòng Camillo Tá Viên Mục Vụ
Bệnh Nhân ở Quảng Nam này, để nhờ đó họ nhận biết LTXC mà được cứu độ qua
các vị thừa sai bác ái được LTXC sai đến với họ và sử dụng các vị để tỏ mình
ra ở vùng đất thấm máu của nhiều vị tử đạo vô danh và vẫn đang cam go trong
công cuộc gặt lúa thuộc GP Đà Năng đây.
From: Tinh
Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Wed, Apr 9, 2025 at 2:23 PM
Subject: TĐCTT Hành hương Thánh Mẫu Thừa sai Bác ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025:
Tưởng niệm và cử hành 50 năm tha hương ở Bến Bạch Đằng
To: <LTXC-TDCTT@googlegroups.com>
Cc: <phaidoanhanhhuongthuasaibacai2025@googlegroups.com>
Từ Quảng Nam em xin chào bình minh ngày Thứ Năm mùng 10/4/2025 quý AC TĐCTT
rất thân thương của em trong LTXC vô biên,
LTXC đã an bài cho Nhóm TĐCTT chúng ta trong chuyến Hành
hương Thánh Mẫu Thừa Sai Bác Ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025 được cơ hội ngọc
ngà để tưởng niệm và cử hành 50 Năm tha hương của Người Việt hải ngoại tại
chính Bến Bạch Đằng vào trúng ngày 30.3, trước 30.4 đen đúng một tháng.
Tạ ơn LTXC. Thật là một ân tình tuyệt vời. Nhờ đó chúng ta
đã cùng nhau tạ ơn LTXC đã cho bản thân chúng ta được hoan hưởng tự do sống
đạo và dâng dân nước Việt Nam thân yêu của chúng ta cho LTXC qua Trái Tim vô
nhiễm của Nữ Vương Hòa Bình. Do đó tại ngay Bến Bạch Đằng phái đoàn TĐCTT đã
hướng về phía Nhà Thờ Chính Toà Đức Bà Sài Gòn, nơi có tượng đài Regina
Pacis, để xin Đức Mẹ chuyển cầu cho quê hương dân nước, trước khi cùng nhau
đến Bến Nghé lên một nhà hàng du thuyền dạ hành để vừa dùng bữa tối tiệc ly
vừa lênh đênh ngắm cảnh thưởng ngoạn trên sông Sài Gòn.
Trong chuyến dạ hành trên Sông Sài Gòn tối 30.3.2025 tưởng
niệm 50 năm tha hương độc đáo này không phải để phái đoàn TĐCTT ngắm cảnh
thủ đô Sài Gòn đã được biến hình về đêm ở hai bờ sông Sài Gòn mà là để Người
Việt hải ngoại nơi bản thân của mỗi TĐCTT tri ân cảm tạ khi hồi tưởng những
giây phút lênh đênh vượt biển hiểm nguy khốn khổ để có được ngày hôm nay.
Với tinh thần hiệp thông tham gia sứ vụ
với nhau kèm theo lòng tri ân cảm tạ LTXC đã ban cho chúng
ta cơ hội ngọc ngà để sống cùng loan truyền LTXC, chúng ta
cùng nhau theo dõi một số hình ảnh tiêu biểu về những giây
phút phái đoàn TĐCTT tưởng niệm và cử hành 50 năm tha hương
của Người Việt hải ngoại sau đây nhé:
em tĩnh
Bữa tối tiệc ly trên chiếc du thuyền nhà hàng
về đêm hôm 30.3.2025 của phái đoàn TĐCTT ấy cũng mang tính cách bữa Vượt Qua
của Dân Do Thái...
Riêng em, khi thấy xuất hiện 2 lời chào ở bên kia
sông, một lời chào mang tên không còn là Sài Gòn và một tên là thành phố
Thủ Đức, rồi sau đó xuất hiện bảng hiệu Dòng MTG Thủ Thiêm, ký ức của em
liền trở về với quá khứ hơn 50 năm trước... Trưa ngày Thứ Bẩy mùng
5.4.1975 toàn bộ Dòng Đồng Công hơn 300 anh em, bao gồm cả vị Sáng lập,
đã xuống Phước Tỉnh bằng một đoàn xe đò Đức Hòa 5 chiếc và xe riêng, để
từ đó ra Phú Quốc tạm trú... rồi nếu cần thì chạy sang các nước Đông Nam
Á vừa lánh nạn vừa truyền giáo... cho đến khi thời cuộc trở lại an toàn
thì mới hồi hương...
Thế nhưng vừa xuống tới nơi thì nghe tin thuyền nào ra
khỏi bến sẽ bị bắn theo lệnh của vị Tỉnh trưởng Phước Tuy lúc ấy. Thế là
một nửa số anh em Đồng Công đã phải lưu lại Nhà Nghỉ Mát của Dòng MTG
Chợ Quán để trọ cho tới thời điểm an bài thần linh của LTXC thì Xuất
Hành vào sáng Chúa Nhật 27.4.1975... Để rồi cho dù không làm việc cho Mỹ
họ cũng được hạm đội 7 của HK đã đậu sẵn ở ngoài hải phận quốc tế vớt
lên tầu, đúng như lời trấn ăn tiên báo của vị Sáng lập sai họ đi để giữ
lấy Dòng và để truyền giáo... ở tận bên kia bờ trái đất là đệ nhất cường
quốc Hoa Kỳ....
Đó là lý do Tỉnh Dòng Đồng Công cũng là Dòng Mẹ Chúa
Cứu Chuộc (từ 11.2017) sẽ cùng với cộng đoàn dân Chúa nói riêng và cộng
đồng Người Việt hải ngoại nói chung long trọng tưởng niệm cùng cử hành
thời điểm 50 tha hương của mình. Nhóm TĐCTT cũng đã phát động chương
trình hội ngộ tại Ngày Thánh Mẫu 46 ở Carthage MO trong thời gian 31.7
đến 3.8.2025.
Xin LTXC và Vị Thừa Sai Bác Ái tiên khởi là Mẹ Maria
Thăm Viếng ngay sau Biến cố Truyền Tin Ngôi Lời Nhập Thể trong cung lòng
trinh nguyên của Mẹ tiếp tục làm chủ và điều khiển Hành trình Đức tin
của TĐCTT chúng ta là "Những người Lữ Hành Hy vọng" cho tới khi chúng
ta được hiệp thông Thần Linh với Ba Ngôi chí thánh là Cha và Con và
Thánh Thần. Amen.
Xin mời quý AC theo dõi tiếp chuyến Hành
hương Thánh Mẫu Thừa sai Bác ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025
với video đầu tiên, do Anh Bùi Hồng Việt / Bùi
Hiển thực hiện, về thành phần tham dự viên ở cái link sau đây:
From: Tinh
Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Fri, Apr 11, 2025 at 12:10 AM
Subject: TĐCTT Hành hương Thánh Mẫu Thừa sai Bác ái Xuyên Việt Năm
Thánh 2025:
Những di tích lịch sử hy vọng
To: <LTXC-TDCTT@googlegroups.com>
Cc: <phaidoanhanhhuongthuasaibacai2025@googlegroups.com>
Từ phi trường Đà Nẵng, em
xin chào bình minh ngày Thứ Sáu 11.4 quý AC TĐCTT rất thân thương của em
trong LTXC vô biên,
Trước khi trở về Mỹ hôm nay sau đúng 31 ngày được ở trên
quê hương đất nước thân yêu và sau
50 tha hương, em xin tiếp tục gửi email cuối cùng từ Việt Nam đến quý AC và
hẹn gặp lại quý AC chiều tối hôm nay ở HK, nhất là vào Ngày Tĩnh Tâm Thứ Bảy
26.4 để dọn
mừng Lễ LTXC CN 27.4, thời điểm đúng năm thứ 12 ĐTC Gioan Phaolô II được
Giáo Hội tuyên phong hiển Thánh 27.4.2014.
Email cuối cùng gửi quý AC từ VN hôm nay em xin ghi lại
các di tích lịch sử còn đó được em chụp vào sáng ngày cuối cùng của chuyến
đi, Thứ Hai 31.3.2025.
Vâng, sau Thánh lễ cuối cùng
vào lúc 5 rưỡi sáng Thứ Hai ngày 31.3.2025 và sau khi cầu nguyện cho dân
nước Việt Nam ở trước Công trường Nữ vương Hòa bình Regina Pacis cuối
Nhà Thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn, em đã mời anh chị em trong phái đoàn
cùng em trên đường bộ hành về lại khách sạn ghé thăm một số di tích lich
sử quan trọng ở thủ đô Sài Gòn trước 1975, bao gồm Dinh Độc Lập, Toà Đô
Chính và Nhà Quốc Hội, cả 3 đều ở gần Nhà Thờ Chính Toà, và cùng với Nhà
thờ Chính Toà Sài Gòn đã in đậm dấu ấn lịch sử của thời điểm VN giữa 2
cuộc di cư 1954 và 1975.
Vấn đề ở đây là Dân Việt quốc
nội còn đó, Người Việt hải ngoại còn đó và các di tích lịch sử chính yếu
ngày xưa vẫn còn đó thì quê hương đất nước vẫn còn đó... một niềm hy
vọng vào Đấng làm chủ lịch sử loài người, Đấng sẽ thương ban cho quê
hương dân nước Việt Nam công lý và hòa bình vào thời điểm an bài thần
linh của Ngài, và bằng cách thức huyền diệu của Ngài như Ngài đã bất ngờ
thực hiện ở Đông Âu năm 1989 và Liên sô năm 1991, qua vị giáo hoàng
người Ba Lan thuộc khối cộng sản Đông Âu bị ám sát chết hụt ngày
13.5.1981 tại Quảng trường Thánh Phêrô trong Quốc Đô Vatican.
NHÀ THỜ ĐỨC BÀ SÀI GÒN
Cho dù Công giáo là một tôn
giáo thiểu số ở VN so với Khổng giáo nhất là Phật giáo nhưng lại có một
Nhà Thờ đồ sộ ở ngay thủ đô Sài Gòn. Chưa hết, chính phủ Việt Nam Cộng
hòa trong thời gian giữa hai cuộc di cư được phục vụ bởi 2 vị Tổng thống
Công giáo là Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu. Đó là lý do Nhà thờ Đức
Bà Sài Gòn là di tích tôn giáo, cùng với 3 cơ sở dân sự chính được liệt
kê trên đây, liên quan đến một thời lịch sử Việt Nam.
Sau đây là những chi tiết về
4 cơ sở Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, Dinh Độc Lập, Tòa Đô Chính và Nhà Quốc
Hội, được em nghiên cứu vắn gọn từ Google như thế này:
Cố đạo Lefebvre tổ chức lễ đặt viên
đá đầu tiên xây dựng nhà thờ
vào ngày 28
tháng 3 năm 1863. Nhà thờ được
dựng bằng gỗ,
hoàn thành vào năm 1865, ban đầu gọi là Nhà thờ Saigon....Ngày 7 tháng
10 năm 1877, Giám mục Isidore Colombert đặt viên
đá đầu tiên trước mặt Phó soái
Nam Kỳ và đông đủ nhân vật cấp cao thời ấy. Nhà thờ được xây dựng trong
3 năm. Lễ
Phục Sinh, ngày 11 tháng 4 năm
1880, nghi thức cung hiến và khánh thành do cố đạo Colombert tổ chức
trọng thể với sự có mặt của Thống
đốc Nam Kỳ Charles
Le Myre de Vilers...
Ngày hôm sau, Hồng y Krikor
Bedros XV Aghagianian từ Roma qua Sài Gòn để chủ tọa lễ bế mạc Đại
hội Thánh Mẫu Toàn Quốc, đã làm phép bức tượng này vào buổi chiều
ngày 17 tháng 2 năm 1959. Từ sự kiện này mà từ đó nhà thờ có tên gọi
là Nhà thờ Chính Tòa Đức Bà Sài Gòn. Ngày 5 tháng 12 năm 1959, Tòa
Thánh đã cho phép làm lễ "xức dầu", tôn phong Nhà thờ chính tòa Sài
Gòn lên hàng tiểu Vương
cung thánh đường (basilique). Từ đó, tên gọi chính thức của
thánh đường là Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn. Năm 1960, Tòa
Thánh thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam với ba tòa Tổng Giám mục tại Hà
Nội, Huế và Sài
Gòn. Nhà thờ trở thành nhà
thờ chính tòa của vị tổng giám mục Sài Gòn cho đến ngày nay.
Nhà thờ là nơi tấn phong các
giám mục: Jean Cassaigne (tên Việt: Gioan Sanh) ngày 24 tháng 6 năm
1941, Phaolô
Nguyễn Văn Bình và Simon
Hòa Nguyễn Văn Hiền ngày 30 tháng 11 năm 1955, Philípphê
Nguyễn Kim Điền, Micae
Nguyễn Khắc Ngữ, Antôn
Nguyễn Văn Thiện, Giuse
Trần Văn Thiện ngày 22 tháng 1 năm 1961, Phaolô
Huỳnh Đông Các, Đa
Minh Nguyễn Văn Lãng, Nicôla
Huỳnh Văn Nghi ngày 11 tháng 8 năm 1974, Louis
Phạm Văn Nẫm ngày 2 tháng 2 năm 1978, Giuse
Vũ Duy Thống ngày 17 tháng 8 năm 2001.[5]
DINH ĐỘC LẬP
Dinh Độc Lập trước 1975 ở đầu đường Thống Nhất mà cuối
con đường này là Sở Thú và Vườn Bách Thảo
Trong thời
gian xây dựng, gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm tạm thời chuyển sang
sống tại Dinh
Gia Long.
Công trình đang xây dựng dở dang thì Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính ám
sát ngày 2
tháng 11 năm 1963.
Do vậy, ngày khánh thành dinh, 31
tháng 10 năm 1966,
người chủ tọa buổi lễ là Nguyễn
Văn Thiệu,
Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Từ ngày này, Dinh Độc Lập mới xây
dựng trở thành nơi ở và làm việc của tổng
thống Việt Nam Cộng hòa.
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sống ở dinh này từ tháng 10 năm 1967 đến
ngày 21
tháng 4 năm 1975.
Ngày 8 tháng 4 năm 1975, chiếc máy bay F-5E do
phi công Nguyễn
Thành Trung lái,
xuất phát từ Biên
Hòa, đã
ném bom Dinh nhằm mục đích ám sát Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, gây hư
hại không đáng kể.
TÒA ĐÔ CHÍNH SÀI GÒN
Tòa Đô Chánh Sài Gòn ở đầu đường Nguyễn Huệ, con đường
biến thành khu chợ hoa vào những ngày trước tết và cũng là con đường đâm
thẳng ra Bến Bạch Đằng.
Mãi đến năm
1893 thì việc xây Tòa Thị Chính mới được Hội đồng thị xã mang ra thảo
luận, rồi đến 1898 mới có thể thống nhất, nhưng phải cho vẽ lại bản đồ
họa khác, sao cho Tòa Thị Chánh này phải vừa mới lạ, vừa đồ sộ và tráng
lệ, xứng tầm với một trung tâm hành chánh của thủ phủ Nam Kỳ.
Thеo bài viết
của nhà báo Lý Nhân Phan Thứ Lang, bản thiết kế của kiến trúc sư Gardès
được duyệt và công trình được khởi công năm 1899. Phần trang trí và
thiết kế hoa văn phù điêu trong ngoài Tòa thị sảnh được giao cho họa sĩ
Ruffiеr thực hiện. Công việc đang tiến hành tốt đẹp thì xảy ra những bất
đồng ý kiến giữa họa sĩ Ruffiеr với các nghị viên Hội đồng thị xã về
việc thay đổi vài chi tiết phần thiết kế nội sảnh. Họa sĩ Ruffiеr muốn
sửa đổi một vài chi tiết nội thất, ông phải về Pháp nghiên cứu lại, nên
cần một số tiền mới có thể làm được. Hội đồng thị xã cũng chấp thuận.
Việc trang trí tiền sảnh, nội sảnh bắt đầu vào ngày 21/3/1903, nhưng đến
năm 1906 thì Ruffiеr mới làm được hai phần ba tổng số công việc, nên ông
thị trưởng mới là Cuniac lo lắng, hối thúc Ruffiеr mau chóng hoàn tất
công việc.
Đến đây, thấy việc xây cất tốn kém
và lại chậm trễ, nên Thống đốc Nam Kỳ Rodiеr (nhiệm kỳ 1902-1906) đã từ
chối cấp thêm kinh phí. Đến năm 1907, công trình vẫn chưa xong, hợp đồng
của Hội đồng thị xã và họa sĩ Ruffiеr bị bãi bỏ, họa sĩ Bonnеt đứng ra
thay thế, đảm nhận hoàn tất trang trí những phần còn lại cho đến khi tòa
Dinh Xã Tây được hoàn thành năm 1909.
Công viên Đống
Đa nằm ngay vị trí cắt ngang của 2 đại lộ sầm uất nhất của Sài Gòn, đó
là Nguyễn Huệ và Lê Lợi (tên đường thời Pháp là Charner – Bonard), chính
giữa là bùng binh Bồn Kèn (còn được gọi là bùng binh Cây Liễu, cũng là
bùng binh đầu tiên của Sài Gòn), bên trong bùng binh là đài phun nước
rất quen thuộc với người Sài Gòn trước 1975.
Xung quanh Bùng
Binh này là những công trình đã trở thành biểu tượng của Sài Gòn, như là
thương xá EDEN, kề bên công trường Lam Sơn đằng trước Opera House, bên
cạnh đó là Phòng Thông Tin nối liền với trụ sở hãng SEIC (Société
d’Exploitation Industrielle et Commerciale), còn có tên là Saigon
Garage. Sau này Saigon Garage không còn, thay thế vào đó là văn phòng
chi nhánh của Sài gòn Ngân hàng. Phía đối diện bên kia đường là Thương
xá TAX.
Thời VNCH, tòa
nhà được gọi là Tòa Đô Chánh, là nơi làm việc và hội họp của chính quyền
thủ đô.
TÒA NHÀ
QUỐC HỘI
Tòa Nhà Quốc Hội ở đầu
đường Lê Lợi và đằng sau là đường Hai Bà Trưng, và đường Lê Lợi băng
ngang qua đường Nguyễn Huệ rồi kéo dài xuống Chợ Bến Thành.
Quốc
hội Việt Nam Cộng hòa có hai thời kỳ rõ rệt dưới hai nền Cộng hòa
1955-1963 và 1967-1975. Giữa hai nền Cộng hòa là một thời gian quân quản
dưới quyền của các tướng lãnh, chủ yếu là Hội
đồng Quân nhân Cách mạng, Hội
đồng Quân lực,
và Ủy
ban Lãnh đạo Quốc gia.
Trong thời kỳ đó Quốc hội không hoạt động.
Đệ Nhất Cộng hòa
(1955 - 1963)
Quốc hội của Đệ
Nhất Cộng hòa Việt Nam chiếu theo Hiến
pháp 1956 có 123 đại biểu, hoạt động trong một viện
duy nhất.
Thời kỳ quân quản (1963 - 1967)
Từ năm 1963 cho đến khi
tái lập chính phủ dân sự, Việt Nam Cộng hòa không có quốc hội. Các tướng
lãnh lên nắm quyền có lập một số cơ chế để chiêu tập đóng góp của thành
phần dân sự nhưng không có tổng tuyển cử ở cấp quốc gia.
Đệ Nhị Cộng hòa (1967 - 1975)
Quốc hội lập hiến 1966
Quốc hội đầu tiên sau khi kết
thúc nền Đệ Nhất Cộng hòa là Quốc hội lập hiến, nhóm họp để soạn bản
hiến pháp mới cho chính thể dân sự tiếp thu quyền hành chánh từ tay các
tướng lãnh. Có 532 ứng cử viên ra tranh cử để chiếm lấy 117 ghế trong
cuộc tuyển cử ngày 11 Tháng 9,[2] 1966[3] Tổng
cộng là 4.274.872 người đi bỏ phiếu, chiếm 80,8% cử tri ghi danh.[4] Khoảng
sáu tháng sau thì đúc kết bộ luật căn bản để ra tuyên cáo ngày 18 Tháng
3, 1967, tức Hiến
pháp 1967.[5] Ngày
1 Tháng 4, 1967 Hiến pháp mới được ban hành.[2]
Tuyển cử năm 1967
Cuộc Tuyển
cử năm 1967 bầu
lên quốc hội chính quy và quốc hội lập hiến 1966 mới giải tán. Sau
đó Quốc
hội của Đệ
Nhị Cộng hòa Việt Nam hoạt
động trong khuôn khổ của Chương III của bản hiến pháp đó. Khác với
nền Đệ Nhất Cộng hòa, Quốc hội lần này chia thành hai viện: Thượng
viện và Hạ viện.
Thượng viện
Thượng viện có 60 đại biểu, gọi
là "nghị sĩ" do người dân đầu phiếu theo liên danh với nhiệm kỳ sáu năm.
Mỗi liên danh là 10 người nên Thượng viện là sáu liên danh được nhiều
phiếu nhất. Khác với dân biểu bên Hạ viện vốn phụ thuộc vào một địa
phương, liên danh nghị sĩ là đại diện toàn quốc. Trụ sở Thượng viện là
Hội trường Diên Hồng.[6] Tòa
nhà này năm 2000 được dùng làm Sở
Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Thượng viện cuối cùng trước khi
Việt Nam Cộng hòa tan vỡ gồm hai nhóm. Một nhóm thuộc nhiệm kỳ bầu lên
năm 1970. Phân nửa kia thuộc nhiệm kỳ bầu lên năm 1973, tức là mỗi ba
năm thì 30 trong 60 ghế Thượng viện phải ra tranh cử. Thượng viện có 11
ủy ban thường trực.
Tính đến năm 1974 Thượng viện có
năm khối:[7]
Thượng viện Việt Nam Cộng hòa
thập niên 1974 theo khối
-
Khối Dân chủ, 22 nghị sĩ,
thân chính phủ
-
Khối Thống nhất, 17 nghị sĩ
-
Khối Bông Huệ, 8 nghị sĩ,
đối lập với chính phủ
-
Khối Hoa Sen, 7 nghị sĩ, đối
lập với chính phủ
-
Khối không liên kết, 6 nghị
sĩ
Hạ viện
Hạ viện khóa đầu tiên
(1967-1971) có 137 đại biểu,[8] gọi
là "dân biểu" do người dân trực tiếp đầu phiếu căn cứ theo từng địa
phương. Đến khóa 2 (1971-1975) thì tăng lên thành 159 dân biểu.[9] Tính
đến năm 1974 thì cứ 50.000 cử tri thì có một dân biểu. Nhiệm
kỳ dân biểu là bốn năm. Các dân biểu được phân bổ làm việc trong 18
ủy ban thường trực. Trụ sở Hạ viện là nhà Quốc hội ở Công trường Lam
Sơn,[10] sau
năm 1975 là Nhà
hát Thành phố Hồ Chí Minh.
Hạ viện cuối cùng trước khi Việt
Nam Cộng hòa sụp đổ, được bầu lên vào Tháng Tám năm 1971, tức khóa 2. Kỳ
tuyển cử kế tiếp đáng ra sẽ diễn ra vào năm 1975.
Thập niên 1970 Hạ viện có sáu khối:[11]
-
Khối Cộng hòa, 50 dân biểu,
thân chính phủ
-
Khối Độc lập, 39 dân biểu
-
Khối Dân tộc Xã hội, 27 dân
biểu, đối lập với chính phủ dưới lãnh tụ luật
sư Trần
Văn Tuyên
-
Khối Quốc gia, 9 dân biểu
-
Khối Dân quyền, 16 dân biểu
-
Khối không liên kết.
Hoạt động
Năm 1972 khi quân Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa vượt vĩ
tuyến 17 mở cuộc tấn công Quảng
Trị, vào Mùa
hè đỏ lửa, Quốc hội thông qua "Luật Ủy quyền" để Tổng
thống Nguyễn
Văn Thiệu rộng quyền ứng phó với tình hình quân sự. Trong trường hợp
đó Tổng thống có quyền điều hành quốc sự bằng sắc luật mà không cần
thông qua quốc hội.[12]
Trong một sự kiện cuối cùng của
Quốc hội Việt Nam Cộng hòa là vào ngày 27 Tháng 4, 1975, khi lực lượng
của Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt
trận Dân tộc Giải phóng đã tiến vào cửa ngỏ thủ
đô Sài Gòn, lưỡng viện Thượng và Hạ viện thông qua nghị quyết chấp
nhận việc Tổng
thống Trần
Văn Hương trao quyền tổng thống cho bất cứ ai do ông chỉ định. Sự
việc này diễn ra trước áp lực của đối phương vì quân Giải phóng không
chấp nhận điều đình với chính phủ của Tổng thống Trần Văn Hương. Theo
luật pháp thì đây là hành động vi
hiến vì không chiếu theo Hiến
pháp nền Đệ Nhị Cộng hòa. Tuy nhiên các nghị sĩ đành phải "vi hiến
để cứu nước".[13] Trần
Văn Hương sau đó chuyển quyền cho Dương
Văn Minh nhưng rút cuộc đối phương cũng không chấp nhận, và giải
pháp chính trị cho cuộc chiến rơi vào tuyệt vọng.
Từ năm 1967 đến 1975, miền Nam
từng có một Quốc Hội với lưỡng viện riêng biệt: Hạ Nghị Viện và Thượng
Nghị Viện. Trụ sở Hạ Nghị Viện của Sài Gòn xưa, ngày nay là Nhà Hát
Thành Phố, còn trụ sở Thượng Nghị Viện hiện nay là Sở Giao dịch Chứng
khoán TpHCM nằm
trên đường Võ Văn Kiệt (trước đây là đường Bến Chương Dương). Quốc hội
lưỡng viện là hình thức lập pháp trong đó các nhà lập pháp phân ra thành
hai hội đồng phân biệt nhau: Thượng viện và Hạ viện. Bài viết này sẽ tìm
hiểu rõ hơn về 2 toà nhà
Quốc Hội rất đẹp ở Sài Gòn được người Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ 20.
Có một thực tế rằng chính quyền VNCH đã sử dụng 2 toà nhà
nghị viện này không đúng với chức năng ban đầu khi xây dựng, và hiện nay
chính quyền mới đã đưa 2 toà nhà
trở về đúng với mục đích ban đầu của nó.
Trụ sở Hạ Nghị Viện khởi đầu là 1
nhà hát đầu tiên của miền Nam, sau năm 1955 bị chuyển thành trụ sở Quốc
Hội, từ năm 1967 chuyển thành trụ sở Hạ Nghị Viện. Đến sau năm 1976, toà
nhà này mới được trả lại đúng công năng là một nhà hát. Trụ sở Thượng
Nghị Viện được chính quyền Pháp xây dựng với chức năng là một phòng
Thương Mại của Pháp ở Đông Dương. Đến năm 1955, toà nhà này bị chuyển
thành phòng Hội Nghị, đến năm 1967 chuyển thành trụ sở Thượng Nghị Viện.
Sau 1975, nơi này được chuyển về đúng công năng là phục vụ cho những
hoạt động thương mại.
Nhân viên chào cờ sáng Thứ Hai hằng tuần
BẾN BẠCH ĐẰNG VÀ TƯỢNG ĐÀI ĐỨC TRẦN
HƯNG ĐẠO
Công trường Mê Linh, trung tâm của Bến Bạch Đằng, nơi có Tượng Đài Đức
Trần Hưng Đạo, được nhìn từ lầu 8 của Khách sạn Asian Ruby sáng
31/3/2025
Bến Bạch Đằng dài khoảng 1,3 km, nằm trên đường Tôn Đức Thắng hướng ra
sông Sài Gòn, kéo dài từ cầu Khánh Hội đến nhà máy Ba Son.
Tên gọi Bến
Bạch Đằng được hình thành nhằm ghi dấu sự kiện 3 lần chiến thắng quân
xâm lược của nhân dân ta trên sông Bạch Đằng vào các năm 938 (Chiến
thắng Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán); năm 981 (Chiến thắng Lê Đại Hành
đánh tan quân Tống xâm lược); năm 1288 (chiến công của Hưng Đạo vương
Trần Quốc Tuấn trước quân Nguyên Mông).
Công trường Mê
Linh được biết đến là một vòng xoay giao thông nằm tại trung tâm Q.1,
nơi đây giao nhau với 6 cung đường lớn tại Sài Gòn và nằm gần công viên
Bến Bạch Đằng. Công trường này được xây theo hình bán nguyệt và được phủ
rất nhiều cây xanh và hoa lá xung quanh và ở giữa công trường là một hồ
nước nhân tạo cùng một tòa tháp cao đặt tượng của tướng Trần Hưng Đạo từ
trước năm 75 và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Ở đoạn giữa bến, nổi bật là
tượng đài Trần Hưng Đạo nằm ở công trường Mê Linh hình bán nguyệt, là
nơi giao thoa 6 tuyến đường: Tôn Đức Thắng, Thi Sách, Hai Bà Trưng, Phan
Văn Đạt, Hồ Huấn Nghiệp và Ngô Đức Kế. Thời Pháp thuộc, công trường này
tên gọi là Rigault de Genouilly - đô đốc thủy quân người Pháp, từng là
Thống đốc Nam Kỳ. Tượng đô đốc thủy quân sau này được đặt tại đây sau
khi ông qua đời.
Năm 1962, bức tượng Hai Bà
Trưng do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vẽ và điêu khắc Nguyễn Văn Thế thực
hiện, đã thay thế tượng Rigault de Genouilly. Tượng Hai Bà (cách gọi của
người miền Nam trước năm 1975) được dựng trên một bệ cao ba chân, phía
trước là đầu và vòi voi, tiếp nữa là hai chân voi, được giới điêu khắc
đánh giá đặc sắc, mới mẻ.
Tuy nhiên, tượng
đài này chỉ tồn tại khoảng một năm, bị đám đông giật đổ vào ngày
2/11/1963 do bị cho rằng gương mặt của tượng giống với hai mẹ con bà
Nhu, người đã có sáng kiến xây dựng tượng đài này.
Sau này, công trường Mê Linh
được giao cho hải quân Việt Nam Cộng Hòa nên đổi tên thành Bạch Đằng.
Năm 1967, phía hải quân kết hợp Hội Đức Thánh Trần tổ chức cuộc thi tạc
tượng Trần Hưng Đạo thay tượng Hai Bà Trưng. Đồ án thắng cuộc là tác
phẩm đầu tay của Phạm Thông - người mới tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Sài
Gòn.
Mẫu tượng Hưng Đạo Đại Vương
do Phạm Thông thiết kế cao 6 m, đứng trên bục tam giác cao gần 10 m,
trong y phục võ tướng, một tay tì lên đốc kiếm, tay kia chỉ xuống sông,
nói: "Phen này nếu ta không phá xong giặc Nguyên, thề không bao giờ trở
lại khúc sông này nữa". Hình ảnh oai hùng, bất khuất này đã thuyết phục
được ban chấm giải.
Ngoài những công trình đặc
sắc kể trên, bến Bạch Đằng còn thu hút tàu bè ra vào, nhiều cây xanh,
nhà hàng nổi tiếng... nên được người dân lui tới tập thể dục, tản bộ,
đạp xe trên vỉa hè. Đây cũng là nơi hẹn hò lý tưởng của những đôi tình
nhân. Chiều về, các cặp đôi hẹn nhau ra các quán dọc bờ sông vừa tâm sự
vừa ngắm nhìn dòng sông Sài Gòn thơ mộng.
Cũng vì vẻ đẹp của bến, nhạc
sĩ Y Vân trong bài hát "Sài Gòn đẹp lắm" có câu "Dừng chân trên bến khi
chiều nắng chưa phai/ Từ xa thấp thoáng muôn tà áo tung bay...". Dù
không nhắc đến cụ thể bến nào nhưng nhiều người cho rằng đó là bến Bạch
Đằng, nơi được coi là bến sông nhộn nhịp, đẹp nhất Sài Gòn.
Đúng là LTXC an bài, chuyến
Hành hương Thánh Mẫu Thừa Sai Bác Ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025 xảy ra
trước biến cố Tháng 4 đen 50 năm 1 tháng ở Bến Bạch Đằng tối 30.3.2025,
nơi có tượng đài Đức Trần Hưng Đạo (1228 - 1300), vị anh hùng dân tộc đã
oanh liệt chiến thắng quân Mông Cổ 3 lần (1258, 1285 và 1287), một đế
quốc trong thế kỷ 13 và 14 (1206 - 1368) đã từng chinh phục Âu Châu...,
trải dài 9.700 km hay 6 ngàn miles, từ Đông Âu đến biển Nhật Bản, bao
gồm cả Trung Đông phía nam và Siberia phía bắc.
Nhóm TĐCTT đã có dự định và phổ biến về chuyến Hành trình Truyền giáo
Văn hóa Liên Tôn ở Mông Cổ 9.2026, theo vết chân của vị Giáo Hoàng của
những gì là ngoại biên về cả địa dư lẫn nhân bản cùng nhân sinh và nhân
quyền, vì ngài là vị Giáo Hoàng được LTXC tuyển chọn "từ tận cùng trái
đất" (lời ngài ngỏ cùng chung thế giới và riêng Giáo Hội ngày được bầu
làm Giáo Hoàng 13.3.2013).
Xin mời quý AC theo dõi tiếp chuyến Hành hương Thánh Mẫu
Thừa sai Bác ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025
với video thứ 2, do Anh Bùi Hồng Việt / Bùi Hiển thực hiện, về ngày tham
quan và du ngoạn Sapa 14/3 ở cái
link sau đây:
https://www.youtube.com/watch?v=m8AKnBmNTLE
From: Tinh
Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Sat, Apr 12, 2025 at 7:49 AM
Subject: TĐCTT Hành hương Thánh Mẫu Thừa sai Bác ái Xuyên Việt Năm
Thánh 2025: Những Nét Chấm Phá
Tổng Quan
To: <LTXC-TDCTT@googlegroups.com>
Cc: <phaidoanhanhhuongthuasaibacai2025@googlegroups.com>
Từ Sa mạc San Bernardino Nam California, em xin chào
buổi sáng ngày Thứ Bảy 12/4/2025 quý AC TĐCTT rất thân yêu của em
trong LTXC vô biên,
Tạ ơn LTXC 2 vợ chồng chúng em đã đi đến nơi (VN)
về đến chốn (HK) sau đúng 31 ngày (11/3-4/2025) được bình an.
Cám ơn quý AC đã cầu nguyện cho chung phái đoàn
TĐCTT và riêng chúng em trong chuyến Hành Hương Thánh Mẫu Thừa
Sai Bác Ái Xuyên Việt
Năm Thánh 2025 và Kim Khánh 50 Năm Tha Hương vừa rồi.
Tất cả mọi sự một khi đã được
nên trọn theo LTXC và
trong LTXC thì
đều tốt đẹp và tuyệt vời ân tình thánh như
chúng ta đã đã ước nguyện và cùng cầu
xin với nhau và cho nhau ngay từ
ban đầu.
Theo thông lệ như các chuyến đi trước, dù là hành
hương hay truyền giáo, em sẽ từ từ tường trình toàn bộ chuyến đi
qua các emails được phân mục. bao gồm đầy đủ hình ảnh, videos và
ghi chú cần thiết.
Ngoài các emails tường trình cho mỗi chuyến đi,
có những chuyến em còn thực hiện một cuốn kỷ yếu kèm
theo cho quý AC tham dự hay muốn có nữa, nhất là để làm sử liệu
bất khả thiếu cho chung nhóm.
Thật vậy, em đã có ý định thực hiện các cuốn kỷ
yếu nữa, về những chuyến đi chưa có kỷ yếu, chẳng hạn như 2 cuốn
sau đây:
Cuốn Kỷ yếu "Tận Cùng Trái Đất" về
3 chuyến truyền giáo quốc tế: ở Calcutta Ấn Độ 2022 và ở Phi
Châu (Ethiopia và Mozambique) 2024, em sẽ cố
gắng hoàn tất trong năm 2025;
Cuốn Kỷ yếu "Hành Trình Thừa Sai" về 3
chuyến bác ái yêu thương: Hành trình VN Hội
Ngộ Yêu Thương 2019, Hành Hương Thánh Mẫu Thừa Sai Bác Ái 2025
và Hành Trình VN Thừa Sai Thương Xót 2027.
Hôm nay, trước khi đi sâu vào từng mục tường
trình về chuyến đi 2025 đầy ý nghĩa Năm Thánh 2025 cũng như sứ
vụ thương xót của TĐCTT trong thời
điểm lịch sử của quê hương dân nước Việt Nam thân yêu,
xin mời quý AC theo dõi lại toàn bộ tổng hợp
theo thứ tự thời gian các
emails em gửi trong suốt thời gian của chuyến đi cũng như sau
chuyến đi cho tới hôm qua nhé,
như cái link ở cuối email này.
Xin Mẹ Maria, Vị Thừa Sai Bác Ái tiên khởi và lý
tưởng tiếp tục đồng hành với Hành trình Đức tin trần thế mau qua
tạm gửi của từng tâm hồn TĐCTT chúng ta.
em tĩnh