SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO

 

2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014

 

 

Chia Sẻ Phụng Vụ Lời Chúa Tuần XXII Thường Niên Năm A và Chẵn

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL



Chúa Nhật


Phụng Vụ Lời Chúa


Bài Ðọc I: Gr 20, 7-9

"Lời Chúa làm cớ cho tôi bị nhục nhã".

Trích sách Tiên tri Giêrêmia.

Lạy Chúa, Chúa đã khuyến dụ tôi, và Chúa đã khuyến dụ được tôi. Chúa đã hùng mạnh hơn tôi và thắng được tôi: suốt ngày tôi đã trở nên trò cười, và mọi người đều chế nhạo tôi. Mỗi lần tôi nói, tôi phải la lớn và loan báo sự hung bạo và điêu tàn, cho nên lời Chúa làm cớ cho tôi bị nhục nhã và bị chế nhạo suốt ngày. Tôi đã nói rằng: "Tôi sẽ không nhớ đến Người nữa, sẽ không nhân danh Người mà nói nữa, thì lúc đó trong lòng tôi như lửa đốt nóng, âm ỉ trong xương cốt tôi, tôi kiệt sức, không chịu nổi nữa".

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 62, 2. 3-4. 5-6. 8-9

Ðáp: Lạy Chúa là Thiên Chúa con, linh hồn con khát khao Chúa (c. 2b).

Xướng: 1) Ôi lạy Chúa, Chúa là Thiên Chúa của con, con thao thức chạy kiếm Ngài. Linh hồn con khát khao, thể xác con mong đợi Chúa con, như đất héo khô, khát mong mà không gặp nước! - Ðáp.

2) Con cũng mong được chiêm ngưỡng thiên nhan ở thánh đài, để nhìn thấy quyền năng và vinh quang của Chúa. Vì ân tình của Ngài đáng chuộng hơn mạng sống, miệng con sẽ xướng ca ngợi khen Ngài. - Ðáp.

3) Con sẽ chúc tụng Ngài như thế trọn đời con; con sẽ giơ tay kêu cầu danh Chúa. Hồn con được no thỏa dường như bởi mỹ vị cao lương, và miệng con ca ngợi Chúa với cặp môi hoan hỉ. - Ðáp.

4) Vì Chúa đã ra tay trợ phù con, để con được hoan hỉ núp trong bóng cánh của Ngài. Linh hồn con bám thân vào Chúa, và tay hữu Chúa nâng đỡ người con. - Ðáp.

 

Bài Ðọc II: Rm 12, 1-2

"Anh em hãy tiến thân làm của lễ sống động".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

Anh em thân mến, tôi nài xin anh em vì lượng từ bi Thiên Chúa, hãy hiến thân anh em làm của lễ sống động và thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa. Ðó là việc phụng thờ hợp lý anh em phải làm. Anh em đừng theo thói đời này, nhưng hãy canh tân lòng trí anh em, để anh em biết đâu là thánh ý Chúa, biết điều gì tốt lành đẹp lòng Chúa và hoàn hảo.

Ðó là lời Chúa.

 

Alleluia: Ga 6, 64b và 69b

Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, lời của Chúa là thần trí và là sự sống; Chúa có những lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 16, 21-27

"Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu bắt đầu tỏ cho các môn đệ thấy: Người sẽ phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ bởi các kỳ lão, luật sĩ và thượng tế, sẽ bị giết và ngày thứ ba thì sống lại. Phêrô kéo Người lại mà can gián Người rằng: "Lạy Thầy, không thể thế được! Thầy sẽ chẳng phải như vậy đâu". Nhưng Người quay lại bảo Phêrô rằng: "Hỡi Satan, hãy lui ra đàng sau Thầy, con làm cớ cho Thầy vấp phạm, vì con chẳng hiểu biết những gì thuộc về Thiên Chúa, mà chỉ hiểu biết những sự thuộc về loài người".

Bấy giờ Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy. Vì chưng, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai đành mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ được sự sống. Nếu ai được lợi cả thế gian mà thiệt hại sự sống mình, thì được ích gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi được sự sống mình? Bởi vì Con Người sẽ đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ trả công cho mỗi người tuỳ theo việc họ làm".

Ðó là lời Chúa.

 

Antonio Valencia ن sur Twitter : "O Y E A ti te digo: "Toma tu ...


 

Suy Nguyện Lời Chúa

 

 

"Thể xác con mong đợi Chúa con" đây nghĩa là gì?

Làm sao "thể xác" hữu hình lại có thể "mong đợi Chúa" là Thần Linh?

 

 

Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật XXII Thường Niên Năm A hôm nay bao gồm 2 đoạn. Đoạn trên được trích lại nguyên văn phần hai của bài Phúc Âm Chúa Nhật XXI tuần trước. Sở dĩ Giáo Hội cần phải lấy lại đoạn Phúc Âm này của Chúa Nhật tuần trước cho bài Phúc Âm của Chúa Nhật tuần này là vì đoạn Phúc Âm này bất khả phân ly với đoạn thứ hai của bài Phúc Âm hôm nay. Như thể Giáo Hội ngầm nói rằng "chình vì thế nên": Chính vì "Người sẽ phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ bởi các kỳ lão, luật sĩ và thượng tế, sẽ bị giết và ngày thứ ba thì sống lại", thế nên "ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy".

 

Nếu tôi tớ không hơn chủ và môn đệ không hơn thày (xem Mathêu 10:24; Gioan 13: 16,15:20) thì những ai theo Chúa Kitô là môn đệ của Người không còn con đường nào khác để đi ngoài chính con đường hẹp, con đường chính Người đã mở đường: "Tuy thân phận là Thiên Chúa, Người vẫn không tự coi mình ngang hàng với Thiên Chúa, trái lại, Người đã tự hủy ra như không, mặc lấy thân phận tôi đòi... đã vâng lời cho đến chết, cho dù chết trên thập tự giá" (Philiphe 2:6-8).

 

Nếu Chúa Kirtô không có gì là xấu mà cần phải bỏ đi thì thành phần tôi tớ hay môn đệ không muốn hay không chịu bỏ mình đi thì, theo khách quan, tự hành động của họ, có nghĩa là tôi chẳng có gì là xấu mà phải bỏ đi. Nghĩa là tôi ngang hàng với Chúa Kitô. Vậy mà Chúa Kitô bỏ mình đi tại sao họ không bỏ mình đi chứ? Trong khi đó, cái "mình" của họ không bỏ đi thì chỉ có chết mà thôi.

 

Bởi cái mình của họ đã bị rắn quỉ cắn, do họ bị nhiễm lây nguyên tội, với đầy mọi đam mê nhục dục tính mê nết xấu là mầm mống tội lỗi và chết chóc. Đó là lý do khi bị rắn độc cắn mà không chặt ngay phần thân thể bị độc ấy thì toàn thân con người sẽ bị thiệt mạng thế nào thì quả thực "ai giữ mạng sống mình sẽ mất sống như vậy", như chính Chúa Kitô đã cảnh báo trong bài Phúc Âm hôm nay. 

 

Bài Phúc Âm có hai phần bất khả phân ly hôm nay cũng tương ứng với hai Bài Đọc I và II trong phần Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay. Phần trên của bài Phúc Âm về một Chúa Kitô khổ nạn hợp với Bài Đọc I và phần dưới của Bài Phúc Âm về ơn gọi theo Chúa Kitô hợp với bài Đọc II.

 

Phần trên của Bài Phúc Âm về một Chúa Kitô khổ nạn hợp với Bài Đọc I. Đúng thế, lời "Chúa Giêsu bắt đầu tỏ cho các môn đệ thấy: Người sẽ phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ bởi các kỳ lão, luật sĩ và thượng tế, sẽ bị giết và ngày thứ ba thì sống lại" cũng đã được chính Thiên Chúa, qua môi miệng và cuộc đời cùng bản thân của Tiên Tri Giêrêmia, đã báo trước về Người như sau: "suốt ngày tôi đã trở nên trò cười, và mọi người đều chế nhạo tôi. Mỗi lần tôi nói, tôi phải la lớn và loan báo sự hung bạo và điêu tàn, cho nên lời Chúa làm cớ cho tôi bị nhục nhã và bị chế nhạo suốt ngày".

 

Phần dưới của Bài Phúc Âm về ơn gọi theo Chúa Kitô hợp với bài Đọc II. Thật vậy, "nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy"  mà Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại đã xin Kitô hữu thuộc Giáo đoàn Rôma "hãy hiến thân anh em làm của lễ sống động và thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa. Ðó là việc phụng thờ hợp lý anh em phải làm. Anh em đừng theo thói đời này, nhưng hãy canh tân lòng trí anh em, để anh em biết đâu là thánh ý Chúa, biết điều gì tốt lành đẹp lòng Chúa và hoàn hảo".

 

Trong hai đoạn của Bài Phúc Âm hôm nay, Giáo Hội muốn nhấn mạnh đến đoạn thứ hai hơn đoạn thứ nhất, một đoạn thứ nhất được Giáo Hội nhắc lại hay trích lại từ Bài Phúc Âm tuần trước để làm nền cho đoạn Phúc Âm thứ hai hôm nay. Đó là lý do Bài Đáp Ca hôm nay thường theo chiều hướng của Bài Đọc I nhưng ở đây lại hợp với Bài Đọc II hơn, nghĩa là không gắn liền với một Chúa Kitô khổ giá mà là với một người môn đệ gắn bó theo Thày của mình: "Lạy Chúa là Thiên Chúa con, linh hồn con khát khao Chúa" (Câu Họa).

 

Thực tế sống đạo cho thấy, chỉ có những người môn đệ trung thực của Chúa Kitô, biết "từ bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy", ở chỗ như Chúa Kitô "hiến thân làm của lễ sống động và thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa", họ mới có được tâm tình siêu thoát của Thánh Vịnh gia trong câu xướng thứ nhất của Bài Đáp Ca hôm nay: "1) Ôi lạy Chúa, Chúa là Thiên Chúa của con, con thao thức chạy kiếm Ngài. Linh hồn con khát khao, thể xác con mong đợi Chúa con, như đất héo khô, khát mong mà không gặp nước!"

 

"Thể xác con mong đợi Chúa con" đây là gì, nếu không phải là những gì liên quan đến "của lễ sống động và thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa", một "thể xác" sẵn sàng hiến tế như một "của lễ" theo Thánh ý Chúa như Chúa Kitô khổ nạn vậy. 

 

Tuy nhiên, để làm những gì đẹp lòng Chúa, con người cần phải biết Ngài muốn gì nơi mình để mà mau mắn hưởng ứng và đáp ứng một cách trọn vẹn. Muốn được thế, Thánh Tông Đồ Phaolô đã khôn ngoan khuyên dạy một nguyên tắc rất chính thực và quan trọng như ngài đề cập tới ở Bài Đọc 2 hôm nay đó là: "Anh em đừng theo thói đời này, nhưng hãy canh tân lòng trí anh em, để anh em biết đâu là thánh ý Chúa, biết điều gì tốt lành đẹp lòng Chúa và hoàn hảo".

 

Nhờ đó mà chỉ có tâm hồn nào biết "thao thức chạy kiếm Ngài", biết "khát khao Chúa của con", ở chỗ "canh tân lòng trí để biết đâu là thánh ý Chúa, biết điều gì tốt lành đẹp lòng Chúa và hoàn hảo", mới thực sự có được một cảm nghiệm thần linh tuyệt vời như Thánh Vịnh gia ở câu xướng thứ 2 của Bài Đáp Ca hôm nay: "2) Con cũng mong được chiêm ngưỡng thiên nhan ở thánh đài (dường như ám chỉ Chúa Kitô tử giá là "thiên nhan" thương xót trên Thánh Giá / "thánh đài"), để nhìn thấy quyền năng và vinh quang của Chúa (dường như ám chỉ Chúa Kitô phục sinh đầy "quyền năng và vinh quang"). Vì ân tình của Ngài đáng chuộng hơn mạng sống, miệng con sẽ xướng ca ngợi khen Ngài". Như thế, câu Thánh Vịnh hay câu xướng thứ 2 của bài Đáp Ca hôm nay đã được ứng nghiệm nơi lời Chúa Kitô nói ở đoạn đầu Bài Phúc Âm hôm nay: "Người sẽ ... bị giết và ngày thứ ba thì sống lại".

 

Một khi đã có được một cảm nghiệm thần linh về Chúa Kitô Vượt Qua như thế thì người môn đệ đích thực của Chúa Kitô được hiệp nhất nên một với Người, chẳng những có uy thế để chuyển cầu cho phần rỗi của anh chị em mình: "con sẽ giơ tay kêu cầu danh Chúa" (Câu Đáp Ca Xướng 3), mà còn được nếm hưởng những tâm tình nhân hậu của chính Chúa Kitô: "được no thỏa dường như bởi mỹ vị cao lương" (Câu Đáp Ca Xướng 3), và chính bản thân cùng cuộc đời tín thác của họ còn "được hoan hỉ núp trong bóng cánh của Ngài": "Linh hồn con bám thân vào Chúa, và tay hữu Chúa nâng đỡ người con" (Câu Xướng Đáp Ca 4).

 

 

 


Thứ Hai


Một Tác Nhân Thần Linh "loan truyền sự giải thoát... công bố năm hồng ân"

 

Phụng Vụ Lời Chúa

 

Bài Ðọc I: (Năm II) 1 Cr 2, 1-5

"Tôi đã công bố cho anh em bằng chứng của Chúa Kitô chịu đóng đinh".

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, phần tôi, khi tôi đến với anh em, tôi không đến với uy thế của tài hùng biện hoặc của sự khôn ngoan, tôi đến công bố bằng chứng của Thiên Chúa. Thật vậy, tôi không cho là tôi biết điều gì khác giữa anh em, ngoài Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Phần tôi, chính trong sự yếu hèn, sợ hãi và run rẩy mà tôi đã đến với anh em; lời tôi nói và việc tôi rao giảng không dựa vào những lời quyến rũ của sự khôn ngoan loài người, nhưng dựa vào sự giãi bày của thần trí và quyền năng, để đức tin của anh em không dựa vào sự khôn ngoan loài người, nhưng dựa vào quyền năng của Thiên Chúa.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 118, 97. 99. 100. 101. 102

Ðáp: Lạy Chúa, con yêu chuộng luật pháp Chúa biết bao (c. 97a).

Xướng: 1) Lạy Chúa, con yêu chuộng luật pháp Chúa biết bao, suốt ngày con mải suy gẫm về luật đó. - Ðáp.

2) Chỉ thị Chúa khiến con thành khôn ngoan hơn quân thù, vì muôn đời chỉ thị đó vẫn theo con. - Ðáp.

3) Con khôn ngoan hơn những bậc tôn sư, nhờ suy gẫm về những lời nghiêm huấn của Ngài. - Ðáp.

4) Con am hiểu hơn những bậc lão thành, vì huấn lệnh của Ngài con tuân giữ. - Ðáp.

5) Con kìm hãm chân con xa mọi đường gian ác, để con giữ trọn lời dạy của Ngài. - Ðáp.

6) Con không bước trật đường thánh dụ của Ngài, bởi vì chính Ngài đã dạy bảo con. - Ðáp.

 

Alleluia: Tv 110, 8ab

Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, mọi giới răn Chúa được lập ra cho tới muôn đời. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 4, 16-30

"Người sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó... Không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu trở về Nadarét, nơi Người sinh trưởng, và theo thói quen của Người, thì ngày Sabbat, Người vào hội đường. Người đứng dậy để đọc sách. Người ta trao cho Người sách tiên tri Isaia. Mở sách ra, Người gặp ngay đoạn chép rằng: "Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng".

Người gấp sách lại, trao cho thừa tác viên, và ngồi xuống. Mọi người trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: "Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe". Mọi người đều làm chứng cho Người và thán phục Người về những lời từ miệng Người thốt ra, và họ nói: "Người này không phải là con ông Giuse sao?"

Và Người nói với họ: "Hẳn các ngươi sắp nói cho Ta nghe câu ngạn ngữ này: "Hỡi thầy thuốc, hãy chữa lấy chính mình"; "điều chúng tôi nghe xảy ra ở Capharnaum, ông hãy làm như vậy tại quê hương ông". Người nói tiếp: "Ta bảo thật các ngươi, không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình. Ta bảo thật các ngươi, đã có nhiều bà goá trong Israel thời Êlia, khi trời bị đóng lại trong ba năm sáu tháng, khi nạn đói lớn xảy ra khắp trong xứ; dầu vậy, Êlia không được sai đến cùng một người nào trong các bà đó, nhưng được sai đến bà goá tại Sarepta thuộc xứ Siđon. Cũng có nhiều người phong cùi trong Israel thời tiên tri Êlisêô, thế mà không người nào trong họ được lành sạch cả, ngoại trừ Naaman, người Syria".

Khi nghe đến đó, mọi người trong hội đường đều đầy căm phẫn, họ chỗi dậy và trục xuất Người ra khỏi thành. Họ dẫn Người lên triền núi, nơi xây cất thành trì của họ, để xô Người xuống vực thẳm. Nhưng Người rẽ qua giữa họ mà đi.

Ðó là lời Chúa.

 

Catholik-blog: La liturgia diaria meditada - El Espíritu del Señor ...

 

Imitate The Master | Catholicism Pure & SimpleHow Long Will You Continue To Reject Jesus Christ? – Spiritual Minefield

 

 

Suy Nguyện Lời Chúa

 

 

Hôm nay, Thứ Hai, ngày trong Tuần XXII Thường Niên, chúng ta bắt đầu Phúc Âm của Thánh ký Luca cho tới hết Tuần XXXIV Thường Niên, tức kéo dài liên tục 13 tuần lễ, như Phúc Âm của Thánh ký Mathêu kéo dài 12 tuần, từ Tuần X đến hết Tuần XXI Thường Niên, và Phúc Âm của Thánh ký Marcô kéo dài 9 tuần đầu của Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh. 


Mỗi Phúc Âm theo thứ tự trên đây cho các ngày thường trong tuần (chứ không phải cho Chúa Nhật), được Giáo Hội chọn đọc theo thứ tự từ đầu đến cuối, tất nhiên sẽ có những chỗ trùng hợp nơi bộ Phúc Âm nhất lãm của 3 vị thánh ký 3 cuốn Phúc Âm đầu tiên này, và vì thế sẽ không được Giáo Hội lập lại. Phúc Âm theo Thánh ký Mathêu cho các ngày thường trong tuần được bắt đầu từ đoạn 5 liên quan đến Bài Giảng Phúc Đức Trọn Lành Trên Núi, và Phúc Âm theo Thánh ký Luca cho các ngày thường trong tuần được bắt đầu từ đoạn 4, từ câu 14, vì 13 câu đầu của đoạn 4 này liên quan đến biến cố Chúa Giêsu chay tịnh 40 ngày trong hoang địa, một biến cố đã được đọc vào Chúa Nhất Mùa Chay Năm C

 

 

Ở đây chúng ta thấy tính chất rất hợp tình hợp lý của phụng vụ Lời Chúa của các ngày lễ trong tuần được Giáo Hội soạn dọn cho con cái mình. Hợp tình hợp lý ở chỗ Phúc Âm Thánh ký Mathêu được kết thúc  ở đoạn 25 liên quan đến mầu nhiệm cánh chung là mầu nhiệm bất khả phân lý với mầu nhiệm Giáo Hội, qua hai dụ ngôn về 10 trinh nữ phù dâu và 3 loại thành phần đầy tớ, cả hai đều ám chỉ Kitô hữu, thành phần Dân Ngoại Tân Ước so với thành phần dân Do Thái Cựu Ước. Trong khi đó, Giáo Hội đã chọn bài Phúc Âm theo Thánh ký Luca mở đầu cho những ngày thường trong tuần liên quan đến Dân Ngoại, đến sứ vụ của một Nhân Vật Lịch Sử Nazarét là Đấng Thiên Sai của dân Do Thái đồng thời cũng là Đấng Cứu Thế của Dân Ngoại tức bao gồm toàn thể nhân loại.


Đúng thế, nếu Phúc Âm của Thánh ký Marcô và Mathêu được viết cho dân Do Thái thì Phúc Âm của Thánh ký Luca, một người dân ngoại trở lại, được viết cho dân ngoại, bởi thế, Phúc Âm của ngài mang tính chất của Lòng Thương Xót Chúa, bao gồm nhiều dụ ngôn về Lòng Thương Xót Chúa không có trong bất cứ một Phúc Âm nào, và liên quan đến Thánh Linh, từ biến cố Truyền Tin đến Phục Sinh (xem Luca 24:49), một Thánh Linh là Hồn Truyền Giáo cho Dân Ngoại trong Sách Tông Vụ của ngài. 


Đó là lý do mở đầu Phúc Âm Thánh ký Luca cho các ngày trong Tuần của Mùa Thường Niên, chúng ta đã thấy xuất hiện cả Thánh Linh lẫn các nhân vật thuộc thành phần dân ngoại. Đúng thế, bài Phúc Âm hôm nay trước hết quả thực có liên quan đến Thánh Linh


"Khi ấy, Chúa Giêsu trở về Nazarét, nơi Người sinh trưởng, và theo thói quen của Người, thì ngày Sabat, Người vào hội đường. Người đứng dậy để đọc sách. Người ta trao cho Người sách tiên tri Isaia. Mở sách ra, Người gặp ngay đoạn chép rằng: 'Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng".


Ngoài ra, bài Phúc Âm hôm nay của Thánh ký Luca còn hướng về dân ngoại nữa, thành phần được tiêu biểu nơi bà góa xứ Sidon và quan Naaman người Syria: 


"Ta bảo thật các ngươi, không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình. Ta bảo thật các ngươi, đã có nhiều bà goá trong Israel thời Êlia, khi trời bị đóng lại trong ba năm sáu tháng, khi nạn đói lớn xảy ra khắp trong xứ; dầu vậy, Êlia không được sai đến cùng một người nào trong các bà đó, nhưng được sai đến bà goá tại Sarepta thuộc xứ Siđon. Cũng có nhiều người phong cùi trong Israel thời tiên tri Êlisêô, thế mà không người nào trong họ được lành sạch cả, ngoại trừ Naaman, người Syria".


Thật ra, trong câu thứ nhất về Chúa Thánh Thần đã chất chứa tính chất truyền giáo cho dân ngoại rồi. Bởi vì trong đó đối tượng chính yếu được Thánh Thần nhắm tới là "người nghèo khó, những tâm hồn sám hối, kẻ bị giam cầm, người mù, những kẻ bị áp bức", thành phần không phải chỉ có duy ở nơi dân Do Thái mà là tất cả mọi người trên thế gian này, trong đó có bà góa xứ Sidon thời Elia và quan Naaman xứ Syria thời Elisê được nhắc đến trong bài Phúc Âm hôm nay, bởi vì nếu Chúa Kitô là Đấng Thiên Sai của dân Do Thái thì Người phải là Đấng Cứu Thế của chung nhân loại, Đấng đã được xức dầu Thánh Linh: "Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi", và được Thánh Linh "sai đi rao giảng Tin Mừng". 


Sở dĩ Chúa Giêsu cần phải trích lại hai sự kiện liên quan đến đức tin của dân ngoại này là vì chính bản thân của Người trở thành vấn đề đối với đồng hương của Người nói chung và cùng quê với Người nói riêng, thành phần mà trước con mắt tự nhiên của họ Người cũng chỉ là một con người tầm thường như họ, thể nhưng, trước nhan Thiên Chúa Người là Đấng Thiên Sai được Thiên Chúa xức dấu Thánh Linh, Đấng chỉ được nhận biết bởi những ai có đức tin và là Đấng được rao giảng bởi những ai sống đức tin mà thôi. Điển hình nhất là trường hợp của vị Tông Đồ dân ngoại Phaolô trong Thư thứ nhất ngài gửi cho giáo doàn Corintô ở Bài Đọc 1 cho năm chẵn hôm nay:

 

“Anh em thân mến, phần tôi, khi tôi đến với anh em, tôi không đến với uy thế của tài hùng biện hoặc của sự khôn ngoan, tôi đến công bố bằng chứng của Thiên Chúa. Thật vậy, tôi không cho là tôi biết điều gì khác giữa anh em, ngoài Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Phần tôi, chính trong sự yếu hèn, sợ hãi và run rẩy mà tôi đã đến với anh em; lời tôi nói và việc tôi rao giảng không dựa vào những lời quyến rũ của sự khôn ngoan loài người, nhưng dựa vào sự giãi bày của thần trí và quyền năng, để đức tin của anh em không dựa vào sự khôn ngoan loài người, nhưng dựa vào quyền năng của Thiên Chúa”

Đúng thế, đức tin Kitô giáo, đức tin vào một Chúa Kitô Thiên Sai, vào một “Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đanh” , là những gì không hợp với hay thậm chí phản lại “sự khôn ngoan loài người”, thế nhưng lại là những gì chân thật nhất, bởi đức tin được căn cứ “vào thần trí và quyền năng”, nhờ đó mà đức tin là những gì khôn ngoan nhất, đúng như những tâm tình đầy xác tín của Bài Đáp Ca hôm nay:

 

 1) Lạy Chúa, con yêu chuộng luật pháp Chúa biết bao, suốt ngày con mải suy gẫm về luật đó.

2) Chỉ thị Chúa khiến con thành khôn ngoan hơn quân thù, vì muôn đời chỉ thị đó vẫn theo con.

3) Con khôn ngoan hơn những bậc tôn sư, nhờ suy gẫm về những lời nghiêm huấn của Ngài.

4) Con am hiểu hơn những bậc lão thành, vì huấn lệnh của Ngài con tuân giữ.

5) Con kìm hãm chân con xa mọi đường gian ác, để con giữ trọn lời dạy của Ngài.

6) Con không bước trật đường thánh dụ của Ngài, bởi vì chính Ngài đã dạy bảo con.

 


 



Thứ Ba


Một Tác Nhân Thần Linh gây sự với ma quỉ

 

Phụng Vụ Lời Chúa

 

Bài Ðọc I: (Năm II) 1 Cr 2, 10b-16

"Con người xác thịt không hiểu được những sự thuộc về Thánh Thần của Thiên Chúa, còn con người thiêng liêng đoán xét được mọi sự".

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, Thánh Thần thấu suốt mọi sự, cả những điều thâm sâu của Thiên Chúa. Vì ai trong loài người biết được những sự thuộc về con người, nếu không phải là thần trí của con người ở trong người ấy? Cũng vậy, không ai biết được những sự thuộc về Thiên Chúa, nếu không phải là Thánh Thần của Thiên Chúa? Phần chúng ta, chúng ta đã không nhận lãnh tinh thần thế tục, nhưng nhận lãnh Thánh Thần bởi Thiên Chúa, để chúng ta nhận biết những sự Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Những điều đó, chúng tôi giảng dạy không phải bằng những lời khôn ngoan của loài người, nhưng bằng giáo lý của Thánh Thần, giãi bày những điều thiêng liêng cho những người thiêng liêng. Con người xác thịt không hiểu được những sự thuộc về Thánh Thần của Thiên Chúa, bởi nó cho là điên rồ và không thể hiểu biết được, vì điều đó phải được xét đoán theo cách thiêng liêng. Còn con người thiêng liêng đoán xét được mọi sự, và kẻ ấy không bị ai đoán xét. Vì nào ai biết được tư tưởng của Chúa, để dạy dỗ Người? Nhưng phần chúng ta, chúng ta có tư tưởng của Ðức Kitô.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 144, 8-9. 10-11. 12-13ab. 13cd-14

Ðáp: Chúa công minh trong mọi đường lối (c. 17a).

Xướng: 1) Chúa nhân ái và từ bi, chậm bất bình và giàu ân sủng. Chúa hảo tâm với hết mọi loài, và từ bi với mọi công cuộc của Chúa. - Ðáp.

2) Lạy Chúa, mọi công cuộc của Chúa hãy ca ngợi Chúa, và các thánh nhân của Ngài hãy chúc tụng Ngài. Thiên hạ hãy nói lên vinh quang nước Chúa, và hãy đề cao quyền năng của Ngài. - Ðáp.

3) Ðể con cái loài người nhận biết quyền năng, và vinh quang cao cả nước Chúa. Nước Ngài là nước vĩnh cửu muôn đời, chủ quyền Ngài tồn tại qua muôn thế hệ. - Ðáp.

4) Chúa trung thành trong mọi lời Ngài phán, và thánh thiện trong mọi việc Ngài làm. Chúa nâng đỡ hết thảy những ai sa ngã, và cho mọi kẻ khòm lưng đứng thẳng lên. - Ðáp.

 

Alleluia: 1 Ga 2, 5

Alleluia, alleluia! - Ai giữ lời Chúa Kitô, thì quả thật tình yêu của Thiên Chúa đã tuyệt hảo nơi người ấy. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 4, 31-37

"Tôi biết Ngài là ai rồi, là Ðấng Thánh của Thiên Chúa".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu xuống thành Capharnaum, xứ Galilêa, và ở đó Người giảng dạy họ trong các ngày Sabbat. Người ta bỡ ngỡ về giáo lý của Người, vì lời giảng dạy của Người có uy quyền. Bấy giờ trong hội đường, có một người bị quỷ ô uế ám, thét to lên rằng: "Hỡi Giêsu Nadarét, giữa chúng tôi và Ngài có chuyện chi đâu? Ngài đến tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết Ngài là ai rồi, là Ðấng Thánh của Thiên Chúa". Nhưng Chúa Giêsu trách mắng nó rằng: "Hãy câm đi và ra khỏi người này". Và quỷ vật ngã người đó giữa hội đường và xuất khỏi nó, mà không làm hại gì nó. Mọi người kinh hãi và bảo nhau rằng: "Lời gì mà lạ lùng vậy? Vì Người dùng quyền năng mà ra lệnh cho các thần ô uế, và chúng phải xuất ra". Danh tiếng Người đồn ra khắp nơi trong xứ.

Ðó là lời Chúa.

 

miscosasyyo: TODOS ESTABAN ASOMBRADOS DE SUS ENSEÑANZAS. Lc 4, 31-37


Suy Nguyện Lời Chúa


Bài Phúc Âm cho Thứ Ba Tuần XXII Thường Niên tiếp theo bài Phúc Âm hôm qua, không phải vì cùng một đoạn và ngay sau bài Phúc Âm hôm qua, không bị mất một câu nào, mà vì nội dung của bài Phúc Âm hôm nay thuật lại một trường hợp đầu tiên như muốn chứng tỏ cho thấy những gì được chất chứa trong bài Phúc Âm hôm qua, như một chứng nghiệm tỏ tường vậy. 


Đúng thế, nếu bài Phúc Âm hôm qua có câu: "giải thoát cho kẻ bị giam cầm, ... trả tự do cho những kẻ bị áp bức" thì bài Phúc Âm hôm nay cho thấy Chúa Giêsu quả thực đã ứng nghiệm lời Tiên Tri Isaia đã nói về Người rằng: "Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi ... giải thoát cho kẻ bị giam cầm, ... trả tự do cho những kẻ bị áp bức" nhất là bởi ma quỉ, như trường hợp trong một hội đường ở Caphanaum, một thành phố lớn và chính yếu có đông đảo dân ngoại chung sống và sinh hoạt với dân Do Thái, như sau:


"Bấy giờ trong hội đường, có một người bị quỷ ô uế ám, thét to lên rằng: 'Hỡi Giêsu Nazaret, giữa chúng tôi và Ngài có chuyện chi đâu? Ngài đến tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết Ngài là ai rồi, là Đấng Thánh của Thiên Chúa'. Nhưng Chúa Giêsu trách mắng nó rằng: 'Hãy câm đi và ra khỏi người này'. Và quỷ vật ngã người đó giữa hội đường và xuất khỏi nó, mà không làm hại gì nó".


Sự kiện phi thường này đã khiến cho "mọi người kinh hãi và bảo nhau rằng: 'Lời gì mà lạ lùng vậy? Vì Người dùng quyền năng mà ra lệnh cho các thần ô uế, và chúng phải xuất ra'". Thật vậy, chính Thánh Thần là "Quyền Năng Đấng Tối Cao" (Luca 1:35), là "quyền lực từ trên cao" (Luca 24:49; xem Tông Vụ 1:8), ở nơi Đức Giêsu Kitô làm điều ấy, hay nói cách khác, Chúa Giêsu đã nhờ Thánh Linh mà trừ quỉ, bởi Người "là Đấng Thánh của Thiên Chúa", đầy Thánh Thần, đến độ đã khiến cho ma quỉ vừa thấy đã hoảng sợ kinh hoàng: "Ngài đến tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết Ngài là ai rồi, là Đấng Thánh của Thiên Chúa".


Tuy nhiên, cho dù chịu thua Chúa Giêsu là Đấng Thánh của Thiên Chúa và là Đấng Cứu Thế, ma quỉ vẫn cảm thấy ấm ức làm sao ấy, do đó, trước khi xuất ra khỏi nạn nhân của mình ma quỉ đã "vật ngã người đó giữa hội đường", như thể tiếc nuối và cho dù có muốn cho nạn nhân chết đi luôn hay ít là bị thương tích cách nào, hắn vẫn "không làm hại gì nó" khi hắn bấy giờ như bị uy hiếp bởi một uy thế vô cùng mãnh liệt của Đấng duy nhất có thể khống chế hắn.


Ma quỉ, trong trường hợp của bài Phúc Âm hôm nay, thật ra không muốn bỏ con mồi nạn nhân của hắn. Bởi thế, ngay từ khi chợt thấy Chúa Kitô, hắn đã như thế vừa điều đình vừa van xin Người rằng: "Hỡi Giêsu Nazaret, giữa chúng tôi và Ngài có chuyện chi đâu?" mà tại sao "Ngài đến tiêu diệt chúng tôi chứ". Nói thì nói vậy thôi chứ hắn thừa biết hắn và Người không đội trời chung. Người một khi đã xuất hiện thì hắn tất yếu phải biến khuất liền, như ánh sáng tỏa ra thì tăm tối biến tan vậy. Bởi thế, Người chưa kịp nói gì hay ra tay thì hắn đã biết rằng Người đến là để tiêu diệt hắn: "Chính vì để tiêu hủy các công việc của ma quỉ mà Con Thiên Chúa đã tỏ mình ra" (1Gioan 3:8)


 

Nạn nhân bị quỉ ám không phải là họ bị ma quỉ ở trong họ. Chỉ có “Thiên Chúa là Thần Linh” (Gioan 4:24) mới có thể ở trong con người mà thôi. Ma quỉ chỉ có thể “ám” những con người nào nhẹ dạ yếu tin, hay sẵn có khuynh hướng mê tín dị đoan, bằng quyền lực tối tăm của nó tác dụng nơi họ và điểu khiển họ một cách dễ dàng, thậm chí ở cả thân xác của họ, như nơi thành phần nạn nhân được các Phúc Âm thuật lại, chẳng hạn nơi nạn nhân của bài Phúc Âm hôm nay. Tuy nhiên, theo nghia thiêng liêng thì bản tính của con người đã bị quỉ “ám” ngay từ khi xẩy ra nguyên tội, ở chỗ nữ nguyên tổ Evà đã tự nguyện để cho nó “ám”, đến độ đã bị nó thôi miên và sẵn sàng ngoan ngoãn làm theo ý muốn gian tà của nó.

 

Sở dĩ ngay từ ban đầu loài người đã bị thôi miên bởi ma quỉ đến độ bị nó “ám” thảm thương như vậy là vì Thiên Chúa Hóa Công chưa ban cho con người Thánh Linh của Ngài, để Thánh Linh ở trong họ, nhờ đó họ khôn ngoan như Thiên Chúa, có thể “biết lành biết dữ” như Ngài, để nhờ đó họ chẳng những biết được chân tướng của ma quỉ mà còn có thể “trừ” quĩ ra hỏi vườn địa đường mà họ đã được Thiên Chúa trao cho để canh giữ và canh tác.

 

Tuy nhiên, tự mình, loài người hữu hình và hữu hạn, không thể nào có thể lãnh nhận Thánh Linh của Thiên Chúa vô cùng siêu việt và toàn năng, cho đến khi chính Thiên Chúa hóa thân làm người như họ và ở giữa họ nơi Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô, Đấng được Ngài xức dầu Thánh Linh và là Đấng thông ban Thánh Linh cho chung nhân loại, qua những lời Người nói và việc Người làm, nhất là cho riêng Giáo Hội của Người sau khi Người từ trong kẻ chết sống lại (xem Gioan 20:22) và thăng thiên về cùng Cha của Người để từ Cha sai Thánh Thần xuống trên Hội Thánh của Người (xem Tông Vụ đoạn 2).

 

Thánh Thần chính là hồn sống của Giáo Hội, Nhiệm Thể Chúa Kitô, và tác động Giáo Hội như Ngài đã tác động nơi Chúa Kitô. Và đó là lý do Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô trong Thư 1 gửi Giáo Đoàn Corinto ở Bài Đọc 1 hôm nay đã phải xác nhận về vai trò chủ yếu của Thánh Thần nơi chung Giáo Hội Chúa Kitô cũng như nơi Kitô hữu chi thể của Giáo Hội như sau:

 

Phần chúng ta, chúng ta đã không nhận lãnh tinh thần thế tục, nhưng nhận lãnh Thánh Thần bởi Thiên Chúa, để chúng ta nhận biết những sự Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Những điều đó, chúng tôi giảng dạy không phải bằng những lời khôn ngoan của loài người, nhưng bằng giáo lý của Thánh Thần, giãi bày những điều thiêng liêng cho những người thiêng liêng”.

 

Đúng thế, ngay sau câu trên đây, Thánh Phaolô còn khẳng định “con người xác thịt không hiểu được những sự thuộc về Thánh Thần của Thiên Chúa, bởi nó cho là điên rồ và không thể hiểu biết được, vì điều đó phải được xét đoán theo cách thiêng liêng. Còn con người thiêng liêng đoán xét được mọi sự, và kẻ ấy không bị ai đoán xét. Vì nào ai biết được tư tưởng của Chúa, để dạy dỗ Người? Nhưng phần chúng ta, chúng ta có tư tưởng của Ðức Kitô”, Đấng được xức dầu Thánh Linh.

 

Và vì thế và nhờ đó, chỉ có những “con người thiêng liêng” được Thánh Thần ngự trị mới có thể vang lên những tâm tình đầy xác tín và hân hoan chúc tụng của Bài Đáp Ca hôm nay:

 1) Chúa nhân ái và từ bi, chậm bất bình và giàu ân sủng. Chúa hảo tâm với hết mọi loài, và từ bi với mọi công cuộc của Chúa.

2) Lạy Chúa, mọi công cuộc của Chúa hãy ca ngợi Chúa, và các thánh nhân của Ngài hãy chúc tụng Ngài. Thiên hạ hãy nói lên vinh quang nước Chúa, và hãy đề cao quyền năng của Ngài.

3) Ðể con cái loài người nhận biết quyền năng, và vinh quang cao cả nước Chúa. Nước Ngài là nước vĩnh cửu muôn đời, chủ quyền Ngài tồn tại qua muôn thế hệ.

4) Chúa trung thành trong mọi lời Ngài phán, và thánh thiện trong mọi việc Ngài làm. Chúa nâng đỡ hết thảy những ai sa ngã, và cho mọi kẻ khòm lưng đứng thẳng lên.

 


 


Thứ Tư


Một Tác Nhân Thần Linh chữa lành và rao giảng


Phụng Vụ Lời Chúa

 

Bài Ðọc I: (Năm II) 1 Cr 3, 1-9

"Chúng tôi là những người phụ tá của Thiên Chúa, còn anh em là cánh đồng của Thiên Chúa, là toà nhà của Thiên Chúa".

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, tôi không thể nói với anh em như với những người thiêng liêng, nhưng với những người xác thịt, những trẻ nhỏ trong Ðức Kitô. Tôi đã cho anh em uống sữa, chứ không cho của ăn, vì bấy giờ anh em chưa ăn được, nhưng cả bây giờ, anh em cũng chưa ăn được, vì hãy còn là người xác thịt. Bởi chưng ở giữa anh em, có sự ghen tương và tranh giành, thì anh em không phải là xác thịt, và sống như người phàm đó sao? Vì khi còn có người nói rằng: "Tôi thuộc về Phaolô". Kẻ khác nói: "Tôi thuộc về Apollô", thì anh em không phải là người phàm đó sao?

Vậy Apollô là gì? Phaolô là gì? Tất cả chỉ là những người giúp việc, mỗi người tuỳ theo ơn Chúa đã ban, nhờ họ mà anh em đã tin. Tôi trồng, Apollô tưới, nhưng Thiên Chúa cho mọc lên. Vì thế, kẻ trồng chẳng là gì cả, người tưới cũng chẳng là gì cả, nhưng chỉ Thiên Chúa, Ðấng làm cho mọc lên, mới đáng kể. Kẻ gieo và người tưới đều là một. Mỗi người sẽ lãnh công theo sự khó nhọc của mình. Vì chúng tôi là những người phụ tá của Thiên Chúa: còn anh em là cánh đồng của Thiên Chúa và là toà nhà của Thiên Chúa.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 32, 12-13. 14-15. 20-21

Ðáp: Phúc thay dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng mình (c. 12b).

Xướng: 1) Phúc thay quốc gia mà Chúa là Chúa tể, dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng mình. Tự trời cao Chúa nhìn xuống, Người xem thấy hết thảy con cái người ta. - Ðáp.

2) Tự cung lâu của Người, Người quan sát, hết thảy mọi người cư ngụ địa cầu. Người đã tạo thành tâm can họ hết thảy, Người quan tâm đến mọi việc làm của họ. - Ðáp.

3) Linh hồn chúng tôi mong đợi Chúa, chính Người là Ðấng phù trợ và che chở chúng tôi. Bởi vậy lòng chúng tôi hân hoan trong Chúa, chúng tôi tin cậy ở thánh danh Người. - Ðáp.

 

Alleluia: 2 Tm 1, 10b

Alleluia, alleluia! - Ðấng Cứu Chuộc chúng ta là Ðức Giêsu Kitô, đã dùng Tin Mừng tiêu diệt sự chết, và chiếu soi sự sống. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 4, 38-44

"Ta còn phải rao giảng Tin Mừng cho các thành khác, bởi chính vì thế mà Ta đã được sai đến".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu chỗi dậy ra khỏi hội đường, Người đến nhà Simon. Nhạc mẫu ông Simon phải cơn sốt nặng, và người ta xin Người chữa bà ấy. Người đứng bên bà, truyền lệnh cho cơn sốt, và cơn sốt biến khỏi bà. Tức thì bà chỗi dậy, và dọn bữa hầu các ngài. Khi mặt trời lặn, mọi người có bệnh nhân đau những chứng bệnh khác nhau, đều dẫn họ đến cùng Người. Người đặt tay trên từng bệnh nhân, và chữa họ lành. Các quỷ xuất khỏi nhiều người và kêu lên rằng: "Ông là Con Thiên Chúa". Nhưng Người quát bảo không cho chúng nói, vì chúng biết chính Người là Ðức Kitô.

Ðến sáng ngày (hôm sau), Người ra đi vào hoang địa, dân chúng liền đi tìm đến cùng Người, họ cố cầm giữ Người lại, kẻo Người rời bỏ họ. Người bảo họ rằng: "Ta còn phải rao giảng Tin Mừng nước Thiên Chúa cho những thành khác, bởi chính vì thế mà Ta đã được sai đến". Và Người giảng dạy trong các hội đường xứ Giuđêa.

Ðó là lời Chúa.

 

Suy niệm Tin Mừng – Thứ Tư Tuần XXII Mùa Thường Niên (05.09.2018 ...

 

 

Suy Nguyện Lời Chúa

Là Đấng được xức dầu Thánh Linh và được huy động bởi Thánh Linh, nên cho dù đi đâu, Chúa Kitô cũng thực hiện sứ vụ Thiên Sai của Người, một sứ vụ được tóm tắt trong bài Phúc Âm hôm Thứ Hai là thời điểm mở màn cho Phúc Âm của Thánh ký Luca kéo dài 13 tuần lễ ngày thường của Mùa Thường Niên, đó là sứ vụ "đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng". 


Nghĩa là Người luôn mang ơn cứu độ đến cho mọi người, bằng lời giảng và quyền năng chữa lành của Người, trước khi Người hoàn tất Cuộc Vượt Qua tối hậu của Người với tư cách chính thức là một Đấng Cứu Thế duy nhất của toàn thể loài người và cho loài người. 


Bài Phúc Âm hôm nay cho thấy, sau khi đã trừ quỉ cho một nạn nhân trong một hội đường ở Carphanaum thì "Chúa Giêsu chỗi dậy ra khỏi hội đường, Người đến nhà Simon". Thì ra nhà của chàng Simon, sau này là tông đồ Phêrô, ở trong thành phố lớn có nhiều dân ngoại sinh sống này. Nên nhớ rằng, theo Phúc Âm của Thánh ký Luca thì cho tới lúc này Chúa Giêsu chưa chọn gọi các môn đệ. Thế thì chàng Simon, người đã nghe theo Anrê đến gặp Chúa Kitô (xem Gioan 2:41-42), vốn đã mến phục Người nên khi nghe thấy Người đến Carphanaum trong một hội đường đã đến nghe Người và chắc đã mời Người về nhà nghỉ ngơi, chứ không phải để chữa lành bệnh cho nhạc mẫu của chàng, vì Phúc Âm nói "người ta xin Người chữa cho bà" chứ không phải là chàng.


Bởi thế, việc Người "đến nhà Simon" đây, mà không đến một nhà nào khác trong thành phố đông đảo này, có thể là vì Người được chính chàng Simon đầy nhiệt huyết này mời, nhờ đó lần Người viếng thăm nhà của chàng ấy như là một dạo khúc làm quen trước khi Người chính thức tuyển chọn chàng cùng với mấy chàng thanh niên khác cùng lứa tuổi với chàng và nghề nghiệp như chàng, một biến cố tuyển chọn được Phúc Âm ngày mai ở đầu đoạn 5 thuật lại.


Dạo khúc làm quen của Chúa Giêsu với chàng Simon được thể hiện nơi bà mẹ vợ của chàng, như Phúc Âm hôm nay thuật lại: "Nhạc mẫu ông Simon phải cơn sốt nặng, và người ta xin Người chữa bà ấy. Người đứng bên bà, truyền lệnh cho cơn sốt, và cơn sốt biến khỏi bà. Tức thì bà chỗi dậy, và dọn bữa hầu các ngài". Sự kiện chàng Simon trước khi gặp Chúa Giêsu và được Người tuyn chọn mà có vợ là chuyện bình thường, chẳng có gì là sai trái


Thế nhưng, một khi chàng tuyên bố "đã bỏ mọi sự mà theo Thày" (Mathêu 19:27) thì chàng cũng bỏ cả vợ nữa, một người vợ không biết còn sống hay chăng, vì trong bài Phúc Âm hôm nay, không thấy Thánh ký Luca tiết lộ, chỉ thắc mắc rằng nếu vợ của chàng còn sống và ở đó bấy giờ (vì mẹ của nàng đang bị bệnh sốt nặng rất cần nàng chăm sóc) thì tại sao nàng không phụ mẹ hay thay mẹ để tiếp đãi Người, đến độ phải để cho một người mới lành bệnh phải làm: "bà chỗi dậy, và dọn bữa hầu các ngài".

 

 

Việc nhạc mẫu của chàng Simon sau khi được chữa lành đã chỗi dậy phục vụ Đấng chữa lành cho mình cho thấy rằng Thiên Chúa chữa lành cho con người để trả về cho Ngài những gì Ngài ban (như sức khỏe), để con người làm lành chứ không phải để hành ác, kẻo họ trở nên tệ hơn trước (xem Gioan 5:14). Như Dân Do Thái xưa được Thiên Chúa cứu khỏi cảnh nô lệ Ai Cập là để sống tự do phụng thờ Chúa (xem Xuất Hành 3:18) chứ không phải tự do thờ tá thần hay ngẫu tượng. Bằng không, họ sẽ gặp hậu hoạn gây ra bởi những gì họ làm không đúng như ý muốn cứu độ của Thiên Chúa.


Ở đây, chi tiết về nhạc mẫu của chàng Simon sau này là tông đồ Phêrô khiến chúng ta liên tưởng đến luật giáo sĩ độc thân của Giáo Hội Công Giáo Rôma. Thật ra, tự bản chất của thừa tác vụ thánh nơi hàng giáo phẩm và giáo sĩ không buộc phải giữ mình độc thân. Theo lịch sử của Giáo Hội, ngay từ ban đầu, các vị giáo sĩ và giám mục đều có gia đình (xem 1Timotheu đoạn 3), vì khi Giáo Hội mới được thành hình ở các nơi thì làm gì đã có các tiểu chủng viện và đại chủng viện như từ sau Công Đồng Triđentino vào năm 1563, thời điểm Giáo Hội Công Giáo bắt đầu chính thức hóa vấn đề độc thân linh mục. 


Sở dĩ Giáo Hội ra luật độc thân cho hàng giáo sĩ của mình là để cho các vị có thể nhờ đó sống xứng với vai trò mục tử của mình (pastor) và đúng với thừa tác mục vụ của mình (pastoral care / ministry), thành phần mục tử hoàn toàn sống vì chiên và cho chiên, như chính Chúa Kitô là Vị Mục Tử Nhân Lành đến cho chiên được sự sống và là sự sống viên mãn cho dù có cần phải hiến mạng sống mình (xem Gioan 10:10-11), một tinh thần dấn thân phục vụ và "yêu cho đến cùng" (Gioan 13:1) như thế không thể nào hay khó có thể thực hiện nếu hàng giáo sĩ sống gia đình và vì thế họ cần phải lưu tâm và chăm sóc cho vợ con của mình trên hết và trước hết theo phận vụ làm chồng và làm cha của họ.


Chúa Giêsu là Đấng được sai đến với tất cả mọi người để cứu độ họ, nên Người không phải chỉ chữa lành cho nhạc mẫu của chàng Simon bấy giờ mà còn cho tất cả mọi bệnh nhân khác nữa, kể cả những ai bị quỉ ám, như Thánh ký Luca ghi lại trong bài Phúc Âm hôm nay: "Khi mặt trời lặn, mọi người có bệnh nhân đau những chứng bệnh khác nhau, đều dẫn họ đến cùng Người. Người đặt tay trên từng bệnh nhân, và chữa họ lành. Các quỷ xuất khỏi nhiều người và kêu lên rằng: 'Ông là Con Thiên Chúa'. Nhưng Người quát bảo không cho chúng nói, vì chúng biết chính Người là Đức Kitô".


Trong Bài Phúc Âm cho Thứ Tư Tuần XXII hôm nay, chúng ta còn thấy chiều hướng truyền giáo của Thánh ký Luca rất rõ ràng ở ngay câu cuối cùng: "Người bảo họ rằng: 'Tôi còn phải rao giảng Tin Mừng nước Thiên Chúa cho những thành khác, bởi chính vì thế mà Tôi đã được sai đến'. Và Người giảng dạy trong các hội đường xứ Giuđêa", cho dù Người có được dân chúng ở đó bấy giờ tỏ ra hết sức lưu luyến muốn Người ở lại với họ: "Đến sáng ngày (hôm sau), Người ra đi vào hoang địa, dân chúng liền đi tìm đến cùng Người, họ cố cầm giữ Người lại, kẻo Người rời bỏ họ".

 

 

Ở đây chúng ta thấy thêm một chi tiết nữa rất quan trọng đối với việc sống đạo, đó là chúng ta có khuynh hướng giữ Thiên Chúa lấy cho riêng bản thân mình thôi, vì chúng ta được hoan hưởng nhiều phúc lành của Chúa, không để ý đến người khác. Có nghĩa là, càng được ơn Chúa, chúng ta càng phải làm cho các ơn ấy trổ sinh muôn vàn hoa trái mới đúng ý Chúa, vì Chúa muốn tỏ mình ra cho tất cả mọi người chứ không phải cho riêng mình chúng ta, và cho dù có tỏ mình cho riêng từng người chúng ta cũng là để chúng ta nhận biết Người và làm chứng cho Người, tức là trở thành "ánh sáng thế gian" (Mathêu 5:14), phản ảnh chính Người "là ánh sáng thế gian" (Gioan 8:12).


"Xứ Giuđêa" trong câu Phúc Âm của Thánh ký Luca "Người giảng dạy trong các hội đường xứ Giuđêa" cũng cho thấy chiều hướng truyền giáo ngay tại mảnh đất chính yếu của dân Do Thái và của đạo Do Thái, vì là nơi có Thành cùng Đền Thánh Giêurusalem và Hội Đồng Đầu Mục Do Thái. Bởi vì, trong lệnh sai đi truyền giáo của Người trước khi về trời, nơi mà Người muốn các tông đồ đến đầu tiên là "Giêrusalem" và "Giuđêa" trước cả "Samaria và tận cùng trái đất(xem Tông Vụ 1:8). Quả thực, "Giêrusalem" ở "Giuđêa" là địa điểm và khu vực truyền giáo đầu tiên ngay sau biến cố Thánh Thần Hiện Xuống vào Ngày Lễ Ngũ Tuần tại Nhà Tiệc Ly ở "Giêrusalem" vậy. 

 

 

Hành trình tỏ mình ra của Chúa Kitô, được Thánh Thần thúc đẩy, khởi đi từ quê quán Nazarét của Người ở bài Phúc Âm Thứ Hai tuần này, tiến đến Carphanauum là thành của Người, nơi có đông dân ngoại, và vươn rộng đến “những thành khác”, một biểu hiệu về cả địa dư lẫn nhân sinh mà sau này Người được rao giảng bởi thành phần môn đệ tông đồ của Người, cũng như bởi những vị thừa kế các ngài và bởi thành phần thừa sai truyền giáo, như Thánh Phaolô trong Bài Đọc 1 hôm nay đã bao gồm cả thành phần thừa sai lẫn thành phần được rao giảng ở câu: “Chúng tôi là những người phụ tá của Thiên Chúa, còn anh em là cánh đồng của Thiên Chúa, là toà nhà của Thiên Chúa".

 

Nếu Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của lịch sử dân Do Thái yêu thương nhân loại thì phúc thay những con người hay những địa điểm lịch sử được Thiên Chúa đến viếng thăm qua Con của Người là Đức Giêusu Kitô, hay qua thành phần thừa sai trong giòng lịch sử nhân loại, thì họ một khi đón nhận các vị thừa sai và sứ điệp cứu độ là tin mừng sự sống được các vị loan báo, sẽ không thể nào không vang lên những lời Đáp Ca hôm nay:

 1) Phúc thay quốc gia mà Chúa là Chúa tể, dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng mình. Tự trời cao Chúa nhìn xuống, Người xem thấy hết thảy con cái người ta.

2) Tự cung lâu của Người, Người quan sát, hết thảy mọi người cư ngụ địa cầu. Người đã tạo thành tâm can họ hết thảy, Người quan tâm đến mọi việc làm của họ.

3) Linh hồn chúng tôi mong đợi Chúa, chính Người là Ðấng phù trợ và che chở chúng tôi. Bởi vậy lòng chúng tôi hân hoan trong Chúa, chúng tôi tin cậy ở thánh danh Người.




Thứ Năm


 

 

Tuyển chọn chuyên viên đánh cá người

Phụng Vụ Lời Chúa

Bài Ðọc I: (Năm II) 1 Cr 3, 18-23

"Tất cả là của anh em, nhưng anh em thuộc về Ðức Kitô, và Ðức Kitô thuộc về Thiên Chúa".

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, đừng có ai lừa dối mình. Nếu có ai trong anh em cho mình là người khôn ngoan ở đời này, thì kẻ ấy hãy nên điên dại để được khôn ngoan: vì sự khôn ngoan của thế gian này là sự điên dại đối với Thiên Chúa, vì có lời chép rằng: "Chính Người bắt chợt những người khôn ngoan ngay trong xảo kế của họ". Lại có lời khác rằng: "Chúa biết tư tưởng của những người khôn ngoan là hão huyền". Vậy đừng có ai còn tự phô trương nơi loài người. Vì tất cả là của anh em, dù là Phaolô hay Apollô, hoặc Kêpha, hoặc thế gian, sự sống hay sự chết, hoặc hiện tại hay tương lai. Tất cả là của anh em; nhưng anh em thuộc về Ðức Kitô, và Ðức Kitô thuộc về Thiên Chúa.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 23, 1-2. 3-4ab. 5-6

Ðáp: Chúa là chủ trái đất và mọi vật làm sung mãn nó (c. 1a).

Xướng: 1) Chúa là chủ trái đất và mọi vật làm sung mãn nó, chủ địa cầu và muôn loài cư trú ở trong. Vì chính Ngài xây dựng nó trên biển cả, và Ngài giữ vững nó trên chỗ nước nguồn. - Ðáp.

2) Ai khá trèo lên cao sơn của Chúa, ai được đứng trong nơi thánh của Ngài? Người tay vô tội và lòng thanh khiết, người không để lòng xu hướng bả phù hoa. - Ðáp.

3) Người đó sẽ được Chúa chúc phúc cho, và được Thiên chúa là Ðấng cứu độ ban ân thưởng. Ðó là dòng dõi người tìm kiếm Chúa, người tìm long nhan Thiên Chúa nhà Giacob. - Ðáp.

 

Alleluia: 2 Tx 2, 14

Alleluia, alleluia! - Thiên Chúa đã dùng Tin Mừng mà kêu gọi chúng ta, để chúng ta được chiếm lấy vinh quang của Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 5, 1-11

"Các ông đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Người".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, dân chúng chen nhau lại gần Chúa Giêsu để nghe lời Thiên Chúa, lúc đó Người đứng ở bờ hồ Ghênêsarét. Người trông thấy hai chiếc thuyền đậu gần bờ; những người đánh cá đã ra khỏi thuyền và họ đang giặt lưới. Người xuống một chiếc thuyền, thuyền đó của ông Simon, và Người xin ông đưa ra khỏi bờ một chút. Rồi Người ngồi trên thuyền, giảng dạy dân chúng.

Vừa giảng xong, Người bảo ông Simon rằng: "Hãy đẩy thuyền ra chỗ nước sâu và thả lưới bắt cá". Ông Simon thưa Người rằng: "Thưa Thầy, chúng con đã cực nhọc suốt đêm mà không được gì hết; nhưng vì lời Thầy, con sẽ thả lưới". Các ông đã thả lưới và bắt được rất nhiều cá; lưới các ông hầu như bị rách. Bấy giờ các ông làm hiệu cho các bạn đồng nghiệp ở thuyền bên cạnh đến giúp đỡ các ông. Những người này tới, họ đổ cá đầy hai chiếc thuyền, đến nỗi những thuyền chở nặng gần chìm.

Thấy thế, ông Simon sụp lạy dưới chân Chúa Giêsu và thưa Người rằng: "Lạy Chúa, xin Chúa hãy tránh xa con, vì con là người tội lỗi". Ông kinh ngạc và tất cả mọi người ở đó với ông cũng kinh ngạc trước mẻ cá mà các ông vừa mới bắt được; cả ông Giacôbê và Gioan, con ông Giêbêđê, bạn đồng nghiệp với ông Simon cũng thế. Nhưng Chúa Giêsu phán bảo ông Simon rằng: "Ðừng sợ hãi: từ đây con sẽ là kẻ chinh phục người ta". Bấy giờ các ông đưa thuyền vào bờ, và đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Người.

Ðó là lời Chúa.

 

Luke 5: 1- 11 – Page 2 – till Christ is formed

 


Suy Nguyện Lời Chúa


Nếu thành Carphanaum là phố hội Chúa Giêsu thường lui tới gặp gỡ dân chúng thì Biển Hồ Galilêa cũng gọi là Gennesaret hay Tiberias cũng là khu vực tỏ mình ra của Chúa Giêsu, cách riêng cho thành phần môn đệ của Người, kể cả sau khi Người sống lại từ trong cõi chết như Phúc Âm của Thánh Gioan thuật lại ở đoạn 21 cuối cùng.  


Biển Hồ này rộng nhất ở nước Do Thái, với diện tích bao gồm 21 km chiều dài và 13 km chiều ngang. Bài Phúc Âm hôm nay cho thấy Chúa Giêsu lần đầu tiên tỏ mình ra cho một thiểu số người trẻ mà Người đã có ý tuyển chọn họ. Tiến trình tỏ mình để tuyển chọn các môn đệ đầu tiên này của Người được Phúc Âm thuật lại như sau:


"Khi ấy, dân chúng chen nhau lại gần Chúa Giêsu để nghe lời Thiên Chúa, lúc đó Người đứng ở bờ hồ Gennesaret. Người trông thấy hai chiếc thuyền đậu gần bờ; những người đánh cá đã ra khỏi thuyền và họ đang giặt lưới. Người xuống một chiếc thuyền, thuyền đó của ông Simon, và Người xin ông đưa ra khỏi bờ một chút. Rồi Người ngồi trên thuyền, giảng dạy dân chúng".


Hình như Chúa Giêsu cứ muốn làm quen với chàng Simon sao ấy. Trong bài Phúc Âm hôm qua, Người đã cố ý vào nhà của chàng, chứ không vào nhà của một ai khác trong một thành phố đông người ở, và trong bài Phúc Âm hôm nay, Người lại cố ý xuống thuyền của chàng, cho dù bấy giờ có "hai chiếc thuyền đậu gần bờ", có thể là hai chiếc thuyền của 2 cặp anh em được Thánh ký Mathêu thuật lại: "Simon được gọi là Phêrô và anh mình là Anrê" và "Giacôbê con của Zêbêđê và em mình là Gioan" (4:18,21). 


Chưa hết, việc nhờ chiếc thuyền của chàng Simon để "giảng dạy dân chúng" mới là bước thứ hai trước khi Người tiến sang bước thứ ba cũng là bước quyết liệt, bước Người muốn lợi dụng để tỏ mình ra trước khi kêu gọi và tuyển chọn mấy môn đệ đầu tiên này. Và bước thứ ba được Phúc Âm hôm nay thuật lại đó là: "Vừa giảng xong, Người bảo ông Simon rằng: 'Hãy đẩy thuyền tiến ra chỗ nước sâu và thả lưới bắt cá'" - "Duc in altum" đó là khẩu hiệu hay tâm niệm cho thiên niên kỷ thứ ba của Kitô giáo được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đề ra trong Tông Thư Vào Lúc Mở Màn Tân Thiên Niên Kỷ  (Novo Millennio Ineunte) ban hành ngày lễ Hiển Linh 6/1/2001.

 

 

Nếu Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II muốn hướng Giáo Hội đến việc dấn thân ("tiến ra") truyền giáo: "thả lưới bắt cá" trong ngàn năm thứ ba Kitô giáo thì ngài cũng muốn nhấn mạnh đến khía cạnh nội tâm nữa: "nước sâu". Nghĩa là chỉ có ở chỗ nước sâu mới có cá, ở xa bờ mới có cá, vì chài lưới là để bắt nhiều cá một lúc chứ không phải câu cá chỉ bắt được từng con cá ở gần bờ. Mà chỗ xa bờ là gì nếu không phải xa khỏi những bám víu an toàn, và chỗ nước sâu đây là gì nếu không phải là chỗ nguy hiểm, là chỗ dìm mình xuống (khỏi những kiến thức và tài năng tự nhiên của mình) bằng một tấm lòng hoàn toàn tin tưởng phó thác vào Đấng đã sai mình đi.


Đây không phải là một lệnh truyền của Thày đối với các môn đệ của mình, mà chỉ là một lời mời gọi, một thách đố, và là một thách đố đã được chàng Simon thành thực thưa lại và sẵn sàng tuân theo vì lòng cảm phục tự nhiên của mình đối với một Đấng mà chàng không biết làm sao cứ theo đuổi từ thành phố kia ra đến biển hồ này: "Ông Simon thưa Người rằng: 'Thưa Thầy, chúng con đã cực nhọc suốt đêm mà không được gì hết; nhưng vì lời Thầy, con sẽ thả lưới'".


Qua câu đối đáp đầu tiên vô cùng dễ thương này của chàng Simon chân thành trực tính thuộc dân chài lưới chuyên nghiệp thân thưa cùng Chúa Giêsu, chúng ta thấy ngài quả thực xứng đáng được Chúa Giêsu sau này tuyển chọn lãnh đạo tông đồ đoàn và thay Người chăn dắt đàn chiên thuộc Giáo Hội được Người thiết lập trên ngài là tảng đá (xem Gioan 21:15-17; Mathêu 16:18-19). Tại sao? 


Tại vì "đức tin tuân phục" (Roma 1:5) của chàng. Ở chỗ, cho dù chàng là một tay chuyên nghiệp đánh cá, đánh cá thâu đêm suốt sáng mà chẳng được gì, thế mà sẵn sàng tin tưởng nghe theo một Giêsu nào đó mới quen, một nhân vật dù sao quá khứ cũng chỉ là con của một bác thợ mộc quèn (xem Marco 6:3) và thậm chí còn hành nghề thợ mộc nữa (xem Mathêu 13:55). 


Thế nhưng, cũng chính nhờ "đức tin tuân phục" của chàng, tức nhờ quyền năng của Đấng mà chàng tin tưởng tuân phục, mà việc chàng làm đã đạt được thành quả ngoài sức tượng tượng của chàng, vượt sức tự nhiên của chàng, như Phúc Âm hôm nay thuật lại: "Các ông đã thả lưới và bắt được rất nhiều cá; lưới các ông hầu như bị rách. Bấy giờ các ông làm hiệu cho các bạn đồng nghiệp ở thuyền bên cạnh đến giúp đỡ các ông. Những người này tới, họ đổ cá đầy hai chiếc thuyền, đến nỗi những thuyền chở nặng gần chìm".


Cho đến lúc ấy, đến lúc thấy được mẻ cá vô cùng lạ lùng như vậy, nghĩa là sau khi cả đêm thất bại theo sức tự nhiên chuyên nghiệp của mình và sau khi chỉ cần nghe lời của một tay chuyên nghề thợ mộc, tất cả mọi người trong cuộc, đặc biệt nhất là chàng Simon, mới bàng hoàng trước Đấng Tối Cao, đến độ chàng cảm thấy mình vô cùng bất xứng mới thành thực thưa với Người rằng


"Thấy thế, ông Simon sụp lạy dưới chân Chúa Giêsu và thưa Người rằng: 'Lạy Chúa, xin Chúa hãy tránh xa con, vì con là người tội lỗi'. Ông kinh ngạc và tất cả mọi người ở đó với ông cũng kinh ngạc trước mẻ cá mà các ông vừa mới bắt được; cả ông Giacôbê và Gioan, con ông Giêbêđê, bạn đồng nghiệp với ông Simon cũng thế".


Đạt được mục đích của mình là làm cho đối tượng kinh ngạc và vô cùng cảm phục, Chúa Giêsu mới chính thức công khai tuyển chọn họ để họ có thể làm một cái nghề còn cao cả hơn nghề đánh cá bấy giờ của họ nữa, còn quan trọng hơn nữa, còn khẩn thiết hơn nữa: "Nhưng Chúa Giêsu phán bảo ông Simon rằng: 'Đừng sợ hãi: từ đây con sẽ là kẻ chinh phục người ta'. Bấy giờ các ông đưa thuyền vào bờ, và đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Người".


Hành động của các tay thuyền chài chuyên nghiệp Simon và 2 anh em Gioan lẫn Giacôbê trong Bài Phúc Âm hôm nay đã tỏ ra kinh ngạc trước mẻ cá lạ lung các ông bắt được ngoàì sức tưởng tượng của mình, chỉ nhờ ngoan ngoãn vâng theo lời chỉ bảo của một tay thợ mộc quê ở Nazarét chẳng chuyên môn gì về việc chài lưới như mình, quả thực là những con người khôn ngoan đúng như Thánh Phaolô khuyên dạy Kitô hữu giáo đoàn Corinto trong Bài Đọc 1 hôm nay:

 

“Nếu có ai trong anh em cho mình là người khôn ngoan ở đời này, thì kẻ ấy hãy nên điên dại để được khôn ngoan: vì sự khôn ngoan của thế gian này là sự điên dại đối với Thiên Chúa”.

 

Vì các vị bấy giờ có thể đã xác tín như những gì Thánh Phaolô viết ở phần cuối Bài Đọc 1 hôm nay: “Tất cả là của anh em; nhưng anh em thuộc về Ðức Kitô, và Ðức Kitô thuộc về Thiên Chúa” mà các vị cũng có được tâm tình của Thánh Vịnh gia trong Bài Đáp Ca hôm nay đối với Vị Thiên Chúa “ chủ trái đất và mọi vật làm sung mãn nó” (câu xướng 1), vị Thiên Chúa của những “ai vô tội và lòng thanh khiết, người không để lòng xu hướng bả phù hoa” (câu xướng 2), thành phần “là dòng dõi người tìm kiếm Chúa, người tìm long nhan Thiên Chúa nhà Giacob” (câu xướng 2),

 

Ngày 03 tháng 9

Thánh Ghê-gô-ri-ô Cả, giáo hoàng, tiến sĩ Hội Thánh

lễ nhớ bắt buộc

Tiểu sử 
Thánh nhân sinh quãng năm 540 tại Rô-ma. Người theo con đường công danh, nhưng đã từ chối chức thái thú Rô-ma. Người gia nhập đan viện và sau khi làm phó tế, người nhận nhiệm vụ sứ thần Công-tăng-ti-nốp. Ngày 3 tháng 9 năm 590, người được chọn làm người kế vị thánh Phê-rô suốt mười bốn năm phục vụ Hội Thánh (590-604). Dầu sức khoẻ không dồi dào, người đã tận tuỵ chu toàn bổn phận, giúp đỡ người nghèo, củng cố và truyền bá đức tin. Người đã biên soạn nhiều tác phẩm về luân lý và thần học. Hoạt động của người được nuôi dưỡng nhờ chiêm niệm. Người qua đời ngày 12 tháng 3 năm 604.


Thánh Gregory Cả - 1

Thánh Gregory Cả - 2

Bài đọc 2

Vì yêu mến Chúa Ki-tô, tôi không quản ngại nói về Người

(Giờ Kinh Sách Phụng Vụ ngày 3/9)

Trích bài giảng của thánh Ghê-gô-ri-ô Cả, giáo hoàng, về sách Ê-dê-ki-en.

Hỡi con người, Ta đã đặt ngươi làm người canh gác cho nhà Ít-ra-en. Cần lưu ý rằng Chúa gọi kẻ Người sai đi rao giảng là người canh gác. Người canh gác luôn luôn phải đứng trên cao, để thấy được từ xa bất cứ chuyện gì xảy tới. Và bất cứ ai được đặt làm người canh gác cho dân đều phải đứng trên cao nhờ cuộc sống của mình, để có thể đem lại lợi ích cho dân nhờ khả năng tiên liệu.

Ôi thật khổ tâm biết bao khi tôi phải nói lên những điều trên. Quả thật, nói như thế là tôi tự đánh mình, bởi lẽ miệng tôi đã không giảng cho xứng đáng, và nếu có giảng cho đầy đủ thì đời sống của tôi cũng chẳng đi đôi với lời giảng.

Tôi nhìn nhận là tôi có lỗi, tôi thấy mình uể oải và lơ là. Biết đâu chính việc thú nhận lỗi lầm sẽ trở thành lời nài xin Vị Thẩm Phán nhân từ ban ơn tha thứ. Khi ở đan viện, tôi có thể vừa giữ miệng lưỡi không nói lời vô ích, vừa hầu như liên lỉ cầm trí lo việc cầu nguyện. Nhưng một khi đã ghé vai mang gánh nặng mục vụ, thì tôi bị chi phối về nhiều chuyện nên không thể dễ dàng hồi tâm được.

Thật vậy, tôi buộc phải suy xét về các vấn đề của các Giáo Hội cũng như của các tu viện, nhiều lần tôi phải nghĩ tới nếp sống và hành vi của các cá nhân ; hơn nữa, tôi còn phải giải quyết một số công việc của người dân, phải lo lắng vì quân man di xông vào giết chóc, phải đề phòng những con sói đang rình rập đàn chiên đã được uỷ thác cho tôi. Có khi tôi phải lo đem lại những trợ giúp cần thiết cho chính những người có bổn phận tuân giữ kỷ luật tu trì ; có lúc phải bình tĩnh chịu đựng những quân trộm cướp, nhưng cũng có lúc phải đối đầu với chúng để bảo trì đức ái.

Khi tâm trí còn bị phân tán và xâu xé vì phải nghĩ đến biết bao chuyện như thế, thì bao giờ tôi mới có thể hồi tâm để chỉ nghĩ đến việc rao giảng và không bỏ bê tác vụ công bố Lời Chúa ? Vì địa vị bó buộc tôi phải tiếp xúc với người đời, nên đôi khi tôi lơi lỏng trong việc giữ miệng lưỡi. Bởi nếu tôi luôn tự kiềm chế mình một cách nghiêm ngặt, thì tôi biết những kẻ yếu đuối sẽ xa lánh tôi, và chẳng bao giờ tôi lôi kéo được họ đến điều tôi mong ước. Cho nên tôi thường phải kiên nhẫn nghe cả những chuyện vô ích của họ. Thế nhưng, vì bản thân tôi cũng yếu đuối, nên dần dần tôi bị lôi cuốn vào những chuyện vô ích và bắt đầu thích nói những điều mà trước kia tôi chỉ nghe một cách miễn cưỡng ; nơi mà trước kia tôi sợ ngã vào, thì nay tôi lại khoái nằm xuống.

Vậy tôi là ai và tôi thi hành nhiệm vụ canh gác như thế nào, nếu tôi không đứng trên núi cao là công việc phải làm, mà vẫn nằm bẹp dưới thung lũng là tính yếu đuối của tôi ? Nhưng dù tôi bất xứng, thì Đấng tạo dựng và cứu chuộc loài người vẫn có khả năng ban cho tôi cả đời sống cao quý lẫn tài nói năng thuyết phục, bởi lẽ, vì yêu mến Người mà tôi không quản ngại nói về Người.

 

Lạy Chúa, Chúa luôn hướng dẫn và âu yếm chăm nom đoàn dân Chúa, xin nhậm lời thánh Ghê-gô-ri-ô chuyển cầu, mà ban thần trí khôn ngoan cho các vị mục tử Chúa đã đặt làm đầu Hội Thánh, và ban cho các ngài được niềm vui vì thấy đoàn chiên phát triển không ngừng. Chúng con cầu xin


Thứ Sáu


Rượu cũ với rượu mới cùng bình mới đây là gì?


Phụng Vụ Lời Chúa

 

Bài Ðọc I: (Năm II) 1 Cr 4, 1-5

"Chúa sẽ phơi bày những ý định của tâm hồn".

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, như vậy người ta coi chúng tôi như những thừa tác viên của Ðức Kitô, và những người phân phát các mầu nhiệm của Thiên Chúa. Do đó, người ta đòi hỏi nơi những người phân phát các mầu nhiệm là mỗi người phải trung tín. Phần tôi, tôi không lấy làm quan trọng khi bị anh em hay toà án nhân loại đoán xét; nhưng tôi cũng không đoán xét chính mình tôi. Vì chưng, mặc dầu lương tâm không trách cứ tôi điều gì, nhưng không phải vì thế mà tôi đã được công chính hoá. Ðấng đoán xét tôi chính là Chúa. Vì thế, anh em đừng đoán xét trước thời gian cho đến khi Chúa đến, Người sẽ đưa ra ánh sáng những điều giấu kín trong bóng tối và phơi bày những ý định của tâm hồn, và bấy giờ Thiên Chúa sẽ ban khen tương xứng cho mỗi người.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 36, 3-4. 5-6. 27-28. 39-40

Ðáp: Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ (c. 39a).

Xướng: 1) Hãy trông cậy vào Chúa và hãy làm lành, để được cư ngụ trong đất nước, thọ hưởng an ninh. Hãy hân hoan tin tưởng vào Chúa, Người sẽ ban cho sự lòng bạn thỉnh cầu. - Ðáp.

2) Bạn hãy phó thác đường lối mình cho Chúa, hãy trông cậy vào Người và để chính Người hành động. Người sẽ làm cho chính nghĩa bạn sáng như bình minh, và quyền lợi bạn tỏ như giờ ngọ. - Ðáp.

3) Hãy tránh ác và hãy làm lành, hầu được an cư tới ngàn thu; bởi vì Chúa yêu điều chân lý, và không bỏ rơi những tôi tớ trung thành. - Ðáp.

4) Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ, trong cơn khốn khó, Người là chỗ họ dung thân. Chúa bang trợ và giải thoát họ, Người giải thoát và cứu họ khỏi lũ ác nhân, vì họ đã nương tựa vào Người. - Ðáp.

 

Alleluia: Cl 3, 16a và 17c

Alleluia, alleluia! - Nguyện cho lời Chúa Kitô cư ngụ dồi dào trong anh em; anh em hãy nhờ Ðức Kitô mà tạ ơn Thiên Chúa Cha. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 5, 33-39

"Khi tân lang phải đem đi khỏi họ, bấy giờ họ ăn chay".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, những người biệt phái và luật sĩ nói với Chúa Giêsu rằng: "Tại sao môn đồ của Gioan năng ăn chay và cầu nguyện, cả môn đồ của những người biệt phái cũng vậy, còn môn đệ của Thầy lại cứ ăn uống?" Người đáp lại rằng: "Các ông có thể bắt các bạn hữu đến dự tiệc cưới, ăn chay, đang khi tân lang còn ở với họ chăng? Nhưng sẽ đến những ngày mà tân lang phải đem đi khỏi họ, bấy giờ họ sẽ ăn chay trong những ngày ấy".

Người còn nói với họ thí dụ này rằng: "Không ai xé miếng vải áo mới mà vá vào áo cũ; chẳng vậy, áo mới đã bị xé, mà mảnh vải áo mới lại không ăn hợp với áo cũ. Cũng chẳng ai đổ rượu mới vào bầu da cũ; chẳng vậy, rượu mới sẽ làm vỡ bầu da, rượu chảy ra và bầu da hư mất. Nhưng rượu mới phải đổ vào bầu da mới, thì giữ được cả hai. Và không ai đang uống rượu cũ mà lại thèm rượu mới, vì người ta nói: 'Rượu cũ thì ngon hơn' ".

Ðó là lời Chúa.

 

 

Lucas 5, 33-39: Cuando el esposo les sea quitado, entonces tendrán ...

 

Suy Nguyện Lời Chúa

 

Bài Phúc Âm cho Thứ Sáu Tuần XXII Thường Niên hôm nay không liên tục với bài Phúc Âm hôm qua. Bài Phúc Âm hôm qua bao gồm 11 câu đầu của Đoạn 5, liên quan đến việc Chúa Giêsu tuyển chọn các môn đệ tiên khởi, còn bài Phúc Âm hôm nay bao gồm 6 câu cuối cùng của Đoạn 5, liên quan đến lần đối đầu lần thứ ba giữa Người với "những người biệt phái và luật sĩ".


Thật vậy, Giáo Hội đã không chọn đọc những câu giữa của Đoạn 5 này, bao gồm 3 biến cố: 1- Chúa Giêsu chữa một người phong cùi (5:12-16), một biến cố đã được Phúc Âm Thánh Mathêu thuật lại trong bài Phúc Âm cho Thứ Sáu Tuần XII Thường Niên; 2- Chúa Giêsu chữa một người bất toại được thòng xuống từ mái nhà (5:17-26), một biến cố cũng đã được Thánh ký Mathêu thuật lại trong Phúc Âm cho Thứ Tư Tuần XIII Thường Niên, và 3- Chúa Giêsu kêu gọi chàng thu thuế Levi là tông đồ Mathêu (6:27-32), một sự kiện cũng đã được Thánh ký Mathêu thuật lại trong bài Phúc Âm cho Thứ Năm Tuần XIII Thường Niên.


Trong bài Phúc Âm hôm nay, như đã nói, Chúa Giêsu đã đụng độ với thành phần luật sĩ và biệt phái là loại thông luật kiêm thày dạy trong dân. Lần thứ nhất về quyền tha tội của Người khi Người chữa lành một người bất toại được thòng xuống từ trần nhà (xem Luca 5:21), và lần thứ hai về việc Người giao du với thành phần thu thuế và tội lỗi trong nhà của tên thu thuế Levi được Người kêu gọi (xem Luca 5:33)


Lần đụng độ thứ ba là lần đụng độ liên quan đến vấn đề được họ đặt ra với Chúa Giêsu là: "Tại sao môn đồ của Gioan năng ăn chay và cầu nguyện, cả môn đồ của những người biệt phái cũng vậy, còn môn đệ của Thầy lại cứ tha hồ ăn uống?". Biến cố đụng độ lần này thật ra đã được Giáo Hội cho đọc theo bài Phúc Âm của Thánh ký Mathêu cho Thứ Bảy Tuần XIII Thường Niên rồi. 


Tuy nhiên, so sánh hai bài Phúc Âm về cùng một sự kiện đối chất này, chúng ta thấy có 3 chi tiết khác nhau như sau: 


1-  Phúc Âm Thánh ký Mathêu thì vấn đề được đặt ra bởi các môn đệ của Tiền hô Gioan Tẩy Giả, còn ở Phúc Âm của Thánh ký Luca hôm nay thành phần đặt vấn đề là luật sĩ và biệt phái; 


2-  Phúc Âm Thánh ký Luca hôm nay, trong câu chất vấn của những người luật sĩ và biệt phái dài hơn một chút, không phải chỉ vắn gọn "còn môn đệ của Thày thì không (tức là chẳng kiêng cữ gì hết)?" như ở Phúc Âm Thánh Mathêu, mà còn thòng thêm một mệnh đề phụ: "còn môn đệ của Thầy lại cứ tha hồ mà ăn uống"; 


3-  Phúc Âm Thánh ký Luca hôm nay, trong câu trả lời của Chúa Giêsu còn thêm câu cuối cùng như sau: "Không ai đang uống rượu cũ lại thèm rượu mới. Họ cho rằng: 'Rượu cũ ngon hơn'".


Những chi tiết khác đã được suy diễn và chia sẻ ở Thứ Bảy Tuần XIII Thường Niên: Phụng Vụ Lời Chúa - Tuần XIII Thường Niên. Ở đây chúng ta chỉ tập trung vào chi tiết thứ 3, một chi tiết hơi liên quan đến chi tiết thứ 1 mà thôi. Vậy vấn đề  "rượu cũ" được đặt ra ở đây nghĩa là gì và "ai đang uống rượu cũ" đây ám chỉ thành phần nào?? Câu trả lời rất đơn giản. Ở chỗ, Chúa Giêsu đang đối đáp với thành phần nào trong bài Phúc Âm hôm nay đây? 


Nếu không phải là "những người biệt phái và luật sĩ", thành phần mà, căn cứ vào những lần đụng độ với Chúa Giêsu, phải nói là thành phần "đang uống rượu cũ", ám chỉ khuynh hướng duy luật của họ, họ say sưa với thứ "rượu cũ" lề luật, và họ cảm thấy "ngon hơn" thứ "rượu mới" được Chúa Kitô cống hiến cho họ là "lòng nhân lành" (Mathêu 9:13), là niềm cảm thương, những gì họ vì không có hay chưa có hoặc không muốn chấp nhận hay không thể nào hiểu được, nên họ cứ lẩn quẩn đặt hết vấn đề này vấn đề kia với Chúa Giêsu, kiểu lè nhè lảm nhảm của kẻ say "rượu " được họ thưởng thức đến độ không còn đủ tỉnh táo để biết mình, do đó sống một đời "giả hình". 

 

 

Các tông đồ trong Ngày Lễ Ngũ Tuần ở Giêrusalem sau khi Chúa Giêsu Thăng Thiên về cùng Cha của Người cũng đã trở thành những kẻ "đầy rượu" (Tông Vụ 2:13) nhờ các vị ngay trước đó mới được "đầy Thánh Linh" (Tông Vụ 2:4), nhưng là một tình trạng "đầy rượu" có sức thu hút và chinh phục lòng người (xem Tông Vụ 2:6,7,12) chứ không phải kiểu lè nhè lảm nhảm của thành phần biệt phát và luật sĩ cứ say sưa với thứ "rượu cũ ngon hơn" của họ. 

 

Vấn đề được “những người biệt phái và luật sĩ” với Chúa Giêsu là "Tại sao môn đồ của Gioan năng ăn chay và cầu nguyện, cả môn đồ của những người biệt phái cũng vậy, còn môn đệ của Thầy lại cứ tha hồ ăn uống?” là vấn đề cũng được Thánh Phaolô trong Thư 1 gửi giáo đoàn Corinto khuyên các Kitô hữu nên tránh như sau: anh em đừng đoán xét trước thời gian cho đến khi Chúa đến”, còn đối với thành phần bị xét đoán, nhất là những ai có trách nhiệm trong Giáo Hội thì ngài khuyên áp dụng nguyên tắc sống “trung tín” theo lương tâm trước mặt Chúa, sau đó hãy cứ để Thiên Chúa phán xét, đừng lo bị thế gian phán xét, theo kinh nghiệm của chính bản thân của ngài như sau:

 

“Người ta đòi hỏi nơi những người phân phát các mầu nhiệm là mỗi người phải trung tín. Phần tôi, tôi không lấy làm quan trọng khi bị anh em hay toà án nhân loại đoán xét; nhưng tôi cũng không đoán xét chính mình tôi. Vì chưng, mặc dầu lương tâm không trách cứ tôi điều gì, nhưng không phải vì thế mà tôi đã được công chính hoá. Ðấng đoán xét tôi chính là Chúa”.

 

Chính vì Thiên Chúa (chứ không phải loài người)  Đấng “sẽ đưa ra ánh sáng những điều giấu kín trong bóng tối và phơi bày những ý định của tâm hồn, và bấy giờ Thiên Chúa sẽ ban khen tương xứng cho mỗi người”, như Thánh Phaolô xác tín và khẳng định trong Bài Đọc 1 hôm nay mà Thánh Vịnh gia đã có lý để khuyên nhủ thành phần sống trước nhan Chúa trong Bài Đáp Ca hôm nay như sau:

 

1) Hãy trông cậy vào Chúa và hãy làm lành, để được cư ngụ trong đất nước, thọ hưởng an ninh. Hãy hân hoan tin tưởng vào Chúa, Người sẽ ban cho sự lòng bạn thỉnh cầu.

2) Bạn hãy phó thác đường lối mình cho Chúa, hãy trông cậy vào Người và để chính Người hành động. Người sẽ làm cho chính nghĩa bạn sáng như bình minh, và quyền lợi bạn tỏ như giờ ngọ.

3) Hãy tránh ác và hãy làm lành, hầu được an cư tới ngàn thu; bởi vì Chúa yêu điều chân lý, và không bỏ rơi những tôi tớ trung thành.

4) Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ, trong cơn khốn khó, Người là chỗ họ dung thân. Chúa bang trợ và giải thoát họ, Người giải thoát và cứu họ khỏi lũ ác nhân, vì họ đã nương tựa vào Người.

 

 


Thứ Bảy


Lòng nhân lành hơn lễ vật

Phụng Vụ Lời Chúa

 

Bài Ðọc I: (Năm II) 1 Cr 4, 6-15 (hoặc 9-15)

"Chúng tôi chịu đói khát và trần trụi".

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, [anh em hãy học hỏi nơi tôi và Apollô lời tục ngữ rằng: "Ðừng làm quá điều đã chép", để anh em đừng kiêu căng mà theo phe người này chống lại phe người khác. Vì có ai làm cho ngươi được nổi bật đâu? Nào ngươi có điều gì mà không phải là ngươi đã nhận lãnh? Nếu ngươi đã nhận lãnh, lẽ nào ngươi khoe mình dường như ngươi không nhận lãnh?

Phải rồi! anh em đã được no đầy rồi đấy, đã trở nên giàu có rồi đấy, anh em đã cai trị mà không cần đến chúng tôi. Chớ chi anh em được làm vua, để chúng tôi cùng được cai trị với anh em. Vì tôi nghĩ rằng] chúng tôi là những tông đồ rốt hết, mà Thiên Chúa đã phơi bày chúng tôi ra như những người bị tử hình: vì chúng tôi đã nên trò cười cho thế gian, cho các Thiên Thần và loài người. Chúng tôi là những kẻ ngu dại vì Ðức Kitô, còn anh em là những người khôn ngoan trong Ðức Kitô; chúng tôi là những kẻ yếu đuối, còn anh em là những người hùng mạnh; anh em là những người sang trọng, còn chúng tôi là những kẻ hèn hạ. Cho đến giờ này, chúng tôi phải chịu đói khát, trần trụi, bị xỉ vả và long đong, chính tay chúng tôi đã vất vả làm việc; khi bị chúc dữ, chúng tôi chúc lành; bị bắt bớ, chúng tôi chịu đựng; bị thoá mạ, chúng tôi năn nỉ. Chúng tôi trở nên như đồ phế thải của thế gian này, và như cặn bã của mọi loài cho đến giờ này.

Tôi viết những điều này, không phải để làm nhục nhã anh em, nhưng tôi khuyến cáo anh em như con cái rất yêu dấu của tôi. Vì dẫu anh em có hàng vạn thầy dạy trong Ðức Kitô, nhưng anh em không có nhiều cha đâu; vì nhờ Tin Mừng, tôi đã sinh anh em ra trong Ðức Giêsu Kitô.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 144, 17-18. 19-20. 21

Ðáp: Chúa gần gũi mọi kẻ kêu cầu Người (c. 18a).

Xướng: 1) Chúa công minh trong mọi đường lối, và thánh thiện trong việc Chúa làm. Chúa gần gũi mọi kẻ kêu cầu Người, mọi kẻ kêu cầu Người cách thành tâm. - Ðáp.

2) Chúa thực hiện ý muốn của những ai tôn sợ Người, Người nghe tiếng họ kêu và Người cứu họ. Chúa gìn giữ tất cả những ai mến yêu Người, và Người hủy diệt hết mọi kẻ bất nhân. - Ðáp.

3) Miệng tôi hãy xướng lời ca khen ngợi Chúa, mọi loài huyết nhục hãy chúc tụng danh Chúa tới muôn đời. - Ðáp.

 

Alleluia: Tv 110, 8ab

Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, mọi giới răn Chúa được lập ra cho tới muôn ngàn đời. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 6, 1-5

"Tại sao các ông làm điều không được phép làm trong ngày Sabbat?"

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Trong một ngày Sabbat, khi Chúa Giêsu đi qua đồng lúa, thì các môn đệ bứt bông lúa miến, vò xát trong tay, rồi ăn. Có mấy người biệt phái nói với các ông rằng: "Tại sao các ông làm điều không được phép làm trong ngày Sabbat?" Chúa Giêsu trả lời họ rằng: "Các ông chưa đọc điều Ðavit đã làm khi ông và các người tuỳ tùng bị đói sao? Ngài đã vào đền thờ Thiên Chúa, lấy bánh dâng hiến mà ăn và cho các người bạn tuỳ tùng ăn, bánh đó họ không được phép ăn, nhưng chỉ dành cho các trưởng tế mà thôi". Và Người bảo họ rằng: "Con Người làm chủ cả ngày Sabbat".

Ðó là lời Chúa.

 


Suy Nguyện Lời Chúa

 

 

Thứ Sáu Tuần XV Thường Niên Giáo Hội đã chọn đọc bài Phúc Âm của Thánh ký Mathêu có nội dung như bài Phúc Âm của Thánh ký Luca cho ngày hôm nay, Thứ Bảy Tuần XXII Thường Niên, về lời đối chất giữa "mấy người biệt phái" và Chúa Giêsu liên quan đến sự kiện "trong một ngày Sabbat, khi Chúa Giêsu đi qua đồng lúa, thì các môn đệ bứt bông lúa miến, vò xát trong tay, rồi ăn".


Theo Phúc Âm của Thánh ký Luca thì đây là lần đụng độ thứ 4 xẩy ra hầu như liên tục giữa thành phần thông luật này với Chúa Giêsu, vào lúc Người mới xuất thân rao giảng và tỏ mình ra (như các bài Phúc Âm trong tuần này cho thấy). So sánh với bài Phúc Âm về cùng sự kiện này được Thánh ký Mathêu thuật lại thì có mấy chi tiết khác nhau nhưng lại là những chi tiết cần để bổ túc cho nhau như sau:


1- Các môn đệ sở dĩ "bứt bông lúa miến, vò xát trong tay, rồi ăn", như trong bài Phúc Âm của Thánh ký Luca hôm nay cho biết là bởi "vì cảm thấy đói" (Mathêu 12:1), nên trong câu trả lời của mình, cũng trong Phúc Âm Thánh Mathêu, Chúa Giêsu đã viện chứng trường hợp Vua Đavít và đoàn tùy tùng của vua cũng chỉ vì "đói" mà ăn thứ bánh tiến trong đền thờ họ không được phép ăn (12:3), trong khi Thánh ký Luca không hề bao gồm chi tiết "đói" này trong câu trả lời của Chúa Giêsu. 


2- Thành phần biệt phái trong bài Phúc Âm của thánh ký Luca hôm nay đặt vấn đề với chính các môn đệ của Người, thành phần bị họ coi là phạm nhân "ai làm người ấy chịu" trách nhiệm: "Có mấy người biệt phái nói với các ông rằng: 'Tại sao các ông làm điều không được phép làm trong ngày Sabbat'", còn trong Phúc Âm Thánh Mathêu thì vấn đề được đặt ra với chính Chúa Giêsu là Thày của các môn đệ như thể "tội qui vu trưởng" - tại sao ông là thày mà không biết dạy cho các môn đệ của ông làm điều đúng, điều ngay, điều phải chứ


3- Trong câu trả lời của Chúa Giêsu, cả Phúc Âm Thánh ký Luca hôm nay và Thánh ký Mathêu đều ghi lại giống nhau lời tuyên bố khẳng định của Người rằng: "Con Người làm chủ cả ngày Sabbat" (xem Mathêu 12:8; Luca 6:5). Tuy nhiên, Thánh Mathêu còn ghi lại 2 chi tiết nữa ở cuối câu trả lời của Chúa Giêsu vừa liên quan đến uy thế của Người lại vừa liên quan đến lòng nhân hậu Người mong muốn


3.1- Trước hết, về uy thế của Người, Thánh ký Mathêu ghi lại thế này: "Các ông chưa đọc trong sách Luật rằng ngày sa-bát, các tư tế trong Đền Thờ vi phạm luật sabat mà không mắc tội đó sao? Tôi nói cho các ông hay: ở đây còn lớn hơn Đền Thờ nữa".

 

 

3.2- Sau nữa, về lòng nhân hậu được Người mong muốn, Thánh ký Mathêu còn ghi thêm như sau: "Nếu các ông hiểu được ý nghĩa của câu này: Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế, ắt các ông đã chẳng lên án kẻ vô tội".


 

 

Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao Giáo Hội lại chọn đọc lại bài Phúc Âm có nội dung giống nhau như vậy, như hôm qua, Thứ Năm Tuần XXII cũng thế. Phải chăng là vì Bài Phúc Âm có nội dung chính yếu tương tự như nhau này có liên hệ với Bài Đọc 1 cho năm chẵn của từng ngày? Bởi thế, để bổ túc thêm những gì đã suy diễn và chia sẻ về bài Phúc Âm ở Thứ Sáu Tuần XV - Phụng Vụ Lời Chúa - Tuần XV Thường Niên, bài Phúc Âm trùng hợp với thời điểm ấy của Thánh ký Luca hôm nay cần phải được suy diễn theo nội dung của Bài Đọc 1 hôm nay: 

 

Thành phần “biệt phái” trong Bài Phúc Âm hôm nay tỏ ra mình là thông luật và giữ luật đến độ bắt bẻ thành phần môn dệ của một bậc thày mà họ hằng theo dõi và tìm cách hạ gục, đã được Thánh Phaolô, một biệt phái thuần túy và nhiệt tình, lên tiếng như khuyên nhủ họ trong Thư 1 ngài gửi Giáo đoàn Corinto ở dầu Bài Đọc 1 thế này: “Nào ngươi có điều gì mà không phải là ngươi đã nhận lãnh? Nếu ngươi đã nhận lãnh, lẽ nào ngươi khoe mình dường như ngươi không nhận lãnh?”

 

Còn đối với thành phần môn đệ trung tín của Chúa Kitô, một khi trở thành mục tiêu của những ai đặt vấn đề với mình, như các tông đồ trong Bài Phúc Âm hôm nay, hay như Thánh Phaolô trong Bài Đọc 2 hôm nay, thì hãy như thánh Phaolô hãy chấp nhận mọi sự trong Chúa, để rồi nhờ đó có thể đối xử ngược lại, tức là lợi dụng để sống trọn lành hơn, để chừng thực vai trò tông đồ của mình:

 

“Chúng tôi là những tông đồ rốt hết, mà Thiên Chúa đã phơi bày chúng tôi ra như những người bị tử hình: vì chúng tôi đã nên trò cười cho thế gian, cho các Thiên Thần và loài người. Chúng tôi là những kẻ ngu dại vì Ðức Kitô, còn anh em là những người khôn ngoan trong Ðức Kitô; chúng tôi là những kẻ yếu đuối, còn anh em là những người hùng mạnh; anh em là những người sang trọng, còn chúng tôi là những kẻ hèn hạ. … Khi bị chúc dữ, chúng tôi chúc lành; bị bắt bớ, chúng tôi chịu đựng; bị thoá mạ, chúng tôi năn nỉ. Chúng tôi trở nên như đồ phế thải của thế gian này, và như cặn bã của mọi loài cho đến giờ này”.

 

Với một tâm hồn sống trước nhan Chúa như Thánh Phaolô như thề thì Bài Đáp Ca hôm nay chí lý vang lên những xác tín chân thật như sau:

1) Chúa công minh trong mọi đường lối, và thánh thiện trong việc Chúa làm. Chúa gần gũi mọi kẻ kêu cầu Người, mọi kẻ kêu cầu Người cách thành tâm.

2) Chúa thực hiện ý muốn của những ai tôn sợ Người, Người nghe tiếng họ kêu và Người cứu họ. Chúa gìn giữ tất cả những ai mến yêu Người, và Người hủy diệt hết mọi kẻ bất nhân.

3) Miệng tôi hãy xướng lời ca khen ngợi Chúa, mọi loài huyết nhục hãy chúc tụng danh Chúa tới muôn đời.

 

 

Ngày 05/09: Lễ Thánh Têrêsa Calcutta, nữ tu

 Một Biểu Tượng Bác Ái Kitô Giáo Trên Thế Giới

Chân Phước - 19/10/2003; Hiển Thánh - 4/9/2016

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và chuyển dịch

Từ Màn Điện Toán Của Văn Phòng Tín Liệu Phong Chân Phước Cho Mẹ Têrêsa Calcutta
(HTTP://WWW.MOTHERTERESACAUSE.INFO/)

 

 

“Về huyết nhục thì tôi là người Albany.

Theo tính cách công dân thì tôi là một người Ấn Độ.

Với đức tin thì tôi là một nữ tu Công Giáo.

Theo ơn gọi của mình thì tôi thuộc về thế giới.

Với tâm hồn của mình thì tôi hoàn toàn thuộc về Trái Tim Chúa Giêsu”

Mẹ Têrêsa Calcutta: Cuộc Đời

Một con người sống cho đời

Agnes Gonxha Bojaxhiu, sau này là Mẹ Têrêsa, vào đời ngày 26/8/1910 ở Skopje, Macedonia, theo huyết tộc Alnania. Cha của bé là một thương gia được trọng vọng ở địa phương, qua đời khi bé mới được 8 tuổi, để lại mẹ của bé, một người phụ nữ sốt sắng đạo hạnh, làm nghề thêu thùa như kế sinh nhai cho gia đình. Sau thời gian niên thiếu hiết sức tham gia các hoạt động giáo xứ, Agnes đã rời gia đình vào tháng 9/1928 để nhập Nữ Tu Viện Loreto ở Rathfarnam (Dublin), Ái Nhĩ Lan, nơi cô đã được trở thành thử sinh ngày 12/10 và mang tên Têrêsa, tên của vị thánh quan thày là Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu.

Thử sinh Agnes đã được nhà dòng Loreto sai đến Ấn Độ, tới Calcutta ngày 6/1/1929. Khi đến nơi, chị thử sinh này nhập tập viện ở Darjeeling. Chị tập sinh này đã khấn trọn đời như là một sơ dòng Loreto ngày 24/5/1937, và sau đó sơ được gọi là Mẹ Têrêsa. Trong thời gian sống ở Calcutta vào thập niên 1930 và 1940, sơ đã dạy ở Trường Trung Học đệ nhất cấp Bengali Thánh Mary.

Vào ngày 10/9/1946, trên chuyến xe lửa từ Calcutta đến Darjeeling, Mẹ Têrêsa đã nhận được điều Mẹ gọi là “ơn gọi trong ơn gọi”, một ơn gọi làm phát sinh ra gia đình Thừa Sai Bác Ái của các Sư Muội, Sư Huynh, Linh Mục và Cộng Tác Viên. Nội dung của ơn soi động này được thể hiện nơi mục đích và sứ vụ Mẹ phác họa cho cơ cấu mới của Mẹ, đó là “làm giản cơn khát vô cùng của Chúa Giêsu trên thập giá vì yêu thương vì các linh hồn”, bằng “việc tận lực hoạt động cho phần rỗi và sự thánh hóa của thành phần nghèo nhất trong các người nghèo”. Vào ngày 7/10/1950, hội dòng mới Thừa Sai Bác Ái được chính thức thành lập như là một tổ chức tu trì đối với Tổng Giáo Phận Calcutta.

Suốt thập niên 1950 và 1960, Mẹ Têrêsa đã phát triển công cuộc của hội dòng Thừa Sai Bác Ái cả ở Calcutta lẫn khắp Ấn quốc. Ngày 1/2/1965, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã ban Sắc Lệnh Khen Tặng cho Hội Dòng này bằng việc nâng hội dòng này lên cấp trực thuộc Tòa Thánh. Cơ sở đầu tiên được thành lập ngoài Ấn Độ ở Cocorote, Venezuela năm 1965. Hội dòng này lan tới Âu Châu (ở Tor Fiscale ngoại ô Rôma) và Phi Châu (Tabora, Tanzania) năm 1968.

Từ hậu bán thập niên 1960 cho đến năm 1980, hội dòng Thừa Sai Bác Ái phát triển cả về địa dư khắp thế giới lẫn về nhân số phần tử. Mẹ Têrêsa đã thành lập những nhà ở Úc Đại Lợi, ở Trung Đông và Bắc Mỹ Châu, cũng như mở nhà tập đầu tiên ở Luân Đôn ngoài Calcutta. Năm 1979, Mẹ được giải thưởng Nobel Hòa Bình. Cũng trong năm nay đã có tới 158 cơ sở của hội dòng Thừa Sai Bác Ái.

Hội dòng Thừa Sai Bác Ái lan tới các nước Cộng sản vào năm 1979, với một nhà ở Zagreb, Croatia, và vào năm 1980 một nhà ở Đông Bá Linh, cứ thể tiếp tục phát triển suốt thập niên 1980 và 1990 với những nhà ở hầu như tất cả mọi quốc gia Cộng sản, kể cả 15 cơ sở ở Liên Sô trước đây. Tuy nhiên, cho dù đã nhiều lần cố gắng, Mẹ Têrêsa cũng không thể thiết lập một cơ sở nào ở Trung Hoa.

Mẹ Têrêsa đã nói trước Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 10/1985, dịp kỷ niệm thành lập 40 năm của tổ chức này. Vào ngày áp Lễ Giáng Sinh cùng năm, Mẹ đã mở “Món Quà Yêu Thương” ở Nữu Ước, nhà đầu tiên Mẹ đã thiết lập cho các bệnh nhân bị chứng liệt kháng AIDS. Những năm sau đó các nhà khác theo nhau xuất hiện, ở Hiệp Chủng Quốc cũng như ở các nơi khác, đặc biệt dấn thân cho những ai mắc hội chứng liệt kháng này.

Từ cuối thập niên 1980 tới hết thập niên 1990, mặc dù tăng phát vấn đề sức khỏe, Mẹ Têrêsa cũng du hành khắp thế giới về vấn đề khấn hứa của các tập sinh, vấn đề mở các nhà mới, cũng như vấn đề phục vụ thành phần nghèo khổ và gặp tai ương hoạn nạn. Những cộng đồng mới được thành lập ở Nam Phi Châu, ở Albania, Cuba và Iraq tàn khốc chiến tranh. Cho tới năm 1997, con số Nữ Tu lên đến gần 4 ngàn phần tử, và được thiết lập ở hầu hết 600 cơ sở ở 123 quốc gia trên thế giới.

Sau một mùa thu đi đến Rôma, Nữu Ước và Washington, với tình trạng sức khỏe suy yếu, Mẹ Têrêsa trở lại Calcutta vào tháng 7/1997. Vào lúc 9 giờ 30 tối ngày 5/9, Mẹ Têrêsa qua đời ở Nhà Mẹ của Hội Dòng. Thân thể của Mẹ được chuyển đến Nhà Thờ Thánh Tôma, gần nữ tu viện Loreto, nơi đầu tiên Mẹ đã đến Ấn Độ gần 69 năm trước. Hằng trăm ngàn người thuộc tất cả mọi tầng lớp và mọi tôn giáo, từ Ấn Độ cũng như ngoại quốc đã tỏ lòng ngưỡng mộ Mẹ. Mẹ đã được quốc táng vào Ngày Thứ Bảy 13/9/1997, thi thể của Mẹ đã được rước trên chiếc xe đã từng chở thi thể của Mahandas K. Gandhi và Jawaharlal Nehru, qua các đường phố Calcutta. Các vị tổng thống, thủ tướng, nữ hoàng và đặc sứ thay mặt quốc gia trên khắp thế giới đã hiện diện trong cuộc lễ an táng Mẹ.

Một con người được tuyên phong

Ngay còn tại thế, Mẹ Têrêsa Calcutta đã được tiếng là thánh thiện, là một vị thánh sống, một con người phi thường đối với con mắt của tín đồ Ấn giáo, một con người cứu nhân độ thế trước con mắt của tín đồ Phật giáo. Vì đời sống thánh thiện quá hiển nhiên của Mẹ như thế, đến nỗi, văn kiện tuyên phong chân phước cho Mẹ đã gọi Mẹ là “biểu hiệu của Đức Bác Ái Kitô giáo”, trường hợp của Mẹ đã không cần phải chờ đợi cho đến sau 5 năm qua đời theo qui định của Giáo Hội Công giáo. Sau đây là tiến trình phong thánh cho Mẹ, khởi đầu là bậc chân phước.

23/10/1997, tức mới có gần 2 tuần Mẹ qua đời, hay 10 ngày sau khi Mẹ được an táng, ĐTGM Henry D’Souza đã thỉnh nguyện Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh chuẩn chước cho trường hợp của Mẹ qui định thời hạn 5 năm sau khi qua đời, để ngài có thể bắt đầu những bước đòi hỏi đầu tiên ở giáo phận của ngài.

12/12/1998, Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh ban chuẩn chước cho vị TGM này.

19/3/1999, Các vị bề trên tổng quyền của dòng Các Thừa Sai Bác Ái chỉ định linh mục Brian Kolodiejchuk, MC, làm Cáo Thỉnh Viên thay họ làm việc trong tiến trình tuyên phong này.

8/4/1999, các ĐGM thuộc miền Tây Bengal Ấn Độ đồng ý Hồ Sơ Tuyên Phong trước hạn kỳ 5 năm.

21/4/1999, Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh chứng nhận không gì ngăn trở “Nihil Obstat” cho hồ sơ tuyên phong.

6/6/1999, Sơ M. Lynn Mascarenhas, MC, được chỉ định làm phó cáo thỉnh viên.

11/6/1999, vị cáo thỉnh viên nộp thỉnh nguyện lên ĐTGM Calcutta xin bắt đầu việc điều tra ở cấp giáo phận, đồng thời ngài cũng gửi kèm theo tiểu sử của Mẹ và danh sách các nhân chứng.

12/6/1999, ĐTGM công khai công bố thỉnh nguyện thư tuyên phong của cáo thỉnh viên và tuyên bố việc ngài bắt đầu Hồ Sơ Phong Chân Phước và Hiển Thánh cho Tôi Tớ Chúa là Mẹ Têrêsa Calcutta.

26/7/1999, Thánh Lễ Chính Thức Tiến Trình Tuyên Phong tại Nhà Thờ Thánh Maria ở Calcutta. ĐTGM đã ban hành lời thề cho 12 phần tử thuộc Nhóm Tìm Hiểu Của Giáo Phận. Thánh Lễ này mở màn cho giai đoạn nghiên cứu, phỏng vấn với những nhân chứng và xem xét các văn kiện và tài liệu liên quan đến đời sống và hoạt động của Mẹ Têrêsa. Công việc này được kết thúc vào tháng 8/2001, với 80 tập tài liệu, mỗi tập dầy khoảng 450 trang, để trình bày cho Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh.

15/8/2001, buổi kết thúc ở Nhà Thờ Thánh Maria về Việc Giáo Phận Tìm Hiểu Đời Sống, Nhân Đức và Tiếng Tăm Thánh Thiện của Mẹ Têrêsa Calcutta Đầy Tớ Chúa. Vị cáo thỉnh viên mang Các Việc Tìm Hiểu Của Giáo Phận đến Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh ở Rôma.

29/8/2001, Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh mở Hồ Sơ Các Việc Giáo Phận Tìm Hiểu Đời Sống, Nhân Đức và Tiếng Tăm Thánh Thiện của Mẹ Têrêsa Calcutta.

22/9/2001, Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh tuyên bố hiệu thành Việỉc Tìm Hiểu của Giáo Phận Calcutta và Những Lời Khai Nhân Chứng. Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh chỉ định Đức Ông José Luis Gutiérrez Gómez làm Tường Trình Viên.

26/4/2002, Điều Kiện Phong Thánh được hoàn tất và đệ trình lên Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh để cứu xét.

20/12/2002, tại Điện Vatican của Tòa Thánh, trước sự hiện diện của Đức Thánh Cha, ĐHY Saraiva Martins đã công bố 17 sắc lệnh về 7 vị tân chân phước, 7 vị thánh mới và 3 vị đáng kính. Trong 7 vị tân chân phước có Mẹ Têrêsa Calcutta. Giáo Hội đã xác nhận việc khỏi chứng xưng bướu bao tử của chị Monika Besra, một chứng bệnh không thể mổ như các vị bác sĩ của chị cho biết, là một phép lạ do Mẹ Têrêsa làm để đáp lại lời cầu của chị phụ nữ Ấn Giáo này đã tin tưởng đặt bức ảnh của Mẹ lên chỗ dạ dầy của chị.


Mẹ Têrêsa Calcutta: Di Sản

Huân Chương

Trong số 124 Bằng Tưởng Thưởng Mẹ nhận được, trong đó có 10 bằng đặc biệt là:

1. Padmashree Award (từ Tổng Thống Ấn Độ) 8/1962;
2. Pope John XXIII Peace Prize 1/1971;
3. John F. Kennedy International Award 9/1971;
4. Jawahalal Nehru Award for International Understanding 11/1972;
5. Templeton Prize for "Progress in Religion" 4/1973;
6. Nobel Peace Prize 12/1979;
7. Bharat Ratna (Jewel of India) 3/1980;
8. Order of Merit (từ Nữ Hoàng Elizabeth) 11/1983;
9. Gold Medal of the Soviet Peace Committee 8/1987;
10. United States Congressional Gold Medal 6/1997.

 

Sự Nghiệp

7/10/1950:
Hội dòng Thừa Sai Bác Ái được chính thức hình thành trước Giáo quyền. (Bấy giờ hội dòng mới có 12 người. Người đầu tiên theo Mẹ vào tháng 3/1949. Người thừa kế đầu tiên thay Mẹ làm bề trên tổng quyền của cả hai ngành hoạt động và chiêm niệm là Sơ M. Nirmala, MC).

25/3/1963:
Ngành NamThừa Sai Bác Ái được chính thức thành hình ở Calcutta. (Cha Ian Travers-Ball, SJ, dòng Tên đã gia nhập ngành này năm 1965, với tên gọi là Sư Huynh Andrew, MC, và là bề trên tiên khởi của ngành nam. Bề trên tổng quyền của ngành nam được gọi là Tổng Phục Vụ [The Servant General] và vị Tổng Phục Vụ hiện nay là Sư Huynh Yesudas, MC)

3/1969:
Ngành Cộng Tác Viên của Mẹ Têrêsa được chính thức bắt đầu. (Ngành này bao gồm tất cả mọi giáo dân, thuộc đủ mọi tôn giáo, quốc gia và nếp sống, muốn cùng với Mẹ Têrêsa làm giãn cơn khát yêu thương và các linh hồn của Thiên Chúa, bằng việc hiến dâng cho Ngài tình yêu của họ và làm cho tình yêu của Ngài được cảm nhận, cách riêng nơi thành phần nghèo nhất trong các người nghèo, nhất là nơi những ai thuộc gia đình riêng của các phần tử ngành này. Ngành Cộng Tác Viên giáo dân đây còn có thể được thực hiện bởi một người “Cộng Sự Viên Bệnh Nhân và Đau Khổ” với một vị Thừa Sai Bác Ái).

25/6/1976:
Ngành chiêm niệm Nữ được thành hình ở Nữu Ước. (Sứ vụ của các nữ tu MC ngành chiêm niệm này là tìm kiếm các linh hồn nghèo nhất trong các người nghèo qua việc tông đồ cầu nguyện, nhất là việc tôn thờ Thánh Thể, cũng như qua các hoạt động tình thương về tinh thần)

19/3/1979:
Ngành chiêm niệm Nam được thành hình ở Rôma. (Dưới sự hướng dẫn của Cha Sebastian Vazhakala, MC, ngành nam chiêm niệm đã chính thức cộng nhận như một hội dòng thuộc giáo phận ở Rôma vào năm 1993).

1980:
Thành lập Phong Trào Thân Thể Chúa Kitô Cho Linh Mục (Corpus Christi Movement for Priests) cho các vị linh mục muốn thông dự vào linh đạo của Mẹ. (Cha Joseph Langford đã cộng tác vào việc này. Phong trào này đã tiếp tục lan rộng nơi các linh mục triều trên khắp thế giới dưới sự lãnh đạo hiện nay của Cha Pascual Cervera ở Nữu Ước. Ngoài ra, Mẹ Têrêsa còn muốn hỗ trợ các vị linh mục hơn nữa bằng chương trình Veronica Intercessors For Priests - Verônica Chuyển Cầu Cho Các Vị Linh Mục, một chương trình thừa nhận thiêng liêng giữa một vị linh mục với một nữ tu hy sinh cầu nguyện cho ngài, theo chiều hướng của Chị Thánh Têrêsa Nhỏ trước đây. Chương trình này đã được các vị giám mục cổ võ và lan truyền đến nhiều dòng tu khác nhau).

16/4/1984:
Ngành Thừa Sai Bác Ái Giáo Dân được thành hình. (Mục đích là để giáo dân sống đời sống thiêng liêng được tổ chức theo đặc sủng của Mẹ Têrêsa).

13/10/1984:

Ngành Thừa Sai Bác Ái Linh Mục được thành hình ở Bronx, Nữu Ước. (Cha Joseph Langford đã cộng tác vào việc thành lập ngành này. Mục đích của ngành này là để tạo cơ hội cho các vị linh mục phục vụ người nghèo nhất trong các người nghèo, giúp vào việc thiêng liêng cho gia đình Thừa Sai Bác Ái, cũng như để truyền bá linh đạo cùng sứ vụ của Mẹ Têrêsa. Ngành này đã trở thành một hội dòng thuộc giáo phận ở Tijuana, Mễ Tây Cơ năm 1992. Như thế, ngành nữ chiêm niệm và hoạt động chỉ là một dòng, thì ngành nam, kể cả Sư Huynh và Linh Mục, lại có ba dòng (ngành chiêm niệm Nam MC, ngành Sư Huynh MC và ngành Linh Mục MC). Nhưng tất cả đều có một mục đích duy nhất là thực hiện đặc sủng của Mẹ Têrêsa, người “Mẹ” duy nhất của tất cả các ngành, trong việc làm giãn cơn khát của Thiên Chúa, bằng đời sống thánh thiện cũng như bằng việc phục vụ phần rỗi và thánh hóa thành phần nghèo nhất trong các người nghèo).

Khi Mẹ Têrêsa qua đời 5/9/1997, tổng số Chị Em Thừa Sai Bác Ái là 3.914 ở 594 cộng đồng tại 123 quốc gia trên khắp thế giới. (Có thể vì nhiều ngành khác nhau như được kể đến trên đây mà con số này hơi khác với con số được Zenit phổ biến ngày 29/8/2003 như sau: “Vào năm 1997, năm đấng sáng lập qua đời, dòng này có 456 nhà ở 101 quốc gia, giờ đây, kể cả 10 nhà nguyên trong năm 2003 này, tất cả số nhà lên đến 710 ở 132 quốc gia. Theo niên giám 2003 của Tòa Thánh dòng này có 4.690 nữ tu kể cả tập sinh”).
 

Danh Ngôn (của Mẹ Têrêsa)

Về Đức Bác Ái:

• “Hãy làm những sự bình thường với một tình yêu phi thường”.
• “Chúng ta hãy thương yêu nhau như Thiên Chúa đã yêu thương mỗi một người chúng ta. Mà tình yêu này được bắt đầu ở đâu? Ở ngay gia đình của chúng ta. Nó được bắt đầu ra sao? Ở việc cùng nhau cầu nguyện”.
• “Thiên Chúa đã bảo chúng ta rằng ‘Hãy yêu thương tha nhân như bản thân mình’. Bởi vậy trước hết tôi phải yêu bản thân tôi một cách thích đáng, rồi yêu thương tha nhân của mình như bản thân mình. Thế nhưng làm sao tôi có thể yêu bản thân mình trừ phi tôi chấp nhận bản thân tôi như Thiên Chúa đã dựng nên tôi?”
• “Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng ta để yêu thương và được thương yêu, và đây là khởi đầu của việc cầu nguyện, đó là biết rằng Ngài yêu thương tôi, tôi được dựng nên cho những gì là cao cả”.
• “Những việc làm yêu thương bao giờ cũng là những việc làm hòa bình”.

Về gia đình

• “Gia đình cùng nhau cầu nguyện là gia đình cùng nhau chung sống, và nếu họ cùng nhau chung sống họ sẽ yêu thương nhau như Thiên Chúa đã yêu thương mỗi một người trong họ”.
• “Con trẻ là quà tặng của Thiên Chúa ban cho gia đình. Mỗi một con trẻ được dựng nên theo hình ảnh đặc biệt và tương tự như Thiên Chúa cho những sự cao cả, đó là yêu thương và được thương yêu”.

Về tình đoàn kết

• “Điều tôi làm được quí vị lại không làm được. Điều quí vị có thể làm thì tôi lại bất lực. Thế nhưng, cùng nhau chúng ta vẫn có thể làm một điều gì tuyệt vời cho Thiên Chúa”.

Về hoạt động và chiêm niệm

• “Chúng ta không phải là những cán sự xã hội. Trước mắt một số người chúng ta đang làm việc xã hội, nhưng chúng ta cần phải là những con người chiêm niệm giữa lòng thế giới”.

Về sự thánh thiện

• “Thánh thiện không phải là vấn đề hào nhoáng của một số người; thánh thiện chẳng qua chỉ là một nhiệm vụ đối với quí vị và đối với tôi mà thôi”.

Về cảm nghiệm phục vụ

“Vào một buổi tối kia, chúng tôi ra đường và thấy được 4 người. Một người trong họ hết sức thê thảm. Tôi nói với các chị em rằng: ‘Các con hãy chăm sóc 3 người kia; còn mẹ lo cho người tệ nhất ấy’. Thế là tôi đã làm tất cả những gì tình yêu của tôi có thể làm cho người phụ nữ này. Tôi đặt người phụ nữ ấy lên giường và chị đã nở ra một nụ cười tuyệt vời. Chị đã nắm lấy tay tôi nói lời duy nhất ‘cám ơn Mẹ’, rồi chị qua đời. Tôi không thể nào không xét mình trước chị phụ nữ ấy. Tôi ngẫm nghĩ: ‘Tôi sẽ nói gì nếu ở vào trường hợp của chị?’ Câu trả lời của tôi rất dễ thôi. Tôi sẽ nói rằng: ‘Tôi đói khát, tôi chết mất, tôi lạnh lẽo, tôi đau đớn’ hay một câu nào đó. Thế nhưng, chị đã cho tôi còn hơn thế nữa. Chị đã cho tôi tấm lòng ưu ái tri ân của chị. Và chị đã chết với một nụ cười trên khuôn mặt.

“Sau đó chúng tôi đã nhặt được một người đàn ông ở một cái cống rãnh, một nửa thân mình đã bị sâu bọ rúc rỉa, và sau khi chúng tôi đã mang ông ta vào nhà, ông chỉ nói rằng: ‘tôi đã sống như một con thú trên đường phố, nhưng tôi sắp chết như một thiên thần, được yêu thương và chăm sóc’. Đoạn, sau khi chúng tôi đã lấy hết mọi thứ sâu bọ khỏi mình mẩy của ông, tất cả những gì ông nói với chúng tôi kèm theo nụ cười tươi là ‘Sơ ơi, tôi sắp về cùng Thiên Chúa’, rồi ông tắt thở. Thật là tuyệt vời khi chứng kiến thấy sự cao cả của con người đàn ông đã có thể nói như thế mà không trách cứ bất cứ một ai, không so sánh bất cứ sự gì. Như một thiên thần, đó là sự cao cả của con người phong phú về tinh thần ngay cả trong lúc nghèo khổ về vật chất”.

ĐTGM Angelo Comastri, TGP Loreto

“Mẹ Têrêsa đã sống cho người nghèo. Thế nhưng, giờ đây thế giới đã trở nên nghèo hơn nữa từ đó, từ tối ngày Thứ Sáu 5/9, tối Mẹ đã không thể chống trả nổi cuộc tấn cống cuối cùng của bệnh tim và đã chết tại nhà mà Mẹ và chị em của Mẹ đã sống ở Calcutta từ thập niên 1940. Mẹ hưởng thọ 87 tuổi và dung nhan của Mẹ, nhỏ nhắn như toàn thân của Mẹ, và hết sức nhăn nheo, đã trở thành một thứ tuyệt phẩm của đức bác ái cũng như của việc Mẹ hoàn toàn hiến thân cho kẻ khác. Mẹ được gọi là Mẹ của kẻ nghèo. Thế nhưng, ngay trong số các hình thức khác nhau của bần cùng, Mẹ Têrêsa đã sống đến mức độ tận cùng, như tình của Mẹ đã triệt để và hoàn toàn yêu Chúa Kitô. Mẹ đã muốn sống với thành phần nghèo nhất trong các người nghèo, và trong cuộc tìm kiếm này Mẹ đã làm cho thế giới, kẻ có tín ngưỡng cũng như vô tín ngưỡng, đọc được những trang Phúc Âm sống, một thứ Phúc Âm tác động giữa những chiếm đạt và mẫu thuẫn của thời đại chúng ta. Cái chết của Mẹ Têrêsa đã gây xúc động và đau buồn sâu xa khắp thế giới. Đức bác ái của Mẹ đã lưu dấu vết ở hết mọi lục địa”

 

ÐTC Gioan Phaolô II, ở Bài Giảng Phong Chân Phước ngày 19/10/2003 cho Mẹ Têrêsa Calcutta, đã nhận định về người nữ tu phục vụ những người anh chị em hèn mọn nhất mà chính Mẹ "chẳng thấy Chúa đâu"

1- Mẹ Têrêsa Calcutta, vị sáng lập dòng Chư Thừa Sai Bác Ái, vị mà hôm nay đây Tôi hân hoan ghi danh vào sổ bộ chân phước, vị đã đi theo lý lẽ tôi tớ phục vụ này. Bản thân Tôi lấy làm biết ơn người phụ nữ can trường này, người phụ nữ Tôi cảm thấy lúc nào cũng kề cận bên Tôi. Là hình ảnh của một người Samaritanô Nhân Lành, Mẹ đã đi khắp nơi để phục vụ Chúa Kitô nơi thành phần nghèo khổ nhất trong những người nghèo. Chẳng có một thứ xung đột nào và một thứ chiến tranh nào có thể cản ngăn bước tiến của Mẹ.

Từ đó đến nay, Mẹ vẫn hằng nói với Tôi về các cảm nghiệm của Mẹ trong việc phục vụ các giá trị của phúc âm. Chẳng hạn Tôi nhớ đến những gì Mẹ nói khi Mẹ lãnh Giải Thưởng Hòa Bình Nobel: “Nếu quí vị nghe thấy có người đàn bà nào không muốn sinh con và muốn phá thai, xin hãy cố thuyết phục chị ta mang đến cho tôi đứa bé ấy. Tôi sẽ yêu thương bé, vì thấy nơi bé dấu hiệu hình ảnh của tình yêu Thiên Chúa” (Oslo, Dec. 10, 1979).

Mẹ muốn là dấu chứng cho “tình yêu của Thiên Chúa, sự hiện diện của Thiên Chúa, lòng cảm thương của Thiên Chúa”, nhờ đó nhắc nhở tất cả mọi người giá trị và phẩm vị của mỗi một người con Chúa “được dựng nên để yêu thương và được yêu thương”. Bởi vậy Mẹ Têrêsa đã “mang các linh hồn về cho Thiên Chúa và đưa Thiên Chúa đến cho các linh hồn”, cũng như đã làm giãn cơn khát của Chúa Kitô, nhất là con khát đối với những người khẩn thiết nhất, những người có nhãn quan về Thiên Chúa đã bị lu mờ bởi khổ đau và đớn đau.

5- Mẹ Têrêsa đã thông phần cuộc khổ nạn của Đấng Chịu Đóng Đanh, một cách đặc biệt trong những năm dài sống trong “tăm tối nội tâm”. Cuộc thử thách này có những lúc rất gắt gao mà Mẹ đã chấp nhận như ‘tặng ân và đặc ân” chuyên biệt.

Trong những giờ phút tối tăm nhất, Mẹ đã thiết tha nguyện cầu hơn nữa trước Thánh Thể. Cuộc thử thách dữ dội này đã khiến Mẹ nhận thấy mình hơn bao giờ hết giống hệt như thành phần Mẹ phục vụ hằng ngày, bằng cảm nghiệm đớn đau và có những lúc bị loại trừ. Mẹ thích lập đi lập lại rằng tình trạng bần cùng nhất là tình trạng bị bỏ rơi, tình trạng không được ai chú ý chăm sóc cho anh chị em.

6- Chúng ta hãy ca ngợi người phụ nữ nhỏ bé phải lòng Thiên Chúa này, vị sứ giả khiêm hạ của Phúc Âm đây, và là một vị ân nhân không ngừng của nhân loại. Chúng ta tôn kính nơi Mẹ một con người nổi bật nhất trong thời đại của chúng ta. Chúng ta hãy chấp nhận sứ điệp của con người này và hãy noi theo gương của con người ấy.

 

(Chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 19/10/2003)

 


Để kết thúc bài giảng phong hiển thánh cho vị nữ tu được thế giới Ấn giáo kính trọng quốc táng này ngày 4/9/2016 của mình, ĐTC Phanxicô đã nói về Mẹ Têrêsa Calcutta như thế này:

 

Mẹ Têrêsa, trong tất cả mọi khía cạnh của đời sống mình, đã là một con người quảng đại ban phát lòng thương xót Chúa, bằng cách mẹ tỏ ra sẵn sàng đối với hết mọi người, nhờ việc mẹ đón nhận và bênh vực sự sống của con người, sự sống của những thai nhi cũng như của những ai bị bỏ rơi và những ai bị loại trừ. Mẹ đã dấn thân để bênh vực sự sống, không ngừng tuyên bố rằng: "thai nhi là con người hèn yếu nhất, bé mọn nhất, dễ bị tổn thương nhất". Mẹ đã cúi mình xuống trước những ai vất vưởng, bỏ mặc cho chết trên vệ đường, khi nhìn thấy nơi họ cái phẩm giá thiên phú của họ; mẹ đã lên tiếng với các quyền lực trên thế giới này, để họ có thể nhìn nhận lỗi lầm của họ về tội ác nghèo khổ do họ gây ra. Đối với Mẹ Têrêsa, lòng thương xót là "muối đất" mang lại mùi vị cho công việc của mẹ, là "ánh sáng" chiếu soi trong bóng tối của nhiều người không còn nước mắt để khóc cho tình trạng bần cùng và khổ đau của họ.

Sứ vụ của mẹ đến với những ngoại biên xa xôi hẻo lánh, đối với chúng ta ngày nay, vẫn còn là một chứng từ sống động cho việc Thiên Chúa gần gũi những người anh chị em nghèo khổ nhất trong giới nghèo. Hôm nay, tôi muốn truyền đạt hình ảnh tiêu biểu của vai trò nữ giới cũng như của đời sống thánh hiến cho tất cả thế giới của anh chị em tình nguyện viên: chớ gì mẹ là mô phạm thánh thiện của anh chị em! Chớ gì nhân viên không mệt mỏi của lòng thương xót này giúp chúng ta càng hiểu hơn rằng tiêu chuẩn duy nhất cho hành động của chúng ta đó là tình yêu thương nhưng không, không bị chi phối bởi các thứ ý hệ và những gì bó buộc, một tình yêu cống hiến cho mọi người không phân biệt ngôn ngữ, văn hóa, chủng tộc hay tôn giáo. Mẹ Têrêsa thích nói rằng: "Có lẽ tôi không nói được ngôn ngữ của họ, nhưng ít là tôi có thể mỉm cười".  Chúng ta hãy mang nụ cười của mẹ trong lòng của chúng ta và cống hiến nó cho những ai chúng ta gặp gỡ trong cuộc hành trình của chúng ta, nhất là những ai đau khổ. Nhờ đó chúng ta sẽ tạo nên nhiều cơ hội vui tươi và hy vọng cho nhiều anh chị em của chúng ta đang chán chường và đang cần được cảm thông cùng xoa dịu.

 

http://www.news.va/en/news/homily-for-the-canonization-of-mother-teresa-full