SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO

 

 


"Thày là Sự Sống"
(Gioan 11:25)




Tái Sinh Thần Linh


Phụng Vụ Lời Chúa Tuần II Phục Sinh


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL



Nếu "Thày là sự sống lại và là sự sống" (Gioan 11:25) là chủ đề chính yếu của toàn Mùa Phục Sinh, trong đó, chủ đề "Thày là sự sống lại" cho nguyên Tuần Bát Nhật Phục Sinh là thời điểm 8 ngày có các bài Phúc Âm được Giáo Hội cố ý chọn đọc hoàn toàn liên quan đến các lần Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra mà thôi, thì chủ đề "Thày là sự sống" là chủ đề cho những ngày còn lại của Mùa Phục Sinh, bao gồm cả Chúa Nhật lẫn ngày trong tuần.
Vậy chủ đề "Thày là sự sống" ở Phụng Vụ Lời Chúa cho các ngày trong tuần lễ thứ hai của Mùa Phục Sinh như thế nào? Ngày Chúa Nhật đầu của tuần lễ thứ hai này, Ngày Chúa Nhật Lễ Lòng Thương Xót Chúa, ngày cuối cùng của Tuần Bát Nhật, thuộc về chính Tuần Bát Nhật, đồng thời cũng là thời điểm mở đầu cho phần thứ hai của Mùa Phục Sinh theo chủ đề "Thày là sự sống". Vì ngay ở bài Phúc Âm Chúa Nhật II Phục Sinh, ngày cuối cùng của Tuần Bát Nhật Phục Sinh, chúng ta thấy "sự sống" ở cả nơi Chúa Kitô tỏ mình ra cho riêng tông đồ Toma lẫn ở nơi đức tin của tông đồ Toma đặt ở nơi Người.

Thật vậy, trong 6 tuần lễ còn lại của Mùa Phục Sinh, sau Tuần Bát Nhật Phục Sinh, các bài Phúc Âm, bao gồm cả Chúa Nhật lẫn ngày thường, từ Thứ Hai đến hết Thứ Bảy, đều chất chứa một
 nội dung duy nhất: "Thày là sự sống". Một điều cần lưu ý là nguyên việc Giáo Hội chọn đọc cho cả Mùa Phục Sinh suốt 7 tuần lễ, tức bao gồm cả Tuần Bát Nhật Phục Sinh, hai cuốn sách Thánh Kinh Tân Ước là Phúc Âm của Thánh Ký Gioan và Sách Tông Vụ đã đủ cho thấy hiển nhiên về chủ đề "sự sống" rồi vậy.

Bởi vì, "sự sống" đây là sự sống thần linh, sự sống xuất phát từ Chúa Kitô Vượt Qua, đồng thời cũng là sự sống cần phải được chấp nhận bằng lòng tin tưởng vào Người. Thế nên, cho dù trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Phụng Vụ Lời Chúa theo chiều hướng "Thày là sự sống lại", bởi các Bài Phúc Âm trong suốt tuần lễ đầu tiên này của Mùa Phục Sinh đều tường thuật lại từng lần Chúa Kitô hiện ra với các tông đồ hay các môn đệ để chứng tỏ Người đã phục sinh từ trong cõi chết, ý nghĩa chính yếu vẫn là "sự sống". Vì tự việc Chúa Kitô sống lại từ trong cõi chết tỏ mình ra "là sự sống lại", qua những lần Người hiện ra, là để các môn đệ nói chung, nhất là các tông đồ nói riêng, tin vào Người mà được sự sống.

Sách Tông Vụ là cuốn sách trong bộ Thánh Kinh Tân Ước thuật lại sứ vụ, hoạt động và tiến trình truyền giáo của Giáo Hội sơ khai, bắt đầu từ biến cố Thánh Thần Hiện Xuống trong Ngày Lễ Ngũ Tuần, Đấng ban sự sống, qua Giáo Hội là Nhiệm Thể Chúa Kitô, trước hết và trên hết bằng chứng từ của Giáo Hội về Chúa Kitô, cho dù có kèm theo việc rao giảng Phúc Âm cho lương dân. Ơn gọi, sứ vụ và công cuộc truyền giáo của Giáo Hội là để mang lại cho nhân loại sự sống đời đời, qua việc họ nhận biết Chúa Kitô, nơi lời rao giảng và chứng từ yêu thương của Kitô hữu.

Phúc Âm của Thánh ký Gioan là cuốn phúc âm về sự sống, vì cốt lõi của phúc âm này đó là "sự sống chiếu sáng con người" (Gioan 1:4), như chính Chúa Kitô là "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), là chính "sự sống" đã khẳng định: "Tôi là ánh sáng thế gian, ai theo Tôi sẽ không đi trong tối tăm, nhưng sẽ được ánh sáng sự sống" (Gioan 8:12). Để thông ban sự sống đời đời cho nhân loại nói chung và cho những ai tn vào Người nói riêng, Chúa Kitô Phục Sinh đã sử dụng những phương tiện để thông ban, được gọi là bí tích, trước hết và trên hết đó là chính Mình Thánh Máu Thánh của Người.

Và Người ví Người như nguồn sống của nhân loại nói chung và Kitô hữu nói riêng. Bởi thế mà, trong Mùa Phục Sinh, chúng ta sẽ nghe thấy càc bài Phúc Âm của Thánh ký Gioan (nhất là trong ngày trong tuần) về sự sống, trước hết liên quan đến việc tái sinh, hay đến Bánh Sự Sống, hoặc đến vị mục tử nhân lành hiến mạng sống mình vì chiên cho chiên được sự sống, hay đến cây nho thông nhựa sống cho cành nho để cành nho sinh hoa trái, hoặc đến đức bác ái yêu thương là hồn sống cho tình trạng hiệp nhất nên một, hay chính Thánh Linh là Đấng ban sự sống. Phụng Vụ Lời Chúa Mùa Phục Sinh sau Tuần Bát Nhật Phục Sinh.



Chúa Nhật II Phục Sinh - Lễ LTXC

(xin xem bài suy niệm CN II PS trong Bát Nhật Phục Sinh)

 

 

 

Thứ Hai sau Chúa Nhật II Phục Sinh

 

Bài Ðọc I: Cv 4, 23-31

"Khi họ cầu nguyện xong, thì được đầy Thánh Thần và tin tưởng rao giảng lời Chúa".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, sau khi được phóng thích, Phêrô và Gioan trở về cùng các anh em, và thuật lại cho họ nghe tất cả những điều mà các thượng tế và kỳ lão đã nói. Vừa nghe thuật lại, họ đồng thanh cất tiếng nguyện cùng Thiên Chúa rằng: "Lạy Chúa, Chúa là Ðấng tạo thành trời đất, biển cả và mọi vật trong đó. Nhờ Thánh Thần, Chúa đã dùng miệng tổ phụ chúng con là Ðavít tôi tớ Chúa mà phán: "Tại sao chư dân chấn động, và các nước lại mưu đồ chuyện luống công? Các vua thiên hạ đều nổi dậy, các thủ lãnh toa rập với nhau chống lại Chúa và Ðấng Kitô của Người". Vì quả thật, tại thành Giêrusalem này, Hêrôđê và Phongxiô Philatô đã liên kết với các dân ngoại và dân Israel, mà chống lại tôi tớ thánh của Chúa là Ðức Giêsu, Ðấng Chúa đã xức dầu, để thực hiện những điều mà quyền năng và ý định Chúa đã dự liệu từ trước. Và lạy Chúa, giờ đây, hãy xem họ đang đe doạ, và xin ban cho các tôi tớ Chúa được đầy lòng tin tưởng rao giảng lời Chúa, cùng xin Chúa giơ tay chữa lành các bệnh nhân, làm những dấu lạ, và những việc phi thường nhân danh Thánh Tử của Chúa là Ðức Giêsu".

Khi họ cầu nguyện xong, thì nơi họ đang tập họp liền chuyển động, mọi người được tràn đầy Thánh Thần và tin tưởng rao giảng lời Thiên Chúa.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 2, 1-3. 4-6. 7-9

Ðáp: Phúc cho tất cả những ai tin tưởng nơi Chúa (c. 13b).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Tại sao chư dân chấn động, và các nước mưu đồ chuyện luống công: các vua mặt đất cùng nổi dậy, và bậc quân vương nhất tề âm mưu phản nghịch Chúa và Ðấng Kitô của Người. Họ nói: "Ðập tan xiềng xích chúng ra, gông cùm chúng, hãy ném cho xa bọn mình". - Ðáp.

2) Ðấng ngự trên thiên đình cười nhạo, Chúa mỉa mai cười chúng. Bấy giờ Người phán bảo chúng trong cơn thịnh nộ, và làm cho chúng rối loạn trong cơn lôi đình: "Nhưng Ta đã đặt vương nhi Ta trên núi Sion, núi thánh của Ta". - Ðáp.

3) Ta sẽ truyền rao thánh chỉ của Chúa: Chúa đã phán bảo cùng Ta: "Con là thái tử của Cha, hôm nay Cha đã sinh thành ra Con. Hãy xin Cha và Cha sẽ cho Con được chư dân làm phần sản nghiệp, và tận cùng cõi đất làm gia tài. Con sẽ cai trị chúng bằng cây gậy sắt, như bình thợ gốm, Con đem nghiền nát chúng ra". - Ðáp.

 

Alleluia: Mt 23, 19 và 20

Alleluia, alleluia! - Các con hãy đi giảng dạy muôn dân: Thầy sẽ ở với các con mọi ngày cho đến tận thế. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 3, 1-8

"Nếu không tái sinh bởi trời, thì chẳng ai được thấy Nước Chúa".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, trong nhóm biệt phái, có người tên là Nicôđêmô, một đầu mục của người Do-thái. Ông đến thăm Chúa Giêsu ban đêm và thưa rằng: "Lạy Thầy, chúng tôi nhận biết Thầy là một vị tôn sư Thiên Chúa uỷ phái đến. Vì không ai làm được những dấu lạ Thầy làm, nếu Thiên Chúa không ở cùng người đó". Chúa Giêsu đáp: "Thật, Tôi bảo thật cho ông biết, nếu không tái sinh bởi trời, thì chẳng ai được thấy Nước Chúa". Nicôđêmô thưa Chúa rằng: "Một người đã già, làm sao có thể tái sinh? Không lẽ người ấy lại vào lòng mẹ mà sinh ra lần nữa sao?" Chúa Giêsu đáp: "Thật, Tôi bảo thật cho ông biết, nếu không tái sinh bởi nước và Thánh Thần, thì không ai được vào nước Thiên Chúa. Sự gì sinh bởi huyết nhục, thì là huyết nhục; và sự gì sinh bởi Thần Linh, thì là thần linh. Ông đừng ngạc nhiên vì nghe Tôi nói rằng: Các ngươi phải tái sinh bởi trời. Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió, nhưng chẳng biết gió từ đâu đến và đi đâu: mọi kẻ sinh bởi Thần Linh cũng vậy".

Ðó là lời Chúa.






Cảm Nghiệm
Chủ đề "Thày là sự sống" của ngày Thứ Hai trong Tuần II Phục Sinh về khía cạnh "Sự Sống - Tái Sinh Thần Linh" được tỏ hiện hết sức minh nhiên trong chính bài Phúc Âm qua những lời Chúa Giêsu nói về chính việc tái sinh bởi trời, bởi trên cao với ông Nicôđêmô là một trong các viên chức thuộc Hội Đồng Đầu Mục Do Thái thời bấy giờ, mà điển hình nhất trong số thành phần tái sinh thần linh được bài đọc 1 hôm nay cho thấy đó là chính cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, một cộng đoàn bất khuất trước quyền lực tối tăm đầy đe dọa chết chóc bằng lòng tin tưởng mãnh liệt vào Đấng Phục Sinh quyền năng, một cộng đoàn được Người ở cùng nhờ Thánh Thần ngự xuống trên họ. 

"Thật, Tôi bảo thật cho ông biết, nếu không tái sinh bởi nước và Thánh Thần, thì không ai được vào nước Thiên Chúa. Sự gì sinh bởi huyết nhục, thì là huyết nhục; và sự gì sinh bởi Thần Linh, thì là thần linh. Ông đừng ngạc nhiên vì nghe Tôi nói rằng: Các ngươi phải tái sinh bởi trời. Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió, nhưng chẳng biết gió từ đâu đến và đi đâu: mọi kẻ sinh bởi Thần Linh cũng vậy".
Trong câu Phúc Âm chính yếu trên đây, chúng ta thấy 4 điểm then chốt về sự kiện tái sinh thần linh sau đây:

1) Tái sinh thần linh: tác nhân - "bởi nước và Thánh Thần". Khi lãnh nhận Phép Rửa, Kitô hữu dự tòng đã thật sự được rửa bởi nước cho sạch nguyên tội (lẫn tư tội nếu là người lớn), và được xức dầu Thánh Linh. Tuy nhiên, "nước và Thánh Thần" ở đây đều có thể hiểu về Thánh Thần: "nước" ám chỉ Thánh Thần được Chúa Kitô Phục Sinh thông cho các tông đồ từ thân xác phục sinh của Người khi Người hiện ra với các vị vào buổi tối ngày thứ nhất trong tuần (xem Gioan 20:22; Gioan 7:37-39); "Thánh Thần" đây là Đấng được Chúa Kitô Thăng Thiên từ Cha sai đến (xem Gioan 15:26; Tông Vụ 1:8, 2:1-4). Như thế, "nước" đây là Thánh Thần được ban cho Kitô hữu dự tòng khi họ lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy, và "Thánh Thần" đây là Đấng được ban cho Kitô hữu trưởng thành nơi Bí Tích Thêm Sức để họ có thể làm chứng cho Chúa Kitô.

2) Tái sinh thần linh: mục đích - "được vào nước Thiên Chúa", nghĩa là được Ơn Cứu Độ, được hiệp nhất nên một với Chúa Kitô, được hiệp thông thần linh với Ba Ngôi Chí Thánh là Cha và Con và Thánh Thần, như được thể hiện ở Giáo Hội sơ khai được Thánh ký Luca thuật lại trong Sách Tông Vụ ở Bài Đọc 1 hôm nay: "'Lạy Chúa, giờ đây, hãy xem họ đang đe doạ, và xin ban cho các tôi tớ Chúa được đầy lòng tin tưởng rao giảng lời Chúa, cùng xin Chúa giơ tay chữa lành các bệnh nhân, làm những dấu lạ, và những việc phi thường nhân danh Thánh Tử của Chúa là Ðức Giêsu'. Khi họ cầu nguyện xong, thì nơi họ đang tập họp liền chuyển động, mọi người được tràn đầy Thánh Thần và tin tưởng rao giảng lời Thiên Chúa".

3) Tái sinh thần linh: lý do - "sự gì sinh bởi huyết nhục, thì là huyết nhục; và sự gì sinh bởi Thần Linh, thì là thần linh". Nghĩa là tự bản chất và khuynh hướng của mình, con người chỉ sống theo bản tính tự nhiên trần tục của mình, bởi họ "sinh bởi máu huyết, bởi ước muốn nhục dục, bởi ý muốn con người" (Gioan 1:13) hèn hạ tội lỗi, nên chỉ hướng hạ và sa ngã phạm tội mà thôi, nếu họ không được cứu độ, được giải thoát để có thể "tôn thờ Thiên Chúa là thần linh trong tinh thần và chân lý" (Gioan 4:24), để có thể sống xứng đáng với "quyền làm con Thiên Chúa" (Gioan 1:12), một cách tự do, theo các tác động thần linh, "như gió muốn thổi đâu thì thổi", được chính Chúa Kitô  khẳng định cuối bài Phúc Âm hôm nay.

4) Tái sinh thần linh: tác dụng - "Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió, nhưng chẳng biết gió từ đâu đến và đi đâu: mọi kẻ sinh bởi Thần Linh cũng vậy" (Bài Phúc Âm ngày mai). Như thế có nghĩa là "mọi kẻ sinh bởi Thần Linh" là những ai sống theo đức tin, hoàn toàn tin tưởng để Chúa tác động trong mình và luôn đáp ứng theo tác động Thần Linh. Đó là lý do Bài Đáp Ca mới có câu đáp: "Phúc cho tất cả những ai tin tưởng nơi Chúa". Vì việc tái sinh thần linh là hoa trái của Mầu Nhiệm Vượt Qua, ở chỗ, nhờ quyền năng phục sinh của Chúa Kitô toàn thắng tội lỗi và sự chết nhờ Thánh Thần của mình mà ai tin vào Người, nên một với Người chắc chắn sẽ được Người biến đổi, đến độ có thể làm được những gì xác thịt của họ vốn hướng hạ theo chiều hướng dân ngoại lăng loàn không thể nào làm được (xem Marco 16:16-18). Bởi thế, chính tình trạng mỗi ngày được biến đổi sau khi được tái sinh thần linh mà Kitô hữu thật sự đang sống trong thời điểm cánh chung, một thời điểm cánh chung được thể hiện ngay nơi thân xác của họ mỗi ngày được trở nên giống như thân xác vinh hiển của Chúa Kitô (xem Philiphê 3:21). Nhờ tái sinh Kitô hữu sống đức tin đã và đang thực sự được biến đổi, nghĩa là được phục sinh ngay khi còn sống trong chính thân xác của mình.


                                                                                                           

Thứ Ba sau Chúa Nhật II Phục Sinh

 

Bài Ðọc I: Cv 4, 32-37

"Họ một lòng một ý với nhau".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Bấy giờ tất cả đoàn tín hữu đông đảo đều đồng tâm nhất trí. Chẳng ai kể của gì mình có là của riêng, song để mọi sự làm của chung. Các tông đồ dùng quyền năng cao cả mà làm chứng việc Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta sống lại. Hết thảy đều được mến chuộng. Vì thế, trong các tín hữu, không có ai phải túng thiếu. Vì những người có ruộng nương nhà cửa đều bán đi và bán được bao nhiêu tiền thì đem đặt dưới chân các tông đồ. Và người ta phân phát cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu của họ. Ông Giuse, người mà các tông đồ đặt tên là Barnabê (nghĩa là con sự an ủi), một thầy tư tế, quê ở Cyprô, có một thửa ruộng, ông bán đi và đem tiền đặt dưới chân các tông đồ.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 92, 1ab. 1c-2. 5

Ðáp: Chúa làm vua, Ngài đã mặc thiên oai (c. 1a).

Xướng: 1) Chúa làm vua, Ngài đã mặc thiên oai. Chúa đã vận uy quyền, Ngài đã thắt long đai. - Ðáp.

2) Và Ngài giữ vững địa cầu, nó sẽ không còn lung lay. Ngai báu của Ngài thiết lập từ muôn thuở, tự đời đời vẫn có Chúa. - Ðáp.

3) Lời chứng bảo của Ngài rất đáng tin, lạy Chúa, sự thánh thiện là của riêng nhà Ngài, cho tới muôn muôn ngàn thuở. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 14, 18

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con và lòng các con sẽ vui mừng". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 3, 7-15

"Không ai lên trời được, ngoài người đã từ trời xuống, tức là Con Người vốn ở trên trời".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng: "Thật, Tôi bảo cho ông biết: Ông đừng ngạc nhiên vì nghe Tôi nói rằng: Các ngươi phải tái sinh bởi trời. Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió, nhưng chẳng biết gió từ đâu đến và đi đâu: mọi kẻ sinh bởi Thần Linh cũng vậy".

Nicôđêmô hỏi lại rằng: "Việc ấy xảy ra thế nào được?" Chúa Giêsu đáp: "Ông là bậc thầy trong dân Israel mà ông không biết điều ấy sao? Thật, tôi bảo thật cho ông biết: Ðiều chúng tôi biết thì chúng tôi nói; điều chúng tôi thấy thì chúng tôi minh chứng. Nhưng các ông lại không nhận lời chứng của chúng tôi. Nếu khi Tôi nói về những sự dưới đất mà các ông không tin, khi Tôi nói những sự trên trời, các ông tin thế nào được? Không ai lên trời được, ngoài người đã từ trời xuống, tức là Con Người vốn ở trên trời. Cũng như Môsê treo con rắn nơi hoang địa thế nào, thì Con Người cũng phải bị treo lên như vậy, để những ai tin vào Người, thì không bị tiêu diệt muôn đời".

Ðó là lời Chúa.

 


Cảm Nghiệm

Chủ đề "Thày là sự sống" của ngày Thứ Ba trong Tuần II Phục Sinh về khía cạnh "Sự Sống - Tái Sinh Thần Linh" được tỏ hiện trong bài Phúc Âm qua những lời Chúa Giêsu khẳng định với nghị viên Nicôđêmô trong Hội Đồng Đầu Mục Do Thái bấy giờ về tính chất chân thực của sự kiện hay điều kiện cần phải tái sinh thần linh để có thể được tự do làm con cái Thiên Chúa dưới tác động của Thánh Thần như gió muốn thổi đâu thì thổi, mà điển hình nhất trong số thành phần tái sinh thần linh được bài đọc 1 hôm nay cho thấy đó là chính cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, một cộng đoàn bác ái yêu thương nhau như trong một gia đình có cùng một Cha trên trời, cùng một Đầu là Chúa Kitô và cùng một hồn sống là Thánh Linh. 

Bài Đọc I (Tông Vụ 5:17-26):

"Bấy giờ tất cả đoàn tín hữu đông đảo đều đồng tâm nhất trí. Chẳng ai kể của gì mình có là của riêng, song để mọi sự làm của chung...  Vì thế, trong các tín hữu, không có ai phải túng thiếu. Vì những người có ruộng nương nhà cửa đều bán đi và bán được bao nhiêu tiền thì đem đặt dưới chân các tông đồ. Và người ta phân phát cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu của họ".

Phúc Âm (Gioan 3:9-13):

"Nicôđêmô hỏi lại rằng: 'Việc ấy xảy ra thế nào được?' Chúa Giêsu đáp: 'Ông là bậc thầy trong dân Israel mà ông không biết điều ấy sao? Thật, tôi bảo thật cho ông biết: Ðiều chúng tôi biết thì chúng tôi nói; điều chúng tôi thấy thì chúng tôi minh chứng. Nhưng các ông lại không nhận lời chứng của chúng tôi. Nếu khi Tôi nói về những sự dưới đất mà các ông không tin, khi Tôi nói những sự trên trời, các ông tin thế nào được? Không ai lên trời được, ngoài người đã từ trời xuống, tức là Con Người vốn ở trên trời".

Trong câu phúc âm chính yếu trên đây, "những sự dưới đất" "những sự trên trời" mà Chúa Giêsu muốn nói đến ở đây với nghị viên Nicôđêmô là thành phần thiên về Luật Moisen là gì, nếu không phải "những sự dưới đất" đây là chính sự việc tái sinh thần linh hơn là nghi thức cắt bì của Do Thái giáo trong Cựu Ước, và "những sự trên trời" đây là mạc khải thần linh, là dự án cứu độ mầu nhiệm của Thiên Chúa, là chính Nước Thiên Chúa mà chỉ những ai tái sinh thần linh mới được thừa hưởng. 

Thật vậy, nếu không được tái sinh "bởi trời" hay "bởi nước và Thánh Linh", như Chúa Kitô đã đề cập đến với nghị viên Nicôđêmô trong bài Phúc Âm hôm qua thì không một con người tạo vật nào vốn "sinh bởi xác thịt là xác thịt" có thể "vào Nước Thiên Chúa" đó là được hiệp thông thần linh với Thiên Chúa, thông phần vào bản tính thần linh của Ngài, sống sự sống thần linh với Ngài và như Ngài.

Chính Chúa Kitô, ở ngay đầu bài Phúc Âm hôm nay đã cho biết thành phần được "tái sinh bởi trên cao", "bởi nước và Thánh Linh" hoàn toàn khác với và trổi vượt trên những ai không được hay chưa được tái sinh. Ở chỗ: "Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió, nhưng chẳng biết gió từ đâu đến và đi đâu: mọi kẻ sinh bởi Thần Linh cũng vậy".

Đúng thế, những ai được "tái sinh bởi Thần Linh" là thành phần được trở nên con cái của Thiên Chúa, được Thiên Chúa ban Thần Linh của Ngài cho, để nhờ đó có thể nhận biết Ngài như Ngài là và yêu mến Ngài như Ngài xứng đáng, với tư cách là con của Ngài, thành phần, nhờ tác động của Thần Linh trong họ "như gió muốn thổi đâu thì thổi", họ chỉ biết tuân theo một cách ngoan ngoãn và mau chóng, bằng "đức tin tuân phục" (Roma 1:5) như Mẹ Maria trong Biến Cố Truyền Tin, hoàn toàn tin tưởng phó thác cho Ngài, không cần "biết gió từ đâu tới và sẽ đi đâu".

Thành phần được Thần Linh Chúa tác động và điều khiển như thế, nếu biết đáp ứng là thành phần sống Sự sống Thần linh của Chúa và với Chúa, Đấng làm chủ họ và sống trong họ, như vua cai trị lòng họ và như Chúa tể mọi sự của họ, một tâm trạng và Cảm nghiệm Thần linh như đã được diễn đạt ở Bài Đáp Ca hôm nay như sau: "Chúa làm vua, Ngài đã mặc thiên oai. Chúa đã vận uy quyền, Ngài đã thắt long đai".




Thứ Tư sau Chúa Nhật II Phục Sinh

 

Bài Ðọc I: Cv 5, 17-26

"Kìa, những người mà các ông tống ngục, hiện đang đứng giảng dạy dân chúng trong đền thờ".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, vị thượng tế và mọi người thuộc phe ông, tức là phái Sađốc, đầy lòng phẫn nộ; họ ra tay bắt các tông đồ tống ngục. Nhưng đến đêm, Thiên Thần Chúa mở cửa ngục, dẫn các ngài đi và nói: "Hãy đi vào đền thờ giảng dạy cho dân chúng biết mọi lời hằng sống này". Nghe lệnh ấy, sáng sớm các ngài vào đền thờ và giảng dạy.

Lúc bấy giờ vị thượng tế và các người thuộc phe ông đến, triệu tập công nghị và tất cả các vị kỳ lão trong dân Israel, rồi sai người vào tù dẫn các tông đồ ra. Khi thủ hạ đến nơi, mở cửa ngục, không thấy các tông đồ, họ liền trở về báo cáo rằng: "Thật chúng tôi thấy cửa ngục đóng rất kỹ lưỡng, lính canh vẫn đứng gác ngoài cửa, nhưng khi chúng tôi mở cửa ra, thì không thấy ai ở bên trong cả".

Khi nghe các lời đó, viên lãnh binh cai đền thờ và các thượng tế rất lúng túng, không biết rõ công việc đã xảy đến cho các tông đồ. Lúc đó có người đến báo tin cho họ rằng: "Kìa, những người mà các ông đã tống ngục, hiện đang đứng giảng dạy dân chúng trong đền thờ". Bấy giờ viên lãnh binh cùng các thủ hạ tới dẫn các tông đồ đi mà không dùng bạo lực, vì sợ bị dân chúng ném đá.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 33, 2-3. 4-5. 6-7. 8-9

Ðáp: Kìa người đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe (c. 7a).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Tôi chúc tụng Chúa trong mọi lúc, miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người. Trong Chúa linh hồn tôi hãnh diện, bạn nghèo hãy nghe và hãy mừng vui. - Ðáp.

2) Các bạn hãy cùng tôi ca ngợi Chúa, cùng nhau ta hãy tán tạ danh Người. Tôi cầu khẩn Chúa, Chúa đã nhậm lời, và Người đã cứu tôi khỏi mọi điều lo sợ. - Ðáp.

3) Hãy nhìn về Chúa để các bạn vui tươi, và các bạn khỏi hổ ngươi bẽ mặt. Kìa người đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe, và Người đã cứu họ khỏi mọi điều tai nạn. - Ðáp.

4) Thiên Thần Chúa hạ trại đồn binh chung quanh những người sợ Chúa và bênh chữa họ. Các bạn hãy nếm thử và hãy nhìn coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao; phúc đức ai nương tựa ở nơi Người. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 14, 26

Alleluia, alleluia! - Thánh Thần sẽ dạy các con mọi điều, và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 3, 16-21

"Thiên Chúa đã sai Chúa Con đến để thế gian nhờ Người mà được cứu độ".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng: "Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ. Ai tin Người Con ấy, thì không bị luận phạt. Ai không tin thì đã bị luận phạt rồi, vì không tin vào danh Con Một Thiên Chúa và đây là án luận phạt: là sự sáng đã đến thế gian và người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sáng, vì hành động của họ xấu xa. Thật vậy, ai hành động xấu xa thì ghét sự sáng, và không đến cùng sự sáng, sợ những việc làm của mình bị khiển trách, nhưng ai hành động trong sự thật, thì đến cùng sự sáng, để hành động của họ được sáng tỏ, là họ đã hành động trong Thiên Chúa.


Cảm Nghiệm

Chủ đề "Thày là sự sống" của ngày Thứ Tư trong Tuần II Phục Sinh về khía cạnh "Sự Sống - Tái Sinh Thần Linh" được tỏ hiện trong bài Phúc Âm qua những lời Chúa Giêsu tiếp tục nói với nghị viên Nicôđêmô trong Hội Đồng Đầu Mục Do Thái bấy giờ, từ "những sự dưới đất" là sự kiện tái sinh thần linh (như trong 2 bài phúc âm đầu tuần Thứ Hai và Thứ Ba), đến "những sự trên trời" về chính thực tại thần linh là tình yêu Thiên Chúa, Đấng đã muốn "những gì sinh bởi xác thịt là xác thịt" nơi con người được tái sinh thành "những gì sinh bởi thần linh là thần linh" nhờ Con của Ngài, trái với thành phần chưa được tái sinh thần linh trong Bài Đọc 1 hôm nay, thành phần tìm hết cách để triệt hạ các tông đồ làm chứng cho Đấng Phục Sinh cho dù họ thấy chứng cớ bất khả chối cãi nơi bản thân các vị và các việc các vị làm trong / cho cộng đồng dân chúng bấy giờ. 

Bài Đọc I (Tông Vụ 5:17-26):
"Trong những ngày ấy, vị thượng tế và mọi người thuộc phe ông, tức là phái Sađốc, đầy lòng phẫn nộ; họ ra tay bắt các tông đồ tống ngục. Nhưng đến đêm, Thiên Thần Chúa mở cửa ngục, dẫn các ngài đi và nói: 'Hãy đi vào đền thờ giảng dạy cho dân chúng biết mọi lời hằng sống này'. Nghe lệnh ấy, sáng sớm các ngài vào đền thờ và giảng dạy.

"Lúc bấy giờ vị thượng tế và các người thuộc phe ông đến, triệu tập công nghị và tất cả các vị kỳ lão trong dân Israel, rồi sai người vào tù dẫn các tông đồ ra. Khi thủ hạ đến nơi, mở cửa ngục, không thấy các tông đồ, họ liền trở về báo cáo rằng: 'Thật chúng tôi thấy cửa ngục đóng rất kỹ lưỡng, lính canh vẫn đứng gác ngoài cửa, nhưng khi chúng tôi mở cửa ra, thì không thấy ai ở bên trong cả'.

"Khi nghe các lời đó, viên lãnh binh cai đền thờ và các thượng tế rất lúng túng, không biết rõ công việc đã xảy đến cho các tông đồ. Lúc đó có người đến báo tin cho họ rằng: 'Kìa, những người mà các ông đã tống ngục, hiện đang đứng giảng dạy dân chúng trong đền thờ'. Bấy giờ viên lãnh binh cùng các thủ hạ tới dẫn các tông đồ đi mà không dùng bạo lực, vì sợ bị dân chúng ném đá".

Phúc Âm (Gioan 3:16-21):
"Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ. Ai tin Người Con ấy, thì không bị luận phạt. Ai không tin thì đã bị luận phạt rồi, vì không tin vào danh Con Một Thiên Chúa".
Trong bài phúc âm hôm nay, ở phần cuối Chúa Giêsu đã nói riêng về lý do tại sao con người không chấp nhận mạc khải thần linh, không tin vào Con Một Thiên Chúa được ban cho họ để cứu độ họ

"Đây là án luận phạt: là sự sáng đã đến thế gian và người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sáng, vì hành động của họ xấu xa. Thật vậy, ai hành động xấu xa thì ghét sự sáng, và không đến cùng sự sáng, sợ những việc làm của mình bị khiển trách, nhưng ai hành động trong sự thật, thì đến cùng sự sáng, để hành động của họ được sáng tỏ, là họ đã hành động trong Thiên Chúa". 
Ở câu Phúc Âm trên đây, Chúa Giêsu đã khẳng định rằng: "Người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sáng, vì hành động của họ xấu xa. Thật vậy, ai hành động xấu xa thì ghét sự sáng, và không đến cùng sự sáng, sợ những việc làm của mình bị khiển trách". 

Đúng thế, thực tế cũng cho thấy rõ ràng là "Người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sáng, vì hành động của họ xấu xa". Và chính vì thế, vì "hành động của họ xấu xa" mà họ mới "ghét sự sáng, và không đến cùng sự sáng, sợ những việc làm của mình bị khiển trách".

Những hành động cụ thể chứng tỏ con người yêu tối tăm hơn ánh sáng, sợ ánh sáng và không dám ra trước ánh sáng như: không chấp nhận tội lỗi của mình để khỏi phải sửa mình nhờ đó có thể tiếp tục sống thoải mái theo bản tính tự nhiên, hay giải thích Lời Chúa hoặc luật Chúa theo khuynh hướng dễ dãi của mình để khỏi phải bỏ mình tuân giữ, hay sau khi cầu xin cho biết ý Chúa và biết được đâu là ý của Ngài rồi thì chối bỏ, chạy trốn, không dám theo.

Thành phần của phe vị thượng tế và bè Sađốc trong bài đọc một hôm nay là những con người điển hình nhất "yêu tối tăm hơn ánh sáng", sợ ánh sáng, không dám ra trước ánh sáng, không dám chấp nhận sự thật, trái lại, càng muồn dập tắt ánh sáng, chôn vuì sự thật, một thực tại thần linh bất diệt không ai có thể chống lại được.

Trái lại, các vị tông đồ lại "hành động trong sự thật, thì đến cùng sự sáng, để hành động của họ được sáng tỏ, là họ đã hành động trong Thiên Chúa", Đấng đã làm sáng tỏ hành động của họ, ở chỗ, chính khi "vị thượng tế và mọi người thuộc phe ông, tức là phái Sađốc, đầy lòng phẫn nộ; họ ra tay bắt các tông đồ tống ngục. Nhưng đến đêm, Thiên Thần Chúa mở cửa ngục, dẫn các ngài đi và nói: 'Hãy đi vào đền thờ giảng dạy cho dân chúng biết mọi lời hằng sống này'. Nghe lệnh ấy, sáng sớm các ngài vào đền thờ và giảng dạy".

Tất cả những tâm tình chất chứa trong Bài Đáp Ca hôm nay (dưới đây) đều được ứng nghiệm nơi trường hợp của các vị tông đồ chứng nhân tiên khởi, thành phần không thể không làm chứng về tất cả những gì các vị đã thấy và đã nghe, bất chấp mọi khốn khổ và gian nguy xẩy ra cho bản thân họ, bởi họ tin vào Chúa Kitô Vượt Qua, chỉ tìm "nương tựa ở nơi Người", Đấng ở cùng các vị cho đến tận thế (xem Mathêu 28:20), nhất là khi các vị vì danh Người mà bị thế gian bách hại (xem Gioan 15:18-21), như trong Bài Đọc 1 hôm nay khi các vị được "Thiên Thần Chúa mở cửa ngục, dẫn các ngài đi...", bởi "Thiên Thần Chúa hạ trại đồn binh chung quanh những người sợ Chúa và bênh chữa họ":

1) Tôi chúc tụng Chúa trong mọi lúc, miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người. Trong Chúa linh hồn tôi hãnh diện, bạn nghèo hãy nghe và hãy mừng vui.

2) Các bạn hãy cùng tôi ca ngợi Chúa, cùng nhau ta hãy tán tạ danh Người. Tôi cầu khẩn Chúa, Chúa đã nhậm lời, và Người đã cứu tôi khỏi mọi điều lo sợ.

3) Hãy nhìn về Chúa để các bạn vui tươi, và các bạn khỏi hổ ngươi bẽ mặt. Kìa người đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe, và Người đã cứu họ khỏi mọi điều tai nạn.

4) Thiên Thần Chúa hạ trại đồn binh chung quanh những người sợ Chúa và bênh chữa họ. Các bạn hãy nếm thử và hãy nhìn coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao; phúc đức ai nương tựa ở nơi Người.

 

Thứ Năm sau Chúa Nhật II Phục Sinh

 

Bài Ðọc I: Cv 5, 27-33

"Chúng tôi là nhân chứng các lời đó cùng với Thánh Thần".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Hôm ấy, khi các thủ hạ dẫn các tông đồ đi, họ đem các ngài ra trước công nghị. Vị thượng tế hỏi các ngài rằng: "Ta đã ra lệnh cấm các ngươi nhân danh ấy mà giảng dạy. Thế mà các ngươi đã giảng dạy giáo lý các ngươi khắp cả Giêrusalem; các ngươi còn muốn làm cho máu người đó lại đổ trên chúng tôi ư?" Phêrô và các tông đồ trả lời rằng: "Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta. Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã cho Ðức Giêsu sống lại, Ðấng mà các ông đã giết khi treo Ngài trên thập giá. Thiên Chúa đã dùng quyền năng tôn Ngài làm thủ lãnh và làm Ðấng Cứu Ðộ, để ban cho Israel được ăn năn sám hối và được ơn tha tội. Chúng tôi là nhân chứng các lời đó cùng với Thánh Thần, Ðấng mà Thiên Chúa đã ban cho mọi kẻ vâng lời Người?" Khi nghe những lời đó, họ liền phẫn nộ và tìm mưu giết các ngài.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 33, 2 và 9. 17-18. 19-20

Ðáp: Kìa người đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe (c. 7a).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Tôi chúc tụng Chúa trong mọi lúc, miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người. Các bạn hãy nếm thử và hãy nhìn coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao; phúc đức ai tìm nương tựa ở nơi Người. - Ðáp.

2) Chúa ra mặt chống người làm ác, để tẩy trừ di tích chúng nơi trần ai. Người hiền đức kêu cầu và Chúa nghe lời họ, Ngài cứu họ khỏi mọi nỗi âu lo. - Ðáp.

3) Chúa gần gũi những kẻ đoạn trường, và cứu chữa những tâm hồn đau thương giập nát. Người hiền đức gặp nhiều bước gian truân, nhưng Chúa luôn luôn giải thoát. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 16, 7 và 13

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy sẽ sai Thần Chân Lý đến, người sẽ dạy các con biết tất cả sự thật". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 3, 31-36

"Ðức Chúa Cha thương mến Con Ngài, nên ban toàn quyền trong tay Con Ngài".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, ông Gioan nói để làm chứng về Chúa Giêsu rằng: "Ðấng từ trên cao mà đến thì vượt trên hết mọi người. Kẻ bởi đất mà ra, thì thuộc về đất và nói những sự thuộc về đất. Ðấng từ trời mà đến thì vượt trên hết mọi người. Ðiều gì Người thấy và nghe, thì Người làm chứng về điều đó. Nhưng lời chứng của Người không ai chấp nhận. Ai chấp nhận lời chứng của Người, thì quả quyết Thiên Chúa là Ðấng chân thật. Ðấng được Thiên Chúa sai đến thì nói lời của Thiên Chúa, vì được Chúa ban cho thần linh khôn lường. Cha yêu mến Con, nên đã ban mọi sự trong tay Con. Ai tin vào Con thì có sự sống đời đời. Còn ai không tin vào Con, thì sẽ không được thấy sự sống, nhưng cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đè nặng trên người ấy".

Ðó là lời Chúa.

 

 

Cảm Nghiệm

Chủ đề "Thày là sự sống" của ngày Thứ Năm trong Tuần II Phục Sinh về khía cạnh "Sự Sống - Tái Sinh Thần Linh" được tỏ hiện trong bài Phúc Âm qua những lời chứng của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả về thế giá khả tín của Chúa Giêsu liên quan đến 2 vấn đề then chốt Người đã mạc khải cho nghị viên Nicôđêmô biết, bao gồm cả vấn đề "những sự dưới đất" là việc tái sinh thần linh, lẫn vấn đề "những sự trên trời" là tình yêu của Thiên Chúa muốn cứu độ con người nơi Con của Ngài, một Người Con mà các tông đồ đã được rửa trong Thánh Thần, trong Bài Đọc 1 hôm nay, tỏ ra hiên ngang rao giảng và làm chứng, bất chấp lệnh cấm đoán của Hội Đồng Đầu Mục Do Thái vẫn tiếp tục cố tình muốn bóp nghẹt sự thật, muốn tránh né trách nhiệm về hậu quả họ đã gây ra cho Người Con của Thiên Chúa. 

"Hôm ấy, khi các thủ hạ dẫn các tông đồ đi, họ đem các ngài ra trước công nghị. Vị thượng tế hỏi các ngài rằng: 'Ta đã ra lệnh cấm các ngươi nhân danh ấy mà giảng dạy. Thế mà các ngươi đã giảng dạy giáo lý các ngươi khắp cả Giêrusalem; các ngươi còn muốn làm cho máu người đó lại đổ trên chúng tôi ư?' Phêrô và các tông đồ trả lời rằng: 'Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta. Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã cho Ðức Giêsu sống lại, Ðấng mà các ông đã giết khi treo Ngài trên thập giá. Thiên Chúa đã dùng quyền năng tôn Ngài làm thủ lãnh và làm Ðấng Cứu Ðộ, để ban cho Israel được ăn năn sám hối và được ơn tha tội. Chúng tôi là nhân chứng các lời đó cùng với Thánh Thần, Ðấng mà Thiên Chúa đã ban cho mọi kẻ vâng lời Người?' Khi nghe những lời đó, họ liền phẫn nộ và tìm mưu giết các ngài".

Nếu "Thiên Chúa đã ban cho chúng ta sự sống đời đời và sự sống này ở nơi Con của Ngài" (1Gioan 5:11), mà chỉ có ai tin vào Chúa Kitô mới được sự sống mà thôi (xem Gioan 3:16). Mà sự sống đây được Chúa Kitô ban phát cho dân của Người bấy giờ như của ăn mang lại sự sống đời đời (xem Gioan 6:27) là chính bản thân Người nói chung, là mạc khải thần linh của Người, qua lời Người nói và việc Người làm.

Đó là lý do Tiền Hô Gioan Tẩy Giả trong bài Phúc Âm hôm nay đã làm chứng về bản thân đầy thế giá và đáng tin của Chúa Kitô: "Khi ấy, ông Gioan nói để làm chứng về Chúa Giêsu rằng: 'Ðấng từ trên cao mà đến thì vượt trên hết mọi người. Kẻ bởi đất mà ra, thì thuộc về đất và nói những sự thuộc về đất. Ðấng từ trời mà đến thì vượt trên hết mọi người. Ðiều gì Người thấy và nghe, thì Người làm chứng về điều đó. Nhưng lời chứng của Người không ai chấp nhận. Ai chấp nhận lời chứng của Người, thì quả quyết Thiên Chúa là Ðấng chân thật. Ðấng được Thiên Chúa sai đến thì nói lời của Thiên Chúa, vì được Chúa ban cho thần linh khôn lường. Cha yêu mến Con, nên đã ban mọi sự trong tay Con. Ai tin vào Con thì có sự sống đời đời. Còn ai không tin vào Con, thì sẽ không được thấy sự sống, nhưng cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đè nặng trên người ấy'".

Vị Tiền Hô này còn khẳng định những lời Người nói hay việc Người làm (chứng) đều mang lại sự sống cho những ai tin tưởng vào Người: "Ai chấp nhận lời chứng của Người, thì quả quyết Thiên Chúa là Ðấng chân thật.... Ai tin vào Con thì có sự sống đời đời". Và chính vì "lời chứng của Người không ai chấp nhận", "cái gì sinh bởi xác thịt là xác thịt" (Bài Phúc Âm Thứ Hai Tuần II Phục Sinh) và "Kẻ bởi đất mà ra, thì thuộc về đất và nói những sự thuộc về đất" (Phúc Âm hôm nay), mới cần đến "Ðấng từ trời mà đến thì vượt trên hết mọi người" để tỏ cho họ biết, nhờ đó họ có thể được "tái sinh bởi trời" (Phúc Âm Thứ Hai Tuần II Phục Sinh), như một "con người sinh bởi Thần Linh" (Bài Phúc Âm Thứ Ba Tuần II Phục Sinh).

Trong Bài Đọc I hôm nay chúng ta thấy lời tuyên bố của vị tiền hô Gioan tẩy giả nơi Bài Phúc Âm cùng ngày: "Kẻ bởi đất mà ra thì thuộc về đất và nói những sự thuộc về đất", đã hoàn toàn ứng nghiệm nơi thành phần thuộc hội đồng đầu mục Do Thái giáo ở Giêrusalem bấy giờ, được tiêu biểu và đại diện nơi "Vị thượng tế hỏi các ngài rằng: 'Ta đã ra lệnh cấm các ngươi nhân danh ấy mà giảng dạy. Thế mà các ngươi đã giảng dạy giáo lý các ngươi khắp cả Giêrusalem; các ngươi còn muốn làm cho máu người đó lại đổ trên chúng tôi ư?'".

Trái lại, Bài Đáp Ca hôm nay lại cho chúng ta thấy "Chúa ra mặt chống người làm ác, để tẩy trừ di tích chúng nơi trần ai", ở chỗ, Ngài vẫn đã xót thương đánh động họ khi Ngài sử dụng chính các vị tông đồ tầm thường vô danh tiểu tốt lại được dân chúng tín phục hơn là thành phần biệt phái trí thức của Do Thái giáo cùng với thành phần hội đồng đầu mục Do Thái có chức quyền trong dân. Bài Đáp Ca đã khẳng định về thân phận của các vị tông đồ chứng nhân tiên khởi là đối thủ không đội trời chung của họ, đến độ "họ phẫn nộ và tìm mưu giết các ngài", nhưng họ vẫn không thể làm gì được bởi: "Chúa gần gũi những kẻ đoạn trường, và cứu chữa những tâm hồn đau thương giập nát. Người hiền đức gặp nhiều bước gian truân, nhưng Chúa luôn luôn giải thoát" - "Người hiền đức kêu cầu và Chúa nghe lời họ, Ngài cứu họ khỏi mọi nỗi âu lo".

 

 

Thứ Sáu sau Chúa Nhật II Phục Sinh

 

Bài Ðọc I: Cv 5, 34-42

"Các ngài hân hoan ra về, vì thấy mình xứng đáng chịu sỉ nhục vì danh Ðức Giêsu".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Bấy giờ, có người biệt phái tên là Gamaliel, cũng là luật sĩ, có thế giá trong dân, đứng lên giữa công nghị, truyền dẫn các tông đồ ra ngoài trong giây lát, rồi nói với các người trong công nghị rằng: "Hỡi chư vị Israel, xin hãy thận trọng về việc chư vị định làm đối với những người này. Vì trước đây ít ngày, có tên Thêôđa nổi lên, tự xưng là một nhân vật, có độ bốn trăm người theo mình, y đã bị giết, và nhóm người theo y đều tan rã và không còn gì nữa. Sau y, lại có tên Giuđa người Galilêa, cũng nổi lên trong những ngày kiểm tra dân số, lôi kéo dân chúng theo mình, rồi chính hắn cũng chết, mọi kẻ theo hắn đều tan rã. Và bây giờ, tôi xin chư vị đừng can dự gì đến những người này, cứ để mặc họ: vì nếu một mưu toan hay việc này là do loài người, thì sẽ tự tan rã; nhược bằng bởi Thiên Chúa, thì chư vị không thể phá tan được, kẻo lỡ ra mang tội chống đối Thiên Chúa". Họ đồng ý. Họ cho gọi các tông đồ vào, ra lệnh đánh đòn các ngài, và cấm tuyệt đối không được nhân danh Ðức Giêsu mà giảng dạy nữa, đoạn tha các ngài về. Vậy các ngài ra khỏi công nghị, lòng hân hoan, vì thấy mình xứng đáng chịu sỉ nhục vì Danh Ðức Giêsu. Và hằng ngày, tại đền thờ hay tại tư gia, các ngài cứ tiếp tục giảng dạy, và loan truyền Tin Mừng Ðức Giêsu Kitô.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 26, 1. 4. 13-14

Ðáp: Có một điều tôi xin Chúa, một điều tôi kiếm tìm, đó là tôi được cư ngụ trong nhà Chúa suốt đời tôi (c. 4ab).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Chúa là sự sáng, là Ðấng cứu độ, tôi sợ chi ai? Chúa là Ðấng phù trợ đời tôi, tôi sợ gì ai? - Ðáp.

2) Có một điều tôi xin Chúa, một điều tôi kiếm tìm, đó là tôi được cư ngụ trong nhà Chúa suốt đời tôi, hầu vui hưởng sự êm đềm của Chúa, và chiêm ngưỡng thánh điện của Ngài. - Ðáp.

3) Tôi tin rằng tôi sẽ được nhìn xem những ơn lành của Chúa trong cõi nhân sinh. Hãy chờ đợi Chúa, hãy sống can trường, hãy phấn khởi tâm hồn và chờ đợi Chúa. - Ðáp.

 

Alleluia: Cl 3, 1

Alleluia, alleluia! - Nếu anh em sống lại làm một với Ðức Kitô, thì anh em hãy kiếm những sự cao siêu trên trời, nơi Ðức Kitô, đang ngự bên hữu Thiên Chúa. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 6, 1-15

"Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu đi sang bên kia biển Galilêa, cũng gọi là Tibêria. Có đám đông dân chúng theo Người, vì họ đã thấy những phép lạ Người làm cho những kẻ bệnh tật. Chúa Giêsu lên núi và ngồi đó với các môn đệ. Lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do-thái đã gần tới. Chúa Giêsu ngước mắt lên và thấy đám rất đông dân chúng đến với Người. Người hỏi Philipphê: "Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn?" Người hỏi như vậy có ý thử ông, vì chính Người đã biết việc Người sắp làm. Philipphê thưa: "Hai trăm bạc bánh cũng không đủ để mỗi người được một chút".

Một trong những môn đệ, tên là Anrê, em ông Simon Phêrô, thưa cùng Người rằng: "Ở đây có một bé trai có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho từng ấy người". Chúa Giêsu nói: "Cứ bảo người ta ngồi xuống". Nơi đó có nhiều cỏ, người ta ngồi xuống, số đàn ông độ năm ngàn. Bấy giờ Chúa Giêsu cầm lấy bánh và khi đã tạ ơn, Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, và cá cũng phân phát như thế, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích. Khi họ đã no nê, Người bảo các môn đệ: "Hãy thu lấy những miếng còn lại, kẻo phí đi". Họ thu lại mười hai thúng đầy bánh vụn do năm chiếc bánh lúa mạch người ta đã ăn mà còn dư.

Thấy phép lạ Chúa Giêsu đã làm, người ta đều nói rằng: "Thật ông này là Ðấng Tiên tri phải đến trong thế gian". Vì Chúa Giêsu biết rằng người ta sẽ đến bắt Người để tôn làm vua, nên Người lại trốn lên núi một mình.

Ðó là lời Chúa.






Cảm Nghiệm


Chủ đề
"Thày là sự sống" của ngày Thứ Sáu trong Tuần II Phục Sinh 
về khía cạnh "Sự Sống - Tái Sinh Thần Linh" được tỏ hiện trong bài Phúc Âm qua việc Chúa Giêsu làm phép lạ (lần đầu) hóa bánh ra nhiều để nuôi đám đông dân chúng theo đuổi Người, một hành động Người làm với sự hợp tác của các môn đệ, thành phần mà, sau khi Người sống lại từ cõi chết và lên trời, đã chứng tỏ mình thực sự được tái sinh thần linh, như trong bài đọc 1 hôm nay cho thấy, ở chỗ, các vị càng vui mừng vì được chịu khổ vì Đấng Phục Sinh và cứ tiếp tục tỏ ra bất khuất trong việc rao giảng và làm chứng cho những gì các vị đã thấy và đã nghe nơi Người.

Phúc Âm (Gioan 6:1-15):
"Lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do-thái đã gần tới. Chúa Giêsu ngước mắt lên và thấy đám rất đông dân chúng đến với Người. Người hỏi Philipphê: 'Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn?' Người hỏi như vậy có ý thử ông, vì chính Người đã biết việc Người sắp làm. Philipphê thưa: 'Hai trăm bạc bánh cũng không đủ để mỗi người được một chút'. Một trong những môn đệ, tên là Anrê, em ông Simon Phêrô, thưa cùng Người rằng: 'Ở đây có một bé trai có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho từng ấy người'. Chúa Giêsu nói: 'Cứ bảo người ta ngồi xuống'. Nơi đó có nhiều cỏ, người ta ngồi xuống, số đàn ông độ năm ngàn. Bấy giờ Chúa Giêsu cầm lấy bánh và khi đã tạ ơn, Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, và cá cũng phân phát như thế, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích. Khi họ đã no nê, Người bảo các môn đệ: 'Hãy thu lấy những miếng còn lại, kẻo phí đi'. Họ thu lại mười hai thúng đầy bánh vụn do năm chiếc bánh lúa mạch người ta đã ăn mà còn dư."
Bài Đọc I (Tông Vụ 5:34-42):
"'Tôi xin chư vị đừng can dự gì đến những người này, cứ để mặc họ: vì nếu một mưu toan hay việc này là do loài người, thì sẽ tự tan rã; nhược bằng bởi Thiên Chúa, thì chư vị không thể phá tan được, kẻo lỡ ra mang tội chống đối Thiên Chúa'. Họ đồng ý. Họ cho gọi các tông đồ vào, ra lệnh đánh đòn các ngài, và cấm tuyệt đối không được nhân danh Ðức Giêsu mà giảng dạy nữa, đoạn tha các ngài về. Vậy các ngài ra khỏi công nghị, lòng hân hoan, vì thấy mình xứng đáng chịu sỉ nhục vì Danh Ðức Giêsu. Và hằng ngày, tại đền thờ hay tại tư gia, các ngài cứ tiếp tục giảng dạy, và loan truyền Tin Mừng Ðức Giêsu Kitô".
Bài Phúc Âm theo Thánh Ký Gioan hôm nay về phép lạ hóa bánh ra nhiều lần thứ nhất được Giáo Hội chọn đọc cho Thứ Sáu Tuần II Phục Sinh hôm nay cũng hợp với chủ đề "sự sống" của chung Mùa Phục Sinh. Mà "sự sống" thì liên quan đến của ăn chứ không phải chỉ đến người ăn. Nếu người ăn không ăn những món hợp với mình thì thay vì tẩm bổ và tăng cường sinh lực thì lại bị suy yếu và nguy hại nữa là đàng khác. Đó là lý do "năm chiếc bánh và hai con cá" được Chúa Giêsu sử dụng để hóa chúng ra nhiều mà nuôi đông đảo dân chúng bấy giờ chắc chắn phải có một ý nghĩa sâu xa nào đó.

Chúng ta hãy trở về với bài Phúc Âm được Thánh Gioan trình thuật về 7 người môn đệ đi đánh cá ở biển hồ Tibêria. "Hai môn đệ khác" trong bài Phúc Âm này không được Thánh ký Gioan kể đến như 5 tông đồ khác phải chăng là Anrê, em của tông đồ Phêrô (xem Gioan 1:40-41), và Philiphê, bạn của Nathanael (xem Gioan 1:43-45), 2 cặp môn đệ đã "đến và xem chỗ Người ở" (Gioan 1:39), và cũng chỉ có 2 môn đệ này, ở Phúc Âm phép lạ bánh hóa ra nhiều hôm nay, được Thánh ký Gioan trong đề cập tới trong việc cung cấp 5 ổ bánh và 2 con cá cho Chúa Giêsu? Phải chăng 5 chiếc bánh và 2 con cá này có liên quan đến 7 môn đệ rủ nhau đi đánh cá ở bài Phúc Âm hôm nay, 5 môn đệ có tên liên quan đến 5 ổ bánh và 2 môn đệ không có tên liên quan đến 2 con cá.

Hai con cá Anrê và Philiphê trong bài Phúc Âm hôm nay phải chăng ám chỉ các ngài cũng là những con cá được Chúa Kitô câu bắt được, giờ đây, phải được Người nướng lên mới ăn được, như Người đã làm ở bờ biển hồ Tibêria cho 7 môn đệ bắt được mẻ cá 153 con ăn, nghĩa là phải trở thành hy tế cho phần rỗi nhân loại, phải chết đi cho dân được sống. Đó là lý do trong bài Phúc Âm hôm nay, 12 thúng còn dư chỉ thu được từ 5 ổ bánh, hoàn toàn không thấy nói đến từ cá, vì bánh đây ám chỉ Chúa Kitô, Đấng được các môn đệ làm chứng bằng hy tế của mình cho loài người nhận biết Người hơn là chính các vị.

Đúng thế, các con cá tông đồ đều đã được Thày nướng lên cho chín, và các vị không thể nào để cho Người nướng lên như thế nếu các vị không sống đức tin, hoàn toàn tin tưởng phó thác trong bàn tay đầy quyền năng của Người. Mà đức tin liên quan đến tác động "nhìn" hay "thấy" hoặc "gặp", những tác động cần phải có của đức tin nhưng phụ thuộc vào đức tin hơn là đức tin phụ thuộc vào chúng. Đó là lý do trong dịp lễ Vượt Qua ở Giêrusalem, hai môn đệ Philiphê và Anrê này, (chứ không phải các vị khác, bởi 2 vị này hình như biết tiếng Hy Lạp), đã là những môn đệ trung gian môi giới được người Hy Lạp ở đó bấy giờ ngỏ ý "chúng tôi muốn gặp Đức Giêsu" (Gioan 12:20-22).

Thế nhưng, muốn dẫn những ai chưa biết Chúa Kitô và muốn gặp Chúa Kitô thì chính các môn đệ tông đồ phải cho thấy mình có thế giá đáng tin để có thể làm việc đó, để có thể đáp ứng lòng khao khát của những tâm hồn thiện tâm tìm kiếm Người, thậm chí với chính thành phần chống đối các vị và bách hại các vị như trong Bài Đọc 1 hôm nay, làm sao cho thành phần đối phương của các vị ấy thấy được con người của các vị và giáo huấn của các vị là những gì chân thật, xuất phát từ Thiên Chúa: "vì nếu một mưu toan hay việc này là do loài người, thì sẽ tự tan rã; nhược bằng bởi Thiên Chúa, thì chư vị không thể phá tan được, kẻo lỡ ra mang tội chống đối Thiên Chúa", và vì từ Thiên Chúa và bởi Thiên Chúa nên sứ điệp được các vị  rao giảng và làm chứng mới tác dụng cứu độ những ai cởi mở và tin tưởng.

Như thế, chứng từ của các vị tông đồ chứng nhân của Chúa Kitô là những gì chứng tỏ các vị phản ảnh Chúa Kitô, đã được hiệp nhất nên một với Chúa Kitô, đến đồ Người đã sống trong các vị và qua các vị mà tiếp tục tỏ mình ra cho dân chúng, làm cho những ai thiện tâm tìm kiếm Người nhận biết Người mà được cứu độ. Các vị chính là nhân vật ở trong Bài Đáp Ca hôm nay tỏ ra tin tưởng vào Chúa và thiết tha gắn bó với Chúa, như được Thánh Vịnh 26 diễn tả như sau:

1) Chúa là sự sáng, là Ðấng cứu độ, tôi sợ chi ai? Chúa là Ðấng phù trợ đời tôi, tôi sợ gì ai?

2) Có một điều tôi xin Chúa, một điều tôi kiếm tìm, đó là tôi được cư ngụ trong nhà Chúa suốt đời tôi, hầu vui hưởng sự êm đềm của Chúa, và chiêm ngưỡng thánh điện của Ngài.

3) Tôi tin rằng tôi sẽ được nhìn xem những ơn lành của Chúa trong cõi nhân sinh. Hãy chờ đợi Chúa, hãy sống can trường, hãy phấn khởi tâm hồn và chờ đợi Chúa.




Thánh Anselmo (21/4)  

21 Tháng Tư Thánh Anselmo – HUYNH ĐOÀN GIÁO DÂN ĐA MINH

ĐTC Biển Đức XVI:
 Thánh Anselm: Thần Học Gia, Thày Dạy và Mục Tử.



THÁNH ANSELMÔ, GIÁM MỤC TIẾN SĨ
(1033-1109)

"Chúa đã mở miệng Người giảng dạy trong Giáo hội. Chúa đã ban cho Người đầy khôn ngoan và minh mẫn, đã mặc cho Người áo vinh quang trên trời". Đó là lời Giáo hội hát mừng trong ngày lễ kính thánh Giám mục tiến sĩ Anselmô. Lời ca khen trên đây không có gì là quá đáng, nếu chúng ta tìm hiểu đời sống đạo đức, thánh thiện và lề lối làm việc đầy khôn ngoan của ngài. Hơn ai hết thánh Anselmô quả xứng đáng với lời chúc khen trên đây.

Thánh nhân sinh tại Aosta một thành phố nhỏ nằm trên đường ranh giới xứ Piêmontê và Thụy sĩ. Gia đình thánh nhân thuộc dòng quý tộc. Bà thân mẫu là người rất đạo đức, nhưng ông thân sinh, trái lại có vẻ khô khan. Tuy nhiên khi về già, ông đã bỏ thế gian để hiến thân cho Chúa trong một tu viện.

Anselmô được cha mẹ cho đi học rất sớm. Các bạn học ai nấy đều cảm phục trí thông minh sắc sảo của Anselmô và khen cậu là người đức hạnh. Vừa lớn lên Anselmô đã nhận rõ chân tướng của cuộc đời đầy phù vân giả trá và nguy hiểm. Vì thế năm 15 tuổi, Anselmô đã nhất quyết bỏ thế gian để đi tu dòng. Nhưng chẳng may ý định bị ông thân sinh phản đối. Dẫu thế, Anselmô vẫn cương quyết lướt thắng mọi trở ngại để thực hiện bằng được ý định của mình. Cùng với một người bạn, Anselmô qua Pháp theo học tại tu viện Bec thuộc các cha dòng Biển Đức. Trong các môn học, Anselmô thích nhất Thánh Kinh. Đi đôi với việc dùi mài kinh sử, Anselmô còn đặc biệt chú ý đến việc tập luyện và trau dồi các nhân đức ngõ hầu trở nên hoàn thiện. Cũng trong thời gian này, Anselmô cảm thấy tiếng Chúa kêu gọi càng ngày càng mãnh liệt. Nhưng trước những nẻo đường trọn lành, Anselmô rất do dự không biết nên chọn gia nhập hàng giáo sĩ địa phận hay đời sống tu trì. Được tu viện trưởng Lanfranc, giới thiệu, Anselmô đánh bạo tới hỏi ý kiến Đức Tổng giám mục thành Ruăng (Rouen). Ngài khuyên Anselmô nên vào tu dòng. Vâng theo lời khuyên của Đức Tổng giám mục, Anselmô xin vào tu tại tu viện Bec, năm đó Anselmô được 27 tuổi.

Với ơn Chúa và nghị lực của tuổi thanh xuân, Anselmô say sưa công việc tu thân luyện đức. Không bao lâu, từ miền Nômanđia nước Pháp đến cả nước Anh, ai ai cũng đều ca tụng nhân đức của thầy Anselmô. Còn nói chi đến lòng tín nhiệm và kính yêu của toàn thể anh em trong dòng. Vì thế sau ít lâu, ngài đã được bầu làm bề trên. Từ ngày đó khách thập phương tuốn đến rất đông hầu được hân hạnh đàm đạo với thánh nhân. Nhiều người thông thái đạo đức đến xin thụ giáo để được hạnh phúc sống với sự chỉ dẫn của vị bề trên thánh thiện. Tuy nhiên, tu viện trưởng Anselmô rất thận trọng trong việc định đoạt và xét đoán ơn gọi của những người đến gõ cửa. Ngài không ích kỷ để chỉ lôi kéo nhiều người về cho dòng mình, nhưng hoàn toàn vô tư trình bày tôn chỉ và luật pháp của mỗi dòng, để các người được Chúa chọn có thể tự do lựa chọn con đường tu trì thích hợp với hoàn cảnh riêng biệt của mỗi người. Ngài thi hành chức vị bề trên với một lòng đạo đức và khôn ngoan hiếm có.

Qua mấy năm sau, thánh nhân phải cấp tốc sang Anh quốc để điều chỉnh lại mấy việc tại một tu viện bên đó. Nơi đây thánh Anselmô được tiếp đón rất nồng hậu. Niềm vui sướng của thánh nhân tăng gấp bội khi ngài được hầu chuyện Đức cha Lanfranc, Tổng Giám mục thành Cantôbêry và cũng là bề trên cũ của ngài. Đặc biệt hơn nữa là chính vua nước Anh, một ông vua có tiếng kiêu căng và cứng cỏi, cũng tới đàm đạo với thánh nhân và hết lòng mến phục ngài. Nhưng rồi lại có những sự việc không hay xảy đến làm cho thánh Anselmô một lần nữa, phải bỏ tu viện đi công cán tại Anh quốc. Thời đó vua nước Anh băng hà và truyền ngôi lại cho con. Vốn tính độc tài, tham nhũng vị tân vương tìm hết cách áp chế hàng giáo sĩ và chiếm đoạt tài sản của Giáo hội. Theo lời yêu cầu của nhiều vị cao cấp trong Giáo hội, thánh Anselmô đã lên đường sang Anh để khuyên bảo nhà vua bỏ ý định trên. Trước tài lợi khẩu và đức khôn ngoan hiếm có của thánh nhân, vua đổi hẳn thái độ, tỏ vẻ quyến luyến thánh nhân. Khi Đức Tổng giám mục thành Cantôbêry tạ thế, nhà vua liền đề nghị thánh Anselmô lên thay. Thánh nhân được tấn phong làm Tổng Giám mục ngày 4-12-1093 với sự đồng ý của toàn thể các Đức Giám mục Anh quốc.

Dần dần, tính tham lam cầu lợi chưa được gột rửa sạch lại khiến nhà vua đổi lòng. Ban đầu vua vồn vã tiếp đãi Đức Tổng giám mục, với hy vọng sẽ nhận được những món hàng khổng lồ do ngài trao tặng. Ngược với ý nghĩ của nhà vua, Đức Tổng giám mục lại đem tất cả tài sản của mình phân phát cho người nghèo khó. Thế là lòng tham lam và hà tiện đã nổi dậy xúi dục nhà vua thù ghét Đức Tổng giám mục. Nhà vua và bọn nịnh thần bắt đầu mở chiến dịch vu khống và lăng mạ Giáo hội. Thấy can ngăn cũng vô ích, thánh Anselmô nghĩ chỉ còn một phương thế độc nhất để giải quyết vấn đề là ngài tự rút lui. Ngài xin phép nhà vua về Rôma bái yết Đức Thánh Cha; vua đồng ý ngay cho thánh nhân ra khỏi nước, với điều kiện là không được trở về nữa. Sau khi đã dặn dò khuyên răn hàng giáo sĩ địa phận, thánh Anselmô lên đường sang Pháp lưu trú tại toà tổng giám mục thành Lyông.

Nghe tin Đức Cha Anselmô mới bị trục xuất khỏi Anh quốc, Đức Thánh Cha mời ngài qua Rôma. Tới giáo đô, thánh Anselmô được tiếp đón rất nồng hậu. Chính Đức Thánh Cha ban lời khen ngợi lòng can đảm và chí bất khuất của thánh nhân.

Thánh Anselmô lưu trú tại Rôma một thời gian khá lâu trong tu viện thánh Biển Đức. Tại đây, nhờ lời cầu nguyện và hy sinh, thánh nhân đã làm cho từ một tảng đá chảy ra một suối nước trong ngọt. Do đó người ta đặt tên giếng nước là "Giếng thánh Giám mục thành Cantôbêry". Thánh nhân cũng được Đức Thánh Cha mời tham dự công đồng chung Bari. Trong công đồng đó, với tài lợi khẩu và trí thông minh phi thường, thánh nhân đã thuyết phục được những người Hy lạp cố chấp; ngài đã minh chứng một cách chính xác và khôn ngoan tín điều Chúa Thánh Thần do Chúa Cha và Chúa Con nhiệm xuất. Sau khi Đức Thánh Cha tuyên bố rút phép thông công vua nước Anh đồng loã về tội lăng mạ hàng giáo sĩ và tước đoạt tài sản của Giáo hội, thánh Anselmô bỏ Rôma trở về lưu trú tại Lyông. Một hôm, ngài được hung tin cho hay Anh hoàng trong khi đi săn đã bị quân thù ám hại. Được tin đó thánh nhân rất buồn và lo lắng cho số phận đời đời của nhà vua.

Anh hoàng băng hà nhường ngôi lại cho em là Henricô I. Vì sợ lòng dân không phục sẽ nổi loạn, nên ban đầu vua Henricô I muốn ve vãn Giáo hội để mua chuộc lòng dân. Vua tìm cách nâng đỡ hàng giáo sĩ, trùng tu các nhà thờ; vua còn cho mời thánh Anselmô về nước vì biết rằng thánh nhân được dân chúng hoàn toàn tín nhiệm. Nhưng khi hay tin Đức Thánh Cha đã ký sắc lệnh rút phép thông công vua nước Anh vì đã xâm phạm tới tài sản Giáo hội, nhà vua rất căm giận thánh Anselmô. Vua sai sứ giả sang khiếu nại với Toà thánh. Nhưng Đức Thánh Cha một mực từ chối. Ơn Chúa dần dần làm mềm lòng vua Anh. Cuối cùng vua đã chịu nhận lỗi và cam đoan tuân theo mọi chỉ thị của Toà thánh mà trả lại tài sản cho Giáo hội. Nhà vua cũng làm hòa với thánh Anselmô và triệu mời ngài về địa phận.

Trở về địa phận được một thời gian ngắn, thánh Anselmô bị bệnh đau dạ dầy rất nặng. Tuổi đã cao, sức đã kiệt, ngài linh cảm thấy giờ cuối cùng đã tới. Thánh nhân sốt sắng chịu các bí tích sau hết. Ngài cầu nguyện riêng cho vua và hoàng hậu cùng hoàng tử, các công chúa và toàn dân Anh được an ninh trường thọ và luôn luôn trung thành với giới luật Chúa. Sau khi chúc lành cho mọi người có mặt bên giường bệnh, ngài nhắm mắt từ trần. Hôm đó nhằm ngày 21-4-1109. Ngài hưởng thọ 76 tuổi.

Đương thời ngài, Thiên Chúa đã làm nhiều phép lạ để tuyên dương công trạng và nhân đức thánh nhân. Lần kia một người bị bệnh phong cùi được mộng báo phải đến với Đức Cha Anselmô. Người đó ra đi đến tu viện Béc; Ngài cho ông uống nước rửa tay sau khi làm lễ và tự nhiên người đó được khỏi bệnh. Có lần lửa đang bốc cháy dữ dội, đe dọa phá huỷ cả một làng, thánh Anselmô cầu nguyện sốt sắng rồi làm dấu thánh giá trên đám cháy, lửa liền tắt ngay. Ngoài ra còn nhiều bệnh nhân mắc đủ mọi chứng bệnh đã đến xin thánh Anselmô cầu nguyện cho và họ đều được khỏi bệnh cả.  Ngoài tài cai trị của thánh nhân, chúng ta còn phải kể tới tài văn chương, triết lý của ngài. Người ta có thể nói thánh Anselmô là một học giả lỗi lạc đã đề cập tới nhiều vấn đề mà trước ngài chưa ai nghĩ tới, nhất là những vấn đề thần học. Thánh nhân đã viết nhiều cuốn sách rất có giá trị làm giầu cho kho tàng giáo huấn và thư viện của Giáo hội. Thật ngài quả xứng đáng với danh hiệu là tiến sĩ của Giáo hội.

Để kết thúc, chúng ta mượn lời vị tu viện trưởng Trithêmô vẽ lại hình ảnh vị Thánh Giám mục tiến sĩ bằng mấy giòng sau: "Thánh Anselmô có một bộ mặt thần, một dáng đi bệ vệ, một cuộc sống thánh thiện, thông thạo khoa học phần đời, làu thông Kinh Thánh và là gương mẫu mọi nhân đức".

http://giaophanvinhlong.net/thanh-anselmo.html

Giám mục, Tiến Sĩ  (1033 - 1109)
  

Thánh Anselmô chào đời năm 1033 tại Aosta, trong một gia đình quí phái. Mẹ ngài, một người rất đạo đức lãnh trách nhiệm huấn luyện ngài theo đàng nhân đức. Từ nhỏ, ngài đã được theo học những bậc thầy danh tiếng. Bởi thế, ngài đã mau mắn tiến triển cả về học vấn lẫn đức hạnh. Vào tuổi 15, thánh nhân đã biết chán ghét danh vọng giả trá thế trần và quyết theo đuổi đời sống tu trì, nhưng cha ngài chống lại ý muốn này, thánh nhân buồn rầu ngã bệnh. Nhiệt tình theo đuổi đời sống tu trì không kéo dài bao lâu, nhất là bà mẹ đạo đức qua đời.
 
Anselmô rơi vào tình trạng nguội lạnh, nhiệt tình tuổi trẻ bị lôi cuốn vào những hấp dẫn thế trần. Cho đến lúc này, Anselmô vẫn còn thần tượng của cha ngài, nhưng Thiên Chúa đã tha phép cho tình âu yếm của ông biến thành cay cú, đòi hỏi và cứng cỏi, đến nỗi Anselmô đã phải bỏ nhà trốn đi. Ngài từ giã không phải khỏi nhà cha mẹ mà thôi, nhưng còn bỏ luôn quê hương xứ sở cho tới tận miền Bourgogne. Tại đây, ngài lấy lại nhiệt tình ban đầu. Ba năm sau, ngài đến thụ huấn với tu viện trưởng Lanfrane ở Bec.
 
Một ngày kia, Anselmô xét thấy mình đã khổ cực để nên thông thái nhiều hơn là để nên đạo đức. Ngài đến quì dưới chân thầy và nói :
  • Con có ba đường để theo : hoặc là trở thành tu sĩ ở Bec, hoặc sống ẩn tu, hoặc ở giữa thế gian để phân phát cho người nghèo gia sản của cha con để lại.
 
Đức Tổng Giám mục giáo phận Rouen khuyên ngài theo đuổi đời sống tu trì. Thế là Anselmô gia nhập tu viện Bec. Lúc ấy ngài được 27 tuổi, ngài đã dồn nỗ lực để nghiên cứu thần học và đời sống khiêm tốn vâng phục. Năm 1072, Đức Đan viện phụ Lanfrane được đặt làm Tổng Giám mục Canterbury. Anselmô được cử lên thay thế làm tu viện trưởng rồi làm Đan viện phụ.
 
Sự đơn sơ và nhân hậu của ngài đã đánh tan mọi ghen tương nghi kỵ. Hơn nữa sự thánh thiện và trí thông minh của thánh nhân đã khiến cho ngài trở thành danh tiếng không những đối với các vị vua Chúa và các Đức Giám mục mà cả với thánh Giáo Hoàng Grêgôriô nữa. Tu viện Đức Bà ở Bec trở thành nơi trung tâm của phong trào trí thức thế kỷ XI năm 1087. Vua William I nước Anh từ trần. William Rufus lên kế vị. Nhà độc tài này không muốn có những chủ chăn mới và sang đoạt được nhiều tài sản của Giáo hội, nên khi Đức Tổng Giám mục Lanfrane qua đời, Tòa Giám mục Canterbury bị trống ngôi, năm 1093 khi thánh Anselmô viếng thăm Anh quốc, Rufus trong cơn trọng bệnh đã xin thánh nhân lãnh nhiệm vụ cai quản Giáo phận Canterbury. Thánh nhân đã từ chối, nhưng rồi cũng phải lãnh nhận vì sự nài nỉ của các Giám mục và nhất là vì sự chỉ định của Đức Giáo Hoàng Urbanô II.
 
Nhưng rồi khi nhà vua bình phục, ông hối tiếc vì việc sám hối của mình. Khi bị Đức Anselmô buộc phải nhận quyền của Đức Urbanô, ông đã gây áp lực để truất phế Đức Tổng Giám mục. Đức Giáo Hoàng không nhận những giáo dân có thế giá cho biết sẽ không tha thứ cho việc truất phế thánh nhân, nhưng rồi năm 1097, sau nhiều cuộc cãi vã liên tục và vô hiệu, thánh Anselmô tự ý xin đi lưu đày, Rufus ưng thuận.
 
Thánh Anselmô trở về Rôma và được khen ngợi vì sự can đảm của ngài sau khi tham dự cộng đồng Bari và Rôma. Thánh nhân tìm về đời sống tu viện tại dãy núi Apennins. Nơi đây ngài hoàn thành tác phẩm : tại sao Thiên Chúa làm người. Ngài tuân thủ từng chi tiết của lề luật như một tập sinh. Ngài nói :
- Cuối cùng tôi gặp được chốn nghỉ ngơi.
Năm 1100, Rufus qua đời trong một cuộc đi săn. Henri em vua lên kế vị, nhà vua mới triệu vời vị Tổng Giám mục trở về Giáo phận. Năm 1106 ngài trở về điều khiển Giáo hội tại Anh quốc.
 
Trải qua biết bao thăng trầm thánh nhân vẫn giữ được tâm hồn bình lặng. Ngài không bỏ qua công cuộc tìm kiếm thần học. Bởi đó, ngài đã thành chiến sĩ đầu tiên của Giáo hội sau những thế kỷ đen tối. Luận chứng của ngài nhằm chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa nay vẫn còn được biết đến. Thần học của ngài là một phần linh đạo đặt trên sự cảm thông với những đau khổ của Chúa Kitô.
 
Với tư cách Tổng Giám mục Canterbury ngài đã chấm dứt việc bôi nhọ các thánh quê mùa của nước Anh quốc và góp phần khơi dậy cảm tình những gì truyền thống nước Anh từ xưa để lại. Đây là việc làm có giá trị lâu bền vì sửa lại được tình cảm phân rẽ và cuộc chinh phục của William gây nên.
 
Năm 1109, thánh Anselmô qua đời. Một con người đã luôn biết tìm kiếm Chúa.

- Tôi không tìm hiểu để tin nhưng tin để mà hiểu biết, cuối cùng ngài đã tìm về được ánh sáng vĩnh cửu.



Lm. Phaolô Phạm Quốc Tuý - Theo Vết Chân Người

https://giaophanphucuong.org/phung-vu-chu-thanh/thanh-anselmo---giam-muc-tien-si-1033-1109-1249.html

Là một thanh niên lãnh đạm với tôn giáo, Thánh Anselm đã trở nên một trong những nhà lãnh đạo và thần học gia vĩ đại của Giáo Hội. Ngài có danh xưng “Ông Tổ Phái Kinh Viện” vì những cố gắng phân tích và làm sáng tỏ các chân lý đức tin qua sự hỗ trợ của lý lẽ.

Thánh Anselm sinh trong một gia đình quyền quý ở Aoust, thuộc Piedmont. Ngài được người mẹ đạo đức chăm sóc và dạy dỗ về giáo lý, và ảnh hưởng tốt đẹp ấy đã kéo dài suốt cuộc đời ngài.

Khi 15 tuổi, Anselm muốn gia nhập một đan viện, nhưng bị từ chối vì người cha phản đối. Sau thời gian mười hai năm sống trong sự thờ ơ tôn giáo và theo thói đời, sau cùng ngài đã trở thành một đan sĩ như lòng mong ước. Ngài gia nhập đan viện Bec ở Normandy, ba năm sau ngài được bầu làm đan viện trưởng, và 15 năm sau ngài được bầu làm viện phụ.

Ðược coi là một nhà tư tưởng độc lập và độc đáo, Ðức Anselm được mọi người thán phục vì sự kiên nhẫn, hiền hòa và tài giảng dạy của ngài. Quả thật, ngài hiểu biết nhiều về thực chất và sự đam mê của con người đến độ dường như ngài đọc được tư tưởng và hành động của họ, bởi đó ngài nhìn thấy các nhân đức cũng như tật xấu của họ và khuyên bảo họ một cách thích hợp. Dưới sự lãnh đạo của ngài, Ðan Viện Bec trở nên trường đào tạo các đan sĩ, có ảnh hưởng đến các tư duy triết học và thần học thời ấy.

Trong những năm này, theo lời yêu cầu của cộng đoàn, Ðức Anselm bắt đầu công bố các công trình thần học của ngài, có thể sánh với các văn bản của Thánh Augustine. Công trình nổi tiếng nhất của ngài là cuốn Cur Deus Homo (“Tại Sao Thiên Chúa Làm Người”).

Khi 60 tuổi, ngài được bổ nhiệm làm Ðức Tổng Giám Mục của Canterbury vào năm 1093, trái với ý muốn của ngài. Việc bổ nhiệm ngài, lúc đầu bị vua nước Anh là William Rufus chống đối nhưng sau đó phải chấp nhận. Rufus cố chấp từ chối cộng tác với các nỗ lực cải cách Giáo Hội.

Sau cùng Ðức Anselm phải đi lưu đầy cho đến khi Rufus từ trần năm 1100. Ngài được gọi về nước Anh bởi Henry I, là em và là người kế vị Rufus. Tuy nhiên, Ðức Anselm lại bất đồng với Henry về việc nhà vua nhúng tay vào các vấn đề của hàng Giám mục, do đó ngài lại phải đi lưu đầy ba năm ở Rôma.

Không chỉ lưu tâm đến hàng quý tộc, Ðức Anselm còn để ý và lo lắng cho người nghèo. Ngài là người đầu tiên trong Giáo Hội chống đối việc buôn nô lệ. Và ngài đã được Hội Ðồng Quốc Gia Westminster thông qua đạo luật cấm buôn bán con người.
Ngài từ trần ở Canterbury, Anh Quốc năm 1109, và được phong thánh năm 1494.
Thánh Anselm, cũng như bất cứ môn đệ trung kiên nào khác của Ðức Kitô, đã phải vác thập giá của mình, nhất là dưới hình thức chống đối và xung đột với những người đang nắm quyền chính trị. Mặc dù bản tính là một người hiền hòa và yêu chuộng hòa bình, Thánh Anselm không nhượng bộ trước sự đàn áp và mâu thuẫn với các nguyên tắc đang bị đe dọa.

 

Lời Trích 

“Trên thiên đàng không ai có sự khao khát nào hơn là thánh ý Thiên Chúa; và sự khao khát của một người sẽ là sự khao khát của mọi người; và sự khao khát của mọi người cũng như mỗi người sẽ là sự khao khát của Thiên Chúa” (Thánh Anselm, Opera Omnis, Thư 112).

https://hddmvn.net/21-thang-tu-thanh-anselmo/




Thứ Bảy sau Chúa Nhật II Phục Sinh

Bài Ðọc I: Cv 6, 1-7

"Họ chọn bảy người đầy Thánh Thần".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, số môn đồ gia tăng, nên xảy ra việc các người Hy-lạp kêu trách các người Do-thái, vì trong việc phục vụ hằng ngày, người ta khinh miệt các bà goá trong nhóm họ. Nên Mười Hai Vị triệu tập toàn thể môn đồ đến và bảo: "Chúng tôi bỏ việc rao giảng lời Chúa mà lo đi giúp bàn, thì không phải lẽ. Vậy thưa anh em, anh em hãy chọn lấy bảy người trong anh em có tiếng tốt, đầy Thánh Thần và khôn ngoan, để chúng tôi đặt họ làm việc đó. Còn chúng tôi, thì sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ lời Chúa". Cả đoàn thể đều tán thành lời các ngài và chọn Têphanô, một người đầy đức tin và Thánh Thần, và chọn Philipphê, Prôcô, Nicanô, Timon, Parmêna và Nicôla quê ở Antiôkia. Họ đưa mấy vị đó đến trước mặt các Tông đồ. Các ngài cầu nguyện và đặt tay trên các vị đó. Lời Chúa lan tràn, và số môn đồ ở Giêrusalem gia tăng rất nhiều. Cũng có đám đông tư tế vâng phục đức tin.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 32, 1-2. 4-5. 18-19

Ðáp: Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, như chúng con đã trông cậy Chúa (c. 22).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Người hiền đức, hãy hân hoan trong Chúa, ca ngợi là việc của những kẻ lòng ngay. Hãy ngợi khen Chúa với cây đàn cầm, với đàn mười dây, hãy xướng ca mừng Chúa. - Ðáp.

2) Vì lời Chúa là lời chân chính, bao việc Chúa làm đều đáng cậy tin. Chúa yêu chuộng điều công minh chính trực, địa cầu đầy ân sủng Chúa. - Ðáp.

3) Kìa Chúa để mắt coi những kẻ kính sợ Người, nhìn xem những ai cậy trông ân sủng của Người, để cứu gỡ họ khỏi tay thần chết, và nuôi dưỡng họ trong cảnh cơ hàn. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 19, 28

Alleluia, alleluia! - Thầy bởi Cha mà ra, và đã đến trong thế gian; bây giờ Thầy lại bỏ thế gian mà về cùng Cha. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 6, 16-21

"Họ thấy Chúa Giêsu đi trên mặt biển".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Chiều đến, các môn đệ Chúa Giêsu xuống bờ biển. Rồi lên thuyền, sang bên kia, trẩy về hướng Capharnaum. Trời đã tối, mà Chúa Giêsu vẫn chưa đến với họ. Bỗng cuồng phong thổi lên, biển động mạnh. Khi chèo đi được chừng hai mươi lăm hay ba mươi dặm, thì họ thấy Chúa Giêsu đi trên mặt biển, tiến lại gần thuyền, họ hoảng sợ. Nhưng Người nói với họ: "Chính Thầy đây, đừng sợ". Họ định rước Người lên thuyền, nhưng ngay lúc ấy, thuyền đã đến nơi họ định tới.

Ðó là lời Chúa.







Cảm Nghiệm

Chủ đề "Thày là sự sống" của ngày Thứ Bảy trong Tuần II Phục Sinh về khía cạnh "Sự Sống - Tái Sinh Thần Linh" được tỏ hiện trong bài Phúc Âm qua việc Chúa Giêsu đi trên biển đến với các tông đồ đang sang bên kia bờ và bị sóng gió trong đêm tối, một hành động Người làm để củng cố đức tin cho các vị, để từ từ các vị được Người tái sinh thần linh, thành phần mà, sau khi Người sống lại từ cõi chết và lên trời, còn được rửa trong Thánh Linh nữa, như trong bài đọc 1 hôm nay cho thấy, ch "chuyên lo cầu nguyện và phục vụ lời Chúa" là những gì chính yếu trong sứ vụ và thừa tác vụ mục tử của các vị.

Bài Đọc I (Tông Vụ 6:1-7):

"Trong những ngày ấy, số môn đồ gia tăng, nên xảy ra việc các người Hy-lạp kêu trách các người Do-thái, vì trong việc phục vụ hằng ngày, người ta khinh miệt các bà goá trong nhóm họ. Nên Mười Hai Vị triệu tập toàn thể môn đồ đến và bảo: 'Chúng tôi bỏ việc rao giảng lời Chúa mà lo đi giúp bàn, thì không phải lẽ. Vậy thưa anh em, anh em hãy chọn lấy bảy người trong anh em có tiếng tốt, đầy Thánh Thần và khôn ngoan, để chúng tôi đặt họ làm việc đó. Còn chúng tôi, thì sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ lời Chúa'. Cả đoàn thể đều tán thành lời các ngài và chọn Têphanô, một người đầy đức tin và Thánh Thần, và chọn Philipphê, Prôcô, Nicanô, Timon, Parmêna và Nicôla quê ở Antiôkia. Họ đưa mấy vị đó đến trước mặt các Tông đồ. Các ngài cầu nguyện và đặt tay trên các vị đó. Lời Chúa lan tràn, và số môn đồ ở Giêrusalem gia tăng rất nhiều. Cũng có đám đông tư tế vâng phục đức tin".

Phúc Âm (Gioan 6:16-21):

"Chiều đến, các môn đệ Chúa Giêsu xuống bờ biển. Rồi lên thuyền, sang bên kia, trẩy về hướng Capharnaum. Trời đã tối, mà Chúa Giêsu vẫn chưa đến với họ. Bỗng cuồng phong thổi lên, biển động mạnh. Khi chèo đi được chừng hai mươi lăm hay ba mươi dặm, thì họ thấy Chúa Giêsu đi trên mặt biển, tiến lại gần thuyền, họ hoảng sợ. Nhưng Người nói với họ: 'Chính Thầy đây, đừng sợ'. Họ định rước Người lên thuyền, nhưng ngay lúc ấy, thuyền đã đến nơi họ định tới".
Trong bài phúc âm hôm nay, chúng ta thấy hoàn toàn hợp với đời sống đức tin tu đức của Kitô giáo chúng ta nói chung và mỗi người chúng ta nói riêng:
Trước hết, sự kiện "trời đã tối, mà Chúa Giêsu vẫn chưa đến với họ" quả thực là tình trạng mỗi khi vắng bóng Thiên Chúa, nhất là khi chúng ta tìm kiếm Ngài mà chẳng thấy Ngài đâu, ngược lại Ngài lại tự ẩn mặt đi hay cố ý khuất dạng khỏi cảm giác hay lý trí của chúng ta, chúng ta cảm thấy lẻ loi cô độc và sợ hãi.

Sau nữa, sự kiện "bỗng cuồng phong thổi lên, biển động mạnh" là sự kiện lưỡng diện cho thấy, trước hết, đối với nạn nhân trong cuộc thì thật là bất hạnh và nguy hiểm, mà thường bao giờ không có Chúa, như ở trong tối tăm đức tin thì thế nào cũng gặp "ma", gặp thử thách và cám dỗ, tuy nhiên, đối với chính Đấng muốn tỏ mình ra thì đó lại là sự kiện báo trước việc Ngài sắp xuất hiện, như các hiện tượng thiên nhiên (sấm xét. chớp sáng, động đất, lửa cháy v.v.) trước mỗi cuộc thần hiển của Thiên Chúa trong hành trình về Đất Hứa của Dân Do Thái. Bởi thế, ngay sau sự kiện "bỗng cuồng phong nổi lên, biển động mạnh" thì "Chúa Giêsu đi trên mặt biển tiến lại gần thuyền". 

Sau hết, sự kiện "họ định rước Người lên thuyền, nhưng ngay lúc ấy, thuyền đã đến nơi họ định tới" cho thấy, một khi có sự hiện diện của Chúa thì mọi sự trôi chảy và linh hồn cảm thấy tiến nhanh trên đường nhân đức, nhất là sau mỗi lần thắng vượt được th thách, nhờ đó đức tin càng mạnh và đời sống siêu nhiên càng tăng trưởng lạ lùng ngoài sức tự nhiên cố gắng trước đó mãi mà hầu như vẫn dậm chân tại chỗ.

Trong Bài Đọc 1 hôm nay chúng ta cũng thấy diễn ra một trường hợp tương tự như Bài Phúc Âm hôm nay, đó là cộng đoàn Giáo Hội sơ khai bấy giờ, sau 2 bài giảng của tông đồ đoàn được đại diện bởi vị lãnh đạo Tông đồ Phêrô, nhờ ơn Chúa đã được thiết lập, như thể một con thuyền được Chúa sai sang bờ bên kia của thế giới loài người, thì bị một cuộc khủng hoảng xẩy ra: "Trời đã tối... Bỗng cuồng phong thổi lên, biển động mạnh", đó là: ''xảy ra việc các người Hy-lạp kêu trách các người Do-thái, vì trong việc phục vụ hằng ngày, người ta khinh miệt các bà goá trong nhóm họ".

Thế rồi sau đó mọi sự đã được giải quyết, vì Chúa Kitô là Đầu của Giáo Hội bất khả phân ly với thân mình của Người là Giáo Hội: "Thày sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế" (Mathêu 28:20), do đó, như Bài Phúc Âm cho thấy: "Khi chèo đi được chừng hai mươi lăm hay ba mươi dặm, thì họ thấy Chúa Giêsu đi trên mặt biển, tiến lại gần thuyền, họ hoảng sợ. Nhưng Người nói với họ: 'Chính Thầy đây, đừng sợ'. Họ định rước Người lên thuyền, nhưng ngay lúc ấy, thuyền đã đến nơi họ định tới", và vì thế nên Bài Đọc 1 lại được tiếp diễn như sau: "Họ đưa mấy vị đó đến trước mặt các Tông đồ. Các ngài cầu nguyện và đặt tay trên các vị đó. Lời Chúa lan tràn, và số môn đồ ở Giêrusalem gia tăng rất nhiều. Cũng có đám đông tư tế vâng phục đức tin".

Sở dĩ mọi sự đã được giải quyết tốt đẹp, liên quan đến cả trường hợp của các tông đồ một mình chèo sang bờ bên kia bị phong ba bão tố giữa đêm khuya trong Bài Phúc Âm, cũng như trường hợp của cộng đoàn Giáo Hội sơ khai ở Giêrusalem đang có mầm mống chia rẽ trong Bài Đọc 1 hôm nay, là nhờ bởi, trước hết và trên hết, Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng đã chọn gọi các tông đồ để làm chứng cho Người và cũng là Đấng đã thiết lập Giáo Hội để tiếp tục công cuộc cứu chuộc của Người cho đến khi Người lại đến trong vinh quang; tuy nhiên, về phía các tông đồ và cộng đoàn Giáo Hội, vẫn phải làm sao sống đúng với ơn gọi và sứ vụ của mình nữa.

Trong trường hợp của các tông đồ ở Bài Phúc Âm, các vị chỉ vì vâng lời Thày mà sang bờ bên kia trước, dù các vị không được Thày cùng đi với các vị, và trong Bài Đọc 1 các vị vẫn trung thành với việc rao giảng chính yếu của các vị: 'Chúng tôi bỏ việc rao giảng lời Chúa mà lo đi giúp bàn, thì không phải lẽ". Thái độ và hành động của các tông đồ là nền tảng của Giáo Hội như thế quả thực cho thấy các vị là thành phần "Người hiền đức" và "kính sợ Chúa", như Thánh Vịnh 32 đã đề cập đến ở trong
Bái Đáp Ca hôm nay:

1) Người hiền đức, hãy hân hoan trong Chúa, ca ngợi là việc của những kẻ lòng ngay. Hãy ngợi khen Chúa với cây đàn cầm, với đàn mười dây, hãy xướng ca mừng Chúa.

2) Vì lời Chúa là lời chân chính, bao việc Chúa làm đều đáng cậy tin. Chúa yêu chuộng điều công minh chính trực, địa cầu đầy ân sủng Chúa.

3) Kìa Chúa để mắt coi những kẻ kính sợ Người, nhìn xem những ai cậy trông ân sủng của Người, để cứu gỡ họ khỏi tay thần chết, và nuôi dưỡng họ trong cảnh cơ hàn.

 

Xin xem thêm: Phụng Vụ Lời Chúa - Những Nét Chính Yếu của Mùa Phục Sinh trong Sách Tông Đồ Công Vụ