Tổng Quan

về

Tông Thư

Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria

 

 

Tại sao ĐTC Gioan Phaolô II ban hành Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria?

Tông Thư này có những ǵ đặc biệt?

Nên thực hành những điều đặc biệt đó ra sao?

 

Thứ Tư ngày 16/10/2002, kỷ niệm đúng 24 năm được bầu làm giáo hoàng, trong buổi triều kiến chung hằng tuần thường được dùng để dạy giáo lư từ năm 1979 tới nay, ĐTC Gioan Phaolô II đă ban hành Bức Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria Rosarium Virginis Mariae, trong đó Ngài chẳng những tuyên bố mở một Năm Mân Côi từ tháng 10/2002 đến hết tháng 10/2003, mà c̣n đặt thêm năm Mầu Nhiệm Mân Côi mới vào 15 Mầu Nhiệm hiện hành, được Ngài gọi là Năm Mầu Nhiệm Ánh Sáng. Vậy tại sao Vị Chủ Chiên Tối Cao của chúng ta ban hành bức tông thư này? Tại sao Ngài lại mở Năm Mân Côi? Làm sao để có thể ngắm 5 Mầu Nhiệm Mân Côi mới, 5 Mầu Nhiệm Ánh Sáng được Ngài đề xướng?

 

Vấn:    Tại sao Vị Chủ Chiên Tối Cao của chúng ta ban hành bức tông thư này?

 

Đáp:    Sở dĩ Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria là v́ Ngài muốn bổ túc cho Tông Thư Vào Lúc Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ Novo Millennio Ineunte đă được Ngài ban hành vào Chúa Nhật Lễ Hiển Linh 6/1/2001, ngày kết thúc Đại Năm Thánh 2000. Đó là lư do, để mở đầu cho đoạn 3 của Tông Thư mới về Kinh Mân Côi, Đức Thánh Cha đă khẳng định rơ điều này:

·        “Bởi thế, để tiếp tục ư tưởng của Tôi trong Tông Thư ‘Vào Lúc Mở Màn Cho Một Ngàn Năm Mới’, một bức tông thư Tôi đă mời gọi dân Chúa sau khi cảm nghiệm được Năm Thánh hăy ‘bắt đầu lại từ Chúa Kitô’ (AAS 93 [2001], 285), Tôi cảm thấy được thúc đẩy trong việc cần phải cống hiến những suy tưởng về Kinh Mân Côi, như một thứ bổ túc về Thánh Mẫu cho Bức Tông Thư ấy và như là một lời kêu gọi hăy chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô với Mẹ Rất Thánh của Người và tại học đường của Mẹ Người”.

Trong câu văn này, Đức Thánh Cha đă gợi ư cho chúng ta thấy động lực đă thúc đẩy Ngài viết và ban hành bức Tông Thư mới về Kinh Mân Côi, qua hai chữ “bởi thế”. Thật vậy, ngay ở câu cuối của đoạn 2 trước đó, Ngài đă nói đến động lực liên quan đến thời điểm lịch sử của giáo triều Ngài như sau:

·        “Anh Chị Em thân mến, Tôi đă bắt đầu năm đầu tiên của Giáo Triều Tôi theo nhịp Kinh Mân Côi hằng ngày. Hôm nay đây, khi Tôi bắt đầu năm thứ 25 việc Tôi phục vụ như Vị Thừa Kế Thánh Phêrô, Tôi cũng muốn làm giống như vậy. Biết bao nhiêu là ân sủng Tôi đă nhận được từ Đức Trinh Nữ nhờ Kinh Mân Côi trong những năm này: Magnificat anima mea Dominum! Linh hồn tôi ngợi khen Chúa! Tôi muốn dâng lời cảm tạ Chúa bằng những lời của Người Mẹ Rất Thánh, Đấng Tôi đă đặt thừa tác vụ Phêrô của Tôi cho sự bảo vệ của Mẹ: Totus Tuus! Tất cả của con là của Mẹ!”

Nếu động lực viết và ban hành bức Tông Thư mới về Kinh Mân Côi này liên quan đến “biết bao ân sủng đă nhận được” là tất cả những ǵ Đức Thánh Cha “muốn dâng lời cảm tạ Chúa” với Mẹ Maria, th́ mục đích của Ngài viết và ban hành bức Tông Thư mới về Kinh Mân Côi này lại liên quan đến toàn thể Giáo Hội đang được Ngài dẫn dắt, đó là Ngài muốn “kêu gọi hăy chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô với Mẹ Rất Thánh của Người và tại học đường của Mẹ Người”, một tác động “chiêm ngưỡng” đă được Ngài bày tỏ như một tâm nguyện hết sức thiết tha của Ngài trong Tông Thư kết Năm Thánh 2000 “Vào Lúc Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ”. Đó là lư do, Ngài đă gọi bức Tông Thư mới về Kinh Mân Côi này “như một thứ bổ túc về Thánh Mẫu cho Bức Tông Thư ấy”.

 

Chúng ta nên lưu ư, trọng tâm của bức Tông Thư “Vào Lúc Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ” kết Năm Thánh 2000 là vấn đề sống nội tâm, được thể hiện qua việc cầu nguyện. Đó là lư do câu Phúc Âm “duc in altum” (Luca 5:4), câu Chúa Giêsu giục các tông đồ sau cả một đêm không bắt được con cá nào “hăy thả lưới ở chỗ nước sâu” để bắt được nhiều cá, đă được Đức Thánh Cha sử dụng như ư tưởng cốt lơi cho cả bức Tông Thư kết Đại Năm Thánh 2000. Theo chiều hướng của chính bức tông thư kết Năm Thánh 2000, một chiều hướng cho thấy rơ ư hướng của Vị Giáo Hoàng viết và ban hành bức tông thư này, th́ tác động “hăy thả lưới ở chỗ nước sâu” chính là đời sống nội tâm, là việc cầu nguyện, là việc chiêm ngưỡng Chúa Kitô, là việc nhận biết và yêu mến Chúa Kitô hơn, nhờ đó Kitô hữu mới có thể làm chứng nhân cho Người trong Ngàn Năm Thứ Ba là Mùa Xuân Gieo Tin Mừng Cứu Độ của Giáo Hội và cho Giáo Hội.

 

V́ cầu nguyện là vấn đề được Đức Thánh Cha nhấn mạnh nhất trong tông thư kết Năm 2000, mà Ngài, ngay trong tông thư này, đă hứa sẽ chia sẻ một loạt bài giáo lư về việc cầu nguyện bằng Thánh Vịnh, một lời hứa Ngài quả thực đă thực hiện vào các buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần, từ ngày Thứ Tư 28/3/2001 tới nay, Thứ Tư 2/11/2002, và đă chia sẻ đến bài thứ 56, bài về Thánh Vịnh 97 [98] cho Kinh Ban Mai của Ngày Thứ Tư, thuộc Tuần Kinh Phụng Nguyện Thứ Ba.

 

·        Bởi thế cho nên, vấn đề trọng yếu đó là, tất cả mọi hoạch định mục vụ làm cách nào đó phải đặt trọng tâm vào việc dạy cầu nguyện. Bản thân Tôi đă quyết định dùng những buổi giáo lư vào ngày Thứ Tư hằng tuần tới đây để suy niệm về các Thánh Vịnh, mở đầu là các Thánh Vịnh của Kinh Ban Mai, những kinh nguyện chung được Giáo Hội dùng để kêu mời chúng ta thánh hóa và điều hành ngày sống của chúng ta... phải đặc biệt dạy cho dân chúng cầu nguyện theo kinh phụng vụ...” (đoạn 34.2).

 

Mà Kinh Mân Côi, như Đức Thánh Cha cũng đă xác định rơ ngay sau câu nói về lư do (được trích dẫn đầu tiên trong bài này) là: “Việc lần hạt Mân Côi không là ǵ khác ngoài việc cùng với Mẹ Maria chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô”. Bởi thế, theo tôi, lư do tại sao Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă viết bức Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria đúng là v́ Ngài muốn: “kêu gọi hăy chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô với Mẹ Rất Thánh của Người và tại học đường của Mẹ Người”.

 

Vấn:    Tại sao Ngài lại mở Năm Mân Côi?

 

Đáp:    Sở dĩ Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II mở Năm Mân Côi, theo Huấn Từ ban hành Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria ngày 16/10/2002, Đức Thánh Cha cho biết ba lư do chính, thứ nhất, liên quan đến việc kỷ niệm mừng 25 năm Giáo Hoàng của Ngài vào tháng 10 năm tới, thứ hai, liên quan đến việc mừng 120 năm Thông Điệp đầu tiên về Kinh Mân Côi của Đức Thánh Cha Lêô XIII, và thứ ba liên quan đến Đại Năm Thánh 2000 như sau:

·        “Cùng với việc ban hành văn thư nói về kinh nguyện Mân Côi này, Tôi cũng công bố một năm kéo dài từ Tháng Mười 2002 tới Tháng Mười 2003, đó là ‘Năm Mân Côi’. Tôi làm như vậy, chẳng những v́ đây là năm thứ 25 giáo triều của Tôi, mà c̣n v́ là dịp kỷ niệm 120 năm Thông Điệp ‘Supremi Apostolatus Officio’ được Vị Tiền Nhiệm của Tôi là Đức Lêô XIII ban hành vào ngày 1/9/1883 để mở màn cho một loạt các văn kiện đặc biệt khác của Ngài về Kinh Mân Côi. Ngoài ra, c̣n có một lư do nữa, đó là trong lịch sử của Các Cuộc Đại Hỷ Kỷ Niệm c̣n có một truyền thống tốt lành, ở chỗ, sau Năm Thánh dâng kính Chúa Kitô và tôn kính công cuộc Cứu Chuộc của Người c̣n có một năm dâng kính cho Mẹ Maria nữa, như thể muốn kêu cầu với Mẹ để Mẹ giúp cho các ân sủng đă nhận lănh từ Năm Thánh được sinh hoa kết trái”.

Tuy nhiên, ba lư do trên đây mới trực tiếp liên quan đến thời điểm của những việc mừng kỷ niệm mà thôi, trong chính Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria, Đức Thánh Cha, ngay sau khi nói đến lư do chính yếu khiến Ngài viết và ban hành tông thư mới về Kinh Mân Côi là v́ Ngài muốn: “kêu gọi hăy chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô với Mẹ Rất Thánh của Người và tại học đường của Mẹ Người”, Ngài đă nhấn mạnh đến lư do chính yếu sâu xa của việc Ngài mở Năm Mân Côi này trong cùng đoạn như sau:

 

·        “Như là một cách thức để nhấn mạnh đến lời mời gọi này, nhân dịp kỷ niệm 120 năm tới đây của bức Thông Điệp đă được nhắc đến trên đây của Đức Lêô XIII, Tôi muốn rằng trong thời gian của năm này, Kinh Mân Côi phải được đặc biệt đề cao và phát động nơi các cộng đồng Kitô giáo khác nhau. Vậy Tôi công bố từ Tháng 10/2002 tới 10/2003 là Năm Mân Côi”.

 

Phải, mục đích Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II mở Năm Mân Côi là “để nhấn mạnh đến lời mời gọi”, tức lời Ngài “kêu gọi hăy chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô với Mẹ Rất Thánh của Người và tại học đường của Mẹ Người”. Vậy, có thể nói và phải nói rằng Năm Mân Côi là Năm chung Giáo Hội và riêng Kitô hữu Cùng Mẹ Maria Chiêm Ngưỡng Chúa Kitô trong Mầu Nhiệm Mân Côi, kể cả 5 Mầu Nhiệm mới, 5 Mầu Nhiệm Ánh Sáng đă được Đức Thánh Cha đề ra trong bức tông thư mới về Kinh Mân Côi của Ngài ở đoạn 21.

 

Vấn:    Làm sao để có thể ngắm 5 Mầu Nhiệm Mân Côi mới, 5 Mầu Nhiệm Ánh Sáng?

 

Đáp:    Trước khi nói đến phần thực hành, chúng ta nên t́m hiểu xem tại sao Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă thêm 5 Mầu Nhiệm mới vào 15 Mầu Nhiệm Mân Côi hiện hành, và gọi 5 Mầu Nhiệm mới này là 5 Mầu Nhiệm Ánh Sáng.

 

Trước hết, về lư do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă đề ra thêm 5 Mầu Nhiệm Mân Côi mới là v́, nếu Kinh Mân Côi vốn được cho là một bản tổng lược Phúc Âm, th́ bản tổng lược Phúc Âm này phải đầy đủ, nhờ đó, việc Kitô hữu cùng Mẹ Maria chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô qua các Mầu Nhiệm Mân Côi mới được trọn vẹn và có ích cho đời sống thiêng liêng của họ. Đó là những ǵ Đức Thánh Cha đă nói đến ngày trong Huấn Từ ban hành Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria ngày 16/10/2002:

·        “Để bản tổng hợp Phúc Âm này được trọn vẹn hơn, cũng như để thêm khởi sắc, trong Tông Thư Kinh Mân Côi của Đức Trinh Nữ Maria, Tôi đă đề ra năm mầu nhiệm khác nữa, thêm vào những mầu nhiệm vốn được suy niệm trong Kinh Mân Côi, và Tôi đă gọi 5 mầu nhiệm mới này là ‘những mầu nhiệm ánh sáng’. Những mầu nhiệm ánh sáng ấy bao gồm đời sống công khai của Đấng Cứu Thế, từ biến cố phép rửa ở sông Dược-Đăng cho đến khi bắt đầu cuộc Khổ Nạn. Mục đích của việc đề ra này là để mở rộng chân trời Kinh Mân Côi, nhờ đó, ai lần hạt Mân Côi với ḷng sùng mộ, chứ không phải một cách máy móc, mới có thể càng đi sâu hơn nữa vào nội dung của Tin Mừng, và càng kết hợp cuộc sống của ḿnh hơn nữa với cuộc sống của Chúa Kitô”.

Ở đoạn 19 trong Tông Thư mới về Kinh Mân Côi, Đức Thánh Cha cũng đă nhấn mạnh đến tính cách “tổng lược Phúc Âm” này của Kinh Mân Côi, liên quan đến Kinh Mân Côi và Mầu Nhiệm Chúa Kitô:

·        “Bởi thế, để cho Kinh Mân Côi trở thành ‘một tổng lược Phúc Âm’ trọn vẹn hơn nữa, cần phải suy niệm thêm những lúc đặc biệt quan trọng nơi việc thi hành thừa tác vụ công khai của Chúa Kitô (những mầu nhiệm ánh sáng), sau khi suy niệm biến cố Nhập Thể và cuộc đời ẩn dật của Người (những mầu nhiệm vui mừng), và trước khi chú tâm đến những đau thương nơi Cuộc Khổ Nạn của Người (những mầu nhiệm đau thương) cùng với việc Phục Sinh vinh thắng của Người (những mầu nhiệm vinh hiển). Việc thêm những mầu nhiệm mới này, một việc thêm thắt không gây tổn hại cho một khía cạnh chính yếu nào nơi thể thức truyền thống của kinh nguyện này, nhằm mục đích là để hiến cho kinh nguyện này một sự sống mới, cũng như để làm bừng lên một lần nữa sự chú trọng vào vị trí của Kinh Mân Côi nơi linh đạo Kitô Giáo, một vị trí như cửa ngơ thực sự dẫn vào vực thẳm của Trái Tim Chúa Kitô, một đại dương đầy vui mừng và ánh sáng, đầy khổ đau và vinh hiển”.

 

Sau nữa, về lư do tại sao Đức Thánh Cha đặt tên cho 5 Mầu Nhiệm Mân Côi mới là “Mầu Nhiệm Ánh Sáng”, trong Tông Thư mới về Kinh Mân Côi, đoạn 19, Đức Thánh Cha đă nói đến lư do này liên quan đến chính  ư nghĩa của 5 mầu nhiệm này như sau:

 

·        “Tôi tin rằng, để lột tả hết chiều sâu của Kitô học nơi Kinh Mân Côi, th́ việc thêm vào kiểu mẫu kinh nguyện truyền thống này cũng là việc thích hợp, song tùy tự do sử dụng của cá nhân và cộng đồng, một sự thêm thắt nới rộng hơn Kinh Mân Côi với các mầu nhiệm về thừa tác vụ công khai của Chúa Kitô giữa khoảng Người Chịu Phép Rửa và Cuộc Khổ Nạn của Người. Trong tiến tŕnh của những mầu nhiệm này chúng ta chiêm ngưỡng những khía cạnh quan trọng của con người Chúa Kitô như là một mạc khải tối hậu của Thiên Chúa. Được Cha công bố là Người Con yêu dấu ở biến cố Phép Rửa nơi Sông Dược-Đăng, Chúa Kitô đóng vai tṛ là Đấng loan báo Nước Thiên Chúa đă đến, làm chứng cho thực tại này bằng những việc làm của Người, và công bố những đ̣i hỏi của thực tại ấy. Chính trong những năm thi hành thừa tác vụ công khai của Người mà mầu nhiệm về Chúa Kitô hiện lên hết sức rơ ràng như là một mầu nhiệm ánh sáng: ‘Trong khi Thày c̣n ở thế gian, Thày là ánh sáng thế gian’ (Jn 9:5)”.

 

Sau hết, để có thể thực hành 5 Mầu Nhiệm Mân Côi mới của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, 5 Mầu Nhiệm Ánh Sáng, tôi xin đề nghị theo cùng một công thức tương tự như 15 Mầu Nhiệm Mân Côi hiện hành. Sau đây là những ǵ tôi đă gợi ư và đă được thực hiện trong buổi Cùng Mẹ Cử Hành Mầu Nhiệm Mân Côi Cho Ḥa B́nh Thế Giới ngày Thứ Bảy 26/10/2002 do Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống tổ chức tại Đền Thánh Đức Mẹ Dâng Con Corona, cũng như trong buổi Đền Tạ Đức Mẹ Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng 2/11/2002 của Liên Đoàn Thiếu Nhi Fatima Tổng Giáo Phận Los Angeles và Đạo Binh Xanh Cộng Đoàn Đức Mẹ Mông Triệu El Monte

Thứ nhất th́ ngắm: Chúa Giêsu đến lănh nhận phép rửa của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả ở sông Dược-Đăng, ta hăy xin cho được sống trọn ơn gọi làm con Thiên Chúa.

Thứ hai th́ ngắm: Chúa Giêsu biến nước thành rượu ở tiệäc cưới Cana để bắt đầu tỏ ḿnh ra, ta hăy xin cho được nghe lời Mẹ Maria thực hiện những ǵ Người bảo.

Thứ ba th́ ngắm: Chúa Giêsu loan báo Nước Trời và kêu gọi loài người ăn năn thống hối, ta hăy xin cho được hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ trước Tin Mừng Sự Sống.

Thứ bốn th́ ngắm: Chúa Giêsu biến h́nh trên núi cao sau khi tỏ cho các môn đệ biết Mầu Nhiệm Vượt Qua, ta hăy xin cho được bỏ ḿnh đi và vác thập giá ḿnh mà theo Chúa.

Thứ năm th́ ngắm: Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể để tỏ ḷng yêu thương loài người cho đến cùng, ta hăy xin cho được hiệp nhất với Người trong tinh thần và chân lư.  

 

 

(Trên đây là bài vấn đáp với

Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống

trên làn sóng 106.3 FM từ 9 đến 9 giờ 30 tối Thứ Sáu ngày 8/11/2002, và cũng đă được Nguyệt San Hiệp Nhất của Cộng Đồng Công Giáo Giáo Phận Orange phổ biến vào số báo 121 Tháng 1/2003)

 

về Văn kiện Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria, xin xem trong www.thoidiemmaria.net hay trong

cuốn Bí Mật Kinh Mân Côi vào lần tái bản thứ 3.