Suy Niệm

 

Mầu Nhiệm Mân Côi

 

 

Theo như Mẹ Maria muốn, chúng ta cần phải giành ra thêm 15 phút nữa để suy niệm các mầu nhiệm Kinh Mân Côi mới thực sự hoàn trọn việc giữ Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng, mặc dù chúng ta đă lần hạt mân côi rồi.

 

Ở đây Mẹ nhấn mạnh đến các mầu nhiệm mân côi hơn, muốn chúng ta đi sâu hơn vào các mầu nhiệm của Chúa Kitô và về Chúa Kitô, nhờ đó chúng ta có thể cảm nghiệm được Người và sống như Người.

 

Để giúp cho việc suy niệm này được dễ dàng hơn, xin trích lại ở đây những tư tưởng, đúng hơn những giáo huấn của Chân Phước Gioan Phaolô II liên quan đến các mầu nhiệm mân côi (bài 1), cũng như của chung Giáo Hội nơi cuốn Toát Lược Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo 2005. Những tài liệu này (từng bài một) nếu đọc chung cũng cần đến khoảng 15 phút.

 

Nếu đọc riêng, chúng ta có thể ngừng lại ở một chỗ nào hay ở một tư tưởng nào bấy giờ gây tác động nơi chúng ta nhất rồi từ đó cảm nhận sâu xa hơn, để rồi sau đó không cần đọc thêm nữa. V́ thời gian cảm nhận của chúng ta giúp chúng ta tâm nguyện với Chúa sau đó có thể sẽ kéo dài quá 15 phút. Đức Mẹ chỉ cần chúng ta cảm nhận được t́nh Chúa là đủ, là Mẹ hài ḷng với chúng ta lắm rồi.

 

Phần suy niệm này gồm có hai bài được soạn chọn khác nhau, có thể sử dụng tùy nghi, tùy từng người hay thay đổi từng tháng:

 

Bài thứ nhất về 20 Mầu Nhiệm Mân Côi được trích t Tông Thư “Rosarium Virginis Mariae - Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria” (16/10/2002) của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II (các đoạn 20-23).

 

Bài th hai cũng bao gồm các Mầu Nhiệm Mân Côi chính yếu là Nhập Thể, Ánh Sáng (Đời Sống), Tử Giá và Phục Sinh của Chúa Kitô, được trích từ Sách Toát Lược Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo 2005 (bản Việt ngữ do Ủy Ban Tín Lư Đức Tin của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chuyển dịch năm 2006).

 

 

Bài Suy Niệm Mầu Nhiệm Mân Côi 1

 

Theo Tông Thư

Rosarium Virginis Mariae

 Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria

 

 

Những Mầu Nhiệm Vui Mừng


20. Năm chục đầu tiên, “những mầu nhiệm vui mừng”, được đánh dấu bằng niềm vui mừng phát tỏa ra từ biến cố Nhập Thể. Điều này rơ ràng ngay ở mầu nhiệm thứ nhất, mầu nhiệm Truyền Tin, với lời Tổng Thần Gabiên chào Trinh Nữ Nazarét được liên kết với lời mời gọi mừng vui cứu độ: “Hỡi Maria, hăy vui lên”. Toàn thể lịch sử cứu độ, ở một nghĩa nào đó, toàn thể lịch sử thế giới nữa, đă hướng về lời chào này. Nếu dự án của Chúa Cha là kết hợp tất cả mọi sự lại trong Chúa Kitô (x Eph 1:10), th́ toàn thể vũ trụ, một cách nào đó, đă được ân sủng thần linh này chạm đến, một ân sủng khiến Chúa Cha nh́n đến Mẹ Maria và làm cho Mẹ trở thành Mẹ của Con Ngài. Về phần ḿnh, toàn thể loài người đă được gồm tóm trong lời xin vâng Mẹ đă tỏ ra để sẵn sàng tuân theo ư muốn của Thiên Chúa.

 

Tác động nhảy mừng là điều then chốt trong việc Mẹ Maria gặp gỡ bà Isave, biến cố mà tiếng vang của lời Mẹ Maria chào và sự hiện diện của Chúa Kitô trong ḷng Mẹ đă khiến cho Gioan “nhảy mừng” (x Lk 1:44). Niềm vui mừng cũng dâng lên cả ở cảnh Bêlem, khi những vị thiên thần hát lên và loan báo cho các mục đồng “một tin hết sức vui mừng” (Lk 2:10) về việc giáng sinh của Con Trẻ thần linh là Đấng Cứu Thế.


Hai mầu nhiệm cuối cùng của 5 chục đầu này, trong khi vẫn có một bầu khí vui mừng, đă cho thấy màn thảm kịch sẽ xẩy ra. Biến cố Dâng Con vào Đền Thờ chẳng những cho thấy niềm vui của việc thánh hiến Con Trẻ và nỗi ngất ngây của ông già Simêon; nó c̣n ghi lại lời tiên báo Chúa Kitô sẽ là “một dấu hiệu phản khắc” cho dân Yến-Duyên và một lưỡi gươm sẽ xuyên thâu qua ḷng Mẹ của Người (x Lk 2:34-35). Niềm vui lẫn lộn với thảm thương đánh dấu mầu nhiệm thứ năm, mầu nhiệm t́m thấy con trẻ Giêsu 12 tuổi trong Đền Thờ. Ở đây, Người cho thấy mức độ khôn ngoan thần linh của Người khi Người nghe và đặt những câu hỏi, đă chứng tỏ Người thực sự là Đấng “dạy bảo”. Mạc khải về mầu nhiệm Người là Con hết sức chú trọng đến việc Người thực hiện công việc của Cha Người đă bộc lộ cho thấy bản chất sâu xa của Phúc Âm, ở chỗ, cho dù là những liên hệ loài người thân mật nhất cũng phải chịu thử thách bởi những đ̣i hỏi tối hậu của Nước Thiên Chúa. Mẹ Maria và Thánh Giuse, sợ hăi và lo âu, “đă không hiểu” những lời Người nói (Lk 2:50).

 

Bởi vậy, việc suy niệm những mầu nhiệm “vui mừng” là việc đi vào những căn nguyên tối hậu và ư nghĩa sâu xa nhất của niềm vui Kitô Giáo. Việc suy niệm này chú trọng đến thực tại của mầu nhiệm Nhập Thể cũng như đến bóng tối báo hiệu mầu nhiệm của Cuộc Khổ Nạn cứu độ. Mẹ Maria dẫn chúng ta đến việc khám phá ra cái bí mật của niềm vui Kitô Giáo, khi Mẹ nhắc nhở cho chúng ta nhớ rằng Kitô giáo, trước hết và trên hết, là euangelion, là “tin mừng”, một tin mừng có cốt lơi cũng như có tất cả nội dung của ḿnh là con người Chúa Giêsu Kitô, Lời hóa thành nhục thể, Đấng Cứu Thế duy nhất.


Những Mầu Nhiệm Ánh Sáng


21. Đi từ thời thơ ấu và cuộc sống ẩn dật của Chúa Giêsu ở Nazarét đến cuộc sống công khai của Người, việc chiêm ngưỡng của chúng ta mang chúng ta tới những mầu nhiệm được đặc biệt gọi là “những mầu nhiệm ánh sáng”. Đă hẳn toàn thể mầu nhiệm của Chúa Kitô là mầu nhiệm ánh sáng. Người là “ánh sáng thế gian” (Jn 8:12). Tuy nhiên, sự thật này được tỏ hiện đặc biệt vào những năm công khai của Người, thời gian Người loan báo Phúc Âm về Nước Thiên Chúa. Trong việc đề ra cho cộng đồng Kitô hữu năm thời điểm quan trọng – những mầu nhiệm “ánh sáng” – thuộc đoạn đời này của Chúa Kitô, Tôi nghĩ rằng những mầu nhiệm được chọn sau đây sẽ thích hợp: (1) Người chịu Phép Rửa ở sông Dược-Đăng, (2) Người tỏ ḿnh ở tiệc cưới Cana, (3) Người loan báo Nước Thiên Chúa với lời kêu gọi hoán cải đời sống, (4) Người Biến H́nh và (5) Người thiết lập Thánh Thể như thể hiện Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người một cách bí tích.


Mỗi mầu nhiệm này là một mạc khải về Nước Thiên Chúa tỏ hiện nơi chính con người của Chúa Giêsu bấy giờ. Trước hết là việc Người chịu Phép Rửa ở sông Dược-Đăng là một mầu nhiệm ánh sáng. Nơi đây, khi Chúa Giêsu bước xuống nước, Đấng vô tội đă trở thành “tội lỗi” v́ chúng ta (x 2Cor 5:21), các tầng trời mở ra và có tiếng Chúa Cha phán Người là Con yêu dấu (x Mt 3:17 và các đoạn Phúc Âm Nhất Lăm tương đương), trong lúc Thần Linh hiện xuống trên Người để ủy thác cho Người sứ vụ Người cần phải thực hiện. Mầu nhiệm ánh sáng khác là dấu lạ đầu tiên được thực hiện ở Cana (x Jn 2:1-12), lúc Người biến nước lă thành rượu và hướng ḷng trí của các môn đệ về đức tin, nhờ việc can thiệp của Mẹ Maria, người tín hữu tiên khởi. Mầu nhiệm ánh sáng nữa là việc Chúa Giêsu giảng dạy để loan báo Nước Thiên Chúa đến, để kêu gọi ăn năn hoán cải (x Mk 1:15), và thứ tha tội lỗi của tất cả những ai đến gần Người với ḷng tin tưởng khiêm hạ (x Mk 2:3-13; Lk 7:47-48): Việc khai mào của thừa tác vụ t́nh thương này Người vẫn tiếp tục thi hành cho đến tận thế, nhất là qua Bí Tích Ḥa Giải được Người ủy thác cho Giáo Hội của Người (x Jn 20:22-23). Mầu nhiệm ánh sáng trên hết là Biến Cố Biến H́nh vốn được truyền thống tin rằng đă xẩy ra trên Nuí Tabor. Vinh quang của Thần Tính được chiếu tỏa nơi dung nhan của Chúa Kitô khi Chúa Cha truyền cho các vị Tông Đồ đang bàng hoàng bấy giờ là “hăy vâng nghe lời Người” (x Lk 9:35 và các đoạn Phúc Âm Nhất Lăm tương đương) và hăy sẵn sàng cùng Người trải qua cơn quằn quại Khổ Nạn, để cùng Người tiến đến niềm vui Phục Sinh và một cuộc sống được Thánh Linh biến đổi. Mầu nhiệm ánh sáng cuối cùng là việc Chúa Kitô thiết lập bí tích Thánh Thể, để Người hiến dâng ḿnh máu của Người như lương thực dưới h́nh bánh và h́nh rượu, cũng như để Người chứng thực t́nh Người yêu nhân loại “cho đến cùng” (Jn 13:1), thành phần Người đă tự hy hiến ḿnh để cứu độ họ.


Nơi những mầu nhiệm này, ngoại trừ phép lạ ở Cana, th́ việc Mẹ Maria hiện diện đều xẩy ra ở trong hậu trường. Các Phúc Âm chỉ đề cập hết sức ngắn ngủi đến việc Mẹ thỉnh thoảng hiện diện ở một lúc nào đó trong thời gian rao giảng của Chúa Giêsu (x Mk 3:31-5; Jn 2:12), và Phúc Âm không nói ǵ tới việc Mẹ có mặt ở Bữa Tiệc Ly cũng như trong việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể hay chăng. Tuy nhiên, vai tṛ Mẹ đóng ở tiệc cưới Cana, một cách nào đó, đă luôn luôn theo Chúa Kitô trong suốt thời gian Người thực hiện thừa tác vụ của Người. Điều Chúa Cha muốn trực tiếp mạc khải cho thấy nơi biến cố Phép Rửa ở sông Dược-Đăng, cũng là điều được Thánh Gioan Tẩy Giả làm âm vang, đă xuất hiện trên môi miệng của Mẹ Maria ở tiệc cưới Cana, và điều ấy đă trở thành lời khuyên dụ từ mẫu cao cả được Mẹ Maria dùng để nhắn nhủ Giáo Hội qua mọi thời đại, đó là lời “hăy làm những ǵ Người bảo” (Jn 2:5). Lời khuyên dụ này là một lời dẫn nhập xứng hợp với những lời nói cùng những dấu lạ Chúa Kitô tỏ ra trong thời gian công khai thi hành thừa tác vụ của Người và là lời đặt nền tảng Thánh Mẫu cho tất cả “những mầu nhiệm ánh sáng”.


Những Mầu Nhiệm Thương Đau

 

22. Các Phúc Âm đều nhấn mạnh đến tầm mức trọng đại nơi những mầu nhiệm đau thương của Chúa Kitô. Ngay từ ban đầu, ḷng đạo đức của Kitô hữu, nhất là ḷng tôn sùng Đường Thánh Giá trong Mùa Chay, đă chú trọng đến những giây phút đặc biệt của Cuộc Khổ Nạn, với nhận thức rằng tuyệt đỉnh của mạc khải t́nh yêu Thiên Chúa và nguồn mạch cứu độ của chúng ta là ở nơi Cuộc Khổ Nạn này. Kinh Mân Côi chất chứa một số giây phút Khổ Nạn ấy, kêu gọi tín hữu hăy chiêm ngưỡng những giây phút này trong ḷng ḿnh và hăy sống lại những giây phút ấy. Thứ tự của những ngắm được bắt đầu ở vườn Cây Dầu, nơi Chúa Kitô đă trải qua giây phút hết sức sầu khổ trước ư muốn của Chúa Cha là những ǵ nỗi yếu hèn của xác thịt có khuynh hướng chống lại. Ở nơi đây Chúa Giêsu đă đụng độ với tất cả mọi cám dỗ và đă đương đầu với tất cả mọi tội lỗi của nhân loại để có thể thưa cùng Cha: “Xin đừng theo ư Con nhưng xin cho ư Cha được thể hiện” (Lk 22:42 và các đoạn Phúc Âm Nhất Lăm tương đương). Tiếng “Vâng” này của Chúa Kitô đảo lộn tiếng “Không” của những vị nguyên phụ mẫu của chúng ta trong Vườn Địa Đường. Và cái giá phải trả cho việc trung thành với ư muốn của Cha đă được sáng tỏ ở những mầu nhiệm sau đó; ở việc Người bị đánh đ̣n, bị đội mạo gai, vác Thập Giá và tử nạn trên Thập Giá, Chúa Kitô đă bị rơi vào một t́nh trạng khổ nhục nhất: Ecce homo! Đấy là Con Người!


T́nh trạng khổ nhục này cho thấy chẳng những t́nh yêu của Thiên Chúa mà c̣n cả ư nghĩa của chính con người nữa.


Ecce homo: ư nghĩa, nguồn gốc và tầm mức thành toàn của con người là ở nơi Chúa Kitô, Vị Thiên Chúa đă v́ yêu hạ ḿnh “cho đến chết, chết trên thập giá” (Phil 2:8). Những mầu nhiệm đau thương giúp cho tín hữu sống lại cuộc tử nạn của Chúa Giêsu, giúp cho họ đứng dưới chân Cây Thập Giá bên cạnh Mẹ Maria, giúp cho họ cùng với Mẹ tiến vào vực thẳm của t́nh yêu Thiên Chúa đối với loài người cũng như giúp cho họ cảm nghiệm được tất cả quyền năng ban sự sống của t́nh yêu này.


Những Mầu Nhiệm Vinh Hiển


23. “Việc chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô không thể ngưng lại nơi h́nh ảnh của Đấng Tử Giá. Người là Đấng Phục Sinh!” (John Paul II, Apostolic Letter Novo Millennio Ineunte [6 January 2001], 28: AAS 93 [2001], 284). Kinh Mân Côi bao giờ cũng cho thấy cái ư thức được phát xuất từ đức tin này và mời gọi tín hữu hăy nh́n xuyên qua cái tối tăm của Cuộc Khổ Nạn để hướng về vinh quang của Chúa Kitô Phục Sinh và Thăng Thiên. Khi chiêm ngưỡng Đấng Phục Sinh, Kitô hữu tái nhận thức được những lư do cho niềm tin của họ (x 1Cor 15:14) và sống lại niềm vui chẳng những của những ai được chứng kiến thấy Chúa Kitô hiện ra, như các vị Tông Đồ, như Mai Đệ Liên và các môn đệ trên đường về Emmau, mà c̣n là niềm vui của Mẹ Maria nữa, vị chắc chắn phải tràn đầy những cảm nghiệm như vậy về sự sống mới nơi Người Con vinh hiển của Mẹ. Nơi biến cố Thăng Thiên, Chúa Kitô được nâng lên trong vinh quang bên hữu Chúa Cha, bản thân Mẹ Maria cũng được nâng lên với cùng một hiển vinh ở biến cố Mông Triệu, được hoan hưởng trước, bằng một đặc ân độc nhất vô nhị, cái thân phận vốn giành cho tất cả những người công chính khi phục sinh từ trong kẻ chết. Được đội triều thiên trong vinh quang, h́nh ảnh Mẹ ở mầu nhiệm cuối cùng, Mẹ Maria chiếu tỏa rạng ngời như Vị Nữ Vương của các Thần Trời và của các Thánh Nhân, một tiên hưởng và là một hiện thực tối hậu cho t́nh trạng cánh chung của Giáo Hội.


Ở tâm điểm của việc tuần tự cho thấy vinh hiển của Người Con và Người Mẹ này, Kinh Mân Côi nêu lên trước mắt chúng ta mầu nhiệm vinh hiển thứ ba, mầu nhiệm Hiện Xuống, một mầu nhiệm cho thấy gương mặt của Giáo Hội như là một gia đ́nh qui tụ nhau lại với Mẹ Maria, một gia đ́nh sinh động bởi Vị Thần Linh được tuôn đổ xuống dồi dào và sẵn sàng thi hành sứ vụ truyền bá phúc âm hóa. Việc chiêm ngắm cảnh tượng này, cũng như việc chiêm ngắm các mầu nhiệm vinh hiển khác, phải dẫn tín hữu đến việc cảm nhận sâu xa hơn về cuộc sống mới của họ trong Chúa Kitô, một cuộc sống ở trong ḷng Giáo Hội, một cuộc sống được “tiêu biểu” thực sự nơi cảnh tượng của chính biến cố Hiện Xuống. Những mầu nhiệm vinh hiển như thế sẽ khiến tín hữu hy vọng đạt tới mục đích cánh chung hơn nữa, một mục đích mà cuộc hành tŕnh của họ như là phần tử của Dân Chúa đang lữ hành trong lịch sử phải hướng về. Niềm hy vọng này phải thôi thúc họ can đảm làm chứng cho “tin mừng” là những ǵ mang lại ư nghĩa cho cả cuộc sống của họ.

 

  

Bài Suy Niệm Mầu Nhiệm Mân Côi 2

 

Trích Sách Toát Lược Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo 2005

bản dịch của Ủy Ban Giáo Lư Đức Tin Hội Đồng GM VN.

 

 

Mầu Nhiệm Nhập Thể

 

85. Con Thiên Chúa đă nhập thể trong ḷng Trinh Nữ Maria bởi phép Chúa Thánh Thần, v́ loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, có nghĩa là để chúng ta, là những kẻ tội lỗi, được giao ḥa với Thiên Chúa, để cho chúng ta biết được t́nh thương vô bờ bến của Ngài, để trở nên mẫu gương cho chúng ta về sự thánh thiện và để làm cho chúng ta trở thành những người "được thông phần bản tính Thiên Chúa” ( 2 Pr 1,4).

86. Hội thánh dùng từ "Nhập Thể" để gọi mầu nhiệm của sự kết hợp tuyệt vời của thần tính và nhân tính trong Ngôi vị thần linh duy nhất của Ngôi Lời. Để thực hiện công cuộc cứu rỗi chúng ta, Con Thiên Chúa đă hóa thành "xác thể" (Ga 1,14), trở thành con người thật. Đức tin vào mầu nhiệm Nhập thể là dấu chỉ phân biệt của niềm tin Kitô giáo.

 87. Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật và là người thật, không thể tách rời nhau trong sự duy nhất của Ngôi vị Thiên Chúa của Người. Chính Người là Con Thiên Chúa, là Đấng "được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Đức Chúa Cha", Người thật sự trở thành con người, trở thành anh em của chúng ta, tuy không ngừng là Thiên Chúa, là Đức Chúa của chúng ta.

 90. Con Thiên Chúa đă đón nhận một thân xác được một linh hồn nhân loại có tri thức làm cho sinh động. Với tri thức nhân loại, Chúa Giêsu đă học hỏi nhiều qua kinh nghiệm. Nhưng cũng với tư cách là con người, Con Thiên Chúa có một sự hiểu biết thâm sâu và trực tiếp về Thiên Chúa, Cha của Người. Người cũng nh́n thấu những tư tưởng thầm kín của con người và hiểu biết đầy đủ các ư định muôn thuở mà Người đến để mạc khải.

91. Chúa Giêsu có một ư muốn của Thiên Chúa và một ư muốn của con người. Trong cuộc sống nơi trần gian, Con Thiên Chúa đă muốn làm theo con người điều mà Người đă quyết định theo thần tính với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần về ơn cứu độ chúng ta. Ư muốn nhân loại của Đức Kitô luôn theo ư muốn thần linh, không miễn cưỡng, không đối kháng, và hơn nữa, ư muốn nhân loại của Người đă tùng phục ư muốn thần linh.

92. Đức Kitô đă đón nhận một thân xác thật sự của con người, qua đó Thiên Chúa vô h́nh đă trở nên hữu h́nh. V́ thế, Đức Kitô có thể được tŕnh bày và tôn kính qua các ảnh tượng thánh.

103. Vào lúc Giáng sinh, vinh quang thiên quốc được tỏ lộ trong sự yếu đuối của Hài Nhi. Việc cắt b́ Chúa Giêsu đă lănh nhận là dấu chỉ Người thuộc về dân Do Thái và tượng trưng cho Bí tích Rửa tội của chúng ta. Hiển Linh là việc Vua-Mêsia của Israel tỏ ḿnh ra cho tất cả muôn dân. Lúc dâng Chúa vào trong Đền Thờ, người ta nhận ra nơi ông Simeon và bà Anna sự chờ đợi của dân Israel, nay đến gặp gỡ Đấng Cứu Độ của ḿnh. Cuộc trốn sang Ai Cập và sự kiện tàn sát trẻ vô tội báo trước cả cuộc đời của Đức Kitô sẽ chịu nhiều bách hại. Việc Người rời bỏ Ai Cập để trở về nhắc lại cuộc xuất hành và giới thiệu Đức Kitô như ông Môsê mới: Người là Đấng giải phóng đích thực và tối hậu.

 
Mầu Nhiệm Ánh Sáng

 

104. Suốt cuộc sống ẩn dật ở Nazareth, Chúa Giêsu đă âm thầm sống một cuộc sống b́nh thường. Như vậy, Người cho phép chúng ta hiệp thông với Người trong sự thánh thiện của đời sống thường ngày được dệt bằng lời cầu nguyện, sự đơn sơ, lao động, t́nh yêu gia đ́nh. Việc vâng phục của Người đối với Đức Maria và thánh Giuse, cha nuôi của Người, là h́nh ảnh của sự vâng phục con thảo đối với Chúa Cha của Người. Với đức tin, Đức Maria và thánh Giuse đón nhận mầu nhiệm của Chúa Giêsu, dù rằng không phải lúc nào các ngài cũng hiểu được mầu nhiệm ấy.

105. Để khởi đầu quăng đời công khai và để tham dự trước vào Phép rửa là cái chết của ḿnh, Chúa Giêsu, dù không có tội lỗi nào, và là "Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian" (Ga 1,29), cũng chấp nhận liệt ḿnh vào hàng các tội nhân. Chúa Cha tuyên bố Người là "Con yêu dấu" của ḿnh (Mt 3,17) và Thánh Thần ngự xuống trên Người. Phép rửa của Chúa Giêsu là h́nh ảnh báo trước Bí tích Rửa tội của chúng ta.

 106. Những cám dỗ Chúa Giêsu phải chịu trong sa mạc thu tóm cơn cám dỗ của Ađam trong vườn địa đàng và những cơn cám dỗ của Israel trong sa mạc. Satan cám dỗ Chúa Giêsu về sự vâng phục sứ vụ mà Chúa Cha đă trao phó. Đức Kitô, Ađam mới, đă chống lại cơn cám dỗ, và chiến thắng của Người báo trước chiến thắng của cuộc khổ nạn, là sự vâng phục tuyệt đối trong t́nh yêu con thảo của Người. Trong thời gian Phụng vụ Mùa Chay, Hội thánh kết hợp với Mầu nhiệm này cách đặc biệt.

 107. Chúa Giêsu mời gọi mọi người tham dự vào Nước Thiên Chúa. Cả kẻ xấu xa nhất trong các tội nhân cũng được mời gọi sám hối và đón nhận ḷng thương xót vô biên của Chúa Cha. Ngay trên mặt đất này, Nước Thiên Chúa đă thuộc về những ai đón nhận với tâm hồn khiêm tốn. Những mầu nhiệm của Nước Thiên Chúa được mạc khải cho những người này.

 108. Chúa Giêsu làm các dấu chỉ và phép lạ kèm theo lời của Người, để chứng tỏ rằng Nước Trời đang hiện diện nơi Người, là Đấng Mêsia. Mặc dù đă chữa lành một số bệnh nhân, Người không đến để loại trừ mọi cái xấu ra khỏi trái đất, nhưng trước hết là để giải phóng con người khỏi ách nô lệ tội lỗi. Cuộc chiến đấu chống lại ma quỉ báo trước rằng thập giá của Người sẽ chiến thắng "thủ lănh thế gian" (Ga 12,31).

 109. Chúa Giêsu chọn Nhóm Mười Hai, những chứng nhân tương lai cho cuộc phục sinh của Người. Người cho họ tham dự vào sứ vụ và quyền hành của Người để dạy dỗ, tha thứ tội lỗi, xây dựng và điều khiển Hội thánh. Trong Nhóm này, thánh Phêrô lănh nhận "ch́a khóa Nước Trời" (Mt 16,19) và chiếm địa vị thứ nhất, có sứ mạng ǵn giữ đức tin được toàn vẹn và củng cố các anh em ḿnh.

 110. Thiên Chúa Ba Ngôi xuất hiện trong cuộc Hiển Dung: "Chúa Cha trong lời nói, Chúa Con trong nhân tính của ḿnh, Chúa Thánh Thần trong đám mây sáng chói" (thánh Tôma Aquinô). Khi gợi lên cho ông Môsê và ông Êlia về cuộc "ra đi của ḿnh" (Lc 9,31), Chúa Giêsu cho thấy rằng vinh quang của Người phải kinh qua thập giá; và Người sống trước cuộc phục sinh và cuộc trở lại trong vinh quang của Người, lúc Người "sẽ biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người" (Pl 3,21).

111. Vào thời gian đă định, Chúa Giêsu quyết lên Giêrusalem để chịu khổ nạn, chịu chết và sống lại từ cơi chết. Với tư cách là Đức Vua-Mêsia, Đấng loan báo Vương quốc của Thiên Chúa đến, Người đi vào thành của Người, cỡi trên một con lừa. Những kẻ bé mọn đón rước Người bằng lời tung hô mà về sau được đưa vào kinh "Thánh! Thánh! Thánh!" trong Thánh Lễ: "Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa" (Mt 21,9). Phụng vụ Hội thánh khởi đầu Tuần Thánh bằng việc cử hành biến cố này.


M
ầu Nhiệm Tử Giá

 

113. Một số thủ lănh Israel đă kết án Chúa Giêsu chống lại Lề Luật, chống lại Đền thờ Giêrusalem và đặc biệt chống lại niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất, bởi v́ Người tự tuyên bố ḿnh là Con của Thiên Chúa. Chính v́ thế họ đă nộp Người cho quan Philatô, để Người bị kết án tử h́nh.

117. Không thể qui trách nhiệm cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu một cách không phân biệt cho mọi người Do Thái thời đó, cũng như cho con cháu họ sau này. Mỗi tội nhân, nghĩa là mọi người, thực sự là nguyên nhân và công cụ gây nên những đau khổ của Đấng Cứu Chuộc. Chịu trách nhiệm nặng nề hơn nữa là những người, đặc biệt nhất là các người Kitô hữu, thường xuyên sa ngă phạm tội và vui thoả trong những điều xấu xa.

117. Không thể qui trách nhiệm cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu một cách không phân biệt cho mọi người Do Thái thời đó, cũng như cho con cháu họ sau này. Mỗi tội nhân, nghĩa là mọi người, thực sự là nguyên nhân và công cụ gây nên những đau khổ của Đấng Cứu Chuộc. Chịu trách nhiệm nặng nề hơn nữa là những người, đặc biệt nhất là các người Kitô hữu, thường xuyên sa ngă phạm tội và vui thoả trong những điều xấu xa.

 118. Để tất cả chúng ta, là những kẻ đáng chết, được giao ḥa trong Đức Kitô, Thiên Chúa đă đưa ra một kế hoạch tràn đầy t́nh yêu là sai Con ḿnh đến phó ḿnh chịu chết v́ những kẻ tội lỗi. Cái chết của Đức Kitô đă được loan báo trong Cựu Ước, đặc biệt như hy tế của Người Tôi Tớ chịu đau khổ, và đă xảy ra "theo như lời Thánh Kinh."

119. Đức Kitô đă tự do dâng hiến ḿnh cho Chúa Cha, để chu toàn ư định cứu độ. Người đă trao ban sự sống "làm giá chuộc cho nhiều người" (Mc 10,45). Nhờ đó, Người giao ḥa toàn thể nhân loại với Thiên Chúa. Sự đau khổ và cái chết của Người cho thấy nhân tính của Người là dụng cụ tự do và hoàn hảo để Thiên Chúa, Đấng muốn cứu độ mọi người, thể hiện t́nh yêu của Ngài.

121. Mặc dầu nhân tính rất thánh của Đấng là "Tác giả sự sống" (Cv 3,15) đă khiếp sợ sự chết, nhưng ư chí nhân loại của Con Thiên Chúa vẫn tùng phục thánh ư Chúa Cha: để cứu độ chúng ta, Chúa Giêsu chấp nhận gánh lấy tội lỗi chúng ta trong thân xác ḿnh, Người "vâng lời cho đến nỗi bằng ḷng chịu chết" (Pl 2,8).

122. Chúa Giêsu tự nguyện hiến dâng mạng sống ḿnh làm hy lễ đền tội, nghĩa là Người sửa lại tội lỗi chúng ta bằng sự vâng phục trọn vẹn của Người v́ t́nh yêu cho đến chết. T́nh "Yêu thương đến cùng" (Ga 13,1) của Con Thiên Chúa đă giao ḥa toàn thể nhân loại với Thiên Chúa. Như vậy, Hy lễ Vượt qua của Đức Kitô cứu chuộc mọi người cách độc nhất vô nhị, hoàn hảo và tối hậu, và mở lối cho họ vào sự hiệp thông với Thiên Chúa.

124. Đức Kitô đă chết thật sự và đă được mai táng thật sự. Nhưng quyền năng Thiên Chúa đă ǵn giữ thân xác Người khỏi bị hư nát.

 

Mầu Nhiệm Phục Sinh

 

126. Cuộc Phục sinh là chân lư cao cả nhất của đức tin chúng ta vào Đức Kitô. Với thập giá, cuộc Phục sinh là phần thiết yếu của mầu nhiệm Vượt qua.

127. Ngoài dấu chỉ chính yếu là mồ trống, cuộc Phục sinh của Chúa Giêsu được làm chứng bởi một số phụ nữ; họ là những người đầu tiên đă gặp gỡ Người và đă báo tin cho các Tông đồ. Tiếp đó, Chúa Giêsu đă "hiện ra với Kêpha" (tức là thánh Phêrô), rồi với Nhóm Mười Hai. Sau đó, Người đă hiện ra cùng một lúc với hơn năm trăm anh em (1 Cr 15,5-6) và c̣n nhiều người khác nữa. Các Tông đồ đă không thể bày đặt ra chuyện Phục sinh, v́ Phục sinh đối với họ là chuyện không thể có được. Quả thật, Chúa Giêsu cũng đă trách cứ sự cứng ḷng tin của họ.

 128. Tuy là một sự kiện mang tính lịch sử, có thể xác định và chứng thực qua các dấu chỉ và chứng cớ, nhưng v́ là việc nhân tính của Đức Kitô bước vào vinh quang của Thiên Chúa, nên Phục sinh cũng siêu việt và vượt quá lịch sử, thực sự là Mầu nhiệm đức tin. Chính v́ thế, Đức Kitô Phục sinh không tỏ ḿnh ra cho thế gian, nhưng chỉ cho các môn đệ Người, làm cho họ trở thành những chứng nhân của Người trước mặt dân chúng.

 129. Sự Phục sinh của Đức Kitô không phải là một cuộc trở lại đời sống trần thế. Thân xác phục sinh của Người, cũng chính là thân xác đă chịu đóng đinh, và vẫn mang vết tích của cuộc khổ nạn, nhưng từ lúc Phục sinh, thân xác này được tham dự vào đời sống thần linh với những đặc điểm của một thân xác vinh hiển. V́ thế, Đức Giêsu Kitô Phục sinh tuyệt đối tự do khi hiện ra với các môn đệ Người, theo cách thức và nơi chốn như Người muốn, dưới nhiều h́nh dạng khác nhau.

 130. Sự Phục sinh của Đức Kitô là một hành động siêu việt của Thiên Chúa. Cả Ba Ngôi cùng hoạt động chung theo tính cách riêng biệt của mỗi Ngôi: Chúa Cha bày tỏ quyền năng của ḿnh; Chúa Con "lấy lại" sự sống mà Người đă tự do dâng hiến (Ga 10,17) bằng cách kết hợp linh hồn và thân xác ḿnh, mà Chúa Thánh Thần làm cho sống động và tôn vinh.

131. Phục sinh là chóp đỉnh của mầu nhiệm Nhập Thể, xác nhận thần tính của Đức Kitô cũng như tất cả những ǵ Người đă làm và đă giảng dạy. Cuộc Phục sinh thực hiện tất cả các lời hứa của Thiên Chúa v́ lợi ích của chúng ta. Hơn nữa, Đấng Phục sinh, Đấng chiến thắng tội lỗi và cái chết, là nguyên lư cho việc công chính hóa và sự phục sinh của chúng ta. Ngay từ bây giờ, Phục sinh mang lại cho chúng ta ơn được làm nghĩa tử Thiên Chúa, khiến chúng ta được thực sự tham dự vào sự sống của Con duy nhất, Đấng sẽ làm cho thân xác chúng ta được sống lại vào ngày tận thế.