Chương Nhất

 



BỎ M̀NH

 



Xét theo ư nghĩa tu đức, Bỏ ḿnh ở đây “nhắm vào chủ thể, tức là việc “bỏ sự sống ḿnh đi (Lc 9:24) hay là bỏ ḷng yêu riêng ḿnh (x.Gn 12:25) hoặc bỏ tự ái cũng vậy. Tuy nhiên, xét theo ư nghĩa tu tŕ, Bỏ ḿnh ở đây nhắm vào đối tượng, tức là việc “bỏ những sự ḿnh có” (Lc 14:33).

Mà, trong những sự ḿnh có đây, qúi nhất, cần nhất và thích nhất của con người, cho con người và đối với con người, tiêu biểu nhất đó là: ư riêng (tự do), nhục dục (xác thịt) và tham lam (của cải).

V́ đi tu là được kén chọn ra khỏi thế gian (Gn 15:19) để, dù c̣n ở thế gian (Gn 17:11) song không thuộc về thế gian (Gn 17:14,16), nên, tất cả những ǵ thuộc về thế gian:

Đam mê nhục dục (xác thịt), hiếu kỳ thị giác (tham lam) và cuộc sống huyền hoặc (ư riêng) (1Gn 2:16) đều không thích hợp với đời sống tu tŕ, cần phải từ bỏ bằng “đời sống trinh khiết, thanh bần và tuân phục.”


TRINH KHIẾT

Đối với người ở đời, trinh khiết trong đời sống tu tŕ là biểu hiệu sáng tỏ nhất của một con người đă từ bỏ thế gian để thực sự đi tu, dù là tu chùa.

Đối với người đi tu, trinh khiết là điều kiện tối căn bản để làm nên đời tu của họ, mà “dấu hiệu bề ngoài của nó là giữ độc thân không lập gia đ́nh.”

Thật ra, xác thịt, cũng như của cải (vật chất) và tự do (tinh thần), tự nó, không có ǵ là xấu: Không ǵ tự ḿnh ô uế (Rm 14:14). Nếu khinh ghét, ghê tởm mà từ bỏ những ǵ thuộc về thế gian nơi ḿnh chỉ v́ cho rằng chúng xấu, th́ kể như con người đă gián tiếp xúc phạm đến Đấng đă dựng nên mọi sự tốt lành (STK 1:31; 1Tim 4:4; x.Rm 14:20), và kể như con người cũng xúc phạm đến cả những vị đă sinh ra ḿnh theo xác thịt và đă sử dụng của cải đời này để dưỡng dục ḿnh cho tới lúc thành nhân theo quyền hạn tự do của các ngài.

Những sự thuộc về thế gian nơi con người, mà v́ đi tu phải từ bỏ đó, xấu hay không là do con người sử dụng chúng một cách chân chính hay bất chính.

Phải, một khi c̣n sống trong thế gian, từ thế gian mà ra và lệ thuộc hoàn toàn vào thế gian là không gian, thời gian và nhân gian, theo tự nhiên, con người vừa yêu tối tăm hơn ánh sáng (Gn 3:19) lại vừa yếu đuối, đến nỗi không làm điều ḿnh muốn lại làm điều ḿnh ghét (Rm 7:15), sẽ không thể nào thoát khỏi bị thế gian chi phối và ảnh hưởng, không nhiều th́ ít, không sớm th́ muộn, không dài th́ ngắn, nhất là về phương diện xác thịt đầy những đam mê nhục dục của nó.

C̣n về phía những sự thuộc về thế gian nơi con người, tuy tự bản chất không xấu, nhưng, theo tác dụng, chúng có thể kéo gh́ con người xuống đất, làm họ phải ḅ lê bằng bụng như những loài ḅ sát, (rắn chẳng hạn), hay ít nhất cũng làm cho họ cứ cúi gầm mặt xuống mà đi như loài thú bốn chân, (ḅ chẳng hạn), không cho con người đi đứng đàng hoàng một cách thẳng thắn và hướng thượng đúng như tư chất và tư cách của loài linh ư vạn vật (x.STK 1:26) của ḿnh.

Với hai lư do: nội tại, con người yếu đuối, và ngoại tại, thế gian hướng hạ, mà con người muốn đi tu, tức muốn siêu thoát, muốn làm chủ ḿnh, muốn cai trị thế gian, và muốn giải cứu thế gian, phải từ bỏ những sự thuộc về thế gian nơi bản thân ḿnh. Ai bỏ sự sống ḿnh v́ Ta lại được sống (Mt 10:39) là ở chỗ đó.

(Thật ra, khi c̣n sống ở đời này, con người không thể nào hoàn toàn bỏ những sự thuộc về thế gian nơi bản thân ḿnh. Tác động bỏ ở đây là bỏ chính ḿnh, bỏ trong thâm tâm của ḿnh, bỏ chính ḷng yêu những sự đă, đang và có thể thuộc về ḿnh, bằng cách, sử dụng chúng theo ư Đấng đă ban chúng cho ḿnh chứ không phải theo ư riêng của ḿnh, thế thôi. Thiên thần có xác thịt và vật chất đâu mà các ngài cũng phải bỏ ḿnh, nếu không, các ngài cũng đă là ma quỉ ngay từ ban đầu cùng với Satan mất rồi. Bởi thế, một khi đă bỏ được ḿnh, tức bỏ được ḷng yêu ḿnh, th́ cũng bỏ được mọi sự, cũng sẽ sử dụng của đời này như không sử dụng - 1Cor 7:31).

Tuy những sự thuộc về thế gian, đặc biệt là xác thịt, tự nó không xấu, song v́ muốn tránh khỏi cảnh bị chi phối bởi chuyên chú làm hài ḷng người phối ngẫu của ḿnh trong cuộc sống hôn nhân, và để được hoàn toàn tự do thanh thản trong việc phụng sự Thiên Chúa (x.1Cor 7:32-34), con người đă tận hiến đời ḿnh cho Chúa. Nhờ đó, “thân xác khiết trinh trong đời sống độc thân” của họ đă “trở thành một khí giới công chính“ (Rm 6:13).

Tự họ, là “con người tu sĩ chân chính”, “qua lời khấn hứa trọn đời giữ ḿnh độc thân”, họ sẽ thấy rằng: “ḿnh là của mọi người và mọi người là của ḿnh trong t́nh yêu Thiên Chúa”, và trong Đức Ái Trọn Hảo họ có thể trở nên mọi sự cho mọi người (1Cor 9:22) để tất cả được nên một (Gn 17:21).

Tuy nhiên, “sống trinh khiết trong đời sống tu tŕ của người Kitô hữu không phải chỉ hệ tại việc sống độc thân bề ngoài không lập gia đ́nh, mà hệ tại ḷng chung thủy với Đấng đă yêu ḿnh trước“ (1Gn 4:19), “Đấng đă tự hiến để họ được thánh hóa trong chân lư“ (Gn 17:17).

Hơn ở đâu hết, đức trinh khiết tu tŕ đă sáng chói nơi Maria, Trinh Nữ Sinh Con, cả trong lẫn ngoài.

Thật vậy, Trinh Nữ Tu Maria đă không hề biết đến nam nhân (Lc 1:34), dù với Thánh Giuse là vị hôn phu theo pháp lư của ḿnh (x.Mt 1:18-19,25).

Tại sao Trinh Nữ Maria không thưa trắng ra với sứ thần Gabriel rằng Người giữ ḿnh đồng trinh (có vẻ bề ngoài), mà lại nhấn mạnh nội dung của việc giữ ḿnh đồng trinh là không hề biết đến nam nhân (có vẻ tinh thần)?

Phải chăng, v́ ḷng đầy mới trào ra ngoài miệng (Mt 12:34) mà Trinh Nữ Maria tự nhiên đă thốt ra những ǵ được chất chứa trong tinh thần trinh khiết của Người.

Câu phát biểu xúc tích đó, sau khi đính hôn với Thánh Giuse, đă không nói lên ḷng trí của Người chỉ có một ḿnh Thiên Chúa mà thôi, ngoài ra, không có một h́nh ảnh nào đă từng ám ảnh hay dù chỉ thoáng qua trong đầu của Người, hay sao?

Nếu cả con người của Người, bề trong cũng như bề ngoài, không trinh nguyên đủ, không trinh nguyên thật, không trinh nguyên hoàn toàn và tuyệt đối, thử hỏi, có thể nào xẩy ra nơi Người, ngay thân xác của Người:

Ngôi Lời đă hoá thành nhục thể (Gn 1:14).



THANH BẦN




Của cải, tuy là những vật tùy thân ở bên ngoài con người, chứ không trực tiếp với con người như nhục dục (thuộc về thể xác) hay ư riêng (thuộc về linh hồn), chúng vẫn là những nhu cầu vật chất tối khẩn cho việc sinh tồn và phát triển con người khi c̣n sống ở trần gian.

Do đó, với quyền năng tự nhiên của ḿnh, nhân với ḷng tham vô đáy của con người luôn xu hướng về hiện sinh duy nghiệm, vât chất nhiều khi đă trở thành chủ nhân, ngang hàng hay cao hơn Thiên Chúa, nơi những con người muốn làm tôi hai chủ (Lc 16:13). Đến nỗi, họ dám hy sinh tất cả, kể cả phẩm gía cao qúi của ḿnh, thậm chí cả Thánh Sủng vô gía của ḿnh, bằng những việc làm vô liêm sỉ, bất chấp thủ đoạn, để đúc những ǵ qúi gía nhất của ḿnh đó thành con ḅ vàng (x.XAC 32:4,8), rồi tự suy tôn những việc do tay ḿnh tạo nên (x.Is 2:20).

Bởi thế, dù vật chất, tự chúng, không có ǵ là xấu, song, v́ ḷng yêu của cải là gốc rễ mọi sự dữ (1Ti 6:10), và v́ không ai có thể làm tôi hai chủ (là) Thiên Chúa và tiền của (Mt 6:24), nên, những con người tu tŕ đă để mặc kẻ chết chôn cho kẻ chết (Lc 9:60), phần họ, đời sống đă cầm cày không quay trở lại của họ (x.Lc 9:62) là một cuộc đời trả cho Cesar những ǵ của Cesar và cho Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa (Lc 20:25).

Và, họ đă trả cho Thiên Chúa con người đă được chuộc bằng một giá cao (1 Cor 6:20,7:23) của họ, bằng việc lo trước hết t́m Nước Chúa và sự Công Chính của Ngài (Mt 6:33), với một ḷng cậy trông tín thác vào Thiên Chúa, sống thanh thoát như chim bay trên trời và an b́nh như huệ mọc nơi đồng nội (x.Mt 6:26,28), nhất là như các thần trời với sứ mệnh hiện hữu là để phụng sự Thiên Chúa và phục vụ nhân loại.

Như thế, đối với cuộc sống tu tŕ của người Kitô hữu, Thanh Bần cũng là một điều kiện, tuy thứ yếu nhất trong ba điều kiện, để họ có thể theo Thày (Mt 23:10; Gn 13:13) của ḿnh sát hơn, Đấng không có chỗ dựa đầu, (trong khi) cáo có hang, chim có tổ (Mt 8:20).

Tuy nhiên, cũng chỉ v́ vai tṛ thứ yếu nhất của nó mà con người giữ được mới xứng đáng cao cả trên Nước Trời (Mt 5:19): "Ai lỗi đến một trong những điều nhỏ nhất này và dạy người ta làm như vậy sẽ là kẻ nhỏ nhất trong Nước Thiên Chúa; c̣n kẻ nào làm và dạy sẽ là kẻ cả trong Nước Thiên Chúa" (Mt 5:19), và nhất là mới thực sự bắt đầu sống hoàn thiện hơn: Nếu ngươi muốn nên trọn lành, hăy về bán hết gia tài của ngươi, bố thí cho kẻ khó...Rồi hăy đến mà theo Ta (Mt 19:21).

Như Khiết Tịnh, nhân đức Thanh Bần nơi người tu sĩ, về phần thực hành, cũng có cả trong lẫn ngoài.

Về phương diện bề trong, “tinh thần Thanh Bần” của người tu sĩ trọn lành có thể tóm gọn như sau:

- Đối với những ǵ chưa có, không ham ước;

- Đối với những ǵ đă có, không gắn bó;

- Đối với những ǵ mất đi, không tiếc xót;

- Thiếu thốn, không kêu ca;

- Thường hèn, không xấu hổ;

- Sang trọng, luôn xa lánh;

- Tiện nghi, khi khẩn thiết v.v.

Từ đó, về phương diện “bề ngoài”, người tu sĩ sống Thanh Bần trọn lành đó se:

- Chỉ sử dụng của cải, chỉ dùng đến những phương tiện vật chất “khi thật sự cần thiết để sống động hay để hoạt động” mà thôi.

- Kể cả khi cần dùng đến chúng thật, họ cũng chỉ sử dụng chúng, “theo lượng, vừa đủ, và, theo phẩm, vừa phải” mà thôi.

Nơi Trinh Nữ Tu Maria, nhân đức Thanh Bần đă đạt đến mức tuyệt đối và tuyệt vời nhất.

Về tinh thần của nhân đức Thanh Bần trọn hảo, nếu Thiên Chúa đă cho người đói khó no đầy phúc đức (Lc 1:53), Trinh Nữ Maria lại là Đấng đă được sứ thần Thiên Chúa nghiêng ḿnh kính cẩn chào mừng trong ngày truyền tin Ngôi Lời nhập thể cho Người là Trinh Nữ đầy ơn phúc (Lc 1:28), th́ Người phải là một con người có tinh thần nghèo khó (Mt 5:3) nhất loài người, v́ không ai trong loài người được đầy ơn phúc như Người.

“Tinh thần nghèo khó của Người ở tại tấm ḷng trinh nguyên của Người,” không hề biết đến nam nhân, biểu tượng của tạo vật. Tức là, Người không hề xu hướng về hay quyến luyến với bất cứ một tạo vật nào, nếu không phải là chính Chúa, kể cả đó là ơn Chúa. Khi được truyền tin được làm Mẹ Con Thiên Chúa vô cùng vinh hạnh như vậy, một thiên chức mà bao phụ nữ Do Thái đồng thời với Người mơ ước, Người vẫn an phận thưa lại với sứ thần: Việc ấy xẩy ra làm sao được, v́ tôi không hề biết đến nam nhân (Lc 1:34).

Nhờ đó, nhờ có tinh thần nghèo khó như thế, Người đă được Nước Trời làm của ḿnh vậy (Mt 5:3), khi Người được chính Thiên Chúa ở cùng (Lc 1:28), được quyền phép Đấng Tối Cao bao phủ (Lc 1:35) và được thụ thai và sinh Con Đấng Tối Cao (Lc 1:31-32)

Về mặt thực hiện việc làm Thanh Bần trọn lành, dù là Mẹ của Thiên Chúa vô cùng toàn năng và giầu có (2Cor 8:9), Trinh Nữ Maria đă sống một cuộc đời tận cùng thiếu thốn, đến nỗi, thiếu cả những nhu cầu tối cần.

Khi sinh hạ Chúa Cứu Thế, không phải là ǵ, Người đă bọc Ngài trong khăn và đặt Ngài nằm trong máng cỏ (Lc 2:7)?

“Khi dâng Con Trai đầu ḷng“ (Lc 2:7) trong đền thánh, không phải hay sao, v́ không đủ khả năng để có được một đôi chiên (Lêvi 12:8), Người đă dâng Con ḿnh cho Chúa với một cặp chim gáy hay đôi bồ câu non (Lc 2:24)?

“Khi táng xác Con”, không phải là ǵ, Người đă không đủ khả năng sắm lấy dầu thơm để tẩm liệm Thánh Thể cho Con và không có cả một ngôi mồ đá để táng xác Con trong những giờ phút vô cùng linh thiêng cuối cùng của Ngài, mà tất cả đều phải nhờ ở các người ta (x.Gn 19:40-41).


TUÂN PHỤC

Đối với đời sống tu tŕ của người Kitô hữu, nếu Trinh Khiết là biểu hiệu, Thanh Bần là điều kiện tiên quyết, th́ Tuân Phục là tinh thần của nó vậy.

Chính tinh thần Tuân Phục này mới làm nên đời sống tu tŕ của người Kitô hữu, và mới làm nên con người chân tu đích thực.

Bởi v́, chỉ hoàn toàn và triệt để tuân phục, người tu sĩ mới tỏ ra đă thực sự bỏ ḿnh đi“, một cái ḿnh không phải tùy thân như của cải (nhiều khi muốn mà không có), hay một cái ḿnh hiện thân như xác thịt (cũng có lúc hết sinh lực hay đôi khi tự nhiên bị bất lực), mà là một cái ḿnh là chính bản thân của họ, được tỏ hiện bằng ư muốn chất chứa ư thích tự nhiên và ư nghĩ cá biệt của họ.

Thật vậy, “khi con người bỏ ư muốn riêng của ḿnh th́ kể như họ đă bỏ chính ḿnh họ và bỏ tất cả những ǵ thuộc về thế gian nơi họ”.

Trước hết, bỏ ư riêng là bỏ chính ḿnh của con người, là v́, ư riêng chính là tâm can của cái tôi, hay, nói cách khác, cái tôi sống động, tồn tại và phát triển càng ngày càng vĩ đại hơn là nhờ ư riêng và qua ư riêng của con người.

Sau nữa, bỏ ư riêng là bỏ tất cả những ǵ thuộc về thế gian nơi con người, kể cả xác thịt của con người, là v́, mọi sự ngoại tại nơi con người đều qui về cái tôi, đều cung hiến cho sự thỏa măn cực độ của cái tôi, trong khi con tim, sự sống và sinh lực của cái tôi lại là ư muốn riêng của con người, nên bỏ được ư riêng là bỏ được mọi sự.

Ư riêng quan hệ và cao quí như sự sống tâm linh nơi con người.

“Khi xuất đầu lộ diện, ư riêng chính là tự ái của con người”.

“Con người theo ư riêng chính là con người yêu ḿnh,” con người tự ái, con người sùng bái và tôn vinh cái tôi của ḿnh. Đến nỗi, họ có thể bất chấp sự nghiệp khổ công xây dựng nhất, kể cả người yêu lư tưởng tuyệt vời nhất của ḿnh để tự vệ, tức để bảo vệ cái tôi, để thỏa măn tự ái.

Do đó, không lạ ǵ khi thấy lịch sử của con người có những cuộc t́nh thần tiên nhất đă bị đổ vỡ chỉ v́ con người theo ư riêng hơn ư nhau, mới có những công ty làm ăn phát đạt nhất bị lụn bại bất ngờ chỉ v́ con người theo ư riêng chia rẽ nhau, mới không ngừng có chiến tranh thê thảm chỉ v́ con người theo ư riêng bất ḥa với nhau từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này v.v.

Bởi ư riêng là chính sự sống tâm linh của con người như thế, theo tâm lư tự nhiên, không ai lại ghét bỏ bản thân ḿnh (Eph 5:29), tức ghét bỏ sự sống của ḿnh. V́, nếu ghét bỏ bản thân của ḿnh, th́ chẳng khác ǵ con người không c̣n là ḿnh nữa, con người sống (theo thể lư) cũng như đă chết (về tâm linh) vậy.

Cũng bởi ư riêng là chính sự sống tâm linh của con người bẩm sinh vốn yêu ḿnh (tự ái) mà nó là một cái ǵ khó bỏ nhất. Ngoài ra, ư riêng của con người khó bỏ v́ nó c̣n là một đặc ân mà Thiên Chúa đă ban cho họ, một loài duy nhất trên thế gian này được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa (STK 9:6; Gia 3:9).

Nhưng, cũng chỉ v́ ư riêng của ḿnh được Thiên Chúa là Thần Linh ban cho đó mà con người đă sa ngă, phản bội và bất trung với Thiên Chúa ngay từ đầu qua hai nguyên tổ của ḿnh (x.STK 3:1-17). Để rồi, qua một người tội lỗi đă nhập vào thế gian cùng với sự chết, một sự chết bao trùm cả mọi người như thể mọi người đă phạm tội (Rm 5:12). Bởi vậy, cho đến tận thế, tất cả mọi con người đến trong thế gian bởi đam mê nhục dục hay ư muốn loài người (Gn 1:13) đều nghiệm thấy rơ ràng bản thân ḿnh như bị nô lệ cho luật của tội lỗi (và cho) quyền lực của sự chết (Rm 7:23-24).

V́ ư thức được ư riêng của ḿnh vừa cao trọng lại vừa nguy hiểm đến phần rỗi đời đời của ḿnh như thế, được Thiên Chúa kêu gọi, con người Kitô hữu đă tận hiến cả con người của ḿnh cho Ngài bằng lời khấn, hứa Tuân Phục.

“Dâng cho Chúa ư riêng của ḿnh là con người đă dâng cho Ngài trọn con người của ḿnh”. Bởi v́, bỏ ư riêng ḿnh, theo nguyên tắc, tức con người đă không c̣n là ḿnh nữa. “Không c̣n là ḿnh nữa, tức con người, một là đă hủy thể, hai là đă biến thể.” Nhưng, theo tự nhiên, con người không thể nào có thể tự hủy thể, kể cả khi họ tự tử, (v́ chính tự tử cũng là việc làm tự vệ của họ trong việc họ làm cho họ khỏi khổ và thoát khổ mà thôi).

Vậy, con người, “khi bỏ ư riêng”, tức không c̣n là ḿnh nữa, chẳng qua chỉ “là đang thực hiện một việc biến thể, biến từ ḿnh nên Thiên Chúa”, bỏ mọi sự để được tất cả. Đó là ư nghĩa thành ngữ: V́ Ta trong câu Chúa nói Ai giữ sự sống ḿnh sẽ mất sống, c̣n ai mất sự sống ḿnh “V́ Ta” sẽ lại thấy nó (Mt 16:25).

Trên thực tế, con người tự nhiên không thể nào bỏ ư riêng ḿnh, tức bỏ ḿnh, nếu không v́ chính ḿnh, kể cả bỏ ḿnh để chiều chuộng người t́nh đáng tôn thờ nhất của họ. Nghĩa là chỉ cho ḿnh được lợi mà con người mới bỏ ḿnh mà thôi. Nếu bỏ ḿnh mà không hy vọng sẽ được yêu lại bởi người t́nh của ḿnh, chắc ǵ con người đă thực hiện việc làm vị kỷ và ích kỷ cố hữu ở đời của họ là bỏ con tép bắt con tôm.

Việc làm của con người thế gian như thế, chẳng qua, quanh đi là cái tôi và quẩn lại cũng là tự ái của họ mà thôi.

Vậy, nếu bỏ ḿnh mà thực sự và hoàn toàn không v́ chính ḿnh, trong khi con người cũng không bao giờ có thể tự hủy thể, th́ con người chỉ c̣n bỏ ḿnh V́ Chúa, nguyên ủy và cùng đích mà họ đă được dựng nên giống Ngài thôi. Và, một khi đă bỏ ḿnh v́ Chúa, qua việc bỏ ư riêng, con người mới c̣n là ḿnh, nghĩa là mới lại thấy nó, song là thấy nó được dần dần biến thể nên giống như Thiên Chúa, phản ảnh Thiên Chúa, như h́nh ảnh sống động của Ngài là Chúa Kitô, Đấng đă tuân phục cho đến chết dù chết trên thập gía (Phil 2:8) để hiến ḿnh làm giá chuộc mọi người (1Tim 2:6).

Muốn biết một tu sĩ có tuân phục trọn lành thật hay không, nhờ đó, có thể thẩm định được mức độ bỏ ḿnh của họ tới đâu, tức biết được tầm vóc biến thể của họ trong Chúa như thế nào, cứ xem thái độ của họ đối với các bề trên là những người có quyền truyền lệnh hay chỉ bảo và việc làm của họ đối với các lệnh truyền th́ rơ.

Một tu sĩ tuân phục trọn lành thật sẽ là một tu sĩ tuân phục hết mọi bề trên của ḿnh trong hết mọi điều các ngài truyền dạy không phải là tội thật rơ ràng.

“Tuân phục hết mọi bề trên”, đối tượng tuân phục của ḿnh, đó là tiêu chuẩn tuân phục trọn lành thứ nhất. Tức là, dù bề trên của ḿnh có là ai và có thế nào đi nữa, kém tuổi, kém tài, kém đức hơn ḿnh, người mà ḿnh vẫn không thích, không hợp,thậm chí có ác cảm với ḿnh, yên trí về ḿnh, ḿnh cũng tuân phục các ngài như tuân phục chính Thiên Chúa.“Tuân phục hết mọi điều bề trên truyền không có tội thật rơ ràng”, đó là tiêu chuẩn tuân phục trọn lành thứ hai. Tức là, dù ḿnh có hồ nghi những điều bề trên bảo hay truyền cho ḿnh không biết có phải là tội hay không, có hại đến ích chung hay không, bao lâu chưa quyết chắc, th́, dù các điều đó có vẻ trái tai, gai mắt, xấu hổ, ngược đời, buồn cười hay bất công đối với ḿnh đi nữa, ḿnh cũng phải tuân phục như chính mệnh lệnh của Thiên Chúa.

Chúa Kitô đă không cảm thấy, trong thân phận con người, ư muốn của Cha Người như một chén đắng (Mt 26:39) đến độ làm cho Người chưa uống đă cảm thấy linh hồn buồn rầu đến chết được (Mt 26:38), và khi cố gắng chấp nhận uống th́ mồ hôi toát ra như máu nhỏ xuống đất (Lc 22:44) đấy ư, song Người vẫn ngoan ngoăn phó ḿnh trong tay Cha của Người: Xin đừng theo ư Con, nhưng nguyện Ư Cha được nên trọn (Lc 22:42) hay sao?

Chính v́ Người đă biết tuân phục nơi những ǵ Người chịu, nên khi thành toàn, Người đă trở nên căn nguyên cứu độ cho những kẻ tuân phục Người (DT 5:8-9). Mà, c̣n ai tỏ ra tuân phục Người để hưởng trọn ơn cứu độ của Người bằng thành phần tu tŕ khấn, hứa tuân phục theo gương của Người, để, như cành nho hợp với thân nho họ sẽ sinh muôn vàn hoa trái (x.Gn 15:5) cứu độ là các linh hồn tin vào Người.

Một đức Tuân Phục trọn lành và tuyệt hảo giống Chúa Kitô như thế chỉ có thể t́m thấy nơi một ḿnh Trinh Nữ Maria mà thôi.

Trước hết, về đối tượng tuân phục của Người, Người đă tuân phục tất cả mọi người, nhất là những vị mà Người coi là đại diện Chúa đối với Người.

Chẳng hạn, Người đă tuân phục Thánh Giuse tuy là hôn phu của Người song lại thua kém Người về sủng độ.

Chẳng hạn, Người đă tuân phục vị sứ thần của Thiên Chúa là tổng lănh Gabriel một cách trực tiếp với một ḷng tin sâu xa vào vị đại diện Thiên Chúa mà Người chưa bao giờ gặp, qua câu thưa: Tôi xin vâng như lời Ngài truyền (Lc 1:38), chứ không thưa Tôi xin vâng như Ư Chúa muốn.

Sau nữa, về vấn đề cần phải tuân phục, Người đă tuân phục tất cả những ǵ các vị bề trên thay mặt Chúa của Người truyền dạy.

Chẳng hạn, đối với Thánh Giuse, Người đă tuân phục lệnh của vị chủ gia đ́nh trong việc phải chỗi dậy ôm Con vội vă, lén lút trốn sang Ai Cập ngay đêm khuya (x.Mt 2:13-14), mà không hề biết lệnh của ông có xẩy ra đúng như vậy hay là ông chỉ mơ màng, làm khổ cho cả Mẹ và Chúa Giêsu bé bỏng yếu đuối.

Chẳng hạn, đối với sứ thần Gabriel, Người đă tuân phục như lời sứ thần truyền, chính những lời mà, theo tự nhiên, v́ không thể nào hiểu được nên Người đă thưa với sứ thần: Việc ấy xẩy ra làm sao được, v́ tôi không hề biết đến nam nhân (Lc 1:34).

Chính v́ Trinh Nữ Maria bỏ ḿnh đi V́ Chúa như thế mà: Phúc cho Người v́ đă tin Lời Thiên Chúa sẽ được thực hiện nơi Người (Lc 1:45).

Nghĩa là, Người chẳng những không đánh mất ḿnh, mà c̣n lại t́m thấy ḿnh, một cái ḿnh, nhờ lời Xin Vâng, chẳng những không mất trinh nguyên, lại c̣n được biến thể nên giống Thiên Chúa, như mặt trăng phản ảnh mặt trời, trong việc thụ thai và sinh Con Đấng Tối Cao (Lc 1:31-32).

Vậy,

“Việc trở nên một Trinh Nữ Sinh Con đối với riêng Mẹ Maria cũng như đối với chung loài người mà Mẹ là lư tưởng và mô phạm hệ tại chính việc bỏ ḿnh, bỏ ư riêng V́ Chúa”.
 

Nếu Cần, xin xem lại các bài trước

Nội Dung

Maria: Đời Tận Hiến