Phần Ba

 

MARIA: MẪU-NGHI THIÊN-HẠ

 


    Con người nói chung và người Kitô Hữu Công Giáo nói riêng, làm sao có thể bắt chước Trinh Nữ Maria Sinh Con sống một lúc cả hai đời tu tŕ và gia đ́nh?

    Bằng không,
    Phải chăng: Thánh Ư Chúa chỉ muốn Điềm Lạ Maria trở nên mô phạm cho từng bậc sống mà thôi? Nghĩa là, bậc sống nào, tu tŕ hay gia đ́nh, cũng đều có Người làm gương mẫu để mà theo?

    Phải chăng: Con người của Trinh Nữ Sinh Con Maria chỉ là một thần tượng để biệt tôn hơn là để bắt chước, và cuộc đời của Người chỉ là một lư tưởng để chiêm ngưỡng hơn là một sứ điệp để tuân hành?

    Vâng, theo tự nhiên, không ai có thể, bẩm sinh hay tập thành, sống một lúc cả hai đời như Trinh Nữ Maria Sinh Con. Nếu có một Điềm Lạ Maria thứ hai như thế, sẽ không c̣n là điềm lạ nữa. Cũng như, đă có hai Thiên Chúa th́ không thể có Thiên Chúa hay không vị nào sẽ là Thiên Chúa cả.

    Thật vậy, sẽ không thể nào có một Điềm Lạ Maria thứ hai. Nói cách khác, sẽ không bao giờ có một người nào vừa là "Trinh Nữ", biểu tượng cho đời sống tu tŕ, và vừa "Sinh Con", biểu hiệu cho đời sống gia đ́nh.

    Thế mà, có thể qủa quyết rằng: "Chúa đă thực hiện những việc trọng đại" (Lc 1:49) nơi Trinh Nữ Maria Sinh Con không phải chỉ để "từ nay muôn đời sẽ khen tôi diễm phúc" (Lc 1:48) thôi, mà là để con người biết được Ngài muốn nhân loại, qua thần tượng lư tưởng là Maria, phải sống như thế nào để đúng như Thánh Ư của Ngài.

    Nói cách khác, Thiên Chúa muốn con người bắt chước Tạo Vật thuần tuư sủng ái đệ nhất của Ngài là Trinh Nữ Maria Sinh Con, Người là tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn nơi con người. Trong khi đó, không thể có một Điều Lạ Maria thứ hai. V́ vậy, phần con người, để thực hiện tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn nơi ḿnh, tức để thực hiện Trinh Nữ Maria Sinh Con nơi ḿnh, (v́ Trinh Nữ Maria là tất cả những ǵ Thiên Chúa muôn nơi con người), phải chăng, họ phải sống như Trinh Nữ Sinh Con Maria.

    Thế nào là sống như Trinh Nữ Sinh Con Maria đối với tất cả mọi người, lập gia đ́nh cũng như đi tu tŕ?

    Phải chăng:
   
    * Đối với thành phần lập gia đ́nnh, sống như Trinh Nữ Sinh Con Maria tức là sinh con mà vẫn c̣n trinh nguyên, tính chất biểu hiện cho tinh thần tu tŕ hiến thân, hoàn toàn siêu thoát và phục vụ?

    * Đối với thành phần đi tu, sống như Trinh Nữ Sinh Con Maria tức là trinh sạch mà lại sinh hoa kết trái, tác động biểu hiện cho chức phận làm mẹ trong đời sống gia đ́nh ở ngoài thế gian?

   

Chương Năm

TINH SẠCH TRONG ĐỜI SỐNG GIA Đ̀NH   

 

    Tinh Sạch: Do Chúa Kitô

    Thật ra, nếu Mẹ Maria sinh hạ một người con không phải là Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa Tối Cao, Mẹ chắc không cần và không c̣n đồng trinh.

    Như thế, bất cứ ai, một khi được Thiên Chúa tuyển chọn làm Mẹ Ngôi Lời nhập thể, Con Một của Ngài, đều phải là một Trinh Nữ Sinh Con như Mẹ Maria.

    Bởi đó, v́ không sinh ra Con Thiên Chúa Tối Cao, người ta không thể nào vừa là một trinh nữ và vùa là một người mẹ, hay sinh con mà vẫn c̣n đồng trinh.

    Kể cả trường hợp của bà Evà, nếu không ăn trái cấm, ví không sinh ra chính Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, bà vẫn mất trinh nữ thường khi thụ thai và sinh con, mặc dù không phải mang nặng đẻ đau như sau khi sa ngă.

    Bà Evà vẫn mất trinh khi thụ thai và sinh con là v́, để thụ thai, bà cần đến Adong, chứ không phải được "quyền phép Đấng Tối Cao bao phụ" (Lc 1:35) như trường hợp của một người trong gịng dơi "có phúc hơn mọi người nữ" (Lc 1:28) của bà là Trinh Nữ Maria, và để sinh con, thân xác của bà đă mở ra cho tinh chất của Adong vào ḷng thế nào, dĩ nhiên nó cũng cần phải mở ra một lần nữa cho người con là chính huyết nhục của hai người vào đời này.

    Tinh Sạch: Nơi Nguyên Tổ


    Tuy nhiên, việc thụ thai và sinh con cái của bà Evà trước khi ăn trái cấm, nếu có, không thể nào hoàn toàn giống như sau khi bà đă sa ngă v́ bị Thiên Chúa tuyên phạt.

    Mặc dù kinh thánh không hề đá động ǵ đến việc chung sống vợ chồng thế nào của hai nguyên tổ trước khi ăn trái cấm. Chỉ biết rằng, theo kinh thánh, sau khi bị đuổi ra khỏi vườn địa đường rồi, bấy giờ hai ông bà mới có con với nhau.

    Riêng người con đầu ḷng của ông bà nguyên là Cain, không phải bà Evà đă thụ thai người con này bởi Adong trước khi ăn trái cấm rồi sinh ra anh ta sau khi cả hai ông bà bị đuổi ra khỏi vườn địa đường.

    Kinh thánh đă kể lại sự việc hai nguyên tổ có con với nhau ngay sausự việc hai nguyên tổ bị đuổi ra khỏi vườn địa đường, và xác định rơ ràng rằng: "Người nam đă nhiều lần ăn nằm với vợ ḿnh là Evà, và bà đă thụ thai mà sinh ra Cain" (STK 4:1).

    Như thế có nghĩa là ǵ?
    Tại sao trước khi ăn trái cấm hai nguyên tổ lại không hay chưa có liêu hệ xác thịt với nhau?
    Nếu có, tại sao lại không có con"
    Hoặc hai nguyên tổ, trước khi sa ngă, v́ "trần truồng mà vẫn không biết xấu hổ" (STK 2:25) như con trẻ, nên đă không biết đến vấn đề xác thịt là ǵ?
    Nếu hai nguyên tổ không biết ǵ đến vấn đề xác thịt th́ các ngài có t́nh yêu phái tính hay không?

    Thật ra, hai nguyên tổ có t́nh yêu phái tính. Nhất là Adong, hiệu thân cho năm tính. Dù Evà được Thiên Chúa tạo dựng nên đang khi ông "ngủ say" (STK2:21), tỉnh dậy, ông vẫn tự động nhận ra ngay: "Người này là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi" (STK 2:23), để rồi ông đă "gắn liền với vợ ḿnh và cả hai trở nên một thân thể" (STK 2:24).

    Thế rồi, một khi đă có t́nh yêu phái tính, tất nhiên, tác động để tỏ ra thương yêu nhau bề ngoài là giao hợp sẽ không thể nào không xẩy ra được.

    Đối với hai nguyên tổ lúc ấy, lúc trước khi ăn trái cấm, về phương diện tự nhiên, bản tính hoàn toàn c̣n tốt lành, phần hạ chưa lất át phần thượng, tất cả c̣n ở trong sự quân b́nh, và, về phương diện siêu nhiên, bản thân c̣n công chính, linh hồn c̣n sống trong ở nghĩa Chúa và c̣n được Thiên Chúa ở cùng, nên, tất cả mọi việc làm và mỗi việc làm của các ngài, (cho đến khi bị rắn qủi cám dỗ làm một việc duy nhất đă bị Thiên Chúa cấm làm một cách rơ ràng và nghiêm trọng), đều là những việc làm lành thánh, đáng thưởng, trong sạch, dĩ nhiên, kể cả việc giao hợp xác thịt với nhau.

    Trong việc giao hợp xác thịt với nhau, hai nguyên tổ lúc ấy, lúc c̣n được đầy những đặc ân tự nhiên cũng như siêu nhiên ấy, không hề bị đam mê nhục dục thấp hèn thúc đẩy, đ̣n hỏi phải thoả măn.

    Hai nguyên tổ giao hợp với nhau, một cách vô tư thanh thoát trong Thiên Chúa, Đấng đă "kết hợp" (Mt 19:6) hai vị lại, "chúc lành" (STK 1:28) cho đời sống lứa đôi của hai vị, "nam và nữ" (STK 1:27) mà Ngài muốn dựng nên "theo h́nh ảnh thần linh (STK1:27) của Ngài, và muốn cả hai "sinh sôi nẩy nở cho đầy mặt đất và làm chủ nó" (STK 1:28).

    Bởi vậy, động lực và chủ đích giao hợp của hai nguyên tổ trước khi ăn trái cấm hoàn toàn v́ Chúa và cho Chúa, không hề v́ ḿnh và cho ḿnh.

    Bất cứ một việc nào của hai nguyên tổ mà làm v́ ḿnh và cho ḿnh, chẳng hạn như việc ăn trái cấm là việc Chúa không cho phép, việc theo thị hiếu bề ngoài "thấy đẹp mắt" (STK 3:6) và theo tham vọng bề trong "muốn được khôn ngoan" (STK 3:6 ) của các ngài, các ngài sẽ cảm thấy ngay tức khắc tác dụng bất hạnh bởi đấy mà ra.

    Đầu tiên là xấu hổ, t́m cách che dấu những cái xấu của ḿnh (x.STK 3:7). Thứ đến là sợ hăi, t́m cách chạy trốn sự thật (x.STK 3:8). Cuối cùng là tự ái, t́m cách thanh minh bằng việc đổ lỗi cho nhau (x.STK 3:12,13). Về việc hai nguyên tổ giao hợp với nhau, không thấy kinh thánh diễn tả lại là các ngài cảm thấy xấu hổ, sợ hăi và tự ái bởi đấy mà ra, triệu chứng mà các ngài cảm thấy ngay sau khi các ngài ăn trái cấm.

    Bởi chỉ biết làm mọi sự v́ Chúa và cho Chúa như thế, nên, trong việc giao hợp, có con hay không, đối với hai nguyên tổ lúc c̣n ở trong t́nh trạng tốt lành và công chính, là việc của Thiên Chúa. Lúc nào Chúa muốn có là có.

    Những đứa con đó, bề ngoài được sinh ra bởi loài người như nguyên nhân phương tiện thất, song, theo siêu nhiên, chính bởi nguyên nhân tác thành là ư Chúa muốn mà chúng được sinh ra, như "những đứa con bởi lời hứa" (Rm 9:8), mà Isaac, con của tổ phụ Abraham và Sarah (x.STK 18:10), hay Gioan Tiền Hô, con của Giacaria và Elizabét (x.Lc 1:13) là những trường hợp điển h́nh.

    Chính bởi ư muốn thuần tuư của Thiên Chúa mà "những người con của lời hứa", những người con được tuyển chọn đó vào đời để thực hiện ư định đặc biệt của Ngài, như Isaac làm cha của Giacóp là người đă sinh ra mười hai người con làm tổ phụ mười hai chi tộc Do Thái, Dân Thiên Chúa, hay như Gioan là Tiền Hô dọn đường cho Chúa Cứu Thế đến để "thanh tẩy trong Thánh Linh" (x.Gn 1:33).

    Tuy "những người con của lời hứa" này không được thụ thai bởi "quyền phép Đấng Tối Cao" và được sinh ra cách lạ như Chúa Giêsu Kitô, Con của "Trinh Nữ có phúc hơn mọi người nữ" (Lc 1:28) là Đức Maria, họ cũng là những người con "được sinh ra bởi ư muốn Thiên Chúa" (Gn 1:13), nhờ ư hướng và tinh thần hoàn toàn sống "v́ Chúa" và "cho Chúa", cách riêng trong tác động vợ chồng để nên một xác thịt của cha mẹ các ngài.

    Tinh Sạch: Bởi Ư Hướng

    Thật vậy, đối với "Thiên Chúa là Thần Linh" (Gn 4:24), Đấng thấu suốt nơi kín mật" (Mt 6:4,18), Đấng không "xét đoán theo bề ngoài" (Gn 8:15) như con người, th́, cái làm cho con người ra ô uế không phải là những ǵ ở bên ngoài mà là những ǵ từ trong ra (x.Mt 15:11).

    Việc giao hợp vợ chồng cũng vậy, chỉ là một việc làm bề ngoài, sẽ không có khả năng làm cho hai người thi hành tác động này ra ô uế. Các làm cho hain gười giao hợp với nhua, dù là hai vợ chồng vốn được phép làm như thế đi nữa, cũng ra ô uế là ở tại ư hướng bề trong của họ.

    Ư hướng bề trong có thể làm cho hai vợ chồng giao hợp với nhau ra ô uế, được tỏ ra ở động lực giao hợp, và cách thức giao hợp của họ.

    Về động lực giao hợp, nếu hai vợ chồng gioa hợp với nhau chỉ v́ t́nh dục đ̣i hỏi, họ đă làm một việc thuần tuư như thú vật, hoàn toàn theo bản năng tự nhiên, chẳng những bất xứng với con người họ là loài tâm linh, mà càng bất xứng hơn nữa với con người họ là tạo vật đă được thần tính hoá khi "được tái sinh bởi nước và Thánh Linh" (gn 3:5).

    Về cách thức giao hợp, v́ đă được thúc đẩy theo sự đ̣i hỏi của t́nh dục mà "nên một xác thịt" với nhau như thế, nên, khi chiếm đoạt xác thịt của nhau, họ đă t́m cách để làm cho ḿnh được kích ngất đến cực độ, lâu bao nhiêu có thể và nhiều bao nhiêu có thể.

    Vẫn biết rằng, hai trạng thái "đói" trước khi ăn và "ngon" đang khi ăn đều là những trạng thái tự nhiên, đă là người c̣n sống trong xác thịt đều cảm thấy, chúng không làm cho con người ra ô uế.

    Thế nhưng, chỉ v́ "đói" mà ăn, tuy được phép, song cũng không trong lành đủ đối với thành phần Kitô Hữu là "những gnười thuộc về Chúa Giêsu Kitô đă đóng đanh xác thịt ḿnh cùng với đam mê và t́nh dục của nó" (Gal 5:24) để xứng đáng với Đấng, sau khi ăn chay bốn mươi đêm ngày liền, dù đói cũng không v́ bị cám dỗ mà t́m cách ăn cho đỡ đói (x.Mt 4:2-4). Vấn đề "đói" t́nh dục cũng thế.

    Nhất là, một khi đă v́ "đói" mà ăn th́ không thể tránh được t́nh trạng "tham ăn" khi cảm thấy "ngon" miệng, dù cảm giác "ngon" tự nó không xấu. "Tham ăn", bằng cách ăn ngấu nghiến, ăn sợ hết phần, chỉ ăn món nào hợp khẩu vị nhất, và ăn cho đến lúc không nuốt được nữa mới thôi, đều là những h́nh thức tỏ ra ăn uống theo bản năng tự nhiên, ăn như con vật, bất xứng với con người, nhất là bất xứng với tư cách là Con Thiên Chúa. Vấn đề "ngon" nơi t́nh dục cũng thế.

   
   
Tinh Sạch: Bởi Thần Linh

    "Những ǵ sinh bởi xác thịt là xác thịt, những ǵ sinh bởi Thần Linh là Thần Linh" (Gn 3:6).

    Bởi thế, đối với chung con người và nhất là riêng thành phần đă được chính Thầy chí thánh rửa cho (x.Gn 13:8,12) như các Tông Đồ, "được tái sinh từ trên cao" (Gn 3:3,7) như các Kitô Hữu, tất cả những việc làm nào có tính cách bản năng hạ đẳng thấp hèn như con vật là loài thuần tuư xác thịt đều "ô uế" (TĐCV 10:14). Đó là "những ǵ sinh bởi xác thịt là xác thịt", và "những ai sống theo xác thịt không thể làm đẹp ḷng Thiên Chúa" (Rm 8:8).

    Ngược lại, "những ǵ sinh bởi Thần Linh là Thần Linh", khi con người chỉ t́m kiếm và làm theo Thánh Ư Chúa, dưới tác động của Thần Linh hướng dẫn và thúc đẩy, chứ không theo ư riêng của ḿnh, được thúc đẩy bởi tinh thần thế gian, bởi tự ái hay bởi sở thích và cảm hứng thuần tự nhiên.

    Chúa Giêsu đă được thụ thai và hạ sinh bởi Thánh Linh (x.Mt 1:20, Lc 1:35), nên trong cuộc đời của ḿnh, Ngài chỉ làm mọi việc dước sự hướng dẫn và thúc động của Thần Linh mà thôi. Kể cả đi đâu, như về Galilêa (x.Lc 4:14), hay nói ǵ, như chúc tụng Thiên Chúa nơi các con trẻ (x.Lc 10:21), hoặc làm ǵ, như chay tịnh nơi hoang vắng 40 đêm ngày (x.Lc 4:1; Mt 4:1), tất cả những việc ấy, tự chúng, đă hoàn toàn tốt lành thánh thiện, thế mà Ngài vẫn chỉ làm theo Thần Linh mà thôi, chứ không theo cảm hứng riêng ḿnh hay ư riêng của ḿnh.

    Thế nên, trong việc giao hợp vợ chồng cũng thế, một việc làm mà, bề ngoài và tự bản chất của nó hoàn toàn là xác thịt giống như con vật, lại càng cần phải được con người Kitô Hữu, trong bí tích hôn phối:

    Thánh hoá nó trong ơn nghĩa Chúa,
    Công chính hóa nó trong Thánh Ư Chúa,
    Siêu nhiên hóa nó trong Thần Linh Chúa, và
    Tinh khiết hóa nó trong ư hướng ngay lành.

   
   
Tinh Sạch: Ở Tác Động

    Thật ra, trên thực tế, kể ra cũng khó ḷng mà dung ḥa giữa cảm hứng tự nhiên của con người ḿnh với Thần Linh của Thiên Chúa.

    Chẳng hạn, trong việc giao hợp giữa hai vợ chồng, một việc mà người chồng thường đóng vai tṛ chủ động và hiệu than2h, nếu chàng không có "hứng", thiếu "hứng" hay mất "hứng", v́ bất cứ một lư do nào đó, như thân xác mệt mỏi hay tâm thần đang bực bội chẳng hạn, việc giao hợp sẽ không thể nào thực hiện được, dù người vợ có sẵn sàng và tỏ ra khêu gợi mấy đi nữa.

    Phần người vợ, trong việc giao hợp, thường hay bị thiệt tḥi trong vai tṛ thụ động và hiến thân của ḿnh. Phần nhiều cơn hứng đến từ người chồng, người vợ thường phải "hứng" chịu trước khi làm, và đang khi làm, v́ phản ứng tự nhiên vốn chận hứng nơi thân xác đàn bà của ḿnh hơn của chồng, "nhất là nếu không được dặc biệt kích động khéo léo bởi chồng v́ chống qúa "vội ăn" và "tham ăn" một ḿnh), nàng sẽ trở nên chẳng khác ǵ một con vật bị ăn thịt mà thôi.

    Như thế, nguyên một việc làm sao để cho cả hai vợ chồng luôn luôn đồng hứng khởi trong việc giao hợp với nhau một cách ngon lành đă là khó, đằng này, nếu lại v́ muốn thánh hóa việc giao hợp theo nhục dục thấp hèn như con vật này mà phải đợi cho đến khi có sự thúc đẩy đàng hoàng của Thành Linh Thiên Chúa, th́ chưc chắc cái hứng tự nhiên của người chồng c̣n tồn tại đủ để làm được việc này theo kích thích ban đầu và làm thành việc này cho đến kích ngất cối cùng.

    Thế nên, để thánh hóa, công chính hóa, siêu nhiên hóa, và tinh khiết hóa việc giao hợp vợ chồng này, hai vợ chồng có thể thực hiện nó bằng cách làm cho có điều độ, đúng nơi, đúng lúc, nhất định không "ăn vặt" hay "ăn tham", nhất là "ăn vụng" trái phép, trái lại, c̣n "ăn nhè nhẹ", "ăn một cách nết na, trnag trọng", đặc biệt, khi có thể, c̣n "ăn chay", (vào các ngày thứ sáu trong tuần là ngày kỷ niệm cuộc tử nạn của Chúa Cứu Thế, hay những ngày dọn ḿnh mừng lễ trọng kính Chúa, Mẹ, các Thánh, hoặc vào những mùa Vọng, mùa chay, tuần thánh v.v. chẳng hạn).

    Trong việc này, người chồng nên tự hy sinh kiều chế, và, người vợ, dù muốn, cũng không nên khêu gợi dục tính của chồng, hay dù không muốn, cũng nên hy sinh, "đừng từ chối nhau" (1Cor 7:5) khi đến thời hạn phải làm, dù thiếu hứng.

    Chưa đủ, v́ giao hợp một cách có ư tứ siêu nhiên như vậy, nên, trong khi thực hiện nó, hai vợ chồng c̣n phải tỏ ra trọng kính thân xác của nhau, "thân xác là đền thờ của Chúa Thánh Thần" (1Cor 6:19). Không được v́ những kích thích tự nhiên nơi xác thịt mà tục hóa đền thờ Thánh Thần nơi nhau, biến nó thành ổ đĩ điếm và "thành hang trộm cướp" (Mt 21:13) của ḿnh.

    Hăy tiến vào đền thờ Thánh Thần của nhua một cách hết sức nghiêm kính.

    Hăy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác ḿnh (x.1Cor 6:20).

    Hăy cảm tạ Ngài về những kỳ công Ngài đă tác tạo riêng cho đền thờ Thánh Thần của nhau.

    Hăy tôn thờ Thiên Chúa, Đấng thực sự ẩn ngự bên trong thẩm cung đền thờ Thánh Thần của nhau cũng như của ḿnh.

   
    Tinh Sạch: Sinh Hoa Trái

    Vâng,
    Một khi hai người nam và nữ đă "nên một thân thể" (Mt 19:6) với nhau chính thức bằng hôn ước, nếu, trong việc giao hợp, tác động tiêu biểu nhất của đời sống vợ chồng, họ biết làm một cách tinh khiến bằng tinh thần siêu nhiên trong Thánh Ư Chúa và theo Thần Linh Thiên Chúa như vậy, chắc chắn, hạnh phúc hôn nhân của họ chẳng những sẽ không bao giờ bị sứt mẻ, trái lại, nó c̣n sinh hoa kết qủa tốt lành thánh đức là "những đứa con của lời hứa", những đứa con củ Thiên Chúa, những đứa con cho Thiên Chúa.

    Nếu trên thế gian này có một đôi vợ chồng nào sống với nhau "trăm năm hạnh phúc" như vậy, phải là những người vợ và người chồng sống một cuộc sống hôn nhân với tinh thần tu tŕ: khiết tịnh, khó nghèo và tuân phục.

    - KHIẾT TỊNH ở chỗ, hợ không yêu nhau theo t́nh yêu xác thịt, mả chỉ yêu nhau trong Thiên Chúa và như Thiên Chúa muốn. Nên, họ sẽ không bao giờ chia sẽ t́nh yêu, không bao giờ có một hành vi ngoại t́nh nào, dù bền trong hay bề ngoài. Họ trung thành không phải là trung thành với nhau, cho bằng trung thành với chính Thiên Chúa, với chính "T́nh Yêu" (x.1Gn 4:8,16), Đấng "đă kết hợp" (Mt 19:6) họ "nên một thân thể" (Mt 19:5).

    - KHÓ NGHÈO ở chỗ, dù đă thuộc về nhau như một sở hữu bất khả phân ly (x.Mt 19:6), ngoại trừ sự chết (x.1Cor 7:39), v́ vợ hay chồng "không có quyền trên thân xác ḿnh" (1Cor 7:4) nữa, song, chỉ v́ t́nh yêu nhau hoàn toàn v́ Chúa, cho Chúa và trong Chúa như thế, họ, người vợ hay người chồng cả hai, sẽ sống với nhuau một cách thanh thoát, không bị ràng buộc nhau, đến nỗi, "có cũng như không có" (1Cor 7:29) nhau.

    - TUÂN PHỤC ở chỗ, người vợ sẽ triệt để và hoàn toàn "phục tùng chồng ḿnh trong mọi sự như Giáo Hội tùng phục Chúa Kitô" (Eph 5:24); ngược lại, người chồng sẽ hy sinh trọn vẹn cho vợ như Chúa Kitô hiến ḿnh v́ Giáo Hội của Ngài (x.Eph 5:25); để rồi, một khi đă yêu thương nhau như Chúa Kitô và Giáo Hội, nhiệm thể của Ngài, dù một trong hai người, vợ hoặc chồng, có v́ yếu đuối mà ngoại t́nh hoặc phản bội cách nào, người kia vẫn trung thành với "Thiên Chúa là T́nh Yêu" (1Gn 4:8,16) đă liên kết họ lại với nhau.

    Một đời sống hôn nhân như thế, con người làm vợ hay làm chồng sẽ chẳng khác nào như nh84ng "trinh nữ khôn ngoan mang dầu theo với đền" (Mt 25:2,4).

    Dầu là tinh thần sống hôn nhân siêu nhiên của họ, đèn là thân xác chứa đựng dầu tinh thần siêu nhiên này, và lửa là đức ái trọn hảo được thắp sáng  nhờ dầu thần siêu nhiên của họ để chiếu rọi toàn thân (x.Lc 12:34-36).'

    Toàn thân được đức ái trọn hảo như ánh sáng chiếu soi này chẳng những là chính con người họ và con người phối ngẫu đă nên một thân thể với họ, lại c̣n cả những ǵ được phát xuất từ sự nên một thân thể của họ, đó là thành phần con cái do họ sinh ra.

    Những đứa con được họ thụ thai và sinh ra như Thánh Ư Chúa muốn, chứ không phải do đam mê nhục dục của họ đó, cũng sẽ được họ dưỡng dục trong đức ái trọn hảo, cho chúng được trở nên mọi sự như Thiên Chúa muốn.

    Họ yêu thương chúng trong Chúa và kính mến chúa trong chúng.

    Họ hiến dâng chúng cho Chúa như Chúa đă ban cho họ.

    Họ dưỡng dục chúng là để dâng chúng cho Chúa, như Mẹ Maria đă dưỡng dục Chúa Giêsu để hiến dâng lên cho Thiên Chúa Cha.

    Họ không hănh diện v́ họ có những đứa con tài sắc khôn ngoan, cũng không than trách, chán nản v́ có những đứa con tật nguyền thể xác, chậm chạp tài trí, yếu kém tâm linh v.v.

    Họ hy sinh cho chúng là họ hy sinh cho Chúa, hay, ngược lại, họ phụng sự Chúa trong chúng cũng vậy.

    Tóm lại,
   
    V́ không thụ thai và sinh ra chính Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa Tối Cao, như Trinh Nữ Đầy Ơn Phúc Maria, nên không ai được thực sự, hoàn toàn và tuyệt đối trinh nguyên cả khi thụ thai cũng như khi sinh con cái.

    Những, với tinh thần siêu nhiên torng đời sống gia đ́nh, nhất là trong tác động giao hợp giữa hai vợ chồng, việc làm tiêu biểu nhất cho đời sống lứa đôi, chẳng những đă làm cho bản thân họ, cho người phối ngẫu của họ và cho cả con cái của họ không bị ra ô uế, trái lại, c̣n làm cho tất cả gia đ́nh họ nên tinh khiết, một phẩm chất tiêu biểu của đời sống tu tŕ, một trạng thái phục sinh của thân xác "sống động như các thần trời" (Mt 22:30).

    Đối với họ,
   
    GIA Đ̀NH SẼ LÀ MỘT VIỆN TU GIỮA ĐỜI,
    MỘT HIỆN DIỆN CỦA THÁNH GIA!

 

Nếu Cần, xin xem lại các bài trước

Nội Dung

Maria: Đời Tận Hiến

Maria: Bỏ Ḿnh

Maria: Vác Thập Giá

Maria: Trường Hợp Vác Thập Giá

Đời Gia Đ́nh: Bạn của Thánh Giuse

Đời Gia Đ́nh: Mẹ Chúa Giêsu