Chương Bốn

 

MẸ CHÚA GIÊSU
 

 

Con Cái: Hoa Trái Của Hôn Nhân

    Đời gia đ́nh, ngoài cuộc sống vợ chồng c̣n cuộc sống làm cha mẹ làm mẹ nữa. Hai người nam nữ lấy nhau không phải chỉ v́ như cầu t́nh cảm và để thỏa măn t́nh dục mà thôi. Nếu thế, dù hôn ước của họ có thành trên căn bản đồng ư lấy nhau, về phương diện tinh thần, cuộc hôn nhân của họ, cạn kiệt và chán chường như t́nh dục của họ, là những ǵ đă liên kết họ lại với nhau.

    Phải chăng, chính v́ mục đích của hôn nhân là "sinh sôi nảy nở cho đầy mặt đất" (STK 2:28) mà Thiên Chúa đă dựng nên con người với hai phái tinh nam và nữ.

    Như thế, theo nguyên tắc, nếu một trong hai vợ chồng bị bất lực về khả năng sinh dục, (trong việc không làm được chứ không phải là làm không được tác động giao hợp), để có thể "sinh sôi nẩy nở" đúng như mục đích của hôn nhân và sứ mệnh của phái tính nơi họ, th́ hôn nhân của họ tự nó bất thành.

    Do đó, con cái đúng là hoa trái của cả t́nh yêu, tiêu biểu cho tâm linh của con người, lẫn t́nh dục, biểu hiệu cho xác thịt của con người. Trong hai yếu tố tạo nên con cái này, t́nh yêu là nguyên nhân tác động và t́nh dục chỉ là nguyên nhân phương tiện.

    Không yêu nhau, con người sẽ không chấp nhận nhau, lấy nhau và gắn bó với nhau đặc biệt về mặt thể lư, ngoài ra, chỉ là nhục dục thuần túy. Cũng chính v́ yêu nhau mà hai người nam và nữ nên một thân thể để cùng nhau tạo nên những con người mới.

    Những đứa con do t́nh yêu hôn nhân mà có (chứ không phải có v́ bất đắc dĩ, ngoài ư muôn của cha mẹ chúng) này cũng sẽ được cha mẹ của chúng dưỡng dục trong t́nh yêu thương giữa các ngài.

    Những đứa con được sinh ra bởi và được dưỡng dục trong t́nh yêu hôn nhân của cha mẹ chúng không thể nào không nên người thành toàn, tối thiểu, chúng cũng không thể nào dễ dàn hư thân mất nết.

    Một khi chỉ v́ yêu con cái mà sinh ra cùng dưỡng dục chúng, hai vợ chồng cũng sẽ đạt đến tuyệt độ của hạnh phúc hôn nhân. Ít nhất, ngày nào c̣n thật t́nh thương con, hạnh phúc hôn nhân của họ cũng không thể nào bị đổ vỡ một cách dễ dàng và lăng xẹt.

    Nếu con cái là hoa trái được trổ sinh từ yếu tố tác thành chính yếu là t́nh yêu hôn nhân tạo nên cuộc sống vợ chồng giữa hai người nam nữ, th́ yêu thương con cái là mức đo của t́nh yêu hôn nhân nói riêng và của t́nh yêu phái tính nói chung.

    Yêu thương con cái chính là yêu thương nhau, hay là yêu nhau trong con cái cũng như yêu con cái trong nhau. Con cái không phải là một sự hiện diện bất lợi hay một chia sẻ làm hao cạn t́nh yêu vợ chồng. Trái lại, chúng là một tràn đầy của t́nh yêu hôn nhân.

    Không thể nào một đàng yêu thương con cái một đàng lại cứ ly dị nhau. Cũng không thể nào thật t́nh và tha thiết yêu nhau lại cứ nguùa thai nhân tạo, lại ngại ngùng không muốn có con với nhau bao giờ. Phái tính của con người để làm ǵ, nếu không phải để kết hợp với nhau mà "sinh sôi nẩy nở"? Con cái đúng là sự sinh sôi nẩy nở của nhân tính nói chung và của t́nh yêu phái tính nói riêng.

    Đối với trường hợp của Trinh Nữ Maria, tuy bề ngoài đă đồng ư và thực sự lập gia đ́nh với Thánh Giuse, bề trong, Người vẫn "không hề biết đến nam nhân".

    Tuy nhiên, nếu hiểu làm mẹ là làm một con người đă chính thức thụ thai, (với trứng của ḿnh chứ không phải của người), thực sự và trực tiếp cưu mang, (bởi bụng của ḿnh chứ không phải bụng của người hay trong ống nghiệm), sinh hạ và dưỡng dục những con người được tạo nên bởi toàn thể nhân tính của một người mẹ là hồn (chấp nhận có con) và xác (chia sẻ huyết nhục), th́ Trinh Nữ Maria đúng là một người Mẹ, một người Mẹ Thiên Chúa.

    Vậy, trong tiến tŕnh và theo chức năng là mẹ, Trinh Nữ Maria đă thực hiện nó như thế nào để:
    - Thụ thai "Ngôi Lời đă hoá thành nhục thể" (Gn 1:14);
    - Sinh hạ "Đấng Cứu Thế" (Lc 2:11); và
    - Dưỡng dục Thiên Chúa ở cùng chúng ta" (Mt 1:23).

Thụ Thai Ngôi Lời Đă Hóa Thành Nhục Thể

    Trinh Nữ Maria đă không thụ thai Chúa Giêsu là ǵ, nếu không, Người đă không cưu mang Ngài lộ liễu đến nỗi, Thánh Giuse đă trông thấy và đâm ra bối rối v́ Người.

    Tuy nhiên, Người đă thụ thai Chúa Giêsu không hể có sự can dự của nam nhân, nếu căn cứ vào lời Người đă thành thật minh định cùng sứ thần Gabriel khi truyền tin Ngôi Lời Nhập Thể cho Người, rằng: "Tôi không hề biết đến nam nhân" (Lc 1:34), dù bấy giờ Người đă "đính hôn với một người tên là Giuse" (Lc 1:27), thế th́ Người đă thụ thai như thế nào?

    Qua thánh kinh, Thiên Chúa đă mạc khải cho con người biết tác nhân và cách thức thụ thai một cách siêu linh huyền diệu này của Trinh Nữ Maria. Tác nhân của mầu nhiệm thụ thai này là "Thánh Thần sẽ đến trên Người" (Lc 1:34), và cách thức trong việc thụ thai này là "quyền phép Đấng Tối Cao sẽ bao phủ Người" (Lc 1:34).

    Theo tự nhiên, việc làm cho một người nữ có thai, cần phải có tác nhân là người nam, và cách thức của việc làm này là người nam ăn nằm với người nữ đó. Tuy nhiên, dù có cả tác nhân và theo cách thức xứng hợp để làm cho một người nữ có con như thế, việc thụ thai cũng sẽ bất thành, v́ một trục trặc nào đó, như thời gian tính nơi người nữ hay chất liệu nơi người nam.

    Trường hợp thụ thai của Trinh Nữ "có phúc hơn mọi người nữ" (Lc 1:28, 42) là Đức Maria, được biết rằng: tác nhân của nó "không bởi ư muốn nam nhân" (Gn 1:13), cách thức của nó "không bởi đam mê nhục dục" (Gn 1:13), vá chất liệu của nó "không bởi huyết nhục" (Gn 1:13).

    Như thế, xét về chất liệu để tạo nên Thánh Thể của Chúa Giêsu, chẳng nhẽ là những ǵ vô h́nh từ trời xuống, như Chúa Giêsu đă ví Thánh Thể Ngài như "Bánh từ trời xuống" (Gn 6:33, 58). Nếu vậy, cung ḷng của Trinh Nữ Maria chỉ là nơi chứaThánh Thể Chúa Giêsu, nhu chén thánh đựng Thánh Thể mà thôi, chứ không phải là chính Bánh Thánh, chất liệu đă trở nên Thánh Thể của Ngài!

    Thật sự, không phải chất liệu làm nên Thánh Thể của Chúa Giêsu là giả tạo hay ngụy tạo. Bằng không, mỗ hôi của Ngài đă không toát ra và nhỏ xuống như máu (x.Lc 22:44). Bằng không, máu và nước đă không chảy ra từ cạnh sườn Ngài (x.Gn 19:35). Bằng không, thân xác của Ngài đă không tăng trưởng theo tuổi đời (x.Lc 2:40).

    Như vậy, phải nhận rằng, Thánh Thể của Chúa Giêsu đă được tạo nên "bởi huyết nhục" đàng hoàng, song không phải huyết nhục do tác nhân và cách thức tự nhiên thấp hèn, mà là hoàn toàn do thần linh cao cả.

    Chất liệu h́nh thành Thánh Thể của Chúa Giêsu đó chẳng khác nào tấm bánh không men, tinh tuyền, được thánh hiến để trở nên Thánh Thể của Chúa Giêsu theo lời truyền phép thần linh là mô thể của nó.

    Chất liệu xứng đáng để h́nh thành Thánh Thể của Chúa Giêsu này không phải là chính huyết nhục tinh tuyền và được thánh hiến nơi bản thân của Trinh Nữ Maria là ǵ. Huyết nhục của Người tinh tuyền ở chỗ: "Tôi không hề biết đến nam nhân" (Lc 1:34). Huyết nhục của Người được thánh hiến ở chỗ: "Tôi xin vâng như lời sứ thần truyền" (Lc 1:38).

    Và, lời truyền phép thần linh làm cho huyết nhục tinh tuyền và được thánh hiến nơi Trinh Nữ Maria trở nên Thánh Thể của Chúa Giêsu, đó là: "Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh một con trai, và đặt tên cho Ngài là Giêsu" (Lc 1:31).

    Phải, bởi lời truyền phép "hiệu thành khi đến lúc" (Lc 1:20) của sứ thần Thiên Chúa này mà huyết nhục của Trinh Nữ Maria, sau lời "Xin Vâng" của Người, đă trở nên Thánh Thể Chúa Kitô, "Ngôi Lời đă hóa thành nhục thể" (Gn 1:14), một Thánh Thể mà toàn thể thần tính và nhân tính của Con Thiên Chúa hiệu thực, để ở với (x.Gn 1:14), để làm giá chuộc (x.Mt 20:28) và để làm bánh nuôi sống thế gian (x.Gn 6:33).

    Nếu Thánh Thể của Chúa Giêsu được thụ thai thực sự là chất liệu do huyết nhục của Trinh Nữ Maria, th́ phải là một tế bào trứng có phúc nào đó nơi Người.

    Sỡ dĩ phải nhấn mạnh chất liệu làm nên Thánh Thể của Chúa Giêsu trong cùng ḷng trinh nguyên của Đức Maria là một "tế bào trứng có phúc", bởi v́, nó không phải là một tế bào trứng rụng xuống theo chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ để chờ đợi tế bào tinh trùng của người nam đến hợp lại thành thai bào, hoặc là thai bào nam, hoặc là thai bào nữ.

    "Tế bào trứng có phúc" trong trinh ḷng của Đức Maria này chỉ rụng xuống "khi đến giờ ấn định" (Gal 4:4) mà thôi, để rồi, dưới "quyền phép Đấng Tối Cao" (Lc 1:35), tự nó có khả năng phát triển thành thân thể của một người "con trai" (Lc 1:31), đó là "Con Người Giêsu Kitô" (1Tim 2:5), đúng "như lời sứ thần truyền" (Lc 1:38).

    Vâng, chính nội dung của lời truyền đă làm cho huyết nhục trong cung ḷng Trinh Nữ Maria như chất thể xứng hợp trở nên Thánh Thể của Con Người Giêsu Kitô. Bằng không, cũng dước tác động của "quyền phép Đấng Tối Cao", thai nhi có thể là Thánh Gioan Tiền Hô th́ sao (x.Lc 1:36)?

    Một khi đă là "Con Người Giêsu Kitô" chứ không phải là Gioan Tiền Hô hay là một siêu nhân nào khác, th́, ngay từ đầu thai, thần tính của Ngài là mô thể làm than2h ngôi vị của Ngài, đă chiếm đoạt "tế bào trứng có phúc" là hiện thân cho nhân tính của Ngài.

    Và, v́ được thần tính là một bản thể hằng hữu và vô cùng toàn hảo chiếm đoạt ngay từ giây phút đầu thai như thế, nhân tính của Ngài nói chung và thân xác của Ngài nói rei6ng đă được xức dầu đầy tràn Thánh Linh (x.Is 61:1), "được Cha thánh hóa" (Gn 10:36), "đầy chân lư và ân sủng" (Gn 1:17).

    Đối ngoại, nhân tính được ngôi hiệp với thần tính như thế, "Con Người Giêsu Kitô" đă trở nên "quyền năng của Thiên Chúa và khôn ngoan của Thiên Chúa" (1Cor 1:24). Đến nỗi, "sự chết không có quyền ǵ trên Ngài" (Rm 6:9). Kể cả thời gian nằm trong mồ đá, hồn và xác nơi nhân tính của Ngài ĺa nhau, nhưng thần tính của Ngài vẫn ở cùng cả hồn lẫn xác của Ngài như đă ở với chúng ngay từ khi chúng c̣n là một "tế bào trứng có phúc". Được mô thể là thần tính hằng hữu bất diệt luôn ở với như vậy, thân xác của "Con Người Giêsu Kitô" không thể nào mục nát đi mà không "phục sinh từ trong cơi chết" (TĐCV 10:41).

    Chính sự việc tự "phục sinh từ trong cơi chết" của Đức Kitô đă chứng tỏ Ngài là Chúa (x.Gn 20:28). Tức là, ngay từ đầu thai, nhân tính của Ngài, mà "tế bào trứng có phúc" trong ḷng dạ trinh nguyên của Mẹ Ngài là hiện thân, dă được thần tính chiếm đoạt, ngự trị và hiệp nhất làm nên ngôi vị của Ngài.

    V́ nhân tính của Chúa Giêsu, Ngôi Lời nhập thể, được bắt đầu bằng một "tế bào trứng có phúc" trong ḷng dạ trinh nguyên nguyên của Đức Maria, và "tế bào trứng có phúc" này được ngôi hiệp với thần tính ngay từ ban đầu như vậy để làm nên "Con Người Giêsu Kitô", "Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người" (1Tim 2:5), "là Chúa và là Thày" (Gn 13:13), nên Trinh Nữ Maria thực sự đă là "Mẹ Thiên Chúa" (Lc 1:43), Mẹ của toàn thể "Con Người Giêsu Kitô" bao gồm cả nhân tính cũng như thần tính của Ngài.

    So sánh với Chúa Giêsu, hiện thân sống động của thần tính, Trinh Nữ Maria, hiện thân lư tưởng nhất của nhân tính loài người, có thể so sánh như thân xác đối với linh hồn.

    Về thời gian, phải có thân xác rồi mới có linh hồn, cũng thế, Trinh Nữ Maria phải xuất hiện trước như "Rạng Đông" (DTC 6:10) để báo hiệu "Mặt Trời công chính" (Mal 3:20) là "Con Người Giêsu Kitô".

    Về bản chất, thân xác kém hơn linh hồn nhưng có để cưu mang linh hồn và trở nên như phương tiện cho linh hồn sinh động thế nào, Trinh Nữ Maria chỉ là "nữ tỳ thấp hèn tôi tới Chúa" (Lc 1:48) cũng cưu mang Ngôi Lời nhập thể và trở nên Đấng Đồng Công Cứu Chuộc của Ngài như vậy.

Sinh Hạ Đấng Cứu Thế

    Làm Mẹ chẳng những trước hết ở tại việc thụ thai và cưu mang con cái của ḿnh, sau đó, c̣n phải hạ sinh chúng nữa. Vẫn biết, thụ thai và cưu mang con cái mà không sinh hạ ra chúng đi nữa, thai mẫu cũng đă thực sự là mẹ của bào thai bất hạnh không được chào đời kia. Nhưng, có trải qua giai đoạn sinh nở đớn đau đoạn trường, cùng với giai đoạn cưu mang nặng nề tinh tế, người mẹ mới bắt đầu cảm thấy thế nào là hy sinh, là bỏ ḿnh, là sống cho người khác, nhất là người đó lại là chính huyết nhục và h́nh ảnh của ḿnh. Nhất định sinh hạ thai nhi do chính ḿnh thụ thai và cưu mang, nhiều khi ngoài ư muốn của ḿnh, chẳng hạn như bị hiếp mà có, lại là cả một hy sinh lớn lao về phương diện tinh thần của người mẹ nhân ái tốt lành ấy nữa.

    Hơn bao giờ hết, ngày nay, trong những xă hội văn minh nhất loài người, chấp nhận sinh con, không phá thai như luật cho phép., căn cứ trên quyền chọn lựa của thai mẫu, tinh thần làm mẹ lại không càng nổi bật hay sao?

    Như thế, so với việc thụ thai con cái, nhiều khi chỉ v́ không muốn, chưa muốn hay bị hiếp mà thụ thai, việc sinh ra chúng đúng là một việc tự ư bỏ ḿnh và dấn thân của thai mẫu. Mà, bản chất làm nên thiên chức cũng như sứ mệnh của một người nữ nói chung và của một người mẹ nói riêng là ǵ, nếu không phải là hiến thân chồng và chia sẻ cho con.

    Con việc nào chính thực biểu lộ bản chất này của người mẹ cho bằng việc hạ sinh con cái. Vả lại, không sinh con, tức không có con, người đàn bà sẽ không bao giờ đục gọi là "mẹ" bởi những đứa con của ḿnh cũng như bởi xă hội; về phần những người đàn bà hay những người vợ son sẽ đó cũng sẽ không có dịp thể hiện và sống trọn bản chất nữ nhân và làm mẹ của ḿnh.

    Đối với trường hợp của Trinh Nữ Maria, Người đă thực sự thụ thai và cưu mang Ngôi Lời nhập thể trong cung ḷng trinh nguyên của ḿnh. Nhưng, Người có thực sự sinh ra Chúa Giêsu, "Con Đấng Tối Cao" (Lc 1:32) hay không?

    Nếu thực sự Người sinh ra "Con Thiên Chúa" (Lc 1:35) th́ Người c̣n "có phúc hơn mọi người nữ" (Lc 1:28, 42) hay không? Bởi v́, một khi đă sinh con, theo định luật tự nhiên, định luật của con cháu Evà sau khi ăn trái cấm đă bị Chúa trừng phạt (x.STK 3:16), người mẹ phải chịu đớn đau đoạn trường?

    Nếu Trinh Nữ Maria thực sự sinh con, Người cũng phải chịu đau đớn như vậy, bằng không, không đau đớn, Người sẽ không phải tự ḿnh sinh con, do đó, Người làm sao thực hiện trọn vẹn việc sinh con để làm mẹ của ḿnh?

    Nếu Người thực sinh đau đớn khi sinh con, th́ dù có trinh nguyên khi thụ thai "bởi Chúa Thánh Linh" (Mt 1:20) đi nữa, Người cũng đă bị mất trinh v́ đường lối ra đời của Chúa Giêsu, Con của Người!

    Để xác nhận việc Đức Maria thực sự hạ sinh Chúa Giêsu một cách trinh nguyên, trước hết, thánh kinh đă xác định rơ rằng: có một nhân vật lịch sự trên đời này là Chúa Giêsu Kitô: "Này là Ngài" (Gn 19:5), và nhân vật này đă được sinh bởi Đức Maria: "Chính bởi Người mà Chúa Giêsu cũng gọi là Đức Kitô đă sinh ra" (Mt 1:16).

    Thánh kinh cũng cho biết địa điểm và thời điểm giáng sinh của Đấng Cứu Thế, "Vua mới sinh của dân Do Thái" (Mt 2:2), là: "Chúa Giêsu sinh ra ở Belem xứ Giu-Đa trong triều đại vua Hêrôt" (Mt 2:1).

    Thánh kinh c̣n cho biết hoàn cảnh Chúa Giêsu được mẹ Ngài sinh ra như sau: "Bà quấn Ngài trong khăn, đặt Ngài trong máng cỏ, v́ không có chỗ trọ" (Lc 2:7).

    Thế nhưng, về chính diễn tiến được sinh vào đời của Chúa Giêsu, hay cách thức Trinh Nữ Maria sinh con ra sao, thánh kinh không hề tiết lộ hay diễn tả ra một tí nào cả. Hoàn toàn bí mật. Tuyệt đối nhiệm mầu. Chẳng khác ǵ mầu nhiệm phục sinh. Cũng không ai biết được diễn tiến thân xác của Chúa Giêsu sống lại như thế nào và ra khỏi mồ đă ra sao?

    Tuy nhiên, thánh kinh đă giúp cho trí khôn suy luận của con người một chi tiết hết sức là quan trọng, đó là, khẳng định rằng: Chúa Giêsu đă được sinh ra bởi một trinh nữ. "Trinh nữ sẽ thụ thai và hạ sinh một con trai, và đặt tên cho con trẻ là Emmanuel" (Is 7:14). Hai động từ "thụ thai và hạ sinh" ở đây đều thuộc về cùng một chủ từ "Trinh Nữ". Tức là, việc thụ thai Chúa Giêsu được thực hiện bởi cùng một vị Trinh Nữ đó.

    Nếu, sinh con mà vẫn c̣n đồng trinh, th́ Đức Maria phải sinh con một cách lạ, không sinh theo kiểu b́nh thường.

    Việc sinh con một cách ngoại thường của Trinh Nữ Maria không phải là vấn đề sinh con bất cứ lúc nào. Trái lại, về phương diện thời gian, Người đă sinh con như thường, nghĩa là, Người chỉ sinh con khi "những ngày cưu mang của Người đă măn" (Lc 2:6).

    Về phương diện tác động sinh con, nếu sinh con cách lạ, hay cách ngoại thường, Trinh Nữ Maia có thể rơi vào hai cách sau đây. Một là: Người có khả năng phi thường Thiên Chúa ban cho ngoại lệ. Hai là: quyền năng phi thường của Thiên Chúa đă dùng Người như một dụng cụ thuận lợi.

    Theo cách thứ nhất, Trinh Nữ Maria đóng vai tṛ chủ động một cách gián tiếp trong việc sinh hạ Chúa Cứu Thế cách lạ. Theo cách thứ hai, Người thụ vai thụ động cách tích cực.

    Có thể nói, trong việc sinh hạ Con Thiên Chúa cách ngoại thường, Trinh Nữ Maria đă ở vào trường hợp thứ hai, thụ động cách tích cực.

    Thật vậy, ngay trong việc sinh nở b́nh thường, người đàn bà cũng không hoàn toàn làm chủ t́nh thể sinh nở của ḿnh. Chẳng hạn: không biết trước một cách chính xác và chắc chắn giây phút nào ḿnh sinh hay chuyển bụng; thế rồi, khi tới lúc ngoài việc quằn quại rên la làm sao cho việc sinh nở của ḿnh được dễ dàng và hoàn toàn. Đó là t́nh trạng "thụ động" của một người đàn bà sinh con. Dù không biết lúc nào ḿnh sinh, hay dù biết trước sinh con sẽ đớn đau khôn cùng, người mẹ vẫn chờ đợi và chấp nhận sinh ra nó, đó không phải là thái độ "tích cực" của người mẹ trong việc sinh con hay sao!

    Đối với trường hợp sinh con cách ngoại thường của Trinh Nữ Maria cũng vậy. Càng gần tới giờ sinh Con Thiên Chúa, c̣n ai hơn Người mong được chiêm ngưỡng "h́nh ảnh vinh quang của Chúa Cha, hiện thân chân xác của bản thể Cha" (DT 1:3) "qua Con của Ngài" (Dt 1:2) mà Người sinh ra cho thế gian và trên thế gian. Đó là thái đội "tích cho thế gian và trên thế gian. Đó là thái độ "tích cực" của Người.

    C̣n về việc Trinh Nữ Maria "thụ động" trong việc sinh con cách lạ, tức là, "đến thời gian ấn định" (Gal 4:4), "Con Trẻ Thánh" (Lc 1:35) sẽ chủ động trong việc ra đời của Ngài. Ngài đă ra đời khỏi tử cung của mẹ ḿnh như thế nào? Tất nhiên, cũng phải ngoại thường, phải làm sao cho mẹ Ngài vẫn c̣n trinh nguyên như lúc thụ thai Ngài.

    Chẳng nhẽ thân xác đă tự biến h́nh của Ngài trước mặt ba môn đệ trên núi cao (x.Mt 17:1-2) sau này, lúc vào thế gian, cũng thân xác đầy thần linh của Ngài được ngôi hiệp với thần tính lại không thể tự biến h́nh trong bụng mẹ của ḿnh hay sao?

    Chẳng nhẽ thân xác tuy chết song vẫn được hiệp nhất với thần tính của Ngài sau này đă tự sống lại, ra khỏi mồ đá và xâm nhập vào pḥng khóa kín của các môn đệ (x.Gn 20:19), lúc ra đời, thân xác của Ngài ngay từ đầu thai đă được hiệp với thần tính lại không đủ khả năng để tự thoát ra khỏi ḷng dạ chập hẹp của mẹ ḿnh hay sao?

    Tóm lại, Trinh Nữ Maria thực sự đă sinh ra Chúa Giêsu, nhưng sinh hạ Ngài một cách ngoại thường, sinh mà vẫn c̣n đồng trinh, sinh trong tư thế thụ động song tích cực. Nên, Người thật sự lạ Mẹ của Chúa Giêsu, đúng như ba nhà chiêm tinh đă theo ngôi sao lạ đến tận nơi chứng kiến: "Khi tiến vào nhà, thấy Con Trẻ và Maria, Mẹ Ngài" (Mt 2:11).

 

Dưỡng Dục Thiên Chúa Ở Cùng Chúng Ta

    Một con người được sinh ra không phải chỉ có h́nh thức là thân xác của họ mà thôi. Nếu một người làm mẹ đă sinh ra cả xác lẫn hồn, tức sinh ra trọn vẹn một con người, th́, cùng với trách nhiệm nuôi nấng chúng về phần xác, bà c̣n phải dậy dỗ chúng  về phần tinh thần, để chúng chẳng những xứng đáng là người có nhân tính, mà lại làm người có nhân phẩm nữa.

    Nếu sinh ra con cái mà không dưỡng dục chúng nên người, bằng cách nuôi nắng chúng và dậy dỗ chúng đàng hoàng, trong hoàn cảnh, với khả năng và hết nỗ lực của ḿnh, người mẹ chẳng khác ǵ như đang giết hại cả con các làm một với xă hội của ḿnh. Như vậy, thà đừng sinh chúng ra th́ hơn.

    Thế nhưng, một khi đă chấp nhận có con khi tự nguyện thụ thai, (chứ không ngừa thai), và nhất là khi nhất định cưu mang con và sinh ra con, (chứ không phá thai), người mẹ đă chấp nhận chia sẻ ḿnh đi, đă chấp nhận một con người khác là con của ḿnh, bằng tất cả t́nh yêu thương bao la dành cho chúng, nhiều khi c̣n hơn chính mạng sống của ḿnh, hơn cả người đă cộng tác với ḿnh tạo nên chúng.

    Phần Trinh Nữ Maria, nếu Người thật sự là Mẹ của Ngôi Lời nhập thể, tức là Người chẳng những là Mẹ nhân tính của Ngài mà c̣n làm Mẹ cả thần tính của Ngài nữa. Bằng không, Chúa Giêsu đă không phải là Con Đấng Tối Cao, là Con Thiên Chúa, và Người đă không phải là Mẹ Thiên Chúa nữa.

    Vậy, đă sinh ra Chúa Giêsu Kitô với trọn vẹn nog6i vị hai bản tính như thế, Trinh Nữ Maria cũng phải thực hiện vai tṛ làm Mẹ của ḿnh trong việc dưỡng dục Ngài, một Thực Thể vừa là người vừa là Chúa.

    Tuy nhiên, là một tạo vật "thuộc về hạ giới" (Gn 8:23), biết ḿnh hơn ai hết, Trinh Nữ Maria có cảm thấy ḿnh đủ khả năng để nuôi dưỡng, nhất là để dậy dỗ Đấng "thuộc về thượng giới" (Gn *:23) là Con của Người hay không?Nếu có, Người dám thực thi quyền làm Mẹ của Người trên Con Thiên Chúa không? Như thế nào?

   

    Khả Năng Dưỡng Dục Con Thiên Chúa

    Trinh Nữ Maria thực sự có khả năng  dưỡng dục Con Thiên Chúa. Ở tại tinh thần làm Con của Chúa Giêsu và ở tại tinh thần làm Mẹ của Người.

    Trước hết,
    Nhờ tinh thần làm Con của Chúa Giêsu mà Mẹ Ngài đă có khả năng dưỡng dục Ngài.

    Cũng trong việc Mẹ Ngài sinh ra Ngài, chính Chúa Giêsu chủ động trong việc vào đời thế nào, th́ trong việc Ngài "lớn lên, khỏe mạnh, đầy khôn ngoan và ân sủng Thiên Chúa ở cùng Ngài" (Lc 2:40) cũng vậy.

    Điển h́nh trong việc chủ động, tức trong việc "phần Ngài, càng thêm tuổi càng khôn ngoan và ơn phúc trước mặt Thiên Chúa và loài người" (Lc 2:52) này, đó là việc Ngài đă tự ư ở lại đền thờ Giêrusalem ba ngày mà không hề cho "cha và mẹ" (Lc 2:48) trần gian của Ngài là Thánh Giuse và Mẹ Maria biết.

    Bởi v́, dù sao đi nữa, chỉ có Ngài mới biết được Ngài một cách xxác thực đúng như Ngài là và Ngài phải sống thế nào cho trọn mà thôi. Thế nên, câu mà Ngài thưa lại với cha mẹ của Ngài là: "Cha Mẹ t́m Con làm chi? Cha Mẹ không biết rằng Con phải ở lại với nhà của Cha Con hay sao?", đă làm cho cha mẹ Ngài "không hiểu Ngài nói ǵ với ḿnh" (Lc 2:50). Tuy nhiên, không phải v́ thế mà Ngài không c̣n lệ thuộc vào cha mẹ của Ngài. Trái lại, "Ngài theo cha mẹ ḿnh trở về Nazarét và tuân phục hai vị" (Lc. 2:51).

    Sau nữa,
    Nhờ tinh thần làm Mẹ của Chúa Giêsu mà Trinh Nữ Maria đă có khả năng dưỡng dục Con Thiên Chúa.

    Một thân xác, tuy không phải là linh hồn, và không làm được những việc của linh hồn, song không phải v́ thế mà nó không thể cưu mang linh hồn và sinh hạ linh hồn ra nơi những tác động có tính cách tinh thần của linh hồn.

    Hơn thế, khi linh hồn, hiện thân nơi những tác động hay thái độ có tính cách tinh thần xứng hợp với bản chất linh thiêng của ḿnh, được thân xác sinh hạ ra bề ngoài rồi, nó vẫn lệ thuộc và khả năng thể lư của thân xác để có thể tồn tại và nhất là đạt đến, tức phát triển, tầm mức chính xác của nó. Một thân xác càng hoàn hảo càng làm cho linh hồn thể hện bản chất linh thiêng và tinh thần siêu việt của ḿnh.

    Việc cộng tác của thân xác như một tôi tớ đối với linh hồn và việc trở nên như một phương tiện thuận lời cho linh hồn sống động nơi ḿnh một cách trọn vẹn như thế, chẳng khác ǵ thân phận của Trinh Nữ Maria đối với Con Ḿnh là Chúa Giêsu.

    Việc Trinh Nữ dưỡng dục Chúa Giêsu hệ tại tinh thần phục vụ Ngài nơi Người. Nếu để xứng đáng làm đầu phải có tinh thần tôi tớ và phục vụ thế nào (x.Mt 20:26-27); mà không c̣n ai lại là "tôi tớ Thiên Chúa" (Lc 1:38) và phục vụ Ngài qua Con của Ngài bằng Trinh Nữ Maria, (theo thân phận là tạo vật và khả năng được ban cho để hoàn thành sứ mệnh của Người); th́, cũng không c̣n ai làm đầu Chúa Giêsu, hay nói cách khác, làm Mẹ dưỡng dục Chúa Giêsu một cách trọn vẹn và xứng hợp như Người.

    Việc "t́m kiếm Con trong sầu khổ" (Lc 2:48) của Người cùng với Thánh Giuse chỉ là một trường hợp điển h́nh cụ thể nhất mà tinh thần làm mẹ của Người đă tỏ ra. C̣n việc "không hiểu Ngài nói ǵ với ḿnh" (Lc 2:50), hay không hiểu việc Ngài làm có ư ǵ cũng vậy, không phải là sự bất lực của Người trong việc dưỡng dục Ngài, mà chỉ chứng tỏ thật thân phận và khả năng làm Mẹ đă hết sức ḿnh của Người thôi.

   
   
Thực Thi Quyền Làm Mẹ Trên Con Thiên Chúa

    Chắc chắn Trinh Nữ Maria biết được thân phận và khả năng làm Mẹ Con Thiên Chúa của ḿnh, bất xứng và bất toàn. Thế nhưng, không phải v́ thế mà Người không dám thực thi quyền làm Mẹ của ḿnh trên Con Thiên Chúa.

    Người không thực thi quyền lạm Mẹ của Người đối với Con Thiên Chúa như một người làm đầu theo như kiểu thế gian, mà là như một người tôi tới phục vụ theo tinh thần của chính Ngôi Lời nhập thể.

    Người đă thực thi quyền làm mẹ như tôi tớ của Con Thiên Chúa ở chỗ, Người chân thành nói cảm nghĩ của ḿnh cho Con và lắng nghe Ngài nói lại, dù "không hiểu Ngài nói ǵ với ḿnh", Người vẫn âm thầm "giữ những điều đó trong ḷng" (Lc 2:51), chứ không hạch lại hay bất măn như một người mẹ thế gian tầm thường.

    Mặc dù, theo chủ quan, Trinh Nữ Maria không bao giờ dám tỏ ra quyền làm mẹ của ḿnh đối với Chúa Giêsu, song, theo khách quan, từ lời Người nói" "Con ơn, tại sao Con lại làm như thế đối với cha mẹ? Con không thấy rằng cha mẹ sầu kổ t́m Con hay sao" đă nói lên điều này.

    Về cách thế, Trinh Nữ Maria đă không thực thi quyền làm mẹ của ḿnh đối với Chúa Giêsu một cách hách dịch, ta đây, trịnh thượng, mà hoàn toàn phát xuất từ ḷng kính mến Ngài. Bởi v́, về chủ ư, trong việc phục vụ Chúa Giêsu như một người Mẹ, Trinh Nữ Maria đă không bao giờ t́m ư ḿnh, trái lại, hoàn toàn vô tự và chỉ t́m Thánh Ư Thiên Chúa Cha nơi Con của Người mà thôi.

    Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, tức không phải chỉ là con của một ḿnh Người, mà c̣n chính là Con của Thiên Chúa Cha. Vả lại, bản tính làm cho Con của Người là Con Thiên Chúa ở tại thần lính, mô thể làm cho nhân tính được Người cung cấp bằng huyết nhục trinh nguyên của Người, chứ không phải ở tại nhân tính.

    Do đó, trong việc dưỡng dục Chúa Giêsu, nhất là việc "thánh hóa" (Gn 10:36) Ngài, làm cho phần xác, hiện thân cho nhân tính của Ngài, càng lớn lên, khôn ngoan và sủng ái, hiện thân cho thần tính của Ngài, càng tỏ hiện trước mặt Thiên Chúa và thế gian (x.Lc 2:40, 52), Thiên Chúa Cha mới là Đấng giữ vai tṛ chính yếu và chủ động hơn Người.

    Nói cách khác, trong việc dưỡng dục Chúa Giêsu, nhất là việc dậy dỗ Ngài về phương diện tinh thần, cũng như trong tác động sinh hạ Chúa Giêsu về phần xác, Trinh Nữ Maria thủ vai thụ động một cách tích cực.

    Nghĩa là, Người luôn luôn giữ vai tṛ là "nữ tỳ Thiên Chúa" (Lc 1:38:48), làm theo ư Chúa trong mọi sự mà thôi, nhất là trong trách vụ làm Mẹ "Con Đấng Tối Cao" (Lc 1:32) của Người. Bởi thế, khi nghe thấy Chúa Giêsu nói rằng "Con phải ở lại với nhà của Cha Con", dù "không hiểu Ngài nói ǵ với ḿnh", Người đă "xin vâng" ngay tức khắc, "giữ những điều ấy trong ḷng".

    Chính v́ Trinh Nữ Maria đă thể hiện tinh thần làm Mẹ Con Thiên Chúa bằng cách trung thành với vai tṛ làm Mẹ Con Thiên Chúa bằng cách trung thành với vai tṛ làm "nữ tỳ Thiên Chúa" như thế, nên, trong cuộc ra giảng Nưới Trời sau này, chính Con của Người đă tuyên dương Mẹ của Ngài trước mặt thế gia hai lần.

    Lần thứ nhất, khi Mẹ Ngài đến muốn gặp Ngài (x.Mt 12:46), Ngài đă phán: "Mẹ ta chính là kẻ làm theo ư Cha Ta trên trời" (Mt 12:50).

    Lần thứ hai, khi có một người phụ nữ khen Mẹ của Ngài rằng: "Phúc cho ḷng đă cưu mang Ngài và vú cho Ngài bú" (Lc 11:27), Ngài đă đề cao tinh thần làm Mẹ của Ngài như sau: "Phúc hơn cho kẻ nghe và giữ Lời Thiên Chúa" (Lc 11:28.

    Tóm lại,

    Qua lời "XIN VÂNG",
    Trinh Nữ Sinh Con Maria đă chính thức và thực sự sống cả hai đời tu tŕ và gia đ́nh cùng một lúc.

 

Nếu Cần, xin xem lại các bài trước

Nội Dung

Maria: Đời Tận Hiến

Maria: Bỏ Ḿnh

Maria: Vác Thập Giá

Maria: Trường Hợp Vác Thập Giá

Đời Gia Đ́nh: Bạn của Thánh Giuse