Một thành phố lớn

 

Trong thị kiến của phần thứ ba Bí Mật Fatima c̣n thấy "một thành phố lớn", nơi được "vị giám mục mặc áo trắng", trước khi leo lên đỉnh núi có cây thập giá lớn trên đó, đă đi ngang qua, nơi mà "một nửa đă bị tàn rụi, c̣n một nửa kia th́ đang run rẩy loạng quạng lê bước với đầy những đớn đau và buồn khổ".

 

"Thành phố lớn", căn cứ vào biến chuyển của lịch sử cũng như vào thời điểm phần Bí Mật Fatima thứ ba này được tiết lộ, có thể hiểu ít là hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất "thành phố lớn" này là riêng Âu Châu và nghĩa thứ hai "thành phố lớn" này là chung Tây phương. Bởi v́ tĩnh tự "lớn" ở đây ám chỉ văn minh và thế lực đệ nhất toàn cầu của Âu Châu nói riêng và Tây phương nói chung.

 

1- "Thành phố lớn" là Âu Châu.

 

Nếu "thành phố lớn" được chia làm hai phần, một phần đă bị tàn rụi c̣n phần kia đang ngấp ngoái, th́ Âu Châu bấy giờ, vào thời điểm Bí Mật Fatima phần ba này được tiết lộ là 26/6/2000, quả thực, sau Biến Cố Đông Âu (1989) và Liên Sô (1991) tự động giải thể, bên bị tàn rụi của "thành phố lớn" này chính là chủ nghĩa và chế độ Cộng Sản, c̣n bên đang trong t́nh trạng ngấp ngoái là chủ nghĩa tư bản và chế độ dân chủ, một chủ nghĩa tư bản và chế độ dân chủ đang bị khủng hoảng bởi bị phá sản về văn hóa nhân bản chân chính và niềm tin Kitô giáo của ḿnh, một t́nh trạng ngấp ngoái được thể hiện điển h́nh nhất nơi bản hiến pháp của Khối Hiệp Nhất Âu Châu, một văn bản đă bỏ qua nguồn gốc Kitô giáo của ḿnh.

 

Sau đây là nhận định của Hồng Y Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin Joseph Ratzinger về Cuộc Khủng Hoảng Văn Hóa Âu Châu, được bày tỏ trong bài thuyết tŕnh của ngài tại nữ đan viện Thánh Scholastica ở Subiaco, ngay trước ngày Đức Gioan Phaolô II qua đời, tức vào ngày 1/4/2005, khi ngài nhận Giải Thưởng Thánh Biển Đức về việc ngài cổ vơ sự sống và gia đ́nh ở Âu Châu.

 

·       "… Âu Châu một thời có thể nói là châu lục Kitô giáo, thế nhưng nó cũng đă là khởi điểm của thứ lư lẽ mới về khoa học cống hiến cho chúng ta những khả năng cao cả cùng với những đe dọa lớn lao. Kitô giáo thật sự không được bắt nguồn từ Âu Châu, do đó, nó không thể được liệt vào một thứ tôn giáo của người Âu Châu, thứ tôn giáo của lănh giới văn hóa Âu Châu. Thế nhưng, Kitô giáo đă thực sự lănh nhận ở Âu Châu tính chất văn hóa và tri thức hiệu nghiệm nhất, nhờ đó, vẫn được đồng hóa cách đặc biệt với Âu Châu.

 

"Ngoài ra, thật sự là Âu Châu này, từ thời Phục Hưng (Renaissance), và hiểu cho đúng hơn nữa th́ từ thời Minh Tri (Enlightenment), đă chính là thời kỳ phát triển lư lẽ khoa học, những thứ lư lẽ chẳng những ở kỷ nguyên của các khám phá dẫn đến chỗ hiệp nhất địa dư của thế giới, đến chỗ gặp gỡ giữa các châu lục và văn hóa, mà c̣n là những lư lẽ ngày nay, sâu xa hơn nữa nhờ nền văn hóa kỹ thuật hiện hữu bởi khoa học, in đậm nét của ḿnh trên toàn thế giới, thậm chí, ở một nghĩa nào đó, c̣n làm cho thế giới thành đồng dạng nữa.

 

'Sau thứ h́nh thức này của lư lẽ khoa học, Âu Châu đă phát triển một thứ văn hóa, một cách giờ đây nhân loại trước đó không thể nào ngờ tới, loại trừ Thiên Chúa ra khỏi lương tâm quần chúng, một là hoàn toàn chối bỏ Ngài, hai là cho rằng việc hiện hữu của Ngài không thể chứng minh được, không chắc chắn, nên việc ấy thuộc về lănh vực tùy nghi chọn lựa, một vấn đề dù sao cũng chẳng có liên quan ǵ tới đời sống của quần chúng cả... Nếu Kitô giáo, một đàng, đă t́m thấy h́nh thức hiệu năng nhất của ḿnh ở Âu Châu, th́ đàng khác cũng cần phải nói rằng nơi Âu Châu đă phát triển một thứ văn hóa hoàn toàn nghịch đảo sâu xa nhất chẳng những với Kitô giáo mà c̣n với các truyền thống của nhân loại về đạo giáo và luân lư nữa.

 

"… Chúng ta hăy nh́n kỹ hơn đến cái tương phản này nơi hai nền văn hóa đă làm nên tính chất của Âu Châu. Trong cuộc tranh luận về Lời Ngỏ của Bản Hiến Pháp Âu Châu, cái tương phản này có hai điểm được bàn căi, đó là vấn đề nói đến Thiên Chúa trong Bản Hiến Pháp và vấn đề đề cập tới căn gốc Kitô giáo của Âu Châu. Nếu ở khoản 52 của Bản Hiến Pháp này các quyền lợi theo hiến pháp của các Giáo Hội được bảo đảm th́ nói được là chúng ta có thể an tâm".

 

Chính v́ Âu Châu đă phủ nhận nguồn gốc Kitô giáo của ḿnh, thậm chí đă đi đến chỗ mất gốc Kitô giáo của ḿnh, tới độ Âu Châu vốn là cái nôi của Kitô giáo, thậm chí đă từng là nơi xuất phát và loan truyền văn hóa sự sống cùng văn minh yêu thương khắp thế giới từ thế kỷ 17, nhưng từ thế kỷ 19, đă dần dần biến dạng và trở thành một châu lục loan truyền văn hóa sự chết, để rồi, trong suốt thế kỷ 20, Âu Châu đă đi đến chỗ tàn sát nhau chưa từng xẩy ra trong lịch sử loài người, với hai trận thế chiến kèm theo hai chế độ bạo tàn khát máu, nhất là nạn phá thai diệt chủng. Căn nguyên sâu xa đă khiến cho Âu Châu từ một nhà phú hộ trở thành một kẻ thân tàn ma dại lang thang đầu đường xó chợ không phải là v́ Kitô giáo là một tôn giáo lỗi thời, không có tác dụng chân thiện và vững chắc, trong việc biến đổi con người và xă hội, nhưng chính tại v́ họ như đứa con thứ (so với dân Do Thái đóng vai đứa con cả trong gia sản cứu độ) đă bỏ nhà của cha ḿnh đi hoang!

 

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, một triết gia nhân bản (so với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI là một thần học gia mạc khải thánh kinh) và là vị giáo hoàng đă nỗ lực mang "vui mừng và hy vọng" đến cho thế giới tân tiến, đă nhận định về một Âu Châu hết sức suy đồi và bại hoại trong tác phẩm cuối đời của ngài, xuất bản vào ngày 22/2/2005, trước khi ngài qua đời 1 tháng rưỡi, như những ǵ ngài muốn trăn trối cho Âu Châu, bởi thế tác phẩm mới mang tựa đề "Hồi Niệm và Căn Tính", như ngài muốn nói với Âu Châu hăy nghĩ lại ("hồi niệm") về những ǵ ḿnh là ("căn tính"). Vị Giáo Hoàng xuất thân từ một quốc gia cộng sản và đă từng là góp phần đặc biệt vào hai hiến chế chính yếu của Công Đồng Chung Vaticanô II là Lumen Gentium và Gaudium et Spes, đă nhận định về căn nguyên đă làm cho Âu Châu bị biến đổi tận căn gốc như thế với những gịng chữ sau đây:

 

·       Để hiểu rơ hơn về hiện tượng này, chúng ta cần phải trở về với giai đoạn trước Thời Minh Tri, nhất là với cuộc cách mạng gây ra bởi tư tưởng triết lư của Descartes. Câu cogito, ergo sum (tôi nghĩ nên tôi là) là những ǵ đă làm biến đổi tận gốc rễ đường lối thể hiện triết học. Vào giai đoạn trước Descartes th́ triết lư, vấn đề phải nói là cogito (nghĩ tưởng) hay nói cách khác là cognosco (ư nghĩ), yếu tố thấp hơn esse (yếu tính) là yếu tố được coi là phải có trước. Thế nhưng, đối với Descartes, yếu tính lại là những ǵ thứ yếu, và ông cho cogito (nghĩ tưởng) là tiền hữu. Điều này chẳng những làm thay đổi chiều hướng triết lư hóa mà c̣n đánh dấu một cuộc dứt khoát loại trừ những ǵ triết lư vẫn có cho tới bấy giờ, nhất là triết lư của Thánh Tôma Aquinas được gọi là triết lư về esse (yếu tính). Trước đó, mọi sự đều được giải thích theo quan điểm yếu tính và việc giải thích mọi sự đều được căn cứ vào quan điểm này. Thiên Chúa, một Hữu Thể Toàn Măn (Ens subsistens) được tin là căn nguyên thiết yếu của hết mọi ens non subsistens, ens participatum, tức là của tất cả mọi vật được tạo thành, bao gồm cả con người. Câu cogito, ergo sum đă đánh dấu một cuộc thoát ly từ chính giới tuyến suy nghĩ ấy. Giờ đây ens cogitans (vật nghĩ tưởng) đă chiếm phần ưu thế. Sau Descartes, triết lư trở thành một khoa học thuần nghĩ tưởng: tất cả esse (yếu tính) – nơi cả thế giới tạo sinh lẫn Hóa Công – đều ở trong phạm vi của cogito (nghĩ tưởng), như những ǵ được chất chứa nơi tâm thức con người. Triết học bấy giờ tự cho ḿnh là các hữu thể qua (như) nội dung của tâm thức, chứ không phải các hữu thể qua (như) những ǵ hiện hữu tách biệt khỏi nó. 

“… Những diễn tiến về triết lư xẩy ra ở Tây Âu sau Thời Minh Tri. Trong các điều được nói tới, người ta nói về vấn đề ‘suy thoái của chủ nghĩa thực thể Tôma’, và vấn đề này được hiểu là bao gồm cả việc loại bỏ đi Kitô giáo là một thứ nguồn mạch cho việc triết lư hóa. Đặc biệt là ngay cả vấn đề có thể đạt tới Thiên Chúa cũng được xét lại. Theo lư lẽ của cogito, ergo sum th́ Thiên Chúa trở thành một yếu tố trong tâm thức của con người; Ngài không c̣n được coi là ư nghĩa tối hậu cho cái sum (là) của con người nữa. Ngài cũng chẳng c̣n là Ens subsistens hay ‘Hữu Thể Toàn Măn’ nữa, không c̣n là Đấng Hóa Công, là Đấng làm cho mọi sự hiện hữu, tệ nhất là Ngài không c̣n là Đấng ban ḿnh nơi mầu nhiệm Nhập Thể, mầu nhiệm Cứu Chuộc và mầu nhiệm ân sủng nữa. Vị Thiên Chúa của Mạc Khải không c̣n hiện hữu như  ‘Thiên Chúa của các triết gia’ nữa. Tất cả những ǵ c̣n lại chỉ là ư tưởng về Thiên Chúa mà thôi, một đề tài tùy tâm tưởng con người khám phá.  

Như thế, các nền tảng về ‘triết lư sự dữ’ cũng bị sụp đổ theo. Sự dữ, theo ư nghĩa thực thể th́ nó chỉ hiện hữu trong tương quan với sự thiện, nhất là với Thiên Chúa, Sự Thiện tối cao. Đó là sự dữ được Sách Khởi Nguyên nói tới. Chính từ quan điểm này mới có thể hiểu được nguyên tội, cũng thế, mới có thể hiểu được tất cả mọi cá tội. Sự dữ này đă được Chúa Kitô cứu chuộc trên Thập Tự Giá. Nói một cách chính xác th́ con người được cứu chuộc và thông phần vào sự sống của Thiên Chúa nhờ việc cứu độ của Chúa Kitô. Tất cả những điều ấy, toàn thể thảm kịch của lịch sử cứu độ ấy đă biến mất đối với chủ nghĩa Minh Tri. Chỉ c̣n lại một ḿnh con người mà thôi: một ḿnh con người đóng vai như là một tay làm nên lịch sử của họ cùng với văn minh của họ; một ḿnh con người đóng vai như là một kẻ quyết định điều thiện sự ác, như là một kẻ muốn hiện hữu và tác hành như thể không có Thiên Chúa etsi Deus non daretur.

Nếu con người có thể tự ḿnh quyết định, không cần Thiên Chúa, những ǵ là thiện và những ǵ là ác, th́ họ cũng có thể quyết định hủy diệt cả một nhóm người. Những quyết định kiểu ấy đă được thực hiện, chẳng hạn, bởi những kẻ cầm quyền Third Reich (biệt chú của người dịch: tức Chế Độ Nazi ở Đức 1933-1945, sau hai đế quốc trước đó là Đế Quốc Đức 1871-1918 và Đế Quốc Rôma Thánh 962-1806) bằng đường lối dân chủ, trong việc chỉ lạm dụng quyền bính của ḿnh để thực hiện những dự án gian ác của ư hệ Xă Hội Quốc Gia theo các nguyên tắc duy chủng tộc. Những quyết định tương tự cũng được thực hiện bởi đảng Cộng sản ở Nga Sô cũng như ở các xứ sở khác theo ư hệ Mát Xít. Đó là cái lư lẽ giành để diệt chủng người Do Thái, cùng các nhóm khác như nhân dân Romania, thành phần dân quê xứ Ukraine, và hàng giáo sĩ Chính Thống lẫn Công Giáo ở Nga, ở Belarus và cả ở bên ngoài rặng núi Urals (biệt chú của người dịch: một rặng núi ở Nga thường được coi là lằn biên phân chia ranh giới giữa Âu Châu và Á Châu). Cũng thế, tất cả những ai ‘không thuận lợi’ cho chế độ đều bị bách hại; chẳng hạn, thành phần không c̣n là chiến binh Tháng Chín 1939, những người lính thuộc Quân Đội Quốc Gia ở Balan sau Thế Chiến Thứ Hai, và những người thuộc thành phần trí thức không chấp nhận ư hệ Mát Xít hay Nazi. B́nh thường cuộc bách hại này là việc bị loại trừ về thể lư, nhưng đôi khi bị loại trừ về luân lư nữa, ở chỗ, con người không nhiều th́ ít bị cấm đoán hành sử các quyền lợi của ḿnh…”

 

2- "Thành phố lớn" là Tây Phương.

 

Ư nghĩa thứ nhất về "thành phố lớn" trong thị kiến của Bí Mật Fatima chẳng những có thể được hiểu về riêng Âu Châu như vừa dẫn giải và chứng thực, mà c̣n, theo ư nghĩa thứ hai, "thành phố lớn" này cũng có thể hiểu về chung Tây phương, một Tây phương được thế giới Ả Rập Hồi Giáo đồng hóa với Kitô Giáo, một Tây phương Kitô Giáo đă trở thành mục tiêu khủng bố tấn công của thành phần cuồng tín cực đoản quá khích Hồi Giáo, điển h́nh nhất là 3 vụ liên tiếp xẩy ra trong ṿng 2 tháng vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011: ở Iraq ngày 31/10, ở Nigeria ngày 24/12/2010, và ở Ai Cập ngày 1/1/2011.

"Thành phố lớn" được áp dụng cho chung Tây phương cũng đúng. Tây phương đây bao gồm thế giới Kitô giáo là Âu Châu và Mỹ Châu, kể cả Nam Mỹ Châu là các quốc gia bắt nguồn từ các xứ sở Âu Châu. Hai phần của "thành phố lớn" là Âu Mỹ, một bên đă bị tàn rụi và một bên đang ngấp ngoái, quả thực đă xẩy ra nơi Tây phương Kitô giáo. Ở chỗ, bên đă bị tàn rụi đây có thể hiểu về nền văn minh của Tây phương giờ đây, theo chiều hướng "cogito, ergo sum" được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phân tích trên đây về Âu Châu, nơi lănh vực văn hóa đă trở thành duy nhân bản, duy ngă độc tôn, tôn thờ thần tự do và quyền làm người, và tương đối hóa tất cả những ǵ là luân thường đạo lư, những ǵ là luật tự nhiên, đến độ con người tiến tới chỗ hoàn toàn tự lập về quyền ấn định lành dữ: những ǵ con người nghĩ đúng đều thật và những ǵ con người nghĩ sai đều đúng, và cái ǵ con người không thích đều xấu và những ǵ con người muốn đều thiện.

 

Tất cả mọi sự con người đương đầu và giải quyết, nhất là liên quan tới sự sống, đều được phán đoán theo duy thực dụng, nghĩa là tất cả những ǵ có lợi ngay trước mắt (bất kể nguyên tắc luân lư) là những ǵ tốt lành thiện hảo, cần phải được chọn và làm theo. Với qui chuẩn duy thực dụng tối hậu này, nền văn minh Tây phương đă tự nhiên tiến tới một t́nh trạng được Đức Gioan Phaolô II điểm mặt chỉ tên là "văn hóa sự chết - culture of death" từ năm 1995 trong Bức Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống của ngài, một bức thông điệp trong đó ngài đă lấy thẩm quyền tối cao của ḿnh về luân lư để chính thức tuyên bố 3 điều bất khả sai lầm liên quan tới 3 tội ác: sát nhân nói chung (khoản số 57), cách riêng việc phá thai (khoản số 62), và triệt sinh an tử (khoản số 65).

 

T́nh trạng Tây phương văn minh đă bị tàn rụi về văn hóa và tôn giáo này cũng đă được cùng vị Giáo Hoàng diễn tả một cách tổng quan cho thấy ngay trong Tông Huấn "Người Tín Hữu Giáo Dân - Christifideles Laici ban hàng ngày 30-12-1988 cho biết như sau: 

 

·       Tất cả các xứ sở và quốc gia có tôn giáo và đời sống Kitô giáo trước đây nở hoa và có khả năng nuôi dưỡng một cộng đồng đức tin sống động và hoạt động, giờ đây đang trải qua một thử thách gay go, và trong một số trường hợp, thậm chí c̣n trải qua một cuộc biến đổi toàn diện, gây ra bởi một cuộc liên lỉ lan tràn những ǵ là dửng dưng lạnh lùng về đạo giáo, những ǵ là tục hóa và những ǵ là vô thần. T́nh trạng đặc biệt liên quan tới các xứ sở và các quốc gia được gọi là Thế Giới Đệ Nhất này, nơi mà phúc hạnh về kinh tế và chủ nghĩa hưởng thụ, thậm chí đồng hiện hữu với một t́nh trạng thê thảm về nghèo khổ và khốn khổ, đang phấn khích và ủng hộ một đời sống ‘như thể Thiên Chúa không hiện hữu’. T́nh trạng dửng dưng lạnh lùng đối với đạo nghĩa cũng như  đối với việc thực hành đạo nghĩa trống rỗng những ǵ là ư nghĩa đích thực trước những vấn đề rất trầm trọng của đời sống, không phải là những ǵ ít quan ngại và lo âu so với thứ chủ nghĩa vô thần công khai. Đôi khi cả đức tin Kitô giáo nữa, trong lúc bảo tồn một số những h́nh thức bề ngoài về truyền thống và nghi lễ của nó lại có khuynh hướng tách ĺa khỏi những giây phút có tầm vóc quan trọng nhất của cuộc sống con người, như sinh ra, khổ đau và chết đi. […]"

 

Thế rồi, khi c̣n là Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin, trong thời điểm ở vào những năm của cuối thiên kỷ thứ hai Kitô giáo, Vị Thừa Kế tương lai của Đức Gioan Phaolô II cũng đă cảm nhận về một thế giới Tây phương có vẻ bi quan trước một thế giới Ả Rập Hồi giáo nhờ đó vươn lên như sau: 

 

·       Trong bối cảnh về văn hóa của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, cho đến thập niên 1960, cái trổi vượt của các quốc gia Kitô Giáo về kinh tế, văn hóa, chính trị và quân sự quá lớn mạnh đến nỗi thực sự đẩy Hồi Giáo vào hạng thứ yếu, và Kitô Giáo, có thể nói, các nền văn minh theo căn gốc Kitô Giáo có thể tỏ ra ḿnh như là một quyền lực chiến thắng trong lịch sử thế giới. Thế nhưng, vào lúc ấy lại xẩy ra một cuộc khủng hoảng đại thể về luân lư nơi thế giới Tây phương, một thế giới mang tính cách là một thế giới Kitô Giáo. Trước những tương phản sâu xa về luân lư nơi Tây phương cùng với sự bất lực nội tại của nó – một nỗi bất lực đột nhiên nghịch lại với một quyền lực mới về kinh tế của các quốc gia Ả Rập – hồn sống của Hồi Giáo đă bừng lên. Chúng tôi cũng là một nhân vật nào đó nữa chứ; chúng tôi biết được ḿnh là ai mà; tôn giáo của chúng tôi đang vững mạnh đây; các người không c̣n thứ tôn giáo như thế nữa. Đó thực sự là cái cảm thức hôm nay nơi thế giới Hồi Giáo: ở chỗ, các quốc gia Tây phương không c̣n khả năng giảng dạy một sứ điệp về luân lư nữa, mà chỉ có một thứ kiến thức về kỹ thuật để cống hiến cho thế giới mà thôi. Kitô Giáo đă bị lịm tắt mất rồi; nó thực sự không c̣n hiện hữu như là một tôn giáo nữa; thành phần Kitô hữu không c̣n luân lư hay đức tin nữa; tất cả những ǵ c̣n lại đó là một ít vết tích của vài ư nghĩ minh tri tân thời mà thôi; chúng tôi có một thứ tôn giáo vững vàng chắc chắn". (“Salt of The Earth”, Ignatius xuất bản năm 1997, trang 245-246).

 

Thực tế quả nhiên đă cho thấy rằng, về luân thường đạo lư Tây phương Kitô giáo đă trở nên thua kém thế giới Ả Rập Hồi Giáo. Ở chỗ, thứ nhất, Tây phương, bằng luật cho phép ly dị, thậm chí ly dị theo kiểu đơn phương, chẳng những cho phép đa thê mà c̣n đa phu nữa, nghĩa là những cặp vợ chồng ly dị sẽ trở thành những cặp vợ chồng tái hôn khác v.v., trong khi Hồi giáo Ả Rập chỉ có đa thê. Ở chỗ, thứ hai, Tây phương, thậm chí, nhân danh nhân quyền, bằng luật phá thai, c̣n cho phép mẹ khủng bố ngay con của ḿnh nữa, và cũng ở Tây phương (cách riêng ở Hoa Kỳ), qua luật được sử dụng súng, c̣n mặc nhiên cho phép khủng bố bất cứ ai ḿnh không thích, (cho dù họ lấy lư là luật cho phép sử dụng súng là để tự vệ, trong khi họ vẫn hănh diện cho ḿnh là một đất nước tự do và an toàn nhất thế giới), trong khi thành phần Hồi Giáo cực đoan, cuồng tín và quá khích, nhân danh Allah là Thiên Chúa của họ chỉ âm mưu (chứ không có luật dân sự nào chính thức công khai cho phép) t́m dịp công khai tấn công khủng bố thành phần được họ cho là kẻ thù không đội trời chung, nhất là thành phần Tây phương kiểu tân đế quốc về kinh tế và chính trị.

 

Sau khi trở thành giáo hoàng, vị thừa kế Đức Gioan Phaolô II đă lấy danh hiệu Biển Đức XVI, một danh hiệu liên quan tới "vị tổ phụ của đan viện tu Tây phương" và là vị Thánh "qua đời sống và hoạt động của ngài, đă gây ảnh hưởng sâu xa đến việc phát triển văn minh và văn hóa Âu Châu" (Triều Kiến Chung Thứ Tư 17/5/2008), Vị Giáo Hoàng thứ 265 này vẫn tiếp tục quan tâm đến thế giới Tây phương rất thành đạt về văn minh vật chất nhưng lại hết sức thê thảm bại hoại về đức tin như sau: 

 

·       Dân chúng ở Phi Châu và Á Châu cảm phục khả năng về khoa học và kỹ thuật của chúng ta, thế nhưng đồng thời họ sợ hăi trước một thứ h́nh thức của lư trí hoàn toàn loại trừ Thiên Chúa ra khỏi nhăn quan của con người, như thể h́nh thức đó là h́nh thức cao nhất của lư trí, và là một h́nh thức cần phải được áp đặt trên cả các nền văn hóa của họ nữa. Họ không thấy mối đe dọa thực sự cho căn tính của họ nơi đức tin Kitô Giáo, nhưng trong việc tỏ ra khinh thường Thiên Chúa và việc ngạo mạn coi vấn đề chế diễu sự linh thánh là việc thực hành quyền tự do (biệt chú: ở đây ngài muốn nói tới bộ tranh biếm họa chế giễu vị giáo tổ Hồi giáo được phổ biến ở Đan Mạch vào tháng 2/2006), và chủ trương thực dụng là qui chuẩn tối hậu về luân lư cho tương lai của việc nghiên cứu khoa học". (Bài giảng Thánh Lễ Chúa Nhật ngày 10/9/2006 tại Neue-Messe ở Munich Đức Quốc).

 

·        "Thế giới Tây phương đă có 50 năm qua những thành đạt lớn lao – những thành đạt về kinh tế, những thành đạt về kỹ thuật; tuy nhiên, tôn giáo – đức tin Kitô giáo – ở một nghĩa nào đó lại đang bị khủng hoảng. Điều này là những ǵ hiển nhiên v́ đang xẩy ra một ấn tượng là chúng ta không cần đến Thiên Chúa, chúng ta có thể tự ḿnh làm được tất cả mọi sự, chúng ta không cần Thiên Chúa để được hạnh phúc, chúng ta không cần Thiên Chúa để tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn, Thiên Chúa không cần thiết, chúng ta tự ḿnh có thể làm được tất cả mọi sự...." (Vấn Đáp với giới truyền thông Thứ Bảy 12/7/2008 trên chuyến bay sang Sydney Úc Đại Lợi cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXIII)

 

Thực tế cũng cho thấy Tây phương Kitô giáo càng ngày càng tỏ ra ngạo mạn quá sức, qua những nỗ lực chẳng những muốn hạ bệ Thiên Chúa Chí Tôn xuống mà c̣n thay thế ngai ṭa tối cao của Ngài bằng các thứ ngẫu tượng duy nhân bản của ḿnh. Họ chẳng những hạ bệ Thiên Chúa Hóa Công xuống, ở chỗ, những ǵ được Ngài thiết lập từ ban đầu liên quan tới cơ cấu hôn nhân "nên một xác thịt" (Gen 2:24) và sứ vụ truyền sinh "tràn lan trái đất" (Gen 1:28), th́ họ đă phủ quyết bằng những đạo luật cho phép ly dị và phá thai, mà c̣n, trái lại, thay thế thượng quyền và vị thế tối hậu của Thiên Chúa Hóa Công bằng những ngẫu tượng quái gở của ḿnh, cũng liên quan cơ cấu hôn nhân và sứ vụ truyền sinh, ở chỗ, cho phép sống đời hôn nhân đồng tính, nam với nam và nữ với nữ, và cho quyền tạo sinh ngoại nhiên (trong ống nghiệm, mang thai mướn, sao bản cloning v.v.). 

 

Chưa hết, Tây phương chẳng những tôn sùng ngẫu tượng là chính bản thân ḿnh, ở chỗ lật đổ Thiên Chúa và chiếm chỗ của Ngài, mà c̣n bách hại Ngài nữa khi ra tay đàn áp chính Kitô giáo ở chính những đất nước cho ḿnh là văn minh, dân chủ và nhân quyền, chủ trương tự do ngôn luận, thậm chí cả tự do ly dị phá thai, tự do đồng tính luyến ái, v.v. tự do làm bậy. Trong Sứ Điệp Ḥa B́nh 1/1/2011, chủ đề "Tự Do Tôn Giáo - Đường Lối Ḥa B́nh", Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă nhận định về t́nh h́nh bắt đạo, chẳng những ở thế giới Ả Rập Hồi Giáo với chủ nghĩa bảo thủ cực đoan (fundamentalism), mà c̣n ở chính thế giới Tây phương Kitô giáo với chủ nghĩa duy thế tục (secularism) như sau:

 

·       Hướng ánh mắt từ Đông sang Tây, chúng ta thấy ḿnh đối diện với những loại đe dọa khác đối với việc hành sử trọn vẹn quyền tự do tôn giáo. Trước hết tôi nghĩ tới các xứ sở chấp nhận tầm vóc quan trọng của đa nguyên và khoan nhượng, thế nhưng lại là nơi đang càng ngày càng loại trừ tôn giáo. Hiện đang có một khuynh hướng coi tôn giáo, tất cả mọi tôn giáo, như là một cái ǵ đó tầm thường không quan trọng, xa lạ hay thậm chí làm bất ổn cho đời sống của xă hội.... Cũng có cả những h́nh thức khôn khéo hơn tỏ ra hận thù tôn giáo, những h́nh thức mà, ở các quốc gia Tây phương, thỉnh thoảng được thấy thể hiện nơi việc chối bỏ lịch sử và phủ nhận các biểu hiệu về tôn giáo phản ảnh căn tính và văn hóa của đa số thành phần công dân. Những h́nh thức hận thù này cũng nuôi dưỡng cả những ǵ là căm ghét và thành kiến; chúng không hợp với một nhăn quan trong sáng và quân b́nh về đa nguyên tính và thế tục tính của các cơ cấu tổ chức, chưa nói tới sự kiện là các thế hệ tương lai có nguy cơ bị mất đi cái di sản thiêng liêng vô giá nơi các xứ sở của họ".

 

T́nh h́nh một Tây phương Kitô giáo băng hoại đển độ sống như không có Thiên Chúa, dám ngang nhiên lật đổ Thiên Chúa, thậm chí dám chiếm quyền Thiên Chúa như thế, phải chăng đang là những ǵ xẩy ra hoàn toàn ứng nghiệm lời cảnh báo của Thánh Phaolô trong Thư Hai gửi Giáo Đoàn Thessalonica (2:1,3-4,6-12), liên quan tới chung t́nh trạng bỏ đạo hay bội giáo tập thể (the mass apostasy) và riêng tên phi pháp vô loài hay vô đạo (the lawless và the secret force of lawlessness):

 

“(1) Thưa anh em, về ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, quang lâm và tập hợp chúng ta về với Người, tôi xin anh em điều này:.., (3) Trước đó, phải có hiện tượng chối đạo, và người ta phải thấy xuất hiện người gian ác, đứa hư hỏng. (4) Tên đối thủ tôn ḿnh lên trên tất cả những ǵ được gọi là thần và được sùng bái, thậm chí nó c̣n ngồi trong Đền Thờ Thiên Chúa và tự xưng là Thiên Chúa…. (6) Anh em biết cái ǵ hiện đang cầm giữ nó, khiến nó sẽ chỉ xuất hiện được vào thời của nó. (7) Thật vậy, mầu nhiệm của sự gian ác đang hoanh hành rồi. Chỉ đợi người cầm giữ nó bị gạt ra một bên, (8) bấy giờ tên gian ác sẽ xuất hiện, kẻ mà Chúa Giêsu sẽ giết chết bằng hơi thở từ miệng Người, và sẽ tiêu diệt bằng ánh huy hoàng, khi Người quang lâm. 9) C̣n việc tên gian ác xuất hiện là do tác động của Xatan, có kèm theo đủ thứ phép mầu, dấu lạ, điềm thiêng, (10) và đủ mọi mưu gian chước dối, nhằm hại những kẻ phải hư mất, v́ đă không đón nhận ḷng yêu mến chân lư để được cứu độ. (11) V́ thế Thiên Chúa gửi đến một sức mạnh mê hoặc làm cho chúng tin theo sự dối trá; (12) như vậy, tất cả những kẻ không tin sự thật, nhưng ưa thích sự gian ác, th́ sẽ bị kết án” (Bản Việt ngữ của Nhóm Phiên Dịch Phụng Vụ Giờ Kinh).

 

T́nh trạng tàn rụi về văn hóa của Tây phương Kitô giáo được tỏ hiện rơ nét nhất qua nạn linh mục lạm dụng t́nh dục vị thành niên, một hiện tượng hết sức ô nhục cho từng cá nhân Kitô hữu chân chính cũng như cho chung Giáo Hội, cả về thế giá giảng dạy lẫn chứng từ truyền giáo của Giáo Hội, một hiện tượng được ngấm ngầm xẩy ra từ thập niên 1960-1970, đồng thời với thời điểm xă hội dân sự Tây phương cho phép ly dị và phá thai, một hiện tượng đă bắt đầu bùng nổ ở Hoa Kỳ vào đầu năm 2002 đầu tiên từ Tổng Giáo Phận Boston, và tái bùng nổ dữ dội hơn nữa vào chính Năm Cho Các Linh Mục 2009-2010, ở Ái Nhĩ Lan và các nước ở Âu Châu.

 

Thế nhưng, thành phần linh mục lạm dụng t́nh dục trẻ em này, cho dù đă thực sự bôi bẩn dung nhan Chúa Kitô là Giáo Hội của Người trước chung thế giới và riêng thế giới truyền thông, vẫn chỉ là một thiểu số chỉ có 3% (ở Hoa Kỳ) trong tổng số các vị linh mục vẫn c̣n trung thành với thừa tác vụ của ḿnh, và theo chuyên gia phân tích tội ác Đức quốc là Christian Pleiffer th́ chỉ có 0.1% vi phạm tội ác này từ các viên chức thuộc Giáo Hội Công Giáo so với 99.9% vi phạm cùng tội ác này gây ra bởi các phần tử khác ngoài Giáo Hội Công Giáo, đă cho thấy thế giới Kitô giáo Tây phương chưa hoàn toàn bị "tàn rụi", nghĩa là vẫn c̣n tiến bước, cho dù được cho rằng "ngấp ngoái" trước con mắt của thế giới truyền thông Tây phương vẫn nhất định quyết liệt tấn công Giáo Hội Công Giáo là tiền đồn kiêm tổng hành dinh của Kitô giáo và là thẩm quyền tối hậu về luân lư của Kitô giáo.

 

Thật là chí lư với lời nhận định đầy lạc quan sau đây của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trong cuộc phỏng vấn với giới truyền thông hôm Thứ Bảy 12/7/2008 trên chuyến bay sang Sydney Úc Đại Lợi cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXIII: 

 

·       "Tôi nghĩ rằng ở một nghĩa nào đó sẽ có một cuộc khủng hoảng về đức tin của chúng ta nơi ‘thế giới Tây phương’, song chúng ta bao giờ cũng có một cuộc phục hồi đức tin, v́ đức tin Kitô Giáo là những ǵ chân thực, và chân lư bao giờ cũng hiện diện trên thế giới loài người này, và Thiên Chúa bao giờ cũng là sự thật. Như thế, cuối cùng tôi vẫn cảm thấy lạc quan".

 

V́ lạc quan đầy tin tưởng như thế, vị thừa kế Thánh Phêrô thứ 264 của Giáo Hội Công Giáo ở vào thời điểm lịch sử Kitô giáo đang có "một cuộc khủng hoảng về đức tin nơi ‘thế giới Tây phương’" này đă cố gắng phục hồi nó bằng việc thành lập một phân bộ mới, được gọi là Hội Đồng Ṭa Thánh đặc trách Cổ Vơ Việc Tân Truyền Bá Phúc Âm Hóa (the Pontifical Council for Promoting the New Evangelization), bằng Tự Sắc “Ubicumque et Semper - Ở Hết Mọi Nơi và Măi Măi". Đối tượng chính của tân Hội Đồng này là thế giới Tây phương Kitô giáo hơn là chung thế giới, như được chính Đức Thánh Cha xác nhận với thành phần phóng viên báo chí trên chuyến bay sang Tây Ban Nha ngày 6/11/2010 "mục tiêu đó là thế giới Tây phương với chủ nghĩa thế tục hóa của nó với việc liên tục đức tin của nó, một thế giới cần phải t́m cách canh tân bản thân ḿnh để sống đức tin ngày nay cũng như để đáp ứng thách đố của chủ nghĩa thế tục hóa", nhất là trong chính Tự Sắc như sau: 

 

·       "Việc tân truyền bá phúc âm hóa trước hết liên quan tới các Giáo Hội có gốc gác xa xưa, những giáo hội đang sống trong các hoàn cảnh khác nhau cũng như có những nhu cầu khác nhau, và v́ thế, cần đến các loại tác lực khác nhau cho việc truyền bá phúc âm hóa: thật vậy, ở một số lănh thổ, mặc dù gia tăng về hiện tượng tục hóa, việc thực hành Kitô giáo vẫn phấn chấn và cho thấy một nền tảng sâu xa nơi linh hồn của toàn thể dân chúng; ở những vùng khác, trái lại, đang thấy xẩy ra một thứ tách biệt đức tin ở mọi khía cạnh nơi toàn thể xă hội, cùng với tính chất yếu mềm về giáo hội, cho dù không thiếu vắng các yếu tố của sự linh hoạt được Thần Linh không ngừng làm bừng lên; tiếc thay, chúng ta c̣n biết được có những miền dường như hoàn toàn loại trừ Kitô giáo, nơi mà ánh sáng đức tin được kư thác cho chứng từ của các cộng đồng nhỏ bé: những vùng đất ấy, những vùng đất cần tái diễn việc loan báo tiên khởi của Phúc Âm, dường như đặc biệt chống lại với nhiều khía cạnh của sứ điệp Kitô giáo".  

 

Đúng thế, "ánh sáng đức tin được kư thác cho chứng từ của các cộng đồng nhỏ bé", điển h́nh nhất là ngay ở Âu Châu là nơi đang bị ch́m ngập bởi văn hóa chết chóc, bị phá sản văn minh yêu thương của Phúc Âm Chúa Kitô, một xă hội Malta nhỏ bé vẫn hiên ngang hào hùng trung thành với đức tin truyền thống, với căn gốc Kitô giáo của ḿnh, đặc biệt nơi đời sống hôn nhân gia đ́nh nguyên vẹn, ở chỗ, không ly dị, không phá thai, trái lại, c̣n dồi dào về ơn gọi tu tŕ và tinh thần hăng say truyền giáo nữa. Đó là lư do Tổng Thống nước cộng ḥa chưa tới nửa triệu dân và gần 95% Công giáo này đă tỏ ra hănh diện khi nghênh đón Đức Thánh Cha Biển Đức XVI ngày 17/4/2010:

 

·       "Malta ngày nay chẳng những là một xứ sở độc lập mà c̣n tiến tới độ phát triển về kinh tế và xă hội khiến nó có thể trở thành một Phần Tử của Khối Hiệp Nhất Âu Châu. Như tất cả phần c̣n lại của Âu Châu và thế giới tây phương... ngày nay, chúng ta đang đối diện với một triều sóng của chủ nghĩa thế tục là chủ nghĩa được mở đầu bằng việc triệt để phân rẽ Giáo Hội và Quốc Gia: đó là một mẫu thức duy trần tục biện hộ rằng Quốc Gia cần phải triệt để tách khỏi tôn giáo là những ǵ được coi như hoàn toàn thuộc về lănh vực riêng tư. Tính chất trần tục này đă từng triển nở nơi một số Quốc Gia Âu Châu là những ǵ đang lôi cuốn dân chúng trở thành duy trần tục hay thậm chí phản Kitô giáo…. 

 

"Tâu Đức Thánh Cha, chúng con cảm thấy hănh diện là một quốc gia được thừa hưởng một gia sản Kitô giáo là cốt lơi của căn tính về lịch sử của chúng con, cho dù chúng con không phải là một quốc giáo. Cả chúng con nữa cũng đang trải qua, như tất cả phần c̣n lại của Âu Châu, hiện tượng duy đa văn hóa, thế nhưng điều ấy không có nghĩa là chúng con cần phải từ bỏ các niềm tin tưởng của riêng ḿnh. Chúng con vẫn yêu chuộng một bộ luật về các thứ giá trị là những ǵ được nuôi dưỡng duy tŕ bằng Đức Tin của chúng con, chẳng hạn như giá trị cột trụ về hôn nhân và gia đ́nh. Chúng con nh́n nhận rằng gia đ́nh của người Malta đang trải qua những thay đổi và thách đố nhanh chóng về xă hội, những ǵ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các lối sống hiện tại của thế giới Tây phương, và đang gia tăng hơn bao giờ hết t́nh trạng trần thế hóa xă hội Malta. Thế nhưng, đa số dân chúng của chúng con vẫn tin tưởng chấp nhận sống hôn nhân một vợ một chồng, một cuộc sống hôn nhân được đặt trên mối liên hệ giữa một người nam và một người nữ, hướng về việc sinh sản con cái, theo đó hướng về việc h́nh thành một gia đ́nh như là rường cột của quốc gia..."

 

Trong huấn từ với giới trẻ ngày Chúa Nhật 18/4/2010, Đức Thánh Cha cũng đă công nhận Malta ấn tượng này, khi ngài phấn khích giới trẻ của xứ sở đă từng là nơi dừng chân của Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô sau vụ đắm tầu của thánh nhân này những lời lẽ như sau:

 

·       "Ở Malta đây, các bạn đang sống trong một xă hội sâu xa đức tin và các thứ giá trị Kitô giáo. Các bạn phải cảm thấy hănh diện là quê hương xứ sở của các bạn vừa bênh vực thai nhi vừa cổ vơ đời sống gia đ́nh vững chắc bằng việc phủ nhận vấn đề phá thai và ly dị. Tôi tha thiết xin các bạn hăy trung thành với chứng từ can đảm này với tính chất linh thánh của sự sống và vai tṛ chính yếu của hôn nhân và đời sống gia đ́nh cho một xă hội lành mạnh".

 

Trong bài chia sẻ cảm nghiệm về chuyến tông du Malta này vào Thứ Tư ngày 21/4/2010, Đức Thánh Cha của chúng ta c̣n nhấn mạnh đến một khía cạnh cho thấy Malta quả thực là một ấn tượng, ở sức sống đức tin dồi dào, trong khi Âu Châu nói riêng và Tây phương nói chung đang khan hiếm ơn gọi tu tŕ và đang được viện trợ linh mục từ "thế giới thứ ba" là Phi Châu, th́ Malta chẳng những có dồi dào ơn gọi linh mục mà c̣n có các vị thừa sai Malta ở khắp nơi nữa:

 

·       "Thật vậy, các gia đ́nh và giáo xứ của Malta đă có thể giáo dục nhiều con người trẻ cảm quan về Thiên Chúa và về Giáo Hội, sâu đậm đến độ nhiều người trong chúng đă quảng đại đáp lại tiếng gọi của Chúa Giêsu và trở thành các vị tư tế. Trong số ấy, nhiều vị đă dấn thân với việc truyền giáo cho muôn dân, ở những miền đất xa xôi, thừa hưởng chính tinh thần tông đồ đă thúc đẩy Thánh Phaolô mang Phúc Âm đến những nơi chưa có Phúc Âm".