Kinh Mân Côi Đền Tạ Mẹ

về Năm Tội Phạm Đến Mẹ 

Soạn dọn cho Ngày Tôn Vinh Thánh Mẫu II - 15/5/2010 ở TGP/LA

Dẫn Nhập:

Chị Lucia, vào ngày 12/6/1930, đă trả lời 1 trong 6 câu hỏi được Cha Goncalves đặt ra liên quan đến 5 Ngày Thứ Bảy  Đầu Tháng, rằng, theo như Chúa Giêsu âm thầm tỏ cho chị biết th́ lư do cần phải thực hiện 5 Ngày Thứ Bảy  Đầu Tháng liên tiếp là bởi v́ 5 tội phạm đến Mẹ sau đây: 

1.      Lộng ngôn phạm đến Ơn Vô Nhiễm Thai của Mẹ.

2.      Lộng ngôn phạm đến Đức Đồng Trinh của Mẹ.

3.      Lộng ngôn phạm đến Chức Mẹ Thiên Chúa và Mẹ  Nhân Loại của Mẹ.

4.      Phạm đến Mẹ Vô Nhiễm/ khi công khai gieo vào ḷng các thiếu nhi sự lănh đạm,/ dể duôi và thù ghét Mẹ.

5.      Trực tiếp nhục mạ Mẹ qua các ảnh tượng của Mẹ. 

Năm Mầu Nhiệm Mân Côi để đền tạ Mẹ về năm tội phạm đến Mẹ liên quan tới 5 Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng, được suy niệm theo những diễn tiến của biến cố Truyền Tin Lời Nhập Thể, được Thánh Kư Luca tŕnh thuật trong Phúc Âm của ngài ở đoạn 1 từ câu 26 tới 38, với bản dịch của Cha Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

 

Mầu Nhiệm Mân Côi thứ 1

 

Kính Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ.

Đền tạ tội lộng ngôn phạm đến Ơn Vô Nhiễm Thai của Mẹ.

 

Phúc Âm theo Thánh Luca:

     Tháng thứ sáu, thiên thần Gabriel được Thiên Chúa sai đến một thành xứ Galilê, tên là Nazaret, 27 tới cùng một trinh nữ đă đính hôn với một người tên là Yuse, thuộc nhà Đavít, và tên trinh nữ là Maria. 28 Vào nơi bà ở, thiên thần nói: "Vui lên! Hỡi Đầy ơn phúc! Chúa ở cùng người!" 29 Nhưng lời đó đă làm bà xao xuyến lắm, và bà suy tính lời chào đó có nghĩa ǵ. 30

 

Suy Niệm:

     Nếu tên gọi của Thiên Chúa là “Đấng Có” (Ex 3:14), hay Sự Hữu, th́ tên gọi của Mẹ Maria là “đầy ơn phúc”. Thiên Chúa là Đấng Có, tức là Đấng Tự Hữu - tự ḿnh mà Có, Hằng Hữu - từ ban đầu đă Có và Có vô cùng bất tận, và Toàn Hữu - Có tất cả mọi sự, không thiếu một sự ǵ và không cần một điều chi. Ngài đă thông Sự Có của Ngài ra bên ngoài bản thân Ngài, khi tạo dựng nên muôn loài cho chúng có hữu thể tùy theo giống loại của chúng. Nhưng chỉ duy một ḿnh cá nhân Mẹ Maria mới được thông phần với Sự Có này của Ngài ở mức độ tuyệt đỉnh về ân sủng, nhờ đó Mẹ đă trở thành Đệ Nhất Tạo Vật về Ân Sủng, hơn cả loài thần thiêng vốn có bản tính cao cả hơn Mẹ. Có thể nói tất cả Sự Có của Thiên Chúa, hay thậm chí chính Thiên Chúa là Đấng Có, đă hoàn toàn phản ảnh nơi Mẹ Maria, đến độ Mẹ được ví “rực rỡ như mặt trời” (Diễm T́nh Ca 6:10; xem Khải Huyền 12:1). Và Mẹ đă được “đầy ơn phúc”, tức được thông phần vào tất cả Sự Có của Thiên Chúa, hay được tràn đầy Thiên Chúa là Đấng Có, và được Thiên Chúa là Đấng Có ở cùng ngay từ giây phút Mẹ được hoài thai trong ḷng thai mẫu. Ở chỗ, Mẹ đă được Thiên Chúa ǵn giữ cho khỏi vướng mắc nguyên tội cùng với các t́ vết của nguyên tội, khi Ngài cho Mẹ được hưởng trước ơn cứu độ của Chúa Giêsu Kitô, Người Con bởi Thánh Linh sẽ được Mẹ thụ thai, cưu mang, hạ sinh và phụng dưỡng, Đấng mà cũng chính nhờ Người Mẹ được hoài thai vô nhiễm, không hề bị Satan thống trị một giây phút nào như tất cả loài người thuộc gịng dơi Adong và Evà.

 

Tuyên Xưng với Giáo Hội (có thể thay thế suy niệm):

    Tín điều Mẹ Maria Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội được Đức Piô IX tuyên tín ở sắc lệnh “Ineffabilis Deus” ngày 8/12/1854 rằng: “Rất Thánh Nữ Trinh Maria, ngay từ giây phút đầu thai của ḿnh, nhờ ơn sủng cùng với đặc ân chuyên nhất của Thiên Chúa toàn năng, và dựa vào công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc loài người, đă được ǵn giữ vô nhiễm khỏi mọi t́ vết của nguyên tội”. Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo, Sách Toát Lược số 96 tái xác tín: Từ muôn thuở và một cách hoàn toàn nhưng không, Thiên Chúa đă chọn Đức Maria làm Mẹ của Con ḿnh. Để chu toàn sứ mạng này, Mẹ đă được ơn vô nhiễm ngay từ lúc được thụ thai. Điều này có nghĩa là, nhờ ân sủng của Thiên Chúa và đón nhận trước công nghiệp của Đức Giêsu Kitô, Đức Maria đă được ǵn giữ khỏi tội nguyên tổ ngay từ lúc được thụ thai”.

 

Cầu Nguyện:

     Lạy Mẹ Maria “đầy ơn phúc”, nhờ đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, nơi Mẹ không có mầm mống nguyên tội là đam mê nhục dục và tính mê nết xấu. Tuy nhiên, không phải v́ thế mà Mẹ không thể phạm tội, một khi Mẹ không tuân theo Thánh Ư Chúa. Kitô hữu chúng con đă được khỏi nguyên tội nhờ Bí Tích Rửa Tội tái sinh, nhưng chúng con vẫn xu hướng về tội lỗi bởi mầm mống nguyên tội vẫn c̣n đầy trong chúng con, và chúng con lúc nào cũng có thể phạm tội bởi đủ mọi mưu chước cám dỗ tinh quái của quỉ ma và trước mọi quyến rũ mê hoặc của thế gian rất hợp với bản tính tự nhiên của chúng con. Xin Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria là nơi cho chúng con nương náu và là đường đưa chúng con đến cùng Thiên Chúa muôn đời. - Amen.

 

Lần Hạt:

1 Kinh Lạy Cha,

10 Kinh Kính Mừng,

1 Kinh Sáng Danh (đứng)

 

Lời nguyện Mân Côi Fatima:

     “Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội lộng ngôn phạm đến Ơn Vô Nhiễm Thai của Mẹ. Xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục. Xin đem các linh hồn lên Thiên Đàng, nhất là những linh hồn cần đến ḷng Chúa thương xót hơn”.

 

 

Mầu Nhiệm Mân Côi thứ 2

 

Kính Đặc Ân Thiên Mẫu của Mẹ.

Đền tạ tội lộng ngôn phạm đến Chức Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Nhân Loại của Mẹ.

 

Phúc Âm theo Thánh Luca:

     Và thiên thần nói với bà: "Maria, đừng sợ! v́ người đă đắc sủng nơi Thiên Chúa. 31 Và này, nơi ḷng dạ, người sẽ thụ thai, và sinh con, và người sẽ gọi tên Người là Yêsu. 32 Người sẽ nên cao trọng, và được gọi là Con Đấng Tối Cao, và Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai báu Đavit cha Người; 33 và Người sẽ cai trị nhà Yacob cho đến đời đời, và vương quyền của Người sẽ vô cùng vô tận!" 34

 

Suy Niệm:

     Mẹ Maria được “đầy ơn phúc”, đến độ bản chất thiêng liêng của Mẹ là “đầy ơn phúc” và “đầy ơn phúc” trở thành tên gọi của Mẹ và về Mẹ. Thế nhưng, bản chất “đầy ơn phúc” này chẳng những ở chỗ Mẹ được Thiên Chúa ở cùng ngay từ khi được hoài thai trong ḷng thai mẫu với đặc ân vô nhiễm nguyên  tội, mà c̣n ở chỗ Mẹ được ơn nghĩa với Thiên Chúa, tức là Mẹ đă hoàn toàn làm hài ḷng Thiên Chúa, không hề làm mất ḷng Ngài một chút nào, ở bất cứ lúc nào trong cuộc đời của Mẹ. Và mức độ “đầy ơn phúc” nơi Mẹ nhờ đó đă tăng tiến theo cấp số nhân, tức tăng gấp trăm lần, tăng gấp trăm lần vào từng giây từng phút trong cuộc đời Mẹ, thậm chí tới chỗ mới ở vào lức tuổi vừa có thể thụ thai theo thể lư, Mẹ đă được truyền tin về việc làm mẹ, việc lănh nhận chính Đấng Có nơi cả thân xác của Mẹ qua sự kiện Con Ngài là Lời hóa thành nhục thể trong chính tử cung của một người nữ như Mẹ. Người Con theo gịng dơi loài người là Đavít này bởi thế, thực sự là “quả phúc của ḷng Mẹ” (Luca 1:42), một quả phúc thần linh phát sinh từ việc Thiên Chúa ở cùng Mẹ và việc Mẹ được ơn nghĩa Chúa, khi Mẹ liên lỉ ở với Ngài, bằng cách trọn vẹn đáp ứng t́nh yêu của Ngài. V́ quả phúc của ḷng Mẹ đây là Lời Nhập Thể, là Con Thiên Chúa, ngay giây phút đầu tiên ở trong ḷng dạ của Mẹ, đă hiệp nhất nên một Ngôi Vị với trọn vẹn nhân tính của Người, một nhân tính có thân xác được làm nên bởi chất thể từ thân xác trinh nguyên của Mẹ, mà Mẹ không phải chỉ là Mẹ của Chúa Giêsu về nhân tính nhưng c̣n là chính Mẹ của Thiên Chúa nữa.

 

Tuyên Xưng với Giáo Hội (có thể thay thế suy niệm):

     Tín điều Mẹ Maria Là Mẹ Thiên Chúa được Công Đồng Chung Êphêsô tuyên tín năm 431 như sau: “Tuyệt thông cho những ai không tuyên xưng rằng Đấng Emmanuel thực sự là Thiên Chúa, và bởi thế, Đức Trinh Nữ là Mẹ của Thiên Chúa (theotokos) (v́ Mẹ đă hạ sinh Ngôi Lời Thiên Chúa hóa thành nhục thể theo xác thịt)”. Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo, Sách Toát Lược số 95 tái xác tín: “Đức Maria thật sự là Mẹ Thiên Chúa bởi v́ là Mẹ của Chúa Giêsu (Ga 2,1; 19,25). Thật vậy, Đấng mà Mẹ đă cưu mang bởi tác động của Chúa Thánh Thần và đă thực sự là con của Mẹ, chính là Con hằng hữu của Thiên Chúa Cha. Chính Người là Thiên Chúa”.

 

Cầu Nguyện:

     Lạy Thiên Chúa Thánh Mẫu, Mẹ là vinh dự của loài người vô cùng thấp hèn chúng con, v́ cũng là một con người tạo vật như chúng con, nhưng Mẹ đă được Thiên Chúa Hóa Công vô cùng cao cả, toàn thiện và toàn năng, ưu tuyển chọn Mẹ làm Mẹ của Ngài nơi Lời Nhập Thể. Qua Bí Tích Rửa Tội, chúng con đă được trở nên con cái thừa nhận của Thiên Chúa, thành phần được thông phần vào bản tính thần linh của Ngài và sống sự sống thần linh với Ngài. Thế nhưng, qua Bí Tích Thêm Sức, chúng con c̣n được trở nên Mẹ của Chúa Giêsu, khi chúng con được tràn đầy Thánh Linh là Đấng ở trong chúng con để làm chứng về Người qua chúng con, nhờ đó nhiều linh hồn nhận biết Người mà được tái sinh trong Người. Xin Mẹ hăy làm cho Chúa Giêsu đang ở trong chúng con nhờ hạt giống đức tin được gieo vào linh hồn chúng con từ khi chúng con lănh nhận Phép Rửa, nẩy mầm và phát triển trong chúng con, ở chỗ, như Mẹ, chúng con luôn lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa (xem Luca 8:21,11:28), cho đến khi Chúa Kitô trở nên thành toàn trong chúng con (xem Eph 4:13,15). - Amen


Lần Hạt:

1 Kinh Lạy Cha,

10 Kinh Kính Mừng,

1 Kinh Sáng Danh (đứng)

Lời nguyện Mân Côi Fatima:

     “Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội lộng ngôn phạm đến Chức Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Nhân Loại của Mẹ. Xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục. Xin đem các linh hồn lên Thiên Đàng, nhất là những linh hồn cần đến ḷng Chúa thương xót hơn”.

 

 

Mầu Nhiệm Mân Côi thứ 3

 

Kính Đặc Ân Đồng Trinh của Mẹ.

Đền tạ tội lộng ngôn phạm đến Đức Đồng Trinh của Mẹ.

 

Phúc Âm theo Thánh Luca:

     Maria thưa với thiên thần: "Điều ấy sẽ làm sao được? v́ việc phu thê tôi không nghĩ đến!" 35

 

Suy Niệm:

     Thật vậy, Mẹ Maria xứng đáng là Mẹ của Thiên Chúa, chẳng những về phần hồn v́ Mẹ đă đáp ứng t́nh yêu vô cùng của vị Thiên Chúa ở cùng Mẹ, bằng việc liên lỉ tỏ ra yêu mến Chúa hết ḷng muốn, hết linh hồn và hết sức lực của Mẹ (xem Nhị Luật 6:5), mà c̣n cả về phần xác của Mẹ nữa. Ở chỗ, vào thời điểm Cựu Ước của Mẹ, phụ nữ Do Thái cảm thấy hổ nhục khi bị son sẻ không sinh con đẻ cái, Mẹ lại giữ ḿnh đồng trinh, không phải chỉ đồng trinh ngoài thân xác, liên quan tới vấn đề làm việc vợ chồng, dù Mẹ bấy giờ đă đính hôn với Thánh Giuse, đă thực sự là vợ của Thánh Giuse theo tục lệ Do Thái, mà nhất là đồng trinh trong tâm hồn, như chính lời Mẹ thưa với vị Sứ Thần Gabiên rằng: “Tôi không hề biết đến nam nhân”. Nghĩa là Mẹ không yêu thương quyến luyến một ai ngoài Thiên Chúa là Đấng đáng yêu mến trên hết mọi sự của Mẹ, Đấng v́ thế Mẹ chỉ muốn hoàn toàn tận hiến bản thân cho Ngài bằng việc giữ thân xác của Mẹ trọn đời trinh nguyên. Đó là lư do Mẹ đă bày tỏ t́nh trạng đồng trinh về thân xác của Mẹ là t́nh trạng, theo tự nhiên, hoàn toàn trái với việc làm mẹ. Lời bày tỏ nỗi thắc mắc hợp t́nh hợp lư này không phải là thái độ Mẹ muốn chối từ ư định của Thiên Chúa cho bằng, như diễn tiến của biến cố Truyền Tin sau đó cho thấy, Mẹ muốn biết làm cách nào để có thể chu toàn Thánh Ư Chúa mà thôi, v́ Mẹ, với bản chất “đầy ơn phúc”, lúc nào cũng liên lỉ tuân phục Thánh Ư Chúa, Đấng tuyệt đối đáng kính đáng mến của Mẹ.

 

Tuyên Xưng với Giáo Hội (có thể thay thế suy niệm):

    Tín điều Mẹ Maria Trọn Đời Đồng Trinh được Công Đồng Latêran tuyên tín năm 649, như sau: “Đức Maria, trinh nguyên và vô nhiễm, là Mẹ Thiên Chúa, v́ Mẹ đă thực sự thụ thai chính Thiên Chúa Ngôi Lời, Đấng được Thiên Chúa Ngôi Cha hạ sinh trước các kỳ thời, bởi Chúa Thánh Thần mà không cần đến hạt giống loài người, và đă sinh ra Người hoàn toàn không bị hư hại ǵ, t́nh trạng đồng trinh của Mẹ sau khi sinh con cũng không hề bị sứt mẻ”. Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo, Sách Toát Lược số 99 tái xác tín: "’Đức Maria trọn đời đồng trinh’ có nghĩa là Mẹ ‘vẫn c̣n đồng trinh khi thụ thai Con ḿnh, đồng trinh khi sinh Con, đồng trinh khi bồng ẵm Người, đồng trinh khi cho Người bú mớm, là người mẹ đồng trinh, vĩnh viễn đồng trinh’. Khi các Phúc Âm nói về ‘anh chị em của Chúa Giêsu’ th́ đó là những người bà con họ hàng gần của Chúa Giêsu, theo như cách nói thông thường trong Thánh Kinh”.

 

Cầu Nguyện:

     Lạy Mẹ Đồng Trinh Maria, chỉ có duy một ḿnh mẹ trong cả loài người vừa đồng trinh vừa làm mẹ. Bởi Người Con của Mẹ là một Vị Thiên Chúa Làm Người chứ không phải là một con người thuần túy. V́ Mẹ là Mẹ của Thiên Chúa bởi Thánh Linh, Vị Thánh Linh đă bao chiếm toàn thể con người của Mẹ, đă sử dụng chất thể trong ḷng dạ của Mẹ để tác thành Thánh Thể của Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô, nên xác thân của Mẹ đă được thần linh hóa và đă được Thiên Chúa hoàn toàn chiếm hữu cho một ḿnh Con Ngài. Bởi đó, không một tạo vật nào có thể chạm đến thân xác của Mẹ và xứng với thân xác cao trọng của Mẹ, một thân xác đă thụ thai, cưu mang và sinh hạ Con Thiên Chúa cũng như cho Người bú mớm bằng sữa của ḿnh, không thể nào lại chỉ đồng trinh trước khi sinh con, mà lại mất trinh đang khi sinh con và sau khi sinh con. Xin Mẹ cho chúng con, nhất là giới trẻ, đang chẳng những sống trong xác thịt vô cùng yếu đuối mà c̣n sống giữa một thế giới đầy t́nh dục ngày nay, biết sống khổ chế và tránh lánh dịp tội để biến thân xác của chúng con trở thành dụng cụ cho sự công chính và bác ái yêu thương. - Amen       

 

Lần Hạt:

1 Kinh Lạy Cha,

10 Kinh Kính Mừng,

1 Kinh Sáng Danh (đứng)

 

Lời nguyện Mân Côi Fatima:

     “Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội lộng ngôn phạm đến Đức Đồng Trinh của Mẹ. Xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục. Xin đem các linh hồn lên Thiên Đàng, nhất là những linh hồn cần đến ḷng Chúa thương xót hơn”.

 

 

Mầu Nhiệm Mân Côi thứ 4

 

Kính Đặc Ân Mông Triệu của Mẹ.

Đền tạ tội lộng ngôn phạm đến Mẹ Vô Nhiễm,

khi công khai gieo vào ḷng các thiếu nhi sự lănh đạm,

dể duôi và thù ghét Mẹ.

 

Phúc Âm theo Thánh Luca:

     Đáp lại, thiên thần nói với bà: "Thánh Thần sẽ đến trên người, và quyến năng Đấng Tối Cao sẽ bao phủ người; bởi thế con trẻ sắp sinh sẽ được gọi là Thánh, là Con Thiên Chúa! 36 Ḱa Êlisabet họ hàng thân thích của người cũng đă mang thai con lúc tuổi đă già, cái thai nay đă là sáu tháng nơi một kẻ đă từng mang tiếng là son sẻ hiếm hoi! 37 V́ với Thiên Chúa, nào có ǵ lại là không có thể!"

 

Suy Niệm:

     Phải, thân xác của Mẹ Maria là một thân xác trọn đời trinh nguyên, một thân xác đă được Thánh Thần chiếm đoạt và sử dụng để làm nơi nhập thể cho Lời hằng sống của Thiên Chúa. Thân xác trọn đời trinh nguyên của Mẹ rất tương xứng với đặc ân hoài thai vô nhiễm nguyên tội của Mẹ, một đặc ân làm cho Mẹ không có mầm mống nguyên tội là đam mê nhục dục và các tính mê nết xấu, chẳng những ở chỗ Mẹ không ham muốn những ǵ là trần tục và thấp hèn, ngoài Thánh Ư Chúa và t́nh yêu Chúa, mà c̣n ở chỗ Mẹ không phải hứng chịu các hậu quả của nguyên tội là khổ đau và chết chóc nữa. Sở dĩ Mẹ sống cuộc đời trần gian với những đau thương trải suốt cuộc đời của Mẹ: tiêu biểu nhất là nỗi đau thương bởi Thai Nhi Giêsu trong ḷng Mẹ trước con mắt của Thánh Giuse là phu quân của Mẹ, nỗi đau thương khi Mẹ bị lạc mất Con ba ngày trong Đền Thánh Giêrusalem, và nỗi đau thương khi Mẹ chứng kiến thấy Con Mẹ phải quằn quại vô cùng đớn đau tủi nhục trong cuộc khổ nạn và tử giá của Người… là v́, như một vị đồng công cứu chuộc, Mẹ cần phải cộng tác vào công cuộc cứu chuộc loài người với Con Mẹ, Đấng không biết đến tội nhưng đă trở thành tội lỗi và đă bị Cha phó nộp v́ loài người chúng ta (xem Rm 8:32). Nếu Thánh Thần là Đấng đă làm cho thân xác của Chúa Kitô sống lại thế nào và Ngài sẽ làm cho thân xác chết chóc của chúng ta sống lại (xem Rm 8:11), như thân xác hiển vinh của Người (Phil 3:21), th́ Ngài trước hết đă làm cho thân xác của Mẹ Người là một thân xác chẳng những trọn đời trinh nguyên mà c̣n trở thành phương tiện cứu độ cùng với Chúa Kitô, sống lại và về trời như Con Mẹ và với Con Mẹ.

 

Tuyên Xưng với Giáo Hội (có thể thay thế suy niệm):

      Công Đồng Vatican II đă chân nhận Mẹ Maria trong công cuộc cứu độ của Thiên Chúa: "'V́ loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, Người đă từ trời xuống thế, bởi phép Chúa Thánh Thần, Người đă nhập thể trong ḷng Trinh Nữ Maria'. Mầu nhiệm cứu rỗi thần linh này được mạc khải cho chúng ta và vẫn tiếp tục trong Giáo Hội, Giáo Hội mà Chúa đă lập làm thân thể Người. Trong Giáo Hội ấy, liên kết với Chúa Kitô Thủ Lănh, và hiệp thông với toàn thể các Thánh Người, các tín hữu cũng phải kính nhớ 'trước hết đức Maria vinh hiển, trọn đời Đồng Trinh, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta'" (Lumen Gentium, VIII, 52)

 

Cầu Nguyện:

     Lạy Nữ Vương Maria, Mẹ đă được Thiên Chúa đưa cả linh hồn vô nhiễm nguyên tội lẫn thân xác trọn đời trinh nguyên của Mẹ về trời, v́ Mẹ là Mẹ của Thiên Chúa, một Đệ Nhất Tạo Vật về Ân Sủng, một tạo vật “đầy ân phúc” đă được Chúa chiếm hữu ngay từ giây phút vừa được hoài thai trên trần gian, và đă được Ngài sử dụng trong việc đồng công cứu chuộc loài người với Con của Ngài, để nhờ đó, Con Ngài ở đâu Mẹ của Con Ngài cũng được ở đó với Con (xem Gioan 14:3). Chính v́ Mẹ đă được Mông Triệu về trời cả hồn lẫn xác, được Thiên Chúa tôn vinh làm Nữ Vương trời đất, đầu đội triều thiên 12 tinh tú và chân đạp mặt trăng (xem Khải Huyền 12:1), mà Mẹ vẫn tiếp tục quan tâm tới chung gịng dơi Mẹ trên trần gian, nhất là thành phần con cái của Mẹ, qua những lần Mẹ hiện ra đó đây, nhất là ở Lộ Đức, như Đấng hoài thai vô nhiễm, đến để chữa lành bệnh nạn tật nguyền cho một số tâm hồn cần thiết, và đặc biệt ở Fatima, như Đức Bà Mân Côi, đến để cứu vớt tội nhân và ban ḥa b́nh cho thế giới. Xin Mẹ thương bảo vệ và ǵn giữ giới trẻ, để họ chẳng những thoát được cơn băo lốc kinh hoàng của thời đại văn hóa sự chết ở ngoài xă hội, và khuynh hướng chống đối Mẹ trong nội bộ thành phần Kitô hữu, mà c̣n, như 3 Thiếu Nhi Fatima xưa, trở thành một đạo binh dàn trận của Mẹ, hiên ngang chiến đấu chống phá lực lượng hung tàn dữ dội của đạo binh Satan.- Amen.

 

Lần Hạt:

1 Kinh Lạy Cha,

10 Kinh Kính Mừng,

1 Kinh Sáng Danh (đứng)

 

Lời nguyện Mân Côi Fatima:

     “Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội lộng ngôn phạm đến Mẹ Vô Nhiễm, khi công khai gieo vào ḷng các thiếu nhi sự lănh đạm, dể duôi và thù ghét Mẹ. Xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục. Xin đem các linh hồn lên Thiên Đàng, nhất là những linh hồn cần đến ḷng Chúa thương xót hơn”.

 

 

Mầu Nhiệm Mân Côi thứ 5

 

Kính Đặc Ân Mẹ Giáo Hội của Mẹ.

Đền tạ tội trực tiếp nhục mạ Mẹ

qua các ảnh tượng của Mẹ.

Phúc Âm theo Thánh Luca:

     38 Maria mới nói: "Này tôi là tá Chúa, xin hăy thành sự cho tôi theo lời ngài!" Và thiên thần đă từ giă bà đi ra.

 

Suy Niệm:

     Phải, chính lời “xin vâng” này của Mẹ Maria đă chứng tỏ cho thấy: 1) Mẹ không hề từ chối Chúa một điều ǵ, dù là những điều vượt quá lănh vực tự nhiên và lư luận trần gian; 2) Mẹ hoàn toàn tin tưởng phó thác mọi sự trong bàn tay Quan Pḥng Thần Linh vô cùng khôn ngoan thượng trí đầy toàn năng của Thiên Chúa; 3) Mẹ yêu mến Chúa hết ḷng muốn, hết linh hồn và hết sức lực của Mẹ, bằng những liên lỉ đáp ứng một cách mau mắn và tương xứng; 4) Mẹ luôn lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa ở mọi nơi và trong mọi lúc bằng một đức tin tuân phục và ḷng khiêm nhượng thẳm sâu; 5) Mẹ hoàn toàn hiệp nhất nên một với Thiên Chúa là Đấng ở cùng Mẹ ngay từ lúc Mẹ được hoài thai trong ḷng thai mẫu; 6) Mẹ thật sự đáng mang tên gọi “đầy ơn phúc” như là bản chất đích thực của Mẹ; 7) Mẹ cảm thấy diễm phúc không phải ở chỗ được làm Mẹ Thiên Chúa, được cưu mang và cho Con Thiên Chúa bú mớm, cho bằng ở chỗ chu toàn Ư Chúa; 8) Mẹ quả thực đă thụ thai Lời Nhập Thể trong tâm hồn của Mẹ trước khi thụ thai Người nơi thân xác của Mẹ; 9) Mẹ quả thực là đệ nhất môn đệ của Chúa Kitô và là môn đệ tuyệt hạng của Người, Đấng tuyển chọn các môn đệ để ở với Người và sai đi rao giảng làm chứng về Người; 10) Mẹ xứng đáng là mô phạm cho Giáo Hội, chẳng những ở chỗ vừa là một trinh nữ vừa là mẹ, mà c̣n ở chỗ lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa.

 

Tuyên Xưng với Giáo Hội (có thể thay thế suy niệm):

    Tín điều Mẹ Maria Là Mẹ Thiên Chúa được Công Đồng Chung Êphêsô tuyên tín năm 431 như sau: “Tuyệt thông cho những ai không tuyên xưng rằng Đấng Emmanuel thực sự là Thiên Chúa, và bởi thế, Đức Trinh Nữ là Mẹ của Thiên Chúa (theotokos) (v́ Mẹ đă hạ sinh Ngôi Lời Thiên Chúa hóa thành nhục thể theo xác thịt)”. Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo, Sách Toát Lược số 95 tái xác tín: “Đức Maria thật sự là Mẹ Thiên Chúa bởi v́ là Mẹ của Chúa Giêsu (Ga 2,1; 19,25). Thật vậy, Đấng mà Mẹ đă cưu mang bởi tác động của Chúa Thánh Thần và đă thực sự là con của Mẹ, chính là Con hằng hữu của Thiên Chúa Cha. Chính Người là Thiên Chúa”.

 

Cầu Nguyện:

     Lạy Mẹ Maria vừa là Chi Thể Tuyệt Hảo trong Nhiệm Thể Giáo Hội vừa là Mẹ Giáo Hội, ở chỗ Mẹ đă luôn lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa. Mẹ thực sự là mô phạm lư tưởng sống cho cả thành phần chủ chăn lẫn đàn chiên, trong việc mau mắn nhận ra, sâu xa suy niệm và khôn ngoan đáp ứng các dấu chỉ thời đại phản ảnh Mạc Khải Thần Linh, chất chứa Dự Án Quan Pḥng của Thiên Chúa trong gịng lịch sử của từng thời đại, nhờ đó, Giáo Hội, như cành nho dính liền với thân nho là Chúa Giêsu Kitô Con Mẹ, trổ sinh muôn vàn hoa trái, trở thành “Ánh Sáng Muôn Dân”, mang vui mừng và hy vọng đến cho một thế giới hiện đại càng văn minh con người càng bạo loạn. H́nh ảnh đích thực về Mẹ không phải là các bức tranh vẽ hay tượng đúc về Mẹ, mà là chính mẫu gương sống lời Chúa của Mẹ. Có ích ǵ chăng khi tôn sùng Mẹ qua các ảnh tượng mà lại không cố gắng noi gương bắt chước Mẹ, trái lại, c̣n sống ngược lại với tinh thần và đường lối của Mẹ đối với Thiên Chúa và tha nhân. Xin Mẹ giúp cho thành phần Kitô hữu nói chung luôn ư thức rằng một khi họ tin thờ Chúa Giêsu Kitô Con Mẹ họ cũng phải thành thực sùng kính Mẹ nữa, bằng không họ chưa thực sự nhận biết Chúa Kitô, Đấng là Con Thiên Chúa Làm Người đă yêu mến Mẹ và tuân phục Mẹ, vị đă thụ thai, cưu mang, sinh hạ và dưỡng dục Người. Xin Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi cho chúng con nương náu và là đường đưa chúng con đến cùng Thiên Chúa. - Amen.

 

Lần Hạt:

1 Kinh Lạy Cha,

10 Kinh Kính Mừng,

1 Kinh Sáng Danh (đứng)

 

Lời nguyện Mân Côi Fatima:

     “Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội trực tiếp nhục mạ Mẹ qua các ảnh tượng của Mẹ. Xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục. Xin đem các linh hồn lên Thiên Đàng, nhất là những linh hồn cần đến ḷng Chúa thương xót hơn”.