HỘI THÂN HỮU ĐỒNG CÔNG DÒNG MẸ CHÚA CỨU CHUỘC

Non ministrari sed ministrare (Mathêu 20:28)

 

THĐC Truyền giáo Đồng Công 2022 - Nhập Cuộc Từng Ngày

Với lịch trình được phác họa trên đây, phái đoàn THĐC chúng em có biết đâu rằng chính Chúa Mẹ sẽ làm chủ chuyến đi và Anh Cả đồng hành với chúng em, với những nơi chúng em không ngờ lại được tới ngoài dự tưởng, mà vẫn ở trong thời khoảng 22 ngày và vẫn tới được những nơi đã ấn định. Thật là tuyệt vời. Cảm nghiệm thần linh trước hết và trên hết của riêng em đó là chính Chúa Mẹ hiện diện cùng làm chủ chuyến đi của chúng em, và Anh Cả thật sự đồng hành với chúng em. Giờ đây, với cảm nghiệm thần linh này, em xin mời quý CRM theo dõi lại từng ngày dấu vết thần linh ấy, những emails em gửi vào cuối mỗi ngày trong chuyến đi, trước khi chúng ta đi sâu hơn nữa vào từng điểm đến của chuyến đi lịch sử chộp bắt và hiếm quý này



Ngày 1 Thứ Ba mùng 8/11 -
Về nguồn Đồng Công: Giáo xứ Liên Thủy và Giáo họ Trung Lễ

Quí CRM nội ngoại rất thên mến trong Lòng Đồng Công của Mẹ Chúa Cứu Chuộc,

Tạ ơn LTXC. Hai vợ chồng chúng em, trong phái đoàn THĐC 5 người (ở 3 nơi khác nhau), từ LAX CA gần nửa đêm ngày 6/11 bay sang Đài Bắc Đài Loan, rồi mới chuyển máy bay từ Tapei Đài Bắc về phi trường Nội Bài Việt Nam và về đến nơi lúc 11 giờ 35 trưa Thứ Ba ngày 8/11/2022. Sau đó, trước khi bắt đầu Hành trình Truyền giáo Đồng Công từ Bắc vô Nam, phái đoàn THĐC đã Về nguồn Đồng Công ở Giáo xứ Liên Thủy và Giáo họ Trung Lễ, cái nôi của hội dòng Đồng Công ngay từ nguyên thủy của chúng ta, và cũng là nơi phái đoàn 8 THĐC năm 2017 đã kính viếng ở cái link sau đây: Liên Thủy và Trung Lễ Giáo Phận Bùi Chu

Trong lần Về Nguồn Đồng Công 2022 này, trước khi bắt đầu Hành trình Truyền giáo Đồng Công, chúng em cũng trở về Giáo xứ Liên Thủy và Giáo họ Trung Lễ, 2 nơi các cha đều đang dự tuần tĩnh tâm năm ở Tòa Giám mục, nên chúng em chỉ tham quan bên ngoài 2 nhà thờ lịch sử này của dòng, trong đó, nhà thờ Giáo xứ Liên Thủy đang sửa lại cả trong lẫn ngoài, nhưng vẫn còn nguyên cái tháp từ năm 1937 là năm Anh Cả được thụ phong linh mục. Chúng em đã đến thăm lại cái giếng nước và các bể chứa nước của Giáo xứ từ thời Cha Thủ làm Chánh xứ 1946, như Cha Chánh xứ Ngô Viễn năm 2017 đã tự động dẫn chúng em ra nơi lịch sử này, nay em còn nhớ để dẫn anh em trở lại tham quan, một giếng nước kèm theo các bể nước làm em nhớ đến bể nước ở dẫy Nhà 30 gian Thủ Đức của Dòng. Chúng em không quên hợp nhau dâng lên Mẹ Maria lời Kinh Kính Mừng nhờ Mẹ tạ ơn Chúa cho dòng và xin Mẹ chuyển cầu cho dòng mang danh hiệu Mẹ Đồng Công ngay từ nguyên thủy.

Cha Chánh xứ Ngô Viễn đã chỉ cho anh em THĐC năm 2017 cái giếng nước từ hồi Cha Thủ này

Sau đó chúng em tiến sang Nhà thờ Giáo họ Trung Lễ gần đó, sinh quán của Thánh tử đạo Đỗ Văn Chiểu, nơi dòng có khu đất ở đầu nhà thờ được Đức Cha Phạm Ngọc Chi cho để làm cơ sở đầu tiên của dòng, nơi có lớp tập đầu tiên, nơi chỉ để cho anh em ngủ nghỉ, còn sinh hoạt và ăn uống vẫn phải sang Giáo xứ Liên Thủy, nhưng nó lại là nơi khai dòng ngày 2/2/1953.

Cuối cùng chúng em về Dòng Trinh Vương gần tòa Giám mục để dâng lễ và dùng bữa tối với quí sơ, nhưng không trọ lại qua đêm, dù các sơ có thể thu xếp đủ chỗ cho phái đoàn 8 người, mà ra khách sạn ở ngoài phố, nơi chúng em có một phiên họp chung đầu tiên để phân tặng quà truyền giáo cho các khu truyền giáo của dòng chúng em sẽ viếng thăm từ ngày hôm sau.




Ngày 2 Thứ Tư mùng 9/11 - Cơ sở Truyền giáo của Dòng ở Giáo phận Hưng Hóa, Chuẩn xứ Phú Sơn và Giáo xứ Lương Sơn

Chúng em từ GP Bùi Chu Nam Định, sau khi Về Nguồn Đồng Công ngay ngày đầu tiên ở VN, 8/11, chúng em đã bắt đầu Hành trình Truyền giáo Đồng Công. Khu truyền giáo đầu tiên của Dòng chúng em đến viếng thăm và tặng quà truyền giáo, đó là Trụ sở Truyền giáo của anh em dòng tại Giáo phận Hưng Hóa, nơi THĐC đã được hân hạnh đóng góp xây dựng toàn bộ 52 ngàn MK năm 2018, nơi giờ đây có thể nói là khang trang nhất trong các trụ sở truyền giáo của dòng.




Sau bữa trưa lúc 12 giờ 30, và sau khi ngủ nghỉ 1 tiếng, 2:30 pm chúng em đã đến thăm Nhà thờ của Chuẩn xứ Phú Sơn, nơi đã là Giáo họ Đá Mài trước đây, rồi đến khu du lịch Đảo Ngọc Xanh nổi tiếng ở Vùng Sông Đà này để tham quan thắng cảnh quê hương đất nước Việt Nam thân yêu.





Trở lại Trụ sở Truyền giáo của anh em dòng để dùng bữa tối lúc 5 giờ, cuối bữa, THĐC chúng em đã tặng quà truyền giáo cho GX Lương Sơn và Chuẩn xứ Phú Sơn. 7 giờ chúng em tham dự Thánh lễ hàng ngày với cộng đoàn Dân Chúa ở Nhà thờ Lương Sơn, rồi về lại Trụ sở trọ qua đêm, nơi 4/8 phòng ngủ giành cho chúng em.












Ngày 3 Thứ Năm mùng 10/11 - Cơ sở Truyền giáo của Dòng ở Giáo phận Lạng Sơn, Giáo họ Hạ Lũng và Thánh phố Lạng Sơn


Trong ngày thứ 3 của hành trình 22 ngày, Thứ Năm 10/11/2022, sau khi dâng lễ lúc 5:30 sáng ở Trụ sở truyền giáo của anh em Dòng GP Hưng Hóa, chúng em lên đường sang Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, nhưng trước hết, chúng em ghé lại Nhà thờ Lương Sơn, nơi Anh Lm Huy phục vụ và chúng em đã dự lễ tối hôm qua một ngôi nhà thờ mới, làm trong vòng 4 năm 3 tháng, tốn 10 tỉ ĐVN.




Hàng trên là đồng tế đoàn, từ trái sang phải: Quí Anh Lm CRM Trường, Tường, Lân (mừng quan thày Thánh Lêô Cả hôm nay) và Huy.


Chúng em còn ghé qua tham quan Nhà thờ Giáo xứ Trại Sơn, nơi THĐC ghé thăm 2017, đang được Anh Lm Trịnh / Trường phục vụ. Sau bữa điểm tâm đặc biệt đầy thân tình, kèm theo nghi thức tặng quà truyền giáo kết thúc, chúng em đến khu truyền giáo Lạng sơn của CRM.








Trái sang phải: Cháu Mathêu, con THĐC Uẩn, THĐC Thụ, Quí Anh Lm CRM Huy, Lân, Tường, Trịnh, THĐC Uẩn, vợ chồng em, Anh Lm Mão

Gần 1 giờ trưa phái đoàn chúng em tới trụ sở mới mua (từ 11/2021) của Dòng, ngay thành phố Lạng Sơn, giá chỉ bằng 1/3, từ chính nhà băng! Vì Anh Thiết đang tĩnh tâm trên tòa giám mục, nên ĐC biết tin phái đoàn THĐC CRM đến thăm nhau, ngài đã mời lên Tòa GM dùng bữa trưa, nhưng Anh Tường và em ở lại trụ sở của dòng, ăn phở do Anh Nho nấu, sau đó theo lịch trình, chúng em đến thăm mảnh đất sẽ làm nhà thờ và trụ sở truyền giáo (cũ suốt 4 năm) của anh em dòng ở Giáo họ Hạ Lũng, một địa điểm thật là nghèo khổ và đáng truyền giáo hơn đâu hết.










Trái sang phải: Quí THĐC Uẩn, Thụ, Quí Lm CRM Tường và Tới / Thiết đang điều hành 2 cha 2 thày coi 25 giáo dân Giáo họ Hạ Lũng.






Nếu Thứ Sáu 11/11, phái đoàn THĐC chúng em sẽ ghé lên cửa khẩu sát biên giới Trung quốc, vì gần kết thúc chuyến đi chúng em sẽ đến tận mũi Cà Mau, cho ứng nghiệm câu "từ ải Nam quan cho đến Mũi Cà mau", thì chiều hôm nay, chúng em lần đầu tiên tham quan Thành phố Lạng sơn để gần được ứng nghiệm trọn vẹn câu thành ngữ ở địa phương này là: "Đồng Đăng có phố Kỳ lừa, có nàng Tô Thị có chùa Tam Quan" (2 hình trên), còn tượng đá Nàng Tô Thị là chúng em chưa kịp đến.



Ngày 4 Thứ Sáu 11/11 - Giáo xứ Vĩnh Ngọc, Giáo xứ Lực Tiến và Giáo họ Lực Hành GP Bắc Ninh

 

Hôm nay là Thứ Sáu, 11/11, ngày thứ 4 trong lịch trình 22 ngày của phái đoàn THĐC chúng ta, một ngày được bắt đầu với Thánh lễ 5:30 am, cuối lễ có nghi thức tặng quà truyền giáo: 1 cho Giáo xứ Thuận Yên GP Đà Nẵng qua Anh Lân Chánh xứ, và 1 cho Giáo họ Hạ Lũng GP Lạng Sơn, qua Anh Nho, thay Anh Thiết đang tĩnh tâm ở Tòa GM, và Anh Nho (Đội 17) cũng là người anh em dẫn chúng em lên cửa khẩu Hữu Nghị nữa.

Sau phái đoàn chúng em đã lên tận cửa khẩu Hữu Nghị, 1 trong các cửa Nam Quan, sát biên giới Trung quốc, và ăn sáng, chúng em tiến sang GP Bắc Ninh, thăm 2 Giáo xứ: Vĩnh Ngọc và Lực Tiến. Ở GX Vĩnh Ngọc, chúng em đã tặng quà truyền giáo ở cấp Giáo xứ, ngoài hiện kim còn có mấy chục radio (như bên Hưng Hóa), thêm một ít thuốc.





T
ừ trái sang phải: Anh Lm CRM Chánh xứ Tuấn/Huy, Anh Lm CRM Tri và Anh Ts CRM Tuấn 

GX Vĩnh Ngọc là nơi tận cùng của GP Bắc Ninh, nơi được Đức Cha nói dành cho Đồng Công trong tương lai, chứ không phải bên GX Đại Điền. GX Lực Tiến cũng có 4 giáo họ như GX Vĩnh Ngọc, nhưng nhà thờ có những dấu nứt móng như sắp bị sụp xuống, chưa kể các giáo họ xa xôi... Trước bữa tối 5:15 pm hôm nay, phái đoàn đã tặng quà truyền giáo cho GX Lực Tiến
.



Nhà thờ GX Lực Tiến này đã có vết nứt dưới nền hầu như chung quanh nhà thờ, nhưng góc nứt móng ở hình trên đây là nơi nguy hiểm nhất vì ngay bên bờ vực của thung lũng phía dưới
 





 Ngay trước bữa tối vào lúc 5:30, chúng em đã tặng cho Giáo xứ này món quà truyền giáo như ấn định. Sau bữa tối ở Giáo xứ Lực Tiến, vì đường đi vừa khó khăn, hơn cả lúc đến, trời lại tối, nguy hiểm, chúng em đã ở lại qua đêm ở Giáo xứ ngay bên Sông Đà này.




Tuy nhiên, đêm tối hôm ấy, dù đã mệt và muộn, trong khi cả phái đoàn không ai muốn đi, để lấy sức, em đã được Anh Chánh xứ Tuấn chở đến tận Giáo họ Lực Hành thuộc Giáo xứ này, nhờ đó mới biết được đường đi nước bước khó khăn thế nào đối với các vị linh mục thừa sai CRM của chúng ta, kể cả ở các nơi khác cũng vậy, phải ra đi khi trời chưa kịp sáng, hay phải về khi trời đã tối mịt, trên một quãng đường âm u hoang vắng đến rợn người, chết mất xác cũng chẳng ai biết mà tìm. Thật vậy, từ 7:00 đến 8:30 pm, Anh Lm Tiến/Tuấn Chánh xứ Lực Tiến đã chở em đi thăm nhà thờ Giáo họ Lực Hành, nơi có trên 100 giáo dân, vượt qua một đoạn đường khứ hồi 16 cây số chưa từng thấy, nhưng phải đi mất gần nửa tiếng một vòng, để chứng kiến thấy một ngôi nhà nguyện bần cùng khốn khổ như tượng chịu nạn vậy. Hai anh em đã tâm sự với nhau ở cuối nhà nguyện bấy giờ về tinh thần tận hiến và lòng tin tưởng vào Chúa quan phòng theo cách thế và thời điểm của Ngài.

 

 

Ngày 5 Thứ Bảy 12/11 - Giáo xứ Văn Thạch, Cơ sở Truyền giáo của Dòng ở GP Bắc Ninh và Giáo xứ Đại Điền

 

Hôm nay là Thứ Bảy, 12/11, ngày thứ 5 trong lịch trình 22 ngày của phái đoàn THĐC chúng ta, một ngày được bắt đầu với Thánh lễ 5:30 am, tại Nhà thờ Giáo xứ Lực Tiến, nơi chúng em phải lưu lại qua đêm không thể về Giáo xứ Đại Điền như lòng mong ước vì trời tối và đường khó đi. Sau Thánh lễ chúng em đã ra nhà Ông Trùm của Giáo họ Lực Hành ăn sáng, sau đó ông dẫn chúng em ghé thăm nhà nguyện Giáo họ Lực Hành, một Giáo họ nghèo khổ đang gây quĩ xây nhà thờ, nên phái đoàn THĐC đã bất ngờ biến báo để có được một món quà truyền giáo dành cho các giáo họ..






Chúng em tiếp tục hành trình với 2 Giáo xứ nữa, đó là Giáo xứ Văn Thạch và Giáo xứ Đại Điền, 2 Giáo xứ phái đoàn THĐC 2017 đã ghé thăm, nhưng 5 năm sau là năm 2022 này, chúng em mới thấy sự kiện biến hình của Giáo xứ Đại Điền và sự kiện biến khuất của Giáo xứ Văn Thạch. Giáo xứ Văn Thạch biến khuất ở chỗ nó phải trao trả về cho Giáo phận sau khi Anh Lm Mộng Diễm (Triết) lủi thủi 1 mình 7 năm xây dựng. Giáo xứ Đại Điền biến hình ở chỗ ở chính những nơi lụp xụp tầm thường năm 2017 nay đã trở thành một tòa nhà 4 tầng như tòa giám mục vậy.

Trước khi thăm viếng Giáo xứ Đại Điền, chúng em đã được quí anh em dòng ở trụ sở Truyền giáo của dòng ở Giáo phận Bắc Ninh tiếp đón, một cách rất linh đình và thân tình, dù anh em THĐC họ ngoại và CRM họ nội mới lần đầu tiên gặp nhau mà như thể đã quen nhau từ thuở nào. Chúng em đã nghe kể các chuyện tiêu cực về truyền giáo trong nội bộ các Giáo phận nhưng vẫn nghĩ tích cực theo Lý tưởng Thánh Đồng Công. Chúng em đã thấy được anh em CRM khi chưa đụng chuyện thì có vẻ khù khờ, song một khi tận hiến phục vụ đã biến nước thành rượu ngon hơn.

Tại chòi giải khát sau bữa trưa này, sau khi nghe thấy dòng phát triển ở GP Bắc Ninh đến 21 anh em dòng ở các nơi khác nhau, em đã đột hứng hứa tiếp tục Hành trình Truyền giáo Đồng công nữa... chứ không phải chuyến này là chuyến cuối cùng!

Chúng em đã rời Giáo xứ Đại Điền lúc 2:30 pm để về cho kịp bữa tối 6 giờ ở Đan viện Xito Ninh Bình, nơi Đức Tổng Ngô Quang Kiệt mời và chờ. Ngài đã email cho em 5 lần, gửi tin nhắn 2 lần và em gọi điện thoại cho ngài  lần, và ngài đã cố ý để dành bụng chờ chúng em đến muộn 5 phút, để ăn chung với chúng em, hết sức bình dân như cha với con, nhưng khi xưng hô với Anh Lm Mai hữu Tường, CRM, ngài đã xưng con với anh ấy. Để đáp lại lời em xin ngài cho phái đoàn THĐC được gặp gỡ riêng ngài, ngài đã hẹn sau lễ sáng ngày mai và trong bữa điểm tâm.

From: thanh kham 
Date: Wed, Nov 9, 2022 at 11:19 PM
Subject: Ngày giờ
To: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>

Thăm anh Tĩnh
Chương trình của anh đến đâu rồi
Thứ Bảy này anh đến dùng cơm trưa nhé
Và nghỉ đêm tại đan viện
Sáng CN dự lễ
Chúc đi bình an
Sớm gặp lại
nqk

From: thanh kham 
Date: Thu, Nov 10, 2022 at 12:54 PM
Subject: Re: Ngày giờ
To: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Vậy thì tốt rồi 
Rất vui chiều thứ Bảy kính Đức Mẹ được đón tiếp anh và mọi người
Đến ăn tối lúc 6 giờ nhé
Đi bình an trong Trái Tim Mẹ
nqk


From: thanh kham 
Date: Thu, Nov 10, 2022 at 5:07 PM
Subject: Re: Ngày giờ
To: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>

Rất vui mừng được gặp lại những người tông đồ nhiệt thành
Lại cùng chia sẻ Sứ điệp Fatima của Mẹ yêu dấu
nqk

 

 

Ngày 6 Chúa Nhật 13/11 - ĐTGM Ngô Quang Kiệt ở Đan Viện Xito Nho Quan Ninh Bình

 

Hôm nay là Chúa Nhật 13/11, ngày thứ 6 trong lịch trình 22 ngày của phái đoàn THĐC chúng ta, một ngày được bắt đầu với Thánh lễ 5:30 am, với chung Đan viện Xito Nho quan Ninh bình và cộng đoàn dân Chúa trong ngôi Nhà thờ cổ kính (bên ngoài) và uy nghi (bên trong) nhất là khi cử hành PV.




Sứ vụ tông đồ truyền giáo phải được bắt nguồn từ nội tâm cầu nguyện ở các đan viện khổ tu hay các đan viện kín nữ tu trong Giáo hội.





Các đan sĩ Xito Châu Sơn mặc áo dòng trắng, ngược với đan sể Biển Đức áo đen, các vị bao giờ cũng ngồi hai bên quay mặt vào nhau.

Cộng đoàn dân Chúa tham dự ngồi ở phần cuối, từ cửa nhà thờ bước vào, và được ngăn cách phần của các đan sĩ với phần của giáo dân.

Hôm nay, CN 33 TN, Đức TGM Ngô Quang Kiệt chủ tế và giảng, 12 cha đồng tế và 1 phó tế, Cha Mai Hữu Tường, CRM, tại bàn thờ với chủ tế.

Ngay sau lễ là giờ Kinh 3, ĐTGM Ngô Quang Kiệt, với chân không, tại vị trí cuối cùng cố định của ngài, ngài dẫn mở lời cầu kết thúc.

Sau lễ và sau Giờ Kinh 3, vào lúc 6:45 am, em cùng ngài xuống phòng điểm tâm dành riêng cho phái đoàn THĐC, tới nơi, ngài vêa tiến vào vừa nói "hôm nay tôi nấu phở", thế rồi trong khi ngài hâm nóng nước phở và sửa soạn từng tô phở, em đi gọi phái đoàn về điểm tâm với ngài. Ngài ăn điểm tâm riêng với phái đoàn THĐC, như bữa tối hôm qua, chứ không ăn chung với các đan sĩ ở đây như thường lệ. Khi đã qui tụ lại đông đủ và ngồi vào bàn, chính Đức Tổng đích thân múc nước phở nóng vào từng tô phở rồi trao cho từng người. Đúng là một gương mẫu tuyệt vời của và cho chính thành phần CRM vẫn hằng thực hiện khẩu hiệu của Dòng: "Non ministrari sed ministrare".


Ngôi Vườn Thánh Mẫu Fatima do chính ĐTGM Ngô Quang Kiệt, vị Giám mục đặc biệt tôn sùng Mẹ Fatima, khởi xướng và sáng tạo, để tạ ơn Đức Mẹ đã gìn giữ đan viện này, và sau 5 năm kiến thiết, bao gồm cả bàn tay hợp tác của một số cán bộ, đã hoàn thành vào năm 2017, chính thời điểm mừng kỷ niệm Fatima Bách Niên. Năm 2017, trong Hành trình Việt Nam Truyền giáo Đồng Công 1 trong tháng 10, vì bị lụt nên phái đoàn THĐC đành phải chấp nhận chờ dịp thiên định khác, và thời điểm đó chính là Chúa Nhật 14/11/2022 này.







Như em đã xin ngài cho phái đoàn THĐC được gặp riêng Đức Tổng, và sau điểm tâm, ngài đã chụp hình với phái đoàn, chung cũng như riêng, sau đó ngài nói về Sứ điệp Fatima với LTXC là những gì khẩn trương hơn bao giờ hết cho một thế giới đang bị sự dữ công khai thống trị hiện nay, một thế giới cần đến một Đạo binh Thương xót, một thành ngữ em đã từng nói với Nhóm TĐCTT, và chính ngài cũng đang âm thầm thống hối và nguyện cầu, như em vẫn thường nói với ngài rằng "Đức Tổng là một Moisen đang giang tay nguyện cầu cho Việt Nam và thế giới".

 

 

Ngày 7 Thứ Hai 14/11 - Động Thiên Đường, Động Phong Nha và Lavang về Đêm

 

Hôm nay là Thứ hai 14/11, ngày thứ 7 trong lịch trình 22 ngày của phái đoàn THĐC chúng ta, một ngày nghỉ ngơi du ngoạn tham quan 2 động: Động Thiên đường và Động Phong nha, cả 2 đều ở Phong nha, Kẽ bàng, Quảng bình, mốc điểm cuối cùng của miền Bắc, trước khi vào miền Trung, trên tuyến đường từ Bắc vô Nam của phái đoàn THĐC, một tuyến đường từ miền Thượng du Bắc Việt đến Kontum không có 1 giáo điểm CRM nào.

Vào Động Thiên Đường lần này là lần thứ 3, sau lần 2018 và 2019, em đã học được cách chụp cả mặt lẫn cảnh đều sáng, như 3 tấm hình dưới đây, khác với 2 tấm hình trên đây, khác với cả 55 tấm hình do chính thợ chụp, chỉ sáng mặt mà tối cảnh.

THĐC đã được hoan hưởng cả một ngày chiêm ngắm kỳ công của Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan và toàn năng nơi 2 động thiên thai trần thế này. Tuy nhiên, buổi tối phái đoàn THĐC đã hiện diện ở Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang, ăn bữa tối rồi ra trước Tưởng đại Mẹ Lavang để dâng 50 KMC. Ngày mai phái đoàn THĐC sẽ dự lễ cho chung cộng đoàn dân Chúa lúc 5 giờ sáng, sau đó lại dâng Mẹ 50 KMC trước tượng đài Mẹ Lavang, và sau khi kính viếng các nơi đặc biệt ở Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang này, nhất là ngôi tân Vương Cung Thánh Đường Lavang, nơi em đến năm 2016 mới xây, 2018 đang xây, năm 2022 đã xong nhưng chưa khánh thành.

Ở Động Thiên đường hay Phong nha, không có một hình tượng thiên nhiên nào tuyệt mỹ như Tượng đài Thánh Mẫu Lavang!

 

 

Ngày 8 Thứ Ba 15/11 - Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang, Nhà thờ Nhà Đá và Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương

 

Hôm nay là Thứ Ba 15/11, ngày thứ 8 trong lịch trình 22 ngày của phái đoàn THĐC chúng ta, một ngày hành trình, như hành trình từ đan viện Xito Nho Quan Ninh Bình về Phong Nha hôm 13/11, hầu như suốt ngày, từ Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang tới Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương ở Qui Nhơn. Bởi thế, hình ảnh hôm nay hầu như hoàn toàn về Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang, như hôm 13/11 hoàn toàn về ĐTGM Ngô Quang Kiệt ở Đan viện Nho quan vậy.

Hàng ngày phái đoàn THĐC cùng nhau (luân phiên điều hành) cầu nguyện: sáng 50 Kinh Mân côi, 3 giờ chiều Chuỗi Thương Xót. Sau lễ 5 giờ sáng hôm nay, phái đoàn dâng 50 KMC lên Mẹ Lavang, Mẹ VN, Người Mẹ đã đến không phải chỉ cách chữa trị phần xác mà là để trấn an đức tin của con cái mình trước cuộc bách hại chính và dữ dội nhất trong thế kỷ 19 sau thời điểm Mẹ hiện ra 1798.

Ngôi Vương Cung Thánh Đường Lavang này, khi em về VN với phái đoàn TĐCTT cuối tháng 9/2016 thì đang được xây dựng, và 10/2018 ghé thăm lần nữa với TĐCTT này thì kể như đã xong bên ngoài, nhưng lần này, 14-15/11/2022, thì kẻ như xong nhưng chưa được cung hiến.




Không biết có phải theo chiều hướng của Sứ điệp Lavang và để đáp ứng Sứ điệp Lavang của Mẹ, liên quan đến đức tin hơn là chữa lành mà khu các Thánh TĐVN ở ngay sau Tượng đài Thánh Mẫu Việt Nam Lavang như tại Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc Lavang như hiện nay?



Một tập đoàn con cái các Thánh TĐVN trước tượng đài Đức Mẹ Lavang - gần 200 linh mục TGP Huế tĩnh tâm trong tuần này (14-18/11/2022)



Trên tuyến đường từ Lavang về Qui Nhơn, tạt qua Quảng Nam, chúng em đã ghé thăm Nhà Đá, khu nhà mẹ ngày xưa (1966-1972), nay thành khu Trường Mẫu giáo Mỹ Hiệp, một khu Nhà Mẹ sát với Nhà thờ Nhà Đá, nơi ở đầu nhà thờ trưa ngày Lễ Mẹ Sinh Nhật 8/9/1966, 6 tân tập sinh đội IXA mới vào nhà tập sáng hôm ấy, đã tí nữa bỏ mạng, trong đó có bản thân em, bởi chính đạn của quân chính phủ đang ở nghĩa trang đầu nhà thờ để phục kích VC địch quân bởi nghe báo địch quân đang quanh quẩn ở đầu nhà thờ, trong khi các tân tập sinh mặc civil vì đang giờ ngủ trưa, không biết, bởi cửa nhà thờ được anh em chạy ra gõ nhưng không dám mở ở bên phía Nhà Mẹ - biết đâu là địch quân, nên 6 tân tập sinh này đã phải chạy vòng sang bên kia nhà thờ để vào, tức phải bọc qua đầu nhà thờ, nghĩa là chạy ngay trước họng súng của những người lính đang phục kích địch quân... thế là bị họ bắn, đến độ, em bấy giờ là người la lên "chúng ta bị bắn rồi" và chạy như chân không chạm đất!





Cuối cùng chúng em đã tới Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương ở Làng Sông lúc 5:20 pm, kịp để tham quan nhà dòng trước bữa tối 6 giờ, một bữa tối thân tình giữa 2 hội dòng lần đầu tiên bởi 1 số đại diện, bao gồm 1 Lm Dòng và 3 THĐC - các sơ tỏ ý mời quí Lm CRM giảng phòng. Sau bữa tối chúng em ra học viện của dòng ở Ghềnh Ráng ngủ đêm, và được các sơ trẻ (trên 15 sớ) đông đảo hân hoan tiếp đón trò truyện...





 

 

Ngày 9 Thứ Tư 16/11 - Học viện Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương, mộ Thi sĩ Hàn Mạc Tử, Giáo họ Đắc Pơ và Giáo xứ Tri Lễ GP Kontum

 

hôm nay là Thứ Tư 16/11, ngày thứ 9 trong lịch trình 22 ngày của phái đoàn THĐC chúng ta, một ngày hành trình được mở màn với Thánh lễ lúc 5:30 am với 19 nữ tu trẻ Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương tại nhà nguyện học viện 5 tầng của dòng này thuộc khu du lịch Ghềnh Ráng, và sau khi dùng điểm tâm với sơ vào lúc cao điểm của các sơ cần đi học sớm, và cần giữ trẻ được cha mẹ đi làm sớm gửi cho các sơ chăm sóc trong ngày.

Rời học viện của các sơ, chúng em ghé tham quan mồ thi sĩ Hàn Mạc Tử gần ngay đó thuộc Trung Tâm Du Lịch Ghềnh Ráng của thị xã Qui Nhơn với bãi biển đẹp và thành phố phát triển xứng với tầm vóc du lịch quốc tế.

Từ Ghềnh Ráng thị xã Qui Nhơn chúng em tiến đến khu truyền giáo đầu tiên của dòng tại GP Kontum là Đắk Pơ, ăn trưa, nghe quí anh linh mục thừa sai (Anh Triển và Thọ) kể lại kinh nghiệm truyền giáo ở một Vùng Trắng về tôn giáo trước đây, nay đã và đang được biến hình không ngờ, đến độ, so với 2 lần đến đây với Nhóm TĐCTT 2016 và THĐC 2017, em thấy quá ư là bàng hoàng ngỡ ngàng... Từ đó, mới thấy được 2 điều bất khả chối cãi, đó là việc Chúa làm lạ lùng trước mắt chúng ta và khả năng thừa sai càng ngày càng trở nên chuyên nghiệp của các vị linh mục thừa sai CRM.





Ngôi nhà nguyện ở "vùng trắng" về tôn giáo này, đối với em, người đã chứng kiến thấy 6 năm trước, 2016, như hình ảnh dưới đây, mới thấy được tính cách thực sự biến hình của Chúa nơi những việc Chúa làm quan anh em Lm thừa sai CRM.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngay chỗ ra vào của ngôi nhà xây dang dở trống nóc này đã từng trở nên cung thánh để dâng Thánh Lễ cho anh chị em dân tộc thiểu số ngồi dưới đất hay trên chiếu để tham dự và học giáo lý hàng tuần


Chúng em đã xin ghé vào nhà anh chị em dân tộc, một căn nhà ngay bên cạnh nhà thờ, nơi chúng em gặp 1 người chị em dân tộc đã từng giúp cho đại gia đình 42 người của chị trở lại rửa tội.



Chúng em tiếp tục từ khu truyền giáo Đắc Pơ sang khu truyền giáo thứ hai của dòng thuộc GP Kontum là Tri Lễ, bằng cách ghé tòa giám muc đón anh Lm Sáng đang phục vụ ở đây từ Tòa giám mục về v.v. THĐC chúng em đến thăm các khu vực truyền giáo của dòng từ bắc vô nam, chỉ cần gặp gỡ anh em CRM thừa sai, không cần gặp lương dân hay giáo dân, cũng đã đủ, bởi sự hiện diện của chúng em, kèm theo chút quà truyền giáo cụ thể, kèm theo việc giao tiếp thân tình với quí anh thừa sai tại hiện trường, cũng đủ làm cho nhau, cả đôi bên đều lên tình thần thừa sai và tông đồ giáo dân!




Nhà thờ đang xây của Giáo họ Tri Lễ để có thể trở thành một Giáo xứ, mà chính Cha Sở là Anh Lm Sáng làm đốc công, hy vọng xong vào năm 2023, THĐC có chút quà tặng cụ thể về vật chất cho Giáo họ Tri Lễ đang gắng sức vươn lên này.




 

Ngày 10 Thứ Năm 17/11 - Giáo họ Đắc Mơ Ham, Đức Mẹ Măng Đen, Giáo xứ Thánh Phaolô GP Kontum

 

Hôm nay là Thứ Năm 17/11, ngày thứ 10 trong lịch trình 22 ngày của phái đoàn THĐC chúng ta, một ngày hành trình được mở màn với bữa điểm tâm bánh canh đặc sản bao gồm trứng chim cút tuyệt vời ở ngoài tiệm, do Anh Lm Sáng đãi, sau đó chúng em trở về Giáo họ Tri Lễ để Anh Lm Điển dẫn đi thăm họ lẻ Đăk Mơ Ham, một trong mấy họ lẻ thuộc Giáo họ Tri Lễ.

Lớp mầm non của đồng bào Thượng ở Họ lẻ Đăk Mơ Ham mới có một cô giáo người Kinh là con dâu Mẹ Đồng Công hôm nay được đến phụ lớp cho 24 em này

Sinh hoạt chính yếu thứ hai trong ngày thứ 10 của chúng em hôm nay, đó là lên kính viếng Đức Mẹ Măng Đen (Măng theo dân tộc thiểu số nghĩa là đêm, tức Đức Mẹ đêm đen). Chúng em đã từ Giáo họ Tri Lễ đến Tòa Giám mục Kontum đón Anh Lm Sáng dể anh dẫn lên Đức Mẹ Măng Đen, nơi anh hàng năm có dịp lên mấy lần, và cũng là nơi, người đã từng đến và chứng kiến thấy ngày 30/9/2016 như em, hơn sáu năm trước, thấy đã hoàn toàn biến hình, không còn nhận ra dáng dấp của một cô thôn nư ngây thơ mộc mạc ngày xưa, mà đã và đang trở thành một cô gái tân thời với các cơ sở và nhà cửa mọc lên mới hơn một năm nay, như Anh Sáng cho biết. Ở đây, có người trong xe đã thấy một tấm bảng đề là "Đà Lạt thứ hai".

Năm 2016, chính đài Đức Mẹ Măng Đen là nơi dâng lễ ở ngoài trời, giữa một nơi hoang vu như các hình trên đây, chứ không phải ở một nhà nguyện riêng sang trọng tách khỏi đài Đức Mẹ ở một nơi khác như 2 tấm hình dưới đây

Tuy nhiên, theo em, ở đây, vừa được trở thành Thị trấn bởi tiến trình phát triển phi thường và "cao tốc" của nó, bề ngoài chưa bằng và chưa cổ bằng Đà Lạt, nhưng đã qua mặt bất cứ một nơi du lịch nào nổi tiếng ở Việt Nam! Tại sao? Tại vì, ở đây chỉ có một mình Tượng Đức Mẹ Măng Đen, nghĩa là chỉ nghe danh Đức Mẹ Măng Đen, hay dựa vào danh Đức Mẹ Măng Đen mà người ta, bao gồm cả giáo dân và lương dân, cả tín hữu và thương gia kéo nhau đến đầu tư vào lợi ích thiêng liêng hay vật chất. Tóm lại, chính Mẹ Măng Đen hay Mẹ Đêm Đen đã biến khu vốn hành hương này thành khu du lịch. Chúng em đã dâng lễ tại ngôi nguyện đường tân thời ở gần Đài Đức Mẹ Măng Đen lúc 12 giờ trưa, rồi sau đó kéo nhau ra kính viếng Đức Mẹ ở đài Đức Mẹ, trước khi ghé quán gần đó trong khu vực mới mở ra làm ăn nhờ ảnh hưởng Mẹ Măng Đen để dùng bữa trưa đặc sản ở vùng đất anh chị em người Thượng này.

Anh Lm Sáng (đầu hàng sau từ trái sang phải)

Cơm Lam là thứ cơm dẻo như nếp của dân tộc (Thượng) nấu ở trong ống tre, nhưng người Kinh (Việt) ăn nó với gà nướng hay muối vừng rất ngon.

Có một anh chàng nghệ sĩ bụi đời vốn là cựu THĐC chợt xuất hiện ở Thị trấn Măng Đen bữa trưa hôm nay, với cây đàn ống Cơm Lam lủng lẳng trên ngực đang trình diễn trước tượng Đức Mẹ to lớn trong tiệm Gà Nướng Cơm Lam Cô Sinh Công giáo để giúp vui cho phái đoàn THĐC.

Sau bữa trưa chúng em tiến sang sinh hoạt thứ 3 trong ngày hôm nay đó là chúng em đến thăm anh em dòng tại giáo điểm thứ ba của dòng ở GP Kontum, được Anh Lm Chiến phục vụ, vị linh mục thừa sai của dòng đã được sai đến Giáo phận Kontum 10 năm nay, cùng với Anh Lm Cường và Anh Kỷ, đang phục vụ ở Giáo xứ Thánh Phaolô (theo hợp đồng 20 năm với Giáo phận), bao gồm cả các khu vực truyền giáo thuộc giáo xứ này. Giáo xứ đang được tân trang theo kiểu cách mục vụ tháo vát và trẻ trung của Đồng Công. Chúng em đã hoan hưởng bữa tối vừa no bụng vừa đầy tình nghĩa anh em, như những bữa ăn của anh em dòng từ đầu chuyến đi đến nay.




Quí Anh CRM, từ trái sang phải: Anh Lm Tường, Anh Lm Chiến, Anh Lm Cường và Anh Kỷ

Phái đoàn THĐC, từ trái: Anh Thụ / Cao (IXB), Con dâu MĐC Thúy Nga, vợ tâm phưong, Bác tài Lễ, Mathêu, Cháu MĐC, và Anh Uẩn / Hùng (X)

Sau bữa tối chúng em đã ra khách sạn ngủ qua đêm. Ngày mai, Thứ Sáu 18/11, chúng em sẽ được Anh Lm Minh Chiến dẫn đi ăn tiệm phở khô hai tô từ 6 giờ sáng, không thể đi muộn hơn, bằng không chẳng còn chỗ hay phải chờ lâu. Để save thời gian, chúng em đã đành phải chuyển giờ lễ 6 giờ sáng cho đến sau khi đi thăm khu đất mới mua của dòng để làm trụ sở truyền giáo của dòng ở GP Kontum, nơi thuận lợi về địa dư vì gần phi trường và là nơi hội tụ các khu vực truyền giáo của dòng, như ở Giáo phận Bắc Ninh không còn ở Đại Điền nữa mà là ở giao điểm 3 khu vực truyền giáo chính của dòng vậy. Anh em dòng ở GP Kontum tất cả là 21 anh em, ngang bằng hay còn hơn cả ở GP Bắc Ninh. Tạ ơn LTXC và Mẹ Đồng Công và chúc mừng Anh Cả, hạt lúa miến đã mục nát đi đã sinh nhiều hoa trái như vậy.



Đồng Công - Mùa gặt Thương xót

Quí CRM yêu dấu trong Lòng Đồng Công của Mẹ Chúa Cứu Chuộc,

Hôm nay là Thứ Sáu, 18/11/2022, theo phụng vụ là Lễ Cung hiến Đền thờ Phêrô và Phaolô, một lễ bao gồm 2 Đền thờ mang danh 2 vị Tông đồ cả Phêrô và Phaolô, hai vị tông đồ đã làm nên Giáo hội, một liên quan Thánh Phêrô, đến quyền bính để " Giáo hội" trong việc vừa phục vụ Giáo hội vừa hiệp nhất Giáo hội, và một liên quan đến Thánh Phaolô, đến sứ vụ bất khả thiếu để "làm Giáo hội" trong việc loan truyền Tin mừng Sự sống về một "Đấng Cứu Chuộc nhân trần - Redemptor Hominis", nhờ đó Giáo hội trở thành "Ánh sáng muôn dân - Lumen gentium", mới xứng đáng và có thể mang "vui mừng và hy vọng - gaudium et spes" đến cho nhân loại nói chung, nhất là cho những tâm hồn lương dân chưa được diễm phúc biết đến một Emmanuel - Thiên Chúa ở giữa chúng ta, một vị Thiên Chúa đã yêu nhân loại đến cùng nơi Người Con duy nhất của mình là một Nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét Vượt qua, đã chẳng những chiến thắng tội lỗi và sự chết của nhân loại, mà còn ban cho những ai tin vào Người là Chúa Chên Lành "sự sống và là sự sống viên mãn" (Gioan 10:10).

Nếu trong Hành trình Truyền giáo Thừa sai Bác ái với Nhóm TĐCTT (Tông đồ Chúa Tình thương) 2 tuần lễ (11-24/10/2022, em đã cảm nghiệm thấy Calcutta là Thánh địa Thương xót, nơi chảy Sữa yêu thương và Mật phục vụ, xuất phát từ Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta và Dòng Thừa sai Bác ái của Mẹ thế nào, thì trong Hành trình Việt Nam Truyền giáo Đồng Công 24 ngày (7-30/11/2022) với Nhóm anh em cựu tu sĩ Đồng Công gọi tắt là Thân hữu Đồng Công (THĐC) này, em cũng thật sự thấy được cả một Mùa gặt Thương xót, từ Bắc vô Nam, một mùa gặt càng ngày càng nở rộ hoa trái tuyệt vời, từ thời điểm hạt lúa miến QP là Linh mục sáng lập Đaminh Maria Trần Đình Thủ mục nát đi vào năm 2007, một vị linh mục được Trời cao tuyển chọn để lập ra một hội dòng thuần túy Việt Nam đầu tiên cho Người Việt Nam, để Giáo Hội ở Việt Nam có Thánh như Giáo Hội ở Tây phương.

Đối với em, Anh Cả, cũng là Anh QP, vị linh mục sáng lập dòng khả kính khả ái của chúng ta, sau khi vĩnh viễn nằm xuống vào ngày 21/6/2007, đúng 43 năm sau ngày (21/6/1964) em bắt đầu theo đuổi Lý tưởng Thánh Đồng Công của Anh và với Anh, đã trở thành một Giọt máu Trổ bông, và giờ đây, theo những gì em mắt thấy tai nghe sau 5 năm (2017-2022), lại còn đang trở thành một cây vĩ đại tại quê hương đất nước Việt Nam thân yêu mà Anh cùng với anh em dòng hằng cầu nguyện cho, đến độ, từ bắc vô nam, em đã thấy được hoa trái trên hết và trước hết của Anh, đó là Anh đã có được một đàn em phải nói là tuổi trẻ tài cao đức cả: 

1- Tuổi trẻ ở chỗ từ lớp 12 hầu hết sau năm 1975, so với các đội đàn anh, từ Đội IX trở lên, đều đã ở vào độ tuổi "thât thập cổ lai hy", không còn hội đủ điều kiện làm Tổng phục vụ cho dù có xứng đáng nữa; 

2- Tài cao ở chỗ chưa đụng trận thì thấy như khù khờ lúc còn chung sống với nhau, nhưng một khi đầu quân xuất trận thì khôn lanh lạ thường trước các thế lực trần gian, và thậm chí còn có thể biến những khúc xương xẩu không ai thèm đến ở các khu vực truyền giáo thành nơi cần phải được Giáo phận lấy lại v.v.; 

3- Đức cả ở chỗ, đối nội, anh em thừa sai CRM chẳng những dấn thân vì đức vâng lời theo tinh thần tận hiến để hiện thực tâm niệm "non ministrare sed ministrari", nhờ đó đã được Chúa sử dụng làm nên những việc kỳ diệu cả về những công trình kiến thiết, nhất là ở Giáo xứ Đại Điền Bắc Ninh, mà còn, đối ngoại, sẵn sàng trả về cho Giáo phận những gì Giáo phận muốn lấy lại, cho dù công lao gầy dựng đầy gian khổ của mình, vì những gì anh em thừa sai CRM nhắm tới, không phải là cơ sở vật chất và việc mục vụ thuần túy, cho bằng chính bản thân mình được thánh hóa, nhờ đó, quí anh trở thành Chứng nhân Thương xót và Thừa sai Thương xót, đã từng làm cho nhiều linh hồn nhận biết Chúa hơn, và cũng nhờ đó, đã âm thầm phát triển Nhiệm Thể Chúa Kitô là Giáo Hội hoàn vũ nói chung và Giáo Hội ở Việt Nam nói riêng, bao gồm cả Giáo Hội ở địa phương mà anh em thừa sai CRM được vị chủ chiên kêu gọi tới phục vụ tùy ý các vị, cho dù có hợp đồng 20 năm hay 25 năm chăng nữa.

Bởi thế, chúng ta mới thấy được hạt lúa miến QP mục nát đi đã chẳng những sinh nhiều hoa trái, trước hết và trên hết, nơi chính nội bộ hội dòng của mình là những người em thừa sai tuổi trẻ, tài cao, đức cả, mà còn từ và nhờ những cành nho CRM nở hoa kết nụ này mà rực nở cả một Mùa gặt Thương xót nơi cánh đồng truyền giáo từ bắc vô nam của Giáo Hội ở Việt Nam. 

Thật vậy, nếu Calcutta là Thánh địa Thương xót, liên quan đến Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta và hội dòng Thừa sai Bác ái của Mẹ, nghĩa là liên quan mật thiết với đức bác ái yêu thương và việc phục vụ những người anh chị em hèn mọn nhất đã được đồng hóa với Chúa Kitô (xem Mathêu 25:40,45), theo khuôn mẫu của Người Samaritanô Nhân lành "động lòng thương" (xem Luca 10:33) thế nào, thì Mùa gặt Thương xót nơi cánh đồng truyền giáo của Giáo hội ở Việt Nam, theo em, từ sau thời điểm Anh Cả qua đời, nhất là thời điểm hiện nay, cũng liên quan đến anh em thừa sai CRM như vậy, nghĩa là liên quan đến LTXC nơi Chúa Giêsu Kitô, Đấng "động lòng thương" (Mahêu 9:36) dân chúng bơ vơ như vô chủ nên Người đã sai các tông đồ đi rao giảng cho họ (xem Mathêiu đoạn 10). 

Nếu Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta ở Calcutta Ấn Độ đã lập dòng mang danh xưng Thừa sai Bác ái, thì Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ ở Việt Nam cũng lập dòng Đồng Công (danh xưng cũ, liên quan đến sứ vụ của Mẹ), tức là dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc (danh xứng mới liên quan đến vị thế của Mẹ), theo Hiến pháp, là một hội dòng truyền giáo, một hội dòng Thừa sai Truyền giáo, bằng chính Linh đạo Đồng Công của mình, bao gồm 3 tình thần bất khả thiếu và bất khả phân ly đó là: tận hiến bản thân mình cho Chúa qua Mẹ Maria, được hiện thực hóa bằng cách hoàn toàn bỏ mình theo ý Chúa qua bề trên, để Chúa là Đấng quan phòng thần linh vô cùng khôn ngoan và toàn năng, muốn làm gì nơi mình thì làm, nhờ đó, tu sĩ Đồng Công của Mẹ Chúa Cứu Chuộc mới có thể "yêu thương nhau như Thày thương yêu các con" (Gioan 13:34, 15:12), dấu hiệu bất khả thiếu để làm chứng cho Chúa Kitô, nhờ đó thiên hạ mới có thể nhận biết Người mà trở về với Người để được cứu độ(xem Gioan 13:35), 

Chính vì cánh đồng truyền giáo của Giáo Hội ở Việt Nam đang trở thành một Mùa gặt Thương xót của hội dòng Thừa sai Truyền giáo Đồng Công CRM mà THĐC chúng em về VN chuyến thứ 2 năm 2022 này không phải chỉ để chia sẻ một chút vật chất và bằng chính sự hiện diện khiêm tốn của mình, mà còn được kích thích trước kỳ công Chúa làm qua thành phần "đầy tớ vô ích" (Luca 17:10), bởi tinh thần tận hiến dấn thân và khả năng truyền giáo càng ngày càng lão luyện của anh em tu sĩ thừa sai CRM đang bỏ mình phục vụ ở các khu vực truyền giáo của mình. Do đó, sau bữa trưa ở trụ sở truyền giáo của Dòng ở GP Bắc Ninh là Đại Điền hôm Thứ Bảy 12/11, Ngày Thánh Mẫu hàng tuần của con Mẹ Đồng Công, em đã đột hứng, trước sự hiện diện của 2 anh linh mục CRM là Tường và Bình, công khai tuyên bố sẽ tổ chức một Hành trình Truyền giáo Đồng Công nữa, chẳng những với THĐC mà còn với GĐTHĐC, vào một thời điểm thiên định nào đó, trong thời khoảng từ 5-6 năm nữa... 

Magnificat anima mea dominum!

em tâm phương cao tấn tĩnh 
Một chút đột hứng trên tuyến đường từ Pleiku về Buôn Mê Thuột miền Tây nguyên sáng ngày 18/11/2022

 

 

Ngày 11 Thứ Sáu 18/11 - Cơ sở Truyền giáo của Dòng ở GP Kontum, Dòng Nữ Vương Hòa Bình và Giáo họ Đắc Nia Giáo phận Buôn Mê Thuột

Hôm nay là Thứ Sáu 18/11, ngày thứ 11 trong lịch trình 22 ngày của phái đoàn THĐC chúng ta, một ngày hành trình được mở màn với bữa điểm tâm phở khô hai tô tại tiệm ăn nổi tiếng ở tiệm nổi tiếng Phở Khô Gia Lai Hồng do Anh Minh Chiến khoản đãi, và tiếp theo là được anh dẫn đến tham quan mảnh đất mới mua của dòng ở GP Kontum để làm trụ sở truyền giáo của dòng ở một Giáo phận đang từ "vùng trắng" về tôn giáo này, nơi có 1 Lm Dòng Đaminh mới bị giết, đang biến thành vùng vàng dễ thở hơn, trong khi đó, với tinh thần truyền giáo và khả năng truyền giáo càng chuyên nghiệp hơn trong khốn khó, các thừa sai CRM hiện có 21 vị ở đây đã biến nó trở thành ra "vùng xanh" hy vọng đã vươn lên!

Phái đoàn THĐC đến điểm tâm từ 6 giờ sáng mà chỉ 15 phút sau tiệm ăn đặc sản ở tỉnh Gia Rai này đã không còn chỗ

Mảnh đất mới mua gần 1 mẫu ngay sát đường lộ, cách giáo xứ Thánh Phaolô của Anh Chiến 11 cây số, để làm trụ sở truyền giáo của dòng ở GP Kontum, trung điểm của các khu truyền giáo GP Kontum lại vừa gần phi trường và các bệnh viện



Anh Lm Điện (áo đen thứ 2 từ trái sang) mới được tân Tổng vụ Nhiên sai tới túc trực ở cơ sở của dòng đang được xây cất đây.



Lưu ảnh sau lễ sáng của riêng phái đoàn ở nhà nguyện nhỏ ở dưới hầm nhà thờ chính, của Giáo xứ Thánh Phaolô được anh Lm Nguyễn Minh Chiến phục vụ, người 2 từ phải vào, đang cùng với giáo dân và nhân viên làm khuôn viên nhà thờ bấy giờ.

Trên tuyến đường từ Thành phố Kontum, Tỉnh Gia Lai, xuôi nam miền Tây nguyên xuống Buôn Mê Thuột để tới khu truyền giáo của Dòng là Giáo họ Đắk Nia ở Thị xã Gia Nghĩa Tỉnh Đắk Nông, chúng em ghé vào Dòng Nữ Vương Hòa Bình, một hội dòng thuộc Giáo phận Buôn Mê Thuột ngay từ đầu, được Giáo phận ủy nhiệm cho sứ vụ truyền giáo trong Giáo phận, như Dòng MTG Hưng Hóa với cánh đồng truyền giáo rộng lớn của Giáo phận Hưng Hóa vậy. Ở Dòng Nữ Vương Hòa Bình này, Nhóm TĐCTT (Tông Đồ Chúa Tình Thương), trong 2 chuyến Hành trình Truyền giáo Xuyên Việt 2016 và 2018, đã ghé trọ và được Sơ Cao Thị Trọng dẫn đi đến thăm viếng và tặng quà truyền giáo tại các giáo điểm dòng  của sơ đang phục vụ. Tuy không được gặp sơ, vì sơ đang đi chữa bệnh ở Sài Gòn, phái đoàn cũng mua các sản phẩm do chính các sơ và anh chị em dân tộc làm để gây quĩ truyền giáo cho nhà dòng, đồng thời cũng tham quan bên ngoài khu vực thật duyên dáng thu hút của nhà dòng.



Đài Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình ở khuôn viên cuối Nhà Nguyện của dòng



Nhà Nguyện và Tháp Chuông



Dãy nhà chính của các sơ từ Tháp chuông đến phòng khách của nhà dòng (hình trên) và kéo dài sang góc dinh thự bên kia nữa (hình dưới)



Cuối cùng chúng em đã đến Giáo họ Đắk Nia lúc 5 giờ chiều, nơi theo danh xưng chỉ là một Giáo họ, nhưng tầm vóc là một Giáo xứ, với 2000 giáo dân, (hơn cả Giáo xứ Thánh Phaolô của Anh Minh Chiến ở Tỉnh Gia Rai chỉ có 1000 giáo dân), 75% trong số 2 nàn giáo dân ở Giáo họ Đắk Nia này là anh em dân tộc - thủ tục hành chánh rất phức tạp với chính quyền, nhưng với giáo quyền thì Giáo họ Đắk Nia được coi là Giáo xứ, và vị linh mục CRM phục vụ ở đây gần 4 năm nay là Anh Hưng, lủi thủi sống một mình ở đây, đã xây đài Đức Mẹ Fatima, và một khuôn viên Nhà xứ cao lớn, thoáng mát và rộng lớn, và mãi cho tới 2 tháng nay anh mới có một anh phó tế (5 năm nay) đến phụ giúp anh là Anh Điền. Sau bữa tối chúng em đã tính ngủ tại nhà xứ của Giáo họ, nhưng vì sức khỏe của đa số trước những con muỗi chực chờ khách lạ, nên những ai kỵ muỗi đều đã ra khách sạn gần giáo họ trọ qua đêm, chỉ còn Anh Tường và em ngủ lại trên sàn nhà, mỗi người một phòng riêng to rộng nhưng không có khóa, không lo sợ bị người lạ bất ngờ đột nhập ban đêm.









 

 

THĐC Hành trình Việt Nam Truyền giáo Đồng Công 2022 - Hiệp hành

 

Xin chào bình minh CRM Thứ Bảy 19/11/2022 từ Giáo xứ Đắk Nia Giáo phận Buôn Mê Thuột Tây nguyên Trung phần,

Trước hết, chúng em xin tri ân cảm tạ Anh Cả đã luôn hiện diện và đồng hành với chúng em từ ngày đầu tiên cho tới hôm nay, Thứ Bảy, 19/11/2022, ngày thứ 12 trong 22 ngày chúng em được hành trình từ bắc vô nam dọc suốt quê hương đất nước Việt Nam thân yêu hằng được Anh yêu mến và nguyện cầu, mà giờ đây, qua đàn em Thừa sai Truyền giáo CRM tuổi trẻ tài cao đức cả của Anh, cánh đồng truyền giáo của Giáo Hội ở Việt Nam đang trở thành một Mùa gặt Thương xót, nhất là ở Miền Thượng du Bắc Việt (GP Hưng Hóa, Bắc Ninh và Lạng Sơn) và Miền Tây Nguyên Trung Việt (GP Kontum và Buôn Mê Thuột), ngay khi còn ở dưới một thế lực chưa được hoàn toàn thuận lợi.

Sau nữa, chúng em xin cám ơn quí Anh CRM thừa sai ở những nơi chúng em được đến thăm, đã thịnh tình đón tiếp chúng em một cách rất đình đám, nhất là bằng các bữa ăn thịnh soạn hơn ngoài tiệm, bao gồm cả các thứ rượu đặc sản ở từng địa phương do chính quí anh làm. Các anh đã dẫn chúng em đến tham viếng những họ đạo cùng khốn đang được quí anh dấn thân phục vụ và biến đổi cả hồn lẫn đất của họ, hay đến tham quan các mảnh đất mà dòng sẽ xây dựng để làm các cơ sở truyền giáo của dòng ở các khu vực truyền giáo địa phương v.v. Chưa hết, lại còn hồi đáp một chút quà tặng của chúng em bằng những lời lẽ thân tình qua emails, chẳng hạn như:

Rất cám ơn anh Đaminh Cao Tấn Tĩnh (Tâm Phương), đã đến với cộng đoàn CRM gp,Hưng Hoá. Qua Anh, xin cho cộng đoàn chúng em gửi lời cám ơn đến quý anh chị ân nhân Thân Hữu lời tri ân cảm mến. Xin Chúa và Mẹ Maria chúc lành cho quý anh có nhiều sức khoẻ cả xác và hồn trong muôn vàn phúc lành của Chúa và Mẹ CRM
Cám ơn phái đoàn Thân Hữu CRM Hoa Kỳ đã đến thăm cộng đoàn CRM Hưng Hoá. Cứ mỗi lần như thế, tình anh em lại thêm đậm đà thắm thiết.
Xin Chúa và Mẹ Maria chúc lành cho tất cả mọi việc làm của chúng con.
Tất cả cho tình yêu Chúa.
Giêsu Maria Giuse con mến yêu, xin cứu rỗi các linh hồn.

Lm Giuse Maria Nguyễn Huy, CRM ngày 10/11

Kính Chào Anh Tĩnh quí mến, em Thiết thay mặt cho cộng đoàn anh em CRM Lạng Sơn, hết lòng cám ơn Anh Chị và qua Anh cho chúng em cám ơn đến Quí Anh Chị THĐC, đã ghé thăm và cho cho quà 25 triệu VN tương đương 1000 USD. Rất tiết là khi đoàn quí Anh Chị đến chúng em lại đang trong tuần tĩnh tâm năm của giáo phận, nên không tiếp đón đoàng hoàng được, hy vọng đợt sau Quí Anh Chị đến thăm sẽ đón tiêp chu đáo hơn.
  Anh Tĩnh quí mến, cám ơn Anh nhiều lắm, đúng là xa mặt nhưng không cách lòng khi găp Anh lần đầu nhưng như đã là người nhà từ lâu vì thấy Anh thật thân thiện và vui vẻ như con Mẹ Đồng Công vậy vì em hân hạnh được giúp anh Cà 10 năm trong việc ăn uống, giúp lễ, âm thanh ánh sáng nói kĩ là phòng bộ đó nên tinh thần bé nhỏ của Anh Cả làm em thật tâm đắc và những anh sống dưới thời Anh Cả anh nào cũng dễ thương vì con đường nên thánh Đồng Công là nhỏ bé và dễ thương, chớ gì anh em trong Dòng hay ở ngoài đi nữa chúng ta luôn là con của Mẹ Đồng công đời này con sống quan tâm và cầu nguyện cho nhau cho dù ở bậc sống nào chúng ta vẫn chung một Cha chung một Mẹ và cùng giúp nhau nên Thánh vì đó là mục đích chính của kiếp người. Anh em mình cùng cầu nguyện cho nhau để nên thánh mội ngày và chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng cho mọi người.
Một lần nữa em xin cám ơn Anh Chị, và Quí Anh Chị trong THĐC.
Chào Anh.
Em Gioan Baotixita Maria Vũ Đình Thiết (Tới) CRM. ngày 12/11


Sau hết, chúng em cũng cám ơn quí Anh CRM và THĐC đã chẳng những theo dõi hành trình của chúng em, mà còn cầu nguyện cho chúng em, như được chia sẻ qua các emails sau đây:

Hi Anh Tâm Phương,

Em cảm ơn Anh Tâm Phương đã chia sẻ những tâm tình và hình ảnh thật sáng đẹp và quý giá của chuyến hành hương uỷ lạo
nơi Đất Mẹ Việt Nam lịch sử này. Đây là dịp ân phúc Chúa ban cho Đoàn con Mẹ Chúa Cứu Chuộc mà Phái đoàn THĐC ta đại diện đón nhận đó heng!
"Phúc thay kẻ lấy Ngài làm sức mạnh,
ấp ủ trong lòng giấc mộng hành hương" (Tv 84,6).
Anh Tường đã mời em đi trong chuyến hành hương này, nhưng rất tiếc em không có thời gian đồng hành với Anh Chị và phái đoàn trong dịp này. Tuy vậy, em tháp tùng Anh Chị Tâm Phương và phái đoàn THĐC ta trong kinh nguyện và thánh lễ mỗi ngày đó heng!

Em cầu chúc cho Anh Chị Tâm Phương và phái đoàn THĐC có nhiều sức khoẻ và bình an trong chuyến hành hương tình thương tràn đầy ý nghĩa và ân phúc này.

Jesus and Mary love you!

Rất quý mến,
Em Roberto Maria Thanh Tòng, CRM. ngày 13/11
Anh chị Tâm Phương thân kính;
Hy vọng anh chị và quý anh trong phái đoàn vẫn an mạnh và hăng hái trong lộ trình viếng thăm quê mẹ. Em luôn theo dõi những bước chân quý anh hằng ngày. Em quên giới thiệu em là Đặng quang Minh Tài, từ ngày 31-10-2022 em bị Covid 19, cô bé Covid vật lộn em gần một tuần lễ, cho đến khi bác sĩ cho uống PAXLOVID 200 mg một tuần, thì cô bé mới chịu buông tha em, nhưng cho đến hôm nay 17-11-2022 vẫn bị hậu Covid 19, người bị nổi mày đay như sưởi, bác sĩ cho biết sẽ kéo dài tư 3 đến 10 ngày tùy trường hợp. suốt 19 ngày qua không ra khỏi phòng. Em theo dõi bước chân quý anh: Anh chị Tâm Phương và anh Hùng Uẩn thì chắc đã biết em, chỉ có anh Thụ là người anh em đã nghe danh từ lâu, và nếu không quên thì khoảng 30 năm trước có dịp em đã nói truyện trên điện thoại với anh, em vẫn nhớ qua lời giới thiệu của một vài anh cho biết anh là người nổi tiếng văn chương lưu loát, em vẫn mong có dịp diện kiến và xin học hỏi tài văn chương thi phú của anh, nhưng không biết kiếp này có dịp gặp anh khôn ?. Em xin chân thành gửi đến anh lời chào và vấn an sức khỏe đặc biệt. Em kính chúc quý anh chị luôn an mạnh trên lộ trình thăm những bước chân truyền giáo của Dòng. Xin quý anh chị cho em nhỏ này lời cầu để chóng bình phục. 
Em Minh Tài. ngày 17/11

Xin Anh Cả và Quí CRM tiếp tục đồng hành với phái đoàn THĐC chúng em trong Hành trình Việt Nam Truyền giáo Đồng Công này nhé.

em tâm phương cao tấn tĩnh

 

 

Ngày 12 Thứ Bảy 19/11 - Cơ sở Truyền giáo của Dòng ở GP Buôn Mê Thuột, Giáo họ Sơn Hòa, Đức Mẹ Thác Mơ và Giáo xứ Châu Ninh GP Buôn Mê Thuột.

Hôm nay Thứ Bảy 19/11, ngày thứ 12 trong lịch trình 22 ngày của phái đoàn THĐC chúng ta, chúng em có 4 sinh hoat chính và 1 sinh hoạt phụ. Ba sinh hoat chính (1,2, 4) và một sinh hoạt phụ (3) theo thứ tự thời gian như sau: 
1- Tham quan mảnh đất của dòng đã mua để làm trụ sở truyền giáo ở GP Buôn Mê Thuột; 
2- Viếng thăm và tặng quà cho Giáo họ Sơn Hòa tỉnh Bình Phước;
3- Kính viếng Đức Mẹ Thác Mơ;
4- Viếng thăm và tặng quà cho Giáo xứ Châu Ninh.




Trong thời gian phục vụ ở Giáo họ Đắc Nia này, Anh Lm Hưng đã làm cái vòm khuôn viên nhà xứ và kiến thiết Đài Đức Mẹ Fatima, và cái cây sau tượng Đức Mẹ do anh mua và tìm cách mang về trồng tại chỗ chứ không phải có sẵn.


1- Tham quan mảnh đất của dòng đã mua để làm trụ sở truyền giáo ở GP Buôn Mê Thuột.
Như sáng hôm qua, Thứ Sáu 18/11, ở Gia Rai Pleiku, phái đoàn THĐC trước hết điểm tâm, sau đó tham quan mảnh đất đã mua để làm trụ sở truyền giáo của dòng, tiếp theo là cử hành Thánh lễ trước khi di chuyển theo hành trình đã được ấn định cho từng ngày. Đúng thế, sau bữa điểm tâm, chúng em đã được Anh Lm Hưng / Đoán dẫn đến mảnh đất của dòng, cách Giáo họ Đắk Nia 6 cây số, một mảnh đất 3 sào sát với đường lộ, rộng 35 mét và dài 100 mét, bằng phẳng, mua cách đây 2 năm, giá 850 triệu ĐVN, mà nếu năm ngoái bán đi, giá tăng gấp 4 lần vào thời kỳ "sốt đất" - đất có giá.



2- Viếng thăm và tặng quà cho Giáo họ Sơn Hòa tỉnh Bình Phước.

Thế rồi, sau Thánh lễ ở phòng áo của Giáo họ Đắk Nia, cử hành quay lên, nhưng không phải Lễ Latinh mà là lễ bình thường, bởi bàn làm lễ dính vào tường, phái đoàn xuôi nam ghé viếng thăm và tặng quà cho Giáo họ Sơn Hòa tỉnh Bình Phước, nơi hoàn toàn không có trong hành trình, nhưng vì là nơi Anh Lm Mai Hữu Tường, CRM, người đang đồng hành và hướng dẫn phái đoàn THĐC hàng tháng đến phục vụ họ là một nhóm GĐTHĐC hoàn toàn là anh chị em dân tộc. Như Anh Tường đã hẹn hò với họ, nên khi phái đoàn đến thì họ đã tụ tập đông đảo ở nhà nguyện của họ để chào đón phái đoàn, nhận quà và đãi ăn bữa trưa.

4 áo nam và 1 bộ nữ dân tộc được chính bà chủ tịch (bên cạnh con dâu MĐC) Giáo họ Hòa Sơn thêu và tặng cho phái đoàn THĐC 2022

Cặp tài tử THĐC từ Mỹ về đóng phim ngay tại Giáo họ Hòa Sơn hôm Thứ Bảy 19/11/2022

 

3- Kính viếng Đức Mẹ Thác Mơ.

Trên đường từ Giáo họ Sơn Hòa Bình Phước đến Giáo Xứ Châu Ninh, Anh Tường dẫn phái đoàn chúng em ghé qua kính viếng Đức Mẹ Thác Mơ, theo lịch sử, là 1 trong 5 nơi, theo lời kể của Anh Tường, được Tổng thống Ngô Đình Diệm, đáp ứng lời đề nghị của Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ sáng lập Dòng Đồng Công truyền thiết lập, trong đó có cả một nơi nữa là Đức Mẹ Tà Pao, nơi phái đoàn cũng sẽ ghé qua, có thể vào ngày 27/11. Phái đoàn đã dâng kính Mẹ 12 Kinh Kính Mừng.






4- Viếng thăm và tặng quà cho Giáo xứ Châu Ninh.

Theo lịch sử của dòng, được lập lại bởi cả Anh Lm Tường và Anh Lm Hùng / Vĩ, đương kim Chánh xứ Giáo xứ Châu Ninh, thì Dòng Đồng Công có 2 giáo xứ, hay đã thiết lập 2 Giáo xứ, nghĩa là Giáo xứ không do Giáo phận và của Giáo phận, nhưng được Giáo phận địa phương công nhận, đó là Giáo xứ Châu Bình ở Thủ Đức và Giáo xứ Châu Ninh ở Buôn Mê Thuột. Giáo xứ Châu Ninh, khoảng gần 2 ngàn giáo dân, 25% là anh chị em dân tộc, mới được xây dựng lại, cả nhà xứ (đã xong) lẫn nhà thờ (đương thi công). 

Khu đất ở ngay bên cạnh Giáo xứ trước đây tính làm tu viện, nơi THĐC đã đóng góp $9,800.00, số tiền vẫn chưa được sử dụng, vì nhu cầu nội bộ trong dòng về nơi cư trú của anh em chưa cần bằng nhu cầu mục vụ làm nhà thờ cho giáo dân. Ngoài ra, Anh Hùng / Vĩ cũng lo mục vụ và xã hội cho một số anh chị em đồng bào thiểu số trong vùng của mình nữa, với người anh em trong dòng là Anh Toàn. Riêng em và Anh Tường còn được Anh Lm Hùng / Vĩ dẫn đi thăm 1 nhà dân tộc được Giáo xứ làm nhà cho, 1 Giáo họ và 1 họ lẻ, trên đường về ghé tận Cửa Khẩu ở biên giới Cao Miên.

Nhà thờ Giáo họ Bù Tam ở huyện Bù Đớp tỉnh Bình Phước thuộc Giáo xứ Châu Ninh

Nhà nguyện của Sóc 134, nơi hằng ngày lẫn Chuỗi Thương Xót 3 giờ chiều, cũng được Cha Chánh xứ Hùng / Vĩ chăm sóc

Đây là khoảng địa dư biên giới phân cách giữa Việt Nam và Cam Bốt, nơi Anh Tường và em lần đầu tiên được tới

Đây là cột cây số đầu tiên ở Việt Nam tính từ biên giới Cam Bốt 

 

Ngày 13 Chúa Nhật 20/11 - Giáo xứ Châu Ninh GP Buôn Mê Thuột, Giáo xứ Hòa Phú, Giáo điểm Hòa Mỹ và Giáo xứ Xẻo Tam GP Long Xuyên

 

Hôm nay, Chúa Nhật 20/11, ngày thứ 13 trong lịch trình 22 ngày của phái đoàn THĐC chúng ta, chúng em tiếp tục hành trình của mình sau khi dâng Lễ Chúa Kitô Vua ở nhà nguyện của nhà xứ Giáo xứ Châu Ninh huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước GP Buôn Mê Thuột.



Anh Lm Hùng / Vĩ (người thứ 3 từ trái vào), chánh xứ Châu Ninh Bù Đốp Bình Phước - sau Lễ 5:30 am



Gian cung thánh của Nhà thờ cho Giáo xứ Châu Ninh đang được xây cất


Trên xe, chúng em đã thay đổi lộ trình, thay vì về Mỹ tho thăm khu truyền giáo nhỏ và mới ở đó thì về Kiên Giang thăm các khu vực truyền giáo của dòng ở GP Long Xuyên như Giáo xứ Hòa Phú và Giáo họ Xẻo Tam, cả 2 đều ở Huyện Giồng Riềng. Tại sao thế? Xin thưa, là vì quí anh linh mục phục vụ ở GP Long Xuyên bắt đầu tuần tĩnh tâm của GP vào hôm Thứ Hai, còn GP Mỹ Tho thì tuần tới.



Nhà thờ Giáo xứ Hòa Phú đang được Cha Chánh xứ Hiệu chỉnh trang lại khuôn viên trước nhà thờ cho rộng rãi và thoáng hơn, sau khi di chuyển vị trí đồi Đức Mẹ và tháp chuông.



Đất của dòng vẫn còn bao rộng ở sâu vào bên trong từ khu đất thánh của khu nhà xứ và nhà thờ



Anh Lm Hiệu (áo dòng ở giữa), Chánh xứ Giáo xứ Hòa Phú, một Giáo xứ của Đồng Công, trong đất của Đồng Công, được GP công nhận, cho dù mới có 300 giáo dân, nơi Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương đã ghé thăm và tặng quà truyền giáo 2016
TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Long Xuyên 4-5/10/2016






Giáo Xứ Hòa Phú có 2 Giáo điểm (chưa thành Giáo họ), đó là Giáo điểm Hòa Mỹ với Anh Lm Luân và Giáo điểm Hòa Lời với Anh Lm Phúc / Lộc. Giáo điểm Hòa Mỹ, số giáo dân ở Giáo điểm này thâm chí còn đông hơn cả Giáo xứ Hòa Phú nữa.



Khu đất dòng đã mua ở đầu nhà thờ của giáo điểm để dành cho thời điểm Giáo điểm trở thành Giáo họ hay Giáo xứ




Bến thuyền trước khuôn viên trường trung tiểu học cơ sở Hòa An, nơi gửi xe chở phái đoàn để xuống thuyền sang Giáo xứ Xẻo Tam



Anh Uẩn và em ngồi trên đầu cano đang vượt màn đêm và kênh nước bằng ánh đèn pin chiếu tỏa từ tay người tài công



Cả một ngôi nhà thờ của Giáo Xứ Xẻo Tam (100 giáo dân) đang được xây cất mới từ 7 tháng nay



Đây là khoảng đất trống em chụp được từ năm 2016 khi Anh Bính dẫn phái đoàn TĐCTT tham quan về dự án tương lai của anh cho giáo họ Xẻo Tam này, và cho dù anh qua đi năm 2017, anh có ngờ đâu giấc mơ của anh đã trở thành hiện thực, và sẽ khánh thành vào ngày 2/12/2022, nửa tháng nữa thôi, cho dù nội cung của nhà thờ vẫn còn nhiều việc phải gấp rút hoàn thành...

Xin xem lại hình ảnh Giáo họ Xẻo Tam 6 năm trước ở trong phần cuối của cái link sau đây TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Long Xuyên: Các nơi viếng thăm và biếu tặng quà truyền giáo


Theo lịch trình, chúng em sẽ bỏ ra 2 ngày để thăm viếng các nơi truyền giáo của dòng ở GP Long Xuyên, nhưng chỉ còn 1 ngày, và chúng em, sau khi thăm khu truyền giáo của dòng ở GP Mỹ Tho, sẽ không thăm một khu vực truyền giáo của dòng ở GP Cần Thơ nữa. Do đó, chúng em còn dư 2 ngày, và vì thế, chúng em bỏ giờ ra để tham quan quê hương đất nước thân yêu của mình, một Việt Nam đã được Anh QP đã sống chết trong việc lập dòng và liên lỉ thiết tha cầu nguyện cho.

Đó là lý do mọi người trong phái đoàn đã nhất loạt đồng thanh ngay khi em vừa gợi ý phái đoàn sẽ ghé thăm đảo Phú quốc, nơi Anh Cả đã muốn dòng tạm trú từ ngày 5/4/1975, và từ đó, khi VN đổi chính thể và chính quyền, cả nhà dòng, bao gồm cả Anh QP nữa, sẽ lánh nạn ở các nước Đông Nam Á, vừa để giữ lấy dòng vừa để truyền giáo cho các quốc gia lân cận, đa số là Phật giáo, cho đến khi VN trở lại với nền dân chủ cộng hòa thì hồi hương. Mà muốn ra Phú quốc thì phải đi từ Kiên Giang mới gần.

Chúng em dự tính sẽ ngủ qua đêm tại đảo Phú Quốc để đủ giờ tham quan những danh lam thắng cảnh của đất nước Việt Nam tại đây. Sau thời gian tham quan Phú quốc, chúng em tiếp tục viếng thăm khu truyền giáo của dòng ở GP Mỹ Tho, rồi từ Mỹ Tho chúng em đến Trung tâm Hành hương Cha Trương Bửu Diệp, và trước khi về Vũng Tầu, chúng em sẽ xuống tận Cà Mau là chốn tận cùng của đất nước chúng ta, như chúng em đã lên tới đỉnh của nó là cửa khẩu Hữu Nghị Lạng Sơn biên giới Tầu.




Ngày 14 Thứ Hai 21/11 - Giáo xứ Xẻo Tam GP Long Xuyên và Chuyến tầu phà tiến ra Đảo Phú Quốc
Hôm nay, Lễ Mẹ Dâng Mình Thứ Hai 21/11, ngày thứ 14 trong lịch trình 22 ngày của phái đoàn THĐC chúng ta, sau Thánh lễ 5 giờ sáng với cộng đoàn Dân Chúa Giáo họ Xẻo Tam và sau bữa điểm tâm lúc 7 giờ 15 sáng, chúng em được thảnh thơi hàn huyên với Anh Lm Toán, vị linh mục CRM đã từng là Chánh xứ Giáo xứ Hòa Phú thay Anh Triệu (bấy giờ Anh Triệu về Nhà Mẹ làm phó bề trên tổng quyền 5 năm 2017-2022), và Anh Toán mới được chỉ định sang phục vụ Giáo họ Xẻo Tam một năm nay. Tuy nhiên, trong một năm của mình, anh đã biến đổi bộ mặt khu vực Xẻo Tam nơi Giáo họ đã trở thành Giáo xứ Xẻo Tam của GP Long Xuyên, bằng ngôi Thánh đường và khuôn viên nhà thờ mà anh cũng chẳng ngờ, trong vòng 7 tháng, với biết bao lo âu đến đau bao tử ngay từ ban đầu về việc kiến thiết, làm sao có đủ kinh phí, làm sao có nhân lực cộng tác, làm sao với chính / giáo quyền v.v..




Sau Thánh lễ phái đoàn THĐC đã tặng quà truyền giáo cho Giáo xứ Xẻo Tam qua Anh Lm Chánh xứ Toán của Đồng Công chúng ta

Đến Xẻo Tam này, bản thân em nhớ đến Anh Bính của 6 năm trước, khi em cùng phái đoàn TĐCTT ghé thăm viếng và tặng quà truyền giáo cho giáo họ bấy giờ rất thảm thương khốn khổ của anh. Anh Bính vừa hoàn tất dẫy nhà xứ, còn căn phòng dành cho Cha Xứ mà anh chưa kịp nhận thì đã được Nước Trời dành cho một phòng VIP rồi từ năm 2017 tại chính Nhà Mẹ. Hình ảnh của anh vẫn còn ở hội trường hiện nay. Anh đã dẫn phái đoàn đi tham quan khu đất anh tính xây dựng... và cho dù đích thân anh không làm thì LTXC đã làm cho anh và thay anh qua Anh Lm Toán hiện nay, người anh em Lm trong thời gian phục vụ cả bên GX Hòa Phú và GH Xẻo Tam đã xây dựng mỗi năm 10 cây cầu (đã trên 50 cầu) và 10 ngôi nhà cho dân (mỗi nhà 1000 MK).



Anh Bính chở em đến thăm khu đất được dự trù làm giáo điểm sau này, có thể là Giáo điểm Hòa Mỹ phái đoàn THĐC đến tham viếng chiều hôm qua.



6 năm trước chỉ có ngôi nhà nguyện, nơi anh em CRM ở trong buồng áo, nơi cũng để tiếp khách, phòng ăn luôn, thế mà bây giờ ... (xem 2 tấm hình cuối)



Bảng Giáo họ Xẻo Tam ở cuối nguyện đường vẫn còn nguyên cho đến nay



Dẫy nhà xứ trên đây đã được Anh Bính xây cất và căn "phòng Cha Xứ" ở cuối hình bên phải là phòng mà anh chưa bao giờ nằm.



Trong 2 tấm hình 2 Lm phục vụ Giáo họ Xẻo Tam trước Anh Toán đang được trưng ở hội trường dưới chân tượng Đức Mẹ - bên trái là hình Anh Bính



Khuôn viên Giáo xứ Xẻo Tam đã được biến hình hiện nay từ ngoài nhìn vào (hình trên) và từ trong nhìn ra bến đò (hình dưới)



Nếu ở Calcutta em đã "nếm thử và đã nhìn coi cho biết Chúa thiện hảo nhường bao" (TV 34): nếm trước nhìn sau thì mới biết được, chứ không phải nhìn trước nếm sau. Em thật sự đã nếm trước bằng những chuyến hành trình theo khát vọng truyền giáo của em là một tông đồ giáo dân, nhờ đó em mới thật sự nhìn thấy được tất cả sự thiện hảo của LTXC được tỏ hiện nơi những công trình loài người thực hiện. Đối với em, công trình chính yếu, trên hết và trước hết LTXC muốn làm trên thế gian này, trong cuộc đời của mỗi người chúng ta, đó là sự thánh thiện của chúng ta và phần rỗi các linh hồn qua chúng ta. 

Do đó, nhìn thấy các công trình của quí anh Lm thừa sai CRM trong chuyến đi từ bắc vô nam lần này, em thấy được tác dụng thần linh của hạt lúa miến QP nơi anh em Lm thừa sai của dòng, bằng không, không có tinh thần dòng, không có Lý tưởng Thánh ĐC, cũng chẳng có những công trình bề ngoài ấy, điển hình nhất là Văn Thạch GP Bắc Ninh, Đắc Pơ GP Komtum, Châu Ninh GP Buôn Mê Thuột và Xẻo Tam GP Long Xuyên, những giáo đìểm truyền giáo như từ "không thành có", bởi bàn tay, bộ óc và lòng tin của quí Lm thừa sai CRM:  Anh Lm Triết / Diễm (Văn Thạch), Anh Chiến / Đáp (Đắc Pơ), Anh Hùng / Vĩ (Châu Ninh) và Anh Bính cùng Anh Toán (Xẻo Tam).


Từ Giáo xứ Xẻo Tam, chúng em đi cano trở về chỗ đậu xe để từ đó đến bến phà Thanh Thới mà sang Đảo Phú Quốc.







Phái đoàn THĐC ngồi gần nhau trên khoang tầu phà từ bến phà Thanh Thới ra đảo Phú quốc lúc 1 giờ trưa và 4 giờ chiều thì cập bến.



Riêng em thích lên ra ngoài boong phà để ngắm cảnh và hít khí trời thiên nhiên ngàn năm một thưở này, nhất là, nhìn trời mây và gợn sóng bên men và đuôi tầu phà, em nhớ đến 10 ngày lênh đênh giữa đại dương, từ hải phận quốc tế ở Việt Nam,
đến đảo Guam ngày 9/5/1975, nhờ hai tầu chiến thuộc hạm đội 7 của Mỹ là chiếc Trans Colorado và Greenville Victory. Xin LTXC sớm ban cho dân nước Việt Nam thân yêu được hoan hưởng một nần văn minh yêu thương và văn hóa sự sống!



Chiếc xe chở phái đoàn THĐC từ trong lòng tầu phà tiến lên đất Phú Quốc để đưa phái đoàn tham quan Phú Quốc ngày mai: Sáng tham quan cáp treo, trưa về gặp Anh Nhất ra xem đất Phú quốc cho dòng, chiều tối đi chợ đêm và xem nước nhẩy.

 

Ngày 15 Thứ Ba 22/11 - Đảo Phú Quốc: Đông lương y Lý, Đại gia Duy Nam, Nam đảo Cáp treo và Bắc đảo Thành phố không ngủ

 

Căn cứ vào lộ trình chúng em đi qua thì Dòng đã mua các khu đất mới để làm trụ sở truyền giáo như ở GP Bắc Ninh thuộc Giáo xứ Vĩnh Ngọc của Giáo xứ Anh Tuấn / Huy, GP Kontum thuộc Giáo xứ Thánh Phaolô của Anh Chiến / Đáp, GP Buôn Mê Thuột thuộc Giáo họ được coi là Giáo xứ Đắk Nia của Anh Hưng... Ngoài ra, dòng còn các khu đất khác nữa để lập các giáo điểm hay giáo họ như Giáo điểm Hòa Mỹ GP Long Xuyên, Giáo điểm Hạ Lũng GP Lạng Sơn, Giáo điểm Đắc Pơ GP Kontum.

Hôm nay Anh tân tưởng Cố vấn Truyền giáo Đào văn Nhất cùng với Anh Đỉnh Thủ quĩ ra Phú Quốc để "xem mắt" những mảnh "đất hứa" Đồng Công ở Đảo Ngọc Phú quốc này, nhờ lời giới thiệu của Đông lương y Lý nổi tiếng ở Buôn Mê Thuột, phó vùng GĐTHĐC ở đây mà Anh Lm Tường phụ trách GĐTHĐC vùng Buôn Mê Thuột từng quen biết, và phái đoàn THĐC, sau khi đã tham quan cả Nam đảo lẫn Bắc đảo, đã về gặp Anh Nhất cùng Anh Đỉnh ở nơi Lương y Lý được mời ra Đảo Phú Quốc chữa bệnh cả tháng cho các bệnh nhân ở đảo này hay từ Hà Nội bay tới cho gần. Sau đó tất cả đều lên xe để ra nhà đại gia Duy Nam, người quen thân với gia đình của Anh Lm Tường, một đại gia rất quảng đại làm việc tông đồ và tiếp đón các cha cùng các cơ, để dùng bữa tối, trước khi cùng nhau đi xem phố đêm và múa nước tại Thánh phố về đêm ở Bắc đảo được trình diễn hằng đêm vào lúc 9 giờ 30 tối.






Nam Đảo thành phố có tính cách quốc tế và nổi danh với Cáp Treo:




Đường xe đi ở khu vực này không phải bằng nhựa đường đen mà bằng gạch kiểu mới càng chứng tỏ là một thành phố du lịch phú quí.



Chính vì trời mưa nên cáp treo không dám phục vụ kẻo bị sát đánh mà phái đoàn THĐC mới có giờ xem mắt cả Nam Đảo lẫn Bắc Đảo



Bắc Đảo với đủ mọi thứ giải trí, thưởng ngoạn và mua sắm được mệnh danh là Thành phố không ngủ





Thành phố vui chời thưởng ngoạn đủ thứ ở Bắc Đảo Ngọc này chỉ có những xe loại chở khách tham quan như hình trên đây mới được chay mà thôi 



Toàn bộ tòa nhà có chữ Đại Thế Giới Grand World này hoàn toàn được làm bằng 32 ngàn cây tre.




Con Gấu khổng lồ ở ngay vòm tâm điểm của Phố không ngủ này



Khách du lịch cần phải băng qua hai luồng phố chính này để có thể tắm ở bờ biển bên trong, một giải biển dài 8 cây số mà ở cực bắc của nó giáp với biên giới Cao Miên




Bắc Đảo Múa Nước hằng đêm






Sau khi tham quan Phố Đêm và Múa Nước ở Bắc Đảo của tập đoàn Vin World của tỉ phú Phạm Nhật Vượng phái đoàn về ngủ ở khu đại gia Duy Nam này.




Ngày 16 Thứ Tư 23/11 - Hành trình từ Đảo Phú Quốc về Mũi Cà Mau về Đêm

 

Sau lễ 5:30 sáng Thứ Tư 23/11, ngày thứ 16 trong lịch trình 22 ngày của phái đoàn THĐC chúng ta tại nhà nguyện tư của Căn hộ Duy Nam ở trong Thành phố Phú Quốc, phái đoàn THĐC chúng em đã tiếp tục hành trình của chúng em, rời Đảo ngọc Phú quốc bằng chuyến tầu phà lúc 8 giờ sáng về Rạch giá để tham quan Mũi Cà Mau, một mỏm đất tận cùng của quê hương dân Việt thân yêu của chúng ta, nhất là của một tâm hồn tha thiết với dân nước của mình là Anh Cả kính yêu của chúng ta. Nếu sau này dòng có được một hai mảnh đất hứa tại Đảo ngọc Phú quốc, nơi Anh Cả đã nhắm tới như một nơi tạm trú biến nạn 1975, thì chuyến hành trình THĐC chúng ta quả là một duyên cớ quan phòng thần linh, với vai trò đồng hành của Anh Mai Hữu Tường, thay Anh Nhất, và cả 2 khu đất được giới thiệu với dòng đều từ người quen thân của Anh Tường.



Hàng trên, từ trái qúy Anh Lm CRM: Anh Tường, Anh Nhất và Anh Đỉnh

Như 2 ngày trước đây cả ngày hành trình, như hôm Chúa Nhật 13/11 từ Nho Quan Ninh Bình về Phong Nha Quảng Bình, hay hôm Chúa Nhật 20/11 từ Buôn Mê Thuột về Giồng Riềng Kiên Giang. Hôm nay chúng em hành trình cả ngày nhưng chia làm 2 đợt: đợt hải trình 3 tiếng từ Đảo Phú quốc về Rạch giá Kiên giang rồi sau đó lộ trình 6 tiếng từ Rạch giá Kiên giang đến Ấp Mũi, Xã Đất Mũi, Huyện Ngọc Hiển, Tỉnh Cà Mau, gọi tắt là Đất Mũi Cà Mau hay ngắn hơn nữa là Mũi Cà Mau.

Chúng em đã ngủ tối ở đây, lần đầu tiên trong đời mỗi người đến được tận mũi đất tận cùng của giải đất hình chữ S Việt Nam thân yêu, và ngủ qua đêm ở khách sạn khá gần nhất là Hoàng Thùy Hotel, nơi chúng em, nhất là Việt kiều, cần phải trình ngoài thẻ thông hành còn phải có giấy chứng nhận được phép ở qua đêm tại các khách sạn thuộc vùng tận cùng biên giới Nước Việt này. Vì chúng em không có, nên chủ khách sạn đã phải điều đình với giới chức biên phòng và phải đi ký kết bảo đảm về chúng em. Vì đây là một vùng du lịch nên khách sạn khá cao hơn các nơi trước.

Ở đây, Đất Mũi Cà Mau, tuy không lộng lẫy và hoành tráng như ở Thành phố không ngủ tại Bắc Đảo Phú quốc như tối hôm qua, nhưng trong đêm tối và dưới ánh đèn khuya, hầu như cảnh vật cũng có một bóng dáng thu hút giống nhau về đêm

Sau khi lấy phòng ở khách sạn, chúng em đã tìm nhà hàng để ăn tối, và đến ngay một nhà hàng của người Công giáo gốc Bùi Chu Nam Định, đó là quán Rừng Đước (Nam Định)






Sau bữa tối, chúng em về khách sạn nghỉ đêm và hẹn nhau 7 giờ sáng đi vào trong khu du lịch mua vé đi thuyền 1 tiếng ngắm cảnh thiên nhiên trên biển ban mai, trước khi tiếp tục hành trình về Trung tâm Hành hương Cha Trương Bửu Diệp.


Ngày 17 Thứ Năm 24/11 - Mũi Cà Mau và Trung Tâm Hành Hương Cha Trương Bửu Diệp by Night

 

Tạ ơn Anh Cả và cám ơn quí Anh đã đồng hành với phái đoàn THĐC đại diện chúng em trong Hành trình Việt Nam Truyền giáo Đồng Công 2022, mà hôm nay là Thứ Năm 24/11, ngày thứ 17 trong lịch trình 22 ngày của phái đoàn THĐC chúng ta, đồng thời cũng là Lễ trọng kính Các Thánh Tử đạo ở Việt Nam, và là Ngày Lễ Tạ ơn Thanksgiving ở Hoa Kỳ. Trước hết chúng ta hãy lợi dụng Lễ Tạ Ơn HK để Tạ Ơn Chúa đã ban cho dân nước Việt Nam chúng ta có 117 Anh hùng Đức tin bất khuất, một đức tin hiệp thông với cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô Đấng Cứu Chuộc Nhân trần - Redemptor hominis!

Trong tinh thần của ngày Lễ Tạ Ơn, chúng em đã tạ ơn Chúa qua lời chuyển cầu thần thế của Anh Cả, một vị linh mục rất tha thiết với dân nước của mình, đã tạo cơ hội thuận lợi ngoài dự tưởng cho chúng em, để có thể tham quan Đảo Ngọc Phú quốc hôm qua mà còn có thể tham quan cả Mũi Cà Mau hôm nay nữa, mảnh đất tận cùng cực nam của quê hương dân nước Việt Nam thân yêu của chúng ta. Em thực sự cảm thấy rằng Anh Cả linh thiêng, người anh mà trong email hằng ngày nào em cũng cám ơn và nguyện xin đồng hành với chúng em.

Chúng em đã bỏ trọn cả buổi sáng mới tạm hết được Mùi Cà Mau này, nơi tận cùng của quê hương yêu dấu của chúng ta, mà lại trở thành một khu du lịch duyên dáng đầy tính cách lịch sử và hệ sinh thái như vậy. Sau Thánh lễ trọng kính các Thánh TĐVN tại khách sạn và sau bữa điểm tâm, chúng em bắt đầu mua vé vào tham quan, và thuê xe chở khách du lịch được phép chạy ở đây, như loại xe ở khu Thành phố không ngủ ở Bắc Đảo Phú quốc, vừa tránh mưa rào lúc bấy giờ và vừa đủ giờ về Trung tâm Hành hương Cha Trương Bửu Diệp ban chiều, để tham quan 4 di tích nhân tạo ở 4 địa điểm khác nhau. Cuối cùng là chuyến cano một tiếng đồng hồ để đi tham quan hệ sinh thái ở Mũi Cà Mau, đầu tiên là Rừng Đước sau đó là Bãi Bồi. 

Mũi Cà Mau - 4 Mốc điểm

Tượng Mẹ Âu Cơ ở bên ngoài và bên trái (từ) Đền thờ Lạc Long Quân, được đặt ở Mũi Cà Mau này như ám chị Mẹ Âu Cơ đem 50/100 con xuống biển ở Mũi Cà Mau này vậy.

Lối đường vòng từ Đền thờ Lạc Long Quân dẫn đến cột cờ quốc gia 

Em và Anh Uẩn đã leo lên tận đỉnh qua 248 bậc thang để từ đó chiêm ngắm toàn cảnh Mũi Cà Mau

 

Cà Mau - Rừng Đước và Bãi Bồi

 

Trung tâm Hành hương Cha Trương Bửu Diệp về Đêm




Nhà Thờ Tắc Sậy ở tâm điểm của Trung Tâm Cha Trương Bửu Diệp: bên phải từ nhà thờ (hình trái) và bên trái nhà thờ (hình phải)










Trong khi dẫy dinh thự bên phải nhà thờ ở những hình ảnh trên đây liên quan đến lòng tôn sùng Cha Trương Bửu Diệp (như mộ của ngài), thì dẫy dinh thự bên trái nhà thờ như tấm hình ngay trên đây là khu mục vụ của Trung Tâm



Phái đoàn THĐC trước cung thánh Nhà thờ Tắc Sậy với Anh Lm Kiệt (áo trắng), người THĐC đã gặp năm 2017 khi anh làm chánh xứ GX Thuận Yên Quảng Nam GP Đà Nẵng, chủ tế Thánh Lễ chung cộng đồng Dân Chúa 5 giờ 30 sáng Thứ Sáu 25/11

Đối với em, người đã đến kính viếng Trung tâm Hành hương Cha Trương Bửu Diệp lần này là lần thứ 3, sau lần 2016 và 2018 với phái đoàn TĐCTT, nhất là sau khi sang Calcutta Ấn Độ tháng 10/2022, em càng thấy được Việt Nam thích hình thức bề ngoài hơn bề trong, khi so sánh với tất cả những gì em đã tận mắt thấy được tất cả những gì là thánh đức, xuất phát từ một Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta, vị thánh nổi danh trong Giáo Hội cũng như trên toàn thế giới, thế mà ngôi mộ của Mẹ quá ư là đơn sơ nghèo hèn, nhưng chính vì thế đã chẳng những lôi cuốn được khách hành hương khắp thế giới đến kính viếng, mà còn cùng với Dòng Thừa sai Bác ái của Mẹ, theo gương Mẹ, phục vụ những người anh chị em nghèo nhất trong các người nghèo ở Ấn Độ cũng như trên toàn thế giới.

Theo em, hình như Trung tâm Hành hương Cha Trương Bửu Diệp chỉ tập trung vào cá nhân Cha Trương Bửu Diệp thôi, tách biệt ngài với các Thánh Tử Đạo ở Việt Nam, cho dù, theo truyện kể, ngài cũng được phúc tử đạo như các tiền bối 117 vi anh hùng tử đạo của ngài. Nếu Trung tâm này có thêm một khu vực đặc biệt cho các Thánh Tử Đạo Việt Nam như ở Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang thì đẹp biềt mấy, khiến cho ngài càng sáng giá hơn, ở chỗ, ngài đã sống chết xứng danh là cn cháu của các vị tử đạo cha ông của ngài. Nhưng rất tiếc...

Điều đáng tiếc nữa đó là tiền bạc được dâng cùng và khấn hứa với ngài rất nhiều, nhưng theo bề ngoài thì hình như chỉ giành để xây cất cho càng nguy nga tráng lệ hơn cho riêng bản thân ngài, trong khi đó biết bao là người nghèo ăn xin chung quanh khu vực hành hương này, la cà và thường trực ở các quán ăn hay trước cổng trung tâm, rất cần được giúp đỡ; trong khi đó, ở Nhà Mệ Dòng Thừa sai Bác ái của Mẹ Thánh Têrêsa ở Calcutta, dù chẳng làm gì ra tiền, toàn là tiền của mạnh thường quân trên thế giới, dòng Mẹ vẫn không sử dụng tiền bạc này để chỏ tôn vinh Vị Thánh sáng lập dòng mình, hay xây cất nhà cửa dồ số nguy nga cho dòng mình, trái lại, đã mang tất cả phục vụ người nghèo, như tại ngày Nhà Mẹ, sáng nào, sau lễ 6 giờ dòng mẹ cống hiến cho dân nghèo cả mấy trăm người bữa điểm tâm bánh mì và chuối.

Không biết có phải vì vị linh mục nổi danh Trương Bửu Diệp này đã quá được hiển vinh nơi trần thế này rồi mà tiến trình phong thánh cho ngài trong Giáo Hội chưa đi đến dâu, dù đã thực hiện từ lâu. Nghe nói ngài làm nhiều phép lạ chữa lành mà vẫn chưa có phép lạ nào được công nhận, chắc Tòa Thánh đang điều tra. Chưa kể đến các thứ điều tra của thẩm quyền riêng tư liên quan đến tiền bạc cầu khấn với ngài ở một số nơi tự động thực hiện mà không được phép của thẩm quyền này, chẳng hạn như ở Orange Couny mấy năm trước đây. Không biết có phải Chúa chọn cho ngài phần tốt hơn là không được phong thánh, vì ngài chưa được phong thánh đã bị lạm dụng để làm tiền thì khi được phong thánh thì lại càng ô danh ngài hơn. Nếu tử đạo được gọi là "phúc" - Phúc tử đạo, thì không biết có ai đến với ngài tại trung tâm này xin được phúc tử đạo như ngài hay chăng? 

Nếu Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ, vị linh mục được trời cao tuyển chọn để lập dòng thuần túy đầu tiên cho người Việt Nam có thánh, được Giáo Hội sau này phong hiển thánh, chắc anh em dòng vốn mang bản chất bình dân không thể nào tôn vinh ngài bằng những hào nhoáng bên ngoài, mà phải làm sao để những ai tin tưởng nhờ lời ngài chuyển cầu cũng ham ước nên thánh và làm thánh như ngài vậy.

 

Xin xem tiếp:

THĐC Truyền Giáo Đồng Công 2022 - Nhập cuộc 5 Ngày cuối