GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 23/12/2005

Trước Giáng Sinh

 

?   Đức Thánh Cha Biển Đức XVI Chúc Mừng Giáng Sinh với Giáo Triều Rôma – Tòa Thánh và Giáo Hội Một Năm Qua

?  Công Đồng Chung Vaticanô II: "những gì tích cực thì to lớn hơn và sống động hơn là những gì..."

?  Trào Lưu Duy Nhân Bản: "phong trào nữ giới quá khích"

 

?   Đức Thánh Cha Biển Đức XVI Chúc Mừng Giáng Sinh với Giáo Triều Rôma – Tòa Thánh và Giáo Hội Một Năm Qua

 

Tiếp nối truyền thống của các vị tiền nhiệm của mình, Giáo Hoàng đương kim Biển Đức cũng ôn lại những biến cố quan trọng trong một năm với Giáo Triều Rôma trong dịp hội ngộ Mừng Giáng Sinh cuối năm hôm Thứ Năm 22/12/2005, tại Sảnh Đường Clementine. Sau khi ngài được chào chúc Giáng Sinh bởi vị đại diện là Đức Hồng Y Angelo Sodano, chủ tịch Hồng Y Đoàn, trong bài đáp từ của mình bằng tiếng Ý, ngài đã đề cập tới các biến cố trong năm thứ tự như sau: Đức Gioan Phaolô II qua đời, bầu tân Giáo Hoàng, Ngày Giới Trẻ Thế Giới, Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới và Kỷ Niệm 40 Năm bế Mạc Công Đồng Chung Vaticanô II.

 

·        Đức Gioan Phaolô II: “Hồi Niệm và Căn Tính”

 

“Không có vị Giáo Hoàng nào đã để lại cho chúng ta một số lượng văn kiện như ngài đã lưu lại cho chúng ta; trước đây, không có một vị Giáo Hoàng nào, như ngài đã làm, đã có thể đi thăm viếng toàn thế giới và trực tiếp nói với dân chúng thuộc tất cả mọi lục địa. Thế nhưng, cuối cùng, ngài đã phải đi qua con đường đau khổ và câm lặng…

“Bằng các lời nói và việc làm của mình, ngài đã cống hiến cho chúng ta nhiều điều cao cả; thế nhưng bài học không kém phần quan trọng ngài cống hiến cho chúng ta là từ ngai tòa khổ đau và câm nín của ngài.

 

“(Ngài) đã để lại cho chúng ta một dẫn giải về khổ đau không phải là một thuyết về thần học hay triết lý mà là một hoa trái chín mùi qua cuộc hành trình khổ đau của bản thân ngài, một cuộc hành trình khổ đau ngài đã quyết chịu bằng niềm tin tưởng vào Vị Chúa tử giá.

 

“Việc dẫn giải này, một việc dẫn giải được ngài khai triển bởi đức tin và là việc dẫn giải mang lại ý nghĩa cho khổ đau của ngài, một khổ đau được ngài chấp nhận trong mối hiệp thông với nỗi khổ đau của Chúa, là việc dẫn giải đã được vang lên qua thái độ âm thầm chịu đựng của ngài, khi ngài biến việc chịu đựng này thành một đại sứ điệp”.

 

Nhắc lại tác phẩm “Hồi Niệm và Căn Tính” của vị cố Giáo Hoàng, vị đương kim Giáo Hoàng nói về giới hạn của sự dữ, đức cố Giáo Hoàng “đã cảm thấy hết sức thấm thía trước cảnh tượng diễn ra của quyền lực sự dữ” trong thế kỷ 20, Đức Gioan Phaolô II đã giải đáp vấn đề vồn được loài người tự hỏi rằng: “Có lẽ sự dữ là những gì bất khả thắng? Có chăng một quyền năng tối hậu và đích thực của lịch sử?”

 

Theo tác phẩm “Hồi Niệm và Căn Tính” thì “Quyền năng của tình thương thần linh là những gì hạn chế sự dữ là... hạn chế bạo lực, hạn chế tình trạng tung hoành của sự dữ.

 

“Chúng ta có thể nói theo Sách Khải Huyền là Con Chiên mạnh hơn con rồng.

 

“Sự dữ hiện diện trên thế giới cũng để khơi động yêu thương trong chúng ta, một tình yêu trao hiến bản thân mình.

 

“Chắc chắn là chúng ta cần phải làm mọi sự có thể để giảm bớt khổ đau và ngăn ngừa tình trạng bất công là những gì gây cho thành phần vô tội khổ đau. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải làm mọi sự có thể để con người có thể khám phá ra ý nghĩa của khổ đau, nhờ đó, có thể chấp nhận khổ đau của họ và liên kết nó với khổ đau của Chúa Kitô.

 

“Việc đáp ứng xẩy ra khắp thế giới trước cái chết của vị Giáo Hoàng này là một biểu hiện cảm kích về việc nhìn nhận sự kiện ngài đã hoàn toàn hiến thân cho Thiên Chúa cho thế giới khi thi hành thừa tác vụ của ngài”. 

 

Ở vào thời điểm xẩy ra nhiều bạo loạn trên thế giới, Đức Gioan Phaolô II “một lần nữa cho chúng ta thấy yêu thương và chịu khổ là những gì giúp đỡ lẫn nhau. Có thể nói ngài tỏ cho chúng ta thấy Đấng Cứu Chuộc và ơn cứu chuộc ‘sống’, và giúp chúng ta tin tưởng rằng sự dữ không phải là phán quyết cuối cùng trên thế giới này”. 

 

·        Bầu Tân Giáo Hoàng: "Tôi đã nói lên tiếng ‘xin vâng’"


Sau phần về biến cố vị tiền nhiệm của mình qua đời, vị đương kim Giáo Hoàng nói qua đến việc ngài được bầu làm tân thừa nhiệm hôm Thứ Ba 19/4. Ngài nhìn nhận rằng đó là “một việc ngoài bất cứ những gì tôi có thể nghĩ ra là ơn gọi của tôi. Bởi thế, chỉ nhờ tác động tin tưởng nơi Thiên Chúa mà tôi đã nói lên tiếng ‘xin vâng’ cho việc tuyển bầu tôi. Cũng như bấy giờ,tôi xin tất cả anh chị em hôm nay đây hãy cầu nguyện cho tôi, vì tôi tin tưởng vào sức mạnh và sự nâng đỡ của những lời nguyện cầu ấy”.

 

·        Ngày Giới Trẻ Thế Giới: 1 chủ đề 2 hình ảnh


Về chủ đề “Chúng tôi tới để tôn thờ Người” của Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2005 ở Cologne Đức Quốc, ngài cho biết chứa đựng hai hình ảnh chuyên biệt, đó là hình ảnh của kẻ hành hương, của một con người “đi tìm kiếm chân lý, tìm kiếm đời sống chân chính, tìm kiếm Thiên Chúa”, và hình ảnh của việc tôn thờ, một tác động tôn thờ liên quan tới Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XI về Thánh Thể và Năm được giành cho Thánh Thể.

 

·        Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới: "Lãnh nhận Thánh Thể là tôn thờ Đấng chúng ta nhận lãnh"


“Tôi cảm động nhìn thấy vui mừng biết bao về việc tôn thờ Thánh Thể đang gia tăng trong Giáo Hội, và các hoa trái của việc tôn thờ này đang xuất hiện. Trong giai đoạn canh tân phụng vụ, Thánh Lễ và việc tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ thường được coi như là những gì nghịch nhau. Tuy nhiên, việc lãnh nhận Thánh Thể nghĩa là tôn thờ Đấng chúng ta nhận lãnh vậy… Nếu mỗi một con người có thể lấy mình làm qui chuẩn thì thật là cần thiết để nhấn mạnh đến việc tôn thờ”.

 

·        Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được VIS và Zenit phổ biến ngày 22/12/2005

 

 

 

TOP

 

 

?  Công Đồng Chung Vaticanô II: "những gì tích cực thì to lớn hơn và sống động hơn là những gì..."

 

Cũng trong cuộc Hội Ngộ Mừng Giáng Sinh của Giáo Triều Rôma hôm Thứ Năm 22/12/2005, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI còn nhấn mạnh nhất là biến cố kỷ niệm 40 năm bế mạc Công Đồng Chung Vaticanô II, được Giáo Hội cử hành vào ngày 8/12/2005.

 

Theo ngài, việc chấp nhận giáo huấn của Công Đồng này theo hai kiểu cắt nghĩa “đối nghịch nhau và giằng co nhau”. Kiểu thứ nhất là kiểu canh tân, và kiểu thứ hai là kiểu đứt đoạn phân chia trước sau công đồng.

 

Về “kiểu cắt nghĩa canh tân”, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nhắc lại “những lời quá quen thuộc của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII… khi ngài nói rằng Công Đồng ‘muốn truyền đạt tín lý một cách nguyên tuyền và trọn vẹn, không bị loãng đi hay sai lệch. Đối với tín lý vững vàng không thay đổi này, tín lý cần trung thành tôn trọng, nó phải được nghiên cứu sâu xa hơn và phải được trình bày một cách thích đáng đối với các nhu cầu của thời điểm chúng ta”.

 

“Hiển nhiên là việc dấn thân trình bày một sự thật đặc biệt một cách mới mẻ cần phải thực hiện việc suy tư mới và một thứ liên hệ mới mẻ và sống động với sự thật ấy… Theo ý nghĩa ấy thì dự án do Đức Gioan XXIII nêu lên thật là cần thiết, như cái tổng hợp của việc trung thành và năng động đòi hỏi vậy. Thế nhưng bất cứ ở đâu thì việc cắt nghĩa này vẫn là việc hướng dẫn để chấp nhận Công Đồng, với sự sống mới đã tăng phát và những hoa trái đang chín mùi.

 

“Bốn mươi năm sau Công Đồng, chúng ta có thể khẳng định rằng những gì tích cực thì to lớn hơn và sống động hơn là những gì có vẻ khích động vào những năm ở khoảng 1968. Ngày nay chúng ta thấy rằng hạt giống tốt, mặc dù phát triển chậm, dù sao cũng tăng trưởng làm cho chúng ta hết sức biết ơn về công cuộc Công Đồng thực hiện.

 

Theo quan điểm này thì mục tiêu của Công Đồng cũng như của mọi cuộc canh tân trong Giáo Hội là để “truyền đạt tín lý một cách tinh tuyền và trọn vẹn, không bị suy giảm hay bị mép mó”, ý thức rằng “nhiệm vụ của chúng ta không phải ở chỗ canh giữ kho tàng quí báu này, như thể chúng ta chỉ quan tâm tới những gì cũ kỹ, mà còn ở chỗ dấn thân mình bằng một ý muốn mạnh mẽ và hiên ngang cho công việc cần cho thời đại của chúng ta”.

 

“Một đàng là kho tàng đức tin, tức là các sự thật được chất chứa nơi tín lý đáng kính của chúng ta, đàng khác là đường lối phát biểu những sự thật ấy mà vẫn còn giữ được nguyên ý nghĩa và sự trọn vẹn của chúng”.

 

Về khía cạnh này, Công Đồng đã nêu lên “một định nghĩa mới về mối liên hệ giữa đức tin của Giáo Hội với những yếu tố chính yếu của tư tưởng tân tiến. Giáo Hội, cả trước lẫn sau Công Đồng vẫn là một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền, tiến bước qua giòng thời gian”.

 

Kiểu cắt nghĩa thứ hai là kiểu được ngài gọi là “những kiểu cắt nghĩa về việc bất liên tục và đứt đoạn” “giữa Giáo Hội trước công đồng và sau công đồng”. Theo quan điểm của kiểu cắt nghĩa này thì những gì quan trọng về Công Đồng không phải là các bản văn kiện mà là tinh thần canh tân mang tới cho Giáo Hội.

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI bày tỏ nhận định về việc bế mạc Công Đồng của Đức Phaolô VI là “một động lực đặc biệt khiến cho ‘kiểu cắt nghĩa bất liên tục’ được dễ dàng chấp nhận hơn. Trong cuộc đại tranh luận liên quan tới con người làm nên đặc tính của thời tân tiến, Công Đồng phải chú trọng đặc biệt tới chủ đề nhân loại học”, nêu lên các vấn đề “một mặt về mối liên hệ giữa Giáo Hội và đức tin của Giáo Hội, và mặt kia giữa con người và thế giới tân tiến”. Nói cách khác, “Công Đồng phải tìm một định nghĩa mới về mối liên hệ giữa Giáo Hội và thời đại tân tiến”.

 

Đức Thánh Cha nêu lên những khó khăn đánh dấu mối liên hệ này, bao gồm cả vụ án Galileo, cả cuộc Cách Mạng Pháp, cả cuộc đụng độ với chủ nghĩa tự do, hai cuộc thế chiến và những thứ ý hệ làm phát sinh đảng nazi và cộng sản, hoặc những vấn nạn xuất phát từ việc tiến bộ của khoa học cùng với việc dẫn giải Thánh Kinh theo lịch sử và bình luận.

 

“Có thể nói rằng có ba lớp vấn đề đã được hình thành giờ đây đang chờ được giải đáp, đó là…. một định nghĩa mới về mối liên hệ giữa đức tin và khoa học tân tiến; … một định nghĩa mới về mối liên hệ giữa Giáo Hội và Quốc Gia tân tiến, …. Một liên hệ liên quan một cách chung chung hơn với vấn đề khoan dung về đạo giáo; …. Và một định nghĩa mới về mối liên hệ giữa Giáo Hội và đức tin của dân Yến Duyên”.

 

Đức Thánh Cha đề cập tới việc làm thế nào tất cả những lãnh vực liên hệ ấy có cơ nguy tiến đến một hình thức bất liên tục nào đó, nhưng dù sao cũng vẫn còn liên tục trên nguyên tắc. “Chính ở nơi việc liên tục và bất liên tục này với những cấp độ khác nhau chất chứa bản chất thực sự của việc canh tân. Và trong tiến trình canh tân này về việc liên tục chúng ta thấy chúng ta cần phải học hiểu một cách cụ thể hơn trong quá khứ, để những quyết định của Giáo Hội liên quan tới những sự tùy thuộc (chẳng hạn như một số hình thức của chủ nghĩa tự do hay của việc tự do dẫn giải Thánh Kinh) tự chúng cũng phải tùy thuộc, chính vì chúng liên quan tới một tình trạng đặc biệt thực sự đó là tình trạng tự mình khả hoán. Chúng ta cần phải học biết nhìn nhận rằng, nơi những quyết định ấy, yếu tố bền bỉ được thể hiện chỉ bởi các nguyên tắc, những nguyên tắc vẫn là bối cảnh và tác động cho các quyết định từ bên trong”.

 

Đoàn ngài nói tới vấn đề tự do tôn giáo và nhắc lại rằng Công Đồng Chung Vaticanô II, khi nhìn nhận nguyên tắc thiết yếu của Quốc Gia tân tiến và chấp nhận nó bằng một Sắc Lệnh về quyền tự do tôn giáo, đã trở về với gia sản sâu xa nhất của Giáo Hội… Việc thực hành tự nhiên của Giáo Hội xưa đó là việc cầu nguyện cho các vua chúa và thành phần lãnh đạo chính trị, coi đó là nhiệm vụ của mình nhưng…. Giáo Hội không chịu tôn thờ họ, và vì thế rõ ràng là chống lại tôn giáo của Quốc Gia…. Một Giáo Hội truyền giáo, ý thức rằng Giáo Hội có trách nhiệm loan báo sứ điệp này cho tất cả mọi dân tộc, cần phải dấn thân cho quyền tự do tin tưởng.

 

“Công Đồng Chung Vaticanô II, với định nghĩa mới về mối liên hệ giữa đức tin của Giáo Hội với một số yếu tố thiết yếu của tư tưởng tân tiến, tái cứu xét và thậm chí sửa lại một số những quyết định về lịch sử. Thế nhưng, nơi tình trạng bất liên tục hiển nhiên ấy, Giáo Hội thực sự bảo tồn và đào sâu bản tính sâu xa của mình và căn tính đích thực của mình”. Tuy nhiên, “những ai mong rằng với ‘cái ưng thuận’ cốt yếu này với thời đại tân tiến thì tất cả mọi căng thẳng sẽ tan biến, và ‘tinh thần cởi mở với thế giới này’ sẽ mang lại hòa hợp cho mọi sự, thì họ đã coi nhẹ những căng thẳng và những tương khắc nội tại của thời đại tân tiến rồi vậy.

 

“Trong cả thời đại chúng ta nữa, Giáo Hội vẫn là ‘một dấu hiệu phản khắc’…. Công Đồng không thể nào tìm cách hủy bỏ tình trạng tương khắc Phúc Âm này trước những hiểm nguy và những sai lầm của nhân loại. Điều Giáo Hội thực sự tìm cách thực hiện đó là bỏ ra ngoài những thứ tương khắc sai lầm và không cần thiết để trình bày cho thế giới chúng ta thấy những đòi hỏi của Phúc Âm về tất cả những tính cách cao cả và tinh tuyền của Phúc Âm.

 

“Cái bước tiến được Công Đồng thực hiện hướng tới thời đại tân tiến… là yếu tố của vấn đề tồn tại nơi mối liên hệ giữa đức tin và lý trí, một mối liên hệ được thể hiện nơi các hình thức mới mẻ hơn bao giờ hết…. Bởi vậy, hôm nay đây, chúng ta có thể nhìn lại với niềm tri ân Công Đồng Chung Vaticanô II. Nếu chúng ta đọc và tiếp nhận Công Đồng, được hướng dẫn bởi việc cắt nghĩa thích đáng, thì mới có thể gia tăng hơn nữa một năng lực dồi dào cho việc canh tân luôn cần thiết của Giáo Hội”.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được VIS và Zenit phổ biến ngày 22/12/2005

 

 

TOP

 

 

? Trào Lưu Duy Nhân Bản: "phong trào nữ giới quá khích"

(tiếp 21 Thứ Tư 22 Thứ Năm)

Hiện tượng duy nhân bản chuyên biệt và nổi bật nhất hiện nay, ngoài trào lưu luân lý nhân tạo, phải kể đến "phong trào nữ giới quá khích" (feminism), cả lãnh vực đời cũng như đạo. Về đời, có luật pháp "pro-choice", cho phép người phụ nữ có quyền phá thai, và về đạo, có áp lực "inclusive language", sửa lại ngôn ngữ có vẻ mang tính cách kỳ thị phái tính trong Thánh Kinh. Tuy nhiên, gần đây cho thấy mức độ quá khích của phong trào nữ giới đã được tỏ ra qua hai biến cố: thuộc lãnh vực trần thế, có Hội Nghị Phụ Nữ Liên Hiệp Quốc (lần thứ 4) ở Bắc Kinh Trung Cộng nhóm họp từ 4 đến 15-9-1995, và thuộc lãnh vực đạo giáo, có Hội Nghị Phụ Nữ về Truyền Chức (Women's Ordination Conference) nhóm họp vào cuối tuần lễ 10-12/11/1995 ở Washington D.C.

Trước hết là biến cố Hội Nghị Phụ Nữ Liên Hiệp Quốc ở Bắc Kinh. Một trong những điểm được tranh luận và tranh đáu quyết liệt nhất, bởi những nhân vật đại diện trí thức tiêu biểu của các quốc gia ở vào thời điểm loài người văn minh tuyệt vời ngày nay, có thể nói là phải kể đến ý niệm về nam tính và nữ tính của con người đã được phần đông không muốn gọi là phái tính (sex) xứng danh con người là loài "nhân linh ư vạn vật" nữa, mà là giống đực và giống cái ("gender") chẳng khác gì như loài vật. Tổng quan về "Quan Điểm Giống Tính" (Gender Perspective) của thành phần chủ trương nam tính và nữ tính theo giống đực và giống cái, đã được nguyệt san CWR, trong số báo tháng 5-1995 và số báo tháng 11-1995, tóm kết như sau:

1.      Chủ trương phá thai là một nhân quyền, phổ biến rộng rãi pháp quyền phá thai: "freedom of reproductive choice" (nguyên văn của tài liệu do INSTRAW phổ biến trong Hội Nghị), giáo dục phái tính và những quyền được phép liên hệ dục tính cho vị thành niên cũng như những ai chưa lập gia đình. (INSTRAW là chữ viết tắt của International Research and Training Institute for the Advancement of Woman, một cơ quan của Liên Hiệp Quốc được thành lập nhằm phục vụ việc thăng tiến cho những phúc lợi của giới phụ nữ)

2.      Chủ trương quyền được đồng tính luyến ái (homosexual) và đồng nữ luyến ái (lesbian).

3.      Chủ trương xác định giống tính như một cấu trúc xã hội và chống lại quan niệm 'sinh lý định mệnh' (biology is destiny).

4.      Tin tưởng rằng tình trạng nghèo nàn của phụ nữ là do bởi phụ nữ thiếu tự lập về kinh tế.

5.      Cổ vhành những nghề nghiệp không theo truyền thống và công việc ngoài gia đình, và lên án những nghề nghiệp truyền thống và những khuôn mẫu.

6.      Chống lại việc bạo hành phụ nữ, vì tin rằng việc bạo hành như vậy là do quyền lực của phái nam và gia đình.

7.      Đề xướng đẳng số giống tính (gender quotas) 50-50 trong tất cả mọi cơ quan chính quyền, dù được bầu cử cũng như được bổ nhiệm: "political equality between women and men" (nguyên văn của tài liệu do INSTRAW phổ biến dịp Hội Nghị), trong tất cả mọi ngành nghề kinh tế, làm việc nhà cũng như coi con cái.

8.      Muốn thay đổi định nghĩa về gia đình, hay chữ 'gia đình' (family) phải được thay thế bằng chữ 'gia cư' (household).

9.      Tin tưởng rằng tôn giáo 'thủ cựu' (fundamentalist) phải chịu trách nhiệm về tình trạng nữ giới bị bạo hành và về việc chối bỏ những quyền bình đẳng của nữ giới.

(còn tiếp)

Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ