GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 29/12/2005

Bát Nhật Giáng Sinh

 

?   ĐTC Biển Đức XVI với Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 28/12/2005 về Thánh Vịnh 138 (139) hợp với tinh thần của Giáng Sinh

?  ĐTC Biển Đức XVI với Các Vị Giám Mục Áo dịp Ngũ Niên Thăm Tòa Thánh ngày 5/11/2005 về tiến trình Tục Hóa ở Âu Châu và Nhu Cầu cần phải giảng dạy Giáo Lý

?  Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 1/1/2006: (4) Hai Chủ Nghĩa Hủy Hoại

 

 

?   ĐTC Biển Đức XVI với Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 28/12/2005 về Thánh Vịnh 138 (139) hợp với tinh thần của Giáng Sinh

 

Sau đây là phần Anh ngữ tóm kết bài Giáo Lý Thánh Vịnh 138 (chứ không phải nguyên bài dài bằng Ý ngữ, phần sẽ được chuyển dịch sau) trong buổi triều kiến chung hằng tuần tại Quảng Trường Thánh Phêrô với 20 ngàn người, một buổi triều kiến đã được ngài kết thúc bằng việc nhắc đến thành phần nạn nhân động đất sóng thần tsunami ngày 26/12/2004 cách đây 1 năm cũng như những nạn nhân bị thiên tai khác trên thế giới.

 

Anh Chị Em thân mến

 

Trong khi chúng ta cử hành tuần bát nhật Giáng Sinh và lễ Các Thánh Anh Hài, chúng ta lại chú tâm tới bài Thánh Vịnh 138.

 

Bài thánh ca chúc tụng này đưa ra một đề tài rất hợp với tinh thần của Giáng Sinh, khi chúng ta đang tưởng niệm đại mầu nhiệm về việc Con Thiên Chúa làm người vì phần rỗi của chúng ta.

 

Phần thứ hai của bài Thánh Vịnh này cống hiến việc suy niệm về ánh mắt yêu thương bao trùm tất cả loài người.

 

Để diễn tả tác động thần linh trong lòng người nữ, thánh vịnh gia nói tới những hình ảnh cổ thời của thánh kinh. Đặc biệt chúng ta thấy Đấng Tạo Hóa được tiêu biểu như là một người thợ gốm và là nhà điêu khắc hình thành tác phẩm của mình từ “bụi đất”.

 

Thật là mãnh liệt cái ý nghĩ là từ lúc chúng ta được thụ thai Thiên Chúa đã thấy được tương lai của chúng ta rồi: Trong cuốn sách sự sống của Chúa, các kinh nghiệm của cuộc đời trần gian chúng ta sống đều đã được ghi nhận.

 

Tóm lại, chúng ta hãy cùng nhau chiêm ngưỡng sứ điệp được vị tiền nhiệm của tôi là Thánh Giáo Hoàng Gregôriô Cả cống hiến niềm hy vọng và phấn khởi ngay cả cho thành phần chiến đấu trong cuộc hành trình thiêng liêng và giáo hội: “Những ai chưa có được những tặng ân thiêng liêng để cởi mở cõi lòng mình ra chiêm ngưỡng… thì không cần phải do dự gì trong việc khao khát tình yêu Thiên Chúa và tha nhân”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo mạng điện toán toàn cầu Catholic Online

 

 

 

TOP

 

 

?  ĐTC Biển Đức XVI với Các Vị Giám Mục Áo dịp Ngũ Niên Thăm Tòa Thánh ngày 5/11/2005 về tiến trình Tục Hóa ở Âu Châu và Nhu Cầu cần phải giảng dạy Giáo Lý

 

Theo chiều hướng của những cảm nghiệm này (xin biệt chú: “những cảm nghiệm này” ở đây ĐTC cố ý nói tới hai biến cố được ngài nhắc tới trước đó là Ngày Giới Trẻ Thế Giới 20 ở Cologne Đức Quốc tháng 8 vừa rồi, và Năm Thánh Thể vừa bế mạc bằng Thượng Nghị Giám Mục), giờ đây cần phải bình tĩnh và tin tưởng phân tích tình hình của các Giáo Phận Áo Quốc, hầu nhận định được những điểm chính cần chúng ta đặc biệt quan tâm vì phần rỗi và thiện ích của đàn chiên… Trong niềm tin tưởng vào sự hiện diện của Chúa, chúng ta hãy can đảm nhìn thẳng vào thực tại mà không để cho tính cách lạc quan vốn thu hút chúng ta trở thành một chướng ngại vật trong việc điểm đích danh của các sự vật một cách hoàn toàn khách quan và không thêm bớt. 

 

Ngày nay đang xẩy ra những biến cố trầm trọng như tiến trình tục hóa, một tiến trình liên tục chiếm được ưu thế ở Âu Châu vào lúc này đây, thậm chí đã chặn lối vào Áo Quốc Công Giáo. Việc đồng hóa với Giáo Hội đã bị suy yếu nơi nhiều tín hữu, và vì thế, thiếu mất xác tín đức tin và lòng tôn kính lề luật của Thiên Chúa. 

 

Chư Huynh trong hàng Giáo Phẩm thân mến, ngoài một ít nhận định này, tôi không cần phải gọi lại chi tiết ở đây nhiều lãnh vực quan trọng nơi đời sống xã hội nói chung cũng như nơi tình hình giáo hội nói riêng, vì tôi biết rằng chúng luôn là những mối quan tâm của chư huynh. Tôi thông cảm với nỗi lo âu của chư huynh về Giáo Hội ở Xứ Sở của chư huynh.

 

Vậy chúng ta có thể làm gì được đây? Thiên Chúa đã sửa soạn một phương dược chữa trị cho Giáo Hội trong thời đại của chúng ta; chư huynh có thể sử dụng nó để can đảm đương đầu với những thách đố chư huynh đụng độ trên bước đường của ngàn năm thứ ba Kitô giáo hay chăng? Ngoài ra, chắc chắn một điều là chúng ta cần thực hiện một việc tuyên xưng một cách rõ ràng, can đảm và nhiệt thành vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã sống trên thế gian này và nay đang sống trong Giáo Hội cũng như trong con người, theo yếu tính của mình, có tâm hồn hướng về Thiên Chúa có thể tìm thấy hạnh phúc. Thêm vào đó, chúng ta cần sử dụng nhiều phương sách truyền giáo nhỏ to để thực hiện việc làm “xoay chiều gió”.

 

Như chư huynh quá rõ, việc tuyên xưng đức tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của vị Giám Mục…. Thật sự là thành phần Giám Mục chúng ta cần phải hành động cách khôn ngoan. Tuy nhiên, sự khôn ngoan này không được ngăn cản chúng ta khỏi việc trình bày Lời Chúa một cách hoàn toàn trọn vẹn, ngay cả những điều con người ta ít muốn nghe, hay không ngừng chống đối và chê cười.

 

Chư huynh trong hàng Giáo Phẩm thân mến, chư huynh quá rõ là có những đề tài liên quan tới sự thật của đức tin, nhất là đến tín lý về luân lý, những vấn đề không được trình bày một cách đầy đủ thích đáng nơi việc dạy giáo lý cũng như trong việc rao giảng ở các Giáo Phận của chư huynh, có những lúc, chẳng hạn, nơi thừa tác vụ giới trẻ tại các giáo xứ hay các hiệp hội, và là những vấn đề không bị đối đầu một tí nào cả, hay không được giải quyết một cách minh tường theo ý muốn của Giáo Hội.

 

Tôi cảm tạ ơn Chúa vì điều này không xẩy ra ở mọi nơi. Tuy nhiên, có lẽ những ai có trách nhiệm giảng giải sợ rằng đây đó người ta có thể bỏ đạo nếu họ lên tiếng quá rõ ràng.

 

Tuy nhiên, kinh nghiệm thường cho thấy điều này hoàn toàn xẩy ra ngược lại. Xin đừng bị ảo tưởng. Một thứ giáo huấn Công Giáo lại tự mâu thuẫn thì không thể nào sinh hoa kết trái về lâu về dài. Việc loan báo Vương Quốc của Thiên Chúa dđ liền với nhu cầu cần phải hoán cải và yêu thương là những gì phấn khích, là những gì nhận biết được đường đi nước bước, là những gì dạy cho hiểu rằng với ơn Chúa thì cho dù ngay cả những cái xem ra bất khả cũng trở thành khả dĩ. Xin chỉ nghĩ cách làm sao để dần dần cải tiến, đào sâu và có thể nói hoàn tất việc giảng dạy đạo nghĩa, giáo lý ở các trình độ khác nhau và việc giảng dạy.

 

Xin chư huynh hãy nhiệt liệt sử dụng Cuốn Tổng Hợp Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo. Xin hãy bảo đảm rằng các vị linh mục cùng giáo lý viên sử dụng những dụng cụ này, rằng những thứ này được giải thích ở tại các giáo xứ, hoôi đoàn và phong trào, và sử dụng trong các gia đình như một việc đọc sách quan trọng.

 

Trong tình trạng bất định của thời điểm lịch sử này và của xã hội chúng ta đây, xin hãy cống hiến cho dân chúng niềm xác tín về một đức tin trọn vẹn của Giáo Hội. Tính cách trong sáng và đẹp đẽ của đức tin Công Giáo là ở chỗ chúng chiếu sáng cuộc sống của con người cho dù vào ngày hôm nay đi nữa! Điều này đặc biệt đúng nếu nó được trình bày bằng những chứng từ hăng say và sống động.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp theo mạng điện toán Zenit và
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm

 

 

TOP

 

 

? Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 1/1/2006: Hai Chủ Nghĩa Hủy Hoại

 

(tiếp 26 Thứ Hai, 27 Thứ Ba 28 Thứ Tư) 

 

9.         Ngày nay, hòa bình đích thực tiếp tục bị tổn thương và bị loại trừ bởi nạn khủng bố với những đe dọa và các cuộc tấn công đẩy thế giới vào một tình trạng sợ hãi và bất an. Các vị tiền nhiệm của tôi là Đức Phaolô VI và Gioan Phaolô II thường nêu lên trách nhiệm ghê gớm của thành phần khủng bố phải chịu, đồng thời các vị cũng lên án các sách lược bất lương và chết chóc của họ. Những hành động ấy thường là hoa trái của chủ nghĩa tuyệt mệnh là chủ nghĩa được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II diễn tả bằng những lời lẽ như sau: “Những ai sát hại bằng những hành động khủng bố thực sự là những người chán chường về nhân loại, về sự sống, về tương lai. Theo quan điểm của họ thì cần phải thù ghết và hủy diệt đi tất cả mọi sự” (Message for the 2002 World Day of Peace, 6).

 

Chẳng những chủ nghĩa tuyệt mệnh mà còn cả chủ nghĩa cuồng tín là chủ nghĩa ngày nay thường đưoơc gán cho cái tên là chủ nghĩa cực bảo thủ, cũng tác dụng và khích động ý nghĩ và hoạt động khủng bố nữa. Ngay từ ban đầu, Đức Gioan Phaolô II đã thấy được cái nguy hiểm bùng phát này dưới hình thức bảo thủ cuống tín, và ngài đã nghiêm nghị lên án nó, trong khi đó ngài cảnh cáo những nổ lực muốn áp đặt hơn là trình bày cho người khác tự tình chấp nhận theo niềm xác tín của họ về sự thật. Ngài đã viết: “Việc cố gắng áp đặt lên kẻ khác bằng phương tiện võ lực những gì mình coi là chân lý là việc vi phạm tới phẩm vị của con người, và trên hết là phạm đến Thiên Chúa nơi họ là hình ảnh của Ngài” (cùng nguồn vừa dẫn).

 

10.       Quan sát kỹ lưỡng thì cả chủ nghĩa tuyệt mệnh và chủ nghĩa cực bảo thủ được chúng ta đang nói đến đây đều có cùng một thứ liên hệ sai lầm đối với sự thật, ở chỗ, thành phần tuyệt mệnh chối bỏ chính sự hiện hữu của sự thật, trong khi thành phần bảo thủ cuồng tín chủ trương có thể áp đặt sự thật bằng võ lực. Cho dù có nguồn gốc và bối cảnh văn hóa khác nhau, cả hai đều cho thấy thái độ nguy hiểm tỏ ra khinh thường con người và sự sống con người, trên hết là chính Thiên Chúa. Thật vậy, cái thành quả thê thảm chung này xuất phát từ một thứ méo mó đối với sự thật trọn vẹn về Thiên Chúa: chủ nghĩa tuyệt mệnh thì chối bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa cùng với việc hiện diện quan phòng của Ngài trong lịch sử, trong khi chủ nghĩa bảo thủ cuồng tín lại bôi nhọ dung nhan yêu thương của Ngài, thay thế Ngài bằng những thứ ngẫu tượng được tạo nên theo hình ảnh riêng của nó. Khi phân tích những căn nguyên gây ra hiện tượng khủng bố hiện nay, cần phải cứu xét tới chẳng những các căn nguyên về chính trị và xã hội của nó mà còn cả những động lực sâu xa của nó về văn hóa, tôn giáo và ý hệ nữa.

 

11.       Trước những cơ nguy nhân loại đang phải đối diện trong thời đại của chúng ta đây, tất cả mọi người Công Giáo ở khắp nơi trên thế giới có nhiệm vụ loan báo và hiện thực trọn vẹn hơn nữa “Phúc Âm Hòa Bình”, và chứng tỏ cho thấy rằng việc nhìn nhận tất cả sự thật về Thiên Chúa là điều kiện tiên quyết bất khả châm chước cho việc củng cố hòa bình đích thực. Thiên Chúa là Tình Yêu cứu độ, là một Người Cha yêu thương muốn thấy con cái của mình coi nhau là anh chị em của nhau, ý thức mang những tài năng khác nhau của mình ra phục vụ công ích của gia đình nhân loại. Thiên Chúa là nguồn mạch dồi dào của một niềm hy vọng mang lại ý nghĩa cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng. Thiên Chúa, và chỉ có một mình Thiên Chúa mà thôi, làm thành tựu hết mọi việc làm thiện hảo và hòa bình. Lịch sử đã rõ ràng chứng tỏ cho thấy rằng việc tuyên chiến với Thiên Chúa để hoàn toàn hất Ngài ra khỏi tâm can của con người chỉ là những gì dẫn một thứ nhân loại sợ hãi và cùng kiệt tới những quyết định hoàn toàn phù phiếm. Việc nhận thức này cần phải thôi thúc thành phần tin tưởng vào Chúa Kitô trở thành những chứng nhân có sức thu phục của Thiên Chúa là Đấng là sự thật và là tình yêu bất khả phân ly, khi họ dấn thân phục vụ hòa bình, bằng cách hợp tác rộng rãi với các Kitô hữu khác, với các môn đồ thuộc các tôn giáo khác, và với tất cả mọi con người nam nữ thiện tâm.

 

(còn tiếp)

 

Tại Vatican ngày 8/12/2005

 

Giáo Hoàng Biển Đức XVI

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/peace/documents/hf_ben-xvi_mes_20051213_xxxix-world-day-peace_en.html

 

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ