GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
CHÚA NHẬT 26/11/2006 TUẦN XXXIV THƯỜNG NIÊN LỄ CHÚA KITÔ VUA |
? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI điểm mặt Văn Hóa Tây Phương: “tất cả những gì còn lại đó là một ít vết tích của vài ý nghĩ minh tri tân thời mà thôi”
? “Những Khía Cạnh Mục Vụ trong việc Chữa Trị Các Chứng Bệnh Lây Lan”.
? Về Một Số Vấn Đề Cần Phải Tuân Giữ Hay Tránh Lánh Liên Quan Đến Thánh Thể Cực Linh”
? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI điểm mặt Văn Hóa Tây Phương: “tất cả những gì còn lại đó là một ít vết tích của vài ý nghĩ minh tri tân thời mà thôi”
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và tuyển dịch
(tiếp 21 Thứ Ba, 22 Thứ Tư, 24 Thứ Sáu và 25 Thứ Bảy)
4- Văn Minh Tây Phương: "Những sản vật thuần túy của một cuộc cách mạng mù quáng"
(Bài Giảng Lễ Đức Mẹ Mông Triệu 15/8/2005)
“Trong Phúc Âm, chúng ta đã nghe bài ca vịnh Ngợi Khen Magnificat, một bài thơ cao cả được Thánh Thần linh ứng phát xuất từ môi miệng của Mẹ Maria, thật sự là từ tâm can của Mẹ Maria. Bài ca vịnh tuyệt vời này phản ảnh toàn thể linh hồn, toàn thể con người của Mẹ Maria. Chúng ta có thể nói rằng bài thánh ca này của Mẹ là chân dung của Đức Maria, là hình ảnh thực sự nhờ đó chúng ta có thể thấy Mẹ một cách xác đáng. Tôi xin nhấn mạnh đến hai điểm trong bài đại ca vịnh này.
“Bài ca vịnh này được bắt đầu bằng chữ ‘Magnificat – Ngợi Khen’: Linh hồn tôi ‘magnifies – ngợi khen’ Chúa, tức là ‘tuyên xưng sự cao cả’ của Chúa. Mẹ Maria muốn Thiên Chúa cao cả trên trế giới này, cao cả trong đời sống của Mẹ và hiện diện giữa tất cả chúng ta. Mẹ không sợ là Thiên Chúa có thể là ‘một đối thủ’ trong đời sống của chúng ta, là với sự cao cả của mình Ngài xâm lấn tự do của chúng ta, xâm lấn cái khoảng đời để sống động của chúng ta. Mẹ biết rằng Thiên Chúa cao cả, chúng ta cũng cao cả nữa.
“Đời sống của chúng ta không bị đàn áp mà được nâng cao và vươn rộng: Chính vì thế mà nó trở thành cao cả trước ánh vinh quang của Thiên Chúa.
“Sự kiện những vị cha mẹ đầu tiên của chúng ta đã có những ý nghĩ phản nghịch lại như thế là cốt lõi của nguyên tội. Họ sợ rằng nếu Thiên Chúa quá ư là cao cả thì họ sẽ bị lấy đi một cái gì đó nơi đời sống của họ. Họ nghĩ rằng họ có thể gạt Thiên Chúa ra ngoài để lấy chỗ cho họ.
“Đây cũng là một chước cám dỗ cả thể của thời tân tiến, của ba hay bốn thế kỷ qua. Càng ngày càng nhiều người nghĩ và nói rằng: ‘Thế nhưng vị Thiên Chúa này không ban cho chúng ta được tự do; bằng tất cả những mệnh lệnh của mình, Ngài đã hạn chế cái khoảng đời để sống của chúng ta. Bởi thế mà Thiên Chúa cần phải biến khuất đi; chúng tôi muốn tự động và tự lập. Không có vị Thiên Chúa này chính chúng tôi mới là các vị thần linh và làm những gì chúng tôi muốn’.
“Đó cũng là quan điểm của Người Con Hoang Đàng, người con không nhận ra rằng hắn được ‘tự do’ chính là vì hắn được ở trong nhà cha của hắn. Hắn ra đi đến những miền đất xa xôi để phung phí gia tài của mình. Cuối cùng, hắn nhận ra rằng chính vì hắn ra đi quá xa với nhà cha của hắn mà thay vì được tự do hắn lại trở thành nô lệ; hắn đã hiểu rằng chỉ nhờ trở về nhà cha của mình hắn mới thực sự có tự do, sống một cuộc đời hoàn toàn tốt đẹp thôi.
“Đó là những gì đang xẩy ra cho thời đại tân tiến của chúng ta đây. Trước đây, nó nghĩ và tin rằng, bằng việc loại trừ Thiên Chúa ra rìa và trở nên tự động, chỉ sống theo những ý nghĩ riêng tư và bản năng của chúng ta, chúng ta mới thực sự được tự do làm những gì chúng ta muốn mà không ai có thể truyền khiến chúng ta cả.
“Thế nhưng, khi Thiên Chúa biến khuất, con người nam nữ không trở nên cao cả hơn; thật vậy, họ đã mất đi phẩm vị thần linh của mình; khuôn mặt của họ đã mất đi vinh quang của Thiên Chúa. Cuối cùng họ trở thành những sản vật thuần túy của một cuộc cách mạng mù quáng, và như thế, họ có thể được sử dụng và bị lạm dụng. Đó chính là những gì kinh nghiệm của thời đại chúng ta đã cho chúng ta thấy rõ như vậy.
“Nếu chỉ có Thiên Chúa là cao cả thì nhân loại cũng cao cả nữa. Với Mẹ Maria, chúng ta phải bắt đầu hiểu rằng vấn đề là như thế. Chúng ta không được lìa xa Thiên Chúa nhưng hãy làm cho Thiên Chúa hiện diện; chúng ta phải bảo đảm là Ngài là Đấng cao cả trong đời sống của chúng ta. Nhờ đó, chúng ta mới có thể trở thành thần linh; tất cả mọi vinh hiển của phẩm vị thần linh bấy giờ mới là của chúng ta. Chúng ta hãy áp dụng điều này vào đời sống riêng của chúng ta.
“Vấn đề cần thiết là Thiên Chúa phải là Đấng cao cả giữa chúng ta, trong đời sống chung riêng.
“Trong đời sống công cộng, Thiên Chúa cần phải hiện diện, chẳng hạn, ở các dinh thự công, và Ngài cần phải hiện diện trong đời sống cộng đồng, vì nếu có Thiên Chúa hiện diện, chúng ta mới có đường hướng, một đường hướng chung; bằng không, không thể nào ổn định những cuộc tranh chấp, vì phẩm vị chung của chúng ta không còn được nhìn nhận nữa.
“Chúng ta hãy làm cho Thiên Chúa cao cả trong đời sống chung riêng. Có nghĩa là giành chỗ cho Thiên Chúa trong đời sống của chúng ta hằng ngày, bắt đầu bằng việc nguyện cầu ban sáng, rồi dâng lên Thiên Chúa thời gian, dâng lên cho Chúa các Ngày Chúa Nhật. Chúng ta không phí phạm thời giờ tự do của mình nếu chúng ta dâng nó cho Thiên Chúa. Nếu Thiên Chúa đi vào thời gian của chúng ta thì mọi lúc đều trở thành cao cả, rộng chỗ hơn, dồi dào hơn”.
(xin xem tiếp loạt bài nghiên cứu tổng hợp hiện đại này vào những ngày tới hướng về chuyến tông du Thổ Nhĩ Kỳ của ĐTC 28/11-1/12/2006)
? “Những Khía Cạnh Mục Vụ trong việc Chữa Trị Các Chứng Bệnh Lây Lan”.
Từ Thứ Năm 23/11 đến Thứ Bảy 25/11/2006, tại Vatican sẽ diễn ra hội nghị lần thứ 21 của Hội Đồng Tòa Thánh Về Thừa Tác Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe liên quan tới việc phác họa ra một đường lối hiệu năng trong vấn đề phòng chống các chứng bệnh lây lan để “nâng đỡ, chăm sóc và chữa trị” thành phần bệnh nhân, với chủ đề là “Những Khía Cạnh Mục Vụ trong việc Chữa Trị Các Chứng Bệnh Lây Lan”.
Đức Hồng Y chủ tịch phân bộ này là Javier Lơano Barragán, và vị Giám Mục thư ký là José Redrado, đã cho thành phần phóng viên và ký giả đang làm việc với Tòa Thánh biết như thế. Cuộc hội nghị này với thành phần tham dự lên tới 536 người mang một ý nghĩa “đối với chúng ta liên quan tới mầu nhiệm xót thương chứ không phải than van trách móc”.
Vị hồng y chủ tịch ghi nhận là Hội Chứng Liệt Kháng đang gia tăng như được thấy trong dữ kiện của Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới năm 2005. Hội nghị năm 2006 này được chia làm ba phần, phần đầu sẽ nói đến nguồn gốc và căn nguyên của các chứng bệnh lây lan, bao gồm cả các lối sống, các cuộc di dân, và “những thay đổi về kỹ thuật và kỹ nghệ”. Phần hai sẽ chia sẻ “về những thứ dịch bệnh và niềm hy vọng của Kitô Giáo cùng trách nhiệm của Kitô hữu trong việc chăm sóc thành phần bệnh nhân”, trong đó có các quan điểm của Do Thái Giáo, Hồi Giáo, Ấn Giáo và Phật Giáo về vấn đề nàỵ Phần ba sẽ là phần nói tới việc chăm sóc mục vụ cho thành phần vị mắc phải các chứng dịch bệnh.
Vị hồng y chủ tịch cho biết: “Chúng tôi tìm kiếm thực hiện những hành động cụ thể theo quan điểm tâm ký văn hóa, như vấn đề giáo dục theo niềm tin liên quan tới những thứ bệnh nạn ấy, học hỏi giáo lý, giáo dục học đường, truyền thông và nói rõ những cái xấu xa tệ hại”.
Riêng về vấn đề bao cao su làm tình, theo yêu cầu của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, vị hồng y chủ tịch phân bộ này đã nộp bản tường trình cho Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin. Lý do là vì hội đồng của ngài chỉ giới hạn trong lãnh vực mục vụ, còn Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đặc trách về những gì liên quan tới niềm tin.
“Bởi vậy, để đáp ứng ý muốn của Đức Thánh Cha, chúng tôi đã thực hiện một cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng về vấn đề sử dụng các thứ bao cao su làm tình, cả theo quan điểm khoa học lẫn quan điểm luân lý, và chúng tôi đã nộp nó cho Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 21/11/2006
?
Về
Một Số Vấn Đề Cần Phải Tuân Giữ Hay Tránh Lánh Liên Quan Đến Thánh Thể Cực Linh”
Ngày Thứ Sáu 23/4/2004, tại phòng báo chí của Tòa Thánh, ĐHY Francis Arinze, chủ
tịch Thánh Bộ Phượng Tự và Bí Tích, cùng với ĐTGM Domenico Sorrentino, Thư Ký
của Thánh Bộ này, và ĐTGM Angelo Amoto, SDB, thư ký Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin,
những vị đã hợp tác soạn dọn văn kiện, và đã ra mắt văn kiện quan trọng hợp thời
ấy.
Trong lời mở đầu, ĐHY chủ tịch đã nói về cả hai phương diện tích cực và tiêu cực
diễn tiến về phụng vụ xẩy ra từ Công Đồng Chung Vaticanô II, nhưng theo thời
gian đã xẩy ra những lạm dụng “làm phiền muộn cho hết mọi người”. Ngài cho biết
rằng “đã có khuynh hướng cho rằng việc chú trọng đến những vấn đề lạm dụng là
những gì mất giờ, chúng dầu sao cũng đã xẩy ra và sẽ mãi mãi là như thế… Điều
này dẫn chúng ta đến chỗ sai lầm. Những thứ lạm dụng liên quan đến Thánh Thể
không phải tất cả đều ở một mức độ như nhau. Một số lạm dụng có nguy cơ làm cho
bí tích trở thành vô hiệu. Các lạm dụng khác cho thấy tình trạng thiếu lòng tin
tưởng vào Thánh Thể. Có những lạm dụng góp phần vào việc làm cho dân Chúa lẫn
lộn không biết đâu mà mò và làm cho việc cử hành Thánh Thể mất đi tính cách linh
thánh. Không được coi thường những vấn đề lạm dụng”.
ĐTGM thư ký thánh bộ phượng tự và bí tích nhấn mạnh là “Bản Hướng Dẫn này làm gì
hơn là tái xác định những qui tắc hiện hành”. ĐTGM làm sáng tỏ vấn đề là “việc
yêu cầu tuân giữ (những qui tắc này) không có nghĩa là cấm đoán việc nghiên cứu
sâu xa thêm và cấm đề nghị, như đã từng xẩy ra trong lịch sử của ‘phong trào
phụng vụ’ và ngày nay vẫn thường xẩy ra nơi lãnh vực nghiên cứu học hỏi về thần
học, phụng vụ và mục vụ. Điều hoàn toàn bị loại trừ đó là việc biến phụng vụ
thành một lãnh giới tự do thí nghiệm và tùy nghi thi hành, không do một ý hướng
tốt lành nào”.
ĐTGM thánh bộ tín lý đức tin nói đến ý nghĩa tín lý của bản hướng dẫn này: “Các
qui tắc phụng vụ là những gì thể hiện rõ ràng tính cách giáo hội học của Thánh
Thể. Tính cách duy nhất và bất khả phân ly của Mình Thánh Chúa bao gồm tính cách
duy nhất của Thân Mình Mầu Nhiệm của Người là Giáo Hội duy nhất bất khả phân ly.
Bản Hướng Dẫn này phải làm dậy lên trong Giáo Hội một thứ hiểu biết lành mạnh
cũng như việc nồng hậu đón nhận, việc say mê chiêm ngưỡng mầu nhiệm cao cả của
đức tin chúng ta đây và việc khuyến khích tác hành cùng với những thái độ sống
hợp với Thánh Thể”.
Trong buổi họp báo ra mắt này có một ký giả đặt vấn đề liên quan đến việc cho
các chính trị gia phò phá thai hiệp lễ, ĐHY chủ tịch trả lời:
“Nếu người nào không được rước lễ thì không được cho họ chịu lễ. Khách quan mà
nói thì câu trả lời là như thế”.
ĐHY giải thích rằng vị linh mục không được cho Rước Lễ trừ trường hợp bất ngờ và
“vị ấy không đủ thời gian suy nghĩ”.
Một ký giả khác đã áp dụng việc cho rước lễ này vào trường hợp thực tế của nhân
vật ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ hiện nay thuộc đảng dân chủ là ông John Kerry,
người tuyên bố mình là Công Giáo nhưng lại phò phá thai, ĐHY cho biết:
“Qui tắc của Giáo Hội đã rõ. Giáo Hội Công Giáo hiện diện ở Hoa Kỳ và có các vị
giám mục ở đó. Hãy để các vị ấy áp dụng vấn đề này”.
Văn kiện được ra mắt hôm nay dài 70 trang được biên soạn theo ý của ĐTC GPII.
Trong Thông Điệp “Eucharistiia de Ecclesia” được ban hành vào Thứ Năm Tuần Thánh
năm ngoái 2003, ĐTC GPII đã loan báo văn kiện này ở đoạn 52.
Vì tầm quan trọng của nội dung của mình, bản văn kiện này đã phải biên soạn cả
hơn một chục bản thảo. ĐHY chủ tịch cho biết trong cuộc họp báo ra mắt là công
việc sửa soạn cho văn kiện này đã bắt đầu ngay cả trước khi ĐTC chính thức loan
báo trong tông thư kỷ niệm 40 năm Hiến Chế Về Phụng Thánh của Công Đồng Chung
Vaticanô II.
Trước khi ban hành bức thông điệp của ĐTC năm ngoái, “chúng tôi đã xin các vị
giám mục, hồng y và những vị khác thuộc thánh bộ của chúng tôi là hãy gửi về cho
chúng tôi những điều than phiền và mập mờ cần phải được bày tỏ để biết được”
những vấn đề cần phải giải quyết. “Thế rồi hai thánh bộ chúng tôi đã thiết lập
một ủy ban hỗn hợp vào đầu năm ngoái. Hai vị chủ tịch và thư ký là những người
có trách nhiệm kiểm lại công việc làm này”.
Bản thảo đầu tiên được trình bày vào Tháng 5/2003 cho tất cả mọi phần tử của hai
thánh bộ, khoảng 70 vị hồng y, TGM và giám mục. Thế rồi bản thảo được bàn luận
vào Tháng 6/2003. ĐHY tiết lộ cho biết thêm rằng:
“Sau đó rất nhiều việc phải làm, vì bản thảo đầu tiên bao giờ cũng cần có nhiều
thay đổi. Thế rồi chúng tôi bắt đầu thực hiện những cuộc tham vấn và đóng góp.
Chúng tôi đã viết khoảng 12 bản thảo từ giữa tháng 5/2003 tới cách đây 2 tháng”.
Vị HY chủ tịch mỉm cười: “Điều này là bình thường” đối với các văn kiện của Tòa
Thánh Vatican.
Nội dung của bản văn kiện này gồm có phần mở đầu, phần thân với 8 chương, và
phần kết luận, tất cả được chia ra thành 186 đoạn, cùng với bản liệt kê rất dài
về 295 nguồn trích dẫn cho toàn bản văn.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch