GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 CHÚA NHẬT 20/8/2006

 TUẦN XX THƯỜNG NIÊN

 

?  Chúa Nhật XIX Thường Niên 13/8/2006 về Lễ Trọng Kính Đức Mẹ Mông Triệu 15/8

?  Ngày của Chúa – Dies Domini: Ngày của Giáo Hội – Dies Ecclesiae - Thánh Thể Chúa Nhật

?   “Vấn đề di dân và di chuyển từ các quốc gia đa số Hồi Giáo và đến các quốc gia đa số Hồi Giáo”: Các quốc gia và quyền tự do tôn giáo; Vai trò của truyền thông đại chúng

 

 

? Chúa Nhật XIX Thường Niên 13/8/2006 về Lễ Trọng Kính Đức Mẹ Mông Triệu 15/8

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Truyền thống Kitô Giáo đã đưa vào tâm điểm của mùa hè một trong những thánh lễ Thánh Mẫu cổ kính nhất và tưởng nhớ nhất, đó là lễ trọng kính Cuộc Mông Triệu của Trinh Nữ Maria. Như Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết và đã lên trời ngự bên hữu Chúa Cha thế nào thì Mẹ Maria cũng được mông triệu về trời như vậy vào cuối cuộc sống trần thế của Mẹ.

 

Phụng vụ nhắc nhở chúng ta hôm nay về sự thật đức tin an ủi này, khi chúc tụng Mẹ là vị được tôn vinh khôn sánh. Chúng ta đọc thấy trong đoạn Sách Khải Huyền được đề ra cho chúng ta suy niệm rằng ‘Trên trời xuất hiện một điềm lạ cả thể, đó là một người nữ mặc mặt trời, chân đạp mặt trăng và đầu đội triều thiên 12 tinh tú’ (12:1). Nơi người nữ này, rạng ngời ánh sáng, Các Giáo Phụ đã nhìn nhận là Mẹ Maria. Nơi cuộc vinh thắng của Mẹ, dân Kitô hữu, thành phần hành trình trong lịch sử, thấy được niềm mong đợi của mình được nên trọn và dấu hiệu chắc chắn cho niềm hy vọng của mình.

 

Mẹ Maria là mẫu gương và là sự đỡ nâng cho tất cả mọi tín hữu: Mẹ phấn khích chúng ta đừng mất niềm tin tưởng trước những cơn khốn khó và những trụ ctrặc bất khả tránh trong cuộc sống hằng ngày. Mẹ bảo đảm với chúng ta về việc hỗ trợ của Mẹ và nhắc nhở chúng ta rằng những gì thiết yếu đó là việc tìm kiếm và ước mong ‘những sự trên trời chứ không phải những sự dưới thế’ (x Col 3:2). Bị chìm ngập vào những bận bịu hằng ngày, chúng ta có nguy cơ tin tưởng rằng mục đích của cuộc sống của con người ở trên đời này, nơi chúng ta chỉ qua đi thôi. Tuy nhiên, Thiên Đàng mới là mục đích thực sự cho cuộc hành trình trần thế của chúng ta. Những ngày sống của chúng ta trở nên khác biết bao khi chúng được tác động bởi quan điểm này! Nó là những gì đã xẩy ra nơi các vị thánh. Cuộc sống của con người chứng kiến thấy rằng khi một con người sống bằng một con tim liên lỉ hướng về trời thì các thực tại trần gian này được sống bằng giá trị chân chính của chúng, vì chúng được sáng soi bởi sự thật vĩnh hằng của tình yêu thần linh.

 

Tôi xin ký thác một lần nữa những mối quan tâm của nhân loại ở mọi nơi trên thế giới đang bị bạo lực hành hạ cho vị Nữ Vương Hòa Bình, vị xhúng ta chiêm ngưỡng trong vinh quang thiên đình. Chúng ta hợp cùng anh chị em của chúng ta vào giờ này đang qui tụ lại ở Đền Thánh Đức Bà Lebanon ở Harissa để tham dự Thánh Lễ do Đức Hồng Y Roger Etchegaray chủ tế, vị đã đến Lebanon như đặc sứ của tôi, để an ủi và cụ thể tỏ tình gắn bó với tất cả những nạn nhân của cuộc xung đột này và nguyện cầu tha thiết xin ơn hòa bình. (biệt chú: xin xem những lời phát biểu cuối cùng của vị đặc sứ này ngày mai).

 

Chúng ta cũng hiệp thông với những vị chủ chiên và tín hữu của Giáo Hội ở Thánh Địa đang qui tụ ở Đền Thờ Truyền Tin Nazarét, chung quanh vị đại diện của giáo hoàng ở Do Thái và Palestine là Tổng Giám Mục Antonio Franco, để nguyện cầu với cùng một ý chỉ.

 

Tôi cũng nghĩ tới quốc gia Sri Lanka thân yêu đang bị đe dọa bởi tình trạng tồi tệ của cuộc xung khắc chủng tộc, đến Iraq là nơi xẩy ra cuộc thử thách đổ máu thê thảm hằng ngày, làm mất đi cái viễn ảnh của vấn đề hòa giải và tái thiết. Xin Mẹ Maria làm bùng lên nơi tất cả mọi cảm tình cảm thông một ý muốn thông cảm và ước muốn thuận hòa!

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 17/8/2006

 

 

TOP

 

 

 ? Ngày của Chúa – Dies Domini: Ngày của Giáo Hội – Dies Ecclesiae - Thánh Thể Chúa Nhật

 

Tông Thư Dies Domini của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu của văn khố Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_letters/documents/hf_jp-ii_apl_05071998_dies-domini_en.html

 

(tiếp theo các Chúa Nhật tuần trước)

 

Thánh Thể Chúa Nhật

 

34.           Thật vậy, tự mình, việc cử hành Thánh Thể Chúa Nhật không khác với việc cử hành Thánh Thể ở các ngày khác, hay có thể tách biệt khỏi toàn thể sinh hoạt về phụng vụ và bí tích. Theo bản chất của mình thì Thánh Thể là một thứ hiển linh của Giáo Hội (42), và điều này được thể hiện sống động nhất khi cộng đồng giáo phận qui tụ lại cùng nguyện cầu với vị Chủ Chăn của mình: “Giáo Hội thể hiện đặc biệt sáng ngời khi Dân Chúa, tất cả mọi người, chủ động và hoàn toàn tham dự vào cùng một việc cử hành phụng vụ, nhất là cùng một Thánh Thể, chia sẻ một việc nguyện cầu duy nhất tại một bàn thờ duy nhất được vị Giám Mục chủ sự có sự hiện diện của các vị linh mục và thừa tác viên của ngài” (43). Mối liên hệ với Giám Mục cũng như với toàn thể cộng đồng Giáo Hội này gắn liền với hết mọi việc cử hành Thánh Thể, cho dù vị Giám Mục không chủ sự, và bất kể ngày nào trong tuần. Việc đề cập đến vị Giám Mục trong Kinh Nguyện Thánh Thể đã nói lên mối liên kết này.

 

Thế nhưng, vì tính cách long trọng đặc biệt của mình, cũng như vì sự hiện diện cần phải có của cộng đồng, và vì được cử hành “vào ngày Chúa Kitô chiến thắng sự chết và ban cho chúng ta được thông phần sự sống bất tử của Người” (44), mà Thánh Thể Chúa Nhật thể hiện đặc biệt chiều kích giáo hội nội tại của mình. Thánh Thể Chúa Nhật trở thành mô phạm cho các cuộc cử hành Thánh Thể khác. Mỗi một cộng đồng, khi qui tụ tất cả mọi phần tử của mình để “bẻ bánh”, trở nên nơi hiện diện cụ thể của mầu nhiệm Giáo Hội. Trong việc cử hành Thánh Thể, cộng đồng hướng về mối hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ (45), nài xin Chúa Cha “hãy nhớ đến Giáo Hội trên khắp thế giới” và làm cho Giáo Hội lớn lên trong mối hiệp nhất giữa tất cả mọi tín hữu với Đức Giáo Hoàng và với các vị Mục Tử ở Giáo Hội riêng, cho đến khi tình yêu nên tuyệt hảo.

 

Ngày của Giáo Hội

 

35.           Thế nên, Ngày Của Chúa cũng là Ngày Của Giáo Hội. Đó là lý do tại sao ở lãnh vực mục vụ, khía cạnh cộng đồng của việc cử hành Chúa Nhật cần phải được đặc biệt nhấn mạnh. Như tôi đã có lần nhận định là trong nhiều thứ sinh hoạt của một giáo xứ thì “không gì trọng yếu hay làm nên cộng đồng bằng việc cử hành Ngày Của Chúa và Thánh Thể của Người vào Chúa Nhật” (46). Nhận thức như thế, Công Đồng Chung Vaticanô II đã nhắc nhở rằng cần phải cố gắng để làm sao bảo đảm là có được “trong giáo xứ một cảm quan sống động về cộng đồng trước hết nơi việc cộng đồng cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật” (47). Các bản hướng dẫn về phụng vụ sau đó cũng nhấn mạnh như thế, khi yêu cầu vào các Chúa Nhật và các ngày lễ trọng, việc cử hành Thánh Thể được thực hiện bình thường nơi các nhà thờ hay các nguyện đường cần phải được liên kết với việc cử hành tại nhà thờ của giáo xứ, để “nuôi dưỡng cảm quan cộng đồng Giáo Hội, một cảm quan được nuôi dưỡng và thể hiện một cách đặc biệt nơi việc cộng đồng cử hành Thánh Thể vào Chúa Nhật, hoặc quanh vị Giám Mục, nhất là ở vương cung thánh đường, hay ở cộng đoàn giáo xứ là nơi cha sở đại diện cho vị Giám Mục” (48).

 

36.           Cuộc qui tụ lại vào Chúa Nhật là một nơi đặc biệt của mối hiệp nhất: nó là môi trường để cử hành bí tích hiệp nhất sacramentum unitatis là những gì sâu xa đánh dấu Giáo Hội như là một dân được qui tụ lại “bởi” và “trong” mối hiệp nhất Cha, Con và Thánh Linh (49). Đối với các gia đình Kitô hữu thì cuộc qui tụ lại vào Chúa Nhật này là một trong những diễn đạt nổi bật nhất cho thấy cái căn tính của họ cũng như “thừa tác vụ” của họ như là “giáo hội tại gia” (50), khi cha mẹ chia sẻ với con cái mình ở cùng một Bàn tiệc duy nhất lời Chúa và Bánh Sự Sống. Về vấn đề này chúng ta cần phải nhắc lại rằng cha mẹ là thành phần đầu tiên cần phải dạy cho con cái mình biết tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật; trong vấn đề này chúng được hỗ trợ bởi các giáo lý viên, thành phần cần phải thấy rằng vấn đề khai tâm về Thánh Lễ là một phần trong việc huấn luyện trẻ em được ủy thác cho họ, bằng cách giải thích cho chúng biết những lý do quan trọng tại sao lại có luật buộc. Cũng về khía cạnh này, khi hoàn cảnh cho phép, việc cử hành Thánh Lễ cho Trẻ Em, tùy theo các điều khoản về qui tắc phụng vụ (51), là những gì hữu ích.

 

Ở các Thánh Lễ Chúa Nhật ở giáo xứ, vì các giáo xứ là “các cộng đồng Thánh Thể” (52), thường thấy có những nhóm hội khác nhau, phong trào, đoàn thể, thậm chí những cộng đồng tu trì ít oi hiện diện trong giáo xứ. Điều này giúp cho mọi người cùng nhau cảm nghiệm thấy được những gì chung sâu xa nhất, vượt ra ngoài cả những đường lối thiêng liêng riêng mang tính cách nổi bật một cách hợp tình hợp lý khi được thẩm quyền Giáo Hội nhận thức (53). Đó là lý do tại sao vào Chúa Nhật, ngày tụ họp, không nên khuyến khích có những Thánh Lễ cho nhóm nhỏ: bởi vì nó không phải chỉ là vấn đề bảo đảm rằng những cuộc qui tụ của giáo xứ không thể nào thiếu thừa tác vụ của các vị linh mục, mà còn để bảo đảm rằng sự sống và mối hiệp nhất của cộng đồng Giáo Hội được hoàn toàn bảo toàn và cổ võ (54). Việc ban phép những thứ châm chước có thể bị hạn chế một cách rõ ràng liên quan đến điều chỉ dẫn tổng quát này tùy thuộc vào sự nhận định khôn ngoan của các Vị Chủ Chăn nơi Giáo Hội riêng, khi các vị cứu xét tới những nhu cầu đặc biệt ở lãnh vực huấn luyện và chăm sóc mục vụ, cũng như chú ý tới thiện ích của cá nhân hay nhóm hội, nhất là những thiện ích mà các thứ châm chước ấy có thể mang lại cho toàn thể cộng đồng.  

 

(còn tiếp vào mỗi Chúa Nhật)

 

 

TOP

 

 

?   “Vấn đề di dân và di chuyển từ các quốc gia đa số Hồi Giáo và đến các quốc gia đa số Hồi Giáo”: Các quốc gia và quyền tự do tôn giáo; Vai trò của truyền thông đại chúng

 

(Bản Đúc Kết Đại Hội Thường Niên của Hội Đồng Tòa Thánh về Di Dân và Du Hành 15-17/5/2006)

 

(tiếp 16 Thứ Tư, 17 Thứ Năm, 18 Thứ Sáu 19 Thứ Bảy)

 

Các quốc gia và quyền tự do tôn giáo 

38.              Vì rất thường xẩy ra là quốc gia là thẩm quyền đưa ra những ‘hình thức’ về Hồi Giáo ở một số xứ sở đa số Hồi Giáo, tổ chức việc thờ phụng của tôn giáo này, dẫn giải tình thần của tôn giáo ấy, truyền đại gia sản của tôn giáo này, bởi đó biến toàn thể xã hội có tính chất Hồi Giáo đại đồng, nên thành phần không phải Hồi Giáo rất thường cảm thấy rằng họ thuộc về loại công dân hạng hai. Bởi thế, tình trạng này lại càng trở nên khó khăn hơn nữa đồi với thành phần di dân Kitô hữu.

 

39.              Bởi thế, cần phải nỗ lực thực hiện khắp nơi để những gì thịnh hành sẽ là một thứ văn hóa ‘chung sống với nhau’ giữa thành phần bản quốc và thành phần di dân, trong một tinh thần tương kiến và tương kính về dân sự đối với các quyền lợi của con người. Cũng cần phải tìm kiếm những cách thức hòa giải và thanh tẩy ký ức (x EMCC, 65). Chúng ta cũng cần phải trở thành những biện hộ gia bênh vực quyền tự do tôn giáo – trách nhiệm liên tục của chúng ta – và công ích, và mang lại việc tôn trọng thành phần thiểu số là những gì cho thấy thực là một dấu hiệu của một nền văn minh chân chính.

 

40.              Thật là mãn nguyện khi thấy rằng nhiều quốc gia đa số Hồi Giáo đã thiết lập liên hệ ngoại giao với Tòa Thánh, bởi đó, trở nên cảm nhậy với việc bảo đảm các thứ nhân quyền, khẳng định ý muốn thiết lập một cuộc đối thoại liên văn hóa và liên tôn, trong cung cách đa nguyên lành mạnh.

 

41.              Theo chiều hướng ấy, cần phải than tiếc nơi một số xứ sở về những giới hạn đối với những thứ nhân quyền, đặc biệt là những quyền liên quan tới những khác biệt về tôn giáo, cũng như về sự thiếu vắng của quyền tự do thay đổi đạo giáo. Tuy nhiên, hy vọng rằng các thẩm quyền dân sự của các xứ sở nguyên quán của thành phần di dân Kitô hữu sẽ giúp công dân của mình, tại các xứ sở Hồi Giáo, đạt được việc hành sử thực sự quyền tự do tôn giáo.

 

42.              Thế nên, những xứ sở nguyên quán này cần phải tạo nên những cơ hội để trao đổi với những xứ sở đa số Hồi Giáo, về các đề tài liên quan tới công ích đại đồng, tôn trọng thành phần thiểu số, nhân quyền và nhất là quyền tự do tôn giáo là nền tảng của tất cả mọi thứ quyền tự do khác.

 

43.              Dù sao Giáo Hội cũng phải tiếp tục việc khởi xướng của mình trong vấn đề đối thoại liên văn hóa và liên tôn, ở các cấp trật khác nhau, nhất là khi những việc khởi xướng này được dễ dàng hóa bởi những nhà lãnh đạo chính trị.

 

44.              Việc hợp tác giữa các cơ cấu Kitô hữu và Hồi hữu là những gì trợ giúp cho cá nhân cũng như dân chúng đang thiếu thốn, không phân biệt tôn giáo, là một dấu hiệu thực sự tiêu diệt các thành kiến và tình trạng khép kín đối với việc cởi mở hợp tình hợp lý đối với nhau.

 

45.              Mức độ gia tăng để Hồi hữu và Kitô hữu ‘chung sống với nhau’ là những gì trở thành cơ hội để cùng nhau hợp tác cho một thế giới an bình hơn, tôn trọng căn tính của nhau và liên kết hơn để phục vụ công ích, thấy rằng tất cả chúng ta đều làm nên một gia đình nhân loại duy nhất là gia đình đang cần niềm hy vọng (x EMCC, 101-103).

 

46.              Về vấn đề này, việc hợp tác giữa các phân bộ khác nhau của Giáo Triều Rôma, của các hồi đồng giáo phẩm và Chư Giáo Hội riêng là những gì hết sức quan trọng.

 

47.              Một yếu tố cho mối hiệp nhất, có tính cách đa dạng hữu lý, sẽ là việc ý thức về phẩm giá của hết mọi con người, dù họ thuộc chủng tộc nào, văn hóa nào, công dân nào hay tôn giáo nào. Đó là một thứ giá trị càng ngày càng được xác nhận một cách phổ cập, bất chấp tất cả những gì là tách ly cùng với việc chối bỏ cụ thể trong sinh hoạt hằng ngày.

 

48.              Theo chiều hướng ấy, thành phần tham dự đại hội này đặc biệt chú trọng tới đại lục Phi Châu là châu lục đặc biệt cần được ổn định về chính trị và hợp tác đa phương, cho việc phát triển an bình và trọn vẹn của nó.

 

49.              Cả về vấn đề này nữa, một số nguyên nhân gây ra căng thẳng và xung đột đã được bàn tới, hy vọng rằng những tình trạng này sẽ được giải quyết một cách chính đáng và mau chóng, cũng như để ngăn ngừa chiến tranh, bạo động và khủng bố. Dù sao cũng cần phải tránh việc làm dụng tôn giáo để giao rắc hận thù đối với các tín đồ thuộc các tôn giáo khác hay vì những lý do ý hệ cùng chính trị.

 

50.              Bởi thế, hy vọng rằng thành phần trí thức Hồi hữu và Kitô hữu, nhân danh chủ nghĩa nhân bản chung và những niềm tin xứng hợp riêng của mình, sẽ đặt ra cho mình những vấn nạn thảm thiết liên quan tới việc sử dụng võ lực, là những gì vẫn thường được thực hiện nhân danh tôn giáo. 

Vai trò của truyền thông đại chúng 

51.              Cần phải nhìn nhận rằng truyền thông là những gì đặc biệt quan trọng đối với việc kiến tạo nên môä bầu khí thích đáng cho vấn để thông cảm và tôn trọng khi chúng thông tin về những vấn đề tôn giáo. Bởi thế, thành phần phóng viên ký giả và những chuyên viên điều hành truyền thông, nói chung, cần phải thực hiện trách nhiệm của mình đặc biệt liên quan tới vấn đề thông tin, chứ không phải chỉ liên quan tới vấn đề quyền tự do ngôn luận, trong một thế giới càng ngày càng được toàn cầu hóa.

 

52.              Truyền thông đại chúng cũng có thể góp phần quan trọng vào việc ‘đào luyện’ (song tiếc thay, ngược lại, vào việc làm méo mó) những người Kitô hữu và Hồi hữu.

Chúng tôi kết thúc bản đúc kết này bằng việc thành phần tham dự viên đại hội cảm thấy hết sức mãn nguyện về nội dung, phương pháp làm việc và vấn đề cập nhật hóa của đại hội này là những gì khơi lên nhiều quan tâm.

 

Thánh Đô Vatican ngày 19/6/2006

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh phổ biến hôm 22/6/2006 và được Zenit phổ biến cùng ngày

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ