GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 4/8/2006

 TUẦN XVII THƯỜNG NIÊN

 

?  Ngưỡng Phục! Ngưỡng Phục!

?   Do Thái Giáo là đạo không công nhận Chúa Kitô có thể thực hiện được việc Thứ Tha của Kitô Giáo và như Kitô Giáo hay chăng?

?  ĐHY Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo Walter Kasper ngỏ lời cùng Thượng Nghị Tôn Giáo Moscow (3-5/7/2006)

 

 

? Ngưỡng Phục! Ngưỡng Phục!

Trong chuyến rảo bước xuyên Việt “từ bắc vô nam” 21 ngày vào đầu Hè 2006 vừa rồi, tôi đã trở lại thăm Trại Cùi Di Linh, từ sau 1975 được gọi là Khu Điều Trị Phong Di Linh, thuộc Sở Y Tế Tỉnh Lâm Đồng. Nơi tôi đã đến thăm lần đầu tiên vào năm 1970, trước 3 năm vị sáng lập trại cùi này là Giang Cát Sanh (Jean Cassaigne) vĩnh viễn nằm xuống, nhưng bấy giờ tôi không được diễm phúc chiêm ngưỡng dung nhan của một vị thừa sai Pháp đáng kính đáng phục như một vị thánh ấy. Lần này, tôi đã lên thăm phòng làm việc rất đơn sơ của ngài, và đến viếng mộ của ngài, một ngôi mộ có tấm bảng nhỏ bên trên: “Jean Cassaigne. Amor et Caritas. 1895-1973”.

Giang Cát Sanh là một vị linh mục thừa sai Pháp Quốc. Nhập Chủng Viện của Hội Thừa Sai ngày 7/9/1920. Ngày 19/12/1925 được thụ phong linh mục. Ngày 5/5/1926, ngài đã đến Sài Gòn sau 30 ngày lênh đênh trên sóng nước. Ngày 18/11/1926, ngài nhận được bài sai “về truyền giáo vùng đất mới Djiring”. Ngày 24/1/1927, ngài tới một nơi mà bản đồ thời ấy ghi là “Đất Hoang, Bộ Lạc Mọi”. Chúa Nhật 30/1/1927, ngài dâng Thánh Lễ đầu tiên ở đây với 5 người duy nhất. Ngày 24/6/1941, ngài được tấn phong làm giám mục Sài Gòn. Ngày 19/12/1945, ngày kỷ niệm thụ phong linh mục, cũng là ngày ngài khám phá ra mình đã bị nhiễm bệnh phong. Ngày 2/12/1955, ngài đã trở về với đoàn con cái phong cùi của mình ở Di Linh, cho tới khi qua đời, với khẩu hiệu: Yêu Thương và Bác Ái (Amor et Caritas), chết như một người cùi giữa người phong!

Thật vậy, theo chúc thư của Đức Cha Giang Cát Sanh tại nhà tưởng niệm của Khu Điều Trị Phong Di Linh, thì ngài đã quyết định thành lập Làng Cùi Di Linh hay Trại Phong Di Linh (theo những tên gọi trước 1975), bởi vì, như ngài đã thú nhận:

Tôi đã thấy họ trần truồng, la hét, đói khát, tuyệt vọng. Tôi đã thấy những vết thương của họ lúc nhúc ruồi trong những túp lều dơ bẩn…”.

Sau thời gian tự học tiếng địa phương với chính những người thổ dân Thượng, xây dựng một ngôi nhà thờ bằng những đồ thừa thãi trong vòng 3 tháng cho khoảng 50 tín hữu về làm công cho đồn điền trà của người Pháp, rồi thiết lập một ngôi nhà trường mà ngài vừa là hiệu trưởng, giám thị, thày giáo, dạy đủ mọi tầng lớp học sinh, và đích thân đi chữa trị bệnh hoạn, đặc biệt là bệnh sốt rét, cho dân chúng trong vùng, ngài đã thấy xuất hiện những người cùi. Thế rồi, sau khi rửa tội được cho một người đàn bà cùi trước khi bà chết vào ngày 7/12/1927, và rửa tội hụt cho một người đàn ông bị cùi chết, vào cuối thu năm 1928, trên đường thăm viếng một ngôi làng ở xa về, ngài đã gặp một đám người cùi sột soạt trong các bụi cây, với những hình thù ghê rợn, không tay, thiếu mũi, mất môi, thân mình trần trụi đầy mụn nhọt máu mủ.

Trên đường về, những tiếng kêu thương ai oán van xin giúp đỡ của nhóm cả chục người này cứ vẳng vẳng bên tai ngài:

Ông Lớn ơi, hãy cứu giúp chúng tôi! Chúng tôi cần đến ông! Chúng tôi khốn khổ lắm!... Xin hãy làm cho chúng tôi một cái gì. Xin hãy lo cho chúng tôi. Xin hãy lo cho chúng tôi. Chúng tôi khốn khổ lắm. Xin hãy xót thương chúng tôi”.

Thế là, mấy ngày sau, ngài đã bắt đầu đích thân ra tay phát quang địa điểm sẽ trở thành Trại Phong Di Linh. Tháng 3 năm 1929, địa điểm này đã có 16 ngôi nhà tranh, với 21 bệnh nhân, cần phải chăm sóc, cần phải nuôi ăn. Chúa Nhật 1/4/1929, ngài đã dâng Lễ khánh thành ngoài trời ở giữa làng và mở tiệc liên hoan sau đó. Vào năm 1930, con số bệnh nhân lên tới 36, ngài đã xin chính phủ giúp đỡ, và được chính phủ bấy giờ trợ cấp 15 xu (chẳng đáng là bao nhiêu) cho một người mỗi ngày.

Vào Lễ Giáng Sinh 1931, ngài rửa tội cho 15 trẻ em, 7 đàn ông và 8 phụ nữ người Srê. Sau đó ngài bị liệt giường, phải điều trị ở Sài Gòn ngày 27/12/1931 và về Pháp chữa bệnh ngày 3/4/1932. Chỉ sau 9 tháng, ngài đã trở lại Di Linh ngày 4/3/1933. Vào năm 1938, số bệnh nhân tại đây lên tới 123, và Chúa đã sai người tới giúp ngài, đó là 3 nữ tu thuộc dòng Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn Phaolô người Pháp. Cuối cùng nữ tu bề trên Labarra bỏ mạng vì bệnh sốt rét. Nữ tu Marie Claire bị chết trong cuộc pháo kích ngày 23/8/1968. Nữ tu Laurence làm bề trên cho tới năm 1975 và được tân chính quyền cộng sản Việt Nam trục xuất về Pháp.

(còn tiếp 1 kỳ)

 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

TOP

 

 

 ? Do Thái Giáo là đạo không công nhận Chúa Kitô có thể thực hiện được việc Thứ Tha của Kitô Giáo và như Kitô Giáo hay chăng?

 

(tiếp 3 Thứ Năm)

 

Vấn:    Phải chăng lời thỉnh nguyện thứ tha của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về những lầm lỗi gây ra bởi Kitô hữu trong lịch sử đặc biệt đối với người Do Thái là những gì khít khao với quan niệm về ‘việc hoán cải’?

 

Đáp:   Tôi tin rằng cử chỉ của Đức Gioan Phaolô II là một cử chỉ hết sức cao cả và chúng ta cần phải mất nhiều thế kỷ mới cảm nhận được nó một cách thích đáng.

 

Thật sự là có một số Kitô hữu lấy làm bất mãn, và thậm chí có những người phàn nàn rằng không ai lại đi xin lỗi cả, chỉ có Kitô hữu chúng ta mới nhìn nhận lỗi lầm của mình thôi – chúc tụng Chúa! Nhờ việc xin tha thứ, không ai làm mất đi vị thể hay phẩm giá hết – trái lại là đằng khác.

 

Cử chỉ này cũng chẳng bao hàm việc tiêu cực nhìn lại 2000 năm lịch sử một cách nào đó. Trước hết, cuộc đại hỷ mừng kỷ niệm 200 năm lịch sử là một tác động tạ ơn về tất cả những gì Giáo Hội đã lãnh nhận trong giòng năm tháng cũng như về những gì Giáo Hội đã cống hiến cho thế giới, mà còn bao gồm cả những bất trung lớn lao, những lỗi lầm liên lỉ, việc bỏ bê xao lãng đáng than trách, và đó là lý do vị Giáo Hoàng này, nhân danh toàn thể Giáo Hội, đã xin Chúa thứ tha.

 

Tôi nghĩ rằng bất cứ ai thuộc truyền thống tôn giáo khác, nếu thấy cử chỉ này của Đức Gioan Phaolô II mà không mang thành kiến gì, đều nhìn thấy một cái gì đó tuyệt vời và hy vọng nơi nó.


Vấn:    Cuộc Diệt Chủng Do Thái đã gây một ảnh hưởng nào nơi những người Do Thái giện đại hay chăng?

 

Đáp:   Jean Amery, một tư tưởng gia Do Thái đã viết nhiều về vấn đề này, nói rằng cảm nghiệm về cuộc Diệt Chủng Do Thái chẳng những là một Do Thái ‘shema’, mà còn là một thế giới ‘shema’ nữa. 

 

Toàn thế giới bàng hoàng trước những gì trải qua nơi cuộc Diệt Chủng Do Thái, một sự kiện có những tính chất đặc biệt như thế, ở chỗ không phân biệt cái chết nào hơn cái chết nào giữa người này với người khác.

 

Chẳng hạn, chúng ta hãy nhớ lại rằng đó là một cái chết có tổ chức, lạnh lùng và quan liêu, và là một cuộc bách hại không có cơ hội được giải cứu. Cho dù là người Do Thái cao ráo hay tóc hoe, cho dù họ là Kitô hữu, cho dù họ có liên hệ với Đảng Nazi, họ cũng chịu chung số phận bị tiêu diệt.

 

Cuộc Diệt Chủng Do Thái này phải làm cho tất cả chúng ta thận trọng hơn, sâu xa hơn nơi việc chúng ta phân tách về chính trị. Ngày nay, khi có rất nhiều câu chuyện nông cạn nơi thế giới chính trị, thì Cuộc Diệt Chủng Do Thái là một cú đấm liên lỉ vào lương tâm của chúng ta và là một cảnh giác bất khả tránh né về luân thường đạo lý.


Vấn:    Cha có nghĩ là Cuộc Diệt Chủng Do Thái này đã ảnh hưởng tới cuộc đối thoại giữa người Do Thái và Kitô hữu hay chăng? Nói chung thì những phản ứng ấy đã tiến tới mức độ nào rồi?

 

Đáp:   Đây là một vấn đề rất ư là tế nhị. Chúng ta đừng quên rằng Cuộc Diệt Chủng Do Thái xẩy ra ở các quốc gia Kitô Giáo, cho dù được thực hiện bởi một ý hệ mãnh liệt phản Kitô Giáo. Đằng khác, tâm tưởng của người Do Thái lại không đồng nhất. Không có vấn đề tâm tưởng chuyên biệt hay chính thức nơi người Do Thái.

 

Bởi thế, tôi nghĩ rằng Kitô hữu và Do Thái thiện chí đều nhìn thấy Cuộc Diệt Chủng Do Thái với cùng một tâm trạng bàng hoàng và kinh hoàng. Chúng ta cũng cần nhìn đến tương lai nữa. Đức Gioan Phaolô II là một vị Giáo Hoàng rất lạc quan về vấn đề này và Giáo Hoàng Biển Đức XVI cũng theo cùng chiều hướng ấy.

 

Nếu Kitô hữu tỏ ra mình là một tôn giáo khả kính và muốn đối thoại với tất cả mọi tôn giáo – không có nghĩa là tất cả mọi tôn giáo đều được chấp nhận một cách hòa đồng như nhau, nhất là ở một số trường hợp – ở trường hợp Do Thái Giáo thì điều này lại càng sáng tỏ hơn và dễ dàng hơn.

 

Mối liên hệ của chúng ta với Do Thái Giáo không phải chỉ là mối liên hệ tương kính giữa hai tôn giáo tương đương nhau. Còn hơn thế nữa, ở chỗ, Kitô Giáo mất đi ý nghĩa của mình nếu nó bỏ quên Do Thái Giáo. Mối liên hệ này đã được nhiều lần lập lại nơi câu nói của Đức Gioan Phaolô II ‘những người Do Thái là những người anh em tiền bối của chúng ta trong đức tin’, và câu nói này thực sự gồm tóm rất hay những gì chúng ta đang nói tới đây.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 27/7/2006

 

 

TOP

 

 

?   ĐHY Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo Walter Kasper ngỏ lời cùng Thượng Nghị Tôn Giáo Moscow (3-5/7/2006)

 

(tiếp bài Sứ Điệp của Thượng Nghị Chư Lãnh Đạo Tôn Giáo 2006)

 

Phái đoàn đại biu Kitô Giáo được Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI sai ti xin bày t nim cm nhn sâu xa và biết ơn ca mình v sáng kiến ca Đức Thượng Ph Alexy II, và chúng tôi cũng xin cám ơn li mi  chúng tôi cùng vi các v lãnh đạo tôn giáo trên thế gii tham d cuc thượng ngh này.

 

I-          Chúng tôi coi cuc thượng ngh này có mt tm vóc quan trng, khn trương và rt đúng lúc để đương đầu vi rt nhiu trc trc, rt nhiu xung khc, rt nhiu thách đố và rt nhiu tình trng thm thương xy ra trên thế gii ca chúng ta hôm nay đây:

 

·        Chúng ta quan tâm ti vn đề hòa bình. Chúng ta b đe da bi nhng th căng thng và xung khc v chng tc, văn hóa, quc gia và bt hnh thay c tôn giáo na; chúng ta đối din vi vn đề ca nn khng b quc tế, mt th khng b lm dng lý tưởng tôn giáo cho nhng mc đích ý h ti bi, sát hi thành phn vô ti mt cách ba bãi, và gieo vãi ni s hãi cùng cnh kinh hoàng nơi dân chúng.

 

·        Chúng ta quan tâm ti vn đề công lý trên thế gii ca chúng ta, nơi hơn 1/3 dân s thế gii sng trong nhng tình trng nghèo kh và bt hnh, trong khi đó có nhng người li sng mt cách giu sang sung túc. Ngoài ra, còn xy ra nhng trường hp khai thác, k thđàn áp t do ca con người và nhng quyn li căn bn ca con người na.

 

·        Chúng ta quan tâm ti tình trng ca nn tc hóa, nht là thế gii Tây phương, mt th tc hóa làm mt đi các giá tr v nhân bn, c nhng giá tr riêng tư ln xã hi, theo nhng chiu hướng ct yếu ti hu ca tôn giáo. Hu qu đó là nhng giá tr y b loi tr và tr thành tương đối, đến độ chính ch nghĩa tương đối và tính cách nhân nhượng y li biến thành nhng gì bt khoan dung và đàn áp. Chúng ta đặc bit than van cho tình trng suy đồi ca các giá tr v gia đình.

 

Sau hết, nn tc hóa hy dit nhng truyn thng văn hóa bt ngun t tôn giáo, khiến cho con người, đặc bit là gii tr, lc hướng luân lý và tôn giáo trong mt thế gii trng rng ý nghĩa sâu xa mà ch toàn là nhng th cng hiến cho các cm tình nông cn và sai lc v cái hnh phúc chc lát mau qua. Rượu chè và thuc phin thường được s dng như là nhng gì tr giúp để sng trong mt thế gii phi ý nghĩa và như là nhng gì thay thế cho nim hnh phúc đích thc.

 

Dĩ nhiên đó ch là mt s nhng khía cnh mà thôi. Thế nhưng, chúng cũng hin nhiên cho thy cái trách nhim ca tt c mi thành phn lãnh đạo, c v chính tr ln tôn giáo; chúng làm cho chúng ta nhn thc được trách nhim đặc bit mà thành phn lãnh đạo tôn giáo phi có nơi tình hình này, và tôi xin được nói thêm là: Chúng làm cho chúng ta nhn thc được tính cách khn trương biết bao cái trách nhim chung ca thành phn lãnh đạo tôn giáo đối vi vic phc hi trt t v luân lý và xã hi, đối vi vn đề công lý và hòa bình.

 

(còn tiếp 3 kỳ)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 5/7/2006

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ