GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 CHÚA NHẬT 6/8/2006

 TUẦN XVIII THƯỜNG NIÊN

 

?  ĐTC Biển Đức XVI - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XIII Thường Niên 2/7/2006 về Cuộc Họp Thế Giới Các Gia Đình lần V

?   Ngày của Chúa – Dies Domini: Ngày của Đức Kitô – Dies Christi ... Ngày của đức tin... Một ngày bất khả châm chước!

?  ĐHY Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo Walter Kasper ngỏ lời cùng Thượng Nghị Tôn Giáo Moscow (3-5/7/2006)

 

 

? Chúa Nhật XIII Thường Niên 2/7/2006 về Cuộc Họp Thế Giới Các Gia Đình lần V

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Cuộc Họp Thế Giới Các Gia Đình lần thứ V sẽ diễn ra vào Thứ Bảy và Chúa Nhật tuần tới ở thành phố Valencia, Tây Ban Nha. Cuộc họp như thế đầu tiên đã được tổ chức ở Rôma năm 1994, vào dịp Năm Quốc Tế về Gia Đình do Liên Hiệp Quốc phát động.

 

Nhân dịp ấy, Vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thân yêu của chúng ta đã viết một bài suy niệm dài và xúc động về gia đình, một bài được ngài ngỏ bằng hình thức một bức thư gửi các gia đình trên thế giới. Cuộc họp vĩ đại các gia đình ấy được tiếp nối bởi các cuộc họp khác: ở Rio de Janeiro năm 1997; ở Rôma năm 2000 nhân dịp Ngày Mừng Năm Thánh của Các Gia Đình; ở Manilla năm 2004, một cuộc gặp gỡ ngài không thể đích thân tham dự mà chỉ gửi một sứ điệp theo thính thị.

 

Các gia đình hôm nay cũng cần phải lắng nghe lời kêu gọi đáng nhớ của Đức Gioan Phaolô gửi cho họ cách đây 25 năm trong tông huấn ‘Familiaris Consortio’: ‘Hỡi gia đình, hãy trở thành những gì là gia đình!’ (số 17).

 

Đề tài cho cuộc gặp gỡ tới đây ở Valencia đó là việc truyền đạt đức tin trong gia đình. Đề tài cho chuyến tông du tới thành phố ấy được cảm hứng theo cuộc dấn thân ấy như sau: ‘Hỡi gia đình, Hãy Sống và Truyền Đạt Đức Tin!’

 

Nơi rất nhiều cộng đồng mà ngày nay đang bị tục hóa thì việc cần trước nhất đối với thành phần tin tưởng vào Chúa Kitô chính là việc lập lại đức tin của thành phần trưởng thành, nhờ đó họ có thể truyền đạt nó cho các thế hệ mới.

 

Đằng khác, cuộc hành trình gia nhập Kitô Giáo của trẻ em và thanh thiếu niên có thể trở thành một cơ hội để cha mẹ trở về với Giáo Hội và suy nghĩ hơn nữa về vẻ đẹp và sự thật của Phúc Âm.

 

Nói tóm lại, gia đình là một cơ cấu sống động, nơi xẩy ra việc trao đổi các tặng ân. Điều quan trọng đó là lời Chúa là những gì giữ cho ngọn lửa đức tin cháy sáng không bao giờ mất đi. Bằng một cử chỉ đặc biệt đáng kể, trong lễ nghi rửa tội, cha mẹ đỡ đầu thắp lên cây nến từ cây nến phục sinh, biểu hiệu cho Chúa Kitô phục sinh đoạn vị cử hành đọc rằng: ‘công việc giữ gìn ánh sáng này được úy thác cho anh chị em là  những người làm cha mẹ và ông bà, để đứa trẻ này, được Chúa Kitô sáng soi, có thể luôn sống như là con cái của ánh sáng’.

 

Nếu cử chỉ này, qua đó, tất cả ý nghĩa của việc truyền đạt đức tin trong gia đình được gói ghém, là những gì đích thực, thì nó cần phải được dẫn tiến và kèm theo bởi việc dấn thân của cha mẹ cho việc họ hiểu biết hơn về đức tin của mình, tái khêu lên ngọn lửa này bằng việc nguyện cầu và chuyên chăm lãnh nhận các bí tích hòa giải và Thánh Thể.

 

Chúng ta hãy ký thác cho Trinh Nữ Maria việc thành công của cuộc họp lớn lao tới đây ở Valencia, cũng như của các gia đình trên thế giới, nhờ đó họ trở thành những cộng đồng thực sự của yêu thương và sự sống, trong đó ngọn lửa đức tin được truyền từ thế hệ này tới thế hệ kia.

 

(Sau Kinh Truyền Tin, ngài nói tiếp như sau:)

 

Tôi càng ngày càng quan tâm theo dõi những biến cố xẩy ra ở Iraq và Thánh Địa. Trước tình trạng một đàng thì xẩy ra bạo động một cách mù quáng gây ra những cuộc sát hại tàn ác, đàng khác, mối đe dọa gia tăng trầm trọng cuộc khủng hoảng trải qua mấy ngày vừa rồi này đã trở thành thậm chí thảm thương hơn nữa, cần phải có những gì là công lý, và việc thực hiện một cuộc dấn thân nghiêm trọng khả tín cho hòa bình, tiếc thay, lại không xẩy ra.

 

Bởi thế, tôi kêu gọi tất cả mọi người hãy tin tưởng và kiên tâm nguyện cầu để Chúa soi sáng các tâm can và để không ai miễn chấp cho mình nhiệm vụ xây dựng một cuộc chung sống thuận hòa, bằng việc nhìn nhận nhau là an hem, bất lể quốc gia họ thuộc về.

 

Một cuộc họp thượng đỉnh quan trọng của các vị lãnh đạo tôn giáo, được tổ chức bởi Hội Đồng Liên Tôn Nga Sô, sẽ được tổ chức ở Moscow từ ngày 3 đến 5 tháng 7.

 

Theo lời mời của đức thượng phụ Moscow, Giáo Hội Công Giáo sẽ tham gia với một phái đoàn đại biểu của mình. Tôi muốn gửi lời chào thân ái tới đức thượng phụ Alexy II cùng tất cả mọi tham dự viên. Cuộc họp quan trọng này của rất nhiều người tiêu biểu của các tôn giáo trên thế giới cho thấy ước muốn chung trong việc cổ võ cuộc đối thoại giữa các nền văn minh cùng việc theo đuổi thực hiện một trật tự thế giới công chính và an bình hơn.

 

Tôi hy vọng rằng, nhờ việc chân thành dấn thân của tất cả mọi người, các lãnh vực sẽ được tìm thấy cho việc hữu hiệu hợp tác để giải quyết những thách đố ngày nay một cách tương kiến và tương kiến. Nơi trường hợp của các Kitô hữu, nó là vấn đề biết nhau sâu xa hơn nữa và cảm nhận nhau một cách hỗ tương, theo chiều kích về phẩm giá con người và định mệnh trường vĩnh của họ.

 

Bằng việc hứa nguyện cầu để xin Chúa ban cho cuộc họp của cuộc thượng nghị này thành đạt, tôi xin cho tất cả mọi anh chị em được dồi dào phép lành của trời cao.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 2/7/2006

 

 

TOP

 

 

 ? Ngày của Chúa – Dies Domini: Ngày của Đức Kitô – Dies Christi ... Ngày của đức tin... Một ngày bất khả châm chước!

 

Tông Thư Dies Domini của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu của văn khố Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_letters/documents/hf_jp-ii_apl_05071998_dies-domini_en.html

 

(tiếp theo các Chúa Nhật tuần trước)

 

Ngày của đức tin

 

29.       Nếu những chiều kích khác nhau này làm cho nó nên đặc biệt thì Chúa Nhật trở thành như là một ngày đức tin cao cả. Nó là ngày mà, bởi quyền lực Thánh Linh, Đấng là “ký ức” sống động của Giáo Hội (x Jn 14:26), việc hiện ra lần đầu tiên của Chúa Kitô Phục Sinh trở thành một biến cố được tái diễn vào “ngày hôm nay” của mỗi người môn đệ Chúa Kitô. Qui tụ lại thành cộng đoàn Chúa Nhật trước sự hiện diện của Người, tín hữu cảm thấy mình được kêu gọi giống như Tông Đồ Tôma là: “Con hãy đặt ngón tay của con vào đây và hãy nhìn xem tay của Thày. Con hãy thọc bàn tay của con vào cạnh sườn của Thày. Đừng ngờ vực nữa song hãy tin tưởng” (Jn 20:27). Phải, Chúa Nhật là ngày đức tin. Điều này được nhấn mạnh ở sự kiện là phụng vụ Thánh Thể Chúa Nhật, như phụng vụ của các ngày lễ trọng khác, đều bao gồm việc Tuyên Xưng Đức Tin. Kinh Tin Kính, được đọc hay hát, nói lên cho thấy tính chất thanh tẩy và Vượt Qua của Chúa Nhật, làm cho nó thành một ngày thành phần đã lãnh nhận phép rửa đặc biệt lập lại việc gắn bó của họ với Chúa Kitô cũng như với Phúc Âm của Người một cách ý thức mới mẻ về các lời hứa rửa tội của họ. Khi lắng nghe lời Chúa và lãnh nhận Mình Chúa, thành phần lãnh nhận phép rửa chiêm ngưỡng Chúa Giêsu Phục Sinh hiện diện nơi “các dấu thánh” và cùng với Tông Đồ Tôma tuyên xưng rằng: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi!” (Jn 20:28).

 

Một ngày bất khả châm chước!

 

30.       Bởi thế, đó là lý do rõ ràng cho thấy, thậm chí ngay cả trong những lúc khó khăn của chúng ta, cần phải bảo vệ cái căn tính của ngày này, nhất là cần phải sống sâu xa căn tính ấy. Một văn sĩ Đông phương vào đầu thế kỷ thứ ba đã thuật lại rằng ngay từ thời ấy tín hữu ở hết mọi miền đã thường xuyên giữ Chúa Nhật là ngày thánh (36). Những gì bắt đầu được thực hiện một cách tự động sau này trở thành một qui tắc buộc giữ theo luật định. Ngày Của Chúa đã cấu tạo nên lịch sử của Giáo Hội qua hai ngàn năm trường: làm sao chúng ta có thể nghĩ rằng Chúa Nhật sẽ không tiếp tục hình thành tương lai của Giáo Hội chứ? Những thứ áp đảo của ngày hôm nay có thể làm cho nó trở thành khó khăn hơn trong việc giữ trọn luật buộc Chúa Nhật; và, bằng một cảm quan của một người mẹ, Giáo Hội xét đến các hoàn cảnh của từng người con cái của mình. Giáo Hội đặc biệt cảm thấy mình được kêu gọi để tái dấn thân vào việc giảng dạy giáo lý và mục vụ để bảo đảm là, trong sinh hoạt bình thường của cuộc sống, không một người con nào của mình bị mất mát nguồn ân sủng phong phú tuôn tràn do việc cử hành Ngày Của Chúa mang lại. Chính trong tinh thần này mà Công Đồng Chung Vaticanô II, khi loan báo về việc có thể canh tân lịch Giáo Hội để ăn khớp với các ngày lễ dân sự khác nhau, đã tuyên bố rằng Giáo Hội “chỉ sẵn sàng chấp nhận những sắp xếp nào bảo tồn một tuần lễ có 7 ngày bao gồm cả Chúa Nhật” (37). Với nhiều ý nghĩa và khía cạnh của mình, cùng với việc nó liên hệ với chính những nền tảng đức tin, việc cử hành Chúa Kitô Kitô giáo vẫn là một yếu tố bất khả châm chước của căn tính Kitô hữu chúng ta trước ngưỡng cửa của Ngàn Năm Thứ Ba.

 

(còn tiếp vào mỗi Chúa Nhật)

 

 

TOP

 

 

?   ĐHY Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo Walter Kasper ngỏ lời cùng Thượng Nghị Tôn Giáo Moscow (3-5/7/2006)

 

(tiếp bài Sứ Điệp của Thượng Nghị Chư Lãnh Đạo Tôn Giáo 2006, 4 Thứ Sáu 5 Thứ Bảy)

 

Vn Đề Tương Kính

 

Vn đề này đưa tôi đến nguyên tc th hai, đó là vic tương kính gia các tôn giáo. Như vn thường được nói rng không th có hòa bình trên thế gii mà li thiếu hòa bình gia các tôn giáo. Dĩ nhiên là các tôn giáo không phi đều tương t như nhau; trái li, các tôn giáo có nhng khác bit nng ct không th chi cãi.

 

Tuy nhiên, các tôn giáo có mt điu chung duy nht, mt điu đang b ht hng theo quan nim thun trn tc v thế gii và v s sng con người: đó là các tôn giáo khơi lên lòng khao khát siêu vit th và nhiu tôn giáo tin vào mt thc ti thn linh như là nn tng và là cùng đích ca tt c mi thc ti; bi thế, các tôn giáo đều kêu gi tôn trng nhng gì là thánh ho và chng li cái thái độ lan tràn ngay nay đang t ra nho báng và bt kính đối vi thiên nhiên to vt và con người. đâu mt đi s tôn trng đối vi siêu vit th thì đó s tôn trng đối vi con người cũng gp him nguy na.

 

Giáo Hi Công Giáo, qua Công Đồng Chung Vaticanô II, đã chính thc tuyên b rng: ‘Giáo Hi Công Giáo không loi b điu gì là chân thc và thánh ho nơi nhng đạo giáo (như nơi nhng tôn giáo ngoài Kitô giáo). Giáo Hi rt trân trng đường li sng động và tác hành, nhng lut phép và nhng tín lý cho dù có rt khác vi giáo hun ca mình song thường phn nh tia sáng ca mt chân lý chiếu soi tt c mi người’ (Tuyên Ngôn Nostra Aetate, 1). 

 

Giáo Hi Công Giáo cm thy mình đặc bit gn gũi vi Do Thái Giáo là tôn giáo thuc v chính gc gác ca Kitô Giáo. Chúng tôi lên án tt c mi hình thc bài Do Thái. Sau mt lch s khn khó và phc tp, t Công Đồng Chung Vaticanô II, chúng tôi đã phát trin mt mi liên h mi m và thân tình hơn theo chiu hướng tương hp mt cách hu hiu (cùng ngun, 4).

 

Cũng thế, Công Đồng này đã bày t ‘mt nim rt trân trng đối vi các tín đồ Hi Giáo’ (cùng ngun, 3). Chúng tôi cùng chia s vi h v nim tin độc thn. Người Do Thái, Kitô hu và Hi Giáo đều gi Abraham là người cha chung ca mình. Bi thế, chúng tôi mong mun có được c nhng mi liên h thân tình và gn gũi tt đẹp vi các tín đồ Hi Giáo na.

 

Chúng ta cũng không b qua được vic Giáo Hi Công Giáo t ra hết sc tôn trng đối vi nhng môn đồ thuc các tôn giáo khác. Ngay sau ngày bt đầu tha tác v ca mình, Giáo Hoàng Bin Đức XVI đã tiếp các v lãnh đạo thuc nhng tôn giáo khác, nhng tôn giáo được Công Đồng Chung Vaticanô II din đạt nhưđang n lc mt cách khác nhau để đáp ng vic không ngng tâm can con người tìm kiếm theo  nhng đường li được đề xut, bao gm các giáo hun, lut sng và nhng nghi thc’ (cùng ngun, 2).

 

Vì chúng ta tôn trng các tôn giáo khác, chúng ta cn phi dt khoát bài bác vic khai thác, lm dng và mo dng tôn giáo, nht là khi nó được s dng như bình phong để ghen ghét, đàn áp và khng b. Thiên Chúa là mt danh xưng hòa bình, không th b s dng như mt lý l để sát hi dân chúng vô ti. Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong S Đip cho Ngày Thế Gii Hòa Bình 2002 đã nói: ‘Vic khng b khai thác không phi ch dân chúng, nó khai thác Thiên Chúa: nó tiến đến ch biến Ngài thành mt th ngu tượng được s dng cho mc đích riêng tư ca con người’.

 

(còn tiếp 1 kỳ)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 5/7/2006

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ