GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 11/1/2007

TUẦN 1 THƯỜNG NIÊN HẬU GIÁNG SINH

 

?  “Cái tương quan giữa đề tài ‘Thiên Chúa’ với đề tài ‘hòa bình’ là một khía cạnh quyết liệt của 4 chuyến Tông Du của tôi trong năm nay” - Chuyến Tông Du Valencia Tây Ban Nha: Một Cuộc Tra Vấn Về Ý Nghĩa Con Người

?  Những lời khẳng định trong Sứ Điệp Hòa Bình 2007 “Con Người Là Trọng Tâm Của Hòa Bình” cần phải ý thức và áp dụng thực hành

?  “Vào lúc mở màn cho năm này, chúng ta được mời gọi chú trọng tới tình hình thế giới, cũng như quan tâm tới những thách đố chúng ta được kêu gọi để cùng nhau giải quyết” - “Những Yếu Tố Tích Cực”

 

 

? “Cái tương quan giữa đề tài ‘Thiên Chúa’ với đề tài ‘hòa bình’ là một khía cạnh quyết liệt của 4 chuyến Tông Du của tôi trong năm nay” - Chuyến Tông Du Valencia Tây Ban Nha: Một Cuộc Tra Vấn Về Ý Nghĩa Con Người

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI Thẩm Định với về Giáo Triều của ngài trong Năm 2006 dịp Chúa Giáng Sinh cho Giáo Triều Rôma ngày Thứ Sáu 22/12/2006

 

(tiếp 10 Thứ Tư , 9 Thứ Ba)

 

Chuyến Viếng Thăm Valencia, Tây Ban Nha, theo chiều hướng của đề tài về hôn nhân và gia đình. Thật là tuyệt vời được lắng nghe, trước dân chúng qui tụ lại từ tất cả mọi châu lục, những chứng từ của các đôi phối ngẫu – được chúc phúc bởi số đông con cái – những người đã đến với chúng ta và nói về cuộc hành trình riêng của họ sống Bí Tích Hôn Phối và sống trong một gia đình đông đảo của họ.

 

Họ không giấu diếm sự kiện là họ cũng gặp phải những ngày khó khăn, họ cũng trải qua những giai đoạn khủng hoảng. Tuy nhiên, chính nhờ nỗ lực hằng ngày hỗ trợ nhau, chính nhờ việc chấp nhận nhau hằng được đổi mới nơi những cuộc thử thách gắt gao hằng ngày, bằng việc sống và chịu đựng hoàn toàn trung thành với sự ‘chấp nhận’ ban đầu của họ, chính vì con đường Phúc Âm ‘đánh mất bản thân mình’ này, mà họ đã trưởng thành, đã tái khám phá ra được chính mình và cảm thấy hạnh phúc. Việc họ ‘chấp nhận’ nhau một cách nhẫn nại trong cuộc hành trình ấy cũng như bằng sức mạnh của Bí Tích được Chúa Kitô dùng để thắt buộc họ lại với nhau, đã trở thành một việc ‘chấp nhận’ cao cả đối với chính họ, đối với con cái của họ, đối với Thiên Chúa Hóa Công cũng như đối với Đấng Cứu Chuộc là Chúa Giêsu Kitô. Bởi đó, từ chứng từ của các gia đình ấy mà chúng ta cảm thấy được cả một triều sóng hân hoan, không phải là thứ hớn hở nông nỗi và nhỏ giọt chắng mấy chốc biến tan, mà là một niềm vui được phát triển trong khổ đau, một niềm vui thấu tận thâm tâm và thực sự cứu chuộc con người.

 

Trước những gia đình ấy có cả con cái của họ, trước những gia đình có các thế hệ nắm tay nhau và tương lai hiện lộ, vấn đề của Âu Châu, một Âu Châu dường như  không còn muốn có con cái nữa, đã thẩm thấm vào linh hồn của tôi. Đối với thành phần ngoài thì Âu Châu này dường như là kiệt quệ, nó thật sự dường như muốn bỏ cuộc lịch sử. Tại sao lại xẩy ra những điều như thế chứ? Đây là một vấn nạn lớn. Những câu giải đáp chắc chắn là rất phức tạp. Trước khi tìm những câu trả lời, cần phải cám ơn nhiều cặp vợ chồng ở Âu Châu chúng ta vẫn còn ‘chấp nhận’ con cái ngày nay và chấp nhận những thử thách kèm theo, đó là những vấn đề về xã hội và tài chính, cùng với những lo toan và tranh đấu, từ ngày này sang ngày khác; việc dấn thân đòi phải cung cấp cho con cái những gì cần tiết để tiến tới tương lai. Khi đề cập tới những khó khăn này thì có lẽ những lý do cũng trở nên rõ ràng hơn cho thấy lý do tại sao nhiều người cảm thấy cái nguy cơ quá to tát trong việc có con cái.

 

Một đứa con cần đến sự yêu chiều chuyên chú. Điều này có nghĩa là chúng ta phải cống hiến cho con cái mình một số giờ giấc nào đó của chúng ta, thời giờ của đời sống chúng ta. Thế nhưng, chính cái ‘nguyên  liệu’ này của đời sống – đó là thời gian – dường như lại trở thành khan hiếm hơn bao giờ hết. Thời gian thuận lợi của chúng ta chỉ vừa đủ cho cuộc sống riêng của chúng ta; làm sao chúng ta có thể bỏ nó đi, cống hiến nó cho một ai khác chứ? Có thời giờ và cống hiến  thời giờ – đối với chúng ta thì đây là một đường lối cụ thể nhất để học biết hiến thân mình, đánh mất bản thân mình để tìm thấy chính mình vậy.

 

Ngoài vấn đề ấy còn có cả một bài toán khó khăn nữa, đó là vấn đề chúng ta cần phải áp dụng những qui luật nào để bảo đảm rằng đứa con của chúng ta đi theo đường ngay nẻo chính, và khi thực hiện như thế, làm thế nào chúng ta cần phải tỏ ra tôn trọng tự do của nó đây? Vấn đề này cũng trở thành rất khó khăn, vì chúng ta không còn nắm vững được những qui chuẩn trong việc truyền đạt; vì chúng ta không còn biết thế nào là sử dụng đúng đắn tự do, thế nào là đường lối đúng đắn để sống, thế nào là xác đáng về luân lý, và trái lại thì đâu là những gì bất khả chấp.

 

Tinh thần tân tiến đã mất đi sức chịu đựng của mình, và việc thiếu sức chịu đựng này là những gì cản trở chúng ta trở thành những kẻ chỉ vẽ đường ngay nẻo chính cho người khác. Thật thế, vấn đề này còn sâu xa hơn nữa kìa. Con người đương thoơi cảm thấy bất ổn về tương lai. Có được phép hay chăng tung một con người nào đó vào một tương lai bất định? Tức phải chăng là một điều tốt khi trở thành một con người? Tình trạng thiếu tự tin sâu xa này – cộng với ước muốn có được trọn cuộc sống cho riêng mình – có lẽ là lý do sâu xa cho thấy lý do tại sao cái nguy cơ có con cái đối với nhiều người là những gì bất khả chấp nhất. Thật thế, chúng ta có thể truyền đạt sự sống một cách hữu trách, nếu chúng ta có thể truyền đạt một cái gì đó ngoài chính sự sống thuần sinh lý, và cái đó là một thứ ý nghĩa có thể thắng vượt ngay cả trong những cuộc khủng hoảng sẽ xẩy ra trong lịch sử, và là một lòng tin tưởng nơi niềm hy vọng mạnh hơn những đám mây mù che phủ tương lai.

 

Trừ phi chúng ta học biết một cách mới mẻ những nền tảng của cuộc sống – trừ phi chúng ta khám phá một cách mới mẻ cái chân thực của đức tin –  bằng không chúng ta càng ngày càng ít có thể trao tặng cho kẻ khác tặng ân sự sống và công việc của một tương lai bất định.

 

Sau hết, liên quan tới vấn đề này còn là vấn đề của những quyết định tối hậu, đó là con người có thể bó buộc mình mãi mãi hay chăng? Họ có thể nào tỏ ra ‘chấp nhận’ cả cuộc đời của mình hay chăng? Phải, họ có thể chứ. Họ đã được dựng nên cho điều ấy mà. Chính vì thế mới có tự do của con người mà bởi vậy cái môi trường linh thánh của hôn nhân cũng mới được thiết lập và phát triển, trở thành một gia đình và xây dựng tương lai.

 

Tới đây, tôi không thể không nói lên mối quan tâm của tôi về việc hợp pháp hóa những cặp vợ chồng kiểu de facto. Nhiều cặp này đã chọn sống như thế, vì – ít là tạm thời – họ không cảm thấy có thể chấp nhận việc chung sống hôn nhân theo pháp lý và bị bắt buộc. Bởi vậy mà họ thích sống trong trạng thái kiểu thuần de facto. Khi tạo nên những hình thức mới theo pháp lý làm tương đối hóa hôn nhân thì chính pháp luật cũng thực sự phủ nhận mối liên hệ vĩnh viễn của hôn nhân nữa.

 

Trong trường hợp này, việc quyết định đối với những ai đã từng cảm thấy hôn nhân không phải là chuyện dễ dàng gì thì lại càng trở thành những gì khó khăn hơn nữa. Bởi thế, đối với các thứ kiểu vợ chồng khác, còn có cả một cuộc tương đối hóa tính cách khác biệt về phái tính.

 

Cuộc liên kết giữa một người nam và một người nữ là những gì đang được đặt ngang hàng với cuộc cặp đôi giữa hai con người đồng phái tính, và là những gì ngấm ngầm nói lên những việc làm này là những chủ trương sai lạc, ở chỗ chúng loại trừ đi khỏi con người tất cả tầm quan trọng của nam tính và nữ tính, như thể đó là một vấn đề thuộc yếu tố thuần sinh lý. 

 

Những lý thuyết như vậy chủ trương rằng con người – tức lý trí của họ và ước muốn của họ – muốn tự động quyết định những gì họ là hay những gì họ không là. Theo đó, tính chất thể lý bị khinh thường, kéo theo hậu quả là con người, trong việc tìm cách để được giải phóng khỏi thân xác của mình – khỏi ‘lãnh giới sinh lý’ – lại đang đi tới chỗ hủy hoại chính mình.

 

Nếu chúng ta bảo nhau rằng Giáo Hội không được can thiệp vào những vấn đề như thế, thì chúng ta không thể nào không trả lời những vấn nạn sau đây: phải chăng chúng ta không quan tâm tới con người hay sao? Các tín hữu, căn cứ vào nền văn hóa cao cả của tôn giáo mình, chẳng lẽ không có quyền thực hiện một công bố về tất cả những điều ấy hay sao? Phận sự của họ – của chúng ta – không phải là việc lên tiếng bênh vực con người, một tạo vật chính ở nơi mối hiệp nhất bất khả phân ly xác hồn, là hình ảnh của Thiên Chúa hay sao? Chuyến Viếng Thăm Valencia, đối với tôi, đã trở thành một cuộc tra vấn về ý nghĩa của con người.

 

(ngày mai: Chuyến Tông Du Bavaria Đức Quốc: “làm sáng tỏ vấn đề về ‘Thiên Chúa’”)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh Vatican (trừ những tiểu đề được chính người dịch tự phân đặt theo ý tứ được chính tác giả bày tỏ)

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/december/documents/hf_ben_xvi_spe_20061222_curia-romana_en.html

 

 

TOP

 

 

? Những lời khẳng định trong Sứ Điệp Hòa Bình 2007 “Con Người Là Trọng Tâm Của Hòa Bình” cần phải ý thức và áp dụng thực hành

 

Phân tích học hỏi Sứ Điệp Hòa Bình 1/1/2007 của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

  

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

 

chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn c ầu của Tòa Thánh Vatican

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/peace/documents/hf_ben-xvi_mes_20061208_xl-world-day-peace_en.html

 

(Tiếp 10 Thứ Tư; 9 Thứ Ba; 8 Thứ Hai; 6 Thứ Bảy; 5 Thứ Sáu)

 

Có thể nói, Sứ Điệp Hòa Bình 2007 “Con Người Là Trọng Tâm Của Hòa Bình” là những gì tiếp nối cho Sứ Điệp Hòa Bình 2006, sứ điệp đầu tiên của vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI luôn nhấn mạnh đến lý trí, điển hình nhất là qua những bài diễn từ của ngài trong chuyến tông du Bavaria Đức Quốc (9-14/9/2006) và Thổ Nhĩ Kỳ (28/11/-1/12/2006). Đúng thế, nếu Sứ Điệp Hòa Bình 2006 của ngài là “Hòa Bình trong Chân Lý” thì chân lý đây là ở nơi chính con người, nơi chính phẩm vị và các thứ nhân quyền bẩm sinh của họ, những yếu tố trực tiếp liên hệ một cách bất khả phân ly với bản tính tự nhiên của con người, mà nếu không được nhìn nhận, tôn trọng và bênh vực sẽ chắc chắn không thể nào có, cũng chẳng bao giờ có hòa bình thực sự và bền vững. Vậy, theo chiều hướng của cả hai Sứ Điệp Hòa Bình 2006 và 2007 thì không thể nào có hòa bình nếu thiếu chân lý, tức là nếu không hoàn thành dự án thần linh được biểu lộ nơi hữu thể con người.

Tuy nhiên, muốn áp dụng thực hành bất cứ một điều gì, chẳng những cần phải tìm hiểu nó, (như đã cố gắng phân tích trên đây về Sức Điệp Hòa Bình 2007), mà còn phải ý thức những gì mình đã tìm hiểu nữa, để các tư tưởng được chúng ta nghiền ngẫm thực sự và hoàn toàn trở thành niềm xác tín của chúng ta, như đồ ăn thức uống được tiêu hóa rồi sinh hóa thành máu thịt của mình, thành sinh lực sống động. Đó là lý do chúng ta cần đặc biệt chú ý hơn và nhớ kỹ hơn một số tư tưởng trọng yếu nơi Sứ Điệp Hòa Bình 2007 của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI.

1.      Việc tôn trọng con người là những gì cổ võ cho hòa bình, và trong việc xây dựng hòa bình thì cần phải có một nền tảng trọn vẹn thực sự về nhân bản. (đoạn 1)

 

2.      Vì người ta được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa mà mỗi một cá nhân con người có được phẩm vị của một con người; họ nam hay nữ cũng không phải chỉ là một cái gì đó mà là một con người nào đó, có khả năng tự thức, tự sở hữu, tự hiến thân và hiệp thông với người khác. (đoạn 2)

 

3.      Nhờ ân sủng, mỗi người được kêu gọi tới việc giao ước với Đấng Hóa Công, được kêu gọi để đáp ứng Ngài bằng niềm tin yêu là những gì không một thụ tạo nào khác có thể thay thế được họ (Cf. Catechism of the Catholic Church, 357). (đoạn 2)

 

4.      Hòa bình là một khía cạnh nơi hoạt động của Thiên Chúa, được biểu lộ cả nơi việc tạo dựng nên một vũ trụ thứ tự lớp lang và hòa hợp, cũng như nơi việc cứu chuộc một nhân loại đang cần được phục hồi từ tình trạng lệch lạc của tội lỗi. Như thế, việc Tạo Dựng và việc Cứu Chuộc cống hiến một yếu tố giúp chúng ta bắt đầu hiểu được ý nghĩa của đời sống chúng ta trên thế gian này. (đoạn 3)

 

5.      Bộ qui luật cho tác hành của cá nhân cũng như cho các mối liên hệ hỗ tương giữa con người với nhau theo công lý và tình đoàn kết, là những gì được ghi khắc nơi lương tâm của con người, nơi phản ảnh dự án khôn ngoan của Thiên Chúa. (đoạn 3)

 

6.      Không được coi các chuẩn định của luật tự nhiên như là những chỉ thị áp đặt ngoại tại, như là những gì hạn chế tự do của con người. Trái lại, cần phải đón nhận chúng như là một tiếng gọi trung thành thực hiện dự án thần linh phổ quát được ghi khắc nơi bản tính của con người. (đoạn 3)

 

7.      Nhim v tôn trng phm v ca mi mt con người, mt phm v t bn cht phn nh Đấng Hóa Công mà bi đó có nghĩa là con người không th b s dng tùy nghi theo ý mun. Tt c nhng ai có quyn hành hơn v chính tr, k thut hay kinh tế không được s dng quyn hành này để phm ti các quyn li ca nhng người khác mang thân phn thp kém hơn. Hòa bình được căn c vào vic tôn trng các quyn li ca tt c mi người. (đon 4)

 

8.      Quyn sng và quyn t do bày t nim tin tưởng ca cá nhân đối vi Thiên Chúa không phi là nhng gì l thuc vào quyn bính ca con người. Hòa bình đòi phi thiết lp mt biên gii rõ ràng gia nhng gì thuc quyn s dng ca con người và nhng gì không, nh đó, mi tránh được nhng th xâm nhp bt kh chp vào gia sn ca nhng th giá tr chuyên bit ca con người. (đon 4)

 

9.      Vic phá thai và vic thí nghim phôi thai bào con người là mt th trc tiếp chi b thái độ chp nhn người khác như là nhng gì bt kh châm chước để thiết lp nhng mi liên h hòa bình bn vng. (đon 5)

 

10.  Có nhng chế độ áp đặt mt tôn giáo duy nht trên mi người, trong khi các chế độ trn thế thường không dn ti ch có nhiu cuc bách hi d di cho bng ti vic nho báng theo chiu hướng văn hóa các nim tin tôn giáo. Trong c hai trường hp, nhân quyn căn bn ca con người đều không được tôn trng, gây ra hu qu trm trng đến cuc chung sng thun hòa. Tình trng này ch có th c võ mt th tâm thc và văn hóa không li ích gì cho hòa bình c. (đon 5)

 

11.  Mt yếu t nng ct cho vic xây dng hòa bình đó là vic nhìn nhn cái quyn bình đẳng thiết yếu ca con người xut phát t phm giá siêu vit chung ca h. S bình đẳng v phương din này là s thin thuc v tt c mi người, mt s thin được ghi nhn nơi mt ‘th văn phm’ có th suy din t d án thn linh ca vic to dng; nó là mt s thin không th b coi thường hay khinh thường nếu không mun gây ra nhng hu qu trm trng nguy hi ti hòa bình. (đon 6)

 

12.  Vic hy hoi môi trường, vic s dng không thích đáng hay v k, và vic giành git tích tr các ngun nhiên liu ca trái đất này là nhng gì gây ra các tình trng bt bình, xung khc và chiến tranh, chính vì chúng là thành qu ca mt quan nim phi nhân nơi vic phát trin. (đon 9)

 

13.  Nếu vn đề phát trin được thu hp vào chiu kích kinh tế k thut, không đếm xa gì ti chiu kính tôn giáo luân lý, nó s không phi là mt th phát trin trn vn v nhân bn, mà là mt th méo mó mt chiu, s tiến ti ch làm bùng n các th kh năng hy hoi ca con người. (đon 9)

 

14.  Chúng ta cn phi có mt nhãn quan v con người không b lây nhim bi các th thành kiến v ý h và văn hóa, hay bi nhng th khuynh hướng li lc v chính tr và kinh tế là nhng gì có th gây ra hn thù và bo động. (đon 10)

 

15.  Vn biết rng các th quan nim v con người là nhng gì khác nhau tùy theo văn hóa. Tuy nhiên, điu không th chp nhn được đây là vic gieo rc các quan nim v nhân loi hc cht cha các mm mng hn thù và bo lc. Cũng không th chp nhn được các quan nim v Thiên Chúa phn khích thái độ bt dung nhượng và vic s dng bo lc chng li k khác. (đon 10)

 

16.  Chiến tranh nhân danh Thiên Chúa bao gi cũng là nhng gì bt kh chp! (đon 10)

 

17.  Khi mt quan nim nào đó v Thiên Chúa là nguyên nhân gây ra các hành động ti ác thì nó là du hiu cho thy rng quan nim đó đã tr thành mt th ý h ri vy. (đon 10)

 

18.  Ngày nay, hòa bình chng nhng b đe da bi tình trng xung khc gia nhng quan nim gim thiu v con người, nói cách khác, gia nhng th ý thc h. Hòa bình cũng còn b đe da bi thái độ dng dưng coi thường đối vi nhng gì to nên bn tính thc s ca con người na. (đon 11) 

 

19.  Nhiu người đương thi ca chúng ta thc s chi b s hin hu ca mt bn tính con người đặc bit và bi đó m đường cho nhng dn gii quá trn nht v nhng gì thiết yếu cu to nên con người. (đon 11)  

 

20.  Mt quan nim ‘yếu kém’ v con người, mt quan nim dn ch cho hết mi quan nim, ngay c quan nim k quái nht, ch là quan nim thiên v hòa bình mt cách b ngoài vy thôi. Thc ra nó cn tr vic đối thoi đích thc và m đường cho nhng th áp đặt độc đoán, cui cùng biến con người thành mt kh năng t v, vi hu qu là con người tr thành mt mi ngon cho áp bc và bo lc. (đon 11) 

 

21.  Ch khi nào các th nhân quyn được da vào nhng đòi hi khách quan ca mt bn tính con người do Hóa Công ban cho, thì nhng th quyn li được qui cho h mi có th được xác nhn mà không s b xung khc mà thôi. Các th nhân quyn đều bao hàm c nhng th nhim v tương hp na… Không minh bch như thế thì ‘các th nhân quyn’ cui cùng s đi đến ch l thuc vào vic tùy nghi quyết định ca các ch th khác nhau: có nhng trường hp thì con người mang mt phm giá cùng nhng quyn li tn ti bao gi cũng có giá tr mi nơi và đối vi mi người, có trường hp con người có mt phm v được đôåi thay cùng vi nhng quyn li liên tc được mc c, tùy theo ni dung, thi đim và địa đim. (đon 12)

 

22.  Các th quyn li được din t trong Bn Tuyên Ngôn Chung ca Liên Hip Quc được tuân gi trên căn bn không phi ch vì chúng là nhng quyết định được chun nhn bi mt hi đồng, mà là nhng gì căn c vào chính bn tính ca con người và phm giá bt kh chuyn nhượng ca h như là mt con người được Thiên Chúa dng nên. Bi thế, điu quan trng là các cơ quan quc tế đừng làm mt đi cái nn tng t nhiên v nhân  quyn này. Nó s giúp cho h có th tránh khi nguy cơ, bt hnh thay luôn xy ra, trong vic chiu theo mt th dn gii thun thc chng v nhng quyn li này. (đon 13)

 

23.  Đường li để bo đảm mt tương lai hòa bình cho hết mi người chng nhng nơi các bn tha ước quc tế v vn đề thôi leo thang các th vũ khí nguyên t, mà còn vic dt khoát dn thân tìm cách gim bt chúng và cui cùng gii gii chúng. (đon 15)

 24. Nơi Chúa Kitô, chúng ta có th thy được lý do ti hu trong vic tr thành nhng đối th hào hùng cho phm v con người và là nhng kiến  trúc viên can trường xây dng hòa bình. (đon 16)

(ngày mai: Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nhấn mạnh thêm về ý tưởng nồng cốt trong sứ điệp chủ đề “Con Người –Trọng Tâm của Hòa Bình” )

  

TOP

 

 

? “Vào lúc mở màn cho năm này, chúng ta được mời gọi chú trọng tới tình hình thế giới, cũng như quan tâm tới những thách đố chúng ta được kêu gọi để cùng nhau giải quyết” - “Những Yếu Tố Tích Cực”

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Phái Đoàn Ngoại Giao của Quốc Đô Vatican ngày 8/1/2007

 

(Tiếp 10 Thứ Tư)

 

“Những Yếu Tố Tích Cực”

 

Việc tổng quan ôn lại các vấn đề cần quan tâm này không được phân tâm chúng ta khỏi những yếu tố tích cực đánh dấu thời đại tân tiến này. Tôi cần phải đề cập đến trước hết là việc gia tăng ý thức về tầm quan trọng của vấn đề đối thoại giữa các nền văn hóa và giữa các tôn giáo. Đây là một nhu cầu sống còn, đặc biệt là trước những thách đố tất cả chúng ta đang phải đương đầu đối diện liên quan tới gia đình và xã hội. Ngoài ra, tôi muốn chú trọng tới nhiều khởi động trong lãnh vực này nhắm mục đích xây dựng những nền tảng chung cho việc chung sống hợp hòa.

 

Cũng thật là hợp thời đúng lúc để nhận thấy có một ý thức đang gia tăng nơi cộng đồng thế giới về những thách đồ khổng lồ trong thời đại của chún g ta, và những nỗ lực được thực hiện để biến đổi ý thức này thành hành động cụ thể. Trong nội bộ Tổ Chức Liên Hiệp Quốc, Hội Đồng Nhân Quyền được thiết lập năm ngoái, hy vọng rằng cơ quan này sẽ tập trung hoạt động của mình v ào việc bênh vực và cổ võ các quyền  lợi căn bản của con người, nhất là quyền sống và quyền tự do tôn giáo. Nói đến Liên Hiệp Quốc, tôi cảm thấy cần phải tri ân cảm tạ nhắc tới Ông Kofi Annan về công việc thành đạt trong thời gian giữ vai trò làm Tổng Thư Ký của ông. Tôi cũng xin gửi lời chúc  tốt đẹp nhất tới vị thừa kế ông là Ban Ki-moon, vị mới đây đã đảm nhận trách vụ mới của mình.  

 

Trong lãnh vực phát triển, có những khởi động khác nhau đã được thực hiện, những việc được Tòa Thánh không thôi tiếp tục ủng hộ nâng đỡ, đồng thời lập lại rằng những dự phóng ấy không phải là những gì thay thế cho việc quyết tâm của các quốc gia phát triển trong việc cống hiến .7% tổng sản lượng quốc gia của mình cho vấn đề cứu trợ quốc tế. Một yếu tố quan trọng khác trong cuộc tranh đấu tổng hợp để loại trừ nghèo khổ, ngoài vấn đề cứu trợ – một vấn đề người ta chỉ có thể hy vọng là sẽ gia tăng – đó là vấn đề ý thức hơn nữa về nhu cầu cần phải chiến đấu với tình trạng băng hoại và cổ võ việc quan trị tốt đep. Chúng ta cũng cần phải phấn khích và tiếp tục thực hiện những nỗ lực từng được thực hiện trong việc bảo đảm các thứ nhân quyền cho cá nhân con người cũng như cho các dân tộc, để bảo vệ một cách hữu hiệu hơn các thành phần dân sự.

 

(ngày mai: “Tình hình chính trị” ở Phi Châu)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh Vatican (trừ những tiểu đề được chính người dịch tự phân đặt theo ý tứ được chính tác giả bày tỏ)

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2007/january/documents/hf_ben-xvi_spe_20070108_diplomatic-corps_en.html

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ