GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 19/2/2007

TUẦN VII THƯỜNG NIÊN

 

?   Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI: Hun T Truyn Tin Chúa Nht VII Thường Niên 18/2/2007 v Cuc  Cách Mng ca Tình Yêu

?  “Maria: Mùa Xuân Muôn Thuở": Mùa Xuân Sau Nguyên  Tội

?  THÁNH ÐỊA - DẤU CHỈ THẦN LINH: Quá Trình Tranh Chấp và Vận Ðộng Hòa Bình

 

 

 

?  Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI: Hun T Truyn Tin Chúa Nht VII Thường Niên 18/2/2007 v Cuc  Cách Mng ca Tình Yêu

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay chất chứa một trong những giáo huấn tiêu biểu nhất song cũng khó khăn nhất trong các giáo huấn của Chúa Giêsu, đó là yêu thương kẻ thù địch của các người (Lk 6:27).

 

Giáo huấn này được trích từ Phúc Âm Thánh Luca song cũng được thấy cả trong Phúc Âm Thánh Mathêu (5:44), trong bối cảnh của bài diễn từ hành động được bắt đầu bằng các Mối Phúc Đức nổi tiếng. Chúa Giêsu đã nói bài diễn từ này ở Galilêa, vào lúc mở màn cho thừa tác vụ công khai của Người: Nó là vấn đề của một thứ ‘hiến chương’ được bày tỏ cùng hết mọi người, một hiến chương Người yêu cầu thành phần môn đệ của Người chấp nhận, khi dứt khoát đề ra cho họ một mô phạm cho đời sống của họ.

 

Thế nhưng, ý nghĩa của giáo huấn  Người dạy là gì? Tại sao Chúa Giêsu xin chúng ta hãy yêu thương chính các kẻ thù địch của chúng ta, tức là đòi hỏi một tình yêu thương vượt quá khả năng của loài người? Việc đề xướng này của Chúa Kitô có chắc chắn là thực tế hay chăng, vì vấn đề là ở chỗ thế giới này có quá nhiều bạo động, có quá nhiều bất công, và tình trạng ấy không thể nào khắc phục nếu không tỏ ra yêu thương hơn, nhân nghĩa hơn. Cái “hơn” này xuất phát từ Thiên Chúa: Chính tình thương của Ngài đã hóa thành nhục thể nơi Chúa Giêsu và chỉ có một mình tình thương này mới có thể sửa lại từ ác đến thiện cho cân đối thế giới này, bắt đầu từ “thế giới” nhỏ bé và quyết liệt là tâm can của con người.

 

Đoạn Phúc Âm này đáng được coi là “bản đại hiến chương” của tính chất bất bạo động Kitô Giáo; nó không chất chứa việc đầu hàng sự dữ – theo kiểu dẫn giải sai lầm v ề việc ‘đưa cả cho vá kia nữa’ (Lk 6:29) – thế nhưng ở việc đáp lại sự dữ bằng sự lành (Rm 12:17-21), nhờ đó bẻ gẫy xiềng xích bất công. Bởi vậy, đối với Kitô hữu, vấn đề bất bạo động được hiểu khôn g phải chỉ là hành vi thuần khéo léo mà là một loan sống của con người, một thái độ của con người tin tưởng vào tình yêu và quyền năng của Thiên  Chúa, Đấng không sợ đương đầu với sự dữ bằng nguyên các thứ khí giới yêu thương và chân  lý. Việc yêu thương kẻ thù mình là cốt lõi của “cuộc cách mạng Kitô Giáo”, một cuộc cách mạng không cậy dựa vào những sách lược của quyền lực kinh tế, chính trị hay truyền  thông. Cuộc cách mạng này của tình yêu, một tình yêu không hoàn toàn dựa vào các phương tiện nhân loại mà là vào tặng ân của Thiên Chúa, một tình yêu chỉ chiếm đạt được một cách trọn vẹn nơi sự thiện  hảo nhân hậu của Ngài. Ở đây chất chứa tính chất mới mẻ của Phúc Âm, một tính chất biến đổi thế giới một cách không ồn ào ầm ĩ. Ở đây chất chứa tính chất anh hùng của ‘thành phần bé mọn’, thành phần tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa và truyền bá tình yêu này ra cho dù có phải trả bằng giá mạng sống của họ.

 

Anh chị em thân mến: Mùa Chay, được bắt đầu vào Thứ Tư này, bằng lễ nghi xức tro, là một thời điểm thuận lợi mời gọi tất cả mọi Kitô hữu hãy hoán cải trở về với tình yêu thương của Chúa Kitô một cách sâu xa hơn bao giờ hết.

 

Chúng ta hãy xin Trinh Nữ Maria, người môn đệ dễ dạy của Chúa Cứu Thế, giúp chúng ta biết làm sao cho mình được tình yêu ấy dứt khoát chiếm đoạt, biết yêu thương như Người đã thương yêu chúng ta, biết nhân hậu như Cha trên trời của chúng ta nhân hậu từ b ị thương xót (Lk 6:36)


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 18/2/2007

 

 

 

TOP

 

 

?  “Maria: Mùa Xuân Muôn Thuở": Mùa Xuân Sau Nguyên  Tội

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

(Tiếp hôm qua 17 Thứ Bảy 1.- MÙA XUÂN TRƯỚC NGUYÊN TỘI; 18 Chúa Nhật 2.- MÙA XUÂN SAU NGUYÊN TỘI)

 

Maria": "Người nữ" mà Thiên Chúa đề cập đến trong Lời Hứa với con người ngay trong Bản Án Nguyên Tội chính là mầm hy vọng vươn lên ngay "từ ban đầu" và "bắt đầu" lịch sử của con người sa đoạ. Chính mầm hy vọng làm cho con người sống "vui vẻ" trong lầm than này đã biến "Mùa Xuân Sau Nguyên Tội" trở thành Mùa Hy Vọng cho con người và của con người. "Người nữ" của "Lời Hứa" trở thành niềm hy vọng cho con người và của con người này, theo Phụng Vụ Giáo Hội Công Giáo, chính là: "Trinh Nữ Maria, Đấng đã mang đến cho thế gian bình minh của niềm hy vọng và của ơn cứu rỗi" (Lễ Sinh Nhật Mẹ Maria: Lời Nguyện Sau Hiệp Lễ).

"Maria": "Người nữ" của "Lời Hứa" vươn lên ngay "từ ban đầu" trong lịch sử của con người sa đoạ như một mầm hy vọng ấy chẳng những hội đủ ngay nơi mình ba yếu tố chính làm nên Mùa Xuân đích thực, Mùa Xuân Nguyên Thủy, "Mùa Xuân Trước Nguyên Tội", mà còn chính là Mùa Xuân Viên Mãn, Mùa Xuân Muôn Thuở, cho chung mọi tạo vật, cũng như cho riêng thế giới ngày nay đang ở vào mùa đông của lịch sử nhân gian.

"Mùa Xuân Maria": "Mới Mẻ". "Mới mẻ" là bản chất nội tại làm nên Mùa Xuân. "Mới mẻ" của Mùa Xuân nói lên thời gian khởi đầu trong thiên nhiên. "Ban đầu Thiên Chúa đã dựng nên trời đất" (STK 1:1) mang tính chất "mới mẻ" của thời gian khi trời đất còn tinh nguyên. Do đó, lúc ngay "ban đầu" của đất trời, của mọi tạo vật đây chính là Mùa Xuân Nguyên Thủy.

Tiếc thay, Mùa Xuân Nguyên Thủy này đã bị "tên sát nhân từ ban đầu" (Gioan 8:44), cùng với sự cộng tác của hai nguyên tổ "muốn nên bằng Thiên Chúa" (STK3:5), làm cho tàn úa thảm thương. Thế nhưng, theo "dự án mà (Thiên Chúa) có ý ấn định trong Đức Kitô, được thực hiện khi thời gian nên trọn, đó là, đem mọi sự trên trời dưới đất đặt dưới quyền lãnh đạo của Đức Kitô" (Eph 1:9-10), lịch sử nhân loại đã trở thành Lịch Sử Cứu Độ ngay "từ ban đầu".

Tuy nhiên, trong Lịch Sử Cứu Độ này, theo thời gian, cả trước khi và ngay khi "thời gian nên trọn", Mẹ Maria cũng là nhân vật có trước nhất. Trước khi "thời gian nên trọn", qua hình ảnh "người nữ", Mẹ được Thiên Chúa nhắc đến "trước nhất", trước cả Chúa Giêsu là "giòng dõi người nữ". Ngay khi "thời gian nên trọn", Mẹ cũng là nhân vật mà Tân Ước chân nhận: "Khi thời gian ấn định đến, Thiên Chúa sai Con mình sinh bởi người nữ" (Gal 4:4), trở thành "giòng dõi người nữ", Đấng "tỏ mình ra là để phá hủy công việc của ma qủi" (1Gioan 3:8).

Giáo Hội mừng lễ Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa vào ngay ngày 1-1, ngày đầu năm dương lịch hằng năm, từ năm 1969, cũng không ngoài ý nghĩa này. ĐTC Phaolô VI như đã xác nhận như thế trong tông huấn "Marialis Cultus": "Việc cử hành này, được đặt vào ngày 1-1 hợp với sự ấn định cũ của phụng vụ Thành Rôma, là để tưởng nhớ đến vai trò Mẹ Maria đã thực hiện trong mầu nhiệm cứu chuộc này" (đoạn số 5).

"Mùa Xuân Maria": "Tươi Trẻ". "Tươi trẻ" là hình thức, là bóng dáng, là hiện thân của Mùa Xuân, làm cho Mùa Xuân sống động trong thiên nhiên. Thế gian bị "tội lỗi cùng với chết chóc đột nhập" (Rm 5:12), càng ngày càng trở nên tàn tạ xấu xa, cả về tinh thần "tội lỗi" lẫn thể chất "chết chóc". Đến nỗi, Thiên Chúa hối tiếc vì đã dựng nên con người trên mặt đất" (STK 6:6) và đã "thanh trừng khỏi mặt đất" (STK 6:7) hầu hết cả con người lẫn con vật bằng trận Đại Hồng Thủy.

Trong khi ấy, nơi Mẹ Maria lại "đầy ơn phúc" (Lc 1:28), cả trong tâm hồn cũng như ngoài thân xác của Mẹ. Tâm hồn Mẹ Maria tuyệt đối "tươi trẻ", ở chỗ, "Vô Nhiễm Nguyên Tội", như chính Mẹ đã tỏ mình ra tại Lộ Đức ngày 25-3-1858, tức "khỏi mọi tì vết của nguyên tội", như Đức Thánh Cha Piô IX định tín trong trọng sắc Ineffabilis Deus.

Thân xác Mẹ Maria hoàn toàn "tươi trẻ", ở chỗ, trọn đời đồng trinh, "không hề biết đến nam nhân" (Lc 1:34). Nhan sắc tự nhiên của Mẹ Maria tuyệt vời "tươi trẻ", ở chỗ, không già, tầm vóc và hình dung luôn ở mức độ hoàn hảo nhất, như Mẹ đã tỏ cho nữ Đáng Kính Maria D'Agreda vào thế kỷ 17: "Điều kiện và vóc dáng tự nhiên nơi thân xác đồng trinh thánh hảo của Mẹ vẫn như hồi Mẹ 33 tuổi" (Thiên Đô cuốn 4, số 736), cho dù Mẹ sống trên thế gian thiếu 26 ngày là đủ 70 tuổi (cùng sách, số 742).

Hữu thể của Mẹ đời đời "tươi trẻ", ở chỗ, cả "linh hồn vô nhiễm và thân xác trinh trong của Mẹ" (Tông Huấn Marialis Cultus số 6), như tông hiến Munificentissimus Deus của Đức Thánh Cha Piô XII định tín, được Thiên Chúa đem về trời vinh hiển.

"Mùa Xuân Maria": "Vui Vẻ". "Vui vẻ" là tác dụng của Mùa Xuân trên mọi sinh vật nói chung và nhân gian nói riêng, làm nên ý nghĩa của Mùa Xuân. Thế mà, "Sau Nguyên Tội", "tất cả mọi tạo vật quằn quại và rên xiết" (Rm 8:22), trừ duy nhất tạo vật "đầy ơn phúc" (Lc 1:28) là Trinh Nữ Maria.

Nơi "Maria đầu thai Vô Nhiễm Nguyên Tội", như hàng chữ trong thị kiến của chị thánh Catarina Labuarê ngày 27-11-1830, niềm "vui vẻ" là "được tự do" (STK 2:16) như hai nguyên tổ trong Vườn Địa Đường "trước Nguyên Tội" vẫn còn đó. Niềm "vui vẻ" này của Mẹ đạt đến mức độ tuyệt đỉnh khi "Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14) ngay trong cung lòng trinh nguyên của Mẹ. Đến nỗi, niềm "vui vẻ" này đã tuôn tràn ra ngoài, qua ca vịnh "Ngợi Khen" (Magnificat), "bài ca của thời cứu tinh, hòa trộn niềm vui vẻ của cả cựu lẫn tân Yến-Duyên" (Marialis Cultus số 18): "Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và thần trí tôi hân hoan (mừng rỡ, hoan lạc, 'vui vẻ') trong Thiên Chúa, Đấng Cứu Chuộc tôi" (Lc 1:46-47).

Niềm "vui vẻ" của Mẹ Maria được thể hiện, trước hết, qua tác động nhận biết của Mẹ: "Ngài đã đoái trông đến phận thấp hèn tôi tớ của Ngài (và) đã làm cho tôi những sự trọng đại, danh Ngài là thánh" (Lc 1:48-49). Niềm "vui vẻ" của Mẹ, đồng thời, cũng được bộc lộ qua tác động chúc tụng của Mẹ: "Lòng thương xót Ngài trải qua đời nọ đến đời kia, hằng bao bọc những người kính sợ Ngài... như Ngài đã phán hứa... đến muôn đời" (Lc 1:49-50,55).

 

(tiếp ngày mai: "Mùa Xuân Viên Mãn")

 

 

 

TOP

 

 

? THÁNH ÐỊA - DẤU CHỈ THẦN LINH: Quá Trình Tranh Chấp và Vận Ðộng Hòa Bình

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, viết và dịch theo tin tức liên tục của CNN và Zenit, cách riêng tài liệu The Land of Conflict của CNN

 

2) Vận Động Hòa Bình

 

Để thấy được Giáo Hội Công Giáo nói chung và Vị Lãnh Đạo Giáo Hội này nói riêng là Đức Giáo Hoàng nói riêng, chúng ta hãy đọc lại những lời của các vị, từ năm 2001 tới 2007, ngỏ cùng phái đoàn ngoại giao chư quốc với Quốc Đô Vatican vào dịp chúc tân niên hằng năm theo truyền thống vào Thứ Hai tuần thứ hai trong Tháng Giêng, khi các vị bày tỏ nhận định và quan tâm, nhất là những lời kêu gọi thực hiện tiến trình hòa bình cho vùng đất đầy nhức nhối hơn nửa thế kỷ này.

 

ĐTC GPII 10/1/2002: “Thánh Địa, nơi Đấng Cứu Thế đã sinh vào trần gian, qua lầm lỗi của con người, vẫn còn là một mảnh đất máu lửa. Không ai có thể làm ngơ trước bất công mà dân Palestina là nạn nhân phải chịu hơn 50 năm qua. Không ai có thể phản đối quyền sống an ninh của dân Do Thái. Thế nhưng, không ai được quên đi những nạn nhân vô tội ở cả hai bên hằng ngày vẫn bị dập vùi dưới những trận bạo lực. Vũ khí và các cuộc tấn công sắt máu không bao giờ là cách đúng đắn về mặt chính trị để nói cho bên kia biết mặt cả. Tôi đã nhiều dịp nói là, chỉ khi nào biết tỏ ra tôn trọng kẻ khác cũng như tôn trọng những ước nguyện hợp pháp của họ, biết áp dụng luật lệ quốc tế, biết giải tỏa những phần đất bị chiếm cứ và tình trạng đặc biệt được quốc tế bảo đảm cho hầu hết các nơi thánh ở Giêrusalem, mới có thể mở màn cho cuộc sống an bình nơi phấn đất thế giới ấy, cũng như mới có thể giải được cái vòng vây nung nấu hận thù và trả đũa”.

 

ĐTC GPII 13/1/2003: “Trung Đông, nơi mà hai dân tộc, Do Thái và Palestine, được kêu gọi để sống bên nhau trong sự tương kính, có tự do và chủ quyền như nhau. Không cần phải lập lại ở đây những gì Tôi đã nói với quí vị cũng vào dịp này năm trước, hôm nay Tôi chỉ muốn thêm là, khi phải đối diện với tình hình liên tục suy bại trong cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, thì để giải quyết không bao giờ được ép uổng bằng việc sử dụng đến vấn đề khủng bố hay xung đột võ khí, như thể chiến thắng về quân sự có thể mang lại câu giải đáp vậy. Và chúng ta phải nói gì đây về mối đe dọa của một cuộc chiến tranh có thể giáng xuống trên nhân dân Iraq, mảnh đất của các Vị Tiên Tri, một dân tộc đã bị thử thách đớn đau vì bị cấm vận kinh tế hơn 12 năm trời? Chiến tranh không bao giờ biện minh cho phương tiện con người có thể dùng để giải quyết những khác biệt giữa các quốc gia”.

 

ĐTC GPII 12/1/2004: “Hòa bình đã bị đổ vỡ vào những tháng gần đây bởi những biến cố xẩy ra ở Trung Đông, một miền đất, một lần nữa, lại hiện lên như là một miền đất của xung khắc và chiến loạn.  
Nhiều việc làm được Tòa Thánh thực hiện để ngăn tránh cuộc xung đột đau thương đừng xẩy ra ở Iraq là những gì đã quá rõ. Vấn đề quan trọng hôm nay đó là vấn đề cộng đồng quốc tế giúp cho những người Iraq đã được thoát khỏi một chế độ đán áp họ, để họ có thể lại tiếp tục làm chủ xứ sở của mình, củng cố chủ quyền của họ, quyết định thể chế chính trị và kinh tế một cách dân chủ theo lòng họ mong ước, và để Iraq trở lại làm một phần tử có ưu thế trong cộng đồng quốc tế. Việc thiếu nhất tâm nơi vấn đề của Do Thái và Palestine tiếp tục là một yếu tố thường xuyên bất ổn cho toàn vùng đất này, chưa kể đến những đau khổ khôn xiết giáng xuống trên nhân chúng Do Thái và Palestine. Tôi sẽ không thôi lập lại với các vị lãnh đạo hai quốc gia này là giải pháp võ lực, việc bên này sử dụng nạn khủng bố còn bên kia thì trả đũa, việc hạ nhục đối phương, việc tuyên truyền thù hận chẳng dẫn đi đến đâu cả. Chỉ khi nào biết tôn trọng những ước vọng hợp lý của nhau, khi nào ngồi lại thương thảo với nhau, và khi nào cộng đồng thế giới thực hiện việc dấn thân cụ thể mới có thể bắt đầu giải quyết được vấn đề. Một thứ hòa bình chân thực và bền vững không thể nào trở thành một thứ thuần quân bằng giữa các lực lượng trong cuộc; hoà bình trước hết là hoa trái của hành động luân lý và pháp lý”.

 

ĐTC GPII 10/1/2005: “Ở Trung Đông, mảnh đất rất thân thương và linh thánh đối với các tín hữu tin tưởng Vị Thiên Chúa của Abraham, tình trạng đụng độ võ trang dường như đang giảm bớt, hy vọng có một cuộc giải quyết về chính trị theo chiều hướng đối thoại và thương thảo”. (xin xem lại chi tiết “Hòa Bình như một Chớp Sáng Vụt Tắt” ở Lược Sử Thánh Địa trong phần Quá Trình Tranh Chấp trên đây).

 

ĐTC BĐXVI 9/1/2006: Ở đây tôi xin nhắc lại những lời lẽ khôn ngoan của Đức Gioan Phaolô II: ‘Không thể nào có hòa bình nếu không có công lý, không thể nào có công lý mà lại thiếu th tha’ (Sứ Điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 2002). Tôi xin lập lại những lời này một cách khiêm nhượng và với lòng sâu xa yêu mến với các vị lãnh đạo chư quốc, nhất là với những nơi đau thương nhất bởi các cuộc xung đột về thể lý và luân lý và cần đến hòa bình nhất. Người ta nghĩ ngay tới nơi sinh hạ của Chúa Giêsu Kitô, Ông Hoàng của Bình An, Đấng đã ban cho tất cả mọi người một sứ điệp hòa bình và thứ tha; người ta nghĩ tới Lebanon là nơi nhân dân nước này, nhờ việc hỗ trợ của tình đoàn kết quốc tế, cần phải tái khám phá ra ơn gọi lịch sử của mình trong việc cổ võ vấn đề hợp tác chân thành và tốt đẹp giữa các cộng đồng tôn giáo khác nhau; và tới toàn thể Trung Đông, nhất là Iraq là cái nôi của các nền văn minh cao cả, nơi mà trong mấy năm qua hằng ngày đã trải qua những hành động bạo lực của nạn khủng bố”.

 

ĐTC BĐXVI 8/1/2007: “Trung Đông cũng là căn nguyên cho mối quan ngại lớn. Đó là lý do tôi muốn viết một bức thư Giáng Sinh cho những người Công Giáo ở miền này, bày tỏ niềm gắn bó và sự gần gũi thiêng liêng của tôi với tất cả những người trong họ, và phấn khích họ hãy ở lại vùng này, vì tôi tin rằng chứng từ của họ sẽ là những gì trợ lực và hỗ trợ cho một tương lai hòa bình và huynh đệ. Tôi lập lại lời kêu gọi khẩn trương của tôi với tất cả mọi phía có liên quan tới bàn cờ chính trị phức tạp ở miền này, hy vọng thấy được sự củng cố từ những dấu hiệu tích cực được tỏ ra trong mấy tuần gần đây giữa những người Do Thái và Palestine. Tòa Thánh sẽ không bao giờ mệt mỏi khi cần phải lập lại rằng các giải pháp võ trang chẳng đạt được gì hết, như chúng ta đã thấy ở Lebanon vào mùa hè vừa qua. Thật vậy, tương lai của xứ sở này lệ thuộc vào việc hiệp nhất của tất cả mọi yếu tố của nó, cũng như vào những liên hệ huynh đệ giữa những phái nhóm tôn giáo và xã hội. Điều này sẽ tạo nên một sứ điệp hy vọng cho tất cả mọi người. Những giải pháp thiên vị hay đơn phương không còn là những gì khả dĩ. Để chấm dứt cuộc khủng hoảng này cũng như những khổ đau do nó gây ra trong dân chúng, cần phải có một chính sách toàn cầu, không loại trừ một ai khỏi cuộc tìm kiếm thực hiện một cuộc ổn định được thương thảo, chú trọng tới những thiện ích và khát vọng hợp lý của các dân tộc khác nhau trong cuộc. Đặc biệt là nhân dân Labanon có quyền thấy được tính cách nguyên tuyền và chủ quyền của xứ sợ họ được tôn trọng; nhân dân Do Thái có quyền sống bình an ở Quốc Gia của họ; những người Palestine có quyền có được một quê hương tự do và chủ quyền. Khi mà mỗi một thành phần dân chúng trong miền n ày thấy được rằng những niềm mong đợi của họ đưoơc quan tâm tới và vì thế cảm thấy ít bị đe dọa, thì bấy giờ việc tin tưởng lẫn nhau mới được củng cố. Niền tin tưởng này sẽ tăng trưởng nếu một quốc gia như Iran, nhất là đối với vấn đề liên quan tới chương trình nguyên tử của nước ấy, bằng lòng đồng ý đáp ứng những mối quan tâm hợp lý của cộng đồng quốc tế. Những bước tiến được thực hiện theo chiều hướng ấy chắc chắn sẽ giúp vào việc củng cố ổn định cho toàn miền, nhất là Iraq, chấm dứt cuộc bạo lực kinh hoàng đang làm biến dạng quốc  gia đổ máu này, và tạo cơ hội hoạt động cho việc tái thiết và hòa giải giữa tất cả mọi dân cử của nước này”.

 

(còn tiếp)

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ