GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 16/3/2007

TUẦN III MÙA CHAY

 

?   Tông Huấn ‘Bí Tích Yêu Thương –  Sacramentum Caritatis’: Phần Thứ Hai 

?  ‘Lương tâm Kitô hữu ủng hộ quyền sống’: Việc huấn luyện lương tâm

? Tội Tràn Lan... Phúc Ngập Lụt - "Thiên Chúa Không Thể Chối Bỏ Chính Mình"

 

 

 

?  Tông Huấn ‘Bí Tích Yêu Thương –  Sacramentum Caritatis’

 

(tiếp 14 Thứ Tư15 Thứ Năm)

 

Phần thứ hai của bản văn kiện, “Thánh Thể, một Mầu Nhiệm cần được cử hành”, được dùng để diễn tả việc phát triển tác động phụng vụ nơi việc cử hành, đề cập tới những khía cạnh đáng chú ý nhất và nêu lên những gợi ý đề nghị quan trọng về mục vụ”.

 

“Đức Giáo Hoàng cống hiến một số những dấu hiệu liên quan tới sự phong phú của các biểu hiệu phụng vụ (im lặng, lễ phục, cử chỉ, những thế đứng và quì v.v.) và tới nghệ thuật cử hành”. Theo chiều hướng ấy, bản văn kiện nhắc lại tầm quan trọng của nhà tạm cần phải được hiện lộ trong nhà thờ và được đánh dấu bằng một ngọn đèn.

 

Tính cách hiệp nhất giữa mầu nhiệm Thánh Thể, tác động phụng vụ và việc tôn thờ linh thiêng mới trở thành sáng tỏ “khi Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh tới những điều kiện cá nhân trong việc chủ động tham dự”.

 

Bản văn kiện nhấn mạnh tới một số khía cạnh mục vụ thiên về việc chủ động hơn nữa trong các lễ nghi linh thánh. Những khía cạnh này bao gồm cả việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng, việc tham dự của người bệnh, của tù nhân và thành phần di dân, những cuộc đồng cử hành rộng lớn (cần phải được giới hạn vào ‘những trường hợp ngoại lệ’), và những cử hành Thánh Thể ở nhóm nhỏ. “Bản văn kiện cũng đề xuất việc sử dụng rộng rãi tiếng Latinh, nhất là ở những cuộc cử hành quốc tế trọng thể, và cũng đề cao tầm quan trọng của nhạc bình ca Gregorian”.

 

“Đức Giáo Hoàng nhắc lại ‘mối hiệp nhất cố hữu của nghi thức Thánh Lễ’ là những gì cũng cần phải được thể hiện một cách nhờ đó Phụng Vụ Lời Chúa được thực hành”. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nhấn mạnh đến “giá trị giáo dục quan trọng đối với đời sống của Giáo Hội, nhất là vào thời điểm này của lịch sử, của việc dâng của lễ, của việc chúc bình an và của lời ‘Ite, missa est’. Và Đức Thánh Cha ủy thác việc nghiên cứu về những điều chỉnh khả dĩ các điều ấy cho các phân bộ hữu trách của Tòa Thánh”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 13/3/2007

 

(còn tiếp)                                                                                                                                                                    

 

 

TOP

 

 

?  ‘Lương tâm Kitô hữu ủng hộ quyền sống’: Việc huấn luyện lương tâm

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Tham Dự Viên Tổng Nghị của Học Viện Tòa Thánh về Sự Sống Thứ Bảy 24/2/2007 tại Sảnh Đường Clementine

 

(tiếp 15 Thứ Năm)

 

Từ định nghĩa này mới thấy rằng lương tâm luân lý, để có thể phán đoán đúng đắn tác hành của con người, trước hết cần phải căn cứ vào nền tảng vững chắc của đức tin, tức là c ần phải được soi sáng để biết được giá trị chân thực của các hành động cùng với các qui chuẩn vững chắc để thẩm định. Bởi thế, cần phải làm sao để có thể phân biệt được lành với dữ, thậm chí ngay cả lúc mà môi trường xã hội, văn hóa đa dạng và những thứ khuynh hướng đầy phỉnh gạt không giúp cho nó làm như vậy.

 

Việc huấn luyện c ủa một lương tâm chân thực, vì nó được bắt nguồn từ sự thật, và công chính, vì nó cương quyết theo các thứ đòi hòi không mâu thuẫn, không phản bội và không hòa hoãn của nó, là một việc thực hiện khó khăn và khéo léo ngày nay, thế nhưng vẫn là những gì bất khả châm chước. Tiếc thay, nhiều yếu tố đang làm ngăn trở cho việc thực hiện này. Trước hết, trong giai đoạn tục hóa hiện nay, được gọi là giai đoạn hậu tân tiến và được đánh dấu bằng những hình thức nhân nhượng ba phải, một giai đoạn chẳng những đang gia tăng việc loại trừ phủ nhận truyền thống Kitô giáo mà còn ngờ vực cả khả năng của lý trí trong việc nhận thức sự thật, cũng đang làm cho chúng ta tách khỏi cái hương vị của việc suy tư phản tỉnh.

 

Theo một số người thì để lương tâm của cá nhân con người không bị thiên lệch thì nó cần phải thoát khỏi những thứ qui chiếu theo truyền thống lẫn những thứ qui chiếu theo lý trí của con người.

 

Bởi vậy mà lương tâm, như một tác động của lý trí nhắm tới sự thật của sự vật, không còn chiếu sáng nữa mà trở thành một màn ảnh thuần túy để xã hội của truyền thông chiếu lên những hình ảnh cũng như những bốc đồng ngược ngạo nhất.

 

Người ta cần phải được tái giáo dục về lòng mong muốn trong việc biết sự thật chân chính, trong việc bênh vực quyền tự do chọn lựa của mình liên quan tới hành vi cử chỉ hỗn độn cũng như tới những thứ quyến dũ được tuyên truyền, trong việc nuôi dưỡng đam mê trước vẻ đẹp luân lý và một lương tâm trong sáng. Đó là nhiệm vụ tinh tế của cha mẹ và các nhà giáo dục là thành phần giúp họ; và đó là nhiệm vụ của cộng đồng Kitô giáo đối với tín hữu của mình.

 

Về vấn đề lương tâm Kitô hữu, việc nó tăng trưởng và việc nuôi dưỡng nó, người ta không được mãn nguyện với sự liên hệ thoáng qua về những sự thật chính yếu của đức  tin còn đang ở trong tình trạng non dại, mà là một chương trình bổ sung cần thiết cho các giai đoạn khác nhau của đời sống, khi cởi mở tâm trí để đón nhận những nhiệm vụ cốt yếu là nền tảng cho đời sống của cá nhân cũng như của cộng đồng.

 

Chỉ có thế mới có thể sửa soạn cho giới trẻ thấu triệt được các giá trị của sự sống, của yêu thương, của hôn nhân và của gia đình mà thôi. Chỉ có thế họ mới có thể tiến tới chỗ cảm nhận vẻ đẹp và tính cách linh thánh của yêu thương, của niềm vui và của trách nhiệm làm cha mẹ và làm thành phần hợp tác của Thiên Chúa trong việc trao ban sự sống.

 

Thiếu vắng cuộc huấn luyện liên tục và chất lượng này, thì khả năng phán đoán những trục trặc gây ra bởi ngành y khoa sinh học về các lãnh vực tính dục, sự sống mới được hạ sinh, việc sinh sản, cũng như trong cả cách thức đối xử cùng chăm sóc cho các bệnh nhân và những phần tử yếu kém trong xã hội, thậm chí sẽ trở thành những gì rắc rối hơn nữa.

 

Chắn chắn là cần phải nói về các qui chuẩn luân lý liên quan tới những vấn đề này với thành phần chuyên nghiệp, với các vị bác sĩ và luật sư, để giúp họ có được một phán đoán khả chấp theo lương tâm, và nếu cần, cũng có được cả một lương tâm biết can đảm chống đối, thế nhưng, ở lãnh vực căn bản là gia đình và các cộng đồng giáo xứ, cũng cần phải thực hiện tiến trình huấn luyện cho giới trẻ và người lớn nữa. Về khía cạnh này, đi liền với việc huấn luyện Kitô Giáo, một việc huấn luyện có mục đích là để nhận biết Con Người Chúa Kitô, Lời của Người và các Bí Tích của Người theo tiến trình dạy đức tin cho trẻ em và thanh thiếu niên, người ta cũng cần phải nhất trí phổ biến việc diễn giải về các thứ giá trị luân lý liên quan tới thân xác, tính dục, tình yêu thương của con người, việc sản sinh, sự tôn trọng sự sống ở mọi lúc, đồng thời, căn cứ vào những lý do vững vàng và xác đáng, vạch ra cho thấy hành vi cử chỉ phản lại với những thứ giá trị căn bản ấy.

 

Trong lãnh vực đặc biệt này, công việc của các vị linh mục cần phải được hỗ trợ một cách thích hợp bởi việc dấn thân của thành phần giáo dục viên giáo dân, cũng như các chuyên viên, chuyên tâm với nhiệm vụ hướng dẫn thực tại giáo hội bằng kiến thức được đức tin soi dẫn của họ.

 

(còn tiếp)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2007/february/documents/hf_ben-xvi_spe_20070224_academy-life_en.html

 

TOP

 

 

? Tội Tràn Lan... Phúc Ngập Lụt - "Thiên Chúa Không Thể Chối Bỏ Chính Mình"

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 Trên thực tế, "Mầu Nhiệm Yêu Thương" này đã được bắt đầu từ nguyên tắc triết lý hết sức tâm lý và thực nghiệm do chính miệng Thiên Chúa phán ra là: "Của ở đâu lòng ở đó" (Mt. 6:21).

 

"Của ở đâu lòng ở đó" nghĩa là gì, nếu không phải, như kinh nghiệm mỗi người cho thấy, mình yêu thích cái gì, vật gì hay người nào thì tâm trí  của mình luôn luôn qui hướng về đối tượng đó, gắn liền với đối tượng đó. Chính vì thế mà nhân gian mới có câu "hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng": có yêu thương nhau thì nghìn trùng xa cách cũng vẫn có thể gần nhau, bằng nếu không yêu thương nhau thì cho dù gần nhau cũng không gặp nhau được.

 

Vậy, nếu đã công nhận chân lý "Thiên Chúa là Tình Yêu" (1Gn 4:8,16), tức công nhận Tình Yêu là bản tính của Thiên Chúa, từ đó cũng công nhận Thiên Chúa không thể nào còn là và thực là Thiên Chúa, nếu Ngài không yêu thương, thì theo đó, căn cứ vào nguyên tắc "của ở đâu lòng ở đó" không thể sai lầm này, cũng phải nhận thực rằng, cho dù loài người có tội lỗi, Thiên Chúa vẫn ở với loài người:

"Nếu chúng ta phủ-nhận/chối-bỏ Người (Chúa Giêsu Kitô) thì Người cũng phủ- nhận/chối-bỏ chúng ta. Nếu chúng ta bất trung, Người vẫn trung thành, vì Người không thể phủ-nhận/chối-bỏ chính mình Người" (2Timôthêu 2:12-13).

 

Chúng ta nên chú ý đến cách dùng chữ rất rõ ràng của thánh Phaolô trong thư ngài gửi cho môn đệ Timôthêu trên đây. Thiên Chúa nhất định và chỉ "phủ nhận" (deny) con người, tức không tha cho con người, như không tha cho thành phần dê trong trường hợp của dụ ngôn chung thẩm: "Đi cho khuất mắt Ta, hỡi những kẻ bị luận phạt..." (Mt 25:41), nếu con người "phủ nhận" (deny) Người, tức là khi "Người đến với (con người) nhưng (con người) không chấp nhận Người" (Gn 1:11), Đấng tỏ mình "là Tình Yêu" ra cho họ, (theo ý nghĩa vừa diễn giải với những hàng chữ đậm ở cuối trang 12 và đầu trang 13).

 

Tuy nhiên, nếu con người chưa phạm tội đến độ "phủ nhận" Thiên Chúa, tức "phủ nhận" "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gn 1:14), "phủ nhận" Chân Lý là thực tại Thiên Chúa muốn tỏ cho mình, mà chỉ mới "bất trung" (unfaithful) với Người, tức mới phạm đến những điều Thiên Chúa cấm không được làm, như trường hợp Adong "nghe vợ mà ăn cây (Thiên Chúa) cấm không được ăn" (KN 3:17), thì Thiên Chúa vẫn "trung thành" (faithful) với con người. Lý do là vì "Người không thể phủ-nhận/chối-bỏ (deny) chính mình Người".

 

Chúa Giêsu Kitô, "Thiên Chúa ở cùng chúng ta" (Gn 1:14), đã "chứng tỏ tình yêu của Ngài đối với chúng ta' đó là đang khi chúng ta còn là những tội nhân thì Chúa Kitô đã chết cho chúng ta" (Rm 5:8), chỉ vì "Thiên Chúa không thể phủ-nhận/chối-bỏ chính mình Người", như thế, đã khẳng định và thừa nhận niềm xác tín đã được tuyên xưng ở trên: "Cho dù loài người có tội lỗi, Thiên Chúa vẫn "ở với" loài người", tức vẫn "yêu thươn" con người, vẫn "gắn bó" với con người!

 

Tuy nhiên, niềm xác tín không thể sai lầm được căn cứ vào nền tảng Thánh Kinh chân thật này, (cũng như vào những Lời Thỏ Thẻ của Chúa Giêsu sẽ được trích dẫn trong sách này), không phản lại với đức tin của Giáo Hội Chúa Kitô dạy. Theo "Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo" (Catéchisme De L'Église Catholique - Catechism of the Catholic Church) hiện đại, khoản 1472, thì:

 

"Tội có một hậu quả lưỡng đôi (une double conséquence - a double consequence). Tội trọng (le péché grave - grave sin) làm cho chúng ta mất đi mối hiệp thông với Thiên Chúa (nous prive de la communion avec Dieu - deprives us of communion with God) và do đó làm cho chúng ta không xứng hợp với sự sống đời đời (et par là il nous rend incapables de la vie éternelle - and therefore makes us incapable of eternal life), một sự hụt mất bởi tội được gọi là 'hình phạt đời đời' (dont la privation s'appelle la 'peine éternelle' du péché - the privation of which is called the 'eternal punishment' of sin)... Hai hình phạt này (kể cả 'hình phạt tạm thời' ở trong luyện ngục bởi tội nhẹ)  không được quan niệm (ne doivent pas être concues - must not be conceived of) như một thứ báo oán từ bên ngoài bởi Thiên Chúa giáng xuống (comme une espèce de vengeance, infligée par Dieu de l'extérieur - as a kind of vengeance inflicted by God from without), nhưng là từ chính bản chất của tội mà ra (mais bien comme découlant de la nature même du péché - but as following from the very nature of sin)".

 

Theo Giáo Lý trên, Giáo Hội Công Giáo đã minh xác những điểm sau đây:

 

1.         "Tội trọng làm cho chúng ta mất đi sự hiệp thông với Thiên Chúa", chứ không phải Thiên Chúa tự dứt tình với con người. Người con hoang đàng tự bỏ Cha mà đi, cũng là bỏ "gia đình" hay  bỏ "nhà" (Gn 8:35), nơi "hiệp thông" và cũng là biểu tượng cho chính "sự hiệp thông", mà đi, chứ Cha không bao giờ tự động đuổi con mình ra khỏi "nhà", khỏi "sự hiệp thông" của tình nghĩa cha con, không coi nó là con mình nữa. Trái lại, dù có bị con cái của mình bỏ mình hằng yêu thương nó, không bao giờ làm hại nó, mà đi, người Cha vẫn chờ đứa con đáng thương đó trở về và chờ cho đến khi nào nó thực sự trở về với mình mới thôi (x. Lc 15:11-24).

 

2.         "Hình phạt không được quan niệm như một thứ báo oán từ bên ngoài bởi Thiên Chúa giáng xuống, nhưng là từ chính bản chất của tội mà ra". Cảnh lầm than khốn cùng mà người con hoang đàng phải chịu, sau khi đã phung phá hết gia tài "ân sủng" được Cha chia cho như ý  muốn của hắn, không phải là do chính cuộc sống buông tuồng của hắn gây ra hay sao? Cha của hắn chẳng những không phải là tác nhân gây ra tai họa cho hắn, trái lại, người Cha vẫn ở nhà ngong ngóng chờ hắn trở về để có thể bù đắp cho hắn tất cả những gì hắn đã làm mất và đã chịu đựng nữa. Miễn là, phải, miễn là, khi còn thời giờ, người con tội lỗi nhận thức được mình "bất trung" (unfaithful) với Cha, song không "phủ nhận" (deny) Cha mình, để có thể dứt khoát "lên đường trở về với Cha".       

           

Cả trong trường hợp giả sử người con hoang đàng, sau khi đã nhận thức được mình "bất trung" với Cha và nhất định không trở về với Cha, thì cũng không phải là người Cha trực tiếp "phủ nhận" (deny) người con vô cùng khốn nạn của mình, cho bằng chính nó đã bất hạnh tự sát  nó, tự chấp nhận lấy cái chết đời đời, "sự chết thứ hai" (Khải Huyền 20:14), hơn là "chấp nhận" Cha mình để "như chết mà được sống lại".

 

Vẫn biết việc đứa con hoang đàng có tự sát và bị chết trong "sự chết thứ hai", cái chết đời đời, là do tự nó, chứ không phải tự Cha nó. Thế nhưng, ngay trong chính lúc nó tuyệt vọng và không thể nào đủ sức để có thể vùng đứng lên trở về với Cha cho được tái sinh, nếu bấy giờ người Cha lại đến với nó và ở bên cạnh nó, số phận đời đời vô cùng khốn nạn của nó đã không xẩy ra chăng?

 

Điều này có nghĩa là, thay vì người Cha chỉ ngồi ở nhà chờ đứa con hoang đàng của mình trở về một cách có vẻ thụ động, thì hãy chủ động đứng lên đi tìm nó về' bằng không, một cách nào đó, trong con mắt của thành phần "kiêu ngạo oai quyền giầu có", người Cha, không nhiều thì ít, cũng dính dáng đến việc hư mất thật tội nghiệp cho đứa con của ông.

 

Thật ra, không phải người Cha, với bản tính là Tình Yêu, là Đấng Trọn Lành trên trời, vô cùng yêu thương con cái, đã không hiểu gì về con cái của mình và đã không biết đi tìm đứa con đáng thương của mình đâu. Thánh Kinh chẳng những định nghĩa bản tính "Thiên Chúa là Tình Yêu" (1Gn 4:8,16), mà còn minh chứng "Thiên Chúa là Tình Yêu" ở chỗ nào và có tác dụng ra sao nữa, khi tuyên bố:

 

1.         "Tình yêu của Thiên Chúa được tỏ cho chúng ta như thế này: Ngài đã sai Con Một của Ngài đến thế gian để chúng ta nhờ Con mà được sống" (1Gn 4:9).

 

2.         "Phần chúng ta, hãy yêu thương vì Thiên Chúa đã yêu chúng ta trước" (1Gn 4:19).

 

 Vâng, "Thiên Chúa đã yêu chúng ta" trước, yêu "đến nỗi" (Gn 3:16) "đã sai Con Một của Ngài đến thế gian", để tìm kiếm từng con chiên lạc, dù chỉ một con, một con cuối cùng, con thứ 100 (x.Mt Lc 15:4-7), và tìm kiếm "tới cùng" (Gn 13:1), tới độ "tự ý" (Gn 10:18) "thí mạng sống mình cho chiên được sống và sống viên mãn" (Gn 10:11,10), và tìm kiếm tới nỗi:

           

"Người sẽ không bẻ gẫy cây sậy bị dập và sẽ không dụi tắt ngọn bấc còn khói" (Is 41:4).

 

 Gia tài mà người Cha chia cho con, theo như lời nó yêu cầu, không phải là chính Thánh Sủng được ban cho nó qua Bí Tích Thánh Tẩy mà nó lãnh nhận "nhân danh Chúa Giêsu Kitô" (TĐCV 10:48) hay  sao? Như thế, theo lý, người Cha đã đi tìm con và cứu nó về rồi, nó lại bỏ Cha mà đi, thì Cha đâu cần phải đi tìm nó nữa. Phần người con, vì đã tự ý mình xin Cha chia gia tài thuộc về nó thì phải có trách nhiệm nơi những gì vô cùng cao qúi do Cha trao cho mới phải. "Trách nhiệm" này là gì, nếu không phải là đáp lại tình yêu của Cha, bằng cách gìn giữ và làm phong phú hóa "những gì của cha cũng là của con" (Lc 15:31).

 

"Mầu Nhiệm Yêu Thương" được biểu lộ nơi Hiện Tượng Siêu Nhiên "người đã có lại càng thêm dồi dào" và được phát sinh từ Thực Tại Thần Linh "Thiên Chúa không thể chối bỏ chính mình", để tiếp tục được linh động bằng Sự Sống Trọn Hảo như sau của "Mầu Nhiệm Yêu Thương".

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ