GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 18/4/2007

MÙA PHỤC SINH - TUẦN 2

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 11/4/2007 về Chúa Kitô Phục Sinh

?  Các Nữ Tu Dòng Kín Thánh Clara ở Hòa Lan cầu cho ĐHY Ratzinger được làm Giáo Hoàng

? “Con Đường của Đức Giáo Hoàng tới Chúa Giêsu” (tiếp)

 

 

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 11/4/2007 về Chúa Kitô Phục Sinh

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Chúng ta gặp gỡ nhau hôm nay đây cho buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần của chúng ta sau khi long trọng mừng Lễ Phục Sinh, và trước hết tôi muốn lập lại cùng mỗi một anh chị em những hứa hẹn chúc mừng nồng nhiệt nhất. Tôi xin cám ơn  anh chị em về việc anh chị em hiện diện nơi đây một cách hết sức đông đảo và tôi xin tạ ơn Chúa về bầu trời nắng đẹp Người đã ban cho chúng ta hôm nay đây.

 

Trong Đêm Vọng Phục Sinh đã vang lên lời loan báo này: “Chúa thực sự sống lại rồi, alleluia!” Giờ đây chính Người là Đấng đang nói với chúng ta tuyên bố rằng: “Cha sẽ không chết những vẫn sống”. Người phán cùng thành phần tội nhân rằng: “Hãy lãnh lấy ơn tha tội. Thật thế, Cha là sự thứ tha tội lỗi của các con”. Sau hết, đối với tất cả mọi người, Người lập lại rằng: “Tôi là Cuộc Vượt Qua cứu độ, là Con Chiên bị sát tế vì các người, Tôi là giá chuộc các người, Tôi là sự sống của các người, Tôi là sự phục sinh của các người, Tôi là ánh sáng của các người, Tôi là ơn cứu độ của các người, Tôi là vua của các người. Tôi sẽ tỏ cho các người biết Cha”. Đó là những gì được một tác giả thuộc thế kỷ thứ hai là Melito ở Sardis tự diễn đạt khi giải thích một cách thực tế những lời của Đấng Phục Sinh (“On Easter”, 102-103).

 

Trong những ngày này, phụng vụ nhắc lại những cuộc gặp gỡ khác nhau với Chúa Giêsu sau khi Người sống lại: với Maria Mai Đệ Liên và với các phụ nữ khác là thành phần từ sáng sớm đã ra mồ vào sau ngày Hưu Lễ; với các vị tông đồ ngờ vực đang tập trung ở nhà tiệc ly; với Tôma và các môn đệ khác. Những cuộc hiện ra khác nhau này của Người cũng trở thành một lời mời gọi chúng ta hãy đào sâu sứ điệp sâu xa của Lễ Phục Sinh, chúng phấn khích chúng ta hãy hồi tưởng cuộc hành trình thiêng liêng của những ai đã gặp gỡ Chúa Kitô và đã nhận ra Người vào những ngày đầu tiên sau các biến cố Phục Sinh.

 

Thánh Ký Gioan nói cho chúng ta biết làm thế nào Thánh Phêrô và chính ngài, sai khi nghe thấy Maria Mai Đệ Liên báo tin, liền chạy gần đưa đua nhau, đến mồ (x Jn 20:3ff). Các vị Giáo Phụ của Giáo Hội đã nhìn thấy nơi việc hấp tấp hối hả của các vị đến ngôi mộ trống này như là một lời huấn dụ cho việc đấu với nhau hợp lý duy nhất nơi thành phần tín hữu: đó là cuộc chạy đua trong việc tìm kiếm Chúa Kitô.

 

Và chúng ta phải nói gì về Maria Mai Đệ Liên đây? Cô vẫn ở bên mồ khóc lóc, chỉ mong muốn được biết họ đã lấy xác của Thày mình đi đâu. Cô tìm kiếm Người và nhận ra Người khi Người gọi tên của cô (x Jn 20:11-18). Cả chúng ta nữa, nếu chúng ta tìm kiếm Chúa bằng một con tim đơn sơ và chân tình thì chúng ta sẽ gặp được Người. Thật vậy, chính Người sẽ đến đón gặp chúng ta; Người sẽ làm cho chúng ta nhận ra Người, Người sẽ gọi tên chúng ta, Người sẽ dẫn chúng ta vào sâu trong tình yêu của Người.

 

Hôm nay, Thứ Tư trong tuần bát nhật Phục Sinh, phụng vụ đưa chúng ta đến chỗ suy niệm về một cuộc hội ngộ đặc biệt khác với Đấng Phục Sinh, cuộc hội ngộ của hai môn đệ về làng Emmau (x Lk 24:13-35). Cảm thấy buồn thảm trước cái chết của Thày mình, họ quay về gia đình và Chúa đã đến cùng đồng hành với họ, thế nhưng họ không nhận ra Người. Những lời của Người, dẫn giải về Thánh Kinh liên quan đến Người, đã khiến lòng họ cảm thấy nóng lên để rồi họ xin Người hãy ở lại với họ khi họ tới nơi của họ. Cuối cùng, khi Người “cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ” (Lk 24:30), thì mắt họ liền mở ra. Thế nhưng, ngay lúc ấy Chúa Giêsu biến mất. Bởi thế, họ nhận ra Người khi Người biến mất.

 

Dẫn giải về đoạn Phúc Âm này, Thánh Âu Quốc Tinh nhận định rằng: “Chúa Giêsu bẻ bánh, họ nhận ra Người. Bởi vậy, chúng ta không còn nói rằng chúng ta không nhận ra Chúa Kitô nữa! Nếu chúng ta tin tưởng thì chúng ta nhận biết Người! Thật thế, nếu chúng ta tin tưởng, chúng ta có được Người! Họ đã có được Chúa Kitô ở bàn ăn của họ, chúng ta có Người nơi tâm hồn của chúng ta!” Thánh nhân kết luận: “Có Chúa Kitô trong tâm can của anh chị em thì hơn là có Người trong nhà của anh chị em: Thật vậy, lòng chúng ta gần chúng ta hơn là nhà của chúng ta” (Sermon 232, VII, 7). Chúng ta hãy cố gắng thực sự cưu mang Chúa Giêsu trong tâm can của chúng ta.

 

Trong lời mở đầu cho cuốn Tông Vụ, Thánh Luca khẳng định rằng Chúa phục sinh “tỏ mình sống động cho các tông đồ thấy, sau cuộc khổ nạn của Người, bằng nhiều chứng minh, khi hiện ra với các vị 40 ngày” (Acts 1:3). Chúng ta cần phải hiểu rõ điều này, đó là khi vị tháng tác giả này nói rằng “Người đã tỏ mình đang sống động” thì thánh nhân không muốn nói rằng Chúa Giêsu đã trở lại cuộc sống trước kia của Người, như Lazarô. Thánh Bênađô nhận định rằng “Pascha” (Phục Sinh), mà chúng ta đang cử hành, nghĩa là ‘vượt qua” chứ không phải “trở lại”, vì Chúa Giêsu không trở lại tình trạng trước kia, mà Người đã “vượt biên” đến một tình trạng vinh hiển hơn, mới mẻ hơn và bất diệt hơn (x Sermon on Easter).

 

Chúa đã nói với Maria Mai Đệ Liên rằng: “Đừng chạm đến Thày vì Thày chưa lên cùng Cha” (Jn 20:17). Đây là lời diễn tả làm cho chúng ta cảm thấy bỡ ngỡ lạ lùng, nhất là khi chúng ta so sánh nó với n hững gì đã xẩy ra với Thánh Tôma ngờ vực. Ở đó, trong nhà tiệc ly, chính Đấng Phục Sinh đã tỏ bàn tay và cạnh sườn của Người ra để Tông Đồ Tôma chạm tới và tin tưởng rằng đó là Chúa Giêsu (cf. 20:27). Thực ra hai đoạn này không nghịch nhau, trái lại, đoạn này giúp chúng ta hiểu đoạn kia.

 

Maria Mai Đệ Liên muốn có được cùng một vị Thày như trước kia, khi quên đi thập tự giá vẫn còn là một ký ức thảm thương. Tuy nhiên, bấy giờ không còn chỗ cho mối liên hệ thuần túy nhân loại nữa với Đấng Phục Sinh. Để hội ngộ với Người, con người không được trở về mà là đặt mình vào một mối liên hệ mới với Người: Con người cần phải tiến lên! Thánh Bêna đô nhấn mạnh đến điều này là Chúa Giêsu “mời gọi tất cả chúng ta tới sự sống mới ấy, tới cuộc vượt qua này… Chúng ta không thấy Chúa Kitô nếu chúng ta đi ngược trở về” (Sermon of Easter). Điều này là những gì đã xẩy ra cho Thánh Tôma. Chúa Giêsu đã tỏ cho ngài thấy các vết tích của Người không phải để quên đi thập tự giá mà là để làm cho nó thành bất khả lãnh quên trong tương lai. 

 

Chính vì hướng tới tương lai mà ánh mắt của chúng ta giờ đây nhắm đến. Công việc của vị môn đệ này là làm chứng cho cuộc tử nạn và Phục Sinh của Thày mình và cho sự sống mới của mình. Đó là lý do Chúa Giêsu mới người bạn nghi ngờ này của mình “hãy chạm đến Người”: Người muốn cống hiến một chứng từ truực tiếp về cuộc phục sinh của Người.

 

Anh chị em thân mến, cả chúng ta nữa, như Maria Mai Đệ Liên, Tôma và các vị tông đồ khác, được kêu gọi để trở thành chúng nhân cho cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô. Chúng ta không thể giữ lấy cho mình tin mừng cao cả trọng đại này. Chúng ta phải loan báo tin mừng ấy cho toàn thế giới, đó là “Chúng tôi đã được thấy Chúa” (Jn 20:25).

 

Xin Trinh Nữ Maria giúp chúng ta trọn vẹn nếm hưởng niềm vui Phục Sinh, nhờ đó, được sức mạnh Thánh Linh phù trì, chúng ta có thể làn tỏa niềm vui này ra ở bất cứ nơi nào chúng ta sống và làm việc.

Một lần nữa Chúc Mừng Phục Sinh cho toàn thể anh chị em!

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 15/4/2007

 

TOP

 

 

?  Các Nữ Tu Dòng Kín Thánh Clara ở Hòa Lan cầu cho ĐHY Ratzinger được làm Giáo Hoàng

Một tờ nội san số tháng 4/2005 của các nữ tu kín Dòng Thánh Clara ở Eindhoven Hòa Lan đã viết như sau:


“Đêm vọng ở Quảng Trường Thánh Phêrô được chấm dứt vào lúc 8 giờ 37 phút ngày 2/4/2005 đã được tiếp tục cho tới khuya ở nơi đây, nơi chẳng có truyền thanh hay truyền hình gì cả để có thể nói cho chúng tôi biết về vị cha của chúng ta đã thực sự bước qua ngưỡng cửa hy vọng”.

Những vị nữ tu kín này, thành phần chỉ biết tin tức bên ngoài nhờ mạng điện toán Zenit và bạn bè, chỉ biết được tin ĐTC GPII qua đời nhờ chuông đổ ở nhà thờ gần đó.

Khi đến tiếng chuông nhà thờ này đổ vào giữa đêm hôm như thế đến hồi thứ 15, các nữ tu cho rằng: “chỉ có một lý do duy nhất khiến chuông đổ vào nửa đêm như vậy”.

Và trong khi cả thế giới đang xem lễ an táng của Đức Gioan Phaolô II thì các nữ tu này giành cả ngày cầu nguyện thiết tha cho ngài.

“Việc làm này ít là đã làm cho một nam nhân lấy làm bàng hoàng”. Số là có một phóng viên của tờ nhật báo địa phương Eindhoven muốn chụp một tấm ảnh về việc các nữ tu này đang xem lễ an táng của ĐTC GPII, các nữ tu cho ông ta biết rằng các sơ không có truyền hình. “Bấy giờ ông ta bật ngửa người ra: Các sơ không có lấy được một cái truyền hình à? Không có truyền hình hay sao? Không có truyền hình hả? Không có thực à?”

Các nữ tu này nói rằng các sơ cầu nguyện thiết tha cho ĐHY Ratzinger được làm giáo hoàng, và các sơ muốn biết ngay vị nào là tân giáo hoàng. Các sơ đã liên lạc với hai người bạn trong cộng đồng được trao cho số điện thoại riêng của mẹ bề trên, và họ phải gọi các sơ khi thấy khói trắng bay lên từ ống khói của nguyện đường Sistine.

Điện thoại đã reo vào chiều ngày 19/4 và báo tin rằng khói đen lại bốc lên, nhưng mẹ bề trên không tin lời trình báo này vì nó cho rằng quá sớm để kết thúc việc bầu phiếu.

Các sơ đã vào tìm trong mạng điện toán toàn cầu, và mẹ bề trên liền gọi các sơ đến ngay văn phòng của mẹ.

Theo dõi các biến cố trên màn ảnh nhỏ của máy điện toán trên bàn của mẹ bề trên, các sơ, tất cả chen chúc trong một văn phòng nhỏ, bật lên cảm xúc khi nghe thấy tên “Ratzinger”: “Chúng tôi đã hô lên, nhẩy lên, chúng tôi đã ôm lấy nhau…”

  

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit

 

TOP

 

 

? “Con Đường của Đức Giáo Hoàng tới Chúa Giêsu”

 

Nhận định của nhà xuất bản về tác phẩm “Đức Giêsu Nazarét: Từ Phép Rửa Tới Biến Hình”

 

(tiếp 16 Thứ Hai 17 Thứ Ba)

 

Bài Giảng Trên Núi là bài giảng chất chứa những điểm chính của lề luật này là các phúc đức, đồng thời cũng cho thấy chính chân dung của Chúa Giêsu, ở chỗ, lề luật ấy không phải chỉ là kết quả của một thứ ‘trực diện’ chuyện vãn với Thiên Chúa mà còn là hiện thân cho sự viên mãn xuất phát từ mối hiệp thông sâu xa thân mật của Chúa Giêsu với Chúa Cha (trang 66). Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, là Lời của Thiên Chúa hiện thân. “Chúa Giêsu biết chính Người như là bộ Ngũ Kinh” (trang 110). “Đó là vấn đề cần phải đi đến chỗ quyết định […] mà hậu quả cho thấy thì đó cũng là vấn đề dẫn đến Thập Giá và Phục Sinh” (trang 63).

 

Cuộc xuất hành hướng tới “Đất Hứa”, tới tự do đích thật, cần đến ảnh hưởng của Chúa Giêsu. Thành phần tín hữu cần phải tham phần vào cùng một mối hiệp thông của Người Con với Người Cha. Chỉ có thế Con Người mới có thể “viên trọn” bản thân mình, vì bản tính sâu xa nhất của họ hướng tới mối liên hệ này với Thiên Chúa. Tức là yếu tố nồng cốt nơi cuộc sống của họ đó là nói chuyện với Thiên Chúa và lắng nghe Thiên Chúa. Vì thế mà Đức Biển Đức XVI đã giành hẳn một chương cho việc cầu nguyện, dẫn giải Kinh Lạy Cha là kinh được chính Chúa Giêsu dạy cho chúng ta (chương 5).

 

Việc con người sâu xa giao tiếp với Thiên Chúa là Cha nhờ Chúa Giêsu trong Chúa Thánh Thần đang qui tụ họ lại với nhau thành những gì là “chúng mình (we) và chúng ta (us)” trong một gia đình mới, một gia đình, qua việc tuyển chọn 12 Môn Đệ, đã gợi lại gốc gác của dân Yến Duyên (12 Tổ Phụ), và đồng thời cũng mở ra một nhãn quan hướng tới chính tân Gia-Liêm (Rev 21:9-14) – đích điểm tối hậu của tất cả lịch sử – của một cuộc Xuất Hành mới theo sự dẫn dắt của vị “tân Moisen”.

 

Với Chúa Giêsu, 12 Môn Đệ “đã phải trải qua một cuộc hiệp thông với Chúa Giêsu từ ngoài và trong”, nhờ đó các vị có thể chứng thực tính chất duy nhất của Người với Chúa Cha và mới “trở thành những vị đặc sứ của Chúa Giêsu – ‘tức là ‘tông đồ’ - thành phần mang sứ điệp của Người đến cho thế giới” (trang 172). Cho dù việc cấu tạo của nó hết sức pha phôi, gia đình mới này của Chúa Giêsu, tức Giáo Hội của mọi thời đại, vẫn tìm thấy ở nơi Người cái cốt lõi liên kết của nó cùng với ý muốn sống tính chất phổ quát của giáo huấn Người dạy (chương 6).

 

Để làm cho sứ điệp của Người dễ hiểu và thực sự áp dụng sứ điệp ấy vào cuộc sống hằng ngày, Chúa Giêsu đã sử dụng hình thức dụ ngôn. Người biến báo nội dung của những gì Người có ý truyền đạt – thực sự là Người bao giờ cũng nói về mầu nhiệm của mình – cho thích hợp với tầm mức lãnh hội của thính giả, khi sử dụng cái cầu nối của óc tưởng tượng được gắn liền với những thực tại rất ư là quen thuộc và dễ hiểu cho thính giả. Tuy nhiên, kèm theo khía cạnh nhân loại này là việc Người sâu sắc dẫn giải theo thần học về ý nghĩa của các dụ ngôn, để làm sáng tỏ những ý nghĩa bất tận nơi sứ điệp của Người cùng với cái thực tại trường tồn của nó (chương 7).

 

Chương tiếp theo cũng tập trung vào hìn h ảnh được Chúa Giêsu sử dụng để dẫn giải về mầu nhiệm của Người: Chúng là những hình ảnh trọng đại trong Phúc Âm Thánh Gioan. Trước khi phân tích chúng, Đức Giáo Hoàng đã trình bày một tổng lược rất hay về những thành quả khác nhau của việc nghiên cứu khoa học về vị tông đồ Gioan. Qua tổng lược ấy, cũng như nơi việc ngài giải thích về những hình ảnh ấy, ngài đã mở ra những chân trời mới trước độc giả, những chân trời cho thấy sáng tỏ hơn bao giờ Chúa Giêsu là “Lời của Thiên Chúa” (trang 317), Đấng đã hóa thân làm người vì phần rỗi của chúng ta với tư cách là “Con Thiên Chúa” (trang 304), đến để tái hướng dẫn nhân loại về mối hiệp nhất với Chúa Cha – một thực tại được hiện thân hóa nơi Moisen (chương 8).

 

Hai chương cuối cùng quảng diễn thêm nhãn quan này. “Trình thuật về việc Biến Hình của Chúa Giêsu […] làm sáng tỏ việc tuyên xưng của Thánh Phêrô và làm cho việc tuyên xưng ấy có một ý nghĩa sâu xa hơn, đồng thời cũng liên kết việc tuyên xưng ấy với mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu” (trang 287-288). Cả hai biến cố này – biến hình và tuyên xưng – là những thời điểm quan trọng đối với Chúa Giêsu trần thế cũng như đối với các môn đệ. 

 

Sứ vụ thực sự cho Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa và định mệnh của những ai muốn theo Người bấy giờ đã được dứt khoát thiết định. Cả hai biến cố này chỉ có thể hoàn toàn thấu triệt nếu căn cứ vào một quan niệm liên hệ với nhau giữa Cựu Ước và Tân Ước. Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa hằng sống, là Đấng Thiên Sai được dân Yến Duyên trông đợi, Đấng mà, qua Cây Thập Tự Giá ác hại, đã dẫn nhân loại vào “Vương Quốc của Thiên Chúa” (trang 317) cũng như đến tình trạng tự do tối hậu (chương 9).

 

Tác phẩm của Đức Giáo Hoàng được kết thúc với một phân tích sâu xa về những tước hiệu theo các Phúc Âm cho biết là Chúa Giêsu đã sử dụng cho bản thân Người (chương 10). Một lần nữa, vấn đề trở nên rõ ràng là chỉ khi nào đọc Thánh Kinh một cách toàn diện người ta mới có thể hiểu được ý nghĩa của ba chữ “Con Người” (Son of Man), “Người Con” (Son) và “Tôi Hiện Hữu” (I Am). Danh xưng cuối là một bí danh được Thiên Chúa tỏ cho Moisen biết ở bụi cây cháy. Giờ đây danh xưng này cho thấy rằng Chúa Giêsu cũng là vị Thiên Chúa ấy. Trong cả 3 tước hiệu ấy “Chúa Giêsu vừa cha giấu vừa tỏ ra mầu nhiệm về bản thân Người […] Tất cả 3 chữ này đều chứng tỏ cho thấy Người đã có một nguồn gốc sâu xa ra sao nơi Lời Chúa, Thánh Kinh của dân Yến Duyên, Cựu Ước. Tuy nhiên, tất cả 3 từ ngữ ấy đều đạt được trọn vẹn ý nghĩa của chúng chỉ ở nơi một mình Người mà thôi – như thể chúng đã từng đợi chờ Người vậy” (trang 354).

 

Cùng với con người sống đức tin, thành phần trước hết muốn tìm cách giải thích mầu nhiệm thần linh về bản thân mình, cùng với thần học gia tinh tường nhất, thành phần dễ dàng chấp nhận các thành quả của những việc phân  giải tân tiến về tín lý với những thành quả của những gì có được xưa kia, tác phẩm này cũng tỏ ra cho thấy vị mục tử này, vị đã thực sự thành công nơi nỗ lực của mình “trong việc giúp nuôi dưỡng nơi độc giả mức độ gia tăng mối liên hệ sống động” với Chúa Giêsu Kitô (chương xxiv), lôi kéo họ một cách hầu như bất khả kháng vào mối thân hữu riêng tư của họ với Chúa. 

 

Theo quan điểm ấy, vị Giáo Hoàng này đã không sợ lên tiếng bài nác một thế giới mà, vì loại trừ Thiên Chúa và chỉ dính liền với các thực tại hữu hình và khả giác, liều mình tự hủy trong cuộc tìm kiếm vị kỷ một thứ phúc hạnh thuần vật chất – trở thành điếc lác trước tiếng mời gọi con người hãy trở nên một người con của Thiên Chúa nhờ Người Con, nhờ đó đạt được tình trạng thực sự tự do nơi “Đất Hứa” của “Vương Quốc Thiên Chúa”. 

(số trang trong bản thông báo trên đây theo ấn bản US được nhà xuất bản Doubleday phổ biến)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 15/4/2007

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ