GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 Thứ Năm 14/6/2007

TUẦN 10 THƯỜNG NIÊN

 

?   Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: với Lễ Mình Máu Thánh Chúa Thứ Năm 7/6/2007

?  Biến Cố Fatima 13/6/1917: Thánh Mẫu Sứ Vụ

?  ĐHY Quốc Vụ Khanh Bertone giải đáp một số vấn đề qua cuộc phỏng vấn  với Nhật Báo Ý Avvenire số Chúa Nhật 3/6/2007

 

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: với Lễ Mình Máu Thánh Chúa Thứ Năm 7/6/2007

 

Vào lúc 7 giờ tối Thứ Năm 7/6/2007, Lễ Trọng Kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã cử hàn h Thánh Lễ ở quảng trường Đền Thờ Thánh Gioan Lateranô, sau đó ngài chủ sự cuộc kiệu Thánh Thể đến Đền Thờ Đức Bà Cả.

 

Trong bài giảng của mình, ngài đã nhắc lại làm thế nào Lễ Trọng Mình Máu Thánh Chúa Kitô “đã được bắt nguồn trong một bối cảnh lịch sử và văn hóa đặc biệt. Lễ này hiện hữu với một mục đích chính yếu là để công khai tái xác nhận niềm tin của Dân Chúa vào Chúa Giêsu Kitô,  Đấng sống động và thực sự hiện diện nơi Bí Tích Thánh Thể”.

 

Bởi thế, “Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô là âm vang của mầu nhiệm Thứ Năm Tuần Thánh, hầu như là một tác động tuân  theo lời mời gọi của Chúa Giêsu trong việc ‘loan báo trên mái nhà’ những gì Người đã chia sẻ trong nơi kín đáo. Các Vị Tông Đồ đã lãnh nhận tặng ân Thánh Thể từ Chúa trong mối thân tình của Bữa Tiệc Ly, thế nhưng, tặng ân này là để giành cho mọi người, cho toàn thế giới. Đó là lý do tại sao Thánh Thể cần phải được công khai loan báo và hiện lộ, để mọi người có dịp gặp gỡ ‘Chúa Giêsu đi ngang qua’…. Đây là di sản vĩnh tồn và sống động được Chúa Giêsu để lại cho chúng ta trong Bí Tích Mình Máu Thánh của Người.

 

“Đây là một mầu nhiệm vượt trên tầm hiểu biết của chúng ta, và chúng ta cần phải lấy làm lạ lùng khi thấy ngày nay nhiều người cảm thấy khó chấp nhận sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Thánh Thể…. Thánh Thể vẫn là ‘một dấu hiệu xung khắc’, và Thánh Thể không thể nào khác đi được, vì Vị Thiên Chúa hóa thành nhục thể và hy hiến Bản Thân Minh cho thế gian được sự sống đã khiến cho sự khôn ngoan của loài người bị khủng hoảng”.

 

Tuy nhiên, “đối với mỗi một thế hệ Kitô hữu thì Thán h Thể là thứ dưỡng thực bất khả thiếu để bảo trì họ khi họ vượt qua sa mạc thế gian, một thế gian bị cằn cỗi bởi những thể chế ý hệ và kinh tế không cổ võ sự sống;… một thế giới bị thống trị bởi lý lẽ của quyền lực và sở hữu hơn là bởi lý lẽ của phục vụ và yêu thương; một thế giới thường bị khống chế bởi nền văn hóa bạo động và chết chóc. Thế nhưng, Chúa Giêsu đã đến gặp chúng ta và bảo đảm với chúng ta rằng: Chính Người là ‘bánh sự sống’”. 

 

ĐTC tiếp tục với việc dẫn giải về bài Phúc Âm của Thánh Luca về phép lạ bánh và cá. “Nó chất chứa hiển nhiên một lời mời gọi từng người hãy thực hiện việc góp phần của riêng mình. Năm con cá và hai ổ bánh tiêu biểu cho việc góp phần của chúng ta, ít ỏi nhưng cần thiết, được Người sử dụng để biến thành một tặng ân  yêu thương cho mọi người…. Bởi thế Thánh Thể là tiếng gọi thánh hóa và hiến  mình cho người khác, vì ‘mỗi người chúng ta thực sự được kêu gọi, cùng với Chúa Giêsu, trở nên tấm bánh được bẻ ra cho thế gian được sự sống’”.

 

Ngài đã kết thúc bài giảng của mình bằng cách nhắc nhở rằng cuối Thánh Lễ ngài sẽ “mang Chúa Giêsu cách tượng trưng dọc theo các đường phố và qua những khu lân cận thành Rôma. Nhờ đó chúng ta có thể nói làm cho Người chìm ngập vào đời sống hằng ngày của chúng ta, để Người có thể bước đi ở những nơi chúng ta tiến bước… Chúng ta đang bước đi trên những con đường thế gian, biết rằng Người ở gần bên chúng ta, hy vọng một ngày kia chúng ta thấy Người giáp diện trong cuộc hội ngộ tối hậu”.

 

Sau Thánh Lễ, một chiếc xe chở Thánh Thể lộ thiên trong mặt nhật có Đức Thánh Cha quì chầu nguyện c ầu, chung quanh dọc theo đường phố là hằng ngàn tín hữu cầu nguyện và xướng ca hướng về Thánh Thể.

 

Trước khi nguyện kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã ban huấn dụ truyền tin hằng tuần với những ý tưởng chính yếu và tiêu biểu như sau:

 

Lễ Mình Máu Thánh Chúa kêu mời chúng ta “hãy chiêm ngưỡng V ị Sư Phụ tối cao của đức tin chúng ta: Bí Tích Thánh Thể, sự hiện  diện thực sự của Chúa Giêsu Kitô trong Bí Tích Bàn Thờ.

 

“Mỗi lần  vị linh mục lập lại hy tế Thánh Thể là ngài cho Chúa Kitô mượn tiếng nói, bàn tay và trái tim, Đấng muốn ở lại với chúng ta và là con tim thổn thức của Giáo Hội. Thế nhưng, ngay cả sau khi cử hành các mầu nhiệm thánh, Chúa Giêsu vẫn sống động trong nhà tạm, và vì lý do này mới có một hình thức đặc biệt chúc tụng Người là việc tôn thờ Thánh Thể”. Ngoài Thánh Lễ, việc tôn thờ ấy “kéo dài và gia tăng những biến cố của việc cử hành phụng vụ, và làm cho việc cử hành này trở thành dịp đón nhận Chúa Kitô một cách thực sự và sâu xa”.

 

“Nơi tất cả mọi cộng đồng Kitô hữu, hôm nay diễn ra một cuộc rước kiệu Thánh Thể, một hình thức đặc biệt của việc công khai tôn thờ Thánh Thể, được phong phú hóa bởi những việc bày tỏ tuyệt vời và theo truyền thống của lòng sùng kính phổ thông.

 

“Tôi muốn lợi dụng cơ hội của Ngày Lễ Trọng này để khuyến khích việc thực hành tôn thờ Thánh Thể với các vị chủ chiên và tín hữu….. Tôi hân hoan ghi nhận là nhiều giới trẻ đang khám phá ra vẻ đẹp của việc tôn thờ, cả riêng cũng như chung. Tôi mời gọi các vị linh mục hãy khuyến khích các nhóm giới trẻ thực hiện mục đích ấy, thế nhưng cũng đi kèm theo họ để bảo đảm rằng việc tôn sùng cộng đồng bao giờ cũng thích đáng và xứng hợp, v ới những giây phút thích hợp lặng thinh và lắng nghe Lời Chúa.

 

“Trong cuộc sống tân tiến, rất thường bị ồn ào và phân tâm, hơn bao giờ hết cần phải tái phục hồi khả năng thinh lặng nội tâm và nguyện cầu. Việc tôn thờ Thánh Thể có thể giúp thực hiện điều ấy, chẳng những chỉ riêng ‘tôi’, mà còn cùng với ‘Người’ là Chúa Giêsu Kitô, ‘Thiên Chúa gần gũi chúng ta’”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 11/6/2007

 

 TOP

 

? Biến Cố Fatima 13/6/1917: Thánh Mẫu Sứ Vụ

 

(tiếp 13 Thứ Tư)

3)  Số Phận của Thiếu Nhi Fatima Lucia: Có thể nói, nếu lần hiện ra thứ nhất liên quan đặc biệt tới ơn gọi chung của 3 Thiếu Nhi Fatima là ơn gọi hiến tế đền  tạ cứu đời thế nào, thì lần hiện ra thứ hai liên quan tới chung số phận của 3 em và riêng thân mệnh của Lucia là Thiếu Nhi Fatima lớn nhất như thế. Thật vậy, trong khi Thiếu Nhi Fatima Phanxicô về trời đầu tiên, vào năm 11 tuổi, và Thiếu Nhi Giaxinta về trời sau đó, vào năm 10 tuổi, thì Thiếu Nhi Fatima Lucia còn phải ở lại thế gian lâu hơn, thậm chí hưởng thọ 98 tuổi, tạ thế vào ngày 13/2/2005, Chúa Nhật I Mùa Chay, trước biến cố băng hà (2/4) của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II hơn 1 tháng rưỡi. Đó là lý do khi nói với các em xong, như lần hiện ra thứ nhất, Đức Mẹ đã mở tay ra, làm cho 3 em cảm thấy các em được chìm ngập trong Chúa. Phanxicô và Giaxinta thì được chìm vào ánh sáng chiếu lên trời, còn Lucia vào ánh sáng chiếu xuống đất.

Đúng thế, cuộc đời của Thiếu Nhi Fatima Lucia gắn liền với Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, và có thể được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn chị sống đời Tôn Sùng Mẫu Tâm và giai đoạn chị truyền bá việc Tôn Sùng Mẫu Tâm. Giai đoạn Thiếu  Nhi Fatima Lucia sống Tôn Sùng Mẫu Tâm là giai đoạn em còn sống tại Fatima, trước năm 18 tuổi, giai đoạn em sống câu “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi con nương náu và là đường đưa con đến với Thiên Chúa”, vì em là Thiếu Nhi Fatima lớn nhất và đã chịu khổ đau vì Biến Cố Fatima nhất. Và giai đoạn chị truyền bá việc Tôn Sùng Mẫu Tâm là giai đoạn chị dâng mình sống đời tận hiến tu trì từ năm 18 tuổi, nhất là trong thời kỳ chị còn tu ở Dòng Đôrôthêô bên Tây Ban Nha, chưa chuyển sang Dòng Kín Carmêlô ở Bồ Đào Nha năm 1948. Trong giai đoạn này, chị đã hết sức cố gắng để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến, bằng việc thực hiện ý định của Chúa Giêsu muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, qua ba trường hợp điển hình sau đây:

Thứ nhất là việc chị vận động để hợp thức hóa lệ giữ 5 Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng có ý đền tạ Mẹ, Đấng có một Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội hằng bị những kẻ vong ân bội nghĩa liên lỉ đâm vào bằng những gai tội lộng ngôn và vô ơn của họ. Thói lệ này đã được Mẹ Maria, vào ngày 10/12/1925, khi hiện ra với chị, xin chị thực hành và phổ biến, và đã được chị trình với giáo quyền địa phương. Cuối cùng đã được thẩm quyền địa phương, vào ngày 13/9/1939, tuyên bố công nhận cho phép thực hành việc tôn sùng này.

Thứ hai là việc chị vận động với Đức Giáo Hoàng để thiết lập Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ cho Giáo Hội hoàn vũ, để khắp nơi cùng mừng kính như là một lễ chính của Giáo Hội, trong thư chị viết trình lên Đức Thánh Cha Piô XII ngày 24/10/1940. Và điều này cũng đã được thực hiện, như văn thư của Thánh Bộ Lễ Nghi ngày 4/5/1944 đã đề cập như sau: “Để ghi nhớ cuộc hiến dâng này, Ngài (ĐTC Piô XII) đã quyết định cho Giáo Hội hoàn vũ mừng lễ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ”. Câu “để ghi nhớ cuộc hiến dâng này” đây Thánh Bộ Lễ Nghi có ý nói đến cuộc hiến dâng loài người lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại do Đức Thánh Cha Piô XII thực hiện ngày 31/10/1942, nhân dịp kỷ niệm ngân khánh 25 năm Biến Cố Fatima.

Thứ ba là việc chị đệ trình lên Đức Thánh Cha Piô XII, cũng trong bức thư ngày 24/10/1940, về ý định và cách thức Thiên Chúa muốn hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Thật vậy, ở Fatima ngày 13/7/1917 Mẹ đã hứa: “Mẹ sẽ trở lại để xin dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ”, và ở Tuy ngày 13/6/1929 Mẹ đã chỉ cho cách thức hiến dâng: “Đã đến lúc Thiên Chúa muốn Đức Thánh Cha hiệp cùng với tất cả các giám mục trên thế giới hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, Ngài hứa sẽ cứu Nước Nga bằng cách này”.  

Có thể nói, tuy 3 Thiếu Nhi Fatima có chung một ơn gọi là hiến tế đền tạ cứu đời, một ơn gọi được tỏ hiện vào lần hiện ra thứ nhất của Mẹ Maria, mỗi em cũng theo đuổi một ơn gọi riêng, liên quan đến 3 Mệnh Lệnh Fatima. Thiếu Nhi Fatima Lucia chuyên về Mẹ Maria, bằng việc truyền bá lòng Tôn Sùng Mẫu Tâm;  Phanxicô chuyên về Chúa Giêsu Thánh Thể, bằng việc Cầu Kinh Mân Côi an ủi Người; Giaxinta chuyên về các tội nhân, bằng việc hy sinh cầu cho tội nhân Cải Thiện Đời Sống.

4)  Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria: Vào lần hiện ra thứ hai 13/6/1917, Mẹ Maria còn cho 3 em thấy Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ nữa, ở nơi phía trước của bàn tay Mẹ, một Trái Tim bị gai cuốn chọc thủng. Trái Tim Vô Nhiễm đây khác với Trái Tim Đau Thương. Vì Trái Tim Đau Thương là trái tim bị gươm sắc đâm thâu, liên quan tới vai trò Mẹ Đồng Công với Chúa Giêsu, còn Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội là trái tim có vòng gai quấn quanh, liên quan tới tội lỗi của loài người. Thật vậy, vào ngày 10/12/1925, Mẹ đã cùng Chúa Hài Nhi hiện ra với chị, tại tu viện ở Pontevedra Tây Ban Nha của chị. Mẹ đặt tay lên vai chị, và chỉ cho chị một trái tim bị gai nhọn cuốn quanh được Mẹ cầm trên một bàn tay kia. Bấy giờ cả Chúa Hài Nhi (trước) và Mẹ Maria (sau), thay phiên nhau lên tiếng nói với chị. Chúa Hài Nhi kêu gọi chị Lucia rằng:

"Con hãy thương cảm Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Rất Thánh của con đã bị gai nhọn cuốn quanh do những vô ơn bội nghĩa hằng giây hằng phút đâm tan nát mà chẳng có ai làm việc đền tạ để rút những gai ấy ra". Mẹ Maria tiếp lời Chúa mà rằng: "Hỡi con yếu dấu, con hãy nhìn Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ bị gai nhọn cuốn chung quanh mà những kẻ vô ơn bội nghĩa hằng đâm nát từng giây từng phút, bởi tôi lộng ngôn và vô ơn của họ. Ít là con, con hãy gắng an ủi Mẹ. Mẹ hứa sẽ phù giúp, trong giờ lâm tử, bằng những ơn cần thiết đến phần rỗi, cho những ai, trong năm ngày thứ bảy đầu tháng liên tiếp, xưng tội và rước lễ, lần hạt 50 kinh Mân Côi và suy gẫm 15 phút 15 mầu nhiệm Mân Côi, với ý đền tạ Mẹ".          

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

TOP

 

 

? ĐHY Quốc Vụ Khanh Bertone giải đáp một số vấn đề qua cuộc phỏng vấn  với Nhật Báo Ý Avvenire số Chúa Nhật 3/6/2007

 

(tiếp 12 Thứ Ba)

 

Vấn:    Bài diễn từ của Đức Giáo Hoàng ngỏ cùng các vị giám mục Ba Tây và một vài điểm trong bài giảng phong thánh cho Frei Antơnio de Sant'Ana Galvão đã được báo chí chú ý đến nhiều, thành phần cho rằng những điều ấy rất ư là nghiệt ngã.

 

Đáp:   Đức Giáo Hoàng không muốn áp đặt những gán h nặng vô bổ trên bất cứ một ai, cả trên các vị giám mục lẫn tín hữu. Tuy nhiên, ngài không thể quên được những lời đòi hỏi của Chúa Giêsu trong Phúc Âm.

 

Dường như không thể nào thoát được vấn đề báo chí nhấn  mạnh tới những khía cạnh này nơi các lời nói về chính trị mà lại bỏ qua những lời nói khác tích cực hơn.


Vấn:    Trong những bài nói của mình, Đức Giáo Hoàng đã rõ ràng thiên về việc bênh vực sự sống và gia đình. Đồng thời ngài đã nhắc lại rằng “việc ưu tiên hơn đối với người nghèo là những gì hàm chứa nơi niềm tin có tính cách Kitô học nơi Vị Thiên Chúa đã trở thành nghèo hèn vì chúng ta để làm cho chúng ta nên  giầu có bằng sự nghèo hèn của mình”…

 

Đáp:   Điều này đã được vỗ tay hoan nghênh trong số 19 lần nơi bài diễn từ khai mạc cho hội nghị của các Vị Giám Mục Mỹ Châu La Tinh.

 

Có thời, trong các lớp giáo lý, có bốn thứ tội được dạy cho biết rằng khiến cho Thiên Chúa rat ay báo oán, đó là sát nhân; tội ô uế phạm đến bản tính tự nhiên ; đàn áp người nghèo; bớt xén tiền công của nhân viên. Như chún g ta biết, chúng là những thứ tội mà bất hạnh thay ngày nay vẫn còn xẩy ra rất nhiều.

 

Thật vậy, ngày nay, ở Mỹ Châu La Tinh – song không phải chỉ có ở đó – có những nỗ lực hợp thức hóa vấn đề phá thai hay những hình thức kết hợp không thể được gọi là gia đình, thành phần nghèo vẫn còn bị chà đạp bởi những thể chế kinh tế không hợp với đạo lý; và thành phần nhân công vẫn còn bị khai thác, đôi khi có tính cách ác độc nữa. Giáo Hội không thể không lên tiếng chống lại những thứ tội lỗi đáng ghê tởm này. Tất cả 4 thứ tội ấy.


Vấn:    Trong bài khai mạc của mình ở Aparecida, Đức Giáo Hoàng đã mạnh mẽ nói chống lại chủ nghĩa Mat-Xít và chủ nghĩa tư bản. Đối với Giáo Hội, có một phán quyết nào tiêu cực tương đương như thế về hai thể chế này hay chăng?

 

Đáp:   Giáo Hội không nhìn tới danh xưng của các thể chế mà là tới những hậu quả chúng gây ra nơi những con người cụ thể. Và Giáo Hội đã có kinh nghiệm, và tiếp tục có kinh nghiệm, là cả thể chế Mát-Xít lẫn tư bản đều không thích đáng đối với tình trạng phúc hạnh của toàn thể dân chúng.

 

Mỹ Châu La Tinh đã cảm nghiệm thấy và tiếp tục cảm nghiệm được cả hai thể chế này. Những hậu quả xẩy ra ở đó tất cả mọi người đều thấy. Ở đâu chỉ có một thứ giống nhau về tình trạng bình đẳng xã hội thì ở đó không có tự do. Ở đâu có một số người cho rằng làm việc là chỉ để thực hiện sự bình đẳng xã hội hơn nữa thì ở đó tự do bị giới hạn. Trái lại, ở đâu có quá nhiều tự do thì tình trạng bất quân bình về xã hội sẽ tiến tới một mức độ bất khả chấp. Đức Giáo Hoàng không thể không nhấn mạnh đến những vấn đề này.


Vấn:    Vấn đề về các thánh phần thổ dân đã được bùng lên sau chuyến tông du này. Tổng Thống Venezuela là Hugo Chávez đã công khai tuyên bố rằng Đức Biển Đức XVI cần phải xin lỗi vì đã không lên tiếng kết án “cuộc tàn sát” mà thành phần Âu Châu chiếm đoạt đã gây ra cho các thổ dân ở Mỹ Châu La Tinh. Vào ngày 24/5, Đức Giáo Hoàng này cũng đã nhắc lại tình trạng tối tăm bao trùm giai đoạn lịch sử ấy….

 

Đáp:   Như đức hồng y Caracas đã khôn ngoan nói rằng có lẽ tổng thống Venezuela không không kỹ lưỡng đọc bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng. Ngoài ra, chúng ta biết rằng khi các chính trị gia bị chi phối bởi tính cách hăng say hùng biện có thể lỡ có những phán đoán nào đó không hoàn toàn phản ảnh ý nghĩ của họ. Theo chỗ tôi biết thì vấn đề ở đây là về lãnh vực ngoại giao vẫn chưa có những hành động chín h thức nào sau những lời lẽ tuyên bố như thế cả.

 

Ngoài những gì Đức Giáo Hoàng đã nói vào hôm Thứ Tư, tôi muốn cho thấy rằng vào những ngày bắt đầu xẩy ra những cuộc luận chiến này thì Tòa Thánh đã lên tiếng ở tổng hành dinh Liên  Hiệp Quốc để bày tỏ việc Tòa Thánh bất mãn về tình trạng trì hoãn vô hạn định việc chấp thuận một bản tuyên ngôn được mong đợi về các thứ quyền lợi của những người thổ dân.

 

Thật vậy, Tòa Thánh ở gần và muốn gần gũi với những người thổ dân Mỹ Châu La Tinh cũng như những vần đề cụ thể của họ, thế nhưng Tòa Thánh không muốn dính dáng tới những trào lưu có tính cách ý hệ líu lo về tình đoàn kết với người bản xứ, bằng việc tuyên truyền và đôi khi còn có những lý thuyết thái quá, song khi bị thử thách thì lại chẳng thực sự giúp gì cho những gì bất khả vi phạm của  thành phần bản xứ cả.


Vấn:    Thưa Đức Hồng Y, Đức Giáo Hoàng sẽ gặp gỡ Tổng Thống Hoa Kỳ George Bush vào ngày 9/6. Các vị cũng sẽ nói v ề Mỹ Châu La Tinh hay chăng?

 

Đáp:   Chắc chắn rồi, nhưng không phải chỉ có thế. Các vị cũng sẽ nói về Trung Đông và những vấn đề đạo lý cùng xã hội liên quan tới các dân tộc trên thế giới. Hiệp Chủng Quốc là một đại quốc và vị tổng thống hiện nay đặc biệt nổi bật về một vài khởi động tích cực trong việc bênh vực sự sống từ khi được thụ thai.

 

Tuy nhiên, vẫn có một số vấn đề, đã được bày tỏ bởi vị đại tiên tri là Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II, chẳng hạn như vấn đề chiến tranh Iraq và tình hình thê thảm của các Kitô hữu Iraq là tình trạng luôn trở thành tệ hơn.


Vấn:    Thưa Đức Hồng Y, xin cho phép được hỏi mấy vấn đề ngoại lệ. Bức thư Đức Giáo Hoàng viết cho những người Công Giáo Trung Quốc đã sẵn sàng chưa?

 

Đáp:   Bản văn của bức thư này đã được Đức Thánh Cha cuối cùng phê chuẩn và giờ đây các bản dịch sang các thứ ngôn ngữ khác đang được thực hiện và các khía cạnh về kỹ thuật để phổ biến nó cũng đang được cứu xét.


Vấn:    Và tự sắc “motu proprio” được trông đợi cho phép việc sử dụng sách lễ được gọi là của Đức Piô V đến bây giờ đã đi đến đâu?

 

Đáp:   Tôi tin rằng chúng ta sẽ không phải đợi chờ lâu hơn nữa về việc phổ biến tự sắc này. Cá nhân Đức Giáo Hoàng cũng muốn thấy nó xẩy ra. Ngài sẽ giải thích nó trong một bức thư kèm theo, hy vọng sẽ được đón nhận một cách an lành.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 4/6/2007

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ