GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 19/7/2007

TUẦN 15 THƯỜNG NIÊN

 

?   Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 27/6/2007 – Bài Giáo Lý 43 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới giáo phụ Thánh Cyril thành Giêrusalem

?  Văn Kiện của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin liên quan tới một số khía cạnh về tín lý Giáo Hội

?  KINH LẠY CHA THÁNH MẪU FATIMA

 

 

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 27/6/2007 – Bài Giáo Lý 43 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới giáo phụ Thánh Cyril thành Giêrusalem

 

(tiếp 17 Thứ Ba, 12 Thứ Năm)

 

Nói chung, các bài giảng của Thánh Cyril làm thành thứ giáo lý có hệ thống về việc tái sinh của Kitô hữu nhờ phép rửa. Thánh Cyril nói với thành phần dự tòng rằng: ‘Anh chị em đã lọt vào lưới của Giáo Hội (x Mt 13:47). Anh chị em hãy để mình bị bắt sống: Đừng bỏ chạy, vì chính Chúa Giêsu chiếm lấy anh chị em cho tình yêu thương của Người, không phải cống hiến cho anh chị em sự chết mà là sự phục sinh sau khi chết. Anh chị em cần phải chết đi và sống lại (x Rm 6:11-14)… Anh chị em hãy chết cho tội lỗi và sống cho công lý, bắt đầu hôm nay đây” (Pro-Catechesis, No. 5).

 

Từ quan điểm “tín lý”, Thánh Cyril nhận định về bản tuyên xưng đức tin của thành Giêrusalem bằng việc sử dụng khoa học biểu tín về Thánh Kinh, về một mối liên hệ ‘hòa hợp’ giữa hai Giao Ước, nhắm tới Chúa Kitô là tâm điểm của vũ trụ này. Khoa học biểu tín ấy sau đó đã được Thánh Âu Quốc Tinh thành Hippo khéo léo sử dụng bằng những lời lẽ này: “Tân Ước ẩn náu nơi Cựu Ước và Cựu Ước được tỏ hiện nơi Tân Ước” ("De Catechizandis Rudibus," 4:8).

 

Giáo lý của Thánh Cyril về luân lý được gắn liền vào mối hiệp nhất sâu xa với giáo lý về tín lý: Tín điều từ từ đi vào các tâm hồn là thành phần được đòi phải thay đổi những cách sống dân ngoại của mình để chấp nhận sự sống mới trong Chúa Kitô, tặng ân của phép rửa. Vấn đề giáo lý ‘có tính cách dẫn giải ý nghĩa sâu nhiệm là cao  điểm của việc hướng dẫn được Thánh Cyril truyền đạt không còn cho thành phần dự tòng mà là cho thành phần tân tòng trong tuần Phục Sinh. Ngài dẫn dắt họ trong việc khám phá ra những mầu nhiệm vẫn còn kín ẩn nơi các nghi thức rửa tội của lễ vọng Phục Sinh. Được soi động bởi ánh sáng của một niềm tin sâu xa nơi quyền năng của phép rửa, thành phần tân tòng cuối cùng mới có thể hiểu được các mầu nhiệm vừa đuợc cử hành qua các nghi thức.

 

Đặc biệt là, với thành phần tân tòng gốc Hy Lạp, Thánh Cyril tập trung vào những khía cạnh thị giác xứng hợp với họ nhất. Chính cuộc vượt qua từ lễ nghi tới mầu nhiệm này, một cuộc vượt qua mang lại tác hiệu lạ lùng về tâm lý và cảm nghiệm được trải qua trong đêm vọng Phục Sinh. Đây là một đoạn giải thích mầu nhiệm phép rửa: “Anh chị em đã được chìm vào nước ba lần và mỗi lần như vậy anh chị em đã được tái ngoi lên, biểu hiệu cho 3 ngày Chúa Kitô ở trong mồ, và qua nghi thức này, bắt chước Chúa cứu thế của chúng ta là Đấng đã sống ba ngày và ba đêm trong lòng đất (x Mt 12:40).

 

“Với lần thứ nhất ngoi lên khỏi nước anh chị em tưởng nhớ tới ngày đầu tiên Chúa Kitô ở trong mồ, với lần ngoi lên thứ nhất này anh chị em đã chứng kiến thấy đêm thứ nhất ở trong mồ: Như kẻ không thể nhìn thấy trong đêm tối và kẻ ban ngày hoan hưởng án h sáng thế nào, anh chị em cũng cảm nghiệm thấy tương tự như thế. Trong khi mới đầu anh chị em được chìm v ào đêm tối không thể thấy được bất cứ sự gì, thì khi tái ngoi lên anh chị em đã thấy được trọn vẹn ngày sống. Mầu nhiệm sự chết và sự hạ sinh, thứ nước cứu độ này là một ngôi mộ và là người mẹ đối với anh chị em…. Đối với anh chị em… thời điểm chết đi trùng với thời điểm được hạ sinh: trong cùng một lúc người ta đạt được cả hai biến cố” ("Second Mystagogical Catechesis," No. 4).

 

Mầu nhiệm cần phải tin tưởng đó là dự án của Thiên Chúa; điều này đạt được nhuờ các tác động cứu độ của Chúa Kitô nơi Giáo Hội. Chiều kích dẫn giải ý nghĩa huyền nhiệm là những gì hỗ tương bổ khuyết cho chiều kích của những thứ biểu hiệu, cho thấy cảm nghiệm linh thiêng đã trải qua do chúng làm cho “bùng phát”. Từ giáo lý của Thánh Cyril, được căn cứ vào 3 yếu tố được diễn tả trên đây – yếu tố tín lý, luân lý và nhiệm ý – nẩy sinh một thứ giáo lý toàn cầu trong Thần Linh. Chiều kích nhiệm ý này thể hiện hai chiều kích đầu, hướng chúng tới việc cử hành bí tích, một việc cử hành hiện  thực việc cứu độ của toàn thể con người.

 

Nó là một thứ giáo lý toàn vẹn – bao gồm thế xác, linh hồn và tinh thần – vẫn là những gì điển hình cho việc huấn luyện về giáo lý cho Kitô hữu ngày nay.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 27/6/2007

 

TOP

 

?  Văn Kiện của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin liên quan tới một số khía cạnh về tín lý Giáo Hội

 

(tiếp 18 Thứ Tư, 17 Thứ Ba, 12 Thứ Năm)

 

Những Điều Giải Đáp này còn được kèm theo một bản nhận định dẫn giải như sau:

 

“Trong văn kiện này, Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin trả lời một số câu hỏi liên quan tới nhãn quan tổng quan về Giáo Hội xuất phát từ các giáo huấn tín lý và đại kết của Công Đồng Chung Vaticanô II…. Công Đồng ‘của Giáo Hội về Giáo Hội’”.

 

“Bản văn kiện mới này của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, một bản văn kiện chính yếu tóm lược giáo huấn của Công Đồng này cùng Huấn Quyền của hậu công đồng, là những gì tái khẳng định rõ ràng tín lý Công Giáo về Giáo Hội. Ngoại trừ việc giải quyết một số những ý tưởng bất khả chấp tiếc thay đã từng lan tràn kha71p thế giới Công Giáo, bản văn kiện này còn  cống hiến những chỉ hiệu đáng giá cho tương lai của việc đối thoại đại kết. Cuộc d8ối thoại này vẫn là một trong những ưu tiên của Giáo Hội Công Giáo…. Tuy nhiên, nếu cuộc đối thoại này thực sự là một cuộc đối thoại xây dựng thì nó cần phải bao gồm chẳng những tính cách cởi mở hỗ tương nơi thành phần tham dự viên mà còn phải trung thành với căn tính của đức tin Công Giáo nữa”.

 

“Vấn đề đại kết Công Giáo, thoạt tiên, có thể thấy một cái gì đó mâu thuẫn. Công Đồng Chung Vatic anô II đã sử dụng cụm từ ‘sinh tồn nơi’ để cố gắng hòa hợp hai khẳng định về tín lý: một đàng,  bất chấp tất cả mọi thứ phân rẽ giữa thành phần Kitô hữu, Giáo Hội của Chúa Kitô vẫn tiếp tục hiện hữu hoàn toàn chỉ ở nơi Giáo Hội Công Giáo mà thôi,  đàng khác, có nhiều yếu tố thánh hóa và sự thật  quả có hiện hữu ngoài giới hạn hữu hình của Giáo Hội Công Giáo, hoặc ở các Giáo Hội riêng biệt hay ở các Cộng Đồng giáo hội không hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo”.

 

“Mặc dù Giáo Hội Công Giáo có tất cả phương tiện cứu độ, ‘tuy nhiên, những thứ chia rẽ nơi thành phần Kitô hữu đã gây ngăn trở Giáo Hội trong việc làm hiệu năng cái trọn vẹn của tính cách công giáo hợp với Giáo Hội nơi thành phần con cái của Giáo Hội, thành phần tháp nhập với Giáo Hội qua phép rửa, song vẫn phân ly với mối hiệp thông trọn vẹn của Giáo Hội’. Bởi thế, tầm vóc trọn vẹn của Giáo Hội Công Giáo vốn đã hiện hữu, song vẫn  cần phải gia tăng nơi thành phần huynh đệ chưa hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo cũng như nơi các phần tử tội nhân của mình”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 10/7/2007

 

 

 

TOP

 

 

?  KINH LẠY CHA THÁNH MẪU FATIMA

 

Lạy Cha chúng con ở trên trời./ Cha là Tình Yêu vô cùng nhân hậu./ Cha chẳng những đã dựng nên loài người vô cùng thấp hèn chúng con/ theo hình ảnh Thần Linh của Cha,/ mà còn ban chính bản thân mình là Lời Nhập Thể/ cho loài người chúng con,/ thậm chí Cha đã không dung tha cho Con Một mình,/ một phó nạp Người vì loài người tội nhân chúng con,/ để loài người vô cùng đáng thương chúng con được muôn đời hiệp thông với Cha trong Thánh Thần.

 

Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng./ Vì Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất, đã liên lỉ trung thành với loài người vô ơn bội nghĩa chúng con,/ đã yêu thương chúng con đến cùng,/ bằng việc thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria trên thế giới,/ vào chính thời điểm thế giới càng văn minh con người càng bạo loạn,/ đến nỗi vì sự dữ gia tăng mà lòng mến nơi nhiều người đã ra nguội lạnh,/ chẳng biết khi Con Người tới có còn thấy đức tin trên thế gian nữa hay chăng. 

 

Chúng con nguyện Nước Cha trị đến./ Vì trong giai đoạn dường như không còn bao lâu cho hoạt động tàn phá của Satan và bọn ngụy thần,/ Cha đã ủy thác cho Mẹ Maria việc trang bị cho thành phần tông đồ cuối thời,/ thành phần môn đệ trung thực của Chúa Kitô Con Mẹ,/ để họ trở thành một đạo binh dàn trận,/ trong việc làm cho vương quốc của Thiên Chúa bao trùm vương quốc của thành phần vô thần,/ vương quốc của thành phần tôn thờ ngẫu tượng,/ và vương quốc của thành phần khủng bố bạo tàn.

 

Chúng con nguyện Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời./ Vì Cha đã muốn Mẹ được nhận biết và yêu mến trong Thời Điểm Maria,/ nhờ tình thương của Mẹ đối với tội nhân,/ bằng uy quyền của Mẹ đối với ma quỉ,/ và qua ân sủng của Mẹ đối với những hồn nhỏ;/ thật sự Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ/ đã trở thành nơi nương náu cho loài người vô cùng yếu đuối chúng con,/ và là con đường đưa chúng con đến cùng Cha mau chóng nhất,/ dễ dàng nhất,/ an toàn nhất,/ và trọn hảo nhất.

 

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày./ Đó là luôn khao khát Cha,/ là cậy trông phó thác hoàn toàn cho sự Quan Phòng Thần Linh vô cùng khôn ngoan đầy yêu thương của Cha,/ là liên lỉ đáp ứng mọi tác động thần linh của Cha,/ và chỉ no thỏa Thánh Ý Cha trong hết mọi sự,/ như lương thực của Chúa Giêsu Thiên Sai Con Cha là hoàn thành những gì Cha trao phó cho Người,/ không tìm gì khác ngoài Thánh Ý Cha,/ như Mẹ Maria là Người Nữ Tỳ đầy ơn phúc Xin Vâng của Cha.

 

Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con./ Chẳng những tội vô ơn và lộng ngôn chúng con đã phạm đến tình yêu vô cùng nhân hậu của Cha,/ những tội đã trở thành một vòng gai nhọn liên lỉ xâu xé Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria,/ mà còn tất cả số nợ chúng con không thể trực tiếp trả cho Cha,/ mà chỉ có thể gián tiếp trả cho Cha/ bằng lòng quảng đại tự động mau mắn thứ tha cho anh chị em chúng con,/ cho dù họ có cố tình xúc phạm đến chúng con trăm ngàn lần./ 

 

Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ./ Đó là những cám dỗ và sự dữ xuất phát từ mầm mống nguyên tội,/ mà chỉ có một mình Mẹ Maria là đệ nhất tạo vật về ân sủng/ mới được Cha gìn giữ cho khỏi vướng mắc ngay từ lúc được hoài thai,/ khi cho Mẹ được hưởng trước ơn cứu độ của Chúa Kitô,/ và chính Mẹ cũng đã sống cuộc đời liên lỉ đầy ơn phúc với đức tin tuân phục của Mẹ,/ và bằng tâm tình cảm tạ Ngợi Khen Lòng Thương Xót Chúa của Mẹ./ Amen.

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, soạn dọn đặc biệt cho Ngày Tôn Vinh Mẹ Fatima 13/7/2007 ở Giáo Xứ Blessed Sacrament Church, Cộng Đoàn Thánh Phêrô Westminster Giáo Phận Orange)

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ