Biến Cố Truyền Tin

 

T

rong chuyến hành hương Đại Năm Thánh 2000, một trong những giây phút tột đỉnh của cảm nghiệm thần linh tôi có được từ đó tới nay và trong suốt cuộc đời trần gian của ḿnh, không phải là giây phút ở ngay vị trí Chúa Kitô Giáng Sinh, hay ở địa điểm Người Lập Bí Tích Thánh Thể, hoặc ở Mồ Thánh của Người, mà là ở ngay vị trí "Lời đă hóa thành nhục thể" (Jn 1:14). Phải, hôm ấy là ngày 28/6/2000, trong Ngôi Thánh Đường Truyền Tin ở Nazarét, tôi đă phục ḿnh xuống tại địa điểm được cho biết là nơi Mẹ Maria đă thụ thai Lời Nhập Thể, nơi diễm phúc nhất và độc nhất trên trái đất này đă xẩy ra Mầu Nhiệm Nhập Thể, 2000 năm trước, ngay trong lịch sử của loài người, vào một giây phút phải nói là tột đỉnh của lịch sử thời gian nói chung và lịch sử loài người nói riêng, đến  nỗi, có thể nói, nếu không có giây phút Nhập Thể này đă không có lịch sử, hay nếu có th́ lịch sử loài người chỉ là một huyền sử, cùng lắm chỉ là một lịch sử của thuyết tiến hóa theo chiều hướng tranh đấu giai cấp.

Vấn đề trước hết được đặt ra ở đây là thực tại nào có trước: con người hay lịch sử - tức con người có trước lịch sử hay lịch sử có trước con người? V́, b́nh thường, nếu xét theo thời gian, lịch sử có trước con người - con người được tạo dựng nên vào ngày cuối cùng trong sáu ngày tạo dựng (x Gen 1:26-31), thế nhưng, nếu không có con người làm ǵ có lịch sử: "Ngày hưu lễ được lập nên cho con người chứ không phải con người cho ngày hưu lễ" (Mk 2:27). Thế nên, theo Dự Án Thần Linh của Thiên Chúa, th́ con người có trước lịch sử trong ư định quan pḥng mầu nhiệm của Thiên Chúa, và do đó chính v́ con người mới có lịch sử và lịch sử có ngay khi con người hiện hữu, hay nói đúng hơn, cũng theo Dự Án Thần Linh của Thiên Chúa, ngay từ ban đầu, cho dù chưa có nguyên tội, lịch sử của con người đă là lịch sử cứu độ, một Lịch Sử Cứu Độ được bắt nguồn từ Mầu Nhiệm Tạo Dựng và đạt đên tột đỉnh của ḿnh nơi Mầu Nhiệm Nhập Thể.

 

·       Nhập Thể là tột đỉnh của việc tạo dựng. Khi Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa nhập thể, được h́nh thành trong bụng dạ của Mẹ Maria theo ư muốn của Chúa Cha và tác động của Chúa Thánh Thần, th́ việc tạo dựng đạt đến tuyệt đỉnh của ḿnh. Nguyên lư ấn định của vũ trụ này là Logos – Lời bắt đầu hiện hữu trên thế gian, ở một thời gian và không gian nào đó... Việc Nhập Thể của Con Thiên Chúa là một biến cố xẩy ra trong lịch sử, đồng thời lại vượt lên trên lịch sử. ...”.

      (Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI – Sứ Điệp Giáng Sinh 2010. Trong cuốn “Tặng Ân Và Mầu Nhiệm”, ấn bản Anh Ngữ, 1996, trang 29, ĐTC Gioan Phaolô II công nhận Truyền Tin là “biến cố trọng đại nhất chưa từng xẩy ra trong lịch sử của loài người)

 

Mầu Nhiệm Tạo Dựng 

  

K

hông biết có phải 7 ngày trong tuần theo niên lịch dân sự (dù là Âm lịch của Đông phương hay Dương lịch của Tây phương) hiện nay phải chăng được bắt nguồn từ và căn cứ vào 7 Ngày trong Mầu Nhiệm Tạo Dựng như đă được ghi nhận trong Mạc Khải Thánh Kinh ở cuốn sách Khởi Nguyên mở đầu cho toàn bộ Cựu Ước và Tân Ước của Kitô giáo? Cho dù chỉ là một sự trùng hợp lạ lùng hay có một liên hệ diệu kỳ nào đó giữa 7 ngày trong tuần của niên lịch dân sự với 7 Ngày trong Mầu Nhiệm Tạo Dựng, chúng ta cũng thấy được ngay từ ban đầu tất cả Mạc Khải Thần Linh của Thiên Chúa, tức thấy được tất cả những ǵ Thiên Chúa dự định trong ḷng và muốn tỏ hiện ra ngoài.

 

Giờ đây, để có thể nắm bắt được phần nào Mầu Nhiệm Tạo Dựng, chúng ta hăy kỹ lưỡng ôn lại Mạc Khải Thánh Kinh được tŕnh thuật trong ngay đoạn đầu tiên của Sách Khởi Nguyên (Bản Việt Ngữ của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, nhưng người viết vẫn trích dịch cho những ǵ cần dẫn giải của ḿnh từ bản dịch The New American Bible 1970) dưới đây:

 

1 Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. 2 Đất c̣n trống rỗng, chưa có h́nh dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước.

3 Thiên Chúa phán: "Phải có ánh sáng." Liền có ánh sáng. 4 Thiên Chúa thấy rằng ánh sáng tốt đẹp. Thiên Chúa phân rẽ ánh sáng và bóng tối. 5 Thiên Chúa gọi ánh sáng là "ngày", bóng tối là "đêm". Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ nhất.

6 Thiên Chúa phán: "Phải có một cái ṿm ở giữa khối nước, để phân rẽ nước với nước." 7 Thiên Chúa làm ra cái ṿm đó và phân rẽ nước phía dưới ṿm với nước phía trên. Liền có như vậy. 8 Thiên Chúa gọi ṿm đó là "trời". Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ hai.

9 Thiên Chúa phán: "Nước phía dưới trời phải tụ lại một nơi, để chỗ cạn lộ ra." Liền có như vậy. 10 Thiên Chúa gọi chỗ cạn là "đất", khối nước tụ lại là "biển". Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp.

11 Thiên Chúa phán: "Đất phải sinh thảo mộc xanh tươi, cỏ mang hạt giống, và cây trên mặt đất có trái, ra trái tuỳ theo loại, trong có hạt giống." Liền có như vậy. 12 Đất trổ sinh thảo mộc, cỏ mang hạt giống tuỳ theo loại, và cây ra trái, trong trái có hạt giống tuỳ theo loại. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp. 13 Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ ba.

14 Thiên Chúa phán: "Phải có những vầng sáng trên ṿm trời, để phân rẽ ngày với đêm, để làm dấu chỉ xác định các đại lễ, ngày và năm. 15 Đó sẽ là những vầng sáng trên ṿm trời để chiếu soi mặt đất." Liền có như vậy. 16 Thiên Chúa làm ra hai vầng sáng lớn: vầng sáng lớn hơn để điều khiển ngày, vầng sáng nhỏ hơn để điều khiển đêm; Người cũng làm ra các ngôi sao. 17 Thiên Chúa đặt các vầng sáng trên ṿm trời để chiếu soi mặt đất, 18 để điều khiển ngày và đêm, và để phân rẽ ánh sáng với bóng tối. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp. 19 Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ tư.

20 Thiên Chúa phán: "Nước phải sinh ra đầy dẫy những sinh vật lúc nhúc, và loài chim phải bay lượn trên mặt đất, dưới ṿm trời." 21 Thiên Chúa sáng tạo các thủy quái khổng lồ, cùng mọi sinh vật vẫy vùng lúc nhúc dưới nước tuỳ theo loại, và mọi giống chim bay tuỳ theo loại. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp. 22 Thiên Chúa chúc phúc cho chúng rằng: "Hăy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy biển; và chim phải sinh sản cho nhiều trên mặt đất." 23 Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ năm.

24 Thiên Chúa phán: "Đất phải sinh ra các sinh vật tuỳ theo loại: gia súc, loài ḅ sát và dă thú tuỳ theo loại." Liền có như vậy. 25 Thiên Chúa làm ra dă thú tuỳ theo loại, gia súc tuỳ theo loại và loài ḅ sát dưới đất tuỳ theo loại. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp.

26 Thiên Chúa phán: "Chúng ta hăy làm ra con người theo h́nh ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dă thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật ḅ dưới đất."

27 Thiên Chúa sáng tạo con người theo h́nh ảnh ḿnh,

Thiên Chúa sáng tạo con người theo h́nh ảnh Thiên Chúa,

Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ.

28 Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ: "Hăy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hăy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật ḅ trên mặt đất." 29 Thiên Chúa phán: "Đây Ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống, để làm lương thực cho các ngươi. 30 C̣n đối với mọi dă thú, chim trời và mọi vật ḅ dưới đất mà có sinh khí, th́ Ta ban cho chúng mọi thứ cỏ xanh tươi để làm lương thực. Liền có như vậy." 31 Thiên Chúa thấy mọi sự Người đă làm ra quả là rất tốt đẹp! Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ sáu.

 

Trong 6 Ngày đầu của Mầu Nhiệm Tạo Dựng, cũng được gọi là 6 Ngày Tạo Dựng, nếu để ư, chúng ta thấy được cả đường lối tạo dựng và nguyên tắc tạo dựng của Thiên Chúa, những đường lối và nguyên tắc tạo dựng này có thể được tóm gọn thứ tự như sau. 

 

Thứ nhất, trước khi tạo dựng nên trời đất, đă có những biểu hiệu (ở ngay câu thứ hai của Sách Sáng Thế Kư) liên quan đến mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, đó là "bóng tối", "mặt nước" và "gió thổi". "Bóng tối" liên quan đến Chúa Cha, v́ "Thiên Chúa là ánh sáng, trong Ngài không có tối tăm" (1Jn 1:5), tức ngoài Thiên Chúa "là Tự Hữu" (Ex 3:14) là chính Sự Sống, là Thần Linh, tất cả chỉ là  vô thực được biểu hiệu bằng h́nh ảnh "bóng tối" và vô hữu, một vô hữu hay hư không được tiêu biểu nơi h́nh ảnh "vực thẳm" gắn liền với "bóng tối" ở câu 2 Sách Sáng Thế Kư: "bóng tối bao trùm vực thẳm". "Mặt nước" liên quan đến Chúa Con (x 2Pt 3:5), đến "Lời ở nơi Thiên Chúa ngay từ ban đầu... Nhờ Người mà mọi sự đă được tạo thành" (Jn 1:2-3), một thứ nước linh thiêng hằng sống có tác dụng tái sinh và thanh tẩy con người:  "không ai được vào vương quốc Thiên Chúa mà không được tái sinh bởi nước và Thần Linh" (Jn 3:5,3); "Các con đă được nên thanh sạch nhờ lời Thày" (Jn 15:3). "Gió thổi", liên quan đến Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa được Lời Nhập Thể ví như "gió thổi" (Jn 3:8) nơi thành phần được tái sinh, và h́nh ảnh "gió thổi" này cũng ám chỉ đến quyền lực toàn năng của Thiên Chúa Hóa Công, một quyền lực thần linh của Đấng Tối Cao bao chiếm Trinh Nữ Maria trong biến cố Truyền Tin (x Lk 1:35) để tạo vật đệ nhất ân sủng này có thể thụ thai và hạ sinh Lời Nhập Thể "khi đến thời điểm viên trọn" (Gal 4:4).

 

Thứ hai, Thiên Chúa tạo dựng nên mọi sự từ hư vô (ex nihilo: 2 Mcb 7,28; Toát Yếu Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo, câu 54): đó là lư do Ngài phán "hăy có", như trong ngày 1, 2 và 4, th́ tạo vật bấy giờ "liền có" như ư muốn của Ngài. Tuy nhiên, nói rằng mọi sự “từ hư vô” mà có ở đây không phải hư vô là nguồn gốc của tất cả mọi sự, thay Thiên Chúa chính là nguồn gốc của mọi tạo vật, và mọi sự “từ hư vô” mà có ở đây cũng không phải một loài nào đó được tạo dựng nên cho có th́ hư vô trở nên hiện hữu nơi loài ấy hay thành loài ấy, để rồi từ từ khi mà hết mọi sự được dựng nên rồi th́ chẳng c̣n “hư vô” nữa, như thể Thiên Chúa tạo dựng nên mọi sự để xua tan “bóng tối” hư vô hay lấp đầy “vực thẳm“ hư vô vậy, đến độ hư vô tuyệt đối không c̣n nữa. Thật ra, trước khi mọi sự được tạo thành th́ quả thực chẳng có một sự ǵ ngoài hư vô được biểu hiện nơi h́nh ảnh "bóng tối" và "vực thăm" ở ngay câu mở đầu của toàn bộ Thánh Kinh nói chung và Sách Khởi Nguyên nói riêng. Thế nhưng, việc tạo dựng của Thiên Chúa, đối với bản thân Ngài, là việc mang tính chất tỏ ḿnh hơn là tính chất sáng tạo đối với thụ tạo, hay có thể nói chính lúc Ngài tỏ ḿnh là lúc Ngài sáng tạo, hoặc việc Thiên Chúa tỏ ḿnh chính là việc Thiên Chúa sáng tạo. Chúng ta sẽ thấy được sự thật này nơi những ngày tạo dựng của Thiên Chúa.

 

Thứ ba, tất cả mọi tạo vật được dựng nên theo thượng trí vô cùng khôn ngoan của Thiên Chúa, như xẩy ra nhất là trong các ngày tạo dựng liên quan tới thế giới hữu h́nh của ngày thứ 4, thứ 5 và thứ 6, sẽ tiến hóa (chứ không biến hóa) theo nguyên giống loại của ḿnh, từ mầm mống cho tới tầm vóc trọn vẹn của ḿnh (như trứng gà có trước con gà), theo các định luật thiên nhiên, qua gịng thời gian, với một thời khoảng được ấn định. Bởi thế mà sau mỗi Ngày Tạo Dựng Thánh Kinh đều khẳng định: "Đó là một buổi tối sau đó là một buổi sáng. Đó là ngày thứ nhất... thứ hai... thứ ba... thứ bốn... thứ năm... thứ sáu" (Gen 1:5,7,13,19,23,31). Không phải ngẫu nhiên Mạc Khải Thánh Kinh lại minh nhiên nói từng Ngày Tạo Dựng kéo dài một thời gian, và khoảng thời gian này không phải từ sáng tới tối như quan niệm trần gian theo nhận định tự nhiên, mà ngược lại từ tối tới sáng. Đó là lư do chúng ta thấy theo khám phá của khoa học th́ vũ trụ này nói chung đă có trước loài người rất lâu, cả tỷ tỷ năm ánh sáng, hay chính trái đất là hành tinh riêng của con người cũng có những vật xuất hiện trên trái đất này trước loài người rất ư là xa xưa. Chẳng hạn giai đoạn được gọi là Paleolithic trong Stone Age của thời tiền sử có cả 200 ngàn năm trước, trong khi đó, theo Thánh Kinh, loài người mới có khoảng trên 6 ngàn năm, trong đó có 4 ngàn năm trông đợi Chúa Cứu Thế, một thời khoảng được biểu hiệu nơi 4 tuần Mùa Vọng trước Lễ Giáng Sinh. Ngoài ra, kiểu diễn tả từ tối tới sáng này cho từng ngày tạo dựng đây, trong 3 ngày đầu tiên liên quan tới ư nghĩa Thiên Chúa sáng tạo là Thiên Chúa tỏ ḿnh, c̣n có nghĩa là làm sáng tỏ Mầu Nhiệm Thần Linh nơi Ngài hay Dự Án Thần Linh của Ngài.

 

Thứ tự các loài thụ tạo được h́nh thành trong 6 Ngày Tạo Dựng, theo Mạc Khải Thánh Kinh, ở đoạn 1 của Sách Khởi Nguyên, diễn tiến như sau: “ánh sáng” cùng với “ngày” và “đêm” trong ngày thứ nhất, “cái ṿm” được gọi là “bầu trời” trong ngày thứ hai, "đất khô" và “biển khơi” cùng với “thảo mộc” trong ngày thứ ba, “các vầng sáng” với “hai vầng sáng lớn” trong ngày thứ tư, “cá” nước và “chim” trời trong ngày thứ năm, “thú vật” và “loài người” trong ngày thứ sáu.

  

Ngày thứ nhất

 

"Ánh sáng" cùng với “ngày” và “đêm” được tạo dựng. "Ánh sáng" được tạo dựng trong ngày thứ nhất đây trước hết khác với “các vầng sáng” và không phải như “các vầng sáng” của ngày tạo dựng thứ tư. “Ánh sáng” được tạo dựng nên trong ngày thứ nhất đây có thể hiểu là sự khôn ngoan. V́ theo Sách Huấn Ca (Sirach) đoạn 1 câu 4 th́ "sự khôn ngoan đă được dựng nên trước hết mọi sự", và Sách Giảng Viên (Ecclesiastes) ở đoạn 2 câu 13 đă so sánh "khôn ngoan" với "ánh sáng" và ngu muội với "tối tăm". Ở đây, việc xuất hiện của khôn ngoan trong ngày tạo dựng thứ nhất này đă chứng thực rằng khôn ngoan không phải từ hư vô mà có, mà từ chính Thiên Chúa, tức là Thiên Chúa tỏ sự khôn ngoan của ḿnh ra trong ngày tạo dựng thứ nhất, v́ như đă nói, Thiên Chúa tỏ ḿnh là Thiên Chúa sáng tạo, hay ngược lại Thiên Chúa sáng tạo là Thiên Chúa tỏ ḿnh ra. Mà sự khôn ngoan là "ánh sáng" được Thiên Chúa sáng tạo hay đúng hơn tỏ ra trong ngày tạo dựng thứ nhất để xua tan "bóng tối bao phủ vực thẳm" đây là ǵ nếu không phải Lời "hiện diện nơi Thiên Chúa ngay từ ban đầu. Nhờ Người mà mọi sự thành nên, không Người chẳng ǵ có được" (Jn 1:2), Lời là "ánh sáng chiếu trong tăm tối" (Jn 1:5), và Lời là "ánh sáng thật" (Jn 1:9). Đó là lư do Sách Khôn Ngoan ở đoạn 9 câu 9 xác tín rằng “Khôn Ngoan hiện diện khi Chúa dựng nên thế gian”, và vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô đă cảm nhận về vị thế tiên khởi và nguyên lư của Lời rằng: "Người là h́nh ảnh của Thiên Chúa vô h́nh, là trưởng tử của tất cả mọi tạo vật. Nơi Người hết mọi sự trên trời dưới đất được tạo thành, những sự hữu h́nh và vô h́nh... Tất cả mọi sự được dựng nên nhờ Người và cho Người. Người có trước hết mọi sự..." (Col 1:15-17).

 

Tuy nhiên, trong ngày tạo dựng thứ nhất, Mạc Khải Thánh Kinh c̣n cho biết Thiên Chúa c̣n thực hiện việc "phân ánh sáng khỏi tối tăm" và sau đó gọi "ánh sáng là 'ngày' và gọi tối tăm là 'đêm'". Trong việc phân ánh sáng khỏi tối tăm này của Thiên Chúa, chúng ta thấy liên quan chẳng những đến việc các thần trời được tạo dựng nên mà c̣n việc các vị cần phải trải qua một cuộc thử thách nữa. Thật thế, v́ cũng là thụ tạo, thiên thần cũng phải được Thiên Chúa tạo dựng nên như tất cả mọi loài tạo vật khác, chứ không phải tự nhiên mà có hay tự hữu như Thiên Chúa. Ngay câu đầu tiên của toàn bộ Mạc Khải Thánh Kinh Kitô giáo đă cho thấy như thế: "Từ ban đầu Thiên Chúa đă dựng nên trời đất" (Gen 1:1; 2:4), tức Ngài đă dựng nên "muôn vật hữu h́nh và vô h́nh", như Giáo Hội Công giáo tuyên xưng ở ngày đầu Kinh Tin Kính. Thiên thần phải là loài tạo vật được Thiên Chúa dựng nên đầu tiên, một loại tạo vật có một bản tính thiêng liêng như Thiên Chúa, một bản tính được biểu hiện như là "ánh sáng", đầy những kiến thức và khôn ngoan, với một đệ nhất thần được gọi là Luxiphe tức ánh sáng, (luxifer theo tiếng Anh xuất phát từ tiếng Latinh lucem ferre có nghĩa là "mang ánh sáng / light-bearer"), một đệ nhất thần (theo Sách Tiên Tri Isaia 14:12 được biểu hiệu nơi h́nh ảnh "morning star" một danh xưng có nghĩa là luxifer ở tiếng Latinh) đă quá kiêu hănh về vẻ đẹp của ḿnh mà hư đi (x Is 14:12-14; Ez 28:15-17).

 

Thật vậy, v́ là tạo vật có tự do, thiên thần cũng cần phải được thử thách trước khi được hiệp thông thần linh với Thiên Chúa. Bởi thế, khi vừa được tạo thành, thiên thần chưa được chầu chực trước Thiên Nhan Chúa (x Mt 18:10), chưa được hưởng kiến Chúa, như trường hợp của loài người cũng thế, v́ là một tạo vật có tự do, cho dù đang được hoan hưởng địa đường, nhưng trước khi được vào Thiên Đường muôn đời hiệp thông thần linh với Thiên Chúa con người cũng phải trải qua một cuộc thử thách xứng với bản tính của ḿnh. Vậy Thiên Chúa đă thử thách các thần trời ngay từ ban đầu ra sao để phân ánh sáng khỏi tối tăm, nếu không phải ở chỗ Thiên Chúa đă tỏ cho loài thần thiêng sáng láng này biết ư định nhập thể của Lời, một ư định, như Sách Khải Huyền cho biết, đă bị Luxiphe và 1/3 tinh tú trên trời phản đối chống lại, nên thành phần ngụy thần này đă bị mất chỗ đứng của ḿnh ở trên trời (x 12:4,8), và đă trở thành ma quỉ đen đủi, thành quyền lực tối tăm, chết chóc, giả dối (x Heb 2:14, Jn 8:44). "Ánh sáng" được gọi là "ngày" đây tức là "ánh sáng" cứu độ, "ánh sáng ban sự sống" (Jn 8:12), nên thành phần được cứu độ chính là "con cái của ánh sáng và của ngày" (1Thes 5:5).

 

Ngày thứ hai

 

"Cái ṿm" được tạo thành và được gọi là "bầu trời". Như "ánh sáng" của Ngày Tạo Dựng Thứ Nhất không phải “các vầng sáng” của Ngày Tạo Dựng Thứ Tư thế nào, th́ "cái ṿm" (the dome) được gọi là "bầu trời"  (the sky) của Ngày Tạo Dựng Thứ Hai đây cũng không phải là "cái ṿm của bầu trời" (the dome of the sky) của Ngày Tạo Dựng Thứ Tư. Để hiểu được ư nghĩa thần bí về "cái ṿm" được Thiên Chúa tạo dựng nên trong ngày thứ hai này, cần phải lưu ư tới mục đích của Thiên Chúa trong việc dựng nên "cái ṿm" ấy, ở chỗ, theo ư định của Ngài "cái ṿm này ở giữa nước để phân biệt phần nước này với phần nước kia" (Gen 1:6). Đúng thế, sau khi cho biết ư định của Thiên Chúa như thế về sứ vụ của "cái ṿm", Mạc Khải Thánh Kinh xác nhận  rằng: "Thiên Chúa đă tạo nên cái ṿm và nó đă phân nước bên trên ṿm và nước bên dưới ṿm" (Gen 1:7). Sau đó, tức sau khi "cái ṿm" quả thực thi hành sứ vụ của ḿnh trong việc phân nước ở bên trên ḿnh và ở bên dưới ḿnh đúng như ư Chúa, nó mới được Ngài gọi là "bầu trời". Như thế, "cái ṿm" có một liên hệ mật thiết sâu xa với "nước", một h́nh ảnh đă được Sách Khởi Nguyên nhắc đến trước cả ngày tạo dựng thứ nhất.

 

Nếu "nước" xuất hiện ngay từ đầu, trước cả ngày tạo dựng thứ nhất, như đă cảm nhận, ám chỉ Ngôi Con trong Ba Ngôi Thiên Chúa, và "nước" trong ngày tạo dựng thứ hai đây được hiểu là "kiến thức của Thiên Chúa", như được Tiên Tri Isaia sánh ví ở đoạn 11 câu 9: "trái đất sẽ tràn đầy kiến thức của Thiên Chúa như nước bao phủ biển khơi", th́ "nước" bên trên "cái ṿm" đây ám chỉ Thần Tính của Chúa Kitô và "nước" bên dưới "cái ṿm" ám chỉ nhân tính của Chúa Kitô. Đó là lư do, Chúa Giêsu đă nói với nghị viên trong hội đồng đầu mục Do Thái là Nicodemo về những sự thuộc "thượng giới" và những sự thuộc "hạ giới" (Jn 3:12). Những sự thuộc về "thượng giới", tức bên trên "cái ṿm" trong ngày tạo dựng thứ hai đây liên quan đến  Thần Tính của Chúa Kitô, và những sự thuộc về "hạ giới', tức bên dưới "cái ṿm" đây liên quan đến nhân tính của Chúa Kitô. Như thế, nếu "nước" bên trên và "nước" bên dưới "cái ṿm" liên quan tới hay ám chỉ về Thần Tính và nhân tính của Chúa Giêsu Kitô, th́ "cái ṿm" đây ám chỉ về và biểu hiệu cho Mầu Nhiệm Nhập Thể hay chính xác hơn Mầu Nhiệm Ngôi Hiệp (một ngôi vị hai bản tính) nơi Con Thiên Chúa Làm Người, một mầu nhiệm đáng được gọi là "bầu trời", h́nh ảnh biểu hiệu cho những ǵ là cao cả và siêu việt.

 

Như thế, chúng ta thấy ngày tạo dựng thứ nhất và thứ hai có liên quan hết sức mật thiết với nhau. Ở chỗ, trong ngày tạo dựng thứ nhất, "Thiên Chúa là ánh sáng" (1Jn 1:5) tỏ ḿnh ra là Sự Khôn Ngoan, và trong ngày tạo dựng thứ hai, Sự Khôn Ngoan của Ngài lại tỏ hiện hiển nhiên hơn nữa nơi mầu nhiệm Nhập Thể, nơi một Ngôi Vị là Chúa Giêsu Kitô, Đấng là Thiên Chúa thật và là người thật. Chưa hết, ngày tạo dựng thứ nhất, đặc biệt là ngày tạo dựng thứ hai c̣n liên quan mật thiết với cả ngày tạo dựng thứ ba ở Ngôi Vị Chúa Kitô như sau.

  

Ngày thứ ba

 

"Đất khô" và “biển khơi” cùng với thảo mộc được dựng nên. Thế nhưng, những thứ này cũng lại xuất phát từ "nước" ở dưới "cái ṿm" được gọi là "bầu trời" của ngày tạo dựng thứ hai. "Nước" theo ư Thiên Chúa qui tụ lại một nơi được gọi là "biển khơi" để chỗ cạn là nơi được gọi là "đất khô" lộ ra, và sau đó, cũng theo ư Thiên Chúa, "đất khô" trở thành nơi phát xuất ra các loài thảo mộc.

 

Nếu "nước" ở dưới "cái ṿm" được gọi là "bầu trời", như đă cảm nhận, biểu hiệu cho nhân tính của Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô, th́ "đất khổ" đây có thể hiểu ám chỉ về thân xác của Chúa Kitô và "biển khơi" đây là biểu hiệu cho linh hồn đầy “kiến thức” và ư thức của Người.

 

Các loài thảo mộc, xuất phát từ "đất khô" biểu hiệu cho thân xác của Chúa Kitô này, bởi thế có thể hiểu là những ǵ ám chỉ về các tác dụng thần linh hay những hoa trái thiêng liêng được trổ sinh từ thân xác, nhờ Mầu Nhiệm Ngôi Hiệp, đă trở thành phương tiện và bí tích của Thần Tính và cho Thần Tính để Thần Tính nhờ đó có thể thông ban sự sống thần linh, một Thần Tính, như Sách Khải Huyền đă diễn tả như "con sông chảy nước ban sự sống mà hai bên bờ có những cây sự sống mọc lên trổ sinh hoa trái quanh năm..." (Rev 22:1-2).

  

Ngày thứ tư

 

“Những vầng sáng" cùng với “hai vầng sáng lớn” được tạo dựng. Có thể nói, trong 6 ngày tạo dựng, 3 ngày tạo dựng đầu liên quan tới Mầu Nhiệm về Ngôi Lời: Khôn Ngoan (ngày thứ nhất), Ngôi Hiệp hai bản tính là Thần Tính và nhân tính (ngày thứ hai) và Nhân Tính bao gồm linh hồn và thân xác cùng hoa trái cứu độ (ngày thứ ba), và 3 ngày tạo dựng c̣n lại liên quan tới thế giới hữu h́nh - Ngày thứ tư: “các vầng sáng” và “hai vầng sáng lớn” liên quan tới “ngày” và “đêm” được dựng nên trong ngày này phản ảnh “ánh sáng” cũng như “ngày” và “đêm” của ngày tạo dựng thứ nhất; ngày thứ năm: biển khơi với cá nước và chim trời được dựng nên trong ngày này phản ảnh ngày tạo dựng th hai là ngày liên quan tới hạ giới (biểu hiệu nơi cá nước) và thượng giới (biểu hiệu nơi chim trời); và ngày thứ sáu: mặt đất với thú vật cùng loài người được dựng nên trong ngày này phản ảnh ngày tạo dựng thứ ba là ngày liên quan đến nhân tính (với cả thân xác lẫn linh hồn) của Lời Nhập Thể, một nhân tính mà con người là loài tạo vật duy nhất đă được dựng nên giống như h́nh ảnh và tương tự.

 

Đúng thế, "những vầng sáng" được tạo dựng nên trong ngày thứ tư đây là ǵ, nếu không phải là những ǵ phản ảnh và liên quan tới "ánh sáng" của ngày tạo dựng thứ nhất? Nếu "ánh sáng" của ngày tạo dựng thứ nhất ám chỉ sự khôn ngoan, th́ "các vầng sáng" đây được hiểu là các định luật thiên nhiên của Thiên Chúa là Đấng Quan Pḥng Thần Linh chi phối tất cả mọi sự vào "thời điểm ấn định - fixed time" (Gen 1:14) của chúng, như những ǵ "chiếu sáng xuống trên mặt đất" (Gen 1:15). Có thể nói, thời gian bất khả phân ly với các định luật thiên nhiên và được Thiên Chúa tạo dựng nên cùng với các định luật thiên nhiên vào ngày tạo dựng thứ tư này. Và chỉ sau khi thời gian bắt đầu có cùng với các định luật thiên nhiên th́ bấy giờ mới có không gian bao gồm "hai vầng sáng lớn" được hiểu là mặt trời và mặt trăng, cùng với các tinh tú, cho dù thực tế cho thấy thời gian như lệ thuộc vào không gian, tức vào chu kỳ xoay vần của không gian, như một ngày là chu kỳ trái đất tự xoay quang ḿnh (rotate) hết một ṿng, và một năm là chu kỳ trái đất xoay (moving) đủ một ṿng chung quanh mặt trời.

 

Bởi thế, thời gian chính là linh hồn của không gian và chi phối không gian. Thời gian chẳng những là hồn sống của không gian mà c̣n chi phối tất cả mọi sự khác thuộc thế giới hữu h́nh, nhất là loài sinh vật. Chẳng hạn, con người chết không phải v́ linh hồn ĺa khỏi thân xác mà chính v́ c̣n người đă hết thời. Hay nói ngược lại, chính v́ con người đă hết thời nên mới chết đi hay qua đi, cũng như con người chỉ bắt đầu hiện hữu khi tới thời điểm của ḿnh.

 

V́ thời gian được dựng nên sau, ở ngày thứ tư, và chỉ liên quan tới thế giới hữu h́nh, nên thời gian không chi phối thế giới vô h́nh của loài thần thiêng là loài được dựng nên trong ngày thứ nhất, loài có một bản tính bất tử, vượt thời gian, cho dù, nếu hiểu cho tận cùng, thời gian tự bản chất bao trùm hết tất cả mọi sự được tạo thành, ngoài trừ chính Thiên Chúa là Tự Hữu và Hằng Hữu (x Ex 3:14), phi thời gian. Tức là thời gian bắt đầu có ngay từ khi Thiên Chúa tạo dựng nên tất cả mọi sự, kể từ Ngày Tạo Dựng thứ nhất. Thế nhưng, nếu thời gian liên hệ tới các định luật thiên nhiên chi phối việc h́nh thành và phát triển của thế giới hữu h́nh th́ thời gian không bao gồm loài thần thiêng.

 

Chính v́ thần thiêng là loài tạo vật siêu thời gian (chứ không phải phi thời gian như Thiên Chúa), loài tạo vật không phát triển và thay đổi, với một bản tính vô h́nh cùng với thần trí hoàn toàn siêu việt và thông sáng, mà hành động của các vị có một tác dụng vĩnh viễn, chẳng hạn như những ǵ đă gây ra cho các vị bởi phản ứng của các vị trước Mầu Nhiệm Nhập Thể được tỏ cho các vị biết ngay từ khi các vị vừa mới được hiện hữu. C̣n cung sinh vật và riêng loài người, v́ sống trong thời gian, nên vẫn c̣n có thể thay đổi, có thể được cứu độ, có thể "vượt qua sự chết mà vào sự sống" (Jn 5:24). Đến đây chúng ta mới thấy thật là chí lư những lời Mạc Khải Thánh Kinh về các thời điểm trên thế gian và trong gịng lịch sử trong Sách Giảng Viên (Ecclesiastes) đoạn 3 từ câu 1 đến câu 8: "Hết mọi sự đều có thời điểm ấn định và hết mọi công việc đều có thời ở dưới bầu trời này. Có thời sinh ra và có thời chết đi..." Nhất là câu Thánh Kinh: "Khi đến thời điểm ấn định, Thiên Chúa đă sai Con của Ngài đến sinh bởi một người nữ" (Gal 4:4).

  

Ngày thứ năm

 

Cá nước và chim trời được tạo dựng. Nước được khoa học coi là yếu tố liên quan tới sự sống, th́ Mạc Khải Thần Linh cũng cho thấy trong ngày tạo dựng thứ năm từ nước cũng nẩy sinh các loài cá biển và chim trời (xem Gen 1:21). Tuy nhiên, chỉ có loài cá bởi nước mà ra mới tiếp tục sống bởi nước và ở trong nước, c̣n loài chim dù có như cá bởi nước mà ra đi nữa, nhưng v́ là loài có cánh bay (chứ không có vây bơi như cá) nên ở trên đất và trong bầu trời (x Gen 1:20,22). Thế nhưng, loài chim trời, cho dù "bay dưới bầu trời" (Gen 1:20) và sống trên mặt đất (ăn côn trùng), vẫn không được kể như và hoàn toàn khác giống với những con dă thú hay gia thú của Ngày Tạo Dựng Thứ Sáu.

  

Ngày thứ sáu

 

Thú vật và con người được dựng nên trên mặt đất này. Theo Mạc Khải Thánh Kinh cho biết th́ tất cả mọi sinh vật đều từ hư không mà có, nhưng hiện hữu trong thời gian vào thời điểm của ḿnh theo định luật thiên nhiên của ngày tạo dựng thứ tư, những định luật thiên nhiên do chính Thiên Chúa Hóa Công ấn định hay tự ḿnh tạo nên theo thượng trí vô cùng khôn ngoan của ḿnh để nhờ đó cai quản và bảo tồn công cuộc tạo dựng của Ngài. Như thế, sự sống tự nhiên về thể lư của chung động vật, trong đó có loài người, loài được dựng nên cùng ngày với con thú, được dần dần h́nh thành và xuất hiện từ đất, và đó là lư do xác thể của cả con thú lẫn con người "từ bụi đất sẽ trở về với bụi đất" (Gen 3:19) khi chết đi.

 

Theo chiều hướng tạo dựng của Thiên Chúa, chiều hướng tạo dựng nên tất cả mọi loài sinh vật, từ mầm mống tới tầm vóc trọn vẹn, từ tối tăm tới sáng tỏ, th́ phải nói rằng sự sống tự nhiên của loài tạo vật hữu h́nh chỉ được trọn hảo nơi Ngày Tạo Dựng Thứ Sáu, ngày của loài được gọi là "nhân linh ư vạn vật". Thật thế, về thể xác, loài người tuy giống như thú vật, nhưng lại là một con thú có hồn thiêng bất tử, để chẳng những họ có thể "làm chủ trái đất" (Gen 1:28-30) cũng như để "canh tác và trông coi vườn địa đàng" (Gen 2:24), mà c̣n nhờ đó, thay cho và cùng với tất cả thế giới tạo vật hữu h́nh, nhận biết và kính mến Vị Thiên Chúa Hóa Công của ḿnh, để xứng đáng đời đời được hiệp thông thần linh với Ngài, một cùng đích tối hậu chẳng những của riêng con người mà c̣n của chung các loài tạo vật được kư thác cho con người nữa: "Tất cả thế giới tạo vật hết sức trông ngóng cuộc tỏ hiện của con cái Thiên Chúa ... thông phần vào tự do vinh hiển của con cái Thiên Chúa" (Rm 8:19,21). Chính v́ loài người là tâm điểm của thế giới tạo vật hữu h́nh, mà sau khi tạo dựng nên con người, Thiên Chúa Hóa Công mới thỏa ḷng và nghỉ ngơi trong Ngày Thứ Bảy.

 

Ngày Thứ 7

 

Trong Mầu Nhiệm Tạo Dựng của Thiên Chúa Ngày Thứ 7 mới là ngày chính yếu của Ngài, ngày được Ngài quan tâm nhất và ngày Ngài bận bịu nhất, v́ tất cả những ǵ Ngài làm trong 6 Ngày Tạo Dựng đều hướng về Ngày Thứ 7 và cho Ngày Thứ 7 ở đầu đoạn 2 Ssách Khởi Nguyên này.

1 Thế là trời đất cùng với mọi thành phần đă hoàn tất. 2 Ngày thứ bảy, Thiên Chúa đă hoàn thành công việc Người làm. Khi làm xong mọi công việc của Người, ngày thứ bảy, Thiên Chúa nghỉ ngơi.

3 Thiên Chúa ban phúc lành cho ngày thứ bảy và thánh hoá ngày đó, v́ ngày đó Người đă nghỉ, ngưng làm mọi công việc sáng tạo của Người.

4 Đó là gốc tích trời đất khi được sáng tạo.

 

Đó là lư do Mầu Nhiệm Tạo Dựng có hai phần rơ ràng: phần đầu với 6 Ngày Tạo Dựng, liên quan đến lănh vực tự nhiên, và phần cuối cũng là phần chính yếu với 1 Ngày Thứ Bảy duy nhất, Ngày Thánh Hóa, liên quan tới lănh vực siêu nhiên; và ngày cuối cùng này quan trọng đến độ, có thể nói, nếu không có ngày cuối cùng này th́ cũng chẳng có 6 ngày trước đó. Thiên Chúa Hóa Công không muốn dựng nên tất cả mọi sự để cho vui vậy thôi, như để biểu dương quyền lực toàn năng của Ngài, cho nguôi ngoai bớt sự sống vô cùng viên măn hằng muốn tuôn trào hay không thể không tuôn trào của Ngài v.v.  

 

Ư định thánh hóa của Thiên Chúa Hóa Công đối với Ngày Thứ Bảy, ngày Ngài nghỉ ngơi sau 6 ngày tạo dựng về lănh vực tự nhiên, nhưng lại là ngày về lănh vực ân sủng Ngài đă tỏ ra hết sức quan tâm và bận bịu "cho tới cùng" (Jn 13:1), như chính Con của Ngài đă chứng tỏ cho dân Do Thái biết khi họ cự nự Người về việc Người chữa lành trong ngày hưu lễ: "Cha Tôi hằng làm việc cho tới nay. Tôi cũng làm như thế" (Jn 5:17), và "việc của Thiên Chúa đó là (làm cho) quí vị tin tưởng vào Đấng Ngài đă sai" (Jn 6:28), Đấng "thực sự là chúa của ngày hưu lễ" (Mt 12:8).

 

Thật vậy, căn cứ vào 7 Ngày trong Mầu Nhiệm Tạo Dựng này, chúng ta thấy ngay được ư định hay chủ đích tạo dựng của Thiên Chúa, đúng như niềm xác tín của Giáo Hội Công giáo trong cuốn Toát Yếu Giáo Lư: "Thiên Chúa tự bản thể là Đấng vô cùng hoàn hảo và hạnh phúc. Theo ư định nhân hậu, Ngài đă tự ư tạo dựng con người, để cho họ được thông phần sự sống hạnh phúc của Ngài. Khi thời gian đến hồi viên măn, Thiên Chúa Cha đă cử Con Ngài đến làm Đấng Cứu Thế chuộc tội cho nhân loại đă sa ngă trong tội lỗi, để kêu gọi họ vào trong Hội thánh Ngài, và nhờ tác động của Chúa Thánh Thần, đón nhận họ làm dưỡng tử, và được thừa hưởng hạnh phúc vĩnh cửu của Ngài”. (Bản dịch Việt Ngữ của Ủy Ban Giáo Lư Đức Tin Hội Đồng Giám Mục Việt Nam 2006).

 

Sau đây là Ca Vịnh “Chúc Tụng” (Daniel 3:57-88,56) của 3 thanh niên Do Thái trong ḷ lửa, được Giáo Hội sử dụng cho Giờ Kinh Phụng Vụ Ban Mai, Tuần Thứ Nhất, trong đó, chúng ta thấy thứ tự của các loài tạo vật được Thiên Chúa dựng nên trong 6 ngày, kể cả ngày thứ 7 là ngày thánh cũng được kể đến chứ không bỏ qua. Tuy nhiên, thứ tự của 6 Ngày Tạo Dựng trong Ca Vịnh Chúc Tụng này có một chút hơi khác nơi sự hoán chuyển giữa ngày thứ 3 và thứ 4, ở chỗ, những ǵ được tạo dựng trong ngày thứ 4 là mặt trời mặt trăng và tinh tú được kể trước đến những ǵ được tạo dựng trong ngày thứ 3 là đất đai và cỏ cây hoa lá. V́, theo cảm nhận tự nhiên cũng rất xác đáng của các vị tác giả của bài ca vịnh được linh ứng này th́ đất đai và cỏ cây hoa lá đây là những ǵ thực sự thuộc về trái đất này, (khác với "đất" ở ngày tạo dựng thứ ba có ư nghĩa ám chỉ về chung tất cả những ǵ thuộc về thế giới hữu h́nh), một trái đất chẳng những thuộc thế giới hữu h́nh mà c̣n là một thế giới hoàn toàn vật chất, bao gồm cả những khoáng chất hữu cơ và vô cơ, trong đó đặc biệt là có sự sống, một sự sống được nẩy sinh và triển  nở đầu tiên nơi h́nh thức của loài thực vật, một trái đất vật chất nói chung và sự sống thể lư nói riêng hoàn toàn bị chi phối bởi không trung nói chung (thời tiết, mưa nắng, gió sương v.v.), nhất là bởi mặt trời là nguồn ánh sáng và năng lượng của sự sống.

 

 

Ca Vịnh “Chúc Tụng”

(Daniel 3:57-88,56)

 

(Để những chi tiết cần được sáng tỏ hơn, người viết tự ư phân đoạn theo từng ngày và in nghiêng đậm các chữ cần được Sách Khởi Nguyên nói tới hay hàm ư, kèm theo phụ chú trong ngoặc đơn).

 

57+ Chúc tụng Chúa đi, mọi công tŕnh của Chúa, (“muôn vật hữu h́nh và vô h́nh”)

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn. 

58+ Chúc tụng Chúa đi, các thiên sứ của Người, (ngày thứ 1)

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn.

59+ Chúc tụng Chúa đi, chín tầng trời thăm thẳm,

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn.

60+ Chúc tụng Chúa đi, nguồn nước tận cao xanh, (ngày 2)

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn.

61+ Chúc tụng Chúa đi, mọi cơ binh thượng giới,

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn.

62+ Chúc tụng Chúa đi, mặt trời với mặt trăng, (ngày thứ 4)

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn.

63+ Chúc tụng Chúa đi, hỡi tinh tú trên trời,

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn.

64+ Chúc tụng Chúa đi, nào mưa sương tất cả,

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn.

65+ Chúc tụng Chúa đi, mọi luồng gió cơn dông,

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn.

66+ Chúc tụng Chúa đi, sức nóng với lửa hồng,

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn.

67+ Chúc tụng Chúa đi, trời nồng và khí lạnh,

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn.

68+ Chúc tụng Chúa đi, nào sương đọng mưa tuôn,

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn.

69+ Chúc tụng Chúa đi, ḱa thời đông tiết giá,

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn.

70+ Chúc tụng Chúa đi, này băng phủ tuyết rơi,

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn.

71+ Chúc tụng Chúa đi, hỡi đêm ngày đắp đổi,

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn.

72+ Chúc tụng Chúa đi, ánh sáng và bóng tối,

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn.

73+ Chúc tụng Chúa đi, chớp giật với mây trôi,

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn. 

74+ Chúc tụng Chúa đi, tất cả mười phương đất, (ngày thứ 3)

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn.

75+ Chúc tụng Chúa đi, này đồi xanh núi biếc,

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn.

76+ Chúc tụng Chúa đi, ḱa hoa lá cỏ cây,

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn.

77+ Chúc tụng Chúa đi, hỡi suối nước tràn đầy,

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn. 

78+ Chúc tụng Chúa đi, nào sông sâu biển cả, (ngày thứ 5)

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn.

79+ Chúc tụng Chúa đi, ḱnh ngư cùng thủy tộc,

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn.

80+ Chúc tụng Chúa đi, hết mọi loài chim chóc,

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn. 

81+ Chúc tụng Chúa đi, gia súc lẫn thú rừng, (ngày thứ 6)

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn.

82+ Chúc tụng Chúa đi, hỡi phàm nhân dương thế,

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn. 

83+ Chúc tụng Chúa đi, ḍng dơi Ít-ra-en,

(ngày thứ 7 – Ngày Thánh)

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn.

84+ Chúc tụng Chúa đi, tư tế phụng thờ Chúa,

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn.

85+ Chúc tụng Chúa đi, tôi tớ phục vụ Người,

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn.

86+ Chúc tụng Chúa đi, hồn thiêng hàng công chính,

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn.

87+ Chúc tụng Chúa đi, người thánh kẻ khiêm nhường,

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn.

88+ Chúc tụng Chúa đi, này Kha-na-ni-a,

A-da-ri-a và Mi-sa-ên hỡi,

muôn ngàn đời, hăy ca tụng suy tôn. 

56+ Chúc tụng Chúa trên ṿm trời tận chốn cao xanh,

xin dâng lời ca tụng tôn vinh muôn đời.

 

(Bản Việt Ngữ

của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ)

 

·       Chính ḷng biết ơn về những tặng ân nhận được từ Chúa qua gịng thời gian Ngài ban cho chúng ta sống là những ǵ giúp chúng ta khám phá thấy một sự thiện cao cả được in ấn trong thời gian: ở chỗ, nơi dấu vết của ḿnh qua nhịp điệu của năm, tháng, tuần, ngày, nó chất chứa t́nh yêu thương của Thiên Chúa, các ân sủng Ngài ban: nó là thời gian cứu độ. Phải, Vị Thiên Chúa hằng hữu đă đi vào thời gian và ở trong thời gian của con người. Ngài đă vào đấy và ở lại đấy nơi bản thân của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa làm người, Đấng Cứu Thế của trần gian. Đó là những ǵ Tông Đồ Phaolô đă vạch ra cho chúng ta trong bài đọc vắn vừa được công bố: ‘Vào lúc thời gian viên trọn, Thiên Chúa đă sai Con ḿnh… để chúng ta được trở thành những dưỡng tử’ (Gal 4:4-5). Như thế Vĩnh Hằng tiến vào thời gian và đổi mới nó tận gốc rễ, giải thoát con người khỏi tội lỗi và làm cho họ nên con Thiên Chúa. Ngay ‘từ ban đầu’, tức là, với việc tạo dựng nên thế giới và con người trên thế gian, cơi vĩnh hằng của Thiên Chúa đă triển nở thành thời gian. Từ cơi vĩnh hằng này, lịch sử của nhân loại diễn tiến từ đời nọ đến đời kia. Giờ đây, qua việc Chúa Kitô đến cùng với việc cứu chuộc của Người, chúng ta đang ở vào lúc ‘viên trọn’ của thời gian. Như Thánh Phaolô cho thấy, với Chúa Giêsu, thời gian trở nên trọn vẹn, nó đạt đến tầm mức thành toàn của ḿnh, chiếm được ư nghĩa cứu độ và ân sủng theo ư muốn của Thiên Chúa trước khi Ngài tạo thành thế gian”. (Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI – Bài Giảng Giờ Kinh Tối Tất Niên 31/12/2010)