GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 12/1/2007

TUẦN 1 THƯỜNG NIÊN HẬU GIÁNG SINH

 

?  “Cái tương quan giữa đề tài ‘Thiên Chúa’ với đề tài ‘hòa bình’ là một khía cạnh quyết liệt của 4 chuyến Tông Du của tôi trong năm nay” - Chuyến Tông Du Bavaria Đức Quốc: “làm sáng tỏ vấn đề về ‘Thiên Chúa’”

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nhấn mạnh thêm về ý tưởng nồng cốt trong sứ điệp chủ đề “Con Người –Trọng Tâm của Hòa Bình”

?  “Vào lúc mở màn cho năm này, chúng ta được mời gọi chú trọng tới tình hình thế giới, cũng như quan tâm tới những thách đố chúng ta được kêu gọi để cùng nhau giải quyết” - “Tình hình chính trị” ở Phi Châu

 

 

? “Cái tương quan giữa đề tài ‘Thiên Chúa’ với đề tài ‘hòa bình’ là một khía cạnh quyết liệt của 4 chuyến Tông Du của tôi trong năm nay” - Chuyến Tông Du Bavaria Đức Quốc: “làm sáng tỏ vấn đề về ‘Thiên Chúa’”

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI Thẩm Định với về Giáo Triều của ngài trong Năm 2006 dịp Chúa Giáng Sinh cho Giáo Triều Rôma ngày Thứ Sáu 22/12/2006

 

(tiếp 11 Thứ Năm, 10 Thứ Tư , 9 Thứ Ba)

 

Tâm trí chúng ta hãy chuyển tới Bavaria – Munich, Altotting, Regensburg và Freising. Ở đó, tôi đã được sống những ngày tuyệt vời không thể nào quên nổi trước việc gặp gỡ niềm tin và tín hữu nơi Quê Hương của tôi. Đề tài chính cho chuyến Hành Trình này của tôi đến Đức quốc là Thiên Chúa. Giáo Hội cần phải nói nhiều điều: về tất cả những vấn đề liên quan tới con người, về cấu trúc của mình và về đường lối của mình v.v. Thế nhưng, vấn đề thực sự của Giáo Hội – theo những khía cạnh khác nhau – cũng là vấn đề duy nhất của Giáo Hội đó là ‘Thiên Chúa’.

 

Ngoài ra, vấn đề lớn của Tây phương đó là vấn đề lãng quên Thiên Chúa. Tình trạng quên lãng này đang lan tràn. Tóm lại, tất cả mọi vấn đề riêng tư cá nhân, tôi tin rằng, đều có thể bắt nguồn từ vấn đề lớn lao ấy.

 

Bởi vậy, trong chuyến Hành Trình  này, mục đích chính của tôi đó là làm sáng tỏ vấn đề về ‘Thiên Chúa’, đồng thời cũng chú ý tới sự kiện là tại một số phần đất ở Đức quốc, còn có đa số thành phần chưa lãnh nhận phép rửa cảm thấy Kitô Giáo và Vị Thiên Chúa của n iềm tin dường như là những gì thuộc về quá khứ.

 

Khi nói về Thiên Chúa là chúng ta thực sự chạm tới một chủ đề được Chúa Giêsu tập trung trong việc giảng dạy trên trần gian của Người. Chủ đề chính yếu của việc giảng dạy này của Người đó là lãnh giới của Thiên Chúa, là ‘Vương Quốc của Thiên Chúa’. Điều này không có nghĩa là một cái gì đó sẽ qua đi vào một thời điểm nào đó ở một tương lai bất định. Nó cũng không có nghĩa là một thế giới tốt đẹp hơn được chúng ta tìm cách thiết dựng từ từ bằng khả năng riêng của mình. Trong cụm từ ‘Vương Quốc của Thiên Chúa’ thì chữ ‘Thiên Chúa’ ở thể sở hữu chủ cách. Tức Thiên Chúa không phải là một cái gì đó được thêm thắt vào ‘Vương Quốc’ là những gì người ta thậm chí có lẽ bỏ đi. 

 

Thiên Chúa là chủ thể. Vương Quốc của thiên Chúa thực sự nghĩa là việc Thiên Chúa hiển trị. Chính Ngài hiện diện và thiết yếu đối với con người trên thế giới này. Ngài là chủ thể, và bất cứ khi nào thiếu vắng chủ thể này thì sứ điệp của Chúa Giêsu chẳng còn gì hết.

 

Bởi thế Chúa Giêsu mới nói với chúng ta rằng Vương Quốc của thiên Chúa không đến như thể người ta có thể đứng thành hàng bên lề đường để nhìn thấy nó xuất hiện. ‘Vương Quốc của Thiên Chúa ở giữa các người!’ (x Lk 17:20ff).

 

Vương Quốc này trị đến bất cứ ở đâu ý muốn của Thiên Chúa được thể hiện. Vương Quốc ấy hiện diện ở bất cứ nơi nào cởi mở nghênh đón cho Ngài và để Ngài tiến vào trần gian. Bởi thế mà bản thân Chúa Giêsu là Vương Quốc của Thiên Chúa, vì Người là con người được Thiên Chúa dùng để ở giữa chúng ta và nhờ Người chúng ta có thể chạm tới Thiên Chúa, có thể đến gần Thiên Chúa. Điều này xẩy ra ở đâu thì thế giới được cứu ở đó.

 

Có hai đề tài nổi bật trong những ngày Viếng Thăm Bavaria của tôi. Chúng là những đề tài và đang là những đề tài liên quan tới đề tài về Thiên Chúa: ‘thiên chức linh mục’ và ‘việc đối thoại’. Thánh Phaolô đã gọi Timôthêu – và nơi Timothêu, vị Giám Mục và nói chung là linh mục – là ‘người của Thiên Chúa’ (1Tim 6:11). Công việc chính yếu của vị linh mục đó là mang Thiên Chúa đến cho con người nam nữ. Dĩ nhiên, vị linh mục chỉ có thể làm điều này nếu chính ngài đến từ Thiên Chúa, nếu ngài sống với và sống bởi Thiên Chúa. Điều này được diễn tả một cách tuyệt vời ở một câu trong bài Thánh Vịnh về linh mục mà chúng ta – thuộc thế hệ lão thành – đã nói lên trong lúc chúng ta gia nhập hàng giáo sĩ: ‘Chúa là ohần gia nghiệp của tôi và là phần chén của tôi, Ngài nắm giữ vận mệnh của tôi’ (Ps 16[15]:5).

 

Vị linh mục nguyện cầu bằng bài Thánh Vịnh này dẫn giải của đời của mình theo chiều hướng phân chia đất đai như được ấn định trong Sách Nhị Luật (x 10:9). Sau khi chiếm hữu được Đất Hứa, hết mọi chi tộc được phân chia đất đai bằng cách bốc thăm phần đất ở Thánh Địa của mình, nhờ đó tham hưởng tặng ân được Thiên Chúa hứa ban cho tổ phụ Anbraham.

 

Chỉ có chi tộc Levi là không có phần đất nào hết: đất của họ là chính Thiên Chúa. Điều ấn định này chắc chắn có một ý nghĩa hoàn toàn cụ thể. Các vị tư tế không sống như các chi tộc khác bằng việc cầy sới đất đai mà bằng những của dâng cúng. Tuy nhiên, điều ấn định này còn có tính cách sâu xa hơn nữa. Nền tảng thực sự của đời sống linh mục, cái căn nguyên cho việc hiện hữu của họ, cái gốc rễ cho cuộc đời của họ, là chính Thiên Chúa.

 

Giáo Hội, theo dẫn giải của Cựu Ước này về đời sống linh mục – một dẫn giải cũng xuất hiện một số lần nơi bài Thánh Vịnh 119[118] – đã thực sự thấy được nơi việc các Vị Tông Đồ theo Chúa Kitô, trong việc các vị hiệp thông v ới chính Chúa Giêsu, như là những gì cho thấy ý nghĩa của sứ vụ linh mục. Hôm nay đây vị linh mục có thể và cần phải nói cùng với thành phần Levi rằng: "Dominus pars hereditatis meae et calicis mei". Chính Chúa là phần đất của tôi, là nền tảng cả bên trong lẫn bên ngoài cho đời sống của tôi.

 

Tính cách thần trung này của đời sống linh mục thực sự là những gì cần thiết nơi thế giới hoàn toàn hướng động của chúng ta, một thế giới mà trong đó hết mọi sự đều được căn cứ vào việc thực hiện có tính cách đo đếm và ăn chắc. Vị linh mục thực sự cần phải biết Thiên Chúa từ bên trong, nhờ đó mang Ngài đến cho c on người nam nữ: đó là dịch vụ chính yếu cần thiết cho nhân loại hiện đại. Nếu tính cách tâm điểm này của Thiên Chúa nơi đời sống của vị linh mục bị mất đi, thì từ từ lòng nhiệt thành nơi các hoạt động của ngài cũng bị mất. Trong một tình trạng thái quá về những gì ngoại tại thì cái tâm điểm mang ý nghĩa lại cho hết mọi sự và dẫn những thứ ngoại tại ấy đến mối hiệp nhất là những gì đang bị hụt hẫng. Ở đó, nền tảng của đời sống là ‘mảnh đất’ nâng đỡ tất cả mọi sự và làm phong phú mọi sự đang bị mất mát đi.

 

Đời sống độc thân, những gì buộc các vị Giám Mục phải giữ ở khắp Giáo Hội Đông Phương và Tây Phương, và theo một truyền thống ở vào giai đoạn gần thời điểm của các vị Tông Đồ, cũng buộc các vị linh mục nói chung thuộc Giáo Hội Latinh nữa, chỉ c ó thể hiểu được và sống nổi nó được đặt trên cấu trúc căn bản này.

 

Những lý do có tính cách thuần thực dụng, liên quan tới tính cách thuận hơn nhiều hơn, vẫn là những gì không đủ, vì cái thuận lợi nhiều hơn về thời gian ấy có thể dễ dàng trở thành một hình thức của chủ nghĩa vị kỷ, giúp cho con người tránh khỏi phải hy sinh cùng với những cố gắng cần phải có trong việc chấp nhận nhau và chịu đựng nơi đời sống hôn nhân; bởi thế, nó có thể dẫn tới một thứ bần cùng hóa về mặt thiêng liêng hay tới chỗ chai cứng cõi lòng.

 

Nền tảng đích thật của cuộc sống độc thân có thể được chất chứa nơi cụm từ: Dominus pars – Chúa là phần đất của tôi. Nó chỉ có thể là những gì có tính cách thần trung. Nó không thể nào có nghĩa là bị hụt hẫng yêu thương, song thật sự có nghĩa là để cho mình được chiếm đạt bởi niềm khát khao Thiên Chúa, để sau đó, nhờ ở với Ngài một cách thân tình hơn, biết phục vụ con người nam nữ nữa. Đời sống độc thân cần phải là một chứng từ cho niềm tin: niềm tin  tưởng nơi Thiên Chúa được hiện thân nơi một lối sống chỉ có ý nghĩa nếu nó lấy Thiên Chúa làm nền tảng.

 

Xây dựng đời sống của mình trên nền tảng Thiên Chúa, bằng cách từ bỏ cuộc sống hôn nhân và gia đình, nghĩa là tôi chấp nhận và cảm thấy Thiên Chúa như là một thực tại, và bởi thế tôi có thể mang Ngài đến cho con  người nam nữ. Thế giới của chúng ta, một thế giới đã trở thành hoàn toàn thực chứng, trong đó, Thiên Chúa cùng lắm chỉ là một thứ giả thuyết chứ không phải là một thực tại cụ thể, là một thế giới cần phải được xây dựng trên Thiên Chúa một cách cụ thể nhất và sâu xa nhất bao nhiêu có thể.

 

Thiên Chúa cần một thứ chứng từ về Thiên Chúa, một thứ chứng từ được chất c hứa nơi quyết định đón nhận Thiên Chúa như là một mảnh đất là nơi người ta có thể tìm thấy cuộc sống riêng của mình. Vì lý do ấy, cuộc sống độc thân là những gì hết sức quan trọng cho ngày hôm nay đây, nơi thế giới hiện đại của chúng ta đây, cho dù việc giữ trọn nó trong thời đại của chúng ta đây liên lỉ trở thành những gì bị đe dọa và khúc mắc.

 

Cần phải thực hiện một cuộc sửa soạn thận trọng trong cuộc hành trình tiến đến mục tiêu ấy, cùng với việc kiên trì hướng dẫn của vị Giám Mục, của các thân hữu linh mục và của giáo dân muốn duy trì chứng từ linh mục này. Chúng ta cần liên lỉ nguyện cầu cùng Thiên Chúa là Vị Thiên Chúa hằng sống, và cậy dựa vào Ngài trong những lúc bối rối cũng như trong những lúc hân hoan. Nhờ đó, ngược lại với khuynh hướng văn hóa đang tìm cách thuyết phục chúng ta rằng chúng ta không thể thực hiện được những quyết định như thế, chứng từ này là những gì có thể sống và nhờ đó, nó có thể phục hồi việc Thiên Chúa như là một thực tại trên thế giới của chúng ta.

 

Một chủ đề lớn khác liên quan tới đề tài về Thiên Chúa đó là chủ đề về vấn đề đối thoại. Cái vòng bên trong của vấn đề đối thoại phức tạp, mà ngày nay đòi tất cả mọi Kitô hữu phải thực hiện cuộc dấn thân chung cho mối hiệp nhất, là những gì đã trở nên sáng tỏ nơi các Buổi Kinh Tối Đại Kết ở Vương Cung Thánh Đường Regensburg, nơi mà, ngoài anh chị em thuộc Giáo Hộio Công Giáo, tôi được gặp gỡ cả nhiều thân hữu thuộc Kitô Giáo Chính Thống và Tin Lành. Tất cả chúng tôi đã qui tụ lại để đọc Thánh Vịnh và lắng nghe Lời Chúa, và đó không phải là chuyện nhỏ khi chúng ta có được một buổi hiệp nhất lại như thế.

 

Cuộc gặp gỡ với Đại Học Đường đã được giành – như một địa điểm thích hợp - cho vấn đề đối thoại giữa đức tin và lý trí.

 

Trong dịp gặp gỡ goữa tôi với triết gia Jurgen Habermas ít năm trước đây ở Munich, ông ta đã nói rằng chúng ta cần đến các tư tưởng gia có thể chuyển dịch những niềm xác tín được mã hóa theo niềm tin Kitô Giáo thành ngôn từ của một thế giới bị tục hóa để những niềm xác tín ấy có một ảnh hưởng mới mẻ.

 

Thật vậy, nhu cầu khẩn trương của thế giới về cuộc đối thoại giữa đức tin và lý trí càng ngày càng trở nên hiển nhiên hơn bao giờ hết.

 

Trong thời điểm của mình, Immanual Kant đã thấy được cái yếu tính của chủ nghĩa illuminism là những gì được diễn tả nơi cái được gọi là ‘sapere aude’, tức là cái dũng mạnh của tư tưởng không để mình bị lung túng trước bất cứ một thành kiến nào.

 

Bởi thế mà từ đó, khả năng tri thức của con người, khả năng chủ trị của họ trên vật chất bằng quyền lực của tư tưởng, đã thực hiện được một mức tiến bộ không thể nào ngờ vào lúc ấy.

 

Tuy nhiên, quyền năng mà con người đang có trong tay, một quyền năng đang được khoa học gia tăng, càng ngày càng trở thành nguy hiểm đe dọa đến chính con người và thế giới nữa.

 

Lý trí hoàn toàn nhắm đến chỗ bắt nắm trong tay thế giới này, không còn biết tới giới hạn là gì nữa. Nó đã tiến tới chỗ đối xử với con người thuần túy như là một thứ vật chất được nó sản xuất ra và bằng quyền lực của nó.

 

Kiến thức của chúng ta đang tăng trưởng song đồng thời cũng đang xẩy ra tình trạng lý trí trở thành mù mịt nhiều hơn đối với những nền tảng của nó và các qui chuẩn hướng dẫn nó.

 

Khoa học cần phải chấp nhận niềm tin vào vị Thiên Chúa, Đấng tự mình là Lý Trí sáng tạo của vũ trụ này, một cách mới mẻ như là một thách đố và là một cơ hội.

 

Cũng thế, niềm tin này cần phải nhận ra một cách mới mẻ cái sâu xa nội tại của nó và tính cách hợp lý riêng của nó. Lý trí cần Lời là những gì có từ ban đầu và là ánh sáng của chúng ta. Về phần ình, đức tin cần đối thoại với lý trí tân tiến để cống hiến cái cao cả của mình, cũng như để đáp ứng những trách nhiệm riêng của nó. Và đó là những gì tôi đã tìm cách nhấn mạnh tới trong bài nói ở Regensburg. Nó là một vấn đề chắc chắn không phải chỉ thuần tính cách hàn lâm: nó nói tới tương lai của tất cả chúng ta.

 

Ở Regensburg, cuộc đối thoại giữa các tôn giáo là những gì chỉ mới được chạm tới sơ sơ vậy thôi, theo một chiều lưỡng kích. Lý trí bị tục hóa không thể nào tham dự vào một cuộc đối thoại thực sự với các tôn giáo. Nó vẫn cứ khép kín trước vấn đề về Thiên Chúa, và vì thế nó sẽ tiến đến tình trạng đụng độ giữa các nền văn hóa.  

 

(ngày mai: Chuyến Tông Du Thổ Nhĩ Kỳ: “để công khai bày tỏ niềm trân trọng của tôi đối với Đạo Hồi”)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh Vatican (trừ những tiểu đề được chính người dịch tự phân đặt theo ý tứ được chính tác giả bày tỏ)

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/december/documents/hf_ben_xvi_spe_20061222_curia-romana_en.html

 

 

TOP

 

 

? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nhấn mạnh thêm về ý tưởng nồng cốt trong sứ điệp chủ đề “Con Người –Trọng Tâm của Hòa Bình”

 

Phân tích học hỏi Sứ Điệp Hòa Bình 1/1/2007 của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

  

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

 

chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn c ầu của Tòa Thánh Vatican

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/peace/documents/hf_ben-xvi_mes_20061208_xl-world-day-peace_en.html

 

(Tiếp 11 Thứ Năm, 10 Thứ Tư; 9 Thứ Ba; 8 Thứ Hai; 6 Thứ Bảy; 5 Thứ Sáu)

 

Trong bài giảng cho Thánh Lễ Tân Niên 1/1/2007 trọng Kính Mẹ Thiên Chúa nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 40, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nhấn mạnh thêm về ý tưởng nồng cốt trong sứ điệp chủ đề “Con Người –Trọng Tâm của Hòa Bình”, một hòa bình chỉ xẩy ra khi biết tôn trọng nhân phẩm và nhân quyền, những yếu tố gắn liền với bản tính của con người được dựng nên theo hìn h ảnh Thiên Chúa, chứ không phải do việc con người thỏa thuận và công nhận. Ngài nói: 

o       Tôi hết sức tin tưởng rằng ‘việc tôn trọng con  người là những gì cổ võ hòa bình, và trong việc xây dựng hòa bình thì cần phải đặt nền tảng cho một nền nhân bản nguyên vẹn chân thực’ (Message for World Peace Day, 1 January 2007, n. 1).

 

Việc dấn thân này đặc biệt là trách vụ của hết mọi Kitô hữu, thành phần được kêu gọi ‘dấn thân không ngừng cho việc đi làm hòa bình và hăng say bênh vực phẩm giá của con người cùng với các quyền lợi bất khả chuyển nhượng của họ’ (cùng nguồn, 6). Chính vì họ được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và tương tự như Ngài (x Gen 1:27), mà hết mọi cá nhân  bất phân  biệt chủng tộc, văn hóa hay tôn giáo, là một con người được mặc cùng một phẩm vị Thiên Chúa ban. Đó là lý do họ cần phải được tôn trọng, không thể nại bất cứ lý do nào để độc đoán sử dụng họ như là một thứ đồ vật.

 

Lại càng cần phải cùng nhau hoạt động cho hòa bình khi có những thứ đe dọa hòa bình vẫn tiếp tục xẩy ra một cách bất hạnh, có những trường hợp bất công và bạo lực liên tục diễn ra ở các miền đất khác nhau trên thế giới, và có các cuộc xung đột võ trang tiếp tục xẩy ra lại thường bị đa số công luận coi nhe, cũng như có cơ nguy khủng bố đang bao phủ cảnh thanh thản của các dân nước. Như tôi đã nhắc nhở trong sứ điệp hòa bình thì đây vừa là ‘tặng ân vừa là tác vụ’ (đoạn 3): một tặng ân cần cầu xin để có và là một tác vụ cần phải được thi hành một cách can đảm không thôi……….

 

Nếu muốn chấp nhận một thỏa ước hòa bình thì cần phải căn cứ vào việc tôn trọng phẩm giá và các thứ quyền lợi của hết mọi người. Tôi muốn bày tỏ cùng những vị đại diện chư quố cđang hiện diện nơi đây niềm hy vọng là Cộng Đồng Quốc Tế sẽ tập trung lực lượng của mình để xây dựng một thế giới vì Danh Chúa, một thế giới mà hết mọi người đều biết tôn trọng nhân quyền. Để điều này có thể xẩy ra, người ta cần phải nhìn nhận rằng các quyền lợi ấy không phải chỉ được căn cứ vào những ý thỏa ước của con người mà ‘vào chính bản tính của con người cùng với phẩm giá bất khả chuyển nhượng của họ như là một con người được Thiên Chúa dựng nên’ (cùng nguồn, đoạn 13).

 

Thật thế, nếu những yếu tố cấu tạo nên phẩm vị của con người được lọt vào vòng tư duy khả hoán của con người thì thậm chí ngay cả những thứ quyền  lợi của con người được long trọng công bố đi nữa cũng sẽ đi đến chỗ suy yếu và được giải thích lung tung. ‘Bởi thế, các cơ quan quốc tế không được lạc hướng khỏi nền tảng tự nhiên này nơi các thứ quyền lợi của con người. Điều này sẽ giúp cho họ có thể tránh đi được cái nguy cơ, bất hạnh thay vẫn hằng diễn ra, chiều theo một thứ dẫn giải thuần thực chứng về các thứ quyền lợi ấy’ (cùng nguồn)”.

Trong Huấn Từ Truyền Tin, sau Thánh Lễ, tức vào trưa Thứ Hai 1/1/2007, chính Ngày Hòa Bình Thế Giới, vị Giáo Hoàng tác giả của Sứ Điệp Hòa Bình 2007 theo chủ đề ‘Con Người – Trọng Tâm của Hòa Bình’, một sứ điệp được ngài biên soạn với sự hợp tác của Hội Đồng Tòa Thánh Về Công Lý Và Hòa Bình, đã nhấn mạnh một lần nữa đến nền tảng của hòa bình là việc tôn trọng nhân quyền, nhưng là một nhân quyền được căn cứ vào chính phẩm giá của con người chứ không phải bất cứ một cái gì tương đối bấp bênh và có thể mang ra tranh luận, như sau: 

·        Cái trọng tâm của hòa bình này là những gì chạm tới một điểm thiết yếu, đó là giá trị của con người, thành phần là trụ cột của toàn thể lâu đài hòa bình vĩ đại. Hiện nay người ta đang nói nhiều tới các thứ nhân quyền, nhưng lại thường quên rằng các thứ nhân quyền ấy cần có một nền tảng vững chắc chứ không phải là những gì tương đối hay có thể tranh luận. Và điều này chỉ có thể là phẩm giá của con người mà thôi. Việc tôn trọng nhân phẩm này được bắt đầu bằng việc nhìn nhận và bảo vệ quyền con người được tự do sống động và tuyên xưng tín ngưỡng của mình.

 

TOP

 

 

? “Vào lúc mở màn cho năm này, chúng ta được mời gọi chú trọng tới tình hình thế giới, cũng như quan tâm tới những thách đố chúng ta được kêu gọi để cùng nhau giải quyết” - “Tình hình chính trị” ở Phi Châu

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Phái Đoàn Ngoại Giao của Quốc Đô Vatican ngày 8/1/2007

 

(Tiếp 11 Thứ Năm, 10 Thứ Tư)

 

“Tình hình chính trị” ở Phi Châu

 

Về vấn đề tình hình chính trị ở các châu lục khác nhau, chúng ta lại càng thấy lý do cần phải quan tâm hơn cùng với những lý do hy vọng. Thoạt tiên chúng ta nhận thấy rằng hòa bình là những gì thường mỏng dòn và thậm chí còn bị châm biếm mỉa mai khinh thường nữa. Chúng ta không thể quên được Phi Châu. Thảm cảnh Dafur vẫn tiếp diễn và đang lan tới các vùng biên giới của Chad và Cộng Hòa Trung Phi. Cộng đồng thế giới đã dường như cảm thấy bất lực cả gần 4 năm nay, bất chấp những khởi động nhằm mục đích giải vây cho các thành phần dân chúng đang gặp khốn khổ và đạt tới một giải pháp về chính trị. Chỉ có thực hiện việc chủ động hợp tác giữa Liên Hiệp Quốc, Khối Hiệp Nhất Phi Châu, các chính quyền và những đảng phái quan tâm mới làm cho những phương pháp ấy đạt được thành quả mà thôi. Tôi mời tất cả những ai trong cuộc hãy cương quyết hành động: chúng ta không thể chấp nhận có quá nhiều người vô tội tiếp tục chịu khổ và chết đi như thế.

 

Tình hình tại Horn ở Phi Châu gần đây đã trở nên trầm trọng hơn, với những hận thù lại tái diễn cùng với việc quốc tế hóa cuộc xung đột này. Trong khi kêu gọi tất cả mọi phía hãy bỏ khí giới xuống và hãy tiến đến chỗ thương thảo với nhau, tôi cần phải gợi nhớ đến Nữ Tu Leonella Sgorbati, người đã cuộc đời của mình để phục vụ thành phần bất hạnh nhất, và đã nguyện cầu xin ơn tha thứ cho những kẻ sát hại mình. Chớ gì gương sáng của nữ tu và chứng từ của vị nữ tu này tác động tất cả những ai thực sự tìm kiếm sự thiện cho Samalia. Đối với Uganda, chúng ta cần phải nguyện cầu cho việc tiến bộ nơi các cuộc thương thảo giữa các phe phái, để mau chóng tiến đến chỗ kết thúc cuộc xung đột dã man tàn bạo đã từng thậm chí chứng kiến thấy nhiều trẻ em bị ghi danh và buộc phải làm lính. Điều này cũng sẽ giúp cho nhiều người phân tán c ó thể trở về nhà và sống lại cuộc đời xứng đáng. Việc đóng góp của các vị lãnh đạo tôn giáo và việc bổ nhiệm mới đây một Đại Diện của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc là những gì cho thấy trước tốt đẹp. Tôi xin lập lại: chúng ta không được quên Phi Châu đang đầy những trường hợp chiến tranh và căng thẳng. Chúng ta cần phải nhớ rằng chỉ thực hiện những cuộc thương thảo giữa các thành phâà đóng vai chính khác nhau mới có thể mở đường cho một cuộc ổn định chính đáng đối với các cuộc xung đột, và cho thấy một thoáng tiến bộ hướng tới việc thiết lập một nền hòa bình bền vững.

 

Miền Đại Hồ đã từng xẩy ra nhiều máu đổ qua nhiều năm với những cuộc chiến tranh tàn bạo. Những diễn tiến tích cực mới đây đang được hào hứng và hy vọng hoan nghênh đón nhận, nhất là việc kết thúc một giai đoạn chuyển tiếp về chính trị ở Burundi, và mới đây hơn, ở Cộng Hòa Dân Chủ Congo. Tuy nhiên, những quốc gia này cần phải tự quyết tâm phục hồi nhiệm vụ xứng hợp  cho qui tắc luật lệ, để giải giới thành phần chủ chiến và giúp cho xã hội có thể phát triển. Ở Rwanda, tôi cầu xin để tiền trình lâu dài của việc hòa giải quốc gia sau cuộc diệt chủng cuối cùng đạt được thành quả trong công lý, nhưng trong cả chân lý và thứ tha nữa. Hội Nghị Quốc Tế về Vùng Đại Hồ, với sự tham dự của một đại biểu từ Tòa Thánh và các vị đại diện thuộc nhiều hội đồng Giám Mục quốc gia và theo vùng Trung Phi và Đông Phi, là những gì có thể cho thấy một thoáng những tia hy vọng mới lóe lên. Sau hết, tôi xin  đề cập tới Ivory Coast, tha thiết xin các phe đang lâm chiến hãy tạo nên một bầu khí tin tưởng nhau có thể dẫn tới chỗ giải giới và hòa bình. Và tôi xin nói tới Nam Phi: nơi những xứ sở ở miền này, hằng bao nhiêu triệu con người đang bị đẩy vào một tình trạng đầy tổn thương đang la hoảng kêu gọi cộng đồng thế giới chú tâm và nâng đỡ.

 

Trong số những dấu hiệu tích cực giành cho Phi Châu đó là lòng ước mong của cộng đồng thế giới muốn tiếp tục chú tâm tới châu lục này. Cũng thế, việc củng cố các cơ cấu tổ chức ở Châu Phi theo châu và theo miền là những gì chứng tỏ lòng mong ước của các quốc gia trong cuộc muốn đảm nhận trách nhiệm của mình hơn nữa đối với thân mệnh của riêng họ. Ngoài ra, chún g ta cần phải tỏ lòng trân kính trước  thái độ đáng ca ngợi của những con người muốn cương quyết dấn thân mọi ngày theo chiều hướng ấy để phát động những dự phóng góp phần vào việc phát triển và tổ chức đời sống kin h tế và xã hội.

 

(ngày mai: “Tình hình chính trị” Mỹ Châu)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh Vatican (trừ những tiểu đề được chính người dịch tự phân đặt theo ý tứ được chính tác giả bày tỏ)

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2007/january/documents/hf_ben-xvi_spe_20070108_diplomatic-corps_en.html

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ