GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 15/1/2007

TUẦN  II THƯỜNG NIÊN

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật II Mùa Thường Niên 14/1/2007 về Ngày Thế Giới của Thành Phần Di Dân  và Tị Nạn

?  “Buổi tối 31/12 này có hai chiều kích khác biệt giao nhau… Một biến cố cả thể nhất trong lịch sử … Maria thực sự là Mẹ Thiên Chúa”

?  “Vào lúc mở màn cho năm này, chúng ta được mời gọi chú trọng tới tình hình thế giới, cũng như quan tâm tới những thách đố chúng ta được kêu gọi để cùng nhau giải quyết” - “Tình hình chính trị” Âu Châu

 

 

? Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật II Mùa Thường Niên 14/1/2007 về Ngày Thế Giới của Thành Phần Di Dân  và Tị Nạn

 

Anh Chị Em Thân Mến:

 

Chúa Nhật này chúng ta cử hành Ngày Thế Giới của Thành Phần Di Dân và Tị Nạn. Bởi thế, tôi m uốn ngỏ lời cùng tất cả mọi người thiện chí,  nhất là cùng các cộng đồng Kitô hữu, một sứ điệp đặc biệt giành cho các gia đình di dân.

 

Chúng ta có thể chiêm ngưỡng Thánh Gia Nazarét, hình ảnh của tất cả mọi gia đình, vì nó phản ánh hình ảnh Thiên Chúa, một hình ảnh được canh giữ trong tâm điểm của hết mọi gia đình nhân loại, cho dù ở vào lúc nó bị suy yếu và có những lúc bị b iến dạng đi bởi những thử thách của đời sống.

 

Thánh Ký Marcô đã trìn h thuật rằng, sau khi Chúa Giêsu được hạ sinh ít lâu thì Thán h Giuse buộc phải sang Ai Cập, mang Con Trẻ và Mẹ của Người trốn khỏi cuộc bách hại của Hêrôđê (x Mt 2:13-15).

 

Nơi thảm cảnh của gia đình Thánh Gia, chúng ta có thể thấy được hoàn cảnh đau thương của rất nhiều con  người di dân, nhất là những người tị nạn, những ai bị lưu đầy, thành phần bị phân tán và thành phần bị bách hại. Chúng ta đặc biệt nhận thấy những khó khăn của gia đình di dân nữ: những hoàn cảnh khó khăn  của cuộc sống, những ê chề nhục nhã, những bất tiện và mỏng dòn.

 

Thật vậy, hiện tượng di chuyển của con người thật là lan rộng và đa dạng. Theo thẩm định của LHQ mới đây thì các người di dân bị bó buộc vì những lý do tài chính lên tới con số 200 triệu; con số tị nạn là 9 triệu và sinh viên quốc tế khoảng 2 triệu.

 

Ngoài con số khổng lồ này của những người anh chị em chúng ta, còn phải kể đến những người di dân phân tán và bất thường nội địa, nhớ rằng mỗi người trong họ đều có một gia đình một cách nào đó. Bởi thế, cần phải chăm sóc cho những người di dân cũng như cho gia đình của họ bằng sự hỗ trợ bởi những việc bảo vệ đặc biệt về lập pháp, tư pháp và hành pháp, cũng như bằng một cơ cấu phục vụ, những trun g tâm lắng nghe và những cơ cấu hỗ trợ về xã hội và mục vụ.

 

Tôi hy vọng rằng chẳng bao lâu sẽ đạt được việc quản trị cân bình về trào lưu di dân cũng như về việc con người di chuyển tổng quan, nhờ đó nó mang lại thiện ích cho toàn thể gia đình nhân loại, bắt đầu bằng những biện pháp cụ thể thuận lợi cho việc di dân thông thường và việc đoàn tụ gia đình, nhất là phụ nữ và trẻ em.

 

Trong một lãnh vực bao rộng về các cuộc di dân quốc tế như thế, con người cần phải được coi là trọng tâm. Việc hội nhập chính đáng của các gia đình vào những thể chế về xã hội, kinh tế và chính trị, một đàng, chỉ được đạt tới bằng việc tôn trọng phẩm vị của tất cả moị người di dân, đằng khác, bởi những người di dân biết nhìn nhận giá trị của xã hội chủ nhà.

 

Các bạn thân mến, thực tại của các người di dân không bao giờ được coi là một vấn đề mà thôi, nhưng trên hết cũng được coi là nguồn mạch cao cả cho việc tiến bộ của con người. Gia đình di dân  đặc biệt là một nguồn lợi, nếu nó được tôn trọng như thế, và không phải trải qua những thứ rách nát bất khả chữa, nhưng có thể vẫn liên kết hay tái nhóm, và làm trọn sứ vụ của mình như cái nôi của sự sống và là môi trường đầu tiên cho việc giáo dục của con người vậy.

 

Cùng nhau chúng ta xin Chúa điều này, nhờ việc can thiệp của Trinh Nữ Maria, và của Thánh Francesca Xavier Cabrini, quan thày của thành phần di dân.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo Zenit ngày 14/1/2007

 

 

TOP

 

 

?  “Buổi tối 31/12 này có hai chiều kích khác biệt giao nhau… Một biến cố cả thể nhất trong lịch sử … Maria thực sự là Mẹ Thiên Chúa”

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI – Bài Giảng cho Giờ Kinh Tối 31/12/2006 Vọng Tân Niên 2007

 

Qúi Hồng Y,

Quí Huynh Khả Kính trong hàng Giáo Phẩm và Linh Mục,

Quí Tôn Vị Thẩm Quyền,

Anh Chị Em thân mến,

 

Chúng ta qui tụ lại ở Đền Thờ Vatican đây để tạ ơn Chúa vào lúc kết thúc một năm cũng như để cùng nhau hát Kinh Tạ Ơn – Te Deum. Tôi thân ái cám ơn tất cả anh chị em đã muốn hiệp với tôi trong dịp quan trọng này.

 

Trước hết tôi gửi lời chào đến các v ị Hồng Y, Chư Huyn h khả kính trong hàn g Giáo Phẩm và Linh Mục, quí Tu Sĩ nam nữ, nhuưng con người sống đời tận hiến và toàn thể giáo dân đại diện cho toàn thể Cộng Đồng Giáo Hội Rôma. Tôi đặc biệt gửi lời chào tới vị Thị Trưởng Rôma cùng các vị Thẩm Quyền khác đang hiện diện nơi đây.

 

Một biến cố cả thể nhất trong lịch sử

 

Buổi tối 31/12 này có hai chiều kích khác biệt giao nhau: một chiều kích liên quan tới thời điểm kết thúc một năm về dân sự, chiều kích kia liên quan tới Lễ Trọng Mẹ Maria Rất Thành Là Mẹ Thiên Chúa, một lễ kết thúc Tuần Bát Nhật Giáng Sinh. Biến cố đầu là những gì thông thường đối với tất cả mọi người, biến cố thứ hai liên quan tới thành phần tín hữu. Việc giao nhau của chúng làm cho cuộc cử hành tối hôm nay có một tính chất đặc biệt, trong một bầu khí linh thiêng dễ dàng suy tư chiasẻ.

 

Đề tài thứ nhất, đề tài gợi hứng nhất đó là đề tài liên quan tới chiều kích thời gian.

 

Vào những giờ phút cuối cùng này của mọi năm dương lịch đây, chúng ta tham dự vào một số ‘nghi thức’ trần thế mà trong bối cảnh hiện đại được đánh dấu chính yếu bằng việc vui chơi và thường được sống như là một thứ lảng tránh thực tại nhờ đó có thể khu trừ đi các khía cạnh tiêu cực và thuận lợi hơn cho một thứ may lành vu vơ. Thái độ của Cộng Đồng Kitô Giáo cần phải có khác hẳn là chừng nào!

 

Giáo Hội được kêu gọi để sống những giờ phút này, bằng cách mặc lấy những cảm thức của Trinh Nữ Maria. Cùng với Mẹ, Giáo Hội được mời gọi để gắn mắt vào Hài Nhi Giêsu, một tân Vầng Dương mọc lên từ chân trời nhân loại, và được ánh sáng của Người soi dẫn, lo dâng lên cho Người ‘niềm vui mừng và hy vọng, nỗi khổ đau và sầu thương của con người của thời đại chúng ta, nhất là những ai nghèo khổ và đau thương’ (‘Vui Mừng và Hy Vọng’, đoạn 1).

 

Như thế, hai thẩm định khác nhau về chiều kích ‘thời gian’ đối địch nhau, một chiều kích thì thiên về lượng, một chiều kích thiên về phẩm.

 

Một đàng là chu kỳ thái dương hệ theo nhịp điệu của nó; còn một đàng là những gì được Thánh Phaolô gọi là ‘thời điểm viên trọn’ (x Gal 4:4), tức là giây phút tuyệt đỉnh của lịch sử vũ trụ này cũng như của loài người khi mà Con Thiên Chúa được hạ sinh vào trần gian. Thời điểm của những lời hứa đã được nên trọn, và khi việc mang thai của Mẹ Maria đến hạn kỳ của mình thì, như một bài Thánh Vịnh nói, ‘mặt đất đã trổ sinh hoa trái’ (Ps 67[66]:7[6]).

 

Việc Đấng Thiên Sai đến, được các vị Tiên Tri tiên báo, là biến cố về phẩm quan trọng nhất trong tất cả lịch sử, một lịch sử được biến cố này cống hiến cho cái ý nghĩa tối hậu và trọn vẹn. Không phải là những điều hợp về lịch sử và chính trị là những gì tạo điều kiện cho việc quyết định này của Thiên Chúa, trái lại, biến cố Nhập Thể là những gì làm cho lịch sử ‘trọn vẹn’ có giá trị và ý nghĩa.

 

Chúng ta, thành phần xuất hiện sau 2 ngàn năm biến cố ấy, có thể khẳng định đó cũng thực sự là một biến cố hậu diễn, sau khi chúng ta đã biết được toàn thể cuộc đời của Chúa Giêsu, cho đến khi Người tử nạn và Phục Sinh. Chúng ta đồng thời cũng là những nhân chứng về vinh quang của Người và về sự khiêm hạ của Người, về giá trị lớn lao của việc Người đến và về việc Thiên Chúa vô cùng trân trọng đối với loài người chúng ta cũng như đối với lịch sử của chúng ta.

 

Người đã không làm cho thời gian trở thành viên trọn bằng việc tuôn đổ chính bản thân mình từ trời xuống trên thời gian, mà biến mình thành một hạt giống nhỏ xíu để dẫn nhân loại đến chỗ hoàn toàn trưởng thành của họ. 

 

Kiểu cách của Thiên Chúa đòi phải có một thời gian dài sửa soạn để tiến từ Abraham đến Chúa Giêsu Kitô, và sau khi Đấng Thiên Sai xuất hiện, lịch sử vẫn chưa kết thúc mà vẫn tiếp tục diễn tiến theo giòng lịch sử của mình, rõ ràng cũng vẫn là lịch sử ấy song thực sự đã được Thiên Chúa viếng thăm và hướng tới việc Đến lần thứ hai cũng là lần cuối cùng của Chúa Kitô khi ngày cùng tháng tận. Chúng ta có thể nói rằng Vai Trò Mẫu Thân của Mẹ Maria thật sự là một biểu hiệu và là một bí tích cho tất cả những sự ấy, một biến cố vừa có tính cách nhân loại vừa có tính cách thần linh.

 

Trong đoạn Thư gửi giáo đoàn Galata chúng ta vừa nghe, Thánh Phaolô đã nói: ‘Thiên Chúa đã sai Con Ngài, hạ sinh bởi một người nữ’ (Gal 4:4). Giáo phụ Origen đã dẫn giải như sau: ‘Hãy chú ý là ngài không nói ‘được hạ sinh nhờ một người nữ’, mà ‘được hạsinh bởi một người nữ’” (Comment on the Letter to the Galatians, PG 14, 1298).

 

Maria thực sự là Mẹ Thiên Chúa

 

Nhận định chính xác này của vị đại dẫn giải thánh kinh và là cây viết về Giáo Hội có một tính cách quan trọng: thật vậy, nếu Con Thiên Chúa đã được sinh ra chỉ ‘nhờ’ một người nữ , thì Người thực sự không mặc lấy nhân tính của chúng ta, một điều mà trái lại Người đã thực hiện bằng việc mặc lấy xác thịt ‘của’ Mẹ Maria. Vai trò mẫu thân, bởi đó, thực sự và hoàn toàn có tính cách nhân loại.

 

Chân lý nền tảng này về Chúa Giêsu như là một Ngôi Vị thần linh, Đấng hoàn toàn  mặc lấy bản tính nhân loại của chúng ta, là những gì được cô đọng nơi câu: ‘Thiên Chúa đã sai Con Ngài đến, hạ sinh bởi người nữ’. Người là Con Thiên Chúa, Người được nhiệm sinh bởi Thiên Chúa và đồng thời cũng là con của một người nữ Maria. Người đã xuất thân từ Mẹ. Ngài là Đấng bởi Thiên Chúa và bởi Mẹ Maria.

 

Đó là lý do người ta có thể và phải gọi Mẹ của Chúa Giêsu là Mẹ Thiên Chúa. Danh xưng này, theo tiếng Hy Lạp được gọi là ‘Theotokos’, có lẽ danh xưng này đã xuất hiện đầu tiên ở chính vùng Alexandria Ai Cập, ngay nơi giáo phụ Origen đã sống vào tiền bán thế kỷ thứ ba. Tuy nhiên, Mẹ chỉ được định tín như thế sau đó hai thế kỷ, vào năm 431, bởi Công Đồng Chung Êphêsô, tên của một thành phố tôi lấy làm vui khi được đến hành hương trong Chuyến Tông Du Thổ Nhĩ Kỳ một tháng trước đây.

 

Thật vậy, nghĩ lại cuộc Viếng Thăm không thể quên được ấy, làm sao tôi lại không bày tỏ tất cả niềm tri ân con cái của tôi đối với Người Mẹ Thánh của Thiên Chúa về việc Mẹ đã đặc biệt bảo vệ tôi trong những ngày ân sủng ấy chứ?

 

‘Theotokos’, Mẹ Thiên Chúa: mỗi lần chúng ta đọc ‘Kính Mừng Maria’ là chúng ta xưng hô với Vị Trinh Nữ này tước hiệu ấy, van xin Mẹ cầu ‘cho chúng con là kẻ có tội’.

 

Vào lúc kết thúc một năm đây, chúng ta cảm thấy đặc biệt cần đến việc chuyển cầu từ mẫu của Mẹ Maria Rất Thánh cho thành Rôma, cho Ý quốc, cho Âu Châu và cho toàn thế giới. Chúng ta hãy ký thác cho Mẹ Maria, Vị là Mẹ của Tình Thương nhập thể, đặc biệt những trường hợp mà chỉ có một mình ơn Chúa mới có thể mang lại an bình, ủi an và công lý mà thôi.

 

Vị Trinh Nữ này đã nghe Thiên Thần loan báo vai trò Mẫu Thân thần linh cho Mẹ rằng: ‘Chẳng có gì là bất khả đối với Thiên Chúa hết’ (Lk 1:37). Mẹ Maria đã tin tưởng như thế và bởi vậy mà Mẹ được gọi là có phúc (x Lk 1:45). Những gì loài người bất khả thì đều khả dĩ với những ai tin tưởng (x Mk 9:23).

 

Bởi vậy, trong lúc năm 2006 đang khép lại và bình minh năm 2007 đã thoáng hiện, chúng ta hãy xin Mẹ Thiên Chúa giúp chúng ta chiếm được tặng ân có được một đức tin chín chắn: một đức tin làm chúng ta có thể nên giống như Mẹ bao nhiêu có thể, một đức tin sáng ngời, chân thực, khiêm hạ đồng thời dũng cảm, sâu xa niềm hy vọng và nhiệt thành với Vương Quốc của Thiên Chúa, một đức tin phi tất cả mọi thứ định mệnh thuyết và hoàn toàn cộng tác với ý muốn thần linh, bằng một đức tuân phục trọn vẹn và hân hoan, cũng như bằng một niềm tin tưởng tuyệt đối rằng Thiên Chúa mãi mãi không muốn gì khác cho hết mọi người ngoài yêu thương và sự sống.

 

Ôi Maria, xin cầu cho chúng ta được một đức tin chân thực, tinh tuyền. Chớ gì Mẹ luôn được cảm tạ và chúc tụng ngợi khen, hỡi Mẹ Thiên Chúa Thánh Hảo! Amen!

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh Vatican

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2006/documents/hf_ben-xvi_hom_20061231_te-deum_en.html

 

TOP

 

 

? “Vào lúc mở màn cho năm này, chúng ta được mời gọi chú trọng tới tình hình thế giới, cũng như quan tâm tới những thách đố chúng ta được kêu gọi để cùng nhau giải quyết” - “Tình hình chính trị” Âu Châu

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Phái Đoàn Ngoại Giao của Quốc Đô Vatican ngày 8/1/2007

 

(Tiếp 14 Chúa Nhật, 13 Thứ Bảy, 12 Thứ Sáu, 11 Thứ Năm, 10 Thứ Tư)

 

Ở Âu Châu, gần chúng ta hơn là hai quốc gia mới, Bulgaria và Romania,  những quốc gia có một truyền thống Kitô Giáo lâu đời, đã gia nhập Khối Hiệp Nhất Âu Châu. Để cử hành mừng kỷ niệm 50 năm Hiệp Định Rôma sắp tới, thật là thích hợp để suy nghĩ về Bản Hiệp Định Hiến Pháp này. Tôi hy vọng là những giá trị nồng cốt lấy phẩm giá con người làm nền tảng sẽ hoàn toàn được bảo vệ, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo nơi tất cả mọi chiều kích của nó và những quyền về cơ cấu tổ chức của các Giáo Hội. Cũng thế, người ta không thể coi thường bỏ qua gia sản Kitô Giáo bất khả phủ nhận của châu lục này, một gia sản đã góp phần lớn lao cho việc hình thành các quốc gia Âu Châu và các dân tộc Âu Châu. Cuộc mừng kỷ niệm 50 năm cuộc nổi dậy ở Budapest,  được cử hành vào Tháng 10 vừa rồi, đã là những gì nhắc nhở những biến cố thê thảm của thế kỷ 20, và nó nhắc nhở tất cả mọi người dân Âu Châu hãy xây dựng một tương lai phi áp bức và phi qui định về ý hệ, hãy thiết lập những mối liên hệ thân hữu và huynh đệ, và hãy tỏ ra quan tâm cùng liên đới với thành phần nghèo khổ và yếu kém. Cũng thế, cần phải thanh tẩy những thứ căng thẳng trong quá khứ, bằng việc cổ võ việc hòa giải ở mọi cấp độ, vì chỉ có điều này mới mở đường cho tương lại và mang lại hy vọng mà thôi. Tôi cũng kêu gọi tất cả những ai đang ở trên mảnh đất Âu Châu, thành phần bị thử thách trước nạn khủng bố, muốn chấm dứt hết mọi hoạt động như vậy: những thứ hành động này chỉ càng dẫn tới bạo lực và tạo nên sợ hãi nơi dân chúng – chúng chỉ là một ngõ cụt mà thôi. Và tôi cũng cần phải đề cập tới ‘những cuộc xung khắc đông lạnh’ khác nhau và những thứ căng thẳng ngày nay hằng tái diễn liên quan tới các nguồn năng lực, hy vọng rằng những thứ căng thẳng này sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng và dứt khoát.

 

Tôi cầu nguyện để miền Balkan sẽ tiền đến chỗ ổn định hết sức ước trông, nhất là bằng việc hội nhập của các quốc gia trong cuộc vào những cơ  cấu của châu lục với sự hỗ trợ của cộng đồng thế giới. Việc thiết lập những mối liên hệ ngoại giao với Cộng Hóa Montenegro, một quốc gia mới đây đã gia nhập một cách êm đềm vào gia đình chư quốc, và Bản Hòa Ước  Căn Bản ký kết với Bosnia-Hercegovina là những dấu hiệu c ho thấy Tòa Thánh liên lỉ quan tâm tới vùng Balkan. Trong lúc đang tiến tới chỗ xác định tình trạng của nước Kosovo, Tòa Thánh yêu c ầu tất cả mọi người trong cuộc hãy nỗ lực một cách khôn ngoan nhìn xa trông rộng, một cách uyển chuyển và điều hòa, để có thể tìm được một giải pháp tôn trọng các thứ quyền lợi cùng các niềm trông đợi hợp lý của tất cả mọi người.

 

Các tình hình tôi vừa đề cập tới là những gì tạo nên một thứ thách đố đụng chạm  tới tất cả chúng ta – một thách đố trong việc cổ võ và củng cố tất cả những yếu tố tích cực trên thế giới, và thắng vượt theo thiện chí, khôn ngoan và kiên trì, tất cả mọi nguyên do gây nên thương tổn, đê tiện và chết chóc. Chính nhờ biết tôn trọng con người mà hòa bình mới được cổ võ, và chính nhờ biết xây dựng hòa bình mà một chủ nghĩa nhân bản nguyên vẹn chân thực mới có nền tảng. Đó là nơi tôi tìm thấy câu trả lời cho mối quan tâm về một tương lai được rất nhiều người đương thời của chúng ta lên tiếng tranh đấu. Phải, tương lai này có thể là những gì bình an  thanh thản, nếu chúng ta cùng nhau hoạt động cho nhân loại. Con người, được dựng nên theo hình ảnh Thiên C húa, có một phẩm vị khôn sánh; con người, thành phần rất đáng yêu thương trước mắt Đấng Hóa Công đến nỗi Thiên Chúa đã không ngần ngại ban tặng Con của Ngài cho họ. Đó là mầu nhiệm Giáng Sinh cao cả, một mầu nhiệm chúng ta vừa cử hành, và là mầu nhiệm tiếp tục lan tỏa bầu khí hân hoan trên cuộc gặp gỡ của chúng ta hôm nay đây. Trong việc dấn thân phục vụ nhân loại và xây dựng hòa bình, Giáo Hội đứng về bên tất cả những ai thiện chí và sẵn sàng hợp tác một cách vô tư. Cùng nhau, mỗi người trong vị thế và tặng ân riêng biệt của mình, chúng ta hãy thực hiện việc xây dựng một chủ nghĩa nhân bản trọn vẹn là những gì một mình có thể bảo đảm cho một thế giới hòa bình, công chính và đoàn kết. Trong việc bày tỏ niềm hy vọng ấy, tôi cũng cầu cùng Chúa cho tất cả quí vị, cho gia đình của quí vị, cho nhân viên của quí vị và cho dân tộc được quí vị đại diện .

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh Vatican (trừ những tiểu đề được chính người dịch tự phân đặt theo ý tứ được chính tác giả bày tỏ)

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2007/january/documents/hf_ben-xvi_spe_20070108_diplomatic-corps_en.html

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ