GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BẢY 17/3/2007

TUẦN III MÙA CHAY

 

?   Tông Huấn ‘Bí Tích Yêu Thương –  Sacramentum Caritatis’: Phần Thứ Ba 

?  ‘Lương tâm Kitô hữu ủng hộ quyền sống’: Huấn dụ kết thúc

? Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria: Nguyên Tắc Thứ Năm - Khó giữ được các ơn Thiên Chúa ban

 

 

 

?  Tông Huấn ‘Bí Tích Yêu Thương –  Sacramentum Caritatis’: Phần  Thứ Ba

 

(tiếp 14 Thứ Tư, 15 Thứ Năm16 Thứ Sáu)

 

Phần thứ ba cũng là phần cuối cùng của bức Tông Huấn, vị hồng y cho biết, “chứng minh quyền năng của mầu nhiệm này – một mầu nhiệm được tin tưởng và được cử hành – trở thành một chân trời tối hậu và quan trọng của đời sống Kitô hữu”.

 

Vị thượng phụ thành Venice tiếp tục: “Từ ngay những giòng mở đầu của mình, bức Tông Huấn này đã nhấn mạnh tới sự kiện ‘tặng ân Thánh Thể là tặng ân giành cho con người, để đáp ứng niềm hy vọng của con người… Trong việc cử hành Thánh Thể, Kitô hữu thấy được Vị Thiên Chúa chân thực và hằng sống, có thể cứu độ cuộc đời của họ. Và đối tác của việc cứu độ này là quyền tự do của con người”. Về vấn đề này, Đức Thánh Cha Biển Đức viết: “Chính vì Chúa Kitô đã trở nên cho chúng ta lương thực của sự thật mà Giáo Hội hướng đến hết mọi con người nam nữ, mời gọi họ hãy tự do chấp nhận tặng ân của Thiên Chúa”.

 

“Tầm quan trọng về nhân loại học của Thánh Thể hiện  lên với tất cả năng lực của mình nơi đặc tính tôn thờ mới của Kitô hữu… Trên căn bản của tác động Thánh Thể, tất cả mọi hoàn cảnh của đời sống có thể nói trở thành ‘bí tích’… Được tái sinh bởi Phép Rửa và được tháp nhập ‘một cách thánh thể’ vào Giáo Hội, con người cuối cùng có thể hoàn toàn viên trọn, khi biết cống hiến ‘thân thể mình’ – nói cách khác, tất cả bản thân mình – như một hy tế sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa”.

 

“Tất cả mọi tín hữu được kêu gọi biến đổi sâu xa cuộc sống của mình”, tức là, như Đức  Giáo Hoàng viết, “một nỗi khát vọng chân thành muốn đáp ứng tình yêu của Chúa bằng tất cả con người của mình, trong khi vẫn hằng ý thức về tình trạng yếu hèn của mình”.

 

“Theo chiều hướng ấy thì trác h nhiệm của Kitô hữu trong đời sống xã hội và chính trị trở thành đặc biệt quan trọng”. Các chính trị gia và các lập pháp gia Công Giáo, bởi thế, cần phải “đề xướng và ủng hộ các luật lệ được khởi hứng bởi các thứ giá trị xuất phát từ bản tính của con người. Có một mối liên hệ với Thánh Thể khách quan ở đây”.

 

Một chương khác của bản văn kiện bàn đến vấn đề Thánh Thể và chứng từ. “Sứ vụ đầu tiên và nồng cốt chúng ta lãnh nhận từ các mầu nhiệm linh thánh chúng ta cử hành đó là sứ vụ làm chứng bằng đời sống của chúng ta”.

 

“Tông Huấn này mạnh mẽ khuyến dụ rằng hết mọi người, đặc biệt là giáo dân ‘hãy vun trồng một niềm ước vọng làm sao cho Thánh Thể mỗi ngày có một tác suing sâu xa hơn trong đời sống hằng ngày của họ, khiến họ thành những chứng nhân sống động nơi sở làm cũng như nơi chung xã hội”.

 

Bản văn kiện này không ngần ngại xác định là “Thánh Thể … thúc đẩy tất cả chúng ta là thành phần tin tưởng … hãy trở thành ‘bánh bẻ ra cho kẻ khác’, và hãy hoạt động để xây dựng một thế giới chân chính và huynh đệ hơn”.

 

“Việc cử hành Thánh Thể bao gồm việc hiến dâng bánh và rượu, hoa quả của trái đất, của đời sống và của lao công con người… Vấn đề bảo vệ thiên nhiên tạo vật được phát triển và trở nên sâu xa hơn đối với dự án của Chúa đối với toàn thể thiên nhiên tạo vật. Sự Thật không phải chỉ là một vấn đề trung dung thuần túy tùy thuộc vào việc mạo dụng của kỹ thuật và khoa học, nó là những gì Thiên Chúa mong muốn trong việc tái tạo mọi sự trong Chúa Kitô. Bởi vậy, trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên tạo vật, một trách nhiệm thuộc về Kitô hữu là thành phần được nuôi dưỡng bởi Thánh Thể”.

 

ĐHY Scola bầy tỏ niềm xác tín rằng “cái bí mật của việc canh tân đời sống Kitô hữu có khả năng tái sinh Dân Chúa là ở tính cách chân thực của đức tin và của việc tôn thờ Thánh Thể. Mầu nhiệm của Thánh Thể mở đường tiến đến thực tại của Thiên Chúa, Đấng là tình yêu”.

 

Ở phần mở và phần kết của bản văn kiện này, Đưc Thánh Cha Biển Đức XVI nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa Thánh Theê và Trinh Nữ Maria. “Nơi Mẹ Maria Rất Thánh, chúng ta cũng thấy hoàn tất một cách vẹn toàn con đường ‘bí tích’ được Thiên Chúa sử dụng để đêán gặp gỡ thành phần tạo vật của Ngài và cho họ tham gia vào công cuộc cứu độ của Ngài…. Chúng ta cần phải học nơi Mẹ Maria trở thành những con người nam nữ của Thánh Thể và của Giáo Hội”.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 13/3/2007

                                                                                                                                                              

 

 

TOP

 

 

?  ‘Lương tâm Kitô hữu ủng hộ quyền sống’: Huấn dụ kết thúc

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Tham Dự Viên Tổng Nghị của Học Viện Tòa Thánh về Sự Sống Thứ Bảy 24/2/2007 tại Sảnh Đường Clementine

 

(tiếp 15 Thứ Năm 16 Thứ Sáu)

 

Bởi thế, tôi xin Chúa gửi đến nơi anh chị em, hỡi anh chị em thân mến, cũng như nơi những ai dấn thân cho khoa học, cho y khoa, cho luật pháp và cho chính trị, những chứng nhân được trang bị với những lương tâm chân thực và công chính để bênh vực và cổ võ ‘chân lý rạng ngời’ và bảo trì tặng ân và mầu nhiệm sự sống.

 

Tôi tin tưởng vào sự giúp đỡ của anh chị em là thánh phần chuyên nghiệp, triết gia, thần học gia, khoa học gia và bác sĩ thân thương nhất. Trong một xã hội có những lúc chao đảo và bạo động, với những tính chất về văn hóa của anh chị em, bằng việc giảng dạy và gương sáng, anh chị em có thể góp phần vào việc làm thức tỉnh nơi nhiều tâm can tiếng nói sống động và rõ ràng của lương tâm.

 

Công Đồng Chung Vaticanô II dạy chúng ta rằng ‘con người có được nơi tâm can của mình một thứ lề luật được Thiên Chúa ghi khắc. Phẩm vị của họ là ở chỗ tuân giữ lề luật này, và họ sẽ được phân xử căn cứ vào đó’ (Gaudium et Spes, n. 16). Công Đồng này đã cống hiến những điều hướng dẫn khôn ngoan nhờ đó ‘tín hữu cần phải biết phần biệt một cách cẩn thận những quyền lợi và nhiệm vụ mà họ có như phần tử thuộc về Giáo Hội, cũng như  những quyền lợi và nghĩa vụ của họ nhữ là phần tử của xã hội loài người’, và ‘họ sẽ nỗ lực để liên kết cả hai thứ lại với nhau một cách hòa hợp, nhớ rằng nơi hết mọi công việc trần thế họ được hướng dẫn bởi lương tâm Kitô giáo, bởi vì bất cứ một hoạt động nào của con người, cho dù là công việc trần thế chăng nữa, lại được phép thoát khỏi quyền thống trị của Thiên Chúa” (Lumen Gentium, 36).

 

Chính vì lý do này mà Công Đồng đã khuyên dụ thành phần tín hữu giáo dân hãy đón nhận ‘những gì được các vị Mục Tử quyết định như thày dạy và hướng đạo viên của Giáo Hội’, và khuyên nhủ là ‘các vị Chủ Chiên… cần phải công nhận và cổ võ phẩm giá cùng trách nhiệm của thành phần giáo dân trong giáo hội. Các vị cần phải sẵn sàng lợi dụng lời khuyên khôn ngoan của họ’, rồi kết luận rằng ‘có bất cứ (nhiều) thiện ích nào cho Giáo Hội đều mong được  xuất phát từ mối liên hệ thân thuộc này giữa thành phần giáo dân và Chủ Chăn’ (x Lumen Gentium, 37). 

 

Khi giá tri về sự sống con người bị nguy hiểm thì mối hòa hợp này giữa phận vụ huấn quyền và thành phần giáo dân dấn thân trở thành những gì hết sức quan trọng: sự sống là sự thiện đệ nhất được lãnh nhận từ Thiên Chúa và là nền tảng cho tất cả những gì khác; để bảo đảm quyền sống cho tất cả mọi người, cũng thế tất cả mọi người đều có nhiệm vụ xây dựng tương lai của nhân loại. Tầm quan trọng của cuộc họp học hỏi này của anh chị em cũng xuất phát từ quan điểm này.

 

Tôi ký thác công việc này và các thành quả của nó cho việc chuyển cầu của Trinh Nữ Maria, v ị được truyền thống Kitô Giáo chào kính như là ‘Mẹ của tất cả sinh sinh’. Chớ gì Mẹ hỗ trợ và hướng dẫn an h chị em! Để chứng nhận niềm ước ao này, tôi hân hoan ban cho tất cả anh chị em, cho gia đình của anh chị em và những cộng tác viên của anh chị em Phép Lành Tòa Thánh.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2007/february/documents/hf_ben-xvi_spe_20070224_academy-life_en.html

 

TOP

 

 

? Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria: Nguyên Tắc Thứ Năm - Khó giữ được các ơn Thiên Chúa ban

 

Nguyên tác ấn bản Anh ngữ của Thánh Long Mộng Phố do Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

 

87.          Vì tình trạng yếu hèn và mỏng dòn của chúng ta thì rất khó lòng giữ được các ân sủng và kho tàng chúng ta đã lãnh nhận được từ Thiên Chúa. 

 

                1- Chúng ta chứa đựng kho tàng này, một kho tàng còn giá trị hơn cả trời đất, trong các bình sành, tức là trong một thân thể hư hoại, cũng như trong một linh hồn yếu đuối và chao đảo chỉ hơi một tí là cảm thấy buồn nản và rối loạn.

 

88.          2- Thành phần thần dữ, như những tên trộm tinh ranh, có thể chập bắt chúng ta và cưới đoạt của chúng ta tất cả những gì chúng ta có. Chúng đang ngày đêm rình chực thời cơ. Chúng không ngừng dò la tìm cách nuốt lấy chúng ta, và giật khỏi chúng ta, chỉ trong giây phút ngắn ngủi sa ngã phạm tội, tất cả mọi ân sủng và công nghiệp chúng ta đã phải mất nhiều năm mới tạo được. Cái thâm độc của chúng và kinh nghiệm của chúng, cái tinh khôn của chúng và con số đông đảo của chúng phải làm cho chúng ta cảm thấy sợ hãi về một tình trạng bất hạnh như thế xẩy ra cho chúng ta. Có người, dồi dào hơn chúng ta về ân sủng và nhân đức, có kinh nghiệm và tiến đức hơn chúng ta, cũng đã từng bị chộp bắt và bị tước đoạt hết mọi sự. Biết bao nhiêu là cây hương bá trên  Núi Libăng, biết bao nhiêu là tinh tú trên bầu trời chúng ta cảm thấy tiếc nuối khi thấy rơi xuống, và trong một thời gian ngắn, bị mất đi những gì là cao cả và rạng ngời của mình!

 

Tình trạng lật ngược không ngờ này do cái gì gây ra? Không phải bởi thiếu ân sủng, vì không ai chối cãi được điều này. Đó là vì thiếu lòng khiêm nhượng; họ coi mình mạnh mẽ và tự mãn hơn thực sự họ là. Họ nghĩ mình đủ sức giữ được những kho tàng ấy. Họ tin rằng nhà của họ đủ an toàn và những kho bạc của họ cứng đủ để bảo toàn khoa tàng ân sủng quí báu của họ. Chính vì lòng tin cậy vô thức của họ nơi bản thân họ – mặc dù đối với họ đường như là chỉ cậy dựa vào một mình ơn Chúa – mà Chúa chí công của chúng ta mới để mặc họ và để họ bị tước lột. Nếu họ biết được lòng tôn sùng tuyệt vời tôi sẽ dẫn giải sau này, họ sẽ ký thác kho tàng của họ cho Mẹ Maria, Vị Trinh Nữ uy quyền và tín  trung. Mẹ gìn giữ nó cho họ như là sở hữu của Mẹ, và thậm chí coi lòng tin tưởng ấy là một trách nhiệm công bình.

 

89.          3- Khó mà kiên trì thánh đức vì ảnh hưởng bại hoại thái quá của thế gian. Thế gian quá băng hoại đến nỗi hầu như không thể tránh được vấn đề các tâm hồn đạo hạnh bị vấy bẩn, nếu không bởi bùn đất thì ít là bởi bụi bặm. Thật là một phép lạ xẩy ra cho bất cứ ai có thể đứng vững giữa giòng cuồng lưu này mà không bị cuốn trôi đi; có thể an toàn trong trận bão biển này mà không bị chìm đắm, hay bị hải tặc; thở hít bầu không khí bệnh hoạn này mà không bị nhiễm lây. Chính Mẹ Maria, vị Trinh Nữ trung tín duy nhất mà Satan không bao giờ được đụng tới, là vị thực hiện phép lạ này cho những ai thực sự mến yêu Mẹ.

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ