Maria: Trường Hợp Vác Thập Giá
 



Chính nhờ và chính v́ sự kết hợp thần diệu này với Chúa Kitô, Mẹ Maria, theo khách quan, được hoàn toàn hiệp thông và tham hưởng tầm vóc viên măn của Chúa Kitô là Đầu (Eph 4:15), và, theo chủ quan, có một sự cảm thông trọn vẹn với Chúa Kitô một cách siêu linh, về tất cả những ǵ xẩy ra cho Ngài và nơi Ngài, nhất là về thể xác trọn hảo của Ngài. V́ Chúa Giêsu hoàn toàn thuộc về một ḿnh Mẹ, cũng như v́ Mẹ vô cùng vô tận yêu Chúa Giêsu hết khả năng loài người của Người, nên Chúa Giêsu đă trở nên thập gía của Mẹ và cho Mẹ, khi Ngài vừa là đối tượng khổ đau cho Mẹ, vừa là nguyên nhân khổ đau của Mẹ, qua bảy trường hợp điển h́nh sau đây:

1.- Chúa Giêsu được cưu mang trong ḷng Mẹ nên Mẹ tí nữa đă bị Thánh Giuse bỏ Mẹ mà đi;

2.- Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa vô cùng cao cả mà lại giáng sinh trong cảnh thật là bất xứng;

3.- Chúa Giêsu bị quận vương Hêrôđê lùng giết như một đối thủ tí hon không đội trời chung;

4.- Chúa Giêsu ở lại trong đền thờ Giêrusalem ba ngày làm Mẹ phải lo lắng t́m kiếm;

5.- Chúa Giêsu từ gĩa Mẹ để chính thức lên đường đi làm việc của Cha Ngài;

6.- Chúa Giêsu nên cớ vấp phạm cho nhiều người trong dân Do Thái khi Ngài thi hành sứ vụ Cha Ngài đă trao phó cho Ngài;

7.- Chúa Giêsu bị phản bội, bắt đi, vu khống, chê chối, lên án, hành hạ, xỉ nhục, đọa đầy, đóng đanh, chế diễu, tử gía, đâm thâu để hoàn tất công việc Cha Ngài trao phó.Thái độ và tinh thần vác thập gía ḿnh của Mẹ, hay là thái độ và tinh thần chịu khổ v́ Chúa Giêsu và với Chúa Giêsu của Mẹ, qua những trường hợp điển h́nh trên đạy như thế nào?

Nếu không phải Mẹ Maria đă vác thập gía ḿnh là Chúa Giêsu với lời Xin Vâng tuyệt đối tin yêu vào mọi sự Thiên Chúa muốn và làm để cùng Con tôn vinh Cha (Gn 17:1).

Trường Hợp Thứ Nhất.

Mẹ Maria đă không tuyệt đối tin yêu Xin Vâng vác thập gía ḿnh là ǵ khi v́ cưu mang Chúa Giêsu trong ḷng mà Mẹ đă chịu Thánh Giuse toan tính bỏ Mẹ mà đi (x.Mt 1:18-19).

Trong trường hợp này, v́ Chúa Giêsu và v́ lợi ích cho Thánh Giuse, Mẹ cũng có thể tự nói thẳng ra với Thánh Giuse, để tránh hậu qủa tai hại có thể xẩy ra cho cả Mẹ lẫn Chúa Giêsu. Bằng không, chẳng những chính Mẹ sẽ bị ném đá chết theo luật Moisen, Chúa Giêsu trong bụng Mẹ cũng chết, và như thế, công cuộc cứu chuộc của Thiên Chúa bị thảm bại ngay từ trong trứng nước. Phần Thánh Giuse, dù Mẹ có bị ném đá chết đi nữa, theo nguyên tắc, ngài cũng vô tội, v́ ngài đă làm theo lương tâm của ngài.

Thế nhưng, nếu Mẹ có tự động nói ra với Thánh Giuse y như ngài được báo mộng để ngài có thể nhận ra sự việc của Thiên Chúa Thần Linh nơi Mẹ (x.Mt 1:20-3), là một người công chính (Mt 1:19), chắc chắn ngài cũng sẽ tin lời Mẹ.

Tuy nhiên, Mẹ lại không làm như thế. Không phải là v́ Mẹ không biết Thánh Giuse đang âm thầm toan tính những điều để có thể giải quyết tốt đẹp nhất theo lương tâm của ngài đó. Chẳng nhẽ Mẹ lại qúa thiêng liêng sáng láng như vậy hay sao, khi mà người khác có thể nhận thấy những biến chuyển trên thân xác của Mẹ, sau ba tháng (x.Lc 1:56) có thai; mà thời gian để có thai, Mẹ đă ở một nơi khác, lại không thành vấn đề cho những người quen biết Mẹ, nhất là cho vị hôn phu của Mẹ là Thánh Giuse (x.Mt 1:18)?

Có thể, theo tự nhiên, nếu Chúa không ban cho Mẹ ơn đặc biệt thầu hiểu được ḷng người ta, Mẹ không biết được Thánh Giuse toan tính ǵ thật. Song, cả về phương diện tự nhiên đi nữa, Mẹ không thể nào không linh cảm được tâm trạng bất thường của Thánh Giuse qua những dấu hiện bề ngoài của ngài, dù Mẹ chưa trực tiếp sống với ngài trong cùng một nhà như hai vợ chồng chính thức (x.Mt 1:24).

Nhưng, dù biết hay không biết toan tính của Thánh Giuse, lư do để Mẹ có thể tiết lộ cho Thánh Giuse biết sự thật vô cùng cao trọng này không phải ở chỗ ấy. Phải chăng, để mạc khải sự thật về mầu nhiệm cao cả này cho loài người, nhất là cho một con người công chính như Thánh Giuse, vị hôn phu của ḿnh, Mẹ Maria cảm thấy rằng Mẹ bất xứng và không đủ tư cách để làm.

Gỉa sử, biết tỏ tường ư Chúa muốn Mẹ phải tự cho Thánh Giuse biết sự thật này, th́ dù có khiêm nhượng đến đâu đi nữa, nguyên tắc bỏ sự sống v́ Ta sẽ được Mẹ tuyệt đối tuân theo ngay lập tức.

Do đó, như đă tin rằng Lời Chúa sẽ được thực hiện (Lc 1: 45) thế nào, Mẹ cũng tin rằng đă là việc của Thiên Chúa th́ Ngài vô cùng khôn ngoan sẽ có cách hoàn tất ư định toàn năng của Ngài một cách tốt đẹp.

Thế nên, thái độ Xin Vâng cố hữu của Mẹ khi ḷng bị gươm sắc thâu qua (Lc 2:35), như trường hợp "vác thập gía ḿnh" thứ nhất này là luôn luôn ầm thầm giữ những điều đó trong ḷng (Lc 2:51).

Trường Hợp Thứ Hai.


Mẹ Maria cũng đă không tuyệt đối Xin Vâng khi vác thập gía ḿnh là ǵ, trong trường hợp thấy Chúa Giêsu, Con của Mẹ cũng là Con Thiên Chúa chí tôn, mà lại giáng sinh trong một hoàn cảnh vô cùng hèn hạ, giáng sinh ở một nơi của loài vật và cho loài vật ăn ở ?

Một con người b́nh thường được sinh ra như vậy đă là một khốn cùng bất hạnh cho số kiếp làm người của họ lắm rồi, đằng này, con người ấy lại là Con Thiên Chúa, thử hỏi, địa điểm là máng cỏ (Lc 2:7) và thời điểm là đêm khuya (Lc 2:8) lạnh lẽo của mùa đông âm thầm xa lạ ấy sẽ càng bất xứng với Ngài là chừng nào.

C̣n ai thuộc về Mẹ bằng người Con thuần túy duy nhất này của Mẹ, và c̣n ai trên thế gian được Mẹ kính yêu hơn hết mọi sự. Do đó, Mẹ làm sao không xót xa đau khổ khôn cùng khi không thể sinh ra Chúa trong một hoàn cảnh xứng đáng hơn như ḷng Mẹ mong ước.

Nhưng, sự đau khổ của Mẹ không phải ở tại hoàn cảnh nghèo khổ hay bất lực của Mẹ đối với trách nhiệm làm mẹ phục vụ Chúa Giêsu, Con của Mẹ. Đau khổ như thế, chẳng khác ǵ Mẹ đau khổ v́ Mẹ mà thôi, chứ không hoàn toàn trực tiếp đau khổ v́ Chúa.

Nỗi đau khổ của Mẹ v́ Chúa, chẳng những hệ tại việc Mẹ chứng kiến thấy Con chí thánh, chí ái của Mẹ phải sinh ra trong một hoàn cảnh lạc loài đáng thương, mà c̣n hệ tại việc Mẹ Xin Vâng chấp nhận Thánh Ư Thiên Chúa muốn cho Con Ngài cũng là Con Mẹ phải chịu như thế.

Tuy ḷng Mẹ như bị gươm sắc thâu qua (Lc 2:35) trong trường hợp thứ hai "vác thập gía ḿnh" này, Mẹ vẫn âm thầm giữ những sự ấy mà suy niệm trong ḷng (Lc 2:19).

Trường Hợp Thứ Ba.

Mẹ Maria đă không tuyệt đối Xin Vâng trong việc vác thập gía ḿnh là ǵ, khi thấy Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa tối cao, c̣n bé tí mà đă bị quận vương Hêrôđê lùng giết như một kẻ thù không đội trời chung?

Ở đây, lời của Simêon nói tiên tri về Con của Mẹ trong đền thờ Giêrusalem khi Mẹ dâng Con cho Chúa theo luật Moisen, đă được lập tức ứng nghiệm: Con Trẻ là cớ vấp phạm... là dấu chống đối cho nhiều người... (Lc 2: 34).

Cũng ở đây, hơn ai hết Mẹ đă hoàn toàn thấu triệt được rằng: Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa cũng là Con của Mẹ, bẩm sinh, là chính ánh sáng soi chiếu trên con người đă đến trong thế gian. Ngài ở trong thế gian, nhờ Ngài mà thế gian được tạo thành, song thế gian không nhận biết Ngài là ai. Ngài đă đến với dân riêng của Ngài, song dân riêng của Ngài đă không chấp nhận Ngài (Gn 1:9-11), nên Mẹ đă đau khổ và bị xâu xé. (Lc 2:35).

Mẹ đau khổ khi thấy Con Thiên Chúa chí tôn vô cùng toàn năng lại lén lút chạy trốn một con người phàm tục mà quyền bính của họ do Ngài ban cho (x.Gn 19:11).

Mẹ bị xâu xé v́ thương loài người mù tối. Ở chỗ, loài người đă không nhận biết Con Thiên Chúa như các mục đồng (x.Lc 2:15-17) ở gần, là thành phần hèn kém trong xă hội, hay như các chiêm tinh gia (x.Mt 2:1-2,11) ở xa, là thành phần sang trọng trong xă hội.

Chẳng những thế, loài người, mặc dù đă biết được Ngài là ai, như lời tiên tri loan báo (x.Mt 2: 5-6), không cùng đến triều bái Ngài (Mt 2:8) với các chiêm tinh gia th́ chớ, lại c̣n lợi dụng việc biết được Ngài "sinh ra ở đâu" để t́m cách tiêu diệt Ngài đi hầu củng cố quyền vị của ḿnh.

Bị khổ đau v́ Chúa và xâu xé v́ loài người như thế, Mẹ Maria vẫn không hề kêu ca than trách Thiên Chúa, Đấng đă định cho Chúa Giêsu hài nhi và cho Mẹ những sự dữ như vậy. Trái lại, dù tâm hồn của Mẹ có đau đớn như bị gươm sắc thâu qua trong trường hợp thứ ba "vác thập gía ḿnh" này, Mẹ vẫn âm thầm giữ những sự ấy trong ḷng (Lc 2:51), khi mau mắn nghe lời Thánh Giuse tức tưởi ôm Con trốn sang Ai Cập trong đêm tối (x.Mt 2:14).

Trường Hợp Thứ Bốn.

Mẹ Maria cũng đă không tỏ ra tuyệt đối Xin Vâng để vác thập gía ḿnh là ǵ, khi Chúa Giêsu ở lại trong đền thánh Giêrusalem ba ngày?

Trường hợp này, Chúa Giêsu lại là chính đối tượng đau khổ cho Mẹ hơn là lư do khổ đau của Mẹ như các trường hợp trên. Trong hoàn cảnh lạc mất Chúa Giêsu mà Mẹ yêu trên hết mọi sự, yêu hơn cả bản thân ḿnh, Chúa Giêsu mà Mẹ coi như chính linh hồn của Mẹ này, Mẹ sống cũng như chết. Thời điểm của cuộc đời Mẹ lúc bấy giờ giống như trái đất đang bị màn đêm lạnh lẽo bao trùm v́ thiếu ánh sáng và nhiệt năng của mặt trời.

Tuy nhiên, không phải chỉ v́ đau khổ mà Mẹ đă đi t́m Con của Mẹ. Nếu thế, Mẹ đi t́m Chúa là để khỏa lấp sự trống rỗng của ḷng ḿnh mà thôi. Như vậy, Mẹ không c̣n trọn lành, xứng đáng với đặc ân được đầy ơn phúc, đấng không hề t́m ḿnh và tuyệt đối bỏ ḿnh v́ Chúa.

Lời Mẹ nói với Chúa Giêsu khi t́m thấy Ngài: Hỡi Con, sao Con lại làm như vậy với cha mẹ. Con không thấy là cha mẹ sầu khổ t́m kiếm Con đây sao? (Lc 2:48), không ngụ ư v́ khổ sở đă làm Mẹ đi t́m Chúa.

Nói với Chúa Giêsu như vậy, Mẹ cũng không có ư trút nỗi khổ bị dồn nén trong ba ngày lên đầu Ngài, hay trách Ngài đă làm sai quấy, có lỗi với Mẹ và Thánh Giuse, hoặc tỏ ra v́ trách nhiệm làm mẹ của Ngài nên Mẹ phải khổ tâm đi t́m kiếm Ngài.

Nếu qủa thật Mẹ có những ư hướng này khi phát biểu câu nói đó, Mẹ cũng c̣n sống theo tự nhiên, và Mẹ đă đối xử với Chúa vô cùng trọn lành một cách bất toàn và bất xứng.

Lại nữa, không phải lời Chúa Giêsu đáp lại Mẹ Ngài rằng: Cha mẹ t́m kiếm Con làm chi? Cha mẹ không biết rằng Con phải ở trong nhà của Cha Con hay sao? (Lc 2:49), một câu nói rất đơn giản về văn tự, song cả Mẹ lẫn Thánh Giuse không hiểu Ngài nói ǵ với ḿnh (Lc 2:50), th́ chứng tỏ rằng Mẹ đă đối xử với Chúa Giêsu hoàn toàn theo tự nhiên. Nếu không, tại sao Mẹ lại không hiểu câu nói có tính cách siêu nhiên của Ngài.

Phải, như thế mới gọi là thập gía, là biểu hiệu của những ǵ bắt chéo nhau như ư của loài người và ư của Thiên Chúa.

Ở đây, ư nghĩ của Mẹ, tức của loài người, là coi Chúa vô cùng cao cả mà Mẹ phải hết sức tôn thờ và phụng sự, không được bỏ Ngài, dù Ngài có bỏ ḿnh và dù ḿnh có chịu khổ v́ Ngài. Trong khi, ư của Chúa Giêsu, tức của Thiên Chúa, lại là, dù Ngài có bỏ con người đi nữa, con người cũng đừng lo, ("Cha mẹ t́m kiếm Con làm chi?"), bởi v́, bề ngoài Ngài có bỏ con người, (như Chúa Giêsu bỏ Mẹ và Thánh Giuse làm cho hai đấng không c̣n thấy Ngài, hiện thân sống động và đích thực cho Thiên Chúa ở giữa loài người đâu nữa), song Ngài vẫn ở với con người bằng chính thực tại của Ngài là Thánh Ư Ngài, (như Chúa Giêsu, hiện thân của Thiên Chúa, phải ở trong nhà của Cha Ngài, tượng trưng cho Thánh Ư của Cha là vậy).

Sự việc Chúa Giêsu bỏ Mẹ mà đi này chẳng những đă làm Mẹ đau khổ trong thời gian ba ngày ngắn ngủi thiếu vắng Chúa, mà c̣n làm Mẹ khổ đau dài dài trước viễn ảnh một ngày kia Ngài chắc chắn sẽ bỏ Mẹ mà đi luôn để hoàn tất những việc Cha Ngài trao phó cho Ngài.

Tuy ḷng Mẹ quặn thắt như bị gươm sắc thâu qua (Lc 2: 35) trong thời gian t́m kiếm Chúa và trước viễn ảnh Ngài sẽ măi măi ra đi như thế, Mẹ vẫn âm thầm vác thập gía ḿnh bằng cách giữ những điều ấy mà suy niệm trong ḷng (Lc 2:19).

Trường Hợp Thứ Năm.

Mẹ Maria cũng không tỏ ra tuyệt đối Xin Vâng khi vác thập gía ḿnh là ǵ, trong trường hợp Chúa Giêsu chính thức từ gĩa Mẹ, bỏ Mẹ mà đi làm việc của Cha Ngài trao phó cho Ngài?

Thật ra, Mẹ đă biết trước được điều này chắc chắn sẽ xẩy ra cho Mẹ, nhất là từ ngày Chúa Giêsu bỏ Mẹ ba ngày để ở lại trong nhà của Cha Ngài. Nhưng, khi sự thật xẩy đến, Mẹ cũng không khỏi đớn đau. Mẹ đau đớn không phải là v́ phần Mẹ bị thiệt tḥi, bị mất mát một của vô cùng qúi trọng là Thiên Chúa.

Chẳng nhẽ Mẹ lại không biết rằng, Mẹ được diễm phúc thụ thai và sinh hạ Con Đấng Tối Cao (Lc 1:31-32) không phải cho một ḿnh Mẹ thôi, mà là để Ngài cai trị nhà Giacop muôn đời và triều đại Ngài sẽ muôn đời tồn tại (Lc 1:32-33) hay sao?

Chẳng nhẽ, qua lời các tiên tri loan báo về Đấng Cứu Thế, Con Mẹ, Mẹ không biết sứ mệnh của Ngài là: Mang tin mừng cho người nghèo khó, cứu chữa kẻ khổ tâm, tuyên phóng cho những kẻ bị lưu đầy, và giải thoát những tù nhân. Công bố năm hồng ân của Thiên Chúa ... (Is 61:1-2) hay sao?

Chắc chắn, sau khi suy gẫm, Mẹ đă hiểu lời của Chúa Giêsu nói với Mẹ khi Mẹ t́m thấy Ngài trong đền thờ ngày xưa. Do đó, khi Ngài từ gĩa Mẹ để thực sự đi làm việc Cha Ngài đă trao phó cho Ngài, Mẹ Maria không đau khổ v́ xa Chúa và thiếu Chúa là sự sáng và là sự sống của ḿnh, cho bằng, v́ thấy Chúa sẽ phải vất vả, cực nhọc, nhất là sẽ bị chính những kẻ người loan báo tin mừng cho ghen ghét, chống đối và t́m cách diệt trừ, như lời các tiên tri đă loan báo về thân phận của Ngài, trong khi đó, Mẹ không thể giúp Ngài hay chịu thay cho Ngài.

Nhưng, Thiên Chúa đă muốn thế, tuy ḷng Mẹ như bị gươm sắc thâu qua trong trường hợp thứ năm "vác thập gía ḿnh" này, Mẹ vẫn âm thầm "giữ những sự ấy trong ḷng", ở lại Nazarét một ḿnh, và t́m dịp đến thăm Chúa (x.Mc 3:31).

Trường Hợp Thứ Sáu.


Mẹ Maria đă không tuyệt đối Xin Vâng khi vác thập gía ḿnh là ǵ, trong trường hợp Mẹ biết được rằng Con của Mẹ là Đấng có lời ban sự sống đời đời (Gn 6:68), là Đấng đă mang lấy sự yếu hèn và chịu đựng những khổ đau của loài người (x.Is 53:4), cũng lại là Đấng làm cớ cho nhiều người vấp phạm.

Lời của Con, người ta bảo khó nghe (Gn 6:60), bảo lộng ngôn (Mt 9:3). Việc của Ngài, người ta cho là do qủi (Mt 12:24), là mất trí (Mc 3:21). Bản thân của Ngài, người ta bảo là chè chén say sưa, đánh bạn với bọn thu thuế và tội lỗi (Lc 7:34).

Ở đây, Con Mẹ lại là nguyên do đau khổ của Mẹ, nghĩa là, v́ Con mà Mẹ đau khổ. Mẹ c̣n đau khổ hơn nữa khi Mẹ không thể làm ǵ hơn để Con Mẹ tránh khỏi những sự dữ do con người gây ra cho Ngài, hay ít ra để làm cho Ngài giảm bớt phiền muộn, bằng cách cùng chịu khổ đau với Ngài, nếu không thể chịu khổ đau thay cho Ngài.

Tuy ḷng Mẹ v́ thế đớn đau như bị gươm sắc thâu qua trong trường hợp thứ sáu "vác thập gía ḿnh" này, Mẹ vẫn âm thầm giữ những sự đó mà suy niệm trong ḷng (Lc 2:19), bằng cách hiến dâng Con ḿnh cho Thiên Chúa để Ngài muốn làm ǵ th́ làm, cho vinh danh Ngài và cho lợi ích nhân loại.

Trường Hợp Thứ Bảy.


Mẹ Maria, sau hết, đă không tuyệt đối Xin Vâng để vác thập gía ḿnh là ǵ, khi Chúa Giêsu, Con Mẹ, kết thúc cuộc đời trần thế của Ngài bằng một cuộc tử nạn vô cùng khốn nạn: thân xác th́ tan nát và đẫm máu; tâm thần th́ buồn thảm và nhục nhă.

Nhưng, điều làm cho Chúa Giêsu, Con Mẹ, đắng cay chua xót nhất, không phải là Ngài bị chính một trong những môn đệ của Ngài là Giuđa Ích-Ca phản nộp (x.Mc 14:10). Bị các môn đệ bỏ chạy khi Ngài bị bắt điệu đi từ vườn cầu nguyện của Ngài (x.Mc 14:50). Bị cả môn đệ trưởng mà Ngài đă tín cẩn trao ch́a khóa Nước Trời cho (x.Mt 16:19) là Phêrô trắng trợn chối bỏ đến ba lần (x.Mt 26:69-75). Bị chính đám dân cách đó ít hôm xúm nhau nghênh đón Ngài vào thành Giêrusalem như vua của họ (x.Mt 21:9) một cách hết sức long trọng, đă quay lưng lại với Ngài một cách vô liêm sỉ, đồng thanh phủ nhận Ngài không phải là vua của họ (x.Gn 19:15), lại c̣n hô hoán đ̣i cho bằng được đóng đanh Ngài vào thập gía (x.Gn 19:15), dù máu của Ngài có đổ trên đầu họ và con cháu họ đi nữa (x.Mt 27:25).

Tất cả những sự kiện đó có thể làm cho tinh thần của Chúa Giêsu, Con Mẹ, đau khổ, c̣n hơn những đau khổ về phần xác do cực h́nh gây nên thật, song, trước khi những sư trực tiếp xẩy ra cho Ngài ấy, Ngài đă buồn sầu đến chết được (Mc 14:34) rồi cơ mà, rùng rợn và kinh khủng đến nỗi, mồ hôi Ngài như máu nhỏ xuống đất (Lc 22:44).

Có phải v́ Ngài đă thấy trước những ǵ Ngài sẽ phải chịu qúa sức loài người mà Ngài lo sợ đến nỗi vậy không? Nếu vậy, chẳng nhẽ thày lại thua các môn đệ, các môn đệ tử đạo, những người ham chịu chết v́ Ngài, xin chịu chết v́ Ngài, cảm thấy vinh dự được chết cho Ngài, bất chấp mọi cực h́nh họ có thể phải chịu? Chắc chắn không thể nào có một sự ngược đời như vậy được nơi Chúa Giêsu. Nguyên do làm cho Ngài đau khổ đến tan nát tim gan (Mt 26:38) ngay lúc trước khi chính thức bước vào cuộc tử nạn đó là v́ Ngài thấy rằng: công cuộc tử nạn vô cùng đau thương và qúi gía của Ngài sẽ trở nên án phạt cho con người, những kẻ không chấp nhận Ngài.

C̣n ai yêu nhân loại là anh em ḿnh (x.DT 2:17; Rm 8:29) bằng Chúa Giêsu. Thế mà, Cha của Ngài cũng là Cha của họ lại để xẩy ra thật là ngang trái như thập gía như vậy để Ngài vác và treo Ngài lên.

Tuy đau buồn đến nỗi không chịu được Ngài đă phải thốt lên: Cha ơi, Cha ơi, sao Cha nỡ bỏ Con (Mt 27:46), (kiểu như Ngài than với Cha sao lại làm cho công khó của Ngài trở nên vô ích đối với một số anh em của Ngài như vậy), Ngài vẫn xin vâng Ư Cha, đừng theo ư Con (Mt 26:39), cho đến khi hoàn tất (Gn 19:30) mọi sự Cha đă trao (Gn 17:4), để tôn vinh Cha trên thế gian (Gn 17:4).

Niềm đau cùng tận của Chúa Giêsu là thế. Thập gía của Chúa Giêsu là thế. Thế mà, đứng kề bên thập gía Chúa Giêsu có Mẹ Ngài (Gn 19:25).

Dù đứng kề bên thập gía của Chúa Giêsu c̣n có mấy người khác, như Mai-Đệ-Liên và Gioan môn đệ Ngài yêu, nhưng, c̣n ai có liên hệ mất thiết với Ngài, yêu Ngài và hiểu Ngài như Mẹ, nên Mẹ đă thông công thập gía với Chúa Giêsu hơn ai hết.

Ở đây thập gía của Chúa đúng là thập gía của Mẹ. Ở đây, hơn lúc nào hết, Chúa Giêsu chính là thập gía của Mẹ. Mẹ đă thông cảm được tâm trạng vô cùng buồn khổ của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đúng là trở nên một cái gía cứu chuộc (Mt 20:28), mà là một cái gía cao (1Cor 6:20,7:23), thế mà vẫn không cứu hết được tất cả loài người, chỉ v́ ánh sáng đă chiếu trong tăm tối, song tối tăm đă không tiếp nhận ánh sáng (Gn 1:5). Mẹ tiếc cho Con. Mẹ đau với Con.

Nhưng, cũng như Con Mẹ, Mẹ đă không mềm yếu dưới sức nặng của thập gía. Trái lại, dù như "bị gươm sắc thâu qua", Mẹ vẫn đứng vững cho đến cùng, bên thập gía của Con, để dâng hiến người Con duy nhất mà Thiên Chúa đă ban cho Mẹ trước và nhờ Mẹ trao cho thế gian (x.Gn 3:16), với vai tṛ Đồng Công Cứu Chuộc của Mẹ.

Tóm lại,

Nếu ai muốn theo Ta, phải bỏ ḿnh đi, vác thập gía ḿnh mà theo bước chân Ta (Mt 16:24), th́ c̣n ai theo sát Ngài nhất, nên giống Ngài nhất, như h́nh với bóng, như Maria, Trinh Nữ Sinh Con là Mẹ của Ngài.

“Trinh Nữ Maria Sinh Con đă bỏ ḿnh đến nỗi đă không c̣n là ḿnh, và đă vác thập gía ḿnh đến nỗi chỉ c̣n là Chúa trong Người mà thôi. “

Do đó, nếu con người tu sĩ sống Đức Ái Trọn Hảo là hiện thân sống động của Đấng đă hư không hóa bản thân và đă vâng lời cho đến chết dù chết trên thập gía (Phil 2:7-8), th́ bản thân của Trinh Nữ Tu Sinh Con Maria là hiện thân sống động nhất của Ngài, mẫu gương lư tưởng nhất của thành phần ưu tuyển này.

Và, nếu cuộc đời của người tu sĩ sống Đức Ái Trọn Hảo là cho đi vui sướng hơn nhận lănh (TĐCV 20:35), như chứng cớ đích thực của Đấng đă đến không phải để được phục vụ, mà là để hầu hạ, để hiến mạng sống ḿnh làm gía chuộc cho nhiều người (Mt 20:28), th́ cuộc đời của Trinh Nữ Tu lư tưởng Maria phải là chứng cớ đích thực và chính xác nhất, thay cho, bao gồm và bổ khuyết cho đời tu của thành phần muốn theo Chúa.

Tuy Trinh Nữ Sinh Con Maria không minh tường khấn, hứa những nhân đức tu tŕ như thành phần tu sĩ ḍng hay giáo sĩ triều sau này, Người vẫn sống tuyệt hảo trọn lành ba nhân đức bỏ ḿnh để theo Chúa là Trinh Khiết, Thanh Bần và Tuân Phục.

Hơn thế nữa, Người c̣n chịu đóng đanh với Chúa Kitô (Gal 2:19) bản thân mà Người đă từ bỏ đi v́ Chúa để thuộc trọn về Chúa và để trở nên những ǵ Chúa muốn mà thập gía là ấn tín Thiên Chúa chấp nhận Mẹ.

Như thế, về mặt tu tŕ, Mẹ Maria Trinh Nguyên là một nữ tu toàn bích, mô phạm cho thành phần tu tŕ. Tuy nhiên, là một Trinh Nữ, nữ tu Maria c̣n là một Trinh Nữ Sinh Con, nên, nữ tu Maria c̣n thực sự là một nữ gia chính cống nữa, trong vai tṛ làm vợ và làm mẹ như các người nữ lập gia đ́nh khác trên thế gian này.

Thế nhưng, nữ tu Maria đă sống đời sống gia đ́nh như thế nào để không tương phản, không mâu thuẫn với đời sống tu tŕ, trái lại, đời sống gia đ́nh của Người c̣n làm cho đời sống tu tŕ của Người thêm nổi bật, ư nghĩa và thực tế hơn bao giờ hết?

 

Nếu Cần, xin xem lại các bài trước

Nội Dung

Maria: Đời Tận Hiến

Maria: Bỏ Ḿnh

Maria: Vác Thập Giá