CẦU NGUYỆN là TINH THẦN
Của Thiếu Nhi Fatima


Trong lời kêu gọi 3 Thiếu Nhi Fatima “hiến ḿnh cho Thiên Chúa để chịu tất cả những đau khổ Ngài gửi đến cho”, Đức Mẹ đă đặt vào việc hiến dâng hy sinh chịu khổ này của các em hai mục đích đó là: “Đền tạ những tội ngài đă bị xúc phạm và cầu cho tội nhân ăn năn hối cải”.

Phải, hai mục đích này chính là tinh thần làm nên tất cả đời sống của 3 Thiếu Nhi Fatima nói chung và cũng làm nên việc hy sinh chịu khổ của các em nói riêng. Nói cách khác, khi 3 Thiếu Nhi Fatima sống và hy sinh chịu khổ với hai ư chỉ này là các em đă sống đời cầu nguyện rồi vậy. Bởi v́, chính v́ để đền tạ tội lỗi Thiên Chúa bị xúc phạm và để cứu các tội nhân, má các em sống và hy sinh chịu khổ, như các em đă đồng thanh thưa cùng Đức Mẹ: “Vâng, chúng con sẵn sàng”.

Nếu không có hai ư chỉ này, không v́ Chúa bị xúc phạm và v́ phần rỗi các tội nhân, các em đă không được kêu gọi đề sống hy sinh chịu khổ. Phần các em, v́ được kêu gọi để sống hy sinh chịu khổ như vậy, khi làm bất cứ một việc hy sinh hay chịu đựng bất cứ một đau khổ trái ư nào, các em đều nhắc lại cả hai ư chỉ này.

Nếu “Cầu Nguyện”, theo định nghĩa của cuốn “Đời Cầu Nguyện” (trang 13/119/121), “là giao tiếp với Thiên Chúa là Thần Linh trong tinh thần và chân lư”, th́, với hai ư chỉ để đền tạ Thiên Chúa bị xúc phạm và để thực sự sống đời sống cầu nguyện, tức đă được thực sự giao tiếp với Thiên Chúa là Thần Linh trong tinh thần và chân lư.

“Không ai kêu Lạy Chúa, Lạy Chúa mà được vào Nước Thiên Chúa, mà chỉ có kẻ làm theo ư Cha Ta mà thôi” (Mt 7:21).
Thật vậy, “Thiên Chuá là Thần Linh” (Gioan 4:24), là “Thiên Chúa vô h́nh” (Côlôsê 1:15), trong khi con người trần gian lại là loài hữu h́nh sống trong xác thể, do đó, muốn giao tiếp với Thiên Chúa là Thần Linh, tức muốn cầu nguyện với một Đấng siêu linh “vô h́nh”, con người không thể nào dùng xác thể và tưởng tượng của ḿnh được, mà phải dùng tinh thần của ḿnh và chân lư của Chúa.

Trước hết, “Cầu Nguyện là giao tiếp với Thiên Chúa là Thần Linh trong tinh thần”, Chúa Giêsu đă chẳng trích lại lời của tiên tri Isaia, đoạn 29, câu 13, để khẳng định điều này hay sao: “Dân này thờ kín Ta bôi bác. Chúng tôn thờ Ta bằng môi bằng mép, c̣n ḷng chúng th́ xa Ta” (Mathêu 15:8). Nhóm chữ “c̣n ḷng chúng th́ xa Ta” Chúa đề cập đến ở đây không phải là Ngài có ư nhấn mạnh đến “Tinh Thần” của con người khi muốn thực sự đến với Thiên Chúa, giao tiếp với Ngài, cầu nguyện với Ngài hay sao?

Sau nữa, “Cầu Nguyện là giao tiếp với Thiên Chúa là Thần Linh trong chân lư’, Chúa Giêsu cũng đă minh định điều này qua lời Ngài phán: “Không ai kêu ‘Lạy Chúa’, ‘Lạy Chúa’ mà được vào nước Thiên Chúa, song chỉ kẻ nào làm theo ư của Cha Ta mà thôi” (Mathêu 7: 21). Nhóm chữ “làm theo ư của Cha ta” Chúa Giêsu đă nói đến ở đây không phải là Ngài có ư nhấn mạnh đến “Chân Lư” mà con người phải theo khi muốn thực sự đến với Chúa, giao tiếp với Ngài, cầu nguyện với Ngài hay sao?
Nếu cầu nguyện thực sự là giao tiếp với Thiên Chúa là Thần Linh trong tinh thần và chân lư như thế, th́ 3 Thiếu Nhi Fatima tiên khởi đă hoàn toàn sống đời cầu nguyện từ khi đồng thanh thưa cùng Đức Mẹ ngày 13/5/1917: “Vâng, chúng con sẵn sàng” hy sinh mọi đau khổ Chúa gửi đến cho chúng con để đền tạ những tội Ngài đă bị xúc phạm và để cầu cho tội nhân ăn năn cải thiện đời sống.

Các em đă chẳng sống với “Thiên Chúa là Thần Linh trong tinh thần” là ǵ, bằng việc “làm mọi sự có thể để hy sinh”, đúng như lời Thiên Thần dạy cho các em vào lần hiện ra thứ hai năm 1916. Chính đời sống hy sinh ở mọi nơi và trong mọi sự, qua việc hăm ḿnh, ép ḿnh, cầm ḿnh, bỏ ḿnh, dấn ḿnh, quên ḿnh v.v. không theo đ̣i hỏi và khuynh hướng tự nhiên, dù vô tội của ḿnh, đă chứng tỏ điều này.

Các em cũng đă chẳng sống với “Thiên Chúa là Thần Linh trong chân lư” là ǵ, khi các em tin vào lời Đức Mẹ kêu gọi và dạy để “đền tạ Thiên Chúa bị xúc phạm và hối cải các tội nhân”, và đă hết ḿnh thực hiện hai ư chỉ này bằng đời sống hoàn toàn hy sinh chịu khổ của ḿnh. Thiên Chúa bị xúc phạm cần được đền tạ và các tội nhân đáng thương cẩn phải được cứu vớt cho khỏi bị Thiên Chúa phạt sa hoả ngục là thực tại chân thật, là chân lư đời đời đă làm thay đổi và chi phối trọn cuộc đời trần gian của các em.

Nếu Giaxinta là tiêu biểu cho thân phận Hy Sinh của 3 Thiếu Nhi Fatima tiên khởi th́ Phanxicô là tiêu biểu cho tinh thần Cầu Nguyện của các em. Hồi Kư Lucia 4 đă thuật lại h́nh ảnh một Thiếu nhi Fatima nơi Phanxicô đă sống đời cầu nguyện như thế này.

Cầu nguyện trong âm thầm: “Bất cứ khi nào em cầu nguyện hay dâng hy sinh, em thích lẫn trốn đi nơi khác, kể cả cho khỏi Giaxinta và chính con… Khi con hỏi em: ‘Phanxicô, sao em không nói với chị và Giaxinta cùng cầu nguyện với em? Em trả lời: ‘Em thích cầu nguyện một ḿnh hơn để em có thể suy tư và an ủi Chúa của chúng ta, Đấng sầu buồn quá đi’”.

Cầu Nguyện với Chúa Giêsu: “Đôi lần trên đường đi học, khi vừa đến Fatima, em nói với con: ‘Chị nè, Chị cứ đến trường đi, c̣n em sẽ ở lại đây trong nhà thờ này, bên Chúa Giêsu ẩn thân. Học hành đối với Em mà làm ǵ, đằng nào em cũng sẽ về trời sớm rồi. Bao giờ về, chị ghé gọi em về với nhé”.

Cầu nguyện bằng ḷng muốn: “Sau này, khi em bị bệnh, em thường nói với con khi con ghé thăm em trên đường đi học về: ‘Chị! Hăy đến nhà thờ để trao cho Chúa Giêsu ẩn thân t́nh yêu của em. Điều làm cho em đau khổ nhất là em không thể tự ḿnh đi đến đó và ở lại với Chúa Giêsu ẩn thân một chút”.

Cầu nguyện bằng ư chí: “Vào một dịp khác, con nhận thấy là, khi chúng con rời nhà, Phanxicô bước đi rất chậm. Con hỏi Em: ‘Sao vậy? Em không bước đi được à?’ ‘Em nhức đầu qúa đi, và cảm thấy như muốn ngă xuống vậy’ ‘nếu vậy th́ đừng đi nữa. Hăy đi nhà thờ với Chúa Giêsu ẩn thân trong khi chị đi học c̣n hơn”.

Cầu nguyện qua kẻ khác: “Một hôm con đi học về, con chào nhóm bạn bè cùng về với con, rồi ghé thăm em và em của em. Khi em nghe thấy tất cả tiếng nhộn, em hỏi con: ‘Chị đă đi với đám đông ấy à?’ ‘Phải, chị đă đi với họ’ ‘Đừng đi với họ nữa, v́ chị có thể bắt chước họ phạm tội mất ḷng Chúa đấy. Mỗi khi tan trường, hăy đến ở bên Chúa Giêsu ẩn thân một chút rồi đi về một ḿnh”.

Cầu nguyện cho kẻ khác: “Khi chúng con đi ngang qua bất cứ một bệnh nhân nào, đầy ḷng thương xót, em nói: ‘Em không thể nào chịu được khi thấy họ như vậy, v́ em thương cảm họ qúa đi. Hăy cho họ biết em sẽ cầu nguyện cho họ”.

Cầu nguyện với kẻ khác: “Có một người đàn bà đáng thương cùng với con trai của bà, thấy rằng bà không làm sao mà nói chuyện riêng với chúng con được như ḷng mong muốn, liền quỳ xuống dưới chân Phanxicô. Họ xin em cầu với Đức Mẹ cho người cha trong nhà được chữa lành bệnh và khỏi đi ra trận. Phanxicô quỳ xuống, bỏ mũ trên đầu ra và hỏi xem họ có thể cầu kinh Mân Côi với Em không. Họ trả lời là có và bắt đầu cầu nguyện. Chẳng bao lâu, tất cả mọi người dừng lại ṭ ṃ hỏi chuyện cũng quỳ hết xuống cầu nguyện. Sau đó, họ đi với chúng con tới đồi Cova Da Iria, vừa đi vừa lần chuỗi. Đến nơi, chúng con đọc kinh Mân Côi nữa, rồi họ giải tán, tràn đầy hoan lạc”.

Cầu nguyện trong bệnh tật: “Trong khi em bị bệnh, Phanxicô luôn luôn tỏ ra vui vẻ và hài ḷng. Đôi khi con hỏi em: ‘Em có đau lắm không, Phanxicô?’ ‘Đau lắm, nhưng không sao! Em, đang chịu khổ để an ủi Chuá chúng ta, sau một thời gian ngắn nữa, em sẽ về trời!’”

Cầu nguyện khi về trời: “Vào ngày trước khi em chết, em nói với con: ‘Này chị, em bệnh quá đi; chẳng c̣n bao lâu nữa em sẽ về trời’. ‘Vậy th́ nghe đây, khi em về đó rồi, đừng quên cầu nguyện nhiều cho các tội nhân, cho Đức Thánh Cha, cho chị và cho Giaxinta đấy nhé’. ‘Vâng, em sẽ cầu cho. Nhưng này, tốt hơn chị xin Giaxinta cầu cho những điều này đi, v́ em sợ rằng em sẽ quên đó khi em được trông thấy Chúa chúng ta. Lúc đó, em chỉ muốn an ủi Ngài hơn bất cứ điều ǵ khác”.
 

Trang: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15,