GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 17/10/2006

 TUẦN XXVIII THƯỜNG NIÊN

 

?  Bài diễn văn của Tòa Thánh tại cơ quan nguyên tử năng LHQ

?  Iran thề cương quyết tiếp tục chương trình nguyên tử lực

?   Tại Sao Thế Giới Càng Tân Tiến Con Người Càng Bạo Loạn? - Một Giải Đáp nơi Vị Đương Kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI 

 

 

 

? Bài diễn văn của Tòa Thánh tại cơ quan nguyên tử năng LHQ

 

Sau đây là bài diễn văn hôm Thứ Năm 18/9/2006 của Đức Ông Pietro Parolin, vị đại diện của Tòa Thánh, ngỏ cùng  Tổng Nghị của Cơ Quan Nguyên Tử Năng, được nhóm họp ở Vienna Áo quốc hôm 18/9/2006.

 

“Không được làm suy yếu” Hiệp Ước Gia Tăng Vũ Khí Hạt Nhân

 

Kính thưa ông Chủ tịch,

 

Tôi rất hân hạnh được gởi đến ông Chủ tịch, ông tổng giám đốc của Cơ quan nguyên tử năng quốc tế (IAEA), tiến sĩ Elbaradei, và tất cả các đại biểu đang tham dự cuộc Hội thảo lần thứ 50 của IAEA lời chúc tốt đẹp và chào hỏi thân thiết của Đức Thánh Cha Benedictô XVI.

 

Kính thưa ông Chủ tịch,

 

50 năm trôi qua từ ngày Cơ quan năng lương nguyên tử quốc tế (IAEA) được thành lập, cơ quan này vẫn là điểm tựa không thể thiếu được cho sự hợp tác quốc tế đối với vấn đề mục đích sử dụng và phát triển năng lượng hạt nhân. Tòa Thánh hân hoan chào đón các nước Malawi, Montenegro, Mozambique, và Palau đã trở thành các thành viên mới trong gia đình IAEA.

 

Giải Nobel Hòa Bình năm ngoái được trao cho cơ quan và các vị chỉ huy, tượng trưng cho việc nhìn nhận rất xứng đáng đối với sự đóng góp của IAEA trong tất cả các hoạt động của cơ quan. Công sức của IAEA đối với cộng đồng quốc tế trong việc đẩy mạnh nỗ lực không gia tăng vũ khí hạt nhân và đóng góp vào quá trình giải giới vũ khí hạt nhân là những gì hết sức đáng được tuyên dương.

 

Kính thưa ông Chủ tịch, các đại biểu, và tất cả các quý vị,

 

Trong năm mừng kỷ niệm này, cơ quan có thể nhìn lại và hài lòng với những gì đã thực hiện từ khi được thành lập theo sứ mệnh bao gồm ba lãnh vực chính yếu là kỹ thuật, sự  an toàn, và việc chứng thực. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thách đố cần phải đối phó trong tương lai. Trong đó có vấn đề mà Tòa Thánh rất quan tâm, là việc không tuân theo Hiệp ước không gia tăng vũ khí hạt nhân (Nuclear Nonproliferation Treaty – NPT), cũng như các điều ràng buộc về những thứ  bảo toàn trong hiệp ước.

 

Tòa Thánh cho rằng NPT là viên đá góc tường của chính sách không gia tăng vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới, là nền tảng để theo đuổi việc giải giới các loại vũ khí hạt nhân, và là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển năng lượng hạt nhân cho các mục đích hòa bình. Vì NPT là dụng cụ đa phương duy nhất có được, với chí hướng là mang lại một thế giới không có vũ khí hạt nhân, chúng ta không thể để cho nó bị suy yếu đi. Nhân loại rất đáng được tất cả các quốc gia hết sức hợp tác trong vấn đề quan trọng này.

 

Về khía cạnh ấy, Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã trình bày trong Thông điệp vào Ngày hòa bình thế giới 2006: “Có thể nói gì  về các quốc gia lệ thuộc vào vũ khí hạt nhân để bảo đảm sự an toàn cho chính mình? Cùng với vô số người thiện chí, chúng ta có thể khẳng định rằng quan điểm này không chỉ tai hại mà còn hoàn toàn lệch lạc. Trong chiến tranh hạt nhân không có người chiến thắng, chỉ có các nạn nhân. Sự thật về hòa bình đòi hỏi tất cả - cho dù đó là các chính phủ có sở hữu vũ khí hạt nhân cách công khai hay bí mật, hoặc những thành phần đang có kế hoạch sở hữu – phải đồng ý thay đổi hướng đi một cách rõ rệt và kiên quyết, cùng với nỗ lực thực hiện việc gia tăng và điều hợp vấn đề giải giới các vũ khí hạt nhân”.

 

Những Hiệp Định về Những Thứ Bảo Toàn toàn diện và những Nghị Định Phụ Thêm của cơ quan này là một yếu tố thiết yếu của chính sách không gia tăng nguyên tử trên toàn thế giới, khi cung cấp những gì bảo đảm khả tín trong việc không làm trệch đi các nguyên liệu hạt nhân cũng như trong việc thiếu báo cáo về các hoạt động hạt nhân. Tòa Thánh ủng hộ tất cả các nỗ lực nhằm tăng hiệu quả và hiệu lực nơi hệ thống bảo vệ của IAEA, và kêu gọi tất cả các quốc gia hãy thực hiện những phương tiện ấy để củng cố hệ thống bảo toàn hạt nhân. Tính cách phổ quát hóa các Nghị Định Phụ Thêm ấy chắc chắn sẽ là những gì củng cố chính sách không gia tăng vũ khí nguyên tử và việc giải giới, cũng như gia tăng niềm tin tưởng vào việc sử dụng nguyên tử lực một cách an lành.   

 

Hiệp Ước Cấm Thử Nghiệm Hạt Nhân quy mô (CTBT) là một thứ yếu tố mang lại nền an ninh cho thế giới không cậy dựa vào các thứ vũ khí hạt nhân, và cho thấy niềm hy vọng lớn nhất trong việc hạn chế vấn đề gia tăng vũ khí hạt nhân. Trong dịp kỷ niệm 10 năm bản hiệp ước bắt đầu được ký kết này, Tòa Thánh tái khẳng định sự ủng hộ của Tòa Thánh đối với hiệp ước như là một dụng cụ quan trọng trong lĩnh vực giải giới và không tăng nhanh vũ khí hạt nhân. Tòa Thành liên kết với các quốc gia khác để kêu gọi tất cả mọi quốc gia chưa ký kết vào bản hiệp ước thì nên làm ngay việc này, đặc biệt là các quốc gia cần có sự ưng chuẩn của họ để bản hiệp ước có hiệu lực.

 

Về Nghị Định Các Thứ  Tiểu Lượng (Small Quantities Protocol – SQP), phái đoàn của chúng tôi hân hoan thông báo cùng Tổng Nghị rằng Tòa Thánh gần đây đã đúc kết việc trao đổi các lá thư với vị tổng giám đốc để mang lại tác dụng cho bản văn được tiêu chuẩn hóa và các tiêu chuẩn được điều chỉnh lại.

 

Tuy nhiên, việc sử dụng năng lượng hạt nhân cách an bình vẫn cần đến nhiều nỗ lực nơi các quốc gia để bảo đảm rằng người dân nước họ và môi trường được bảo vệ một cách có hiệu quả, cũng như để đáp ứng các quan ngại chính đáng về tương lại của hành tinh chúng ta. Năm nay chúng ta kỷ niệm 20 năm biến cố xẩy ra ở Chernobyl. Việc hồi tưởng về thảm họa ghê gớm đó và hệ quả đau khổ mà nhiều người, đặc biệt trẻ em, phải trải qua cho tới ngày hôm nay, là một hồi chuông báo động cho cộng đồng quốc tể phải nâng cao sự an toàn trong tất cả các nhà máy hạt nhân trên khắp thế giới.

 

Kính thưa ông Chủ tịch,

 

Việc giải giới là bước tiến trên con đường hòa bình, và ngày nay, hơn bao giờ hết, hòa bình là sự thiện tối hậu của các dân tộc và là hoài bảo lớn nhất của nhân loại; đây là hoài bảo mà rất tiếc chiến tranh và nạn khủng bố đã đe dọa và làm cho nhiều nơi trên thế giới bị hụt hẫng.

 

Liên quan đến vùng Trung Đông, Tòa Thánh chia sẻ mối quan ngại về sự thiếu an ninh ngày càng gia tăng. Vấn đề được ước mong đó là tất cả các quốc gia trong vùng và trong cộng đồng quốc tế hãy khởi xướng lên một cuộc đối thoại nghiêm túc để đưa đến một vùng Trung Đông không có các thứ vũ khí tiêu diệt hàng loạt và các loại vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, sự tham gia của tất cả các quốc gia trong vùng vào Thỏa Ước và Nghị Định Bảo Toàn Quy Mô sẽ là sự đóng góp lớn lao mang lại an ninh cho cả vùng.

 

Liên quan tới những diễn tiến gần đây trong các cuộc thương thảo quốc tế về chương trình hạt nhân của Iran, phái đoàn đại biểu tôi xin lập lại rằng Tòa Thánh mạnh mẽ xác tín rằng những khó khăn hiện nay có thể và cần phải được thắng vượt bằng những đường lối ngoại giao, bằng cách sử dụng tất cả mọi phương tiện ngoại giao có thể và cho rằng cần thiết để loại trừ tất cả mọi yếu tố khách quan ngăn trở lòng tin tưởng nhau.

 

Chương Trình Hợp Tác Về Kỹ Thuật của IAEA là một trong những phương tiện có hiệu lực nhất đối với mục đích phát triển hạt nhân một cách an bình. Việc áp dụng kỹ thuật hạt nhân và cách sử dụng các chất đồng vị đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy học, an ninh thực phẩm, và y học là hướng đến việc gia tăng mức sống của nhiều người và đã đóng góp đáng kể vào việc đạt đến mục tiêu này.

 

Tòa Thánh cảm kích các nỗ lực và thành tích của IAEA trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật, và khuyến khích cơ quan tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động, đặc biệt: gia tăng sức khỏe trẻ em, chống nạn thiếu dinh dưỡng, kiểm soát ung thư và chữa ung thư bằng bức xạ được thực hiện bởi Chương Trình Hành Động Trị Liệu Ung Thư của cơ quan này, và việc nghiên cứu về những lợi ích trong vấn đề dùng kỹ thuật hạt nhân để gia tăng dinh dưỡng, sức khỏe, và đời sống của người bị nhiễm khuẩn liệt kháng HIV.

 

Vấn đề  có được nước uống an toàn là một lĩnh vực quan tâm của Tòa Thánh, bởi vì hơn 1/6 dân số thế giới không có được nhu cầu căn bản này. Một giải pháp cấp thiết đáp ứng đòi hỏi của toàn thế giới không nên được coi thường, bởi đây là điều kiện trước hết đối với sự phát triển lâu dài.

 

Cuối cùng, kính thưa ông Chủ tịch, chúng tôi muốn bày tỏ những ước muốn tốt đẹp nhất cho tương lai của IAEA, mà Tòa Thánh hân hạnh là một trong những thành viên sáng lập. Mong rằng cơ quan sẽ đầu tư tất cả sức lực của mình vào việc thực hiện viễn tượng “Nguyên tử cho hòa bình” vì sự an ninh của toàn gia đình nhân loại.

 

Xin cám ơn ông Chủ tịch.

 

Rev Anthony Lê Ngọc Đức Phúc, SVD, theo tài liệu Anh ngữ được Zenit phổ biến ngày 6/10/2006

 

  

TOP

 

 

 ? Iran thề cương quyết tiếp tục chương trình nguyên tử lực

 

Sau ngày Thứ Hai 9/10 là ngày Bắc Hàn tuyên bố rằng họ đã thử nguyên tử, tức vào hôm Thứ Ba 10/10/2006, các nhà lãnh đạo Iran đã tuyên bố rằng xứ sở của họ sẽ kông lui bước thực hiện chương trình nguyên tử đang gặp rắc rối, bất chấp việc yêu cầu của thế giới.

 

Tổng Thống Iran là Mahmoud Ahmadinejad tuyên bố rằng Quốc gia Iran của ông sẽ tiếp tục chương trình nguy6en tử vì các mục đích hòa bình mà thôi. Trong khi thế giới lên tiếng phản đối Bắc Hàn về vụ họ thử nghiệm nguyên tử thì Iran đừng ngoài cuộc và đổ lỗi cho Hoa Kỳ về việc thử nghiệm nguyên tử này.

 

Nhiều phân tích gia cho rằng việc thử nghiệm nguyên tử của Bắc Hàn làm cho Iran càng thêm cứng đầu, nhất là trường hợp Hoa Kỳ không đạt được sự đồng thuận về việc đáp ứng với quốc gia Á Châu ấy.

 

Một nhân vật lãnh đạo Iran là Khamenei cũng nói rằng Iran sẽ khgông bị khuất phục trước các đòi hỏi của quốc tế bắt Iran phải ngưng việc tinh luyện chất phóng xạ nguyên tử. Iran đã coi thường thời hạn 31/8/2006 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về vấn đề ấy.

 

Cũng vị lãnh đạo này cho biết trước đây Iran đã tự động ngưng việc tinh luyện chất phóng xạ 3 năm trước đây nhưng giờ đây Iran không làm như vậy nữa. Thật vậy, theo lời yêu cầu của các quốc gia Âu Châu, Iran đã ngưng theo đuổi việc tinh luyện chất phóng xạ vào tháng 11/2003. Thế nhưng, sau khi các cuộc nói chuyện bị thất bại vào tháng 8/2005, nước cộng hòa Hồi Giáo này đã tái diễn các hoạt động tinh luyện chất phóng xạ nguyên tử.

 

Vào tháng 2/2006, lần đầu tiên Iran đã sản xuất được chất phóng xạ được tinh luyện, song mới ở mực độ 164 máy ly tâm được tinh luyện. Iran cho biết vào cuối năm 2006 họ sẽ ráp được 3.000 máy ly tâm ở lò tinh luyện chất phóng xạ thuộc một tỉnh ở trung Iran là Natanz, một lò nguyên tử có tầm cỡ lớn này cần đến 54.000 máy ly tâm là những gì cần để quay hơi phóng xạ vào chất liệu được tinh luyện.

 

Mặc dù Iran cho rằng việc tinh luyệnh chất phóng xạ nguyên tử là vì các mục đích hòa bình như việc sản xuất điện lực, nhưng Hoa Kỳ và một số liên minh của Hoa Kỳ vẫn cho rằng Iran bí mật chế tạo các thứ vũ khí nguyên tử.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo CNN ngày 10/10/2006 bài “Iran vows to continue nuclear program”

 

 

TOP

 

 

?  Tại Sao Thế Giới Càng Tân Tiến Con Người Càng Bạo Loạn? - Một Giải Đáp nơi Vị Đương Kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Hướng về Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI với 2 chuyến tông du lịch sử - Đức Quốc và  Thổ Nhĩ Kỳ

 

(tiếp 13 Thứ Sáu, 14 Thứ Bảy 15 Chúa Nhật về Bối Cảnh và Vấn Nạn Lịch Sử; 16 Thứ Hai)

 

Giáo Hoàng và Tông Du Mục Vụ

Để tiếp nối vị Giáo Hoàng triết gia nhân bản người Balan đầy kinh nghiệm mục vụ này, vị giáo hoàng đã đi khắp thế giới qua 104 chuyến tông du để mang lại “vui mừng và hy vọng” đến cho thế giới tân tiến, Đấng Quan Phòng Thần Linh đã sai đến một vị giáo hoàng thần học gia chuyên về đức tin hiệp thông, vị xuất thân từ một đất nước bắt nguồn phong trào Thệ Phản Cải Cách từ thế kỷ 16, đồng thời cũng là quốc gia xuất phát hai Thế Chiến I và II trong thế kỷ 20, phải chăng, là để vị giáo hoàng xuất thân từ đất nước không còn bức tường Bá Linh ngăn cách giữa đông và tây, (ám chỉ một Âu Châu chia rẽ và cách phân), tiếp tục công cuộc đang dang dở của vị tiền nhiệm hết sức khả kính của ngài, đó là xây dựng một Âu Châu hiệp nhất thực sự, một Âu Châu chẳng những phi cộng sản mà còn trở thành một tân Âu Châu với nền văn hóa sự sống và văn minh yêu thương nữa. Đó là lý do, thực tế cho thấy, Khối Hiệp Nhất Âu Châu, với 25 quốc gia hội viên hiện nay, không thể nào hiệp nhất được với nhau chỉ về phương diện kinh tế và chính trị, nếu không hiệp nhất trước hết và trên hết về tôn giáo, tức trở lại với căn gốc Kitô Giáo làm nên văn hóa và căn tính chung của châu lục này.

Theo chiều hướng ấy chúng ta mới thấy được tính cách rất ư là quan trọng và khẩn trương nơi chung giáo huấn của ngài, (thiên về chủ đề sống đức tin và hiệp thông), các chuyến tông du của vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI lên ngôi năm 78 tuổi, một giáo triều chắc chắn ngắn ngủi, không thể nào dài bằng vị tiền nhiệm của ngài. Thật vậy, nếu tính đến chuyến tông du thứ năm tới đây của ngài ở Thổ Nhĩ Kỳ, từ ngày 28/11 đến 1/12/2006, tức vào tuần lễ cuối cùng của Năm Phụng Vụ B có Lễ Chúa Kitô Vua, ngay trước khi bước vào Mùa Vọng, thì 5 chuyến tông du mục vụ của ngài có những ý nghĩa đặc biệt như sau:

Chuyến tông du mục vụ thứ nhất ở Cologne Đức quốc cho giới trẻ trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới XX (18-21/8/2005) để củng cố đức tin cho giới trẻ Công Giáo là hy vọng của Giáo Hội và của xã hội đang sống trong một “Thế Giới Càng Tân Tiến Con Người Càng Bạo Loạn”; chuyến tông du mục vụ thứ hai ở Ba Lan (25-28/5/2006) để củng cố đức tin cho dân tộc Balan, một dân tộc rất mẫu mực sống theo truyền thống Công Giáo vào bậc nhất ở Âu Châu, nhờ đó họ trở thành một lực lượng tái truyền bá phúc âm hóa Âu Châu theo gương của vị giáo hoàng đồng hương của họ; chuyến tông du mục vụ thứ ba ở Valencia Tây Ban Nha (8-9/7/2006) cho Ngày Thế Giới Các Gia Đình Họp Mặt V, để củng cố đức tin cho ơn gọi hôn nhân gia đình là cơ cấu bị nền văn hóa sự chết tấn công đang băng hoại rất nhiều, cách riêng ở Tây Ban Nha; chuyến tông du mục vụ thứ bốn ở Bavaria Đức quốc (9-14/9/2006), không phải chỉ để viếng thăm quê hương đất nước của mình, mà là chẳng những để củng cố đức tin cho đồng hương Công Giáo của mình, một dân tộc nổi tiếng về nhiều phương diện, nghệ thuật, âm nhạc, triết học, khoa học, chính trị, kinh tế, thần học v.v. nhưng hiện nay lại rất yếu kém về đời sống siêu nhiên, mà còn nỗ lực thực hiện ước nguyện đại kết của ngài với các giáo hội và cộng đồng Kitô hữu Cải Cách ở Đức; chuyến tông du mục vụ thứ năm ở Thổ Nhĩ Kỳ (28/11-1/12/2006) cũng là chuyến tông du đại kết, lần này với Chính Thống Giáo.

"Thế nhưng, liệu chuyến tông du thứ năm đến Thổ Nhĩ Kỳ của ngài có hiện thực chăng, hay là một cuộc liều mạng chứng nhân?

"Đúng thế, trước tình hình bùng lên dữ dội của thế giới Hồi Giáo, từ một nước Hồi Giáo nghiêng về chủ nghĩa trần thế tương tự Tây phương như Thổ Nhĩ Kỳ, đến những quốc gia Hồi Giáo cực đoan ở Trung Đông và nhất là ở Pakistan, trong gần một tuần, từ ngày Thứ Năm 14/9 đến hết Thứ Hai 25/9/2006, về những lời trích dẫn khách quan của vị Giáo Hoàng đương kim Biển Đức XVI ở Đại Học Đường Regensburg hôm Thứ Ba 12/9/2006, liên quan tới Hồi Giáo và bạo lực, liệu chuyến viếng thăm thứ năm này của ngài, chuyến viếng thăm đã được chính tổng thống nước này là Ahmet Necdet Sezer, vị tổng thng nhit lit phò chủ nghĩa trn thế của Tây phương".

 

(còn tiếp) 

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ