GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BẢY 17/6/2006

 TUẦN CHÚA BA NGÔI

 

?  Fatima: Đạo Binh Dàn Trận - theo Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort)

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI Với Đại Hội của Hội Đồng Tòa Thánh Về Di Dân và Du Dân tại Sảnh Đường Clementine Ngày 15/5/2006 về ‘Vấn Đề Di Dân và Du Hành từ và đến Các Xứ Sở Đa Số Hồi Giáo’

?  Phim ‘Cuộc Thương Khó Của Chúa Kytô’, một cuốn phim đã bị hãng phim thực hiện cuốn The Da Vinci Code từ chối thực hiện nhưng lại là một cuốn phim 'hót' hơn The Da Vinci Code! (tiếp)

 

 

?  Fatima: Đạo Binh Dàn Trận - theo Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort)

 

(tiếp 27/5 Thứ Bảy "Mẹ Maria Chỉ Còn Biết Khóc"; và 3/6 Thứ Bảy "Thời Điểm Fatima")

“Phải chăng lịch sử thế giới đi từ biến cố Nước Nga trở lại đến biến cố Hoa Kỳ bị khủng bố tấn công, từ Chiến Trạnh Lạnh sang Chiến Tranh Nóng như thế, đã và đang là những gì thực sự ứng nghiệm lời tiên đoán của Thánh Long Mộng Phố (Louis de Montfort) trong cuốn ‘Luận Về Lòng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria’ của ngài, một tác phẩm ngài đã viết từ đầu thế kỷ 18 và đã được phổ biến giữa thế kỷ 19 (năm 1843), như sau: ‘Mẹ Maria, theo lệnh của Đấng Tối Cao, chính là vị sẽ trang bị cho họ (thành phần môn đệ đích thực của Chúa Giêsu Kitô), để vương quốc của Ngài bao trùm trên vương quốc của người vô đạo, vương quốc của kẻ tôn thờ ngẫu tượng và vương quốc của Tín Đồ Hồi Giáo’” (đoạn 59).

Câu trên đây được trích lại từ bài viết “Thời Điểm Maria” trong số báo TTĐM 339, 3/2006. Tuy nhiên, theo chủ đề của bài viết lần này, thiết tưởng cũng cần phải trích dẫn trọn vẹn những gì Thánh Long Mộng Phố đã viết liên quan đến những chữ ở trong ngoặc: “(thành phần môn đệ đích thực của Chúa Giêsu Kitô)”.

 

Ở đoạn 54 Thánh Long Mộng Phố viết về “(thành phần môn đệ đích thực của Chúa Giêsu Kitô)” liên quan tới Mẹ Maria và phe đối thủ như sau:

 

“Quyền năng của Mẹ Maria trên tất cả mọi qủi ma sẽ đặc biệt chiếu sáng vào những thời buổi sau này, khi mà Satan giăng bẫy gót chân của Mẹ: tức là giăng bẫy các tôi tớ khiêm hạ và các con cái nghèo hèn của Mẹ, thành phần Mẹ sẽ lập nên để chống lại với hắn. Họ sẽ nhỏ bé và nghèo hèn trước mắt thế gian, hạ mình xuống như gót chân trước tất cả mọi người, bị các phần thể khác giầy đạp và bắt bớ như một gót chân. Thế nhưng, nhờ vậy mà họ lại trở nên giầu sang trong ân sủng của Thiên Chúa, ân sủng Mẹ Maria sẽ ban phát cho họ một cách dồi dào. Họ sẽ nên cao cả và thăng tiến trong đường thánh đức trước nhan Thiên Chúa, vượt trên tất cả các tạo vật khác ở lòng nhiệt thành sống động của họ, và được ơn phù trợ của Thiên Chúa nâng đỡ đến nỗi, hiệp với Mẹ Maria, bằng việc khiêm hạ như gót chân, họ sẽ đạp nát đầu ma qủi để mang lại chiến thắng cho Chúa Giêsu Kitô”.

 

Ở đoạn 58 Thánh Long Mộng Phố diễn tả về “(thành phần môn đệ đích thực của Chúa Giêsu Kitô)” liên quan với Thiên Chúa như sau:

 

“Họ sẽ là những vị tông đồ đích thực của những thời buổi sau này, thành phần mà Chúa các Đạo Binh sẽ ban cho họ lời nói và sức mạnh để họ thực hiện những điều kỳ diệu và vinh thắng tước đoạt các chiến lợi phẩm từ tay quân thù của Người...”

    

Và ở đoạn 59, Thánh Long Mộng Phố diễn tả “(thành phần môn đệ đích thực của Chúa Giêsu Kitô)” liên quan với Chúa Kitô và Mẹ Maria như sau:

    

“Tóm lại, chúng ta biết rằng họ sẽ là thành phần môn đệ đích thực của Chúa Giêsu Kitô, bước theo gót chân nghèo hèn, khiêm hạ, bị thế gian khinh chê, yêu thương bác ái của Người; họ giảng dạy con đường hẹp của Thiên Chúa bằng sự thật nguyên vẹn của Thiên Chúa theo Phúc Âm thánh hảo, chứ không theo những tâm niệm của thế gian... Họ sẽ ngậm nơi miệng của mình thanh gươm hai lưỡi Lời Thiên Chúa. Họ sẽ vác trên vai mình một thứ Thánh Giá đẫm máu, tay phải của họ cầm Tượng Chuộc Tội, tay trái của họ nắm Tràng Kinh Mân Côi, con tim của họ ghi Thánh Danh Chúa Giêsu và Mẹ Maria, hành vi cử chỉ của họ bộc lộ đức hạnh và khổ hạnh của Chúa Giêsu Kitô. Họ là những con người cao cả sẽ phải đến; còn Mẹ Maria, theo lệnh của Đấng Tối Cao, chính là vị sẽ trang bị cho họ, để vương quốc của Ngài bao trùm trên vương quốc của người vô đạo, vương quốc của kẻ tôn thờ ngẫu tượng và vương quốc của Tín Đồ Hồi Giáo”.

 

(xin xem tiếp vào mỗi Thứ Bảy, Ngày Thánh Mẫu hằng tuần. Tuần tới "Fatima: Đạo Binh Dàn Trận - chống Đạo Binh Satan")

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

TOP

 

 

 ?  Với Đại Hội của Hội Đồng Tòa Thánh Về Di Dân và Du Dân tại Sảnh Đường Clementine Ngày 15/5/2006 về ‘Vấn Đề Di Dân và Du Hành từ và đến Các Xứ Sở Đa Số Hồi Giáo’

 

Quí Hồng Y,

Quí Huynh Khả Kính trong hàng giáo phẩm và giáo sĩ,

Anh Chị Em thân mến,

 

Tôi hân hoan chào mừng anh chị em nhân dịp đại hội của Hội Đồng Tòa Thánh Về Việc Chăm Sóc Mục Vụ Cho Thành Phần Di Dân Và Du Hành. Trước hết, tôi xin chào Đức Hồng Y Renato Martino, vị đã ngỏ lời dẫn nhập cho cuộc gặp gỡ của chúng ta đây. Tôi cũng xin chào vị thư ký, các phần tử cùng các cố vấn viên của hội đồng tòa thánh này, nhất là những ai mới được chỉ định, và tôi xin gửi đến tất cả mọi người những lời cầu chúc tốt đẹp nhất cho công việc của anh chị em được thành đạt.

 

Đề tài được chọn cho cuộc đại hội này là ‘Vấn Đề Di Dân và Du Hành từ Các Xứ Sở Đa Số Hồi Giáo và đến Các Xứ Sở Đa Số Hồi Giáo’ liên quan tới một thực tại về xã hội đang càng ngày càng trở nên hiện đại hơn. Bởi thế, việc di chuyển của nhân loại liên quan tới các quốc gia Hồi Giáo cần phải được đặc biệt suy nghĩ, chẳng những vì tầm vóc hiện tượng, nhất là vì căn tính Hồi Giáo vừa tôn giáo vừa văn hóa.

 

Giáo Hội Công Giáo càng nhận thức được rằng việc đối thoại liên tôn là yếu tố dấn thân của Giáo Hội cho việc phục vụ nhân loại trong thế giới hiện đại. Niềm xác tín này đã trở nên, như người ta nói, ‘lương thực hằng ngày’, nhất là thích hợp với những ai hoạt động liên hệ với thành phần di dân, tị nạn và những thứ loại khác nhau của thành phần du hành.

 

Chúng ta đang sống ở những thời điểm Kitô hữu được kêu gọi để vun trồng một lối đối thoại cởi mở với vấn đề về tôn giáo, mà không bỏ qua việc trình bày cho thành phần đối thoại chương trình hoạt động của Kitô Giáo hợp với căn tính của mình. Bởi vậy, người ta càng cảm thấy tầm quan trọng của tính cách hỗ tương trong vấn đề đối thoại, một tính cách hỗ tương được bản hướng dẫn ‘Erga Migrantes Caritas Christi’ thích đáng định nghĩa như là ‘một nguyên tắc’ có tầm quan trọng lớn lao. Nó liên quan tới một ‘mối liên hệ đưa trên sự tôn trọng lẫn nhau’, và trước đó dựa trên ‘thái độ của tấm lòng và tinh thần’ (khoản 64).

 

Tầm quan trọng và tính cách tế nhị của việc dấn thân này được chứng thực bởi các nỗ lực thực hiện ở nhiều cộng đồng trong việc đan kết những mối liên hệ của việc hiểu biết nhau và tôn trọng nhau đối với thành phần di dân, những liên hệ tỏ ra cho thấy hữu ích hơn bao giờ hết trong việc thắng vượt thành kiến và một thứ tâm thức khép kín.

 

Nơihành động tiếp nhận và đối thoại với thành phần di dân và du hành của mình, cộng đồng Kitô hữu luôn căn cứ vào Chúa Kitô, Đấng đã để lại cho các môn đề của mình, như một qui luật sống, giới răn yêu thương mới. Tình yêu của Kitô hữu, tự bản chất, là những gì mở đường đi trước. Đó là lý do tại sao thành phần tín hữu được kêu gọi để mở rộng vòng tay và cõi lòng của mình ra đối với hết mọi người, từ bất cứ quốc gia nào họ tới, giúp cho các vị thẩm quyền mang trách nhiệm với đời sống quần chúng có thể áp dụng những thứ luật lệ thích đáng cần cho một cuộc chung sống lành mạnh.

 

Được tác động liên tục trong việc làm chứng cho tình yêu thương được Chúa Giêsu truyền dạy, Kitô hữu cần phải đặc biệt mở lòng mình ra đối với người thấp hèn và nghèo khổ, thành phần mà nơi họ Chúa Kitô đích thân hiện diện một cách đặc biệt. Tác động như thế, họ tỏ ra cái tính chất tốt đẹp nhất nơi căn tính Kitô Giáo của họ: đó là thứ tình yêu Chúa Kitô đã sống và tiếp tục truyền đạt cho Giáo Hội qua Phúc Âm và các phép bí tích.

 

Dĩ nhiên cần phải hy vọng rằng thành phần Kitô hữu di dân tới các quốc gia đa số là người Hồi Giáo cũng sẽ được đón nhận và căn tính đạo giáo của họ cũng được tôn trọng.

 

Anh Chị Em thân mến, tôi xin lợi dụng cơ hội này để cám ơn anh chị em về những gì anh chị em làm trong việc phục vụ một cách có tổ chức và hiệu nghiệm thành phần di dân và du hành, bỏ thời giờ của mình, khả năng của mình và kinh nghiệm của mình vào việc phục vụ ấy. Chớ gì ai cũng thấy rằng đây là một tiền tuyến đáng kể của công cuộc tân truyền bá phúc âm hóa trong thế giới được toàn cầu hóa hiện nay.

 

Tôi xin anh chị em hãy theo đuổi công việc làm của anh chị em bằng một nhiệt tình mới, trong khi đó, về phần mình, tôi chăm chú theo dõi anh chị em và tôi đồng hành với anh chị em bằng lời nguyện cầu, để Thánh Thần làm cho hoạt động của anh chị em được sinh hoa kết trái cho thiện ích của Giáo Hội và thế giới.

 

Xin Mẹ Maria Rất Thánh coi sóc anh chị em, Mẹ là vị đã sống niềm tin của mình như một khách hành hương qua những hoàn cảnh khác nhau của đời sống Mẹ. Xin Vị Trinh Nữ Thánh Hảo này giúp cho hết mọi con người nam nữ nhận biết Chúa Giêsu Con Mẹ và lãnh nhận từ Người tặng ân cứu độ. Với những nguyện ước ấy, tôi ban phép lành cho tất cả anh chị em và những người thân thương của anh chị em.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 7/6/2006

 

 

TOP

 

 

?   Phim ‘Cuộc Thương Khó Của Chúa Kytô’, một cuốn phim đã bị hãng phim thực hiện cuốn The Da Vinci Code từ chối thực hiện nhưng lại là một cuốn phim 'hót' hơn The Da Vinci Code!

 

 

(tiếp bài Cuốn The Da Vinci Code)

 

LM Anphong Trần Đức Phương

 

            "Vào ngày 19 tháng 5, năm 2006, phim Da Vinci Code  đã được chiếu tại Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới; mà đầu tiên lại ở Trung quốc, một quốc gia còn trong chế độ Cộng sản vô thần. Cũng vì tính tò mò nên nhiều người đi xem. Tuy nhiên, khi đem chiếu khai mạc tại Đại hội điện ảnh lần thứ 59 tại Cannes (Pháp) vào ngày 18 tháng 5 năm 2006, phim này đã bị các nhà phê bình điện ảnh đánh giá thấp về nhiều phương diện và chỉ được xếp vào hạng C+". (trích bài Cuốn The Da Vinci Code)

 

            "Nhận thấy có thể kiếm được 'lợi nhuận lớn' nếu quay thành phim, nên giới điện ảnh doanh thương Holly Wood đã mau mắn xin đóng thành phim với cốt truyện phim do Akiva Goldsman viết thành kịch bản, và Ron Howard đạo diển cùng với nhiều minh tinh màn bạc nổi tiếng của Holly Wood. Nơi đây xin mở một dấu ngoặc là: trước đây chừng ba năm, Mel Gibson muốn thực hiện cuốn phim 'THE PASSION OF THE CHRIST', ông đã nhờ Holly Wood yểm trợ, nhưng không được, nên Mel Gibson đã tự xuất vốn và đi vay mượn để thực hiện cuốn phim này. Cuốn phim đạo đức này đã thành công rực rở (chúng tôi có gửi kèm bài viết về cuốn phim này để quý vị xem thêm)". (trích bài Cuốn The Da Vinci Code)

 

            (TĐM: Sau đây là bài viết của cùng tác giả viết 2 năm trước về cuốn Phim Cuộc Khổ Nạn Chúa Giêsu xin được tái phổ biến để so sánh giá trị nội dung cùng nghệ thuật và kỹ thuật giữa một cuốn phim phò đạo trước đây và một cuốn phim phá đạo hiện nay)

 

(tiếp 14 Thứ Tư, 15 Thứ Năm 16 Thứ Sáu)

            

           

Trong phim, Chúa Giêsu và một số ‘Nhân Vật’ nói tiếng Aramaic (một thứ tiếng vùng Syria), còn các ‘Nhân Vật’ khác nói tiến Latinh bình dân (Street Latin), phụ đề tiếng Anh, nhưng chỉ những chổ, những lời nói chủ yếu; vì cuốn phim rất dể hiểu, nhất là đối với các Kitô hữu và các người đã đọc Kinh Thánh, ít là phần Tân Ước. Đối với người Công Giáo Việt Nam thì chuyện phim diển tả lại các sự việc thứ tự như trong sách ‘Ngắm Sự Thương Khó Chúa’ hay đơn sơ hơn như trong ‘Kinh Cầu Chịu Nạn’; mặc dù xen vào dọc theo cuốn phim vẫn có cảnh ‘hồi chiếu’ (flash back) để nói lên ý nghĩa sâu xa, thiêng liêng, hoặc lý do của một ‘sự đau khổ’ nào đó của Chúa: Adong, Evà phạm tội đưa đến sự chia rẽ, thù hận, đau khổ và cái chết… Chúa Giêsu  xuống thế làm người rao giảng Tin Mừng Tình Yêu Thương tha thứ, Con đường Cứu Độ, và ‘Cuộc sống mới’ (Các ‘hồi ức’: như thời thơ ấu của Chúa ở Nagiarét; Maria Madalêna như người ‘phụ nữ tội lỗi’ được ơn sám hối ‘tái sinh’, Chúa Giêsu được dân chúng đón tiếp long trọng khi vào thành Giêrusalem; Ông Phêrô quả quyết ‘dù ai bỏ Thầy, Con quyết không bỏ!’; bài học yêu thương trong ‘Bửa Tiệc Ly’….

 

X

                                                                                                       X       X

 

            Sau khi xem xong phim lúc 10giờ00 đêm, mọi người yên lặng ra về, không có tiếng ồn ào, mọi người đều có vẻ mặt ‘suy tư’, có người cảm động chảy nước mắt (ở một số nơi nghe là sau khi xem xong phim, cũng có người vổ tay). Những nhóm hội thảo về cuốn phim được hẹn vào tuần sau đó… sau khi đã đọc thêm các lời bình luận trên báo chí, truyền thanh, truyền hình.

 

            Nói chung, mọi người đều hài lòng và coi như rất thích hợp để xem phim này vào Mùa Chay Thánh để dể dàng ‘sống sự thương khó của Chúa’… và hiểu được ý nghĩa sâu xa về cuộc Khổ Nạn và cái chết thê thảm của Chúa.

           

            Có người nói là phim quá ‘bạo động’ và máu me nhiều quá, cuộc đánh đòn hơi kéo dài, cuộc đội mảo gai và vác Thánh giá qúa thê thảm. Mel Gibson thì nói: ‘Ông làm thế để gây ấn tượng mạnh’ (theo báo chí tường thuật). Nhiều người xem cũng thích như vậy để thấy rõ Chúa đã chịu đau khổ và chịu chết thật thê thảm vì tộ lỗi nhân lọai…

 

Hầu hết nói là phim không cố ý ‘kết án người Do Thái’ hay để khơi lên lòng ‘thù hận người Do Thái’. Phim chỉ nói lên một sự kiện lịch sử…. Cũng như phim ‘The Ten Commandments’ ‘Mười Điều Răn’ (hay được chiếu hàng năm trên một số đài TV ở Hoa Kỳ vào dịp gần Lễ Phục Sinh), đâu có để gây ra lòng thù hận giữa người ‘Ai Cập và Do Thái’; những phim về sự tàn ác của ‘Đức Quốc Xã’ tàn sát người Do Thái đâu phải để gây lên lòng thù hận người Đức…

 

            Có người cho là trong phim có những đọan hơi ‘cường điệu’ có tính cách ‘kịch tính’. Nhưng trong hội thảo thì cho là phim ‘tả rất thực’ làm nổi bật rất sát cuộc tử nạn của Chúa. Dầu sao thì đó cũng là một ‘cuốn phim’ tất nhiên phải có tính cách ‘phim ảnh’ và dùng những ‘kỷ thuật phim ảnh’; hơn nữa, không phải chỉ để chiếu cho những người Kitô hữu; nhưng để chiếu cho mọi người. Thực tế, nhiều người không phải là Kitô hữu cũng đã đi xem và cảm động (theo một số báo chí tường thuật).

 

            Hiện nay có nhiều trường học (Công giáo, Tin lành…) đã cho các em xem phim chung cùng với cha mẹ để giúp các em hiểu về cuộc đời của Chúa hơn (có lời khuyên là các em dưới 15, 16 tuổi nên xem phim chung với phụ huynh và nên hướng dẫn trước). Tuy nhiên cũng có phụ huynh cho là phim có thể làm các em ‘thích cảnh bạo động’; nhưng nhiều phụ huynh nó là cảnh ‘bạo động’ ở phim này khác cảnh ‘bạo động’ ở nhiều phim khác… Hơn nữa đâu có bạo động như các cảnh ‘bạo động’ ở Video Games mà các em hay coi…

 

            Xin cám ơn quý vị đã theo dõi bài viết này. Chúng tôi chỉ nêu lên các ‘dư luận’ … Nếu quý vị chưa đi coi phim, nên đi coi để nhận xét. Quý vị có thể vào webside www.ThepassionoftheChrist.Com  Tuy nhiên, nếu chúng ta đi coi phim ‘Sự Thương Khó Chúa’ không phải chỉ để nhận xét, hay giải trí cuối tuần, nhưng để ‘sống sự thương khó của Chúa’ trong Mùa Chay Thánh này, thì thực sự rất có ích lợi cho ‘đời sống đạo’ của chúng ta và gia đình.

 

            Trong một cuộc hội thảo ở một trường Trung Học Công Giáo, có em nói ‘xem phim làm em có một ấn tượng mạnh hơn về cuộc khổ nạn của Chúa trong 12 giờ cuối đời để đền tội nhân lọai…’. Một em nói khi xem cảnh ‘hồi chiếu bửa tiệc Thánh Thể (bửa Tiệc Ly) giữa Chúa Giêsu và các Tông đồ’ xen vào lúc Chúa bị treo lên thập tự giá làm cho em có ý nghĩ sâu sa hơn khi lên rước Mình và Máu Thánh Chúa’ ‘It was,  ‘Take this, this is my body…’ ‘and then, bang!… the cross is up. That was amazing thing for me… and it gives me a lot of respect and reverence for going up to communion and being able to (take) God’s gift to us… He did all this for us…!’ (theo tường thuật của báo ‘The Catholic Progress’ (Seattle, Washington) March 4, 2004 (www.SeattleArch.Org/Progress).

 

(Phổ biến tại Cộng Đòan Công Giáo Việt Nam, Nhà Thờ Saint James, Vancouver, Washington: Dịp đầu Mùa Chay Thánh năm 2004)

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ