GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 7/8/2006

 TUẦN XVIII THƯỜNG NIÊN

 

?  Những Huấn Từ Truyền Tin Kêu Gọi Hòa Bình Trung Đông của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

?   Diễn Tiến Từng Ngày Cuộc Xung Đột Do Thái và Dân Quân Hezbollah ở Lebanon

?  ĐHY Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo Walter Kasper ngỏ lời cùng Thượng Nghị Tôn Giáo Moscow (3-5/7/2006)

 

 

? Những Huấn Từ Truyền Tin Kêu Gọi Hòa Bình Trung Đông của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

 

Chúa Nhật XIII Thường Niên 2/7/2006

 

Tôi càng ngày càng quan tâm theo dõi những biến cố xẩy ra ở Iraq và Thánh Địa. Trước tình trạng một đàng thì xẩy ra bạo động một cách mù quáng gây ra những cuộc sát hại tàn ác, đàng khác, mối đe dọa gia tăng trầm trọng cuộc khủng hoảng trải qua mấy ngày vừa rồi này đã trở thành thậm chí thảm thương hơn nữa, cần phải có những gì là công lý, và việc thực hiện một cuộc dấn thân nghiêm trọng khả tín cho hòa bình, tiếc thay, lại không xẩy ra.

 

Bởi thế, tôi kêu gọi tất cả mọi người hãy tin tưởng và kiên tâm nguyện cầu để Chúa soi sáng các tâm can và để không ai miễn chấp cho mình nhiệm vụ xây dựng một cuộc chung sống thuận hòa, bằng việc nhìn nhận nhau là anh em, bất kể quốc gia họ thuộc về.

 

Một cuộc họp thượng đỉnh quan trọng của các vị lãnh đạo tôn giáo, được tổ chức bởi Hội Đồng Liên Tôn Nga Sô, sẽ được tổ chức ở Moscow từ ngày 3 đến 5 tháng 7.

 

Theo lời mời của đức thượng phụ Moscow, Giáo Hội Công Giáo sẽ tham gia với một phái đoàn đại biểu của mình. Tôi muốn gửi lời chào thân ái tới đức thượng phụ Alexy II cùng tất cả mọi tham dự viên. Cuộc họp quan trọng này của rất nhiều người tiêu biểu của các tôn giáo trên thế giới cho thấy ước muốn chung trong việc cổ võ cuộc đối thoại giữa các nền văn minh cùng việc theo đuổi thực hiện một trật tự thế giới công chính và an bình hơn.

 

Tôi hy vọng rằng, nhờ việc chân thành dấn thân của tất cả mọi người, các lãnh vực sẽ được tìm thấy cho việc hữu hiệu hợp tác để giải quyết những thách đố ngày nay một cách tương kiến và tương kiến. Nơi trường hợp của các Kitô hữu, nó là vấn đề biết nhau sâu xa hơn nữa và cảm nhận nhau một cách hỗ tương, theo chiều kích về phẩm giá con người và định mệnh trường vĩnh của họ.

 

Bằng việc hứa nguyện cầu để xin Chúa ban cho cuộc họp của cuộc thượng nghị này thành đạt, tôi xin cho tất cả mọi anh chị em được dồi dào phép lành của trời cao.

 

Chúa Nhật XV Thường Niên 16/7/2006

 

Trong những ngày gần đây, tin tức ở Thánh Địa khiến cho tất cả chúng ta cảm thấy có những quan tâm mới và quan trọng, đặc biệt vì tình trạng lan tràn những hành động chiến tranh xẩy ra cũng ở Lebanon, và vì có nhiều nạn nhân thường dân trong dân chúng. Trọng tâm của những cuộc đối chọi dữ dội này, thảm thay, là những trường hợp khách quan vi phạm đến luật lệ và công lý. Thế nhưng, không một hành động khủng bố lẫn trả đũa nào là chính đáng cả, nhất là khi chúng bao gồm các hậu quả thê thảm gây ra cho thành phần dân sự. Việc sử dụng những đường lối giải quyết như thế, như kinh nghiệm nghiệt ngã cho thấy, chẳng đạt được những thành quả tích cực nào hết.

 

Hôm nay là ngày kính nhớ Đức Bà Carmêlô, một Núi ở Thánh Địa mà, chỉ cách Lebanon có mấy cây số, làm nổi bật thành phố Haifa ở Do Thái, một thành phố cũng mới bị nạn nữa. Chúng ta hãy cầu cùng Mẹ Maria, Nữ Vương Hòa Bình, nài xin Thiên Chúa ban tặng ân hòa thuận sâu xa, đưa thành phần lãnh đạo chính trị về lại con đường lý trí, và hướng tới những cơ hội mới của việc đối thoại và hiệp ước. Theo chiều hướng ấy, tôi mời các Giáo Hội địa phương hãy dâng lời nguyện cầu đặc biệt cho hòa bình ở Thánh Địa cũng như cho toàn vùng Trung Đông.

 

Chúa Nhật XVI Thường Niên 23/7/2006

 

Thứ Năm vừa rồi, vì tình hình trở nên tồi tệ hơn ở Trung Đông, tôi đã kêu gọi ngày cầu nguyện và thống hối vào Chúa Nhật hôm nay, kêu gọi các vị mục tử, tín hữu và tất cả mọi người có tín ngưỡng hãy nài xin Thiên Chúa ban tặng ân hòa bình.

 

Tôi hết sức muốn lập lại lời kêu gọi này với đôi bên đang xung đột nhau trong việc chấp nhận việc ngưng bắn ngay tức khắc, và hãy cho phép thực hiện việc viện trợ nhân đạo, nhờ đó, với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, tìm cách bắt đầu thực hiện những cuộc thương thảo với nhau.

 

Tôi xin lợi dụng dịp này để tái khẳng định quyền lợi của nhân dân Lebanon được có một xứ sở nguyên vẹn và chủ quyền, quyền lợi của nhân dân Israel được sống trong hòa bình nơi đất nước của mình, và quyền lợi của nhân dân Palestine được có một quê hương tự do và chủ quyền.

 

Ngoài ra, tôi đặc biệt cảm thấy gắn bó với thành phần dân chúng không thể tự vệ, bị ảnh hưởng một cách bất công trong một cuộc xung đột mà họ chỉ là nạn nhân: cả những người dân ở Galilêa, bị bắt buộc phải sống trong các chỗ nương trú, cũng như đại đa số người dân Lebanon, thành phần đã hơn một lần chứng kiến xứ sở của mình bị tàn phá, và đành phải bỏ lại tất cả để sống còn ở một nơi khác.

 

Tôi dâng lên Thiên Chúa lời nguyện cầu đau thương, xin cho ước nguyện hòa bình của đại đa số dân chúng sớm được hiện thực, nhờ việc dấn thân chung của những ai hữu trách. Tôi cũng xin lập lại lời kêu gọi của tôi với tất cả mọi tổ chức bác ái hãy biểu lộ một cách đặc biệt tình đoàn kết với những thành phần ấy.

 

Chúa Nhật XVII Thường Niên 30/7/2006

 

Vào lúc này đây, tôi không thể không nghĩ đến tình hình, trầm trọng và thảm thương hơn bao giờ hết, đang diễn tiến ở Trung Đông, với cả hằng mấy trăm nhân mạng, nhiều người bị thương, một số khổng lồ những người vô gia cư và tụ nạn, nhà cửa, phố xá và hạ tầng cơ sở bị hủy hoại; trong khi đó hận thù và ý muốn trả đũa gia tăng nơi lòng của nhiều người.

 

Những sự kiện này rõ ràng chứng tỏ cho thấy rằng anh chị em không thể nào tái thiết lập công lý, thiết lập một trật tự mới và dựng xây hòa bình đích thực khi anh chị em sử dụng phương tiện bạo lực.

 

Hơn bao giờ hết, chúng ta thấy lời của Giáo Hội là những gì tiên tri và thực tế biết bao, khi Giáo Hội vạch ra đường lối liên quan đến sự thật, công lý, yêu thương và tự do (cf. encyclical "Pacem in Terris"), khi xẩy ra đủ mọi thứ chiến tranh và xung đột. Ngày nay nhân loại cũng cần phải vượt qua con đường này để đạt được hòa bình chân thực theo lòng mong ước.

 

Nhân danh Thiên Chúa, tôi kêu gọi tất cả những ai có trách nhiệm về cơn lốc bạo lực đây, xin đôi bên bỏ vũ khí xuống ngay lập tức! Tôi xin các vị lãnh đạo chính quyền và các tổ chức quốc tế vận dụng mọi nỗ lực để đạt được việc ngăn chận cần thiết những cuộc đánh nhau ấy, nhờ đó có thể bắt đầu xây dựng bằng việc đối thoại một hòa ước bền bỉ và vững chắc cho tất cả mọi dân tộc ở Trung Đông.

 

Tôi kêu gọi tất cả mọi người thiện chí hãy tiếp tục và gia tăng việc chuyển hàng hóa viện trợ nhân đạo đeên cho những thành phần đang gặp khốn khó và thiếu thốn. Nhưng tôi đặc biệt xin hết mọi tâm hồn hãy tiếp tục dâng lời nguyện cầu hy vọng lên vị Thiên Chúa nhân lành và xót thương để Ngài ban hòa bình cho miền đấy ấy cũng như cho toàn thế giới.

 

Tôi xin phó thác lời khẩn cầu đau thương này cho việc chuyển cầu của Mẹ Maria, Mẹ của Vua Hòa Bình và là Nữ Vương Hòa Bình, vị rất được sùng kính ở các quốc gia Trung Đông, nơi chúng ta hy vọng chẳng bao lâu sẽ thấy xẩy ra việc hòa giải được Chúa Giêsu cống hiến bằng Máu châu báu của Người.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp

 

 

TOP

 

 

 ? Diễn Tiến Từng Ngày Cuộc Xung Đột Do Thái và Dân Quân Hezbollah ở Lebanon

 

(tiếp theo 27/7 Thứ Năm)

Thứ Tư 26/7: Hezbollah bắn trên 100 phi đạn vào miền bắc Do Thái, một số trúng hải cảng của thành phố Haifa. Các lực lượng bộ binh của Do Thái và Hezbollah đụng độ nhau ở Bint Jbeil và Maroun Al-Ras ở miền nam Lebanon. Một cuộc oanh kích của Do Thái hủy hoại một cao ốc 10 tầng ở Tyre, Lebanon, và một tháp đài truyền thông ở các doanh trại quân sự Lebanon phíc bắc thủ đô Beirut cũng bị dội bom nữa. Kế từ ngày 12/7 bùng nổ cuộc chiến, bên Do Thái có 50 nhân vong, trong đó có 31 quân nhân, còn bên Labanon có 398 người. Hoa Kỳ có 14 ngàn người đã di tản khỏi Lebanon từ khi bắt đầu có trào lưu chạy loạn ngày 16/7.

 

Thứ Năm 27/7: Do Thái tập trung tấn công vào miền nam Lebanon gần Maroun Al-Ras, Bint Jbeit và Yarun. Hezbollah bắn trên 150 phi đạn vào miền bắc Do Thái, một số bùng cháy ở Kiryat Shmona. Những phi đạn khác rơi gần Carmiel, Safed, Maalot và Shlomi. Bên Lebanon có 405 nhân mạng bị tử vong, bên Do Thái vẫn như hôm qua.

 

Thứ Sáu 28/7: Hezbollah bắt đầu bắn những phi đạn mạnh dữ nhất của mình từ khi bùng nổ cuộc chiến, nhắm vào tỉnh Afula của Do Thái. Trên 80 phi đạn bắn vào miền bắc Do Thái, một phi đạn trúng một bệnh viện, không gây thương tích nhưng làm hư hại nhà thương. Do Thái nhắm tấn công suốt đêm ít là 110 địa điểm của nhóm Hezbollah, sát hại 26 dân quân Hezbollah gần Bint Jbeil. Do Thái nói họ hạ được 200 người trong nhóm Hezbollah. Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan kêu gọi một cuộc họp hôm nay, nhưng các quyền lực chính trên thế giới nói rằng không có một lực lượng nào có thể nhập cuộc cho tới khi cuộc chiến này ngưng lại và đôi bên đồng ý dàn quân. Bên Lebanon chết 421 người và bên Do Thái 52 người, trong đó có 33 quân nhân.

 

Thứ Bảy 29/7: Do Thái thực hiện 60 cuộc oanh tạc ở các địa điểm của Hezbollah. Các phi đạn của Do Thái bắn gần tới biên giới chính giữa Lebanon và Syria. Lực Lượng Lâm Thời của Liên Hiệp Quốc ở Lebanon cho biết có những cuộc đụng độ lớn xẩy ra dọc khu vực Lằn Biên Xanh giữa Do Thái và Lebanon. Hai nhân viên của LHQ bị thương bởi cuộc oanh tạc gần miền nam Lebanon. Do Thái cho biết đã hạ 200 dân quân Hezbollah từ đầu tới nay, hầu hết là quân nhân, còn Lebanon cho biết con số lên tới 400 người, và bên Do Thái bị chết là 52, hầu hết là quân nhân.

 

Chúa Nhật 30/7: Do Thái đồng ý ngưng oanh tạc ở miền nam Lebanon 48 tiếng đồng hồ để điều tra cuộc đột kích hôm nay đã sát hại 60 thường dân ở tỉnh Qana cũng như để dân cư ở vùng này có thể ra đi một cách an toàn. Hội Hồng Thập Tự cho biết cuộc đột kích của Do Thái vào tỉnh này đã phấhủy một dinh thự 4 tầng được dùng làm nơi cư trú cho thường dân Lebanon, trong số tử vong là 37 trẻ em theo chính quyền Lebanon hay 19 em theo Hội Hồng Thập Tự. Do Thái cho rằng đây là một lầm lỡ mà thôi, nhưng Lebanon cho đó là một tội ác chiến tranh và bãi bỏ cuộc nói chuyện với ngoại trưởng Hoa Kỳ Rice. Trước cuộc tấn công này đã có 421 người Lebanon bỏ mạng, và 51 người Do Thái chết.


Thứ Hai 31/7: Thủ Tướng Do Thái Ehud Olmert bác bỏ những lời kêu gọi ngưng bắn, và Hội Đồng Nội Các Do Thái đồng ý gia tăng cuộc tấn công trên đất. Do Thái tiếp tục thả bom và tỏ ra hối tiếc về việc bắn trúng một chiếc xe quân đội Labanon ở bên ngoài thành phố Tyre, Lebanon, gây cho 1 tùy tường bỏ mạng và 3 quân nhân bị thương. Hai phi đạn của nhóm dân quân Hezbollah bắn vào vùng gần Kiryat Shmona Do Thái, không gây thiệt mạng. Nhóm này cũng gây thương tích cho 3 quân nhân Do Thái gần Tayba, Lebanon. Bà Rica trở về Hoa Kỳ sau cuoọc nói chuyện ở Giêrusalem. Con số tử vong bên Lebanon lên tới 483 người.


Thứ Ba 1/8: Quân đội Do Thái dàn trận gần một tỉnh miền đông Lebanon là Baalbeck thuộc vùng Bakaa Valley gần Syria, một cuộc hành quân xa nhất từ khi xẩy ra cuộc chiến. Cuộc đụng độ giữa hai lực lượng Do Thái và Hezbollah xẩy ra quanh vùng Tayba và Aita Al-Shaab ở miền nam Lebanon và biên giới Do Thái tỉnh Metulla. Nhóm Hezbollah gia tăng bắn phi đạn từ các miền bắc của Litani River Lebanon, khoảng 20 dặm (32 cây số) tử biên giới. Tử vong bên Lebanon là 557 cả thường dân lẫn quân nhân, và có 2.128 người bị thương, còn bên Do Thái có 54 người chết, trong đó có 19 thường dân bị trúng phi đạn của Hezbollah.

 

Thứ Tư 2/8: Nhóm Hezbollah bắn 215 phi đạn vào miền bắc Do Thái, một số lượng chưa bao giờ có trong một ngày, sát hại chỉ 1 thường dân. Các thành phố khắp miền bắc Do Thái đều bị bắn, bao gồm cả vùng thượng Galilêa. Một trái phi đạn cũng rơi vào vùng Tây Ngạn thuộc khu vực của người Palestine, đánh dấu địa điểm xa nhất phi đạn có thể bắn tới. Trái lại, 10 người bị chết trong một cuộc đột kích của Do Thái vào nhà thương Baalbeck được cho là một tổng hành dinh của nhóm dân quân khủng bố này. Một cuợc oanh tạc của Do Thái sát hại 1 quân nhân Lebanon ở Iqlim Al Tufa. Một quân nhân Do Thái bị tử trận ở Aita Al-Shaab. Cho tới ngày thứ 22 của cuộc xung đột này, số tử vong bên Lebanon là 603 và bên Do Thái là 56.  

 

Thứ Năm 3/8: 230 phi đạn của nhóm dân quân Hezbollah bắn vào miền bắc Do Thái đã sát hại 8 thường dân Do Thái. Do Thái thả bom ở các vùng phụ cận của miền nam thủ đô Beruit, với 120 cuộc oanh tạc thâu đêm. Trong cuộc đụng độ bộ binh, mỗi bên có 4 người bị tử trận. Cho tới hôm nay, bên Lebanon bị chết 644 người và bên Do Thái 68 người trong đó có 27 thường dân.

 

Thứ Sáu 4/8: Ở Qaa, một cuộc oanh tạc của Do Thái sát hại trên 20 người, trong đó có cả các người công dân Syria, tại một địa điểm bán rau cỏ trái cây. Các lực lượng Do Thái tấn công các vùng phụ cận thuộc miền nam thủ đô Beruit và dội bom các đường lộ bên ngoài phía bắc của thủ đô này, sát hại 3 người. Trái lại, nhóm dân quân Hezbollah bắn trên 200 phi đạn sang Do Thái, tới tận Hadera, địa điểm xa nhất ở Do Thái từ khi xẩy ra cuộc xung đột. Nhưng không gây tử vong. Tuy nhiên, 1 trái phi đạn trúng Mghar đã giết hại một mạng người. Cho tới hôm nay, bên Lebanon bị tử vong là 675 và bên Do Thái là 71, trong đó có 44 quân nhân.

 

Thứ Bảy 5/8: Hội Đồng Bảo An LHQ đồng ý soạn thảo một bản quyết nghị kêu gọi chấm dứt bạo lực và vĩnh viễn đình chiến với những giải pháp dài hạn. Hy vọng tuần tới sẽ có kết quả. Nhóm dân quân Hezbollah bắn 170 phi đạn sang Do Thái, khiến 3 thường dân Do Thái bị chết ở phía tây Galilêa, và 11 người bị thương ở Haifa và Kiryat Shmona. Một cuộc tấn công của Do Thái vào địa điểm bắn phi đạn của nhóm dân quân Hezbollah ở một dinh thự cư trú ở Tyre, sát hại mấy dân quân của nhóm này và làm bị thương 8 quân nhân Do Thái. Lebanon đã có 686 người chết, hầu hết là thường dân, còn bên Do Thái có 78 nhân mạng bị tử vong, trong đó có 33 thường dân và 45 quân nhân.

 

Chúa Nhật 6/8: Cho tới ngày thứ 26 của cuộc xung đột giữa Do Thái và Nhóm dân quân Hezbollah ở Lebanon đã gây cho 693 người Lebanon tử vong, trên 2.700 người Lebanon khác bị thương, còn bên Do Thái có 79 tử vong, trong đó có 33 thường dân và trên 700 thường dân lẫn quân nhân bị thương.

 

Hôm Thứ Hai 31/7, bên Do Thái đã nêu điều kiện đình chiến như sau: 1- nhóm Hazbollah không bao giờ bén mảng tới vùng biên giới của Do Thái và Lebanon nữa; 2) Nhóm Hezbollah phải thả 2 quân nhân bị họ bắt từ ngày 12/7; 3) nhóm này cũng không được bắn phi đạn vào Do Thái nữa; 4) ngăn ngừa các nhóm dân quân ở Lebanon tái vũ trang phi đạn bởi Syria và Iran; 5) giải phóng Lebanon khỏi bị nhóm Hezbollah chi phối làm chủ.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo CNN

 

TOP

 

 

?   ĐHY Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo Walter Kasper ngỏ lời cùng Thượng Nghị Tôn Giáo Moscow (3-5/7/2006)

 

(tiếp bài Sứ Điệp của Thượng Nghị Chư Lãnh Đạo Tôn Giáo 2006, 4 Thứ Sáu, 5 Thứ Bảy 6 Chúa Nhật)

 

Vn Đề Đối Thoi

 

Đim th ba cũng là đim cui cùng, gii pháp duy nht cho mi nguy him ‘đụng độ gia các nn văn minh’ thường được đề cp ti đó là vn đề đối thoi gia các nn văn minh và tôn giáo. Ngày nay, chúng ta đang sng trong mt thế gii mà các tôn giáo không còn sng bit lp vi nhau na, trong mt tiến trình đang xy ra ca mt cuc được gi là toàn cu hóa mà dân chúng thuc các tôn giáo khác nhau đang xích li gn nhau hơn và thường sng bên nhau.

 

Bi thế, các tôn giáo được kêu gi chng nhng chp nhn nhau và kính trng nhau là nhng gì t chúng không nh, mà còn phi tiến xa hơn na, ch, các tôn giáo phi tiếp tc đối thoi và hp tác vi nhau cho vic phc hi các th giá tr luân lý và xã hi, cho công lý và hòa bình trên thế gii.

 

Vn đề đối thoi không có nghĩa là hòa đồng tôn giáo, chng hn như mt th hn hp hay ln ln v các tôn giáo, hoc mt th tha hp v mt mu s chung nh nht. Đối thoi là vic xây dng trên s tht và vic tôn trng s tht, như Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI thường nhn mnh (xem S Đip Ngày Hòa Bình Thế Gii 2006). Đối thoi nhm đến ch chia s nhng giá tr chung và truyn đạt nhng giá tr này cho mt thế gii hết sc cn đến chúng. Mt cuc đối thoi trong s tht và tương kính như thế bao gm nhng khía cnh khác nhau sau đây:

 

·        Thanh ty ký c: Mi tôn giáo có th nhn thy nhng vic làm xu xa ca nhau; còn v nhng vic xu xa ca mình chúng ta thường ít khi nói ti. Chúng ta hãy thành tht và nhìn thng vào quá kh, theo quan đim ca nhng gì chúng ta cùng có cũng như ca nhng gì chúng ta được kêu gi cùng nhau thc hin hôm nay và mai này.

 

·        Ý thc gia sn chung ca chúng ta. Bt k tt c nhng gì khác bit nơi chúng ta, chúng ta đều có chung nhng giá tr. Thế gii s nhìn thy mt cách rt đặc bit nếu chúng ta nhn ra nhng gì chúng ta cùng có. Tôi đang nghĩ đến chng nhng cm quan v s thánh ho mà còn v c ‘lut vàng’ na, nhng gì có th thy được nơi tt c mi truyn thng tôn giáo chính, đó là ‘Điu gì anh ch em không mun làm cho anh ch em thì anh ch em cũng không được làm cho k khác’, hay theo công thc tích cc hơn: ‘Tt c nhng gì anh ch em mun k khác làm cho mình thì anh ch em hãy làm cho h’.

Chúng ta cũng có cùng một sứ vụ trong việc trở thành chứng nhân khả tín cho siêu việt thể. Đó là cốt lõi của những gì chúng ta cùng nhau quan tâm và đòi phải hợp tác, nhất là đối với nền văn hóa hiện đại và những cấu trúc về phương diện chính trị xã hội, nhờ đó, cả những thứ này nữa cũng hướng về siêu việt thể.

·        Vấn đề giáo dục thế hệ trẻ. Đối với tôi điểm này dường như là điều ưu tiên nhất đối với việc cấu trúc một tương lai an bình chung. Chúng ta không được làm nhập nhiễm vào tâm can của giới trẻ thái độ bất kể và thù ghét người khác, mà phải thăng hóa chúng theo tinh thần nhân nhượng, tương kính, kết đoàn và trách nhiệm đối với công ích. 

·        Hoạt động chung. Đã đến lúc cần phải thực hiện một cuộc hoạt động chung với nhau để chống lại tình trạng đàn áp và kỳ thị, chống lại tình trạng leo thang các thứ vũ khí và thuốc phiện, và hoạt động cho việc cổ võ vấn đề nhân nhượng và tự do tôn giáo, cho công lý và hòa bình, cho các giá trị của gia đình, cho việc hợp tác ở lãnh vực chăm sóc sức khỏe, chẳng hạn, nơi cuộc chiến chống lại dịch Hội Chứng Liệt Kháng, nơi việc chăm sóc cho thành phần tị nạn, cho những người bị phân tán và di dân, cho việc hợp tác cả trong những lúc thảm họa và bi thương (như biển động sóng thần, động đất v.v.), và trong nhiều lãnh vực khác.

Tôi xin kết luận bằng một vấn đề dương như quan thiết đối với tôi: Đó là việc tôi như một đứa bé lớn lên trong những cảnh kinh hoàng của Thế Chiến Thứ Hai. Từ kinh nghiệm thương đau này, tôi xin quí vị hãy nói với hết mọi người đang mạng trách nhiệm rằng chiến tranh không bao giờ lại là phương tiện để giải quyết những trục trặc hết; chiến tranh bao giờ cũng tạo nên các trục trặc mới; chiến tranh là một sự dữ, và vì nó tùy thuộc vào chúng ta, chúng ta cần phải làm tất cả những gì trong tầm tay của mình để ngăn tránh nó và cấm cản nó khỏi bộ mặt trái đất này.

Chúng ta hãy nói với thế giới rằng: Là thành phần tôn giáo, chúng tôi chiến đấu cho hòa bình: Hòa bình trong tâm hồn, hòa bình nơi đất nước của chúng tôi và giữa các quốc gia, hòa bình giữa các tôn giáo và vì thế hòa bình trên cả thế giới.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 5/7/2006

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ