ĐỨC MẸ MÂN CÔI

"Ta Là Đức Mẹ Mân Côi"

Việc Tôn Sùng Kinh Mân Côi

Tại Sao Con Mến Mẹ

MỪNG KỶ NIỆM ĐỜI CHÚA

Công Hiệu của Kinh Mân Côi trong Lịch Sử

Đức Mẹ Mân Côi Thắng Trận với Cuộc Hải Chiến Lepanto Ngày 7/10/1571

Tràng Hạt Mân Côi: từ Thời Trang đến Đạo Lư

Lần Hạt Mân Côi bằng Kỹ Thuật Tân Tiến

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II: "Kinh mân côi là kinh nguyện tôi yêu thích"

Chuỗi Mân Côi là triều thiên hoa hồng, là sợi xích cứu độ, là bộ phận viễn khiến, là khí giới tự vệ.

Lễ Đức Bà Mân Côi: Lược Sử

ĐTC BĐXVI - "Kinh Mân Côi đang trải qua một Mùa Xuân mới"

 

Cách Thức Cầu Kinh Mân Côi theo Tông Thư Kinh Mân Côi

Giá Trị Kinh Mân Côi nơi Tông Thư Kinh Mân Côi

Tâm Điểm của Kinh Mân Côi là Chúa Kitô và Cầu Kinh MC là tuyên xưng Người

Cách Thức Suy Niệm Kinh Mân Côi

Phương Pháp Lần Hạt Mân Côi Chiêm Niệm

Cử Hành Mầu Nhiệm Mân Côi Ánh Sáng với ĐTC Gioan Phaolô II

Hai Phương Pháp Lần Hạt của Thánh Long Mộng Phố

Mẹ Mân Côi - Niềm Hy Vọng Cứu Độ Cuối Thời

Cùng Giới Trẻ Cử Hành Mầu Nhiệm Mân Côi

Từ Cầu Kinh Mân Côi Đến Sống Mầu Nhiệm Thánh Thể

Cầu Kinh Mân Côi là Tái Diễn Hy Tế Thánh Thể trên Bàn Thờ Cuộc Sống

Kinh Mân Côi và Thánh Thể với Việc Truyền Giáo

Đầy Ơn Phúc: Biệt Danh của Người Nữ mang tên Maria

 Fatima: "Cầu Kinh Mân Côi hằng ngày": tại sao và thế nào?

 

Suy Tư Thánh Mẫu
 


"Ta Là Đức Mẹ Mân Côi"
 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

Mỗi năm Giáo Hội chẳng những cử hành 14 Lễ Kính Mẹ trong cả Giáo Hội hoàn vũ mà c̣n giành riêng hai tháng để kính Mẹ nữa, đó là Tháng Năm thường được gọi là Tháng Hoa, và Tháng Mười vẫn được gọi là Tháng Mân Côi Đức Bà. Chúng ta cũng nên để ư là, không phải vô ư Mẹ Maria đă chọn Tháng Mười, Tháng Mân Côi, để tự xưng “Ta là Mẹ Mân Côi” đâu nhé. Chắc ai cũng biết, Mẹ Maria hiện ra ở Fatima tất cả là 6 lần, lần nào cũng vào ngày 13 trong tháng, trừ tháng Tám vào ngày 19, v́ tháng này ba Thiếu Nhi Fatima bị chính quyền địa phương bắt nhốt điều tra vào chính ngày Mẹ ấn định hiện ra với các em. Thế nhưng Mẹ Maria đă không xưng ḿnh “Ta là Mẹ Mân Côi” ngay từ đầu, ngay từ ngày 13/5, mà chỉ hứa hẹn “Sau này Ta sẽ nói cho các con biết Ta là ai và muốn ǵ?”. Tới lần hiện ra thứ ba, 13/7, trước khi tiết lộ Bí Mật Fatima, Đức Mẹ mới nói trắng ra cho ba Thiếu Nhi Fatima biết về thời điểm “sau này” là lúc nào, khi Mẹ nói: “Tới Tháng 10 Ta sẽ nói cho các con biết Ta là ai và muốn ǵ”. Phải chăng chỉ v́ Tháng Mười này là Tháng Mân Côi nên Tháng Mười là thời điểm thích hợp để Mẹ tự xưng “Ta là Mẹ Mân Côi”? Tôi không nghĩ thế. Theo tôi, về hoàn cảnh th́ đúng, nhưng về căn nguyên th́ không. Về hoàn cảnh tức là, v́ Tháng Mười là Tháng Mân Côi nên Đức Mẹ lợi dụng thời điểm tháng này để tự xưng ḿnh “Ta là Mẹ Mân Côi” thôi. C̣n về nguyên nhân sâu xa tại sao Mẹ tự xưng “Ta là Mẹ Mân Côi” trong Tháng Mười này, nếu để ư toàn bộ Biến Cố Fatima và Bí Mật Fatima, th́ danh hiệu “Ta là Mẹ Mân Côi” này hoàn toàn liên quan đến vấn đề ḥa b́nh thế giới.

Thật thế, trong Biến Cố Fatima, mỗi lần hiện ra hay trong cả sáu lần hiện ra với ba Thiếu Nhi Fatima, Mẹ Maria đều kêu gọi “các con hăy cầu kinh Mân Côi hằng ngày”. Thế nhưng, mục đích Mẹ muốn và xin ba Thiếu Nhi Fatima “các con hăy cầu kinh Mân Côi hằng ngày” như thế để làm ǵ?Nếu chú ư những lời Mẹ nói ở Fatima, chúng ta sẽ thấy, mục đích Mẹ Maria thúc giục ba Thiếu Nhi Fatima “các con hăy cầu kinh Mân Côi hằng ngày”, như Mẹ xác định với các em vào ngay lần hiện ra thứ nhất, đó là “để xin cho thế giới được ḥa b́nh và chấm dứt chiến tranh”. Vào lần hiện ra thứ ba, lần hiện ra để tiết lộ Bí Mật Fatima, lần hiện ra quan trọng nhất, Mẹ Maria đă nói rơ hơn về mục đích của việc “các con hăy cầu kinh Mân Côi hằng ngày” thế này: “Ta muốn các con hăy tiếp tục cầu Kinh Mân Côi hằng ngày để tôn kính Mẹ Mân Côi, mà cầu cho ḥa b́nh thế giới và chấm dứt chiến tranh, v́ chỉ có một ḿnh Người mới có thể cứu giúp các con mà thôi”. Đến đây, qua lời Mẹ Maria cho ba Thiếu Nhi Fatima biết vào lần hiện ra thứ ba này, chúng ta đă thấy rơ tước hiệu “Ta là Mẹ Mân Côi” quả thực có liên quan đến ḥa b́nh thế giới. Phân tách lại câu nói rất quan trọng này, chúng ta thấy rơ điều ấy. Trước hết, “cầu kinh Mân Côi hằng ngày” để làm ǵ? Mẹ Maria cho biết: “để tôn kính Mẹ Mân Côi”. Sau nữa, lư do tại sao phải “cầu kinh Mân Côi hằng ngày để tôn kính Mẹ Mân Côi”, như Mẹ Maria đă nói tiếp: “mà cầu cho ḥa b́nh thế giới và chấm dứt chiến tranh”. Sau hết, lư do tại sao phải “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày để tôn kính Mẹ Mân Côi, mà cầu cho ḥa b́nh thế giới và chấm dứt chiến tranh”, như lời Mẹ kết luận: “v́ chỉ có một ḿnh Người mới có thể cứu giúp các con mà thôi”.

Đúng vậy, nói đến “Mẹ Mân Côi” là nói đến một quyền lực vô địch, cả về lănh vực tự nhiên cũng như siêu nhiên. Về lănh vực tự nhiên, chúng ta thấy Mẹ Maria, trong lần hiện ra cuối cùng ở Fatima vào Tháng Mười, tháng Mẹ cho biết “Ta là Mẹ Mân Côi”, Mẹ đă tỏ ra uy quyền của Mẹ trên cả thiên nhiên tạo vật, qua hiện tượng Mẹ đă làm cho mặt trời nhẩy múa trước cả trăm ngàn người chứng kiến, một sự kiện Mẹ báo trước vào lần hiện ra thứ tư, ngày 19/8, là “Ta sẽ làm một phép lạ để mọi người tin vào tháng cuối cùng”. Đó là về lănh vực tự nhiên, c̣n về lănh vực siêu nhiên, quyền năng vô địch của Đấng tự xưng “Ta là Mẹ Mân Côi” như thế nào, chúng ta hăy nghe ĐTC Leo XIII, trong Thông Điệp Supremi Apostolatus ban hành ngày 1/9/1883, đă tuyên nhận như sau:

“Thật vậy, được thần hứng và ân sủng hướng dẫn, thánh Đaminh đă thấy trước được rằng việc tôn sùng này như là một khí giới chiến đấu vô địch sẽ đẩy lui địch thủ, (bè rối Albigensê), khống chế được ḷng vô đạo điên cuồng và ngang tàng của họ. Thành quả xẩy ra đúng như vậy. Nhờ phương thức cầu nguyện mới mẻ này, phương thức chấp nhận thi hành theo như Thánh Đaminh sáng lập ḍng thiết lập, ḷng đạo đức, đức tin và sự hiệp nhất bắt đầu văn hồi; những dự tính và sách lược của các kẻ lạc đạo tan như mây khói. Nhiều kẻ lạc bước quay trở về con đường cứu rỗi, và cơn phẫn nộ của những kẻ vô đạo bị kiềm tỏa bởi khí giới của những người Công giáo cương quyết chống lại cuộc tấn công của họ”.

Trong cùng đoạn Thông Điệp này, ĐTC Leo XIII c̣n nhắc lại quyền năng vô địch của “Mẹ Mân Côi” hay của Kinh Mân Côi đối với cả lực lượng vơ bị trần gian nữa. Ngài viết:

“Công hiệu và quyền lực của việc tôn sùng này c̣n được thể hiện trong thế kỷ XVI, khi mà lực lượng hùng hậu của người Thổ Nhĩ Kỳ đang đe dọa chụp cái gông hoang đường và man rợ lên gần hết cả Âu Châu, Đức Giáo Hoàng lúc ấy là Thánh Piô V, sau khi khơi động ḷng nhiệt thành của các vua chúa trong việc cùng nhau tự vệ, đă hăng hái nỗ lực hơn hết trong việc cầu xin Mẹ Thiên Chúa toàn quyền năng thương đến thế giới Kitô giáo. Tấm gương hết sức cao quí này được dâng lên thiên đ́nh, và tất cả hợp một ḷng một ư với Ngài lúc bấy giờ. Thế là, sẵn sàng hy sinh mạng sống và máu đào để bảo vệ Đức Tin và quê hương đất nước của ḿnh, các chiến sĩ tín hữu Chúa Kitô hiên ngang đối đầu với địch quân ở gần vịnh Côrintô; trong khi đó, những người không thể đi chiến đấu như họ th́ hợp lại thành đạo quân sốt sắng nguyện cầu, hiệp nhất trong lời Kinh Mân Côi liên tục chúc tụng Mẹ Maria, kêu xin Người ban chiến thắng cho thành phần đang chiến đấu của ḿnh. Đức Mẹ cao sang quả thật đă ban ơn trợ giúp. Trong trận thủy chiến gần đảo Echinades, hạm đội Kitô hữu đă đại thắng mà không bị thiệt hại nặng và địch quân hoàn toàn thảm bại. Để tưởng nhớ đặc ân này và để kỷ niệm một cuộc chiến đáng ghi nhớ như thế, vị Thánh Giáo Hoàng này đă muốn lập một lễ tôn kính Đức Mẹ Thắng Trận, một lễ được Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XIII đă đặt cho danh xưng là ‘Rất Thánh Mân Côi’”.

Theo lịch sử, nếu Mẹ Maria, với danh hiệu “Mân Côi”, đă tỏ ra quyền năng vô địch của Mẹ như thế, th́ c̣n thời điểm nào hơn thời điểm xuất hiện chế độ Cộng Sản tại Nga, một chế độ bắt đầu từ Cuộc Cách Mạng Tháng Mười của Đảng Bônsevích do Lênin lănh đạo, tức từ Tháng Mân Côi, thời điểm Mẹ Maria tự xưng “Ta là Mẹ Mân Côi”. Như thế, sở dĩ Mẹ Maria tự xưng ở Fatima “Ta là Mẹ Mân Côi” vào Tháng Mười năm 1917, năm Cộng Sản Nga Sô chào đời, là v́, “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”.

Thật vậy, Thiên Chúa đă chẳng thực sự thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới hay sao, chứ không phải nơi một quốc gia nào thôi, khi Ngài đă xin ĐTC hiệp với hàng giáo phẩm thế giới dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, và sau khi ĐTC Gioan Phaolô II đă thực hiện việc hiến dâng quyết liệt này vào ngày 25/3/1984, Nước Nga đă thực sự từ bỏ chủ nghĩa và chế độ Cộng Sản vào chính ngày Lễ Chúa Giáng Sinh năm 1991? Tuy nhiên, không phải Nước Nga trở lại rồi là hết chuyện, là Sứ Điệp Fatima hết hiệu lực, là việc “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới” đă hoàn tất. Trái lại, như t́nh h́nh thế giới cho thấy, sau biến cố Cộng sản Đông Âu đột nhiên sụp đổ một cách nhanh chóng và vô cùng lạ lùng trước mắt thế giới, nhất là sau biến cố Cộng Sản Liên Bang Sô Viết tự giải thể, thế giới tân tiến chúng ta đang sống đây, trong khi tiến đến t́nh trạng và mức độ toàn cầu hóa về kinh tế và truyền thông, lại bị phân hóa khủng khiếp v́ nạn kỳ thị chủng tộc và tôn giáo khắp nơi. Kể từ sau Biến Cố Đông Âu cuối năm 1989, thế giới chúng ta không c̣n ở trong t́nh trạng Chiến Tranh Lạnh, t́nh trạng gầm gừ nhau giữa hai khối Tư Bản và Cộng Sản nữa, mà là ở trong một t́nh trạng biến động đầy những loạn lạc giữa hai khối Tư Bản và Hồi Giáo, điển h́nh nhất là những vụ thành phần Hồi Giáo cực đoan chẳng những sát hại Kitô hữu mà c̣n khủng bố Hoa Kỳ là quốc gia lănh đạo thế giới tư bản nữa. Phải chăng đây là thời điểm Mẹ Mân Côi sẽ tỏ ra và cần tỏ ra quyền năng của Mẹ hơn bao giờ hết, như những ǵ Thánh Long Mộng Phố (Louis Monfort) từ đầu thế kỷ 18 đă viết trong cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria ở số 59 như sau:

“Theo lệnh của Đấng Tối Cao, Mẹ Maria chính là vị sẽ trang bị cho những người trở thành môn đệ đích thực của Chúa Giêsu Kitô, để vương quốc của Đấng Tối Cao bao trùm trên vương quốc của người vô đạo, vương quốc của kẻ tôn thờ ngẫu tượng, cũng như vương quốc của Tín Đồ Mahomét. Thế nhưng, điều này sẽ xẩy ra khi nào và ra sao? Chỉ một ḿnh Thiên Chúa biết”.

Nếu “vương quốc của người vô đạo” ở đây có thể áp dụng vào trường hợp chế độ Cộng Sản, th́ dù chế độ này tuy vẫn c̣n tồn tại ở một số nơi cho tới đầu thiên niên kỷ thứ ba này, song cái đầu ngạo nghễ của nó là Cộng Sản Liên Bang Sô Viết cùng với bộ ngực đầy tự phụ của nó là Khối Cộng Sản Đông Âu, như lịch sử hiện đại tỏ tường cho thấy, đă bị Trái Tim Mẹ toàn thắng từ cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, đúng như lời Mẹ tiên báo ngay từ ngày 13/7/1917, tức trước khi Cộng Sản Nga xuất đầu lộ diện, lời tiên báo ở cuối phần thứ hai của Bí Mật Fatima: “Cuối cùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng. Đức Thánh Cha sẽ hiến dâng Nước Nga cho Mẹ, Nước Nga sẽ trở lại, và thế giới sẽ được hưởng một thời gian ḥa b́nh”. Như thế, nếu “vương quốc của người vô đạo” là khối Cộng Sản đây thực sự đă bị triệt hạ bởi quyền năng vô địch của Mẹ Mân Côi Fatima, th́ hai vương quốc c̣n lại là “vương quốc của kẻ tôn thờ ngẫu tượng” và “vương quốc của Tín Đồ Mahomét”, theo lời tiên đoán của Thánh Long Mộng Phố trên đây, thứ tự (vương quốc ngẫu tượng trước, vương quốc Hồi Giáo sau) cũng sẽ bị “vương quốc của Đấng Tối Cao bao trùm”. Mà “vương quốc của Đấng Tối Cao” đây là ǵ, nếu không phải là một “vương quốc” được hiện thân nơi Giáo Hội Chúa Kitô trên trần gian, một Giáo Hội đă thực sự, qua ảnh hưởng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, “bao trùm” trên cuộc sụp đổ tan tành của chế độ Cộng Sản thuộc “vương quốc của người vô đạo” ở Đông Âu cuối năm 1989 và Liên Sô cuối năm 1991?

Nhưng, nếu lời tiên tri của Thánh Nhân về “vương quốc của người vô đạo” là Khối Cộng Sản Đông Âu và Liên Sô đă thực sự ứng nghiệm, th́ cũng đă đến thời điểm ứng nghiệm những ǵ c̣n lại về hai vương quốc kia. Hiện Tượng một số người thuộc Khối Ả Rập, thành phần thuộc “vương quốc của Tín Đồ Mahomét” ra tay Khủng Bố Hoa Kỳ là đầu năo và là thần tượng thuộc “vương quốc của kẻ tôn thờ ngẫu tượng” ngày 11/9/2001 vừa rồi không phải là một dấu chỉ thời đại cho thấy thời điểm ứng nghiệm những ǵ c̣n lại về hai vương quốc kia hay sao? Chúng ta hăy chờ xem thời điểm chúng ta đang sống đây, thời điểm hết sức biến động từ thời Hậu Chiến Tranh Lạnh vào đầu thập niên 1990 tới nay, thời điểm mở màn cho một tân thiên kỷ thứ ba Kitô giáo này có phải là thời điểm “vương quốc của Đấng Tối Cao bao trùm trên vương quốc của người vô đạo, vương quốc của kẻ tôn thờ ngẫu tượng, cũng như vương quốc của Tín Đồ Mahomét” hay chăng, một Vương Quốc Tối Cao sẽ trị đến qua quyền năng của Đấng tự xưng ḿnh ở Fatima ngày 13/10/1917: “Ta là Mẹ Mân Côi”?

Trong khi chờ đợi những ǵ sẽ xẩy ra “chỉ một ḿnh Thiên Chúa biết”, chúng ta hăy lắng nghe lời Vị Mục Tử Tối Cao của chúng ta nhắn nhủ chúng ta về mối liên hệ giữa Kinh Mân Côi và ḥa b́nh thế giới trong Buổi Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 30/9/2001 vừa qua, ngay sau Thánh Lễ Khai Mạc Thượng Hội Giám Mục Thế Giới lần thứ 10, như sau:

“Tháng Mười là tháng tôn kính Đức Nữ Rất Thánh Maria, Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi. Tôi mời gọi tất cả mọi người, cá nhân, gia đ́nh, cộng đồng, trong t́nh trạng quốc tế hiện nay, nếu có thể hằng ngày hăy cầu kinh nguyện Thánh Mẫu Maria này cho ḥa b́nh, để thế giới có thể tránh khỏi cực h́nh khủng bố độc ác”.
 

(Trích bài phát thanh Tin Mừng Sự Sống 57, ngày 14/10/2001)

 

 

TOP

 

 

Giáo Lư Thánh Mẫu


Việc Tôn Sùng Kinh Mân Côi
 

(Trích dịch từ phần thứ ba: “Những Tuân Giữ về Hai Việc Thực Hành Đạo Đức: Kinh Truyền Tin và Kinh Mân Côi”, trong Tông Huấn Marialis Cultus của Đức Thánh Cha Phaolô VI ban hành ngày 2/2/1974).


42- Qúi Huynh thân kính, bây giờ Ta muốn bàn một chút đến việc canh tân một thực hành đạo đức đă từng được gọi là “bản toát lược Phúc Âm": kinh Mân Côi. Các vị tiền nhiệm của Ta đă đặc biệt lưu tâm và chăm sóc đến việc thực hành này. Vào nhiều dịp, các ngài đă khuyến dụ việc năng lần hạt, khuyến khích việc phổ biến, giải nghĩa về bản chất của nó, công nhận tác dụng bồi bổ cho việc cầu nguyện chiêm niệm của nó - cầu nguyện vừa chúc tụng vừa nguyện xin - và nhắc lại công dụng hàm chứa của nó trong việc nâng cao đời sống Kitô hữu và việc dấn thân hoạt động tông đồ.

Cũng thế, ngay từ buổi triều kiến khoáng đại đầu tiên của giáo triều Ta vào ngày 13/7/1963, Ta đă tỏ ra hết sức chú trọng đến việc thực hành đạo đức kinh Mân Côi. Từ đó, trong nhiều dịp khác nhau, dịp trọng đại cũng có và dịp b́nh thường cũng có, Ta đă nhấn mạnh đến giá trị của việc thực hành này. Bởi vậy, trong một cơn sầu năo và điêu linh, Ta đă ban hành tông thư Christi Matri (ngày 15/9/1966), để kêu gọi cầu nguyện với Đức Mẹ Mân Côi và để xin Thiên Chúa ban tối ân huệ ḥa b́nh. Ta đă lập lại lời kêu gọi này trong Tông Huấn Recurrens Mensis October (7/10/1969), văn kiện kỷ niệm 400 năm Tông Thư Consueverunt Romani Pontifices của thánh Giáo Hoàng tiền nhiệm Piô V, vị đă ra bức Tông Thư này để cắt nghĩa, cũng như, theo một nghĩa nào đó, thiết lập thể thức lưu truyền của kinh Mân Côi.

43- Ḷng ham mộ kinh Mân Côi cách nhiệt thành và tận t́nh đă khiến Ta hết sức chú ư đến một số những nghị hội, trong mấy năm gần đây, liên quan đến vai tṛ mục vụ của kinh Mân Côi trong thế giới ngày nay, những nghị hội do các hiệp hội hay cá nhân hết sức gắn bó với kinh Mân Côi tổ chức, với thành phần tham dự có cả các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân đầy kinh nghiệm lẫn tiếng tăm trong giáo hội. Trong số các thành phần này, phải kể đến con cái của thánh Đaminh, mà, theo truyền thống, là những người bảo tŕ và phát động việc thực hành rất phúc lợi này. Song song với các nghị hội này là công cuộc khảo cứu của các sử gia, một công cuộc chẳng những nhắm vào việc xác định mẫu thức sơ khởi của kinh Mân Côi theo kiểu cách khảo cổ học, mà c̣n nhắm vào việc khám phá ra cái thần hứng nguyên thủy, nguyên nhân hiện hữu và kết cấu chính yếu của nó. Những đặc tính nền tảng của kinh Mân Côi, những yếu tố nồng cốt của nó và sự liên hệ hỗ tương của những đặc tính với yếu tố này, tất cả đă được các nghị hội và các cuộc khảo cứu ấy khai triển một cách tường tận hơn.

44- Chẳng hạn như sự kiện rơ ràng là kinh Mân Côi được bắt nguồn từ sự gợi hứng của Phúc Âm: từ Phúc Âm mà kinh Mân Côi đă rút ra các mầu nhiệm và các mẫu thức chính của ḿnh. Sự gợi hứng của Phúc Âm này bắt đầu từ việc hân hoan chào mừng của thiên thần và sự thuận ưng ngoan ngùy của Đức Trinh Nữ, đó là tâm t́nh gợi ra cho người tín hữu cần có trong việc lần hạt. Sự ḥa điệu liên tục của kinh Kính Mừng trong chuỗi Mân Côi c̣n gợi cho chúng ta một mầu nhiệm nền tảng của Phúc Âm, đó là mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể, được chiêm ngưỡng vào chính giây phút định đoạt của biến cố Truyền Tin cho Đức Maria. Bởi vậy, ngày nay các vị chủ chiên cũng như các học giả thích định nghĩa kinh Mân Côi là kinh nguyện Phúc Âm.

45- Việc kinh Mân Côi theo thứ tự từ từ lột tả đường lối mà Lời Thiên Chúa đă xót thương đi vào công cuộc của loài người để thực hiện Ơn Cứu Chuộc cũng dễ nhận thấy. Kinh Mân Côi tuần tự đề cập đến những biến cố cứu rỗi chính được hoàn tất nơi Chúa Kitô, từ việc Ngài được thụ thai vẹn tuyền và từ các mầu nhiệm vào lúc thiếu thời của Ngài, cho đến những giây phút cực điểm nhất của cuộc Vượt Qua là cuộc tử nạn hồng phúc và phục sinh vinh quang, rồi đến các hiệu quả của cuộc Vượt Qua tác dụng nơi Giáo Hội sơ sinh trong ngày lễ Hiện Xuống, cũng như nơi Đức Trinh Nữ Maria vào lúc cuối đời trần gian của Người, khi Người được đưa cả hồn lẫn xác về quê hương Thiên Đàng. Người ta c̣n nhận thấy rằng sự phân chia các mầu nhiệm Mân Côi ra làm 3 phần, chẳng những nó gắn liền với thứ tự thời gian của các sự kiện, mà, trên hết, nó c̣n phản ảnh cái đồ án của việc tuyên xưng nguyên vẹn Đức Tin, và nó cũng tái công bố mầu nhiệm của Đức Kitô theo kiểu cách như thánh Phaolô đă viết trong bản thánh ca danh tiếng của bức thư ngài gửi cho giáo đoàn Philiphê: tự hủy, tử nạn và tôn vinh (x.2:6-11).

46- Là một kinh nguyện Phúc Âm mà trọng tâm là mầu nhiệm Nhập Thể cứu độ, do đó kinh Mân Côi là một kinh nguyện rơ ràng có một chiều hướng Kitô học. Yếu tố đặc thù thực sự của nó, tức sự liên tục đọc Kính Mừng Maria, như đọc kinh cầu, tự nó không ngừng trở nên một lời chúc tụng Chúa Kitô, Đấng là đối tượng tối cao cho cả lời loan báo của thiên thần và lời chào đón của mẹ thánh Gioan Tẩy Giả: “Phúc thay quả phúc của ḷng Người” (Luca 1:42). Chúng ta có thể đi xa hơn nữa mà nói rằng sự liên tục của việc đọc kinh Kính Mừng làm cho tác động chiêm ngắm các mầu nhiệm quyện lại với nhau. Chúa Giêsu mà mỗi kinh Kính Mừng gợi nhớ cũng chính là Chúa Giêsu được các mầu nhiệm liên tục bày tỏ cho chúng ta thấy - lúc là Con Thiên Chúa, lúc là Con Đức Trinh Nữ - khi Người giáng sinh trong hang đá Bêlem, khi Người được Mẹ Người hiến dâng trong đền thờ, như một thiếu niên đầy nhiệt huyết với công việc của Cha ḿnh, như một Đấng Cứu Chuộc hấp hối trong vườn, bị hành hạ, đội mạo gai, vác thập giá và chết trên đồi Calvê; phục sinh từ trong kẻ chết và vinh hiển lên cùng Cha để ban tràn ân huệ Thần Linh. Chúng ta quá biết, đă có thời thực hành thói quen, (vẫn c̣n tồn tại ở một số nơi), là ở mỗi kinh Kính Mừng, khi đọc đến tên Giêsu th́ thêm một lời nào đó liên quan đến mầu nhiệm đang suy ngắm. Đó là một việc làm xác đáng để giúp cho việc chiêm ngắm cũng như để làm cho tâm trí và ngôn từ ḥa hợp với nhau.

47- Cũng rất cần phải, một lần nữa, đặt lại vấn đề quan trọng của cái yếu tố sâu xa hơn nơi kinh Mân Côi, yếu tố thêm vào giá trị của những yếu tố chúc tụng và nguyện xin, đó là yếu tố chiêm ngắm. Không có sự chiêm ngắm này, kinh Mân Côi như một cái xác vô hồn, và việc lần hạt có cơ nguy trở nên một việc lập đi lập lại theo h́nh thức như máy móc, hợp với lời cảnh cáo của Chúa Kitô: “Khi cầu nguyện, đừng dài ḍng kinh kệ như dân ngoại; v́ họ tưởng rằng cứ nhiều lời mới cầu được ước thấy.” (Mathêu 6:7). Tự việc lập đi lập lại của kinh Mân Côi đ̣i phải tuần tự như tiến một cách êm đềm nhịp nhàng, để giúp cho người suy ngắm về các mầu nhiệm cuộc đời Chúa, như được trông thấy bằng chính con mắt của Mẹ là người gần gũi Chúa nhất. Nhớ đó, những mầu nhiệm phong phú sâu thẳm này mới được tỏ bày ra.

48- Sau hết, nhờ những suy tư mới mẻ mà các mối liên hệ giữa phụng vụ và kinh Mân Côi đă được hiểu một cách rơ ràng hơn. Một đàng th́ nhấn mạnh đến việc kinh Mân Côi thực sự là cành trổ sinh từ thân cây phụng vụ cổ kính của Kitô giáo, đó là Thánh Vịnh Đức Trinh Nữ, một Thánh Vịnh mà các kẻ tầm thường nhờ đó được liên kết vào bản thánh ca chúc tụng và vào lời cầu bầu đại đồng của Giáo Hội. Đàng khác th́ nhận thấy rằng sự phát triển của ḷng tôn sùng này xẩy ra vào thời điểm - cuối giai đoạn của Thời Trung Cổ - mà tinh thần phụng vụ đang xuống dốc, làm cho tín hữu bỏ phụng vụ quay sang việc sùng kính nhân tính Chúa Kitô và Đức Trinh Nữ Maria, một việc tôn sùng hướng chiều về cảm t́nh đạo đức bề ngoài nào đó. Cách đây ít năm, có một số bắt đầu tỏ ra nguyện ước muốn cho kinh Mân Côi được kể vào thành phần các nghi thức phụng vụ, trong khi đó, những người khác, lo tránh việc tái diễn những lầm lỡ về mục vụ trước đây, đă loại trừ kinh Mân Côi một cách vô căn cứ. Ngày nay, vấn đề có thể được giải quyết dễ dàng hơn theo ánh sáng của những nguyên tắc trong Hiến Chế Sacrosanctum Concilium. Những việc cử hành phụng vụ và việc đạo đức tôn sùng kinh Mân Côi không được đặt thành vấn đề chống đối nhau mà cũng không được coi như giống như nhau. Sự diễn đạt của việc cầu nguyện càng bảo tồn được bản chất chân thật cùng với những đặc tính riêng của ḿnh th́ càng sinh hoa kết quả. Một khi giá trị trổi vượt của các nghi thức phụng vụ được tái xác nhận th́ cũng không khó ǵ trong việc chấp nhận sự kiện là những thực hành đạo đức của kinh Mân Côi rất dễ ḥa điệu với phụng vụ. Thật vậy, cùng một tính chất chung, cũng như phụng vụ, kinh Mân Côi bắt nguồn từ Sách Thánh và qui về mầu nhiệm Chúa Kitô. Mặc dầu thực tại hiện hữu tự bản chất khác nhau, việc đồng cử hành để tưởng niệm nơi phụng vụ và việc hồi niệm chiêm ngắm thích hợp với kinh Mân Côi, có cùng một đối tượng là các biến cố cứu rỗi do Chúa Kitô thực hiện. Việc trước (cử hành phụng vụ) làm cho các mầu nhiệm cứu rỗi cao cả của chúng ta, dưới bức màn dấu chỉ và tác động một cách kín nhiệm, diễn lại như mới. Việc sau (kinh Mân Côi), nhờ chiêm ngắm cách sùng mộ, cũng các mầu nhiệm ấy được gợi lại nơi trí khôn của người cầu nguyện và gợi lên cho ư muốn của họ những tiêu chuẩn để sống. Nếu sự khác biệt nhau chính yếu này được nắm vững, th́ không c̣n khó khăn trong việc hiểu về kinh Mân Côi là kinh mà, một khi được thực hiện đúng đắn với nguồn gốc nguyên thủy của nó, sẽ là một thực hành đạo đức được gợi hứng từ phụng vụ và theo tự nhiên lại qui hướng về phụng vụ. Tuy nhiên, nó không tham dự vào phụng vụ. Đúng thế, việc suy niệm về các mầu nhiệm Mân Côi, khi làm cho ḷng trí của tín hữu quen thuộc với các mầu nhiệm Chúa Kitô, có thể là một việc dọn ḿnh tuyệt vời để cử hành cũng những mầu nhiệm ấy theo nghi thức phụng vụ, và c̣n có thể trở nên một âm vang liên tục sau đó nữa. Thế nhưng, lần hạt Mân Côi trong khi cử hành phụng vụ là một sự sai lầm, mà tiếc thay đây đó vẫn c̣n làm.

49- Kinh Mân Côi của Đức Trinh Nữ Maria, theo truyền thống được vị tiền nhiệm của Ta là thánh Piô V công nhận theo quyền giảng dạy của ngài, gồm có một vài yếu tố khác nhau theo kiểu cách kết cấu của nó.

a) Sự chiêm ngắm liên kết với Đức Maria về một loạt các mầu nhiệm cứu rỗi được khéo léo chia ra làm 3 chu kỳ. Những mầu nhiệm này diễn tả niềm hân hoan về thời điểm của Đấng Thiên Sai, về cuộc đau thương cứu chuộc của Đức Kitô và về vinh quang của Chúa Phục Sinh tràn sang cho Giáo Hội. Việc chiêm ngắm này tự nó phấn khích sự phản tỉnh thực tiễn cũng như cống hiến cho những tiêu chuẩn tích cực để sống.

b) Kinh Chúa Dạy, hay kinh Lạy Cha, v́ giá trị cao cả của ḿnh, là nền tảng cho việc cầu nguyện của Kitô hữu và làm cho lời kinh nguyện này thêm ư nghĩa qua các cách diễn đạt khác nhau.

c) Kinh Kính Mừng được lập đi lập lại như kinh cầu là một kinh được tạo nên bởi lời chào Đức Trinh Nữ của thiên thần (xem Luca 1: 28) hợp với của bà Isave (xem Luca 1:42), và được tiếp tục bởi lời nguyện Thánh Maria của Giáo Hội. Chuỗi kinh Kính Mừng liên tục là một đặc tính đặc biệt của kinh Mân Côi, và, con số của nó, đầy đủ và trọn vẹn nhất là 150, tỏ ra một phần nào tương tự như Thánh Vịnh và cũng là một thành tố liên quan đến chính gốc tích của việc thực hành đạo đức này. Nhưng, con số này, theo như tập tục quá quen thuộc, được chia ra thành các chục liên hệ với từng mầu nhiệm, theo ba chu kỳ như đă đề cập, tạo nên từng chuỗi 50 kinh Kính Mừng như chúng ta đă rơ. Việc thực hành này (50 kinh Mân Côi) đă trở thành thông dụng, được coi như mức độ thông thường của việc thực hành đạo đức này, nên đă được quyền giáo hoàng chẳng những chuẩn nhận mà c̣n được ban cho nhiều ân xá nữa.

d) Lời chúc tụng Sáng Danh Đức Chúa Cha, theo khuynh hướng chung đối với ḷng đạo đức của Kitô hữu, kết thúc việc cầu nguyện bằng cách tôn vinh Thiên Chúa là Đấng Duy Nhất trong Ba Ngôi, bởi Ngài, nhờ Ngài và trong Ngài mà mọi sự hiện hữu (xem Rôma 11:36).

50- Đó là những yếu tố của kinh Mân Côi. Mỗi một yếu tố đều có một đặc tính riêng mà, khi hiểu biết và nhận thức một cách sâu xa, phải được thể hiện trong việc lần hạt, để kinh Mân Côi có thể diễn đạt hết tất cả sự phong phú và đa diện của ḿnh. Như thế, việc lần hạt sẽ trở nên trịnh trọng và khiêm hạ khi đọc kinh Chúa Dạy, hớn hở và hết ḷng chúc tụng trong khi êm đềm liên tục đọc kinh Kính Mừng, chiêm ngắm theo việc hồi niệm suy tưởng về các mầu nhiệm, và hết ḿnh tôn thờ khi đọc lời chúc tụng. Việc lần hạt như vậy áp dụng vào mọi trường hợp mà kinh Mân Côi thường được đọc: dù riêng tư, để dễ tưởng niệm thân mật với Chúa hơn; dù tụ họp, trong gia đ́nh hay nơi các nhóm tín hữu hợp nhau, để kéo sự hiện diện của Chúa (xem Mathêu 18:20); dù công cộng, trong những tổ chức mà các đoàn hội được mời tham dự.

51- Vào những lúc gần đây, có một số việc đạo đức được phát động bắt nguồn từ kinh Mân Côi. Trong số những việc đạo đức này, Ta để ư và khuyên khích sự xen vào việc cử hành Lời Chúa (phụ chú: theo suy diễn riêng của người dịch th́ "việc cử hành Lời Chúa" này ở ngoài phụng vụ) một vài yếu tố của kinh Mân Côi, chẳng hạn như việc suy niệm các mầu nhiệm và việc lập đi lập lại như kinh cầu lời Thiên Thần Chào Đức Maria. Nhờ vậy, các yếu tố này sẽ được quan trọng hóa, v́ chúng được liên kết với việc đọc Thánh Kinh, được dẫn giải bằng bài giảng, được ngắt ra bằng những lúc thinh lặng và được tăng cường bằng lời ca điệu nhạc. Ta hân hoan thấy rằng những việc làm như vậy đă giúp tạo nên được một sự hiểu biết hoàn toàn hơn về mức độ phong phú linh thiêng của chính kinh Mân Côi, và đă giúp lấy lại được ư thức trong việc lần hạt nơi những hội đoàn và phong trào thuộc nhóm trẻ.

52- Giờ đây, để tiếp nối tâm tư với các vị tiền nhiệm, Ta hết sức muốn nhấn mạnh đến việc đọc kinh Mân Côi gia đ́nh. Công Đồng Vaticanô II đă chỉ cho các gia đ́nh, tế bào sống c̣n và nền tảng của xă hội, làm thế nào để “tỏ ra ḿnh là một cung thánh tại gia của Giáo Hội, qua mối gắn bó hỗ tương giữa các phần tử và việc nguyện cầu chung mà họ dâng lên Thiên Chúa.” Gia đ́nh Kitô hữu thực sự được coi là một giáo hội tại gia, nếu các phần tử của gia đ́nh, tùy theo vai tṛ và việc làm riêng của ḿnh, tất cả cùng nhau đề cao đức công chính, thực hiện những việc làm yêu thương, hiến thân giúp đỡ anh chị em ḿnh, tham gia vào việc tông đồ nơi cộng đoàn địa phương và vào việc cử hành việc phượng tự với cộng đoàn của ḿnh. Điều này càng đúng hơn nữa nếu họ hợp nhau dâng các kinh nguyện lên Thiên Chúa. Nếu thiếu sót yếu tố cầu nguyện chung này, gia đ́nh sẽ mất đi chính tính cách là một giáo hội tại gia của ḿnh. Theo đó, để lấy lại ư nghĩa thần học về gia đ́nh là giáo hội tại gia, th́ phải cụ thể hóa nỗ lực tái diễn việc cầu nguyện chung trong đời sống gia đ́nh.

53- Theo đường hướng của Công Đồng, Instituo Generalis de Liturgia Horarum đă có lư để xếp gia đ́nh vào các nhóm có thể xứng hợp để cử hành Phụng Vụ Giờ Kinh trong cộng đoàn: “Gia đ́nh, là một cung thánh tại gia của Giáo Hội, chẳng những xứng hợp trong việc dâng các kinh nguyện chung lên Thiên Chúa, mà c̣n tùy theo hoàn cảnh, cũng phải đọc các phần Phụng Vụ Giờ Kinh để liên kết mật thiết hơn với Giáo Hội.” Phải làm hết cách có thể để làm sao cho các gia đ́nh Kitô hữu tiến tới và vui vẻ chấp nhận lời khuyên thực tiễn và tỏ tường này.

54- Tuy nhiên, sau việc cử hành Phụng Vụ th́ không c̣n hồ nghi ǵ về cao điểm mà việc cầu nguyện gia đ́nh có thể tiến tới bằng việc lần hạt Mân Côi. Kinh Mân Côi là một kinh nguyện phải được coi như một trong những kinh nguyện hảo hạng và hiệu nghiệm nhất mà gia đ́nh Kitô hữu được kêu mời lần hạt. Ta thiết nghĩ và thành thực hy vọng là khi gia đ́nh tụ họp lại làm giờ cầu nguyện th́ thường thích dùng cách cầu nguyện bằng kinh Mân Côi. Ta cũng biết rơ là các điều kiện đổi thay trong cuộc sinh sống ngày nay đă làm cho việc tụ họp gia đ́nh lại không phải là chuyện dễ nữa, và ngay cả trong nhiều hoàn cảnh khi việc tụ họp có thể thực hiện được th́ cũng khó mà biến chúng thành dịp để cầu nguyện. Không ai c̣n hồ nghi về nỗi khó khăn này. Thế nhưng, đặc tính của Kitô hữu trong cung cách sống của ḿnh là không chịu thua hoàn cảnh mà phải khắc phục chúng, không phải bằng nhượng bộ mà bằng nỗ lực. V́ thế, các gia đ́nh muốn sống trọn vẹn ư nghĩa ơn gọi và tinh thần xứng đáng là một gia đ́nh Kitô hữu, phải dồn tất cả nghị lực của ḿnh trong việc khắc phục những áp lực ngăn cản việc hội họp của gia đ́nh và việc cầu nguyện chung với nhau.

55- Để kết luận những nhận xét chứng tỏ sự quan tâm và ư thức mà Ṭa Thánh có đối với kinh Mân Côi của Đức Trinh Nữ, Ta c̣n muốn cho việc tôn sùng rất xứng đáng này không bị tuyên truyền theo kiểu quá một chiều hay vụ h́nh thức. Kinh Mân Côi là một kinh nguyện tuyệt hảo, song tín hữu phải cảm thấy nó một cách êm vui thư thái. Từ nỗi niềm thiết tha phát xuất tự bên trong, họ phải được thu hút vào việc lặng lẽ lần hạt Mân Côi.

 

 

TOP

 


Chiêm Ngưỡng Thánh Mẫu

 

 

Tại Sao Con Mến Mẹ

(Đây là 1 bài thơ bao gồm các mầu nhiệm về Mẹ cũng là Mầu Nhiệm Mân Côi)



Nguyên tác: chị Thánh Têrêsa Hài Đồng

Chuyển ngữ: Bảo-Phác Mai-Tuyết. (Bảo-Phác Mai-Tuyết” tên thật là Phan Thiện Giản, một tu sĩ ḍng Đức Mẹ Đồng Công, người đă dịch sang Việt ngữ một số sách đạo đức ,như cuốn Vinh Quang Mẹ Maria của Thánh An-Phong, vị sáng lập ḍng Chúa Cứu Thế- dưới bút hiệu chính thức là Phạm Duy Lễ”. Bảo-Phác Mai-Tuyết là biệt hiệu được dịch gỉa sử dụng duy cho bài thơ này mà thôi. Bảo-Phác Mai-Tuyết là âm nghĩa được dịch ra từ tên thánh khấn ḍng của dịch gỉa, đó là Bônifaciô Maria Mẹ Xuống Tuyết)”

 


Con vẫn hỏi v́ sao con mến Mẹ!
Sao ḷng con luôn rung cảm v́ yêu!
V́ sao khi suy tưởng vẻ cao siêu,
Của Mẹ, mà ḷng con không sợ hăi!
Con say sưa và ngắm nh́n mê mải,
Mẹ uy linh vượt trên khắp thánh thần.
Thân con là cát bụi vướng phù vân,
Maria! Con cúi đầu trước bệ.
Trẻ thơ ngây cần say yêu t́nh Mẹ.
Chia sầu đau và san sẻ niềm vui.
Để dắt con thoát sóng thẳm dập vùi,
Mẹ đă tốn biết bao là châu lệ!
Ngắm đời Mẹ theo tin mừng vạch vẽ,
Con dám nh́n, dám gần lại ngay bên.
Khó chi đâu con dẫu đứa con hèn,
Cũng như con, Mẹ khổ đau và chết.
Khi sứ thần báo tin vui kỳ tuyệt,
Mời Mẹ làm Mẹ Thiên Chúa toàn năng,
Con ưa nh́n ḷng Mẹ trắng hơn băng,
Kho trinh đức chói chang trời mầu nhiệm.
Ôi lạy Mẹ, Mẹ Đồng Trinh Vô Nhiễm,
Chúa qúi yêu ḷng Mẹ vượt trời cao,
Ḷng khiêm nhu, ḷng êm dịu ngọt ngào,
Hoài thai Chúa Giêsu, nguồn phúc cả.
Mẹ tự xưng là nữ tỳ nhu hạ,
Nhưng Chúa yêu đă yêu dấu phận hèn.
Đức nhu ḿ nâng Mẹ vượt cao lên,
Mẹ kéo cả Ba Ngôi vào ḷng Mẹ.
Chúa Thánh Linh đem t́nh yêu vẹn vẽ,
Bao trùm lên hồn Mẹ rất trinh trong.
Và Ngôi Con xuống chiếm ngự cơi ḷng,
Nên Anh Cả của đoàn em tội lệ.
Maria dẫu thân con nho bé,
Con cũng từng chiếm hữu Chúa vô cùng,
Như Mẹ, con không run sợ hăi hùng:
Khổ của Mẹ cũng cùng con chia sẻ.
Maria! Đây con là con Mẹ,
Phúc Mẹ hiền không trối lại con sao?

Khi tẻ đắng con đón Chúa ngự vào,
Chúa đă ngờ được nghỉ an trong Mẹ.
Ôi Nữ Vương của triều thần diễm lệ,
Cho con theo chân Mẹ, cảm mùi hương,
Đường hẹp đi Mẹ cho thấy tỏ tường,
Luôn thực hiện những khiêm hèn nhỏ mọn.
Maria! Con muốn là con nơn.
Cơi vinh quang trần thế tựa phù vân.
Xin dậy con bài yêu mến thân nhân,
Mà Mẹ đă thi hành nơi thân quyến.
Thành Bê-Lem một chiều mùa đông úa,
Mẹ đă từng bị xua đuổi khinh chê,
V́ nghèo nàn. Hàng quán qúi sang kia,
Chỉ tiếp đón những hạng người quyền phú.
Mẹ nghèo nàn đành hang lừa tạm trú,
Ngay nơi đây Mẹ sinh Chúa T́nh Yêu.
Ôi Mẹ là Mẹ Chúa cả cao siêu!
Mẹ vĩ đại biết bao trong nghèo cực!
Con thấy Đấng Vô Cùng lên tiếng khóc,
Trong lớp khăn đơn bạc quấn quanh thân.
Mẹ ơi! Con đâu tị với Thiên Thần?

Chúa các vị là Anh con chí ái.
Con cao lời tụng ca t́nh hà hải,
Mẹ nở ra Bông Hoa Thánh Thần Linh.
Con mến yêu nghe khúc hát an b́nh.
Mẹ nắm giữ những điều trong tim dạ.
Mẹ khuất tịch với tâm t́nh khiêm hạ,
Cùng đoàn người phụ nữ khác dâng con.
Mẹ hiến dâng Cứu Chúa các linh hồn,
Vị lăo đại ấp yêu ṿng tay ấm,
C̣n cười tươi vang lên bài ca gấm,
Nhưng rồi thôi lệ nóng đă tuôn tràn.
Ôi tương lai! Một mũi nhọn gươm đao,
Si-Mê-An đă báo tin đau khổ.
Rồi cho đến suốt chiều đời loang đổ,
Mũi gươm đau vẫn đâm xé tâm t́nh:
Mẹ rụng rời từ tạ đất cha sinh,
Tránh cơn giận của một v́ bạo chúa.
Trong ḷng Mẹ trẻ Giêsu yên ngủ,
Thánh Giuse giục giă vội lên đường.
Mẹ lĩnh vâng không một chút tơ vương:
Mẹ đi ngay không dặn ḍ tŕ hoăn.
Đất Ai-Cập Mẹ dừng chân trú tạm.

Tâm hồn vui nhủ mồ hôi bần cùng,
V́ Giêsu là đất tổ thiên cung.
Thiếu chi nữa chuỗi tháng ngày lưu lạc.
Nhưng than ôi! Những ngày vui tan tác.
Nơi đền thờ Mẹ lạc mất Con yêu.
Ôi mênh mông! Biển cả đắng tiêu điều!
Trẻ Giêsu suốt ba ngày biệt tích.
Lúc tái ngộ t́nh yêu đương cảm kích:
Nói cùng Con khi luật sĩ hững hờ:
Ôi Con ơi! Sao con nỡ làm ngơ?
Cha và Mẹ t́m Con bao lệ ứa!
Và Hài Nhi - Ôi nhiệm mầu Thiên Chúa,
Vừa trả lời, vừa giơ rộng cánh tay:
T́m Con chi? Con phải nghĩ từng giây
Đến công việc của Cha Con trao phó.
Và Tin Mừng kể thêm rằng:
từ đó, Chúa Hài Nhi sống tuân phục Mẹ Cha.
Ḷng con dang dang cảm động thiết tha,
Chúa vâng lịnh ư t́nh bao yêu mến.
Bây giờ con mới hiểu lời mầu nhiệm,
Vua của con đáp Mẹ ở đền thờ.
Mẹ ơi, con Mẹ muốn để t́nh thơ,

D́u linh hồn giữa đêm tin tăm tối.
Vua trời cao muốn vạch đường chỉ lối,
Để Mẹ vui trong ưu năo tâm thần:
Khổ đau là hạnh phúc ở trần gian,
Vâng, đau khổ v́ yêu là hạnh phúc,
Giêsu! Hăy thi hành lời hối thúc!
Xin Mẹ thưa cùng Chúa chớ lo con:
Con sẵn vâng Người khuất khỏi tâm hồn,
Cho đến ngày đức tin thành hoàn tất.
Na-za-rét, ôi Nữ Trinh ẩn dật,
Mẹ từng qua cuộc sống thật khiêm nghèo.
Không xuất thần, không phép lạ kèm theo,
Tô điểm sáng cuộc đời trên dương thế.
Trên dương thế số linh hồn thơ trẻ,
Thật đông ngần. Họ không sợ ngước trông,
Lên Mẹ yêu, Mẹ khôn sánh, khâm sùng,
Mẹ thích thú dẫn đưa về bất diệt.
Trong cuộc sống lưu đầy, đầy da diết,
Con muốn theo chân Mẹ suốt ngày đêm.

Ngước trông lên hồn con ngập êm đềm,
T́m trong Mẹ những vực sâu t́nh ái.
Ánh Mẹ nh́n đuổi xa ngàn sợ hăi,
Sẽ dậy con khóc lóc với hoan ca.
Không khinh chê những yến tiệc thanh hoa,
Mẹ lại muốn tham gia và chúc tặng.
Thành Cana đôi tân hôn lo lắng:
Tiệc đang vui mà rượu cạn vơi rồi.
Mẹ ân cần thưa Con Mẹ khúc nhôi,
Tin chắc Chúa rộng ban nguồn an ủi,
Chúa Giêsu bề ngoài như từ chối:
Can chi đâu tới Mẹ và tới Con?
Nhưng thâm tâm, tim Chúa lại dập dồn:
V́ lời Mẹ đầu tiên làm phép lạ.
Một ngày kia trên cảnh đời rộn ră,
Từng đoàn dân nghe Chúa giảng Tin Lành.
Có người chen qua lớp lớp vây quanh,
Báo tin Chúa: Mẹ và anh em đến.
Và Con Mẹ, t́nh thương không bờ bến,
Với chúng con, trước quần chúng bao la
Ai anh em? Ai chị? Ai Mẹ Ta?
Nếu không phải là người vâng Thánh Ư?

Ôi Nữ Trinh, Mẹ T́nh Yêu tế nhị,
Nghe lời Con, Mẹ chẳng chút buồn rầu,
Mẹ c̣n vui v́ ư tứ cao sâu:
Hồn chúng con là gia đ́nh của Chúa.
Vâng, Mẹ vui, Mẹ vui mừng tràn trụa:
Cho chúng con, Chúa ban cả tran tung.
Nh́n tấm ḷng Mẹ quảng đại mênh mang,
Sao chúng con c̣n không yêu mến Mẹ?
Yêu chúng con Mẹ đem ḷng tinh tế:
V́ chúng con, Mẹ đành rút thâm t́nh.
Yêu là cho, là tận tuyệt hy sinh:
Mẹ chứng tỏ để dắt d́u nâng đỡ.
Chúa Cứu Chuộc hiểu ḷng bao rộng mở,
Ắp tâm t́nh của Mẹ với trần gian.
Mẹ là nơi trú ẩn rất an toàn,
Chúa để lại khi về trời mong đợi.
Đỉnh Can-Vê một chiều kia nắng lụi,
Mẹ kề bên Thánh giá hiến dâng lên,
Như linh mục khi dâng lễ chuộc đền
Con của Mẹ để Cha nguôi nghĩa nộ.
Lời tiên tri từ xưa nay sáng tỏ:
Đớn đau nào quằn quại qúa như tôi!

Mẹ Đồng Công cộng tác lễ đền bồi,
Đă đổ hết máu đào trong tim Mẹ.
Nhà Gioan trở thành am lặng lẽ,
Môn đệ yêu thay cho Chúa Giêsu:
Lời Phúc Âm lần chót vang ngh́n thu,
Rồi từ đó lặng im về đời Mẹ.
Ôi thanh lặng êm đềm! Ôi vắng vẻ!
Tỏ t́nh yêu vô giới của Ngôi Lời,
Muốn tụng ca t́nh Mẹ nhiệm mầu trôi,
Để hứng thú đoàn con nơi cực lạc.
Sắp rồi đây, con sẽ nghe thần nhạc,
Sắp rồi đây, con ngắm Mẹ trên trời.
B́nh minh con, Mẹ đă mỉm cười tươi,
Khi chiều xế, Mẹ cười thêm nụ nữa!
Con sợ chi ánh vinh quang rực rỡ,
Của Mẹ: Con cùng Mẹ khổ đau,
Ôi Nữ Trinh, con hy vọng ngày sau:
Ôm gối Mẹ, con là con Mẹ măi.



TOP

 

Mạc Khải Thánh Mẫu:


(
Theo cuốn Thần Đô Huyền Nhiệm về cuộc đời Đức Mẹ)
 

 

MỪNG KỶ NIỆM ĐỜI CHÚA
 

(v́ Mầu Nhiệm Mân Côi là Mầu Nhiệm Chúa Kitô)


 

Khi nhắc nhớ lại những mầu nhiệm của Chúa Cứu Thế, không những Mẹ Maria muốn cảm tạ Chúa cho Mẹ, cho nhân loại, mà Mẹ c̣n muốn c̣n khuây nguôi cơn nghĩa nộ của Chúa đối với tội lỗi nữa. Không bao giờ loại người thẩm giá được trách vụ bao la của họ đối với ḷng lành hiền ái của Mẹ, v́ tất cả những hồng ân Mẹ nhận lĩnh, Mẹ đều quy cả cho lợi ích loài người. Mẹ nhiệt liệt khát khao cho Danh Chúa cả sáng qua ơn cứu rỗi họ, đến nỗi cả cuộc đời Mẹ là một cuộc tử đạo liên tục có thể thiêu huỷ Mẹ trong chốc lát. Nhưng Chúa đă đề pḥng những hậu qủa ấy và ngăn cản lại một cách lạ lùng. Đôi khi, Chúa làm cho Mẹ quên đau khổ bằng cách tỏ cho Mẹ thấy những bí mật về ơn tiền định, hoặc làm dịu bớt nỗi chua sót của Mẹ, bằng cách tỏ cho Mẹ biết Chúa đă thích thỏa nguyện với t́nh yêu của Mẹ biết, nhận lời Mẹ cầu xin và đặt Mẹ làm chủ kho cao trọng quản thủ ân sủng của Chúa. Nhưng nếu sự nh́n thấy trước số phận khốn nạn của tội nhân làm cho trái tim Mẹ phải đau đớn ê chề như vậy; nếu để cứu cho họ thoát khỏi khổ h́nh vĩnh viễn, Chúa Cứu Chuộc đă phải chịu tử nạn kinh khủng nhường kia, làm sao giải thích được sự điên dại và mù tối của những người đă hăm hở và vô cảm chạy tới chỗ diệt vọng không thể cứu như vậy?


Sao th́ sao, lời cầu nguyện của Mẹ cùng những an ủi của con Mẹ vẫn thêm măi vào các lễ Mẹ mừng để tôn kính Chúa. Ngày kỷ niệm Chúa chịu Cắt b́, Mẹ thi hành các việc y như các lễ trước. Ngôi Lời Nhập Thể ngự xuống pḥng nguyện của Mẹ cách uy nghi với đoàn tháp tùng rất đông đảo. Mẹ xót xa đau đớn cật lực v́ những đau khổ Hài Nhi Thiên Chúa phải chịu ở một tuổi c̣n qúa non nớt. Nhân danh cả loài người, Mẹ cảm tạ Chúa, khóc than v́ họ vong ân, và Mẹ hiến ḿnh chịu đổ máu ra để theo gương Chúa đền bồi cho họ. Sự giăi tỏ những tâm t́nh ấy gây nên giữa Mẹ và Chúa Giêsu những cuộc hàn huyên thích thú suốt ngày. Với tư cách một người Mẹ quảng đại, Mẹ cầu xin Chúa san sẻ cho con các Chúa nơi trần gian những hồng ân ngọt ngào Chúa ban đẫy đầy cho Mẹ, cũng như những ân thưởng Mẹ được v́ muốn chịu đau khổ v́ yêu mến Chúa, để những dịu ngọt thiêng liêng ấy lôi kéo họ về phụng sự Ngài. Và sau cùng, Mẹ dâng lên Cha Hằng Hữu những của Lễ Đầu Mùa của Máu Cứu Chuộc.


Tới ngày kỷ niệm các Đạo Sĩ Vương Giả đến thờ lạy Chúa. Mấy hôm trước, Mẹ đă thu tích lễ vật để dâng tiến Ngôi Lời Nhập Thể. Vàng là những linh hồn Mẹ cầu nguyện cho và nhờ các thiên thần giúp họ trở lại. Mộc dược là những việc Mẹ khổ chế phần xác và nhũ hương là t́nh yêu nhiệt liệt nồng nàn của Mẹ. Trong ngày lễ, Con Mẹ đă từ trời xuống nhận lễ dâng qúy báu ấy. Mẹ được nâng lên Ngai Chúa để hợp nhất với Nhân Tính của Chúa, vẻ huy hoàng của Nhân Tính ấy đă biến h́nh Mẹ. Đôi lần Chúa để Mẹ dựa trên cánh tay Chúa hầu cho mẹ lặng nghỉ những cách âu yếm bừng cháy của Mẹ. Sau khi được những ơn đó, Mẹ xuống khỏi ngai xin Chúa thương xót loài người và ca tụng Thiên Chúa nhân danh họ cầu xin các thánh có mặt tại đó hợp với Mẹ mà ca tụng xin các Ngài can thiệp bên cạnh Chúa và hạ ḿnh hôn kính tay mỗi vị.


Lễ kỷ niệm ngày Mẹ thanh tẩy và Dâng Chúa Hài Nhi trong Đền Thờ, Mẹ cũng không quên mừng. Lúc Mẹ xắp hiến dâng Chúa Bánh Thánh Thể nơi tay Thánh Gioan, Chúa Ba Ngôi hiện xuống pḥng nguyện của Mẹ, với cả triều đ́nh thiên đàng. Các thiên thần lại mặc cho Mẹ những y chang như ngày Chúa Nhập Thể theo lời Mẹ cầu xin, Chúa ban nhiều ân huệ lớn lao cho Mẹ và cho loài người.


Mẹ cũng mừng lễ kỷ niệm Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa với ḷng tri ân kỷ đầy ngập v́ ơn Chúa Lập Phép Thanh Tẩy. Và sau đó Mẹ ẩn cư suốt bốn mươi ngày để mừng cuộc chay tịnh của Chúa; Mẹ cũng nhịn chay rất ngạch. Suốt thời gian đó, Mẹ không ăn uống, không ngủ nghỉ và không ra khỏi pḥng Nguyện nếu không có việc khẩn cấp cần Mẹ phải có mặt. Mẹ chĩ gặp Thánh Gioan để chịu Thánh Thể hay giải quyết ngay những vấn đề quan trọng của Giáo Hội. Trong những ngày đó, Thánh Gioan giữ một vai tṛ chủ động hơn. Ngài chữa lành bệnh nhân bằng cách để chạm đến họ những đồ vật Mẹ đă dùng. Ngài cũng khu trừ qủy ám bằng cách ấy. Nếu quỷ cưỡng lại Mẹ đi mời Mẹ ra; Mẹ thoạt vừa xuất hiện là quỷ vội đào tẩu, không cần Mẹ phải ra lệnh. Đôi khi chúng không dám bén mảng đến gần chỗ Mẹ ở.


Cần phải có rất nhiều pho sách mới có thể viết lại được hết những việc lạ lùng trong bốn mươi ngày Mẹ hết sức sốt sắng cầu nguyện cho Giáo Hội tiến phát. Vào cuối tuần chay, Chúa Giêsu đến đăi Mẹ một bữa tiệc tương tự như bữa tiệc chấm dứt tuần chay tịnh của Chúa trước kia. Trong khi Chúa tận tay trao cho Mẹ những thực phẩm rất dịu kỳ ấy, có vô số thiên thần tức trực nhóm hầu bàn Nữ Vương của họ, nhóm hát sướng hân hoan.


Nhưng ḷng nhiệt thành tôn kính đặc biệt nhất, Mẹ dành để mừng kỷ niệm Chúa Giêsu Tử Nạn. Tất cả những h́nh ảnh của cuộc Tử Nạn rất lạ lùng đó lúc nào cũng con in khắc rơ rành rành trong Trái Tim Mẹ. Những cuộc Mẹ thị kiến thấu thị được Thiên Chúa cũng không xóa nhoà đi được, mà c̣n tô rơ nét hoàn hảo hơn, sao cho những đau khổ ở đời này liên kết được với những niềm vui trên trời. Không bao giờ Mẹ Maria mong được một chút ǵ ở thế gian này; nhưng Mẹ hằng luôn luôn ước ao được chịu Tử Giá với Chúa Giêsu. Nếu không được chung phần vào Thánh Giá Chúa, Mẹ coi như cuộc đời là vô ích. V́ thế Mẹ sắp xếp công việc Mẹ làm, sao cho lúc nào trong đáy tâm hồn Mẹ cũng in rơ rệt h́nh ảnh con Mẹ phải chiụ đau khổ, chịu ngược đăi, chịu mất dạng, chịu đầy vết thương và chịu đóng đanh vào Thánh Giá.


Mặc dầu dưới sự cảm nghiệm sâu sắc được cảnh tượng bên trong ấy, suốt ngày Mẹ thiết tha cộng khổ với Chúa; nhưng t́nh yên c̣n thúc Mẹ thực hiện những việc làm đặc biệt, vào một số giờ, với các Thiên Thần, nhất là với các Thiên Thần mang biểu hiệu Cuộc Tử Nạn Chúa. Mẹ sáng tác nhiều ca vịnh, rồi lần lượt hát lên với họ, những ca vịnh ứng với từng nỗi sỉ nhục, từng nỗi đau khổ của Chúa Giêsu. T́nh yêu cộng khổ mănh liệt của Mẹ nhiều lần gây cho Mẹ một cuộc tử đạo thực sự, đến làm Mẹ phải ngă chết, nếu Chúa không bảo vệ Mẹ để tăng thêm công nghiệp và vinh quang cho Mẹ. Có lúc gương mặt Mẹ đầm đ́a lệ máu, có khi toàn thân Mẹ lụt mồ hôi hấp hối, máu và nước từng giọt tuôn xuống đất. Trái Tim Mẹ phải dằn vặt bứt rứt đến bị giựt ra khỏi vị trí tự nhiên. Lúc Mẹ đă đau đớn đến cùng cực, Con Chí Thánh Mẹ mới từ trời xuống bổ sức cho Mẹ, và chữa lành vết thương t́nh yêu đă đánh nát Mẹ. Cả khi những hậu qủa đau thương ấy được xóa bỏ vào ngày Mẹ mừng kỷ niệm Chúa Phục Sinh, hay là nhận được một hồng ân khác thường nào, Mẹ cũng vẫn không quên cuộc Tử Nạn của Chúa, để cái đắng cay của cuộc Tử Nạn ấy giảm bớt đi những nâng niu dịu ngọt.


Ngoài ra, Mẹ c̣n xin thánh Gioan cho phép, mỗi tuần từ năm giờ chiều ngày thứ Năm cho đến khoảng trưa ngày Chúa Nhật, Mẹ được vào ở lại trong pḥng nguyện, trong thời gian Mẹ chưa được rước lên trời vào các ngày tĩnh tâm ấy, Mẹ hạ lệnh cho một thiên thần hầu cận mặc h́nh Mẹ xuất hiện mỗi khi cấp bách, và giải quyết ngay những việc khẩn yếu của Giáo Hội. Không thể nào tưởng nghĩ ra được tất cả những sự việc xẩy ra nơi Mẹ trong ba ngày này. Thiên Chúa sẽ biểu lộ các sự việc Ngài đă tạo nên ấy trong vinh quang các thánh ở thiên đàng. Mẹ suy tưởng lại tất cả những cảnh cuộc Tử Nạn, từ lúc Chúa rửa chân Tông Đồ cho tới khi Ngài sống lại. Mẹ kết hợp với hết mọi lời nói, hết mọi hành vi, hết mọi đau khổ của Chúa Cứu Thế. Một lần nữa, Mẹ lại cảm nghiệm thấy trên Thân Xác toàn trinh của Mẹ tất cả những đau khổ của Chúa ở cùng một vị trí, và cùng một thời gian. Ngày kỷ niệm Chúa chịu đóng đanh, Mẹ làm thêm nhiều việc thánh đức và chịu căng thân trên thánh giá trong suốt ba giờ như Chúa Giêsu. Mẹ xin được Chúa ban nhiều hồng ân trọng hậu cho những người sùng kính cuộc Tử Nạn Chúa; Mẹ nồng nhiệt ước mong cho việc sùng kính này cứ kéo dài vĩnh viễn trong Giáo Hội. Mẹ đă dâng hết mọi đau khổ Mẹ chiụ cho loài người như vậy, sao loài người lại không nh́n nhận ḿnh mắc nợ Mẹ?


Giữa những việc thánh đức đau khổ này, Mẹ đă đặc biệt sốt sắng mừng kỷ niệm Chúa Giêsu lập Nhiệm Tích Thánh Thể. Mẹ sáng tác nhiều ca vịnh chúc tụng, tri ân và yêu mến tân kỳ mà rất nhiều thiên thần từ trời xuống hợp ca với Mẹ và các thiên thần hầu cận Mẹ. Thiên Chúa từng muốn Mẹ bao bọc Bánh Thánh trong Trái Tim, nên sai từng sư đoàn thiền thần xuống tán tụng phép lạ ấy và cảm tạ Chúa v́ những hiệu qủa lạ lùng Ngài ban cho Mẹ là Thụ Tạo thánh thiện trên hết mọi thụ tạo.


Đến ngày kỷ niệm Chúa Phục Sinh, Mẹ được rước lên trời như lệ thường các Chúa Nhật. Nhưng hôm nay, Mẹ tham hưởng phúc thị kiến thấy thị, c̣n các Chúa Nhật Mẹ tham hưởng thị kiến trừu xuất thôi.


Ngay từ lễ Phục Sinh, Mẹ đă chuẩn bị mừng lễ Chúa Lên Trời, nhắc nhớ lại những ân sủng đánh dấu từng ngày trong cả khoảng thời gian bốn mươi ngày ấy, và cảm tạ Chúa bằng những ca khúc mới, như là những diệu kư đó đang xảy ra. Nhờ đó, càng ngày Mẹ càng được thần hoá và sẵn sàng đón nhận những ân huệ dành ban cho Mẹ. Đến ngày kỷ niệm, Chúa Giêsu ngự xuống pḥng nguyện của Mẹ, nơi Mẹ đang đợi chờ. Mẹ ǵm ḿnh xuống những vực khiêm nhượng rất thẳm sâu, nhưng lại được nâng cao lên cấp độ mến yêu Thiên Chúa cao cả nhất. Chúa hiện ra với Mẹ giữa các thánh mà Ngài đă đưa lên trờ ngày Ngài thăng thiên. Sau khi các vị luyến thần đặt Mẹ lên Ngai Chúa, Chúa hỏi xem Mẹ muốn điều ǵ. Mẹ thưa: “Mẹ muốn tôn vinh Con, muốn nhân danh bản tính loài người đều tôn thờ và chúc tụng Thần Tính cũng như Nhân Tính của Con”. Chúa đáp lại: “Mời Mẹ lên đay với Con. Mời Mẹ lên nơi Quê Hương làm thỏa măn mọi khát vọng, mọi yêu sách của Mẹ, nơi Mẹ sẽ hoan hưởng vẻ long trọng của ngày lễ hôm nay không phải với con cháu Adong, nhưng với các công dân nước Thiên Đàng”. Tiếp đó, toàn thể đám rước đă lên trời, nơi toàn thể Thiên Quốc, cả đến chính Thiên Chúa, đang chờ đón nhiệt t́nh.


Lúc ấy, Đức Nữ Vương vũ trụ xin phép xuống khỏi ngai Con, đến phủ phục trước Chúa Ba Ngôi Chí Thánh và hát lên chúc tụng cuộc Chúa Giêsu chiến thắng ở thế gian và khải hoàn trên thiên đàng. Thiên Chúa thoả ḷng v́ niềm tôn kính ấy. Và các thiên thần hát lên những bài những bài thánh ca trời cao để ứng khúc với Mẹ, tôn vinh Chúa trong Mẹ, là một thụ tạo rất dịu kỳ: tất cả đều hưởng một niềm hỉ hoan mới v́ Nữ Vương các vị có mặt trên Thiên Đàng Mẹ hoan hưởng hạnh phúc thị kiến thấu thị trong nhiều giờ. Và năm nào cũng cứ đến ngày này, Chúa Giêsu lại hỏi xem Mẹ có muốn ở lại Quê Hương hay trở lại nơi lưu đầy. Mẹ trả lời: “Nếu Con muốn Mẹ xin trở lại với loài người để mưu ơn cứu rỗi cho họ”. Được Thiên Chúa chuẩn nhận sự lựa chọn anh hùng này, Mẹ cầu xin Chúa cho Giáo Hội phát triển và cả thế giới quy hồi: tất cả những ơn Mẹ xin này đều được thiên thần lại rước Mẹ về nhà Tiệc Ly, giữa muôn khúc nhạc du dương êm dịu. Mẹ xuất hiện rất sáng láng với thánh Gioan, khiến ngài không thể nh́n được Mẹ. Ngài vừa lúng túng trước mặt Mẹ, vừa cảm nghiệm một cảm giác thánh thiện lạ thường, và một niềm vui khôn tả v́ những ân huệ ngài hiểu ra.


Mẹ Maria lại dùng những ân huệ trong lễ trọng này để dọn mừng lễ kỷ niệm Chúa Thánh Thần hiện xuống một cách xứng đáng hơn. Mẹ dành chín ngày chuẩn bị mừng lễ này. Ngày thứ sáu, vào đúng giờ Chúa Thánh Thần hiện xuống Nhà Tiệc Ly ngày trước, Chúa lại ngự xuống trên Mẹ với một tiếng động lớn và dưới h́nh những tia lửa rạng ngời, nhưng không phải hết mọi người đều biết được những dấu ấy. Chúa Thánh Thần ban htêm những linh ân và ân huệ Mẹ từng tiếp nhận ngày xưa. Mẹ cảm tạ Chúa v́ những ân sủng Chúa đă đổ tràn đầy cho các Tông Đồ và môn đệ trước, và cầu xin Chúa tiếp tục trao ban cho Giáo Hội cho tới tận thế.


Mẹ cũng mừng lễ Các Thiên Thần, sau khi đă chuẩn bị ít ngày bằng những ca vịnh tôn vinh việc Chúa sáng tạo họ, công chính hóa và ban vinh quang cho từng vị một. Tới chính ngày lễ, Mẹ kính mời tất cả các vị đến mừng lễ. Hằng ngàn triệu thiên thần mọi đẳng mọi phẩm xuống trong pḥng nguyện của Mẹ, hiện ra với Mẹ trong mọi vẻ mĩ lệ tuyệt vời. Liền đó, suốt ngày Mẹ thay lượt hát lên với các vị những khúc hát ca tụng Thiên Chúa. Các vị cũng ca thêm những thánh ca cảm tạ Thiên Chúa vĩ nhưng đặc ân to lớn lạ lùng Ngài ưu đăi Đức Vương thiên thần. Các vị chúng tụng Chúa trong Mẹ Maria.


Sau cùng, Mẹ cũng dành một ngày để mừng lễ Các Thánh bằng cách dọn ḿnh trước. Ngày lễ trọng này, do các thánh từ trời xuống dự mừng với Mẹ là Đấng đă tái tạo các ngài. Mẹ hát lên tạ ơn Thiên Chúa nhiều khúc tân ca v́ hạnh phúc của các vị. Càng biết được bí nhiệm ơn tiền định các vị, Mẹ càng hoan hỉ. Mẹ cũng cảm tạ Chúa v́ chính Mẹ đă từng nhờ ơn Ngài mà chiến thắng ma qủi, và v́ đă cứu được nhiều linh hồn khỏi nanh vuốt chúng.


Chỉ một ḿnh Mẹ mà đă thực hiện bấy nhiêu việc lạ lùng như vậy, lại chẳng phải bỡ ngỡ thán phục sao? Thật ra, Mẹ đă được thông phần vào với quyền năng của Thiên Chúa và, trong những năm cuối cùng đời Mẹ, Mẹ đă linh hoạt cách lạ ta không thể quan niệm nổi. Mẹ không hề gián đoạn sự linh hoạt ấy, v́ Mẹ có năng lực không biết mệt như thiên thần. Mẹ chỉ c̣n là một ngọn lửa. Ngày tháng đối với Mẹ rất ngắn ngủi, v́ t́nh yêu của Mẹ có một trương độ hầu như vô cùng, vượt trên tất cả những hoạt động của Mẹ, mặc dầu phần nào ta không thể ước lượng được hoạt động ấy. Tất cả những ǵ vừa nói ở đây về những việc lạ lùng của Mẹ, sánh với thực tế, cũng chỉ là con số không.


 

TOP

 

 

Sự Kiện Thánh Mẫu:

 


Công Hiệu của Kinh Mân Côi trong Lịch Sử


(Đức Lêô XIII: Thông Điệp Supremi Apostolatus ban hành ngày 1/9/1883;

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, chuyển dịch)
 



Tông Ṭa Tối Cao mà Ta đang phải gánh vác, cùng với t́nh trạng khó khăn càng ngày càng tăng thêm vào những thời buổi này, lưu ư và thôi thúc Ta hằng ngày phải cẩn trọng canh pḥng sự an toàn cũng như an sinh của Giáo Hội, để rồi, càng quan tâm mới càng thấy các tai ương Giáo Hội phải chịu càng nhiều. Bởi thế, trong khi nỗ lực bằng mọi cách để bảo tŕ các quyền lợi của Giáo Hội, cũng như để vô hiệu hóa hoặc đẩy lui những nguy hại hiện nay đang lan tràn, Ta không ngừng t́m cầu sự trợ giúp bởi trời - một phương cách duy nhất có đủ mọi tác dụng - ngỏ hầu những công khó và việc coi sóc của Ta đạt được như ḷng mong ước.

Để được như vậy, Ta cho rằng không thể có một phương cách nào vững chắc hơn và hiệu nghiệm hơn là, nhờ việc tôn sùng và thảo hiếu, chiếm được ḷng của Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Đấng Canh Giữ b́nh an của chúng ta và là Vị Thừa Tác ban phát ơn trời cho chúng ta, Đấng được ban cho tối thượng quyền và hiển vinh ở trên trời, để Người có thể ban ơn trợ giúp xuống cho con người, thành phần đang trải qua bao khó nhọc và hiểm nguy trên con đường tiến về kinh đô vĩnh cửu.

Giờ đây, đă gần đến dịp tưởng nhớ đến biết bao hồng ân cao cả khôn lường mà Kitô hữu nhận được nhờ ḷng sùng kính kinh Mân Côi, Ta ước mong cho ḷng sùng kính này được toàn thể Giáo Hội hoàn vũ thực thi bằng cả nhiệt t́nh thắm thiết nhất đối với Đức Trinh Nữ, để, nhờ sự cầu bầu của Người, Người Con Thần Linh của Người nguôi giận và thương đến chúng ta đang ở trong cơn khốn khổ đọa đầy. Bởi đó, qúi huynh thân kính, Ta quyết định phổ biến đến qúi huynh bức thư này, theo như ḷng mong ước của Ta, là qúi huynh hăy dùng quyền bính và ḷng nhiệt thành của ḿnh mà khơi lên tấm ḷng sùng mộ nơi thành phần dân Chúa của qúi huynh, trong việc thực hiện những ước vọng của chúng ta.

Người Công Giáo vốn có thói quen là luôn luôn chạy đến náu ẩn nơi Mẹ Maria trong những lúc gian nguy khốn khó, để t́m b́nh an nơi ḷng từ mẫu nhân ái của Người, một thói quen chứng tỏ Giáo Hội Công Giáo luôn luôn đặt tất cả tin tưởng và hy vọng một cách chính đáng của ḿnh nơi Mẹ Thiên Chúa. Người là Đấng đă liên kết với Chúa trong công cuộc cứu rỗi loài người, được đặc quyền và năng quyền hơn mọi phàm nhân và thần trời từng được hay có thể được. Và, v́ nguyện vọng tha thiết nhất của Mẹ là ban ơn trợ giúp và ủi an cho những ai t́m kiếm Mẹ, th́ c̣n hồ nghi ǵ nữa khi bảo rằng, Mẹ hân hoan, nếu không muốn nói là nao nức, nhận lấy những khát vọng của Giáo Hội hoàn vũ.

Việc tôn sùng rất cao cả và đáng tin cậy đối với Nữ Vương uy linh Thiên Đ́nh này chưa bao giờ chiếu giải ánh quang như những lúc Giáo Hội chiến đấu của Thiên Chúa gặp gian nguy bởi những tấn công của lạc thuyết lan tràn, bởi thương luân bại lư không thể chấp nhận được, hay bởi những tấn công của các địch thủ dũng mănh. Lịch sử trong quá khứ cũng như mới đây, nhất là Giáo sử biên niên, c̣n ghi chứng về những lời cầu chung riêng dâng lên Mẹ Thiên Chúa xin ơn trợ giúp đă được Mẹ ban cho, và xin ơn an b́nh trật tự cũng đă được Thiên Chúa ban cho qua Mẹ. Bởi thế, Mẹ xứng danh là “Đấng Phù Hộ Các Giáo Hữu”, “Đấng An Ủi Kẻ Âu Lo”, “Quyền Năng Chiến Đấu của chúng ta”, “Nữ Vương Vinh Thắng”, “Nữ Thần Ḥa B́nh.” Trong số những tước hiệu này, một tước hiệu quen thuộc đáng chú ư nhất là tước hiệu Mân Côi, một tước hiệu mà những ơn ích tỏ tường Người đă xin cho toàn thể thế giới Kitô giáo vẫn được tưởng nhớ một cách long trọng.

Qúi Huynh thân kính, không một ai trong qúi huynh lại không nhớ đến việc Hội Thánh Chúa, vào cuối thế kỷ 12, đă chịu đựng một cơn hoạn nạn hết sức đau buồn gây ra do bè rối Albigensê, miêu duệ của các Hậu Nhị Nguyên Thuyết, một bè rối lan tràn ở miền Nam nước Pháp và các phần đất khác thuộc thế giới Latinh, đầy những sai lầm hiểm hại cùng với những lực lượng tàn sát và tàn phá khủng khiếp khắp nơi khắp chốn.

Thiên Chúa nhân lành của chúng ta, như qúi huynh biết, đă dùng một vị rất thánh thiện để chống lại các kẻ địch thù lợi hại này, đó là vị tổ phụ lừng danh sáng lập ḍng Đaminh. Cao cả ở giáo thuyết thuần tín, ở gương sáng các nhân đức và ở các công cuộc tông đồ của ḿnh, thánh nhân đă dũng liệt tấn công các đối thủ của Giáo Hội Công Giáo, không phải cậy dựa vào khí giới, song bằng việc tôn sùng mà ngài là người đầu tiên khởi xướng lên, việc tôn sùng dưới tước hiệu Rất Thánh Mân Côi, việc tôn sùng mà ngài cũng như các môn đệ của ngài đă truyền bá khắp nơi trên thế giới.

Thật vậy, được thần hứng và ân sủng hướng dẫn, thánh nhân đă thấy trước được rằng việc tôn sùng này như là một khí giới chiến đấu vô địch sẽ đẩy lui địch thủ, khống chế được ḷng vô đạo điên cuồng và ngang tàng của họ. Thành quả đúng là như vậy. Nhờ phương thức cầu nguyện mới mẻ này - khi được chấp nhận và thi hành như thánh Đaminh sáng lập ḍng thiết lập - ḷng đạo đức, đức tin và sự hiệp nhất bắt đầu văn hồi; những dự tính và sách lược của các kẻ lạc đạo tan như mây khói. Nhiều kẻ lạc bước quay về con đường cứu rỗi, và cơn phẫn nộ của những kẻ vô đạo bị kiềm tỏa bởi khí giới của những người Công Giáo cương quyết chống lại cuộc tấn công của họ.

Công hiệu và quyền lực của việc tôn sùng này c̣n được thể hiện trong thế kỷ 16, khi mà lực lượng hùng hậu của người Thổ Nhĩ Kỳ đang đe dọa chụp cái gông hoang đường và man rợ lên gần hết cả Âu Châu. Đức Giáo Hoàng lúc ấy là Thánh Piô V, sau khi khơi động ḷng nhiệt thành của các vua chúa trong việc cùng nhau tự vệ, đă hăng hái nỗ lực, hơn hết mọi sư, để xin Mẹ Thiên Chúa hết sức quyền năng thương đến thế giới Kitô giáo. Tấm gương hết sức cao qúi này được dâng lên thiên đ́nh, và tất cả hợp một ḷng một ư với ngài lúc bấy giờ. Thế là, sẵn ḷng hy sinh mạng sống và máu đào để bảo toàn Đức Tin và quê hương của ḿnh, các chiến sĩ tín hữu Chúa Kitô hiên ngang đối đầu với địch quân ở gần vịnh Côrintô; trong khi đó, những người không thể đi chiến đấu như họ th́ hợp lại thành đạo quân sốt sắng nguyện cầu, hiệp nhất trong lời kinh Mân Côi liên tục chúc tụng Mẹ Maria, kêu xin Người ban chiến thắng cho thành phần đang chiến đấu của ḿnh. Đức Mẹ cao sang quả thật đă ban ơn trợ giúp. Trong trận thủy chiến gần quần đảo Echinades, hạm đội Kitô hữu đă đại thắng mà không bị thiệt hại nặng và địch quân hoàn toàn thảm bại.

Để tưởng nhớ đặc ân này và để kỷ niệm một cuộc chiến đáng ghi nhớ như thế, vị Thánh Giáo Hoàng này đă muốn lập một lễ tôn kính Đức Mẹ Thắng Trận, một lễ mà Đức Giáo Hoàng Gregôriô XIII đă đặt cho danh xưng là “Rất Thánh Mân Côi”.

Trong thế kỷ qua c̣n có những thành quả quan trọng khác tương tự như thế đối với quân Thổ Nhĩ Kỳ tại Temesvar nước Hung Gia Lợi và ở Corfu. Trong cả hai trường hợp này đều dính dáng trùng hợp với các ngày lễ của Đức Mẹ và với các cuộc tổ chức đọc kinh Mân Côi chung. Kết quả đă làm cho vị tiền nhiệm của Ta là Đức Clementê XI, để tỏ ḷng tri ân, đă truyền cho cả Giáo Hội hằng năm phải đặc biệt tôn kính Đức Mẹ Thiên Chúa bằng kinh Mân Côi của Người.

Từ đó, thể thức cầu nguyện này rơ ràng là một cách cầu nguyện đẹp ḷng Đức Trinh Nữ, và cũng là một phương tiện hiệu nghiệm trong việc bảo vệ Giáo Hội và mọi Kitô hữu. Bởi thế, không lạ ǵ đă có một số vị tiền nhiệm của Ta tỏ ra mộ mến và thúc giục truyền bá ra cho sâu rộng.

- Đức Urbanô IV chứng nhận là: “mỗi ngày kinh Mân Côi mang lại những ơn phúc mới mẻ cho Kitô giáo.”

- Đức Sixtô IV tuyên ngôn rằng phương pháp cầu nguyện này “làm tăng thêm việc tôn vinh Thiên Chúa và Đức Trinh Nữ, cũng như rất thích hợp trong việc pḥng ngừa những hiểm nguy đang đe dọa”.

- Đức Lêô X: “Kinh Mân Côi được thiết lập để chống lại
các kẻ gieo rắc lầm lạc và các lạc thuyết.”

- Đức Juliô III lại gọi kinh Mân Côi là “vinh quang của Giáo Hội.”

- Thánh Piô V nói rằng “nhờ việc truyền bá ḷng tôn sùng này mà tín hữu trở nên nhiệt t́nh hơn trong việc suy niệm và sốt sắng hơn trong việc cầu nguyện; họ biến đổi một cách nhanh chóng; bóng tối lạc thuyết biến tan và ánh sáng Đức Tin Công Giáo bừng rạng trong vinh quang đổi mới.”

- Sau hết, đến lượt Đức Grêgôry XIII, ngài công bố rằng: “Kinh Mân Côi được thánh Đaminh thiết lập để ngăn cản cơn thịnh nộ của Thiên Chúa và để kêu cầu sự can thiệp của Đức Trinh Nữ Maria.”

(V́ muốn cho Lời của các vị Giáo Hoàng nói về Kinh Mân Côi nổi bật hơn, Người dịch tự phân đoạn Lời của các vị, mà theo nguyên bản được viết liền với nhau, và làm cho những Lời đó đậm lên)

Cảm kích trước những lời và gương sáng này của các vị tiền nhiệm, Ta tin rằng, với cùng một lư lẽ như các ngài, đây là lúc thuận tiện nhất cho việc thiết lập những kinh nguyện chung và cho việc cố gắng lợi dụng những lời kinh nguyện của chuỗi kinh Mân Côi dâng lên Đức Trinh Nữ, để xin Chúa Giêsu Kitô, Con Mẹ, một sự trợ giúp tương tự đối với những hiểm nguy hiện nay. Qúi Huynh thân kính, qúi huynh đă thấy rơ những thử thách mà Giáo Hội hằng ngày phải đương đầu: ḷng đạo đức Kitô hữu, nền luân lư chung, không những thế, ngay cả chính Đức Tin, sự thiện tối cao và đầu mối của mọi nhân đức, hằng ngày bị đe dọa tàn lụi đi một cách thảm khốc nhất.

Trước t́nh thế khốn khó hiện nay, không phải là những người bàng quan, với đức ái của ḿnh cũng như của Ta, quí huynh cảm thấy bị xâu xé đớn đau. C̣n ǵ buồn thảm và đau đớn cho bằng, khi thấy rất nhiều linh hồn được cứu chuộc bằng giá máu Chúa Kitô, bị những cơn gió lốc lầm lạc đương thời, cuốn mất ơn cứu độ, mà nhào xuống vực thẳm của sự chết đời đời. Nhu cầu của chúng ta hôm nay cũng khẩn thiết như thời mà Đại Thánh Đaminh khởi xướng sử dụng Kinh Mân Côi của Mẹ Maria để băng bó những vết thương thời đại của Ngài. Vị thánh danh tiếng này thực sự, với ơn soi sáng thần linh, đă thấy rằng không có một phương cách nào hiệu nghiệm hơn để chống lại với những sự dữ của thời đại bấy giờ, làm cho người ta trở về với Chúa Kitô “là đường, là sự thật và là sự sống”, bằng việc thường xuyên suy niệm ơn cứu độ mà Người lập được cho chúng ta, khi t́m cầu sự can thiệp của Thiên Chúa qua Đức Trinh Nữ, Đấng có thể phá tan tất cả mọi lạc thuyết.

Thế nên, thánh nhân đă sáng tác Kinh Mân Côi để tưởng nhớ theo thứ tự các mầu nhiệm cứu độ của chúng ta, mà chủ điểm để suy niệm được tóm gọn và kết cầu, đúng như vậy, giữa Lời Thiên Thần Chào và các lời nguyện xin Thiên Chúa cũng là Cha của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Bởi thế, là những người t́m kiếm phương cách chữa trị những sự dữ như thế, chúng ta không được hồ nghi kinh nguyện đă được khởi xướng lên bởi một con người hết sức thánh thiện này đă mang lại rất nhiều thắng lợi cho thế giới Công Giáo, cũng sẽ mang lại những công hiệu cả thể trong việc khử trừ những tai ương của thời đại chúng ta. Ta chẳng những hết ḷng khuyên giục tất cả mọi Kitô hữu không ngừng hăng say lần hạt Mân Côi chung, hay riêng tại tư gia trong gia đ́nh, mà c̣n ước mong trọn Tháng Mười năm nay được hiến dâng cho Trinh Nữ Vương Mân Côi.

Quí Huynh thân kính, với tấm ḷng tôn kính Đức Maria và an sinh xă hội loài người, Quí Huynh chắc hẳn càng hết sức thực hiện việc nuôi dưỡng ḷng đạo đức của các tín hữu đối với Vị Đại Trinh Nữ và tăng tiến ḷng tin tưởng của họ nơi Người. Ta tin rằng, đây là những ǵ Thiên Chúa Quan Pḥng muốn, trong những thời điểm Giáo Hội bị thử thac1h như thế này, việc tôn sùng cổ kính đối với Trinh Nữ Cao Cả phải được sống động và triển nở một cách rộng răi hơn trong thế giới Kitô giáo. Chớ ǵ các quốc gia Kitô giáo ngày nay, nhờ lời khuyên dụ của Ta gợi hứng và lời kêu gọi của Quí Huynh nung nấu, t́m kiếm sự phù hộ của Đức Maria mỗi ngày một nhiệt liệt hơn. Chớ ǵ họ càng gắn bó hơn với việc lần hạt Mân Côi, một việc tôn sùng mà các vị tiền bối của Ta vẫn có thói quen thực hành, chẳng những như một phương thế bao giờ cũng hiệu nghiệm đối với những lầm than của ḿnh, mà c̣n như nhăn hiệu thực sự cho ḷng đạo đức của người Kitô hữu. Vị Nữ Thánh Sư trên trời của loài người sẽ vui mừng nhận lănh những lời nguyện cầu và nguyện xin này, và sẽ mau mắn làm cho kẻ lành được tấn tới trên đường nhân đức, kẻ lầm lạc thống hối trở về với ơn cứu rỗi, và Thiên Chúa, Đấng báo oán tội lỗi, cảm thương sẽ giải cứu vương quốc Kitô giáo cũng như xă hội loài người khỏi mọi hiểm nguy, trong một nền ḥa b́nh hằng mong đợi.

An ḷng với niềm cậy trông này, bằng tất cả sức mạnh linh hồn của chúng ta, Ta dâng lên Chúa những lời nguyện nhiệt thành nhất, để, nhờ sự cầu bầu của Đấng mà Ngài đă ban cho đầy mọi thiện hảo, Ngài tràn đổ xuống trên Quí Huynh thân kính, tràn đầy hết mọi ân phúc.
 

 

TOP

 

 

Đức Mẹ Mân Côi Thắng Trận với Cuộc Hải Chiến Lepanto Ngày 7/10/1571

 

Thánh Đaminh đă lănh nhận kinh mân côi từ Đức Trinh Nữ Maria trong một thị kiến đang khi ngài cố gắng để hoán cải thành phần bè rối Albigensê năm 1208. Mẹ Maria đă nói với vị đại thánh này rằng kinh mân côi là “một thứ vũ khí được Thiên Chúa Ba Ngôi có ư sử dụng để canh tân thế giới”. Trong Trận Chiến ở Muret ngày 12/9/1213, kinh nguyện Thánh Mẫu này đă đánh bại bè rối Albegensê và sau đó một đền thờ đầu tiên được xây cất kính Đức Mẹ Thắng Trận.

 

Qua các thế kỷ, kinh mân côi đă được lần đặc biệt trong những lúc nguy hiểm để van nài việc trợ giúp của Đức Nữ Trinh này. Ngày 7/10/2006 này là năm thứ 435 kỷ niệm Trận Hải Chiến Lepantô, một biến cố đă mang lại cho thế giới một thánh lễ mân côi.

 

Khắp thế kỷ 16, những cuộc đụng độ về hải quân với hạm đội của Thổ Nhĩ Kỳ càng ngày càng gia tăng. Sauk hi chiếm được thành Constantinople của đế quốc Byzantine năm 1453, Quân D8ến Quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập một hạm đội với mục đích chiến thắng toàn thể Âu Châu,, trước hết bằng đường biển sau bằng đường bộ.

 

Hạm đội của Thổ Nhĩ Kỳ là một hạm đội hầu như bất khả thắng. Họ đă chiếm Cyprus, Rhodes và chỉ gần như bị đẩy lui ở Malta mà thôi.

 

Thánh Giáo Hoàng Piô V, một nhà cải cách ḍng Đaminh và là bạn của Thánh Charles Borromeo, đă hy vọng ngăn chặn được một cuộc tấn công không thể tránh sắp tới trước khi nó xẩy ra, và t́m cách qui tụ vua của nước Tây Ban Nha cùng các nước cộng ḥa Venice và Genoa hợp với hạm đội của đức giáo hoàng trong việc chặn đứng hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ rời vùng biển riêng của nó.

 

Lực lượng liên minh quan đáng kể này bao gồm nhiều kẻ thù truyền kiếp, thành phần đă quyết định gạt bỏ những khác biệt của ḿnh ra ngoài để hỗ trợ việc chung. Họ đă hạ thủy 200 chiếc tầu hùng mạnh để giao chiến với 220 tầu của hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Thánh Giáo Hoàng Piô V, ngoài việc thống hối cá nhân, đă kêu gọi toàn thế giới Kitô hữu hăy cầu kinh mân côi và tổ chức những cuộc cung nghinh Đức Mẹ khắp thành phố để cầu cùng Mẹ Maria. Vào ngày 7/10/1571, trong khi đang làm việc với các vị hồng y của ḿnh, vị giáo hoàng này đă ngước mắt lên mà nói: “Cuộc ngừng bắn đă xẩy ra, công việc lớn lao của chúng ta vào lúc này là tạ ơn Thiên Chúa về chiến thắng Ngài vừa ban cho quân đội Kitô Giáo”.

 

Thật vậy, một ít giờ đồng hồ sau đó, Don John của Áo quốc, vị tổng chỉ huy của Liên Minh Thánh, đă chiến thắng vào ngày hôm ấy, chẳng những đánh bại hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ mà c̣n giải phóng cho gần 20 ngàn nô lệ Kitô hữu khỏi các tầu bè của người Thổ.

 

Bởi thế ban đầu đă có Lễ Đức Bà Thắng Trận, sau được Giáo Hoàng Grêgôriô XIII đổi thành lễ Đức Mẹ Mân Côi, và đă phổ biến cho toàn thế giới bởi Đức Clêmentê vào năm 1716.

 

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đáng kính nhớ đă nhắc nhở người Công Giáo rằng, trong thời đại tân tiến của chúng ta đây, chúng ta hơn bao giờ hết cần đến kinh mân côi. Sau biến cố 11/9/2001, ngài đă tuyên bố rằng: “trong bối cảnh quốc tế hiện nay, tôi kêu mời tất cả mọi người – cá nhân, gia đ́nh, cộng đồng – hăy cầu kinh nguyện Thánh Mẫu này, hằng ngày có thể, cho ḥa b́nh, nhờ đó, thế giới được giữ cho khỏi nạn khủng bố gian ác”. Năm sau đó, ngài đă mở Năm Mân Côi (2003-1004) và thêm 5 Mầu Nhiệm Ánh Sáng vào tràng kinh mân côi 150.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 5/10/2006 

 

 

 

TOP

 

 

Tràng Hạt Mân Côi: từ Thời Trang đến Đạo Lư


Hội Đồng Giám Mục Anh Quốc và Wales đă phổ biến một tờ quảng bá về Tràng Hạt Mân Côi để đáp ứng khuynh hướng sử dụng cỗ tràng hạt này như một thứ thời trang đeo cổ hay đeo tay. Văn Pḥng Phụng Vụ của Phân Bộ Đời Sống và Việc Tôn Thờ của Kitô Giáo cho biết việc đeo tràng hạt này đă trở nên hết sức thịnh hành và phổ thông trong năm nay (2004), đến nỗi các tiệm nữ trang đă bán tới con số phá kỷ lục chưa từng thấy.


Cha Allen Morris, bí thư của phân bộ này cho biết: “Rơ ràng là tràng hạt mân côi gần đây được gắn với cây thập giá đă trở thành một thứ đồ phụ tùng thời trang trần tục được ưa chuộng. Tuy nhiên, không giống như cây thập tự giá, tràng hạt mân côi thường chỉ có ở các tiệm bán đồ đạo hơn là ở các tiệm bán nữ trang trên đường phố. Một số tiệm bán đồ đạo tỏ ra quan tâm về vấn đề người mua tràng hạt có hiểu ǵ về ư nghĩa tôn giáo của nó hay chăng. Đó là lư do Văn Pḥng Phụng Vụ đă dọn một tờ giấy quảng bá đơn sơ hai mặt để những ai c̣n quan tâm có thể tùy nghi phổ biến, ngay cả để một tờ trong gói đồ có cỗ tràng hạt”.


Kristina Cooper, chủ bút của tờ nguyệt san Canh Tân Đặc Sủng Công Giáo Tin Mừng đă tặng nhiều cỗ tràng hạt cho giới trẻ đă đón nhận tờ quảng bá này: “Tôi đang sống ở South London, có nhiều thanh thiếu niên thực sự hào hứng với cỗ tràng hạt này. Khi em nào xin tôi một cỗ, tôi liền giải thích cho em ấy những ǵ về cỗ tràng hạt và tôi xin họ tỏ cho tôi thấy rằng họ đă thuộc Kinh Lạy Cha trước khi tôi cho họ cỗ tràng hạt. Nếu họ xin tôi cỗ thứ hai, th́ tùy theo người, tôi yêu cầu họ cho tôi thấy một việc thiện họ đă làm, hay dạy cho họ đọc Kinh Kính Mừng”.


Trong khi nhiều người lo âu về vấn đề tràng hạt mân côi bị lạm dụng như một thứ đồ trang sức trần tục, v́ này lại cảm thấy khía cạnh tích cực của nó như sau: “Kiểu thời trang này là một cơ hội rất tốt để truyền bá phúc âm hóa. Tôi rất vui khi nghe thấy tờ quảng bá này. Tôi thấy cỗ tràng hạt mân côi là một dụng cụ rất ích lợi để giảng dạy giáo lư cho thành phần chưa bao giờ đến nhà thờ nhà thánh”.


Căn cứ vào tờ quảng bá về Kinh Mân Côi ở www.catholic-ew.org.uk/faith/celebrating/rosary2.htm , người ta thấy ở phần thứ hai có liệt kê đủ 20 ngắm thuộc 4 Mầu Nhiệm Mân Côi Vui, Sáng, Thương, Mừng, và các kinh nguyện Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng danh. Ở phần đầu của tờ quảng bá mang tựa đề “Biết Thêm Về Kinh Mân Côi” người ta thấy có những chi tiết dẫn giải thế này:


“Kinh Mân Côi là một mẫu cầu nguyện phổ thông trong thành phần Kitô hữu. Tâm điểm của kinh nguyện này là một chuỗi suy niệm về một số khía cạnh hay mầu nhiệm về đời sống của Đức Giêsu Kitô và Maria mẹ của Người. Toàn bộ Kinh Mân Côi được làm nên bởi 4 bộ năm mầu nhiệm. Việc suy niệm mỗi một mầu nhiệm được kèm theo bằng việc cầu Kinh Lạy Cha, sau đó là 10 Kinh Kính Mừng và 1 Kinh Sáng Danh…


“Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă viết về kinh nguyện này như sau: “Kinh Mân Côi là kinh nguyện Tôi ưa chuộng. Một kinh nguyện tuyệt vời! Tuyệt vời ở tính cách giản dị mà lại sâu xa của nó… Những biến cố chính yếu của cuộc đời Chúa Giêsu Kitô hiện lên trước mắt linh hồn theo những lời kinh chính yếu ‘Kính Mừng Maria’. Những biến cố này làm thành một chuỗi đầy đủ các mầu nhiệm vui, thương, mừng, giúp chúng ta sống hiệp thông với Chúa Giêsu, có thể nói, nhờ trái tim của Mẹ Người. ‘Ḷng chúng ta đồng thời cũng chấp nhận nơi các chục kinh Mân Côi tất cả mọi biến cố làm nên cuộc sống của cá nhân, gia đ́nh, quốc gia, Giáo Hội cùng toàn thể nhân loại, đó là những mối quan tâm của cá nhân chúng ta cũng như của tha nhân chúng ta, nhất là của những ai gần chúng ta nhất, thân ái với chúng ta nhất. Kinh nguyện Mân Côi giản dị này làm nên nhịp sống con người là như thế”.


 

TOP

 

 

Lần Hạt Mân Côi bằng Kỹ Thuật Tân Tiến

 

Hôm 28/6/2005, mạng điện toán toàn cầu Zenit đă cho biết ở Barcelona Tây Ban Nha đă có một sáng chế theo kỹ thuật tân tiến để lần hạt Mân Côi. Bộ phận nhỏ bằng cái ṿng đựng chụm ch́a khóa, một mặt có h́nh ĐTC GPII với hàng chữ “Rosarium Virginis Mariae - Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria” (nhan đề của bức tông thư mở màn cho Năm Mân Côi 10/2002-2003), đă có bản quyền này được sáng chế bởi Jaume Clavé và Joan Figueras.

 

“Chúng tôi đă thấy rằng sáng chế của chúng tôi được giới trẻ yêu thích v́ cái tương phản chất chứa nơi việc áp dụng điện tử vào một điều cổ như kinh mân côi”, Jaume Clavé đă nhận định như thế.

 

Bộ phận lần hạt Mân Côi này có một nút bấm để người đọc có thể tự động bấm số kinh. Sau khi đọc mỗi Kinh Kính Mừng th́ nhấn vào nút này và thấy bộ phận hơi rung chuyển. Tới kinh Kính Mừng cuối mỗi chục th́ không việc rung chuyển không c̣n nữa, cho biết là đă hết một mầu nhiệm. Và kết thúc 50 kinh, nút bấm không hoạt động nữa để báo hiệu là đă xong 5 mầu nhiệm.

 

Hai sáng chế viên cho biết bộ phận này không thay thế cho tràng chuỗi mân côi vẫn thường dùng. Thế nhưng, theo Clavé th́: “ở một số trường hợp nó giúp cho việc lần hạt mân côi được dễ dàng hơn nhiều, kín đáo hơn và hiển nhiên là ít chú ư hơn. Nói chung, không dễ ǵ có tràng hạt trong tay được. Bộ phận này có thể đeo ở cổ hay đặt trên bàn, để người ta được tự do dùng tay làm việc thường quen. Nó cũng rất hữu ích cho các chuyến đi xa hay sinh hoạt ngoài nhà v́ nó có thể kín đáo mang theo trong túi. Ư hướng của chúng tôi là khuyến khích nhiều người lần hạt mân côi, nếu không hoàn toàn, th́ ít là một chục như thường thấy”.

 

TOP

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II: "Kinh mân côi là kinh nguyện tôi yêu thích"

Trong Huấn Từ Truyền Tin đầu tiên mở màn cho giáo triều của ḿnh, Chúa Nhật 29/10/1978, tức là sau Chúa Nhật 22/10/1978 là thời điểm Lễ Đăng Quang Giáo Hoàng của ḿnh, vị tân Giáo Hoàng Thánh Mẫu với khẩu hiệu giáo hoàng “totus tuus” chưa từng có trong lịch sử Giáo Hội, đă bày tỏ ḷng biệt tôn Thánh Mẫu của ḿnh bằng những lời lẽ kết thúc Tháng Mân Côi của Mẹ, những lời lẽ như dạo khúc cho thấy trước những ǵ ngài sẽ chính thức bày tỏ trong Tông Thư “Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria”, một văn kiện được ngài ban hành vào chính dịp kỷ niệm đúng 24 năm được bầu làm giáo hoàng của ḿnh, ngày 16/10/2002, để mở màn cho Năm Mân Côi là năm kéo dài cho tới ngày 19/10/2003, một Năm Thánh Mẫu dọn đường cho Năm Thánh Thể ngay sau đó, kéo dài từ ngày 17/10/2004 cho đến ngày 23/10/2005 cuối tháng này. Sau đây là nguyên văn những lời dạo khúc về Kinh Mân Côi của vị giáo hoàng totus tuus này:

 

… Tôi muốn anh chị em hăy chú tâm đến kinh mân côi. Thật vậy, Tháng 10 là tháng được giành riêng cho kinh mân côi trong khắp cả Giáo Hội.

 

Kinh mân côi là kinh nguyện tôi yêu thích. Một kinh nguyện tuyệt vời! Tuyệt vời ở tính cách giản dị của nó mà lại sâu xa của nó. Nơi kinh nguyện này chúng ta lập lại nhiều lần những lời mà Trinh Nữ Maria đă nghe được từ vị Tổng Lănh Thiên Thần, cũng như từ bà Isave chị họ của Trinh Nữ. Toàn thể Giáo Hội liên kết với những lời này. Có thể nói rằng kinh mân côi, ở một nghĩa nào đó, là lời dẫn giải nguyện cầu về chương cuối cùng của Hiến Chế Công Đồng Chung Vaticanô II Ánh Sáng Muôn Dân Lumen Gentium, một chương bàn đến việc hiện  diện tuyệt vời của Mẹ Thiên Chúa nơi mầu nhiệm của Chúa Kitô và của Giáo Hội. 

 

Thật vậy, trước bức phông có những lời “Kính Mừng Maria” linh hồn thấy hiện lên trước mắt những cảnh đời chính của Chúa Giêsu Kitô. Những cảnh đời này hợp lại thành những mầu nhiệm vui, thương và mừng, và chúng giúp chúng ta sống hiệp thông với Chúa Giêsu, có thể nói, nhờ trái tim của Mẹ Người.

 

Ḷng của chúng ta, nơi những chục kinh mân côi này, đồng thời cũng có thể ấp ủ tất cả những sự kiện làm nên cuộc sống cá nhân, gia đ́nh, quốc gia, Giáo Hội và nhân loại. Những vấn đề cá nhân và những vấn đề của tha nhân, đặc biệt là của những ai gần chúng ta nhất, những ai thân thiết với chúng ta nhất. Nhờ đó, nhịp điệu của cuộc đời con người rung động theo lời kinh nguyện mân côi chân thành giản dị này.

 

Trong ít tuần vừa rồi, tôi đă có dịp được gặp gỡ nhiều người, nhiều đại diện thuộc một số quốc gia và những môi trường khác nhau, cũng như thuộc các Giáo Hội và cộng đồng Kitô giáo khác nhau. Tôi muốn anh chị em tin tưởng rằng tôi đă không ngừng chuyển dịch những mối liên hệ này thành ngôn ngữ của kinh mân côi, để mọi người t́m thấy bản thân ḿnh nơi tâm điểm của thứ kinh nguyện cống hiến một chiều kích trọn vẹn cho tất cả mọi sự đây.

 

Trong những tuần lễ cuối cùng này đây, tôi và Ṭa Thánh thấy có nhiều dấu chứng tỏ thiện chí của dân chúng trên khắp thế giới. Tôi muốn chuyển dịch niềm tri ân của tôi thành những chục kinh mân côi để thể hiện niềm tri ân ấy bằng lời nguyện cầu, cũng như theo kiểu cách của con người; bằng kinh nguyện rất giản dị nhưng lại rất phong phú này.

 

                                    

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS

 

TOP

 

 

Chuỗi Mân Côi là triều thiên hoa hồng, là sợi xích cứu độ, là bộ phận viễn khiến, là khí giới tự vệ.

 

Nếu Chuỗi Mân Côi là triều thiên hoa hồng, th́ cầu Kinh Mân Côi là việc đội triều thiên hoa hồng cho Mẹ, một thứ hoa tiêu biểu cho 3 mầu nhiệm Vui, Thương và Mừng: Vui ở sắc hoa đẹp, thương ở gai hoa đau, và mừng ở hương hoa thơm.

 

Nếu Chuỗi Mân Côi là là sợi xích cứu độ, th́ cầu Kinh Mân Côi là việc tự ḿnh ràng buộc gắn bó với Mẹ Maria, Vị không bao giờ bỏ rơi con cái ḿnh, v́ chúng là giá máu vô cùng châu báu của Chúa Giêsu Kitô Con yêu dấu của Mẹ, nhất là khi chúng tỏ ra nhận biết Mẹ khi dâng lời chúc tụng “Kính Mừng Maria đầy ơn phúc”, một ơn phúc Mẹ được lănh nhận vô cùng dồi dào là để cho nhân loại hơn là cho chính Mẹ. 

 

Nếu Chuỗi Mân Côi là là bộ phận viễn khiến, th́ cầu Kinh Mân Côi là việc ở dưới trần gian, bằng cách lấy những ngón tay bấm vào từng hạt kinh, như ngón tay bấm vào cái remote control để bật TV hay VCR, đánh động ḷng Mẹ Maria ở trên thiên đ́nh, làm cho Mẹ cảm thấy mủi ḷng mà chuyển cầu cho chúng ta muôn ơn lành, nhất là khi chúng ta nhận biết tuyên xưng “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời”, như nhắc nhở Mẹ rằng Mẹ là vinh dự của chúng con, ở chỗ Mẹ là loài người như chúng con nhưng đă được chọn làm Mẹ Chúa Trời là v́ loài người chúng con và cho loài người chúng con. Nếu ở tiệc cưới Cana Me đă tự động giúp con người trong cơn nguy nan hoạn nạn ngoài cả ư thức của họ thề nào, th́ chẳng lẽ Mẹ lại không nhậm lời chúng ta khi chúng ta thiết tha nguyện xin cùng Mẹ rằng “cầu cho chúng con là kẻ có tội” hay sao?

 

Nếu Chuỗi Mân Côi là là khí giới tự vệ, th́  cầu Kinh Mân Côi là một việc khiến cho Satan và ngụy thần cảm thấy sợ hăi thất kinh khiếp vía, v́ chúng ta chạy đến cùng Người Nữ Đầy Ơn Phúc và “Giêsu Con Ḷng Bà gồm phúc lạ” là hai Đấng Satan cùng thành phần ngụy thần, ngay từ ban đầu, không chấp nhận nên đă bị mất chỗ của họ trên trời (x Rev 12:1-9), những chỗ được giành cho thành phần nhân loại được cứu độ, nhất là những ai thành tâm liên lỉ van xin cùng Chúa Cứu Thế và Mẹ Đồng Công của Người rằng: “cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen”.

 

                                     

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL

 

 

TOP

 

Lễ Đức Bà Mân Côi: Lược Sử

 

Trong cuốn Thánh Mẫu Học do Brice xuất bản năm 1961, tập thứ 3, có một đoạn tŕnh bày về Đức Bà Mân Côi của cha Juniper B. Carol, OFM, một vị linh mục quá cố đă từng nổi tiếng trên thế giới về Thánh Mẫu Học và là vị sáng lập Hội Thánh Mẫu Học Hoa Kỳ. Sau đây là đoạn về Đức Bà Mân Côi liên quan đến nguồn gốc việc thành h́nh Lễ Đức Mẹ Mân Côi được vị linh mục thánh mẫu này nghiên cứu biên soạn.


Những diễn tiền về lịch sử đáng ghi nhớ của ngày mùng 7 tháng 10 năm 1571, Ngày Chúa Nhật đầu tháng này, đă là những ǵ đưa đến việc xuất hiện lễ Đức Bà Mân Côi. Thế giới Tây phương đă phải đối diện với cuộc thảm họa và tàn phá toàn diện gây ra bởi những người Thổ Nhĩ Kỳ có một hạm đội dũng mănh đă làm chủ hầu hết Địa Trung Hải và thực sự đang đe dọa Ư quốc. Thánh Giáo Hoàng Piô V và các vị lănh đạo Kitô giáo khác, v́ tin rằng chỉ có ơn trợ giúp siêu nhiên bấy giờ mới có thể chặn đứng cuộc xâm chiếm sắp sửa xẩy ra, đă hướng mắt về trời nài van Người Mẹ thiên đ́nh chuyển cầu cho họ. Vị Thánh Giáo Hoàng cũng xin các Hiệp Hội Mân Côi hăy gia tăng việc họ tôn sùng này vào ngày 7/10 và cử hành việc tôn sùng này một cách trọng thể hơn.

 

Thật thế, chính vào ngày này, lực lượng hải quân của liên minh Kitô giáo đụng độ hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ vững chắc của Thổ Nhĩ Kỳ ở Vịnh Lêpantô. Truyện kể rằng trong khi trận chiến hết sức quan trọng này đang gay go th́ Đức Piô V, được linh cảm thiên đ́nh, đă kêu lên “Chiến thắng! Chiến thắng!” Thật thế, hạm đội của bên địch đă hoàn toàn thảm bại làm tan ră lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ. Vị Giáo Hoàng này không được đặc ân cử hành cuộc mừng kỷ niệm ân huệ lớn lao này của Thiên Chúa. Ngày cùng tháng tận của ngài đă đến, nhưng không xẩy ra trước khi ngài tuyên bố hiệu thành vào ngày 17/3/1572 về việc công khai tạ ơn Mẹ Maria và sâu xa tri ân Mẹ về việc Mẹ bảo vệ chở che, một cuộc tưởng niệm đặc biệt được giành cho Mẹ vào ngày 7/10 dưới tước hiệu Đức Bà Thắng Trận.

 

Đức Grêgôriô XIII, vị thừa nhiệm của ngài, đă thay đổi tước hiệu này thành Đức Bà Mân Côi, và vào ngày 1/4/1573, đă ban sắc chỉ truyền cử hành một thánh lễ mới vào ngày Chúa Nhật đầu Tháng Mười, ban phép cử hành ở những nhà thờ có bàn thờ mang tước hiệu ấy. Một trăm năm sau, theo lời yêu cầu của Nữ Hoàng Tây Ban Nha là Mary Anne, lễ này được lan rộng khắp Tây Ban Nha, và sau đó ít lâu, đến nhiều giáo phận ở Ư và các quốc gia khác. Vào ngày 3/10/1716, như một cách công nhận cuộc chiến thắng của Hoàng Tử Eugene của Savoy đối với quân Thổ Nhĩ Kỳ ở Hung Gia Lợi vào ngày 5/8 dưới sự bảo hộ của Đức Mẹ Xuống Tuyết, Đức Clêmentê XI đă ban hành một văn kiện, một văn kiện được soạn thảo bởi vị tiền nhiệm của ngài là Đức Innocentê XI, nới rộng lễ Đức Mẹ Mân Côi ra khắp Giáo Hội hoàn vũ. Đức Lêô XIII đă nâng lễ này lên bậc lễ cao hơn. Sau cùng Đức Piô X, trong tự sắc Motu Proprio ngày 23/10/1913, đă chỉ định lễ này vào ngày 7/10 hằng năm (Cf. E. Campana, Maria nel culto cattolico, Torino, 1933, Vol. I, pp. 407-413).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

TOP

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

 

"Kinh Mân Côi đang trải qua một Mùa Xuân mới"

 

Chia Sẻ về Kinh Mân Côi ở Đền Thờ Đức Bà Cả hôm Thứ Bảy Đầu Tháng 3/5/2008

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Vào lúc kết thúc giây phút nguyện cầu Thánh Mẫu này, tôi muốn gửi lời chào thân ái tới tất cả mọi anh chị em và cám ơn anh chị em đă tới tham dự. Tôi đặc biệt chào Đức Hồng Y Benard Francis Law, vị Tổng linh mục của Đền Thờ Đức Bà Cả lớn lao này. Ở Rôma th́ đây là ngôi đệ nhất đền thờ Thánh Mẫu, nơi dân chúng của Thánh Phố này tỏ ra thiết tha tôn kính h́nh ảnh Mẹ Maria Salus Populi Romani. Tôi hân hoan đón nhận lời mời tôi đến để chủ sự buổi Cầu Kinh Mân Côi vào Thứ Bảy Đầu Tháng Năm, theo truyền thống tuyệt vời mà tôi đă thực hành khi c̣n nhỏ. Thật vậy, theo kinh nghiệm thế hệ của tôi th́ các buổi tối trong Tháng 5 đều gợi lại những h́nh ảnh thấm thía liên quan tới việc qui tụ nhau vào chiều tối để tôn kính Đức Thánh Mẫu. Thật vậy, làm sao có thể quên được việc cầu kinh Mân Côi ở giáo xứ hay ở khu vườn cũng như ở các con đường làng ở miền quê?

 

Hôm nay, cùng nhau chúng ta xác định rằng Kinh Mân Côi không phải là một việc thực hành đă bị loại bỏ vào quá khứ, như những thứ kinh nguyện thuộc những thời điểm khác được cho là có tính cách luyến tiếc vậy thôi. Trái lại, Kinh Mân Côi đang trải qua một Mùa Xuân mới. Chắc chắn đó là một trong những dấu hiệu yêu thương hùng hồn nhất mà thế hệ trẻ đang nuôi dưỡng cho Chúa Giêsu và Mẹ Người là Đức Maria. Trong thế giới hiện nay, một thế giới quá ư là phân tán, th́ kinh nguyện  này giúp chúng ta tập trung vào Chúa Kitô, như Vị Trinh Nữ này đă làm, vị đă suy niệm trong ḷng tất cả những ǵ được nói về Con của Mẹ, cũng như về những ǵ Người đă nói và đă làm. Những giây phút quan trọng và ư nghĩa của lịch sử cứu độ được tái diễn khi lần hạt Mân Côi. Những bước đường khác nhau trong sứ vụ của Chúa Kitô được vạch lên. Cùng với Mẹ Maria cơi ḷng hướng về mầu nhiệm của Chúa Giêsu. Chúa Kitô trở thành tâm điểm của đời sống chúng ta, của thời đại chúng ta, của thành phố chúng ta, qua việc chiêm niệm và suy niệm những mầu nhiệm thánh vui, sáng, thương và mừng của Người. Xin Mẹ Maria giúp chúng ta biết đón nhận trong chúng ta ân sủng được tỏa ra từ những mầu nhiệm này, để qua chúng ta, chúng ta có thể ‘tưới dội’ xă hội, bắt đầu từ những mối liên hệ hằng ngày của chúng ta, và thanh tẩy chúng khỏi rất nhiều những thứ quyền lực tiêu cực, nhờ đó hướng chúng về cái mới mẻ này của Thiên Chúa. Kinh Mân Côi, khi  được nguyện cầu một cách đích thực, không phải một cách máy móc và hời hợt song sâu xa, nó thật sự mang lại an b́n h và ḥa giải. Nó chất chứa nơi ḿnh quyền năng chữa lành của Danh Chí Thánh Chúa Giêsu, một Thánh Danh ở trọng tâm của Kinh Kính Mừng được kêu cầu bằng niềm tin tưởng và mến yêu.

 

Anh chị em thân mến, chúng ta hăy cám ơn Thiên Chúa là Đấng cho chúng ta được sống một giờ khắc tuyệt vời của buổi tối hôm nay, và trong những tối c̣n lại của tháng Thánh Mẫu này, cho dù chúng ta có cách xa, mỗi người ở trong gia đ́nh và cộng đồng riêng biệt của ḿnh, chúng ta vẫn cảm thấy gần gũi và liên kết với nhau như thế trong nguyện cầu. Nhất là trong những ngày chúng ta sửa soạn Long Trọng cử hành Lễ Hiện Xuống, chuúg ta hăy tiếp tục liên kết với Mẹ Maria, kêu cầu cho Giáo Hội được lănh nhận một cuộc tuôn trào mới Thánh Thần. Như thuở ban đầu, xin Mẹ Maria Rất Thánh đă giúp cho thành phần tín hữu của hết mọi cộng đồng Kitô hữu trở nên đồng tâm nhất trí. Tôi kư thác cho anh chị em những ư nguyện khẩn trương nhất nơi thừa tác vụ của tôi, những nhu cầu của Giáo Hội, những vấn đề trầm trọng của nhân loại, như ḥa b́nh trên  thế giới, hiệp nhất Kitô Giáo, đối thoại giữa tất cả mọi nền văn hóa. Đối với Rôma và Ư quốc, tôi kêu gọi anh chị em hăy cầu nguyện cho các mục đích mục vụ của Giáo Phận này, cũng như cho việc phát triển liên  kết của Xứ Sở yêu dấu này. Tôi chúc vị Thị Trưởng mới của thành phố Rôma là Ông Gianni Alemanno tôi thấy có mặt ở đây được phục vụ tốt đẹp cho lợi ích của toàn thể cộng đồng thành phố này. Tôi hân hoan ban Phép Lành Ṭa Thánh cho tất cả anh chị em qui tụ lại nơi đây cũng như cho những ai liên kết với chúng ta qua truyền  thanh và truyền h́nh, nhất là những bệnh nhân và yếu nhân.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 13/5/2008

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

 

  TOP