MARIA: ĐỜI GIA Đ̀NH

 

Nói đến đời sống gia đ́nh là nói đến cả hai đời sống:
- Đời sống làm vợ chồng
- Đời sống làm cha mẹ.

Đời sống làm vợ chồng với nhau là đời sống hôn nhân giữa hai người, một nam và một nữ, đă nên một thân thể.

Đời sống làm cha mẹ là đời sống dưỡng dục con cái là hoa trái của sự kết hợp yêu thương và xác thịt giữa hai vợ chồng.

Đời sống gia đ́nh của Trinh Nữ Maria không phải chỉ có đời sống hôn nhân, mà c̣n có cả đời sống làm phụ huynh nữa, một đời sống mà nếu không có nó cũng không có đời sống hôn nhân nơi Người.

Trong cuộc sống gia đ́nh, Trinh Nữ Maria thực sự đă làm vợ và làm Mẹ:
- Làm bạn Thánh Giuse và,
- Làm Mẹ Chúa Giêsu.

 

CHƯƠNG BA: BẠN THÁNH GIUSE

 

Hôn Nhân: Nên Một Thân Thể

Nói đến đời sống gia đ́nh là nói đến một đời sống có tính cách tự nhiên và trần tục.

"Tự Nhiên", v́ con người cứ theo đà phát triển tâm sinh lư chung chung của ḿnh, (cũng như của mọi người khác sống ở trên đời giống như ḿnh) trong việc t́m kiếm đối tượng phái tính, (tượng trưng cho xác thịt) thích hợp với t́nh yêu, (tượng trưng cho linh hồn) của ḿnh nhất, để "nên một thân thể" (STK 2:24) với nhau, (tượng trưng cho nhân tính của con người) mà "sinh sôi nảy nở cho đầy mặt đất mà làm chủ nó" (STK 1:28).

"Trần Tục", v́ con người sống ở ngoài thế gian nói chung và con người lập gia đ́nh nói riêng, phải tự mưu sinh cho chính ḿnh cũng như cho gia đ́nh của ḿnh, nên chỉ quan tâm và chuyên về hiện sinh thuần vật chất, để có thể tồn tại, phát triển và hưởng thụ tối đa sự sống thể lư cũng như tâm lư của ḿnh.

Do đó, khi nói đến đời sống gia đ́nh, về tính cách là nói đến những ǵ mà thành phần tu tŕ sống siên nhiên và theo đuổi Đức Ái Trọn Hảo phải từ bỏ, như t́nh yêu nhục dục, đam mê của cải, và ư muốn tự do bằng những lời khấn, hứa tận hiến là Khiết Tịnh, Thanh Bần và Tuân Phục.

Chính v́ những từ bỏ này, nhất là việc từ bỏ tiêu biểu nhất của đời sống tu tŕ là t́nh yêu nhục dục, mà thành phần tu tŕ không thể nào có bạn đời để hợp với nhau sinh con đẻ cái theo chức phận vợ chồng và cơ cấu tổ chức của một đơn vị gia đ́nh trong xă hội loài người.

Độc Thân, tuy không phải là đặc tính dành riêng cho thành phần tu tŕ. Song, hễ là một chân tu phải là một người sống độc thân mới đúng nghĩa, mới hợp nhăn quan thiên hạ, và mới đủ tư cách và khả năng đạt được mục đích tu tŕ là tu thân để có thể giúp đời cách hoàn toàn và hoàn hảo hơn. Bằng không, t́nh trạng độc thân của họ không phải là loại độc thân "được ban cho" (MT 19:11) mà chỉ là một loại độc thân bất đắc dĩ "người ta làm ra", như độc thân v́ bất lực, độc thân v́ ế ẩm, độc thân v́ thù đời, độc thân v́  chưa t́m được ư trung nhân, độc thân v́ c̣n ngăn trở để lập gia đ́nh khác v.v.

Hôn Nhân:Bất Khả Phân Ly

Tất nhiên, ngược lại đời sống tu tŕ "độc thân" là đời sống hôn nhân "đôi lứa", một đời sống, đầu tiên, gồm hai con người, một nam và một nữ, bằng hôn ước, đă nhất định, v́ yêu thương nhau, tự t́nh chấp nhận nhau, với bất cứ giá nào, cho đến trọn đời.

Vẫn biết rằng, việc "chứng kiến" của người đời, nhất là việc "chứng nhận" của thẩm quyền bên ngoài, kể cả thẩm quyền tôn giáo, là những điều kiện cần thiết đối với biến cố hôn nhân của hai người nam và nữ muốn sống đời với nhau. Tuy nhiên, chúng vẫn không phải là yếu tố làm nên hôn nhân của họ.

Yếu tố "đồng ư" tự nguyện giữa hai người muốn lấy nhau mới là mô thể làm cho chất thể là hai thân xác khác phái tính của họ "trở nên một thân thể" (STK 2:24), một vợ một chồng.

Thế nên, nếu hai người độc thân thuần tuư mà lấy nhau, dù không thể lănh bí tích hôn phối theo phép đạo đi nữa, hôn nhân của họ vẫn thành. Ngược lại, cho dù họ có lĩnh phép hôn phối, mà tận đáy ḷng họ không đồng ư lấy nhau, có lấy là v́ nể nang, v́ sợ hăi, th́ hôn phối của họ cũng không thành.

Như thế, một khi đă tự ḿnh ưng thuận lấy nhau một cách là sáng suốt và hoàn toàn thong dong, theo ḷng yêu thương chỉ muốn hiến trọn thân ḿnh và cuộc đời cho nhau mà thôi, th́, theo luật tự nhiên, nhất là theo luật siêu nhiên, "con ngườ không được phép phân ly những ǵ Thiên Chúa đă rằng buộc" (Mt 19:6).

Theo luật tự nhiên, con người không được phép phân ly một khi đă lấy nhau là v́ tự họ đă ư thức và tự do tiến đến với nhau. Phản bội nhau chính là họ phản bội ḿnh, người đă tự ư chọn lựa nhau cho bản thân họ một cách hết sức tỉnh táo.

Theo luật siêu nhiên, họ không được phép ly dị, để lấy người khác nữa, một khi đă tự t́nh chấp nhận nhau, là v́, qua t́nh duyên bên trong và hoàn cảnh bên ngoài của họ, Ngài chính là Đấng đă dẫn đến và giới thiệu họ với nhau, và đặc biệt Ngài c̣n dùng quyền bính đạo hay đời, hoặc cả đạo lẫn đời, chính thức liên kết họ lại với nhau. Phản bội nhau chính là họ phản bội Đấng đă kết hợp họ nên một.

Hôn Nhân: T́nh Yêu Trọn Hảo

Tuy nhiên, dù con người có sáng suốt đến mấy đi nữa trước khi lấy nhau, có hiểu nhau tường tận như chính mỗi người hiểu được bản thân ḿnh đi nữa, có yêu nhau đến nỗi không thể nào sống mà không có nhau đi nữa, kể cả có ơn bí tích hôn phối đi nữa, đă số, nếu không muốn nói là hầu hết hay tất cả mọi cuộc t́nh dẫn đến hôn nhân của con người, mà bản chất của nó là t́nh cảm và căn bản của nó là t́nh dục, theo thời gian, với những chịu đựng hạn hữu bên trong, cộng với những thách đố bên ngoài, khó có thể đạt đến tột độ của hạnh phúc hôn nhân, trái lại, c̣n gây ra những sứt mẻ, nếu nhẹ, hay những đổ vỡ không thể hàn gắn, nếu nặng.

Bởi thế, muốn bảo vệ, duy tŕ và phát triển hạnh phúc hôn nhân của ḿnh một cách trọn vẹn và liên tục bao nhiêu có thể, con nugười không thể nào không siêu nhiên hóa t́nh yêu vợ chồng của ḿnh. Nghĩa là, họ phải yêu nhau v́ Chúa và cho Chúa, hơn là chỉ v́ nhau và cho nhau.

Yêu nhau v́ Chúa ở chỗ, chấp nhận nhau và sống với nhau không phải chỉ v́ những hấp dẫn nơi nhau hơn là v́ lấy Chúa làm nguyên ủy cho đời sống hôn nhân của ḿnh, Đấng đă se duyên kết hợp họ lại với nhau, cho nhau thoải mái, v.v.. mà là cho vinh danh Chúa, cho thánh ư Chúa được trọn vẹn.

Thật sự, một cuộc t́nh hôn nhân v́ Chúa và cho Chúa như thế, đối với thế gian và theo t́nh yêu lăng mạn của phái tính, thật là một cuộc t́nh chết chóc, một cuộc t́nh th́ đừng có th́ hơn, một cuộc t́nh đúng là có nhau cũng như không có nhau (x.1Cor 7:29).

Phải, cũng chính v́ thế mà t́nh yêu hôn nhân có tính cách siêu nhiên và siêu thoát, chung thực và sống động phản ảnh t́nh yêu của Chúa Kitô với Giáo Hội của Ngài, và mới không bao giờ đổ vỡ như Giáo Hội không ǵ có thể phá nổi (x.Mt 16:18) và sẽ bất diệt như chính Đấng đă kết hợp họ nên một.

Hôn Nhân: Trường Hợp Của Mẹ

Những suy luận về đời sống gia đ́nh này, áp dụng vào đời sống hôn nhân của Trinh Nữ Maria, sẽ có một số vấn đề cần được đặt ra như sau:

1. Nếu yếu tố chính thức để thành vợ chồng là "tự nguyện đồng ư lấy nhau". Mà, theo thánh kinh, Thánh Giuse là chồng của Trinh Nữ Maria (x.Mt 1:24), song, về phần Trinh Nữ Maria, Người có thực sự đồng ư nhận Thánh Giuse là chồng của ḿnh không? Bởi v́, sau khi đă đính hôn với Thánh Giuse (x.LC. 1:27) lúc Thiên Sứ truyền tin Ngôi Lời Nhập Thể, Trinh Nữ Maria vẫn c̣n khẳng định là: "Tôi không hề biết nam nhân" (LC. 1:27) cơ mà. Vậy, Trinh Nữ Maria có đồng ư lập gia đ́nh với Thánh Giuse hay chăng?

2. Nếu thật sự Trinh Nữ Maria đă đồng ư lấy Thánh Giuse làm chồng của ḿnh, nghĩa là người đồng ư làm bạn của Thánh Giuse, hai người có bao giờ ăn ở vợ chồng với nhau không? Bởi v́, theo Thánh Kinh cả hai "không có liên hệ ǵ với nhau trước khi Người sinh con trai" (Mt. 1:25) mà thôi, vậy c̣n sau khi sinh con rồi th́ thế nào?

3. Nếu Trinh Nữ Maria trọn đời trinh nguyên th́ người đă sống như một người bạn của Thánh Giuse ra sao? phải chăng, Người đă có ơn Chúa đặc biệt để sống với Thánh Giuse như không có Ngài?? Như vậy, cuộc đời làm bạn của Người như thế nào??? Trinh Nữ Maria đă sống đời gia đ́nh với Thánh Giuse ra sao?


Đồng Ư Lập Gia Đ́nh Với Thánh Giuse

Thánh kinh không hề đá động ǵ đến việc Trinh Nữ Maria có "đồng ư" lập gia đ́nh với Thánh Giuse hay không?

Đồng thời thánh kinh cũng không cho biết nguyên do, trường hợp cũng như diễn tiến của Người đă "đính hôn" với Thánh Giuse như thế nào?

Cha mẹ của Người có c̣n sống để lo việc hôn nhân cho Người không, hay là một người nào khác thay thế?

Tại sao lại là Thánh Giuse mà không là ai khác để lập gia đ́nh với người? Ai đă trọn Thánh Giuse cho Người?

Tại sao Trinh Nữ Maria chủ trương sống độc thân, một cuộc sống dù đồng trinh cao cả cũng vẫn bị coi như vô phúc đối với thân phận phụ nữ bấy giờ nơi dân tộc của Người (xQA 11:37-38) ? Đó là sáng kiến riêng của Người hay do ư muốn của Thiên Chúa?

Thánh Kinh cũng không tiết lộ ǵ đến nguyên do muốn giữ ḿnh trinh nguyên của Đức Maria, và thời điểm từ lúc nào Người bắt đầu có ư định và quyết định giữ ḿnh đồng trinh như vậy?

Chỉ biết rằng, theo thánh kinh, những sự việc trực tiếp liên quan đến việc lập gia đ́nh của Trinh Nữ Maria và Thánh Giuse được tường thuật như sau:

Sự việc thứ nhất:

Trước khi thiên sứ Gabriel truyền tin cho Người biết ư định của Thiên Chúa muốn Người làm Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể, th́ Người "đă đính hôn với một người tên là Giuse thuộc ḍng dơi Đavid" (Luca 1:27).

Sự việc thứ hai:

Đang khi diện kiến với thiên sứ và sau khi biết được ư định của Thiên Chúa muốn ḿnh làm Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể, Người mới chính thức tuyên bố rằng: "Tôi không hề biết tới nam nhân" (LC 1:34).

Sự việc thứ ba:

Sau khi Người đi thăm chị họ của Người đang cưu mang Thánh Gioan tiền hô và ở lại đó ba tháng trở về, th́ "Giuse chồng của Người là một người công chính không muốn tố cáo Người trước công luận đă quyết tâm ĺa bỏ người cách kính đáo" (Mt. 1:19).

Sự việc thứ bốn:

Sau khi Thánh Giuse được thiên thần giải mộng về sự việc mang thai của Người, Người dă được Thánh Giuse chính thức "nhận người về làm bạn ḿnh" (Mt. 1:24).

Vâng, bốn sự việc được thánh kính tường thuật này đă chứng tở Trinh Nữ Maria thật sự đồng ư lập gia đ́nh với Thánh Giuse. Trên căn bản là: Thiên Chúa đă trực tiếp và rơ ràng can thiệp và việc này.

Thiên Chúa đă trực tiếp can thiệp một cách rơ ràng là sự việc thiên thần đến với Thánh Giuse trong giấc ngủ để cách nghĩa cho ông hiểu rơ nguyên nhân do mang thai của Trinh Nữ Maria, Người bạn đă đính hôn với ông, để ông khỏi bỏ đi theo suy tính khôn ngoan nhất của một người công chính, cho những ǵ Thiên Chúa đă an bài theo thượng trí toàn năng của Ngài được nên trọn.

Vậy, Thiên Chúa đă an bài những ǵ liên quan đến việc hôn nhân của Trinh Nữ Sinh Con Maria? Ngài đă an bài ra sao? Nếu không phải, Ngài đă định cho Ngôi Lời Nhập Thể (x.KH 12:4), "sinh bởi một người nữ" (Gal. 4:4), và người nữ ấy phải là "một trinh nữ" (Is 7:14) mới xứng đáng "thụ thai và sinh hạ Con Đấng Tối Cao" (Lc. 1:31-32,35).

Với ư định sai Con Một của ḿnh xuống trần gian qua một người nữ như thế, Thiên Chúa không thể nào không soi động và thúc đẩy con người mà Ngài đă tuyển trọn để làm Mẹ Con của Ngài có ư tưởng muốn giữ ḿnh đồng trinh. Bằng không, nếu Đức Maria cũng như các ngưới đàn bà đương thời khác, v́ nhục dục và ư muốn tự nhiên (x.Gn 1:13) mà sinh con, th́ con người mà Người sinh ra sẽ không phải và không thể nào là "Con Người Giêsu Kitô" (1Tim 2:5) Con Thiên Chúa, tự bẩm sinh vô cùng tốt lành, thánh hảo và trọn lành.

Phần Trinh Nữ Sinh Con Maria, con người độc nhất vô nhị "có phúc hơn mọi người nữ" (Lc 1:28,42) đó, được ơn Chúa soi động, đă thực sự tận hiến ḿnh cho Thiên Chúa ngay từ lúc được cưu mang trong ḷng Mẹ, chứ không cần đợi đến lúc dâng ḿnh vào Đền Thánh hay lúc Thiên Sứ truyền tin Ngôi Lời Nhập Thể cho Người.

Thật vậy,
Nếu Trinh Nữ Maria "đầy ơn phúc. Thiên Chúa ở cùng Người" (Lc 1:28) th́ Người phải đầy ơn phúc và phải được Thiên Chúa ở cùng ngay từ khi vừa được đầu thai trong ḷng thân mẫu của ḿnh, bằng không, Người cũng mắc tội nguyên tổ như mọi người được sinh vào thế gian này.

Nếu Trinh Nữ Sinh Con Maria được "đầy ơn phúc" và được "Thiên Chúa ở cùng Nguời" như vậy, th́ không một lúc nào Người thiếu ơn Chúa, mất ơn Chúa, giảm ơn Chúa. Bằng không, Người sẽ không phải là Maria "đầy ơn phúc" nữa, và Thiên Chúa sẽ không luôn luôn ở cùng Người nữa.

Nếu Trinh Nữ Sinh Con Maria luôn luôn giữ ḿnh "đầy ơn phúc" trong suốt cuộc đời của ḿnh như vậy, Người phải có một ư thức để cộng tác với Chúa, Đấng ở cùng Người mới được.

Suy ra,
Ngay từ khi được đầu thai trong ḷng thân mẫu, bắt đầu có linh hồn là Người đă biết sử dụng trí khôn. Với trí khôn đó, Nguời đă ư thức được đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội do Thiên Chúa ở cùng Người ban riêng cho một ḿnh Người.

Nhờ thế, Người đă tường tận hiểu biết Thiên Chúa vô cùng cao cả, đáng muôn đời tôn thờ kính mến trên hết mọi sự, không c̣n ai xứng đáng hơn Ngài để Người tron5 đời tận hiến toàn thân như một "nữ tỳ" (Lc 1:38) trong việc làm tôi phục vụ Ngài.

Thế nhưng, theo nguyên tắc và về phương diện bề ngoài, v́ Thiên Chúa muôn Con Ngài "sinh ra theo lề luật" (Gal 4:4), Ngài phải lập gia đ́nh đàng hoàng. Chính v́ thế, sự việc truyền tin Ngôi Lời nhập thể đă được Thiên Chúa an bài cho xẩy ra sau việc đính hôn của con người sẽ thụ thai Con Đấng Tối Cao.

Và, bởi ư định muốn Con của Ḿnh được sinh ra bởi một Trinh Nữ, chứ không phải bởi một người đàn bà ăn ở b́nh thường với chồng theo xác thịt tự nhiên, Thiên Chúa cũng đă an bài để Trinh Nữ Maria lập gia đ́nh với Thánh Giuse "là kẻ công chính" (Mt 1:19), một con người không đam mê và xu hướng về nhục dục như một phàm nhân: "Ông dă không hề ăn ở với Người trước khi Người con trai" (Mt 1:25).

Phần Trinh Nữ Sinh Con Maria, dù ai gả Người cho Thánh Giuse đi nữa, cha mẹ ruoật của Người hay các vị thày cả trong đền thờ Giêrusalem, các ngài cũng là c1c vị bền trên thay mặt Chúa mà Người luôn luôn phải tuân phục như chính Thiên Chúa, miễn là điều các ngài bảo Người làm không phài là tội thật rơ ràng, dù điều đó có trái với ư rieêng hoàn toàn tốt lành của Người là giữ ḿnh đồng trinh cho một ḿnh Thiên Chúa.

Tuy nhiên, không phải v́ thế mà Người không phải chiến đấu, không có đau khổ. Người chiến đấu không phải với đam mê và Người đau khổn cũng không phải v́ lầm lỗi hay v́ bất măn. Trái lại, chỉ v́ muốn theo Chúa, Người phải bỏ ư riêng, bỏ sự sống, bỏ ḿnh đi, một cái ḿnh hoàn toàn tốt lành vô tội từ khi đầu thai trong ḷng thân mẫu, một con người hoàn toàn mới chớ không phải một con người cũ (x.Eph 4:22-24), như tất cả mọi người đă sinh ra bởi đam mê nhục dục hay bởi ư muốn nhân loại (x.Gn 1:13).

Hơn thế nữa, để theo Chúa, Trinh Nữ Maria chẳng những bỏ ḿnh đi lại c̣n vác thập giá ḿnh nữa. Ở chỗ, Người bỏ ḿnh mà không hề biết được dù sinh con mà vẫn c̣n đồng trinh th́ không c̣n ǵ là hy sinh bỏ ḿnh và đau khổ đối với Người nữa. Thật sự Trinh Nữ Sinh Con Maria đă không biết ǵ về mầu nhiệm này khi chân thành thưa với sứ thần rằng: "Việc ấy xẩy ra thế nào được, v́ tôi không hề biết đến nam nhân" (Lc 1:34).

Chính v́ thế, Trinh Nữ Maria đă long trọng tuyên bố "Xin Vâng" tất cả ư định của Thiên Chúa về bản thân và cuộc đời của Người, trong đó, dĩ nhiên có cả việc đồng ư lập gia đ́nh với Thánh Giuse. Để rồi, đồng ư một cách siêu nhiên, v́ Chúa và cho Chúa, lập gia đ́nh với Thánh Giuse như thế, Trinh Nữ Maria đă chính thức về ở với ông khi được ông "đem về nhà làm bạn" (Mt.1:24).

Một khi đă về sống với nhau như hai vợ chồng trong một nhà như thế, có khi nào hai người đă ăn ở với nhau không, nhất là sau khi sinh hạ Chúa Giêsu, Con Đấng Tối Cao?

Liên Hệ Hôn Nhân Với Thánh Giuse

Người ta có thể khẳng định, như họ đă làm, rằng Trinh Nữ Maria đă thực sự ăn ở vợ chồng với Thánh Giuse, khi căn cứ vào bốn câu thánh kinh sau đây:

Câu thánh kinh thứ nhất:

"Ông đă không hề ăn ở với bà trước khi sinh con trai mà ông đặt tên là Giêsu" (Mt 1:25).
suy ra: sau khi sinh con Thiên Chúa vô cùng cao trọng ấy, hai ông bà có thể đă ăn ở với nhau?

Câu thánh kinh thứ hai:

"Bà đă sinh con trai đầu ḷng...". (Lc 2:7).
Suy ra: đă có con đầu ḷng, chứ không phải là "con trai duy nhất bà sẽ c̣n sinh thêm con cái sau này nữa?

Câu thánh kinh thứ ba và thứ bốn:

"Ngài (Chúa Giêsu) c̣n đang nói với đám đông th́ Mẹ Ngài cùng với anh em Ngài ở bên ngoài muốn nói chuyện với Ngài" (Mt 12:46), hay, rơ ràng hơn nữa, "Ngài không phải là con trai bác phó mộc? Mẹ Ngài không phải là Maria, và anh em Ngài chẳng phải là Giacôbê, Giuse, Simon và Giuđa sao? Chị em Ngài tất cả đều chẳng phải là dân làng ta sao?" (Mt 13:55-56).

Suy ra: đúng là hai ông bà đă ăn ở với nhau nên mới sinh nhiều con trai và con gái là anh chị em của Chúa Giêsu, đứa con đầu ḷng duy nhất được đặc biệt thụ thai "bởi phép Chúa Thánh Thần" (Mt 1:20).

Như vậy, căn cứ vào cả bốn câu thánh kinh thật là ăn khớp với nhau này, mà lại ăn khớp một cách mạch lạc và chặt chẽ, có thể kết luận mà không sợ sai lầm rằng Đức Maria thực sự đă ăn ở với Thánh Giuse.

Thế nhưng, để kết luận, tất nhiên phải suy luận. Đă suy luận, tất nhiên phải cắt nghĩa. Suy luận và cắt nghĩa là những tác động rất dẽ bị chi phối bởi khuynh hướng hay chủ trương của chủ thể. Do đó, mới có nhiều cắt nghĩa và suy luận khác nhau đối với cùng một vấn đề, một sự kiện, một hiện tượng, kể cả một chân lư là điều tự nó tuyệt đối đúng, dù có bị con người cắt nghĩa sai và hiểu sai bởi v́, chân lư không phải là những ǵ do con người nghĩ ra hay tạo ra, mà là đối tượng cho lư trí và là thực tại của con người.

Một dấu hiệu để chứng tỏ rằng con người đă suy luận và cắt nghĩa đúng chân lư, nghĩa là t́m được chân lư, đó là khi con người được "chân lư giải phóng" (Gn 8:32), không c̣n "làm nô lệ cho tội lỗi" (Gn 8:34) tự bản chất là gian dối nữa. Nếu bảo rằng ḿnh đă t́m được chân lư, tức đă suy luận và cắt nghĩa đúng với chân lư nhất, mà con người ấy vẫn không phản ảnh chân lư theo như họ thấu hiểu, th́, một là họ đă cắt nghĩa sai, hai là họ đă chưa nắm vững chân lư hoàn toàn, nói cách khác, chưa được chính chân lư chiếm đoạt và giải phóng cho.

Đă nói đến chân lư th́ chỉ có một, dù theo phân tích lại có nhiều chân lư. Nói đúng hơn, Chân lư duy nhất đó có nhiều cấp bậc hay phương diện hoặc thành phần. Sự kiện hay mầu nhiệm đức Maria trọn đời đồng trinh kể cả trước khi, đang khi hay sau khi sinh Chúa Giêsu là một trong thành phần của chân lư duy nhất này.

V́ chỉ có duy nhất một Chân Lư và Chân Lư tự nó không bao giờ sai lầm, nên phủ nhận hay chối bỏ một phần nào trong chân lư này th́ kể như cũng chối bỏ toàn bộ chân lư. Một khi đă cho phần nào trong Chân Lư sai th́ phần khác cũng có thể sai, theo chủ quan của con người suy luận và cắt nghĩa, bất cứ lúc nào, nhất là khi họ thấy bất lợi cho họ v.v.

Chính v́ thế, chân lư cần phải hội đủ ba yếu tố: uy tín, thần linh và thẩm quyền, để con người tin vào nó được vững tâm, không sợ sai lầm.

Về uy tín, đă là chân lư phải được phát xuất từ hay liên hệ đến những ǵ không thay đổi, đó là Thiên Chúa là Thần Linh.

Về thần linh, đă là chân lư phải được chính thần linh là tác nhân của nó soi dẫn (x. Gn 16:13) con người mới có thể thấu triệt một cách chính xác.

Về thẩm quyền, đă là chân lư th́ tự nó đă đúng, không thể thay đổi theo thời gian hay lệ thuộc vào bất cứ điều ǵ.

Tuy nhiên, v́ là chân lư nên nó cần được tỏ ra, được mạc khải, và phải được nhận biết, được dẫn giải, được cắt nghĩa về thực tại bất biến của nó. Do đó, nó cần phải có một thẩm quyền tối cao để bảo toàn và thể hiện bản chất không sai lầm của ḿnh.

Bằng không, ai cũng có thể bảo điều họ nghĩ là chân lư. Họ có thể bảo rằng điều họ nghĩ là chân lư v́ do Thành Linh soi dẫn. Song ai có thể kiểm soát được Thần Linh chân lư của họ? Nếu không có ai kiểm soát Thần Linh này, chính họ sẽ là người kiêm cả Thần Linh lẫn Chân Lư.

Thêm vào đó, v́ không ai có thẩm quyền tối cao, nên, dù cùng một chân lư, song đă được nhiều kẻ tự nhận là có Thần Linh soi dẫn cắt nghĩa khác nhau, thậm chí phản nghịch nhau? Vậy, thành linh nào đúng, thần linh nào sai, và đâu là chân lư?

Bởi thế, cần phải có một thẩm quyền tối thượng để truyền dạy, cắt nghĩa và quyết định không sai lầm về sự vững chắc của Chân Lư nơi các thành phần của nó. Cà sự phán quyết không sai lầm của thẩm quyền tối thượng này cũng là một phần thuộc về Chân Lư phổ quát này.

Nếu con người không tin và chấp nhận thẩm quyền như căn bản của Chân Lư duy nhất và phổ quát này, con người chẳng khác nào "xây nhà ḿnh trên cát" (Mt 7:27). Thẩm quyền vô ngộ đối với Chân Lư duy nhất và phổ quát có tính cách cứu rỗi, có khả năng "giải phóng" con người này chính là nền "Đá" (Mt 16:18), chính là sự "vững chắc" của Chân Lư vậy.

Sự thật về Đức Maria trọn đời đồng trinh cả trước khi, đang khi và sau khi sinh con, là do phán quyết tối cao của Giáo Hội, thẩm quyền về chân lư. Căn cứ vào định tín này, người ta không sợ sai lầm khi suy luận và cắt nghĩa mầu nhiệm chân thật này như sau:

Trước hết,
Về các anh em của Chúa Giêsu được đề cập đến ở hai câu thánh kinh thứ ba và thứ bố, nếu quư vị được kể tên thật sự là anh chị em ruột thịt của Chúa Giêsu là do Đức Maria và Thánh Giuse sinh hạ sau khi Chúa Giêsu ra đời "bởi quyền phép Thánh Linh" (Lc 1:35), th́ Chúa Giêsu đă không trối Mẹ Ngài cho Thánh Gioan và trao Thánh Gioan cho Mẹ Ngài (x.Gn 19:26-27).

Ngoài ra, không phải hễ nói đến anh em th́ phải là anh em ruột, chứ không phải là anh em họ. "Chỉ của Mẹ Ngài là Maria vợ c3ua Cleopha" (Gn 19:25) cũng đứng dưới chân thập giá với Mẹ Ngài chẳng nhẽ cũng là chị ruột của Mẹ Ngài và chẳng lẽ bà chị đó lại không có những người con là anh em họ với Ngài sao?

Nhất nữa, đă là anh em ruột thịt của Chúa Giêsu, tức là những nhân vật quan trọng như Mẹ của Ngài và Thánh Giuse, tại sao thành phần anh chị em ruột thịt đó của Ngài lại không được thánh kinh chính thức nói đến, về việc sinh ra của họ, hay ít nhất về liên hệ ruột thịt thế nào với Chúa Giêsu, hoặc cộng tác với Chúa Giêsu ra sao trong việc cứu chuộc nhân loại v.v.

Sau nữa,
Về ư tưởng Chúa Giêsu là con trai đầu ḷng" ở câu thánh kinh thứ hai, có thể hiểu rằng: Trinh Nữ Maia chưa bao giờ sinh con, Chúa Giêsu là người con đầu tiên của Người, nên gọi Chúa Giêsu là con trai đầu ḷng của Người chẳng nhẽ không được sao, hay cứ phải sau đó sinh thêm nữa mới được gọi người con cả là con đầu ḷng?

Ngoài ra, xét về ư nghĩa siêu nhiên, đúng là Trinh Nữ Maria c̣n sinh thêm con cái "nhiều như sao trời, như cát biển" (STK 22:17), "những kẻ Thiên Chúa biết trước th́ Ngài đă tiền định để họ thông phần h́nh ảnh Con của Ngài, để Con Ngài có thể làm trưởng tự của một đàn em đông đúc" (Rm 8:29), trong đó, Thánh Gioan là đại diện "được Chúa Giêsu trước khi từ giă đă chính thức trao phó cho Mẹ của Ngài, cũng như đă trăn trối Mẹ của Ngài con Thánh Gioan phụng dưỡng.

Sau hết,
Về ư tưởng "trước khi sinh con trai" Thánh Giuse không hề có liên hệ vợ chồng với Maria, Người mà "ông đă đem về nhà làm bạn ḿnh" (Mt 1:24), như câu thánh kinh thứ nhất nói đến.

Câu văn này, theo cả đoạn văn và mạch văn mà nó được đặt vào, chỉ có ư nhấn mạnh đến việc Ngôi Lời Nhập Thể, từ việc được thụ thai "bởi Thánh Linh" (Mt 1:31) đến việc được cưu mang và sinh hạ cũng "bởi quyền phép Đấng Tối Cao" (Lc 1:35), xứng với Ngài là "Con Thiên Chúa" (Lc 1:35), mà không hề dính líu hay pha lẫn với đam mê nhục dục hay ư muốn của loài người, từ đầu cho tới cuối, thế thôi, chứ không có ư nói rằng hai ông bà chỉ kiêng cữ xác thịt với nhau để kính trọng Chúa Giêsu htai nhi mà thôi, sau đó, khi Chúa Giêsu được sinh ra rồi, việc kiêng cữ này tự nhiên sẽ không cần thiết nữa.

Sống Đời Gia Đ́nh Với Thánh Giuse

    V́ được "đầy ơn phúc" (Lc 1:28), Trinh Nữ Maria là con người đầu tiên được "tái sinh từ trên cao" (Gn 3:3) và cũng là một con người duy nhất được "tái sinh" ngay từ khi vừa được đầu thai trong ḷng thai mẫu của ḿnh, trực tiếp bởi "Đấng rửa trong Thánh Linh" (Gn 1:33) là chính Con của Người.

    Do đó, ngay từ khi bắt đầu được thụ thai, Người đă là một "con người mới được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa trong công chính và thánh thiện chân thật" (Eph 4:24).

    Để rồi, nơi Con Người Mới Maria độc nhất vô nhị trên đời này, sẽ không hề có bóng dáng đam mê hay tội lỗi là hậu qủa của nguyên tội đă làm băng hoại bản tính từ ban đầu vốn tốt lành của con người. Maria, con người mới tiên khởi này "không thể phạm tội v́ sinh bởi Thiên Chúa" (1Gn 3:9).

    Như thế, về xác thịt, Người không có đam mê t́nh dục, về tâm thần, Người không thể phạm tội. Tuy nhiên, không phải v́ thế mà Người không có công bởi nơi Người không c̣n ǵ để thử thách, trái lại, Người vẫn có tự do, có ư muốn riêng, nên Người vẫn phải chiến đấu, phải bỏ ḿnh v́ Chúa, cho Thánh Ư Ngài được thực hiện.

    Về việc sống đời hôn nhân với Thánh Giuse, nhất là sau khi sinh hạ Chúa Giêsu, Trinh Nữ Maria tinh khiết đến nỗi, Người không hề có một chút ǵ, dù chỉ la tơ tưởng, về liên hệ xác thịt.

    Chúa Giêsu ở với Người cả ba mươi năm trời là hiện thân sống động nhất "Thiên Chúa ở cùng Người" (Lc 1:28) bề ngoài như thế, Trinh Nữ Maria lại càng không thể nào làm bất cứ sự ǵ bất xứng với Ngài.

    Nhất là, ḷng dạ của Người, một khi đă thụ thai và cưu mang Con Đấng Tối Cao, đă trở nên một nơi cực thánh (x.DT 3:10), chỗ Chúa ngự trong đền thờ của Ngài, chính Con của Người cũng không thể nào để cho ai "làm cho n1o thành chốn trao đổi" (Gn 2:16), "thành hang trộm cướp" (Mt 21:13) được cả.

    Về phần Trinh Nữ Maria th́ như thế, song, dod61i với Thánh Giuse th́ sao khi người sống đời hôn nhân với Mẹ của Con Đấng Tối Cao?

    Theo lư, v́ đă thực sự "đồng ư" lập gia đ́nh với Thánh Giuse, trên phương diện đạo lẫn đời, cũng như mọi người đàn bà đă về nhà chồng khác, tức là Trinh Nữ Sinh Con Maria "không c̣n quyền trên thân xác của ḿnh nữa, mà là chồng của ḿnh" (1Cor 7:4). Vậy, dù Trinh Nữ Maria có muốn giữ ḿnh trong sạch khi đă thuộc về Thánh Giuse, nhưng Thánh Giuse không muốn th́ sao?

    Thánh Giuse, về mặt ân sủng, v́ không phải là người cũng được "đầy ơn phúc" như người bạn đời của ngài, nên, không nhiều th́ ít, không năng th́ nhẹ, tự nhiên ngài cũng không thể nào hoàn toàn thoát được hết mọi đam mê dục vọng là dấu vết của nguyên tội. Do đó, nếu không có ơn Chúa đặc biệt, ngài vẫn bị xu hướng về nhu cầu làm chồng theo khả năng sinh lư tự nhiên của ngài như thường!

    Thế nhưng, trên thực tế, Thánh Giuse có bao giờ thèm khát điều này, tỏ ư muốn hay đ̣i ho93i người bạn đời hoàn toàn trinh nguyên của ngài hay không? Thánh kinh không hè có một chi tiết rơ ràng về điểm này, ngoại trừ một điều duy nhất về chính con người của Thánh Giuse, đó là: "Giuse, bạn Người, là một con người công chính" (Mt 1:19), thế thôi.

    "Công chính" ở đây, dod61i với Thánh Giuse không phải do tự bẩm sinh như trường hợp của nguyên tổ vừa được Thiên Chúa dựng nên, hay như Bạn của Người được "đầy ơn phúc" ngay từ đầu thai, mà là do tập thành, do nhân đức của ngài, đă trở thành như bản chất của con người ngài.

    Thế nên, không lạ ǵ, bản chất này của ngài đă được gắn liền với biến cố cưu mang ngoài ư thức của ngài nơi người trinh nữ đă đính hôn với ngài. Nói cách khác, Thánh Giuse đă chứng tỏ tinh thần làm nên bản chất "công chính" của ngài khi ngài biết được Trinh Nữ Maria đă có tha mà ngài không hề hay biết.

    Thánh kinh đă nói rơ: "Giuse, chồng bà là người công chính, không muốn tố cáo bà trước luật pháp, đă dự tính bỏ bà một cách kính đáo" (Mt 1:19). Hay nói cách khác, dự tính đang chuyển sang hành động bỏ người trinh nữ đă đính hôn với ḿnh mà lại có thai cách lạ, ra đi âm thầm của Thánh Giuse đă đủ chứng tỏ bản chất "công chính" của ngài.

    Vẫn biết, theo khách quan, việc làm của Thánh Giuse ấy, nếu thành tựu, th́ chỉ có lợi cho riêng một ḿnh ngài thôi, đó là đức "công chính" của ngài được tỏ ra, song sẽ tác hại cho Trinh Nữ Maria, người bạn đă đính hôn của ngài. Bởi v́, dù Thánh Giuse không tố cáo Trinh Nữ Maria, nhưng, trường hợp không chồng mà lại có con của một người đàn bà như Trinh Nữ Maria ấy, không sớm th́ muộn cũng bị người ta khám phá ra và bị ném đá mà chết.

    Giả sử, sự việc theo tự nhiên xẩy ra đúng như vậy, nghĩa là, Thánh Giuse bỏ đi, Trinh Nữ Maria sinh con, bị người ta biết được và ném đá chết. Sau đó, nghe thấy tin người bạn đính hôn với ḿnh chết như thế, Thánh Giuse dù có tỏ ra thương tiếc Đức Maria đi nữa, song chưa chắc ngài đă hối hận về việc làm "công chính" của Ngài. Trước mặt Chúa, ngài hoàn toàn vô tội. Bởi v́, ngài đă làm theo lương tâm chính trực trước mặt Chúa. Về ḷng, ngài đă xử tốt với Trinh Nữ Maria rồi, đó là: "không muốn tố cáo người trước mặt công luật" (Mt 1:19). Về trí, ngài đă t́m hết cách khôn ngoan để giải quyết vấn đề, đó là: "dự định bỏ bà cách kín đáo" (Mt 1:19).

    Thật ra, ngoài Thiên Chúa và người được Thiên Chúa tỏ ra, (có thể Đức Trinh Nữ Maria chẳng hạn), không ai biết được Thánh Giuse đă nghĩ ǵ, bối rối và buồn phiền ra sao khi thấy người bạn đời của ḿnh tự nhiên có thai như vậy, đến nỗi phải quyết tâm bỏ đi mới được. Chỉ biết rằng, "là con người công chính", tất nhiên, ngài phải làm mọi việc một cách "công chính", một cách chính đáng, một cách đúng đắn, thế thôi, bằng không, không c̣n là ngài, là Thánh Giuse, bạn Trinh Khiết của Trinh Nữ Sinh Con Maria, Mẹ Con Đấng Tối Cao nữa.

    Đối với Thiên Chúa, Đấng an bài định liệu mọi sự theo thượng trí vô cùng khôn ngoan của Ngài, Thánh Giuse phải "là con người công chính" như thế, mới hoàn tất ư định của Ngài trong việc tỏ ra cho nhân loại thấy rằng: Ngôi Lời nhập thể là hoàn toàn "do Thánh Linh" (Mt 1:20) mà thôi.

    Với bản chất "công chính" như vậy, Thánh Giuse đă sống một cuộc đời hoàn toàn triệt để theo ḷng kinh sợ Thiên Chúa, tôn trọng mọi người cũng như bản thân của ngài, không bao giờ dám làm điều ǵ qúa quyền hạn của ngài để xúa phạm đến Thiên Chúa hay động chạm đến tha nhân, dù ngài có bị thiệt tḥi đi nữa. "Quyết định bỏ bà mà đi một cách âm thầm" (Mt 1:19) của ngài đủ để chứng tỏ tính cách "công chính" nơi con người của ngài.

    Như thế, áp dụng vào việc đ̣i thực hành quyền làm chồng về sinh lư trên người bạn Trinh Nguyên của ḿnh, nhất là sau khi đă biết được thân phận cao cả của người bạn ḿnh là Mẹ Thiên Chúa của ḿnh, với cả hồn xác của Người trong trắng như vậy, Thánh Giuse, "con người công chính", lại c̣n có htể muốn thỏa măn hay sao, dù chỉ ở trong tự tưởng.

    Lại nữa, hoàn cảnh và môi trường để giữ cho Thánh Giuse luôn có thể sống theo bản chất ấy phát triển đến mức kiện toàn tối đa của nó nữa, đó là, ngài được diễm phúc sống với Vị cao trọng nhất trên đời, cũng như có nhiệm vụ phục vụ hai Đấng đáng kính yêu hơn hết mọi sự trên đời này, kể cả chính bản thân của Ngài.

    Một Đấng mà ngài đă "đặt tên là Giêsu" (Mt 1:25), "Con Thiên Chúa" (Lc 1:35), Đấng "đầy chân lư và ân sủng" (Gn 1:17), và một Đấng mà ngài "đă nhận về nhà làm bạn ḿnh" (Mt 1:24), Đấng đă "thụ thai và sinh Con Đấng Tối Cao" (Lc 1:31-32), Đấng "đầy ơn phúc" (Lc 1:28).

    Sống với hai Đấng cao trọng, hoàn hảo và thánh thiện như thế, "một con người công chính" như Thánh Giuse lại c̣n có thể xu hướng về những tầm thường, hèn hạ dưới thế này hay sao?

    Nếu Trinh Nữ Maria "đầy ơn phúc" là "hoạn nhân từ ḷng mẹ đă sinh ra như vậy" (Mt 19:12), th́ Thánh Giuse chính là nam nhân đầu tiên thuộc thành phần "hoạn nhân tự nguyện v́ Nước Thiên Chúa" (Mt 19:12).

    Có thể so sánh giữa Thánh Giuse và Đức Maria như thế này: Nếu Đức Maria như Bánh Thánh, nơi Chúa Giêsu Thánh Thể ẩn ngự, th́ Thánh Giuse như chén Thánh để đựng Bánh Thánh, nơi Chúa Giêsu Thánh Thể hiện diện. Hay, nếu Đức Maria như linh hồn, nơi Chúa Giêsu là Thánh Sủng của Thiên Chúa hiện diện, th́ Thánh Giuse như thân xác được kết hợp với linh hồn, nơi Chúa Giêsu "Con Thiên Chúa hằng sống" (Mt 16:16) hiện diện.

    Phải chăng, v́ thân phận như thân xác hợp với linh hồn làm nên con người như thế mà Thánh Giuse đă đóng vai tṛ che chở, bao bọc âm thầm và lo những việc bề ngoài cho cả Đức Maria, như linh hồn, và Chúa Giêsu, như Thánh Sủng của ngài?

    Như thế, trong nhiệm cuộc cứu rỗi thế gian với Chúa Cứu Thế, như Đức Maria là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc với tư cách của một người phụ tá khẩn thiết, Thánh Giuse cũng góp phần Đồng Công Cứu Chuộc với tư cách cộng sự viên đắc lực, (và, sau này, các thánh Tông Đồ là thừa tác viên trung thành ban phát ơn cứu độ này của Thiên Chúa).

    Trên nguyên tắc và theo tự nhiên, Trinh Nữ Maria đóng vai tṛ làm bạn của Thánh Giuse, luôn luôn phải gắn bỏ và tuân phục Thánh Giuse như xác đối với hồn; nhưng, trong đời sống ân sủng, theo thứ tự và cấp bậc cận kề với Thiên Chúa hiện thân nơi Chúa Giêsu Kitô, Trinh Nữ Maria lại đóng vai tṛ chủ động và quan trọng hơn Thánh Giuse, như hồn so sánh với xác. Mối liên hệ giữa xác và hồn nơi hữu thể của con người, một cách chủ động, luôn gắn bó với nhau như vợ chồng, chặt chẽ đến nỗi, chỉ có chết đi mới ĺa bỏ nhua thế nào, Trinh Nữ Maria và Thánh Giuse cũng đă sống đời hôn nhân với nhau như vậy.

    Tuy nhiên, chỉ v́ Thiên Chúa muốn và để phụng sự Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, mà hai vị đă sống đời hôn nhân với nhau, cũng như xác và hồn của con người được dựng nên là v́ Thiên Chúa muốn thông ḿnh ra cho con người, cũng là để con người được thông hiệp với bản tính thần linh vô cùng viên măn sự sống đời đời của Ngài.

    Do đó, đời sống con người, tự bẩm sinh, ngay từ nguyên thủy và theo nguyên tắc, đó là một đời sống trong ơn nghĩa Chúa, một đời sống siêu nhiên, mà con người phải sống v́ Chúa và cho Chúa mới xứng đáng với thiên chức và ơn gọi thần linh của ḿnh. Về phương diện siêu nhiên, Trinh Nữ Maria "đầy ơn phúc" trong việc trực tiếp tham dự và hợp nhất với Thiên Chúa qua Ngôi Lời nhập thể, nếu so sánh với Thánh Giuse, như hồn đối với xác.

    Tóm lại,

    Với tư cách là hồn sống của Thánh Giuse trong Chúa, Trinh Nữ Maria không thể nào sống với Thánh Giuse như xác của ḿnh ở tŕnh độ tự nhiên, trái lại Người chỉ đối xử với ngài hoàn toàn siêu nhiên, đến nỗi, có như không có (x.1Cor 7:29), "Tôi không hề biết đến nam nhân" (Lc 1:34), nhờ đó, Người chẳng những không hạ giá ngài, lại c̣n giúp ngài thăng tiến trên đường nhân đức, xứng đáng với thân phận của ngài, "một con người công chính" (Mt 1:19), là Cộng Sự Viên Đồng Công Cứu Chuộc của Thiên Chúa, cũng như Người, "Trinh Nữ đầy ơn phúc" (Lc 1:28), là Phụ Tá Đồng Công Cứu Chuộc với Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứ Thế vậy.

 

Nếu Cần, xin xem lại các bài trước

Nội Dung

Maria: Đời Tận Hiến

Maria: Bỏ Ḿnh

Maria: Vác Thập Giá

Maria: Trường Hợp Vác Thập Giá